8 điểm mới nổi bật tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chiều ngày 13/11/2020, với 450/454 Đại biểu tán thành, chiếm 93,36%, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.


Luật mới gồm 08 Chương và 74 Điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới đáng chú ý của Luật này.


1/ Bổ sung thêm hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Điều 5 Luật này đã liệt kê các hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. (quy định mới)

2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề ở nước ngoài;

d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

3. Hợp đồng lao động do người lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó, Luật này đã bổ sung thêm hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua đơn vị sự nghiệp để thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Cụ thể, đây là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính thủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


2/ Thêm các hành vi bị cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 7 Luật mới đã bổ sung nhiều hành vi bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như:

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng việc tuyển dụng lao động để mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động…;

- Phân biệt đối xử trong lao động, cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, ngoài ký quỹ và bảo lãnh;

- Thu tiền môi giới của người lao động; thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định;

- Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật hoặc tự ý chấm dứt hợp đồng không đúng quy định…


3/ Quy định thêm danh mục các khu vực cấm đi làm việc ở nước ngoài

Bên cạnh các công việc bị cấm khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, khoản 13 Điều 7 Luật này đã quy định thêm danh mục các khu vực bị cấm khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

- Khu vực đang bị nhiễm xạ

- Khu vực bị nhiễm độc;

- Khu vực đang có dịch bệnh nguy hiểm.


4/ Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động phải có vốn từ 5 tỷ đồng

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Luật mới điều chỉnh tại Điều 10. Theo đó, doanh nghiệp cần đáp ứng thêm các điều kiệnnhư:

- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên, có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước;

- Người đại diện theo pháp luật có ít nhất 05 năm kinh nghiệm (quy định hiện hành là 03 năm) trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Có trang thông tin điện tử…

diem-moi-cua-luat-nguoi-lao-dong-viet-nam-lam-viec-o-nuoc-ngoai

8 điểm mới của Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (Ảnh minh họa)


5/ Người lao động không phải hoàn trả tiền môi giới

Luật mới đã bỏ quy định “Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” nêu tại khoản 1 Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Như vậy, từ năm 2022, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ không cần hoàn trả tiền môi giới cho doanh nghiệp dịch vụ. Từ đó giúp người lao động giảm thiểu chi phí tiền dịch vụ khi đi làm việc ở nước ngoài.


6/ Người lao động chỉ phải trả một phần phí dịch vụ

Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 23 Luật mới, trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.

Trong khi đó, Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định, doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật mới, khi hoàn trả tiền dịch vụ do người lao động phải về nước trước thời hạn mà không phải lỗi của họ, doanh nghiệp dịch vụ còn phải trả lãi suất tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.


7/ Quy định cụ thể mức trần tiền dịch vụ 

Khoản 4 Điều 23 Luật mới đã quy định cụ thể mức trần tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ được phép thu từ người lao động như sau:

- Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc. Đối với sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển, mức trần là không quá 1,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng làm việc.

- Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động.

- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng, thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động;

- Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền dịch vụ thấp hơn các quy định trên.

nguoi-lao-dong

Người lao động chỉ phải trả một phần phí dịch vụ? (Ảnh minh họa)


8/ Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bị ngược đãi, quấy rối tình dục

Một trong những quy định đáng chú ý khác của Luật này. Cụ thể điểm đ Khoản 1 Điều 6 nêu rõ:

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, người lao động khi làm việc ở nước ngoài còn được bổ sung thêm các quyền sau:

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động hoặc vùng lãnh thổ đến làm việc nếu Việt Nam và nước hoặc vùng lãnh thổ đó đã ký Hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện...

Trên đây là một số điểm mới đáng chú ý của Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.

>> Người đi xuất khẩu lao động không phải đóng BHXH 2 lần

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Để ngăn chặn việc rò rỉ các thông tin quan trọng, khi ký hợp đồng lao động với công việc liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động phải ký cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong một thời gian nhất định. Vậy cam kết này có được pháp luật thừa nhận?