Điều kiện để “lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ”

Ngoài quy định “thưởng tết có thể không phải là tiền”, thì quy định "lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ" cũng được nhiều bạn đọc của LuatVietnam đặc biệt quan tâm.

Không phải lúc nào lương chồng cũng chuyển thẳng cho vợ

Khoản 1 Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 96 cũng quy định hình thức trả lương:

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng…

Việc ủy quyền nhận lương là một quy định hoàn toàn mới mà trước đây Bộ luật Lao động 2012 chưa quy định. Quy định mới này dẫn đến cách hiểu: “ Lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ” khiến dư luận xôn xao.

Thế nhưng, xét theo quy định của Điều 94, để lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản của vợ thì phải đáp ứng các điều kiện:

- Chồng (người lao động) không thể nhận lương trực tiếp.

- Vợ là người được chồng ủy quyền hợp pháp.  

- Chồng đăng ký số tài khoản của vợ để nhận lương.

Như vậy, không phải lúc nào lương của chồng cũng tự động được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ. Mà chỉ khi chồng bị ốm đau, tai nạn… hoặc lý do khác mà không thể nhận lương trực tiếp; đồng thời, vợ phải được chồng ủy quyền cho việc nhận lương thì người sử dụng lao động có thể chuyển lương của chồng vào tài khoản vợ.

Việc ủy quyền này có thể phải được thông báo bằng văn bản hoặc email cho người sử dụng lao động.

Không phải lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ trong mọi trường hợp (Ảnh minh họa)


Nhiều quy định mới khác về lương, thưởng 

Ngoài bổ sung quy định về ủy quyền trả lương như nêu trên, Bộ luật Lao động 2019 còn có nhiều quy định mới khác liên quan đến việc trả lương cho người lao động:

- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động (Điều 95);

- Nếu trả lương qua tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động phải chịu phí mở tài khoản và phí chuyển tiền (Điều 96), trước đây do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận;

- Người sử dụng lao động không được ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc đơn vị khác (khoản 2, Điều 94);

- Người lao động được nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn (điểm b khoản 2 Điều 35);

- Thêm trường hợp người lao động có cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương (điểm c khoản 1 Điều 115);

- Dịp Quốc khánh 2/9, người lao động được nghỉ 02 ngày và hưởng nguyên lương, trước đây chỉ được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên lương (điểm đ khoản 1 Điều 112);

- Mở rộng khái niệm “thưởng” cho người lao động, không chỉ bằng tiền mà bằng hiện vật, dịch vụ… (Điều 104).

Trên đây là thông tin liên quan đến Điều kiện để lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ cũng như một số điểm mới liên quan đến lương, thưởng của người lao động từ thời điểm này. 

Nếu có băn khoăn về các điểm mới của Bộ luật Lao động 2019, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.

>> 5 điểm mới về lương tối thiểu áp dụng từ năm 2021 

>> Tổng hợp điểm mới nổi bật của Bộ luật Lao động 2019 (bản tiếng Việt)

>> Tổng hợp điểm mới nổi bật của Bộ luật Lao động 2019 (bản tiếng Anh)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục