Người lao động có được đình công, ngừng việc vì giảm thưởng Tết?

Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên mức thưởng Tết dành cho nhân viên ở nhiều công ty đã bị giảm hẳn so với năm ngoái. Khi đó, người lao động có được đình công, ngừng việc để phản đối giảm thưởng Tết không?


Công ty có được giảm mức thưởng Tết so với năm trước?

Bộ luật Lao động 2019 không hướng dẫn cụ thể về thưởng Tết mà chỉ quy định chung về thưởng tại Điều 104 như sau:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Theo đó, thưởng Tết sẽ được căn cứ dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Pháp luật cũng không quy định mức thưởng Tết cố định nên việc chi trả thưởng Tết là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi công ty.

Nếu công ty kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao và người lao động hoàn thành công việc được giao thì người đó sẽ được thưởng Tết. Tuy nhiên, nếu công ty làm ăn thua lỗ, nguồn tài chính hạn hẹp thì có thể sẽ không có thưởng Tết cho người lao động.

Như vậy, khi kết quả kinh doanh không thuận lợi, công ty hoàn toàn có thể giảm mức thưởng Tết so với năm trước. Thậm chí, nếu nguồn tài chính quá hạn hẹp, công ty không thưởng Tết cho người lao động cũng không bị coi là vi phạm.

Xem thêm: Thưởng Tết năm 2022 chỉ dao động trong 1 tháng lương 



Đình công, ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết được không?

Như đã phân tích, việc giảm thưởng Tết không vi phạm các quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên điều này lại gây tâm lý không tốt đối với người lao động. Khi đó, người lao động có được đình công, ngừng việc để phản đối không?

Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đình công khi phát sinh tranh chấp lao động lao động tập thể về lợi ích. Đây là những tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng.

Như vậy, việc phản đối giảm thưởng Tết không phải lý do được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp.

Còn về trường hợp ngừng việc, Điều 99 Bộ luật Lao động có ghi nhận về 03 trường hợp ngừng việc gồm:

- Do lỗi của người sử dụng lao động.

- Do lỗi của người lao động.

- Do sự cố về điện, nước (không do lỗi của người sử dụng) hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,…

Trong đó, nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó sẽ không được tính lương. Như vậy, nếu tự ý ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết, người lao động sẽ không được tính lương.

Thậm chí, người lao động tự ý ngừng việc còn bị coi là tự ý bỏ việc và có thể bị xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng (theo khoản 4 Điều 125 và điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động).

Nói tóm lại, người lao động đình công, ngừng việc để phản đối giảm thưởng Tết là không đúng quy định. Đây chỉ là cách nhằm gây sức ép buộc công ty thực hiện mức thưởng Tết cũ nhưng sẽ không được pháp luật công nhận.

Với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, người lao động cũng nên thông cảm và san sẻ một phần tài chính đối với công ty trong việc duy trì lương và thưởng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người lao động có được đình công vì công ty giảm thưởng Tết hay không. Để được tư vấn về chế độ lương, thưởng Tết, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.

>> Infographic: Thưởng Tết và 5 điều đang bị lầm tưởng
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục