2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Bên cạnh việc tăng lương cơ sở, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp từ 01/01/2020. Dưới đây là những điểm đáng chú ý nhất của Nghị định này.
Lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/người/tháng
Nghị định 90 nêu rõ: Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về việc trả lương. Trong đó, mức lương này sẽ trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì từ 01/01/2020, mức lương này sẽ tăng lên.
Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);
Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng);
Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
2 điểm mới đáng chú ý nhất của lương tối thiểu vùng 2020 (Ảnh minh họa)
Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng
Cũng theo Nghị định này, tới đây, sẽ có một số thay đổi trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn. Cụ thể:
- Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre);
- Chuyển từ vùng IV lên vùng III: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre).
Và như vậy, so với năm 2019, số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng I giữ nguyên; vùng II tăng 03 địa bàn; vùng III tăng 08 địa bàn; vùng IV giảm 08 địa bàn.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ tăng mức thu nhập cơ bản cho người lao động để đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn tác động lớn đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
>> “Được” và “mất” từ việc tăng lương tối thiểu vùng 2020
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Lương cơ bản năm 2020 thay đổi như thế nào? (14/02/2020 14:01)
- Lương công nhân 2020: Tất cả những thông tin mới (13/02/2020 10:30)
- Lương tối thiểu vùng tăng - Người lao động được lợi thế nào? (14/01/2020 07:30)
- Lương sinh viên mới ra trường năm 2020 thấp nhất là bao nhiêu? (29/12/2019 08:09)
- Hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 (27/12/2019 08:00)
- Lương tối thiểu vùng 2020 tăng: 3 việc doanh nghiệp phải làm ngay (17/12/2019 17:00)
- Những ai sẽ được tăng lương vào ngày 01/01/2020? (14/12/2019 08:46)
- Từ 01/01/2020, nhiều chính sách về tiền lương có hiệu lực (12/12/2019 08:00)
- Có những văn bằng, chứng chỉ này sẽ được hưởng lương cao hơn (10/12/2019 09:00)
- Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020 có thay đổi hay không? (09/12/2019 07:30)
- Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc năm 2021 (26/02/2021 13:00)
- Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất (24/02/2021 10:00)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)
- Mức lương thử việc mới nhất (22/02/2021 10:00)
- Mới: Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 01/3/2021 (19/02/2021 10:00)
- Quy định về phụ cấp lương mới nhất (18/02/2021 13:00)
- Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng? (18/11/2019 07:30)
- Hướng dẫn chi tiết cách tính phụ cấp công đoàn (14/11/2019 07:30)
- 17 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động (12/11/2019 07:30)
- Địa chỉ giải quyết các chế độ bảo hiểm người lao động cần nhớ (11/11/2019 07:30)
- Từ 01/7/2020, mức lương hưu thấp nhất là 1,6 triệu đồng/tháng (07/11/2019 07:30)