Sắp tới, ngành nào được hưởng lương hưu tối đa? (Đề xuất)

Trong Hội thảo góp ý dự luật Bảo hiểm xã hội vừa qua đã đề xuất ngành được hưởng lương hưu tối đa trong thời gian tới. Vậy cụ thể đó là những ngành nào?

1. Đề xuất ngành được hưởng lương hưu tối đa trong thời gian tới

đề xuất ngành được hưởng lương hưu tối đa
Tới đây, ngành nào sẽ được hưởng lương hưu tối đa? (Ảnh minh họa)

Mới đây, trong buổi Hội thảo góp ý cho dự luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sắp tới đã đề nghị việc bổ sung quy định về cách tính lương hưu hàng tháng đối với những nghề đặc thù trong quân đội sau khi hết thời gian công tác vẫn có thể được hưởng mức lương hưu tối đa, bao gồm:

- Phi công

- Thủy thủ tàu ngầm

- Lực lượng radar, kỹ thuật hàng không, hóa học và một số lực lượng trọng yếu khác trong quân đội.

Đây là những ngành rất khó tuyển dụng cán bộ, yêu cầu đòi hỏi về ngành nghề cao, toàn diện về mọi mặt, khắt khe về sức khỏe, chuyên môn, nghiệp vụ, chi phí đào tạo tốn kém, công phu mà tuổi đời công tác giới hạn thường không quá 40, 45 hoặc 48 tuổi.

Hiện nay, một số ngành đặc thù trong quân đội trừ thời gian đào tạo thì chỉ công tác trong khoảng 12 - 18 năm là sẽ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Trường hợp không bố trí được công việc khác hoặc chuyển ngành và không đủ 30 năm tham gia BHXH thì cán bộ ngành đặc thù trong quân đội sẽ không được hưởng mức lương hưu tối đa 75%.

Do vậy tới đây, đối với những ngành đặc thù thuộc quân đội sẽ được đề nghị xem xét hưởng mức lương hưu tối đa khi đóng BHXH từ năm thứ 21 (với nam) và năm thứ 16 (với nữ). Chính phủ tới đây có thể sẽ ban hành quy định chi tiết về lương hưu đối với các ngành đặc thù trong mọi lĩnh vực, trong đó có cả ngành công an và quân đội.

2. Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 169 và Điều 219 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

STT

Đối tượng

Độ tuổi nghỉ hưu

Nam

Nữ

1

Người lao động làm việc trong điều kiện môi trường bình thường.

Từ đủ 61 tuổi

Từ đủ 56 tuổi 04 tháng

2

Người đã đóng đủ 20 năm BHXH và đạt 01 trong các điều kiện:

- Đủ 15 năm làm nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm/đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

- Đủ 15 năm làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước 01/01/2021.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - dưới 81%.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Từ đủ 56 tuổi

Từ đủ 51 tuổi 04 tháng

3

Người đã đóng đủ 20 năm BHXH và đạt 01 trong các điều kiện:

- Đủ 15 năm làm việc khai thác trong hầm lò than.

- Bị suy giảm khả năng lao động trên 81%.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

+ Đủ 15 năm làm nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm/đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

+ Đủ 15 năm làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước 01/01/2021.

+ Bị suy giảm khả năng lao động trên 61%.

Từ đủ 51 tuổi

Từ đủ 46 tuổi 04 tháng

4

Người đã đóng đủ 20 năm BHXH và đạt 01 trong các điều kiện:

- Có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động trên 61%.

- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Được nghỉ hưu ngay sau khi đóng đủ 20 năm BHXH mà không xét đến tuổi

5

Người lao động đã thỏa thuận về việc tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu với người sử dụng lao động trong điều kiện bình thường.

Tối đa 66 tuổi

Tối đa 61 tuổi 4 tháng

3. Từ 01/7/2024, cải cách tiền lương có tác động đến lương hưu không?

đề xuất ngành được hưởng lương hưu tối đa
Tác động của cải cách tiền lương đối với lương hưu (Ảnh minh họa)

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW, lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được cải cách từ 01/7/2024. Theo đó, sẽ bãi bỏ cách tính lương theo hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay mà thay bằng lương cơ bản kèm các khoản phụ cấp, thưởng.

Tới đây, nếu vẫn áp dụng cách tính lương hưu như hiện nay thì theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, lương hưu hàng tháng của người lao động được tính theo công thức:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Với cách tính này, sau cải cách tiền lương, lương hưu của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công cũng sẽ tăng theo bởi:

- Theo tinh thần Nghị quyết 27, lương được hưởng từ 01/7/2024 tới đây theo cách tính mới thì cũng đảm bảo không được thấp hơn mức hiện hưởng. Với mục tiêu đảm bảo mức thấp nhất mà các đối tượng trong khu vực công được hưởng phải cao hơn mức thấp nhất bình quân các vùng khu vực doanh nghiệp tới năm 2025. Do đó, mức lương tháng đóng BHXH có thể sẽ tăng từ 01/7 tới đây.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định như sau:

  • Với lao động nam (từ năm 2022): Đóng BHXH đủ 20 năm được hưởng 45%, sau đấy cứ thêm 01 năm được tính thêm 2% cho tới tối đa là 75%.

  • Với lao động nữ: Đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đấy cứ thêm 01 năm được tính thêm 2% cho tới tối đa là 75%.

Như vậy, cơ cấu lương sẽ thay đổi sau cải cách tiền lương. Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ là một trong các căn cứ tính lương hưu cũng thay đổi theo.

Nói tóm lại, cải cách tiền lương sẽ tác động tới lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về đề xuất ngành được hưởng lương hưu tối đa trong thời gian tới.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.