Ai đang đi làm nhưng không nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Gần đây, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 116 đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động đang đi làm. Tuy nhiên có một sự thật là không phải ai đang đi làm cũng được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116.


Những ai đang đi làm nhưng không được hưởng tiền hỗ trợ?

Mục 1a Phần II Nghị quyết 116/NQ-CP quy định:

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Từ căn cứ trên, có thể thấy, không phải ai đang đi làm cũng đều được hưởng hỗ trợ mà phải là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm xét hưởng hỗ trợ là ngày 30/9/2021.

Như vậy, thực tế sẽ phát sinh một số trường hợp người lao động được coi là đang làm việc nhưng lại không được hưởng tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116:

1 - Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

2 - Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó người này sẽ không được xem xét hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116. 

di lam nhung khong duoc ho tro theo Nghi quyet 116

Ai đang đi làm nhưng không được hỗ trợ theo Nghị Quyết 116? (Ảnh minh họa)


Không thuộc đối tượng được hỗ trợ, người lao động thiệt thế nào?

Do không thuộc đối tượng được hỗ trợ nên dù trước đó người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì cũng không được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Như vậy, người lao động sẽ mất đi một khoản tiền kha khá.

Bởi lẽ, nếu đạt điều kiện hưởng theo Nghị quyết 116, người lao động sẽ được tính hưởng hỗ trợ theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức

Thời gian đóng BHTN

Mức hỗ trợ (đồng/người)

1

Dưới 12 tháng

1.800.000

2

Từ đủ 12 tháng - dưới 60 tháng

2.100.000

3

Từ đủ 60 tháng - dưới 84 tháng

2.400.000

4

Từ đủ 84 tháng - dưới 108 tháng

2.650.000

5

Từ đủ 108 tháng - dưới 132 tháng

2.900.000

6

Từ đủ 132 tháng

3.300.000

Có thể thấy, nếu không đủ điều kiện hưởng, người lao động sẽ bỏ lỡ từ 1,8 đến 3,3 triệu đồng tiền hỗ trợ.

Xem thêm: Cách tính mức tiền hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ của quỹ BHTN

Trên đây thông tin về các trường hợp đang đi làm nhưng không được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến gói trợ này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

>> Đã nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

>> Nghỉ dịch 3 tháng có được tiền hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

>> Có được nhận hỗ trợ theo cả Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116?
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Do tình hình Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người đặc biệt là người lao động. Do đó, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 để hỗ trợ đối tượng này. Vậy trợ cấp cho người lao động theo hai Nghị quyết này có gì khác nhau?