Mới: Lao động bị mất việc, giảm giờ làm được hỗ trợ đến 3 triệu đồng

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết 06/NQ-ĐCT với chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp gặp khó khăn. Vậy những người này sẽ được hỗ trợ bao nhiêu tiền?


1. Mức hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Căn cứ Nghị quyết 06/NQ-ĐCT, tùy từng trường hợp cụ thể mà mỗi người lao động sẽ được nhận các mức trợ cấp khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp bị giảm giờ làm việc, ngừng việc:

  • Người lao động là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 01 triệu đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 700.000 đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, người đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi: Được hỗ trợ 01 lần = 01 triệu đồng/người.

- Trường hợp bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:

  • Người lao động là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 02 triệu đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 1,4 triệu đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, người đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi: Được hỗ trợ 01 lần = 02 triệu đồng/người.

- Trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Người lao động là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 03 triệu đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn: Được hỗ trợ 01 lần = 2,1 triệu đồng/người.
  • Người lao động không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, người đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi: Được hỗ trợ 01 lần = 03 triệu đồng/người.

Số tiền nói trên sẽ được trả bằng tiền mặt cho người lao động hoặc trả qua hình thức chuyển khoản.

Chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc được quy định thế nào?
Chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Ai được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 06/NQ-ĐCT?

Những người lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm:

- Người nhận trợ cấp do bị giảm giờ làm việc, ngừng việc:

(1) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

(2) Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần/tháng (không tính trường hợp giảm giờ làm thêm) hoặc bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên từ ngày 01/10/2022 đến hết 31/3/2023.

(3) Từ 01/10/2022 đến hết 31/3/2023: Thu nhập của tháng bất kỳ ≤ Lương tối thiểu vùng.

- Người nhận trợ cấp do bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương:

(1)  Người lao động có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp vì lý do cá nhân) từ 01/10/2022 đến hết 31/3/2023.

(2) Thời điểm bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01/10/2022 đến hết 31/3/2023.

- Người nhận trợ cấp do bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

(1) Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ 01/10/2022 đến hết 31/3/2023.

Không bao gồm:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
  • Người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

(2) Không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động nào được hưởng chính sách hỗ trợ?
Người lao động nào được hưởng chính sách hỗ trợ? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục nhận tiền hỗ trợ do mất việc, bị giảm giờ làm

Căn cứ Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023, thủ tục nhận tiền hỗ trợ được hướng dẫn như sau:

* Trường hợp nhận trợ cấp do bị giảm giờ làm việc, ngừng việc hoặc bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương:

Người lao động không cần làm thủ tục nhận hỗ trợ. Công đoàn cơ sở chủ động rà roát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng để gửi công đoàn cấp trên.

Hạn cuối nộp hồ sơ: 31/01/2023.

Thời gian nhận tiền: Người lao động được chi trả tiền trợ cấp trong 15 ngày làm việc tính từ ngày công đoàn cấp trên nhận được đủ hồ sơ.

* Trường hợp nhận trợ cấp do bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp tự gửi hồ sơ đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp tình nơi cư trú hoặc nơi chấm dứt hợp đồng.

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 05).
  • Bản sao giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng hết hạn, quyết định thôi việc, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Bản sao sổ bảo hiểm hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Bản sao các vản bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh  của người sử dụng lao động dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
  • Giấy tờ chứng minh đang mang thai, người đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi.

Hạn nộp hồ sơ: Đến hết 31/3/2023.

Thời gian nhận tiền: Trong 17 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ.

Trên đây là thông tin về chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.