Công đoàn là gì? Quy định về công đoàn hiện nay

Tại các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước đều có tổ chức công đoàn. Vậy Công đoàn là gì và quy định về công đoàn hiện nay như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này cho bạn.

1. .Công đoàn là gì?

Công đoàn vì lợi ích của đoàn viên
Công đoàn vì lợi ích của đoàn viên (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ vào Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 đã quy định rõ ràng như sau:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua đây có thể thấy công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, nhưng những lợi ích mà công đoàn mang lại rất lớn, góp phần đảm bảo được quyền lợi dành cho người lao động.

2. Công đoàn cơ sở là gì?

Theo khoản 2, Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 có nêu:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Người lao động cần nắm rõ Luật công đoàn
Người lao động cần nắm rõ Luật công đoàn (Ảnh minh hoạ)

Theo Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012:

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Những quy định về công đoàn theo Luật công đoàn

Ở phía trên, bài viết đã nêu rõ khái niệm, giải thích Công đoàn là gì, nhưng các bạn cũng cần phải nắm rõ được các quy định về công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành.

3.1 Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của công đoàn

Đối với việc thành lập công đoàn đều dựa trên sự tự nguyện, chính vì vậy nên người lao động là người Việt Nam đang hoạt động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động. Tất cả đều phải tuân thủ đúng quy định của Luật công đoàn và các bộ luật khác có liên quan.

Hoạt động, gia nhập công đoàn dựa trên sự tự nguyện
Hoạt động, gia nhập công đoàn dựa trên sự tự nguyện (Ảnh minh hoạ)

3.2 Hệ thống tổ chức công đoàn

Hệ thống tổ chức công đoàn được quy định theo Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012:

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

3.3 Những hành vi bị nghiêm cấm

Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến công đoàn đã được quy định tại Điều 9 Luật Công đoàn năm 2012.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không được ép buộc người lao động, gây khó khăn hay gây cản trở trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn bởi Luật đã quy định rõ việc này dựa trên sự tự nguyện.

Bên cạnh đó cũng không được yêu cầu, ép buộc người lao động rời khỏi tổ chức công đoàn và cũng không được yêu cầu người lao động không tham gia tổ chức công đoàn.

Quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo
Quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức công đoàn ra đời nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đảm bảo quyền lợi của người lao động như về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, môi trường làm việc. Đồng thời đảm bảo về các vấn đề bảo hộ sức khỏe, trang bị thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Những hành vi sử dụng biện pháp kinh tế hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để gây bất lợi, làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức và hoạt động công đoàn.

Đặc biệt, bất kỳ cá nhân, tập thể lao động nào cũng không được phép lợi dụng quyền hạn của công đoàn để trục lợi, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của Đảng và Nhà nước.

3.4 Quyền và trách nhiệm của công đoàn

Công đoàn có vai trò quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động, nên quyền và trách nhiệm của công đoàn cũng được quy định rõ ràng tại Chương II, Mục 1, Điều 10 của Luật Công đoàn năm 2012.

Điều đầu tiên là việc công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đây cũng là vai trò quan trọng của công đoàn. Việc ký kết hợp động lao động hay xây dựng các thỏa hiệp lao động, nội quy, tranh chấp cũng như lợi ích dành cho người lao động.

Đồng thời tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội để đẩy mạnh phát triển đời sống, phục vụ lợi ích của người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ theo tiêu chuẩn bảo hộ lao động.

Công đoàn có vai trò quan trọng đối với người lao động
Công đoàn có vai trò quan trọng đối với người lao động (Ảnh minh hoạ)

Công đoàn có quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị những ý kiến cần thiết nhằm xây dựng chính sách, sửa đổi và bổ sung những điều luật có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến công đoàn.

Công đoàn có quyền tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động với mục đích quyết định những vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Công đoàn cũng có trách nhiệm và quyền trong việc phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở để công đoàn vững mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động.

Vì công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nên đối với những nơi chưa thành lập được công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên sẽ đại diện thay cho người lao động để yêu cầu.

4. Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động

Để xây dựng được mối quan hệ lao động ổn định và hài hòa, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng chủ trương phát triển bảo vệ quyền lợi lao động.

Công đoàn luôn đảm bảo lợi ích của người lao động
Công đoàn luôn đảm bảo lợi ích của người lao động (Ảnh minh hoạ)

Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người lao động xây dựng và ký kết các bản hợp đồng lao động, đồng thời giúp họ tránh được các rủi ro vi phạm pháp lý, nắm được nội dung hợp đồng thỏa hiệp có lợi cho người lao động.

Hiện nay thị trường lao động đang ngày một phát triển đa dạng, không chỉ riêng người lao động hay người sử dụng lao động trong nước mà có cả lao động từ nước ngoài vào. Sự cạnh tranh trong công việc, mối quan hệ lao động trở nên phức tạp hơn.

Chính bởi những điều này nên việc thành lập các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công đoàn càng cần thiết, sẽ tác động sâu sắc đảm bảo quyền lợi của người lao động, cải thiện chất lượng nguồn lao động một cách tốt hơn.

Tổ chức công đoàn sẽ đại diện người lao động, người sử dụng lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của cả hai bên, giữ ổn định và hài hòa các mối quan hệ để cùng phát triển kinh tế sản xuất.

Khi lợi ích được đảm bảo, người lao động cũng có cơ sở, nền tảng vững chắc để tập trung chuyên môn, nâng cao tay nghề và kiến thức. Từ đó công việc thuận lợi, nâng cao chất lượng đời sống của người lao động nói riêng và của người dân nói chung.

Qua tìm hiểu Công đoàn là gì, những quy định liên quan đến công đoàn và các vai trò của nó, mong rằng bạn sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của công đoàn. Bên cạnh đó, hiểu hơn về các quy định hiện hành và mức độ cần thiết của công đoàn, độc giả có thể liên hệ 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.