Chính sách tiền lương 2025 có gì mới? Lương có tăng không?

Chính sách tiền lương mỗi năm luôn là điều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung đặc biệt quan tâm. Trong nội dung bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về chính sách tiền lương của năm 2025.

Theo thông tin mới nhất trên Chính phủ tại Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Nghị quyết nêu rõ chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

Như vậy, năm 2025 sẽ chưa thực hiện tăng lương trong khu vực công, lương hưu lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Và lương cơ sở năm 2025 vẫn ở mức 2,34 triệu đồng/tháng.

Trước đó, khi chưa thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, LuatVietnam đã có bài viết về những chính sách tiền lương dự kiến sẽ thực hiện năm 2025.

1. Về mức lương cơ sở năm 2025

Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Khi thực hiện 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Theo đó, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành đề xuất tiếp tục cải cách tiền lương sau 2026 để trình Trung ương xem xét. Nếu tình hình phù hợp và không có gì thay đổi thì sau năm 2026 sẽ thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp.

Như vậy, theo tinh thần trên, rất có thể sau năm 2026 mới bãi bỏ mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương. Cũng có nghĩa, năm 2025 mức lương cơ sở có thể được điều chỉnh thay cho mức 2,34 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Điều này phụ thuộc vào Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

chính sách tiền lương 2025
Lương cơ sở có thể được điều chỉnh trong năm 2025 (Ảnh minh họa)

2. Về mức lương tối thiểu vùng 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Cụ thể, gồm:

  • (1) Vùng đồng bằng Sông Hồng: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc;
  • (2) Vùng Đông Bắc: tỉnh Quảng Ninh;
  • (3) Vùng Tây Bắc: tỉnh Hòa Bình;
  • (4) Vùng Bắc Trung Bộ: tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An.
  • (5) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: TP. Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa;
  • (6) Vùng Tây Nguyên: tỉnh Đắk Lắk;
  • (7) Vùng Đông Nam Bộ: TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • (8) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: tỉnh Long An, TP. Cần Thơ.

Trong đó, những địa phương có số lượng doanh nghiệp được khảo sát nhiều là TP. Hà Nội với 700 doanh nghiệp và 1.400 lao động; TP.HCM với 800 doanh nghiệp, 1.600 lao động; tỉnh Đồng Nai với 200 doanh nghiệp và 400 lao động; các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương mỗi địa phương 150 doanh nghiệp và 300 lao động…

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc điều tra này nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng.

Lương tối thiểu giờ vùng 1 là 23.800 đồng; vùng 2: 21.200 đồng; vùng 3: 18.600 đồng; vùng 4: 16.600 đồng.

3. Về chính sách lương hưu năm 2025

chinh-sach-luong-huu-2025

3.1 Điều chỉnh lương hưu 2025

Từ thời điểm 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mới bắt đầu có hiệu lực thì việc có tăng lương hưu không là vấn đề đặc biệt được quan tâm.

Về điều này, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể theo Điều 67, từ 01/7/2025 sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể quy định như sau:

Điều 67. Điều chỉnh lương hưu

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Theo khoản 2 Điều 99 Luật này thì việc điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 nêu trên.

Như vậy, từ 01/7/2025, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp ngân sách Nhà nước cũng như quỹ BHXH. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể, thời điểm điều chỉnh... sẽ do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, các đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 cũng sẽ được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Trước đó, theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;

- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

3.2 Thay đổi cách tính lương hưu từ ngày 01/7/2025

Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu.

Căn cứ theo Điều 72, Điều 99 và Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc, đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

3.3 Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đã thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 7/2025.

Hiện nay, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Có nghĩa, từ 01/7/2025 điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

- Đối với lao động nam: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm.

- Đối với lao động nữ: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm.

3.4 Tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối

Người lao động tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối cũng là quy định mới.

Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành và Điều 72 Luật BHXH 2024 thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động thuộc khu vực nhà nước được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của một số năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, tại điểm g khoản 1 Điều 72 Luật BHXH 2024 quy định:

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Có nghĩa, nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

4. Lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất hệ thống thang bậc lương

Dự thảo Luật Nhà giáo đã được trình Quốc hội ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và dự kiến sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), theo Nghị quyết 129/2024/QH15.

Đáng chú ý, tại Điều 27 dự thảo Luật này có đề xuất về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:

- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;

- Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bên cạnh đó, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.

Tại dự thảo Luật này cũng đã đề xuất 6 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn.

Như vậy, nếu như dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua vào tháng 5/2025 thì chế độ tiền lương của nhà giáo cũng sẽ được điều chỉnh, cải thiện đáng kể.

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chính sách tiền lương 2025 có gì mới?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025?

Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025?

Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025?

Theo quy định, người lao động sẽ bị trừ 2% mức hưởng lương hưu cho mỗi năm nghỉ sớm, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không bị trừ. Cùng LuatVietnam tìm hiểu những trường hợp nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025 trong bài viết dưới đây.

Làm thế nào để được nhận trợ cấp sau khi ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm?

Làm thế nào để được nhận trợ cấp sau khi ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm?

Làm thế nào để được nhận trợ cấp sau khi ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm?

Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.