Độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Độ tuổi lao động là một trong những căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đủ điều kiện ký hợp đồng hay không. Vậy theo quy định hiện nay, độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?


1. Giới hạn độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Về độ tuổi lao động, khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Trong đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi. Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi (theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019).

Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên (theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).

Bộ luật Lao động năm 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa. Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

do tuoi lao dong o viet nam


2. Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?

Theo khoản 1 Điều 143  Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:

* Về công việc theo thỏa thuận:

- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

* Ký hợp đồng lao động:

- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.

* Điều kiện làm việc:

- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.

Xem thêm: 5 điều cần biết khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi


3. Tuyển dụng lao động cao tuổi phải lưu tâm điều gì?

Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.

Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:

- Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

- Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,

- Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Xem thêm: 6 điều cần biết khi sử dụng người lao động cao tuổi

Trên đây là những thông tin về độ tuổi lao động ở Việt Nam và một số lưu ý. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ ốm quá lâu có bị công ty đuổi việc?

Nghỉ ốm quá lâu có bị công ty đuổi việc?

Nghỉ ốm quá lâu có bị công ty đuổi việc?

Khi gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động được nghỉ làm để điều trị, điều dưỡng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ ốm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty. Lúc này công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đó không?

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

“Học việc” là cụm từ khá quen thuộc đối với các sinh viên năm cuối, các tân cử nhân khi bắt đầu bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 lại không có khái niệm “học việc” mà chỉ có “học nghề” và “tập nghề”. Vậy học nghề là gì, tập nghề là gì?