Đi làm vào ngày nghỉ phép được tính lương như thế nào?

Mỗi năm, người lao động sẽ có khoảng 12 - 16 ngày phép, tùy từng công việc khác nhau. Trường hợp không nghỉ phép mà tự nguyện đi làm trong những ngày đó thì người lao động sẽ được trả lương như thế nào?


1. Người lao động có bắt buộc phải nghỉ đủ số phép trong năm?

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ năm sẽ được tính số ngày phép tối thiểu như sau:

Điều kiện, đối tượng lao động

Số ngày phép

Điều kiện bình thường

12 ngày

Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

14 ngày

Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

16 ngày

Phép thâm niên: Cứ làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày phép được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động, lịch nghỉ phép cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quy định nhưng có sự tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho họ.

Tuy nhiên, trên thực tế, để tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp thường quy định lịch nghỉ phép theo hướng linh hoạt phù hợp với nhu cầu của người lao động.

Việc nghỉ phép là quyền của người lao động. Do đó, nếu không có nhu cầu nghỉ theo lịch đã quy định, đồng thời doanh nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng người lao động trong những ngày phép đó thì người lao động hoàn toàn có thể đi làm vào ngày phép.

di lam vao ngay nghi phep
Cách tính lương khi đi làm vào ngày nghỉ phép (Ảnh minh họa)


2. Đi làm vào ngày nghỉ phép, người lao động được trả lương thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đi làm vào ngày nghỉ phép năm sẽ được tính là làm thêm giờ và được trả lương như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lươngít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Theo quy định này, ngoài tiền lương được trả cho ngày nghỉ phép, người lao động còn được tính thêm:

- Làm việc vào ban ngày của ngày phép: Tính thêm 300% lương của ngày làm việc bình thường.

- Làm việc vào ban đêm của ngày phép: Tính thêm 390% lương của ngày làm việc bình thường.

Như vậy, nếu đi làm vào ngày nghỉ phép, người lao động sẽ có cơ hội nhận được đến 490% lương (tính cả lương ngày nghỉ).


3. Bắt nhân viên đi làm dù đã xin nghỉ phép, doanh nghiệp có bị phạt?

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ phép năm sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp đi làm vào ngày nghỉ phép năm được xác định làm thêm giờ.

Theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động, nười sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phải được người lao động đồng ý.

- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng.

- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm; trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được tăng số giờ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.

Theo quy định trên, người lao động không thể bị ép buộc đi làm vào ngày nghỉ phép. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người lao động đó đồng ý.

Trường hợp cố tính bắt ép người lao động đi làm vào ngày nghỉ phép của họ, doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật lao động. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Kết hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022, người sử dụng lao động vi phạm quy định trên là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng; trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi với mức từ 40 - 50 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ phép. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần chú ý gì?

“Học việc” là cụm từ khá quen thuộc đối với các sinh viên năm cuối, các tân cử nhân khi bắt đầu bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 lại không có khái niệm “học việc” mà chỉ có “học nghề” và “tập nghề”. Vậy học nghề là gì, tập nghề là gì?