Doanh nghiệp có được tự ý cắt giảm nhân sự trong mùa dịch Covid-19?

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp cơ sở sản xuất, thậm chí còn bị phá sản. Vậy trong thời điểm này, doanh nghiệp có được tự ý cắt giảm nhân sự vì dịch bệnh Covid-19 hay không?


Chấm dứt hợp đồng với người lao động vì Covid-19 được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong 07 trường hợp sau:

1 - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

2 - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục.

+ 12 tháng liên tục: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ 06 tháng liên tục: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng.

+ Quá nửa thời hạn hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

3 - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

4 - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc sau thời gian mà các bên đã thỏa thuận.

5 - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.

6 - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

7 - Người lao động cung cấp không trung thực thông tin làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Cùng với đó, tại Quyết định 447/QĐ-TTg 2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc với tính chất của bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, nếu do tác động của Covid-19 mà buộc phải giảm chỗ làm việc thì doanh nghiệp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật này và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trước khi cho người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo trước cho họ ít nhất:

* Với công việc bình thường:

- Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng.

- Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

* Với công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên khai thác bay, người quản lý doanh nghiệp,…:

- Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng.

- Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Xem thêm: Trường hợp nào công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng?

cat giam nhan su trong mua dichCắt giảm nhân sự trong mùa dịch được không? (Ảnh minh họa)


Chấm dứt hợp đồng không đúng luật, doanh nghiệp phải bồi thường

Như đã phân tích, doanh nghiệp được phép cắt giảm nhân sự trong mùa dịch bằng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nếu phải thu hẹp chỗ làm do Covid-19 nhưng phải đảm bảo thời gian báo trước.

Nếu không thực hiện đúng thủ tục mà cho người lao động nghỉ việc thì sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó, căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường cho người lao động như sau:

- Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước,
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

- Trường hợp 2: Nhận người lao động trở lại làm việc nhưng người này không muốn làm nữa:

- Trường hợp 3: Doanh nghiệp không muốn nhận lại và người lao động đồng ý:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2.
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Xem thêm: Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật

Trên đây là những thông tin về việc cắt giảm nhân sự trong mùa dịch. Nếu còn vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

>> Bị đuổi việc sai quy định, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

>> Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc

>> 2 lỗi vi phạm khiến người lao động bị đuổi việc ngay lập tức
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những ai có con nhỏ dưới 6 tuổi nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?

Những ai có con nhỏ dưới 6 tuổi nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?

Những ai có con nhỏ dưới 6 tuổi nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?

Chính sách hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ đang được gấp rút triển khai, nhằm nhanh chóng đưa tiền hỗ trợ về đến tay người dân. Một trong rất nhiều băn khoăn mà LuatVietnam nhận được trong thời gian gần đây là có chính sách hỗ trợ nào cho người có con nhỏ?

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Hầu hết mỗi doanh nghiệp phải dành ra ít nhất từ 01 - 02 ngày/tuần để cho người lao động nghỉ ngơi, gọi là ngày nghỉ hằng tuần. Dưới đây, LuatVietnam sẽ điểm lại những quy định đáng chú ý về ngày nghỉ hằng tuần để người lao động biết và đòi hỏi quyền lợi cho mình.