Công bố tình hình tai nạn lao động: Thực hiện khi nào? Thủ tục ra sao?

Công bố tình hình tai nạn lao động là trách nhiệm của người lao động khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động. Vậy thủ tục thực hiện công bố tình hình tai nạn lao động tại các cơ sở được quy định thế nào?

1. Ai có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động?

Ai có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động? (Ảnh minh hoạ)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình tai nạn lao động tại cơ sở cho người lao động biết khi giao kết hợp đồng lao động bởi đây là một trong các thông tin mà người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động theo Điều 16 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.

Cụ thể, khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp cho người lao động các thông tin sau đây:

- Nội dung công việc;

- Địa điểm và điều kiện làm việc;

- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

- Tiền lương và hình thức chi trả lương cho người lao động;

- An toàn và vệ sinh lao động tại cơ sở;

- Các loại bảo hiểm gồm: BHYT, BHXH, BHTN;

- Quy định về việc bảo vệ bí mật kinh doanh/công nghệ.

- Các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của người lao động.

2. Phải công bố tình hình tai nạn lao động khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm công bố tình hình tai nạn lao động tại cơ sở theo quy định sau:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đánh giá và công bố tình hình tai nạn lao động đã xảy ra tại cơ sở của mình cho người lao động được biết theo định kỳ 06 tháng và hằng năm.

- Các thông tin về tai nạn lao động tại cơ sở phải được người sử dụng lao động công bố trước ngày 10/7 (nếu định kỳ 06 tháng) và trước ngày 15/01 của tiếp theo (nếu định kỳ hằng năm).

Phải công bố tình hình tai nạn lao động khi nào? (Ảnh minh hoạ)

3. Thông tin công bố có buộc phải niêm yết không

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH thì thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở, tổ, đội phân xưởng, phòng ban đối với tổ, đổi, phân xưởng, phòng ban xảy ra tai nạn lao động, và tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp đó và được đăng tải các thông tin này lên trang thông tin điện tử của cơ sở kinh doanh đó (nếu có).

4. Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH, việc mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra lại cơ sở kinh doanh được quy định như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu thập và lưu trữ các thông tin tình hình tai nạn lao động đã xảy ra lại cơ sở của mình; mở sổ thống kê tai nạn lao động đã xảy ra theo mẫu quy định tại Phụ lục I được ban hành kèm Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH.

Đồng thời cập nhật kịp thời và đầy đủ vào phần mềm dữ liệu về các tai nạn lao động kể từ ngày phần mềm bắt đầu hoạt động.

Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh của mình.

5. Nội dung công bố tình hình tai nạn lao động gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH, nội dung công bố tình hình tai nạn lao động cho người lao động phải có các nội dung sau đây:

- Tổng số vụ tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở và số vụ tai nạn có chết người.

- Tổng số người bị tai nạn lao động tại cơ sở, tổng số người bị chất do xảy ra tai nạn lao động.

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động.

- Các thiệt hại do tai nạn lao động xảy ra, gồm có: Tổng số ngày nghỉ do phát sinh tai nạn lao động; các khoản chi sử dụng cho y tế, trả lương trong khoảng thời gian người lao động được điều trị, mức bồi thường và trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại về tài sản do tai nạn lao động.

- Sự biến động (về số lượng và tỷ lệ) đối với các số liệu thống kê so với cùng thời kỳ/giai đoạn báo cáo; phân tích các nguyên nhân của sự biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống tai nạn lao động tại cơ sở (trong đó có cả phân tích về kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động, việc thực hiện các kế hoạch đó).

6. Mẫu công bố tình hình tai nạn lao động

Dưới đây là mẫu công bố tình hình tai nạn lao động để bạn đọc tham khảo:

CÔNG TY……..                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mã số doanh nghiệp: ……                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trụ sở: ………..

CÔNG BỐ

Về việc đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại ………….

Gửi toàn thể CBCNV …………, thực hiện theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27/11/2020 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng,.............. công bố thông tin về tình hình tai nạn lao động trong năm ….. như sau:

  • Số vụ tai nạn lao động: …..
  • Số vụ tai nạn chết người: …..
  • Số người bị tai nạn lao động: …..
  • Số người bị chết do tai nạn lao động: …..
  • Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn: ....................
  • Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác, thiệt hại tài sản: ....................
  • Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo: ....................

Phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống tai nạn lao động: ........

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

7. Không công bố tình hình tai nạn lao động bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt đối với các vi phạm về báo cáo công tác an toàn và vệ sinh lao động, theo đó:

Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu có một trong các hành vi sau: Không thống kế tai nạn lao động tại cơ sở; không báo cáo định kỳ/báo cáo không đầy đủ/báo cáo không chính xác/báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở.

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không công bố tình hình tai nạn lao động theo định kỳ được quy định là 06 tháng và hằng năm thì có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với cá nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu người vi phạm là tổ chức thì mức phạt gấp 02 lần tiền phạt đối với cá nhân.

Để cập nhật nhanh nhất các quy định của lĩnh vực Lao động, mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam.
Trên đây là những thông tin về Công bố tình hình tai nạn lao động: Thực hiện khi nào? Thủ tục ra sao?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục