Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?

Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là những đối tượng trực tiếp được tăng thu nhập khi thực hiện cải cách tiền lương. Vậy chính sách cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?
Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?

Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về chính sách cải cách tiền lương không chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang mà còn áp dụng đối với cả người lao động trong doanh nghiệp.

Theo đó, chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp và người lao động.

Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?
Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không? (Ảnh minh họa)

Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?

Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo về chính sách cải cách tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp như sau:

Quan điểm cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp

Tiền lương trong khu vực doanh nghiệp là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động.

Tiền lương phân phối dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Mục tiêu cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp

- Mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh định kỳ trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

- Các doanh nghiệp thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thoả thuận, thương lượng giữa doanh nghiệp với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp.

- Thực hiện quản lý tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Nội dung cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp

- Về mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố cung - cầu lao động, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp, thất nghiệp...

- Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập

  • Tất cả các doanh nghiệp đều được tự quyết định chính sách tiền lương (bao gồm thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu trên cơ sở thoả ước lao động tập thể.
  • Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
  • Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường năng lực, vai trò của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước

  • Quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường.
  • Giao khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước.
  • Phân định rõ lương của ban điều hành với người đại diện vốn nhà nước.
  • Thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó được đánh giá và trả lương.
  • Nhà nước quy định mức lương cơ bản, lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước, mức độ phức tạp của quản lý đối với người đại diện vốn nhà nước.
  • Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực. Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
  • Tổng giám đốc và ban điều hành làm việc theo hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, có khống chế mức lương tối đa và mức tiền lương bình quân chung của người lao động.
  • Công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
  • Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích thì tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhà nước điều tiết thu nhập bảo đảm hài hoà lợi ích giữa người lao động, doanh nghiệp, người quản lý và Nhà nước.

Trên đây là thông tin về: Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.