6 khoản phải chi hàng tháng từ lương của người lao động

Không phải người lao động nào cũng biết được các khoản chi hợp lí được trích từ tiền lương của mình. Bài viết dưới đây tổng hợp các khoản phải chi hàng tháng của người lao động.

Chị T.L (Phú Yên) gửi câu hỏi: “Tôi làm cho một công ty nước ngoài với mức lương theo hợp đồng lao động khá cao. Tuy nhiên, lương thực tế tôi nhận được lại thấp hơn. Tôi phản ánh tới phòng kế toán và nhận được câu trả lời là phải chi trả một số khoản. Có thể cho tôi hỏi, kế toán trả lời như vậy được không? Những khoản phải trả là những khoản nào?

Các khoản phải chi hàng tháng từ lương của người lao động

Các khoản chi hàng tháng từ lương của người lao động (Ảnh minh họa)


LuatVietnam trả lời như sau:

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 10/2012/QH13, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Tuy nhiên, tiền lương thực tế của người lao động nhận được hàng tháng là tiền lương sau khi đã trừ các khoản:

1 - Bảo hiểm xã hội

Mức đóng = 8% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

2 - Bảo hiểm y tế

Mức đóng = 1,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

3 - Bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(Điều 57 Luật Việc làm 2013)

4 - Đoàn phí (đối với người lao động là đoàn viên)

Mức đóng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ)

5 - Quỹ phòng chống thiên tai

Mức đóng = 1 ngày lương/người/năm (đối với cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng lương theo mức lương cơ bản)

Mức đóng =  1 ngày lương/người/năm (đối với người lao động trong các doanh nghiệp hưởng lương theo mức lương tối thiểu vùng)

Mức đóng = 15.000 đồng/năm (đối với lao động khác)

(Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP)

6 - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Mức thu tùy thuộc vào thu nhập của mỗi cá nhân sau khi đã trừ các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản giảm trừ.

(Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2014)

Liên quan đến tiền lương, chị có thể xem thêm các bài viết hữu ích dưới đây:

Cách tính lương làm thêm giờ 2019 cho người lao động

Bao lâu công ty phải tăng lương một lần?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.