Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công

Tiền lương luôn là vấn đề được nhiều lao động quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính tiền lương theo ngày để kiểm tra doanh nghiệp có trả đúng cho mình không.

Ý nghĩa của tiền lương theo ngày công

Tiền lương là khoản tiền bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

- Vùng I: 4,18 triệu đồng/tháng;

- Vùng II: 3,71 triệu đồng/tháng;

- Vùng III: 3,25 triệu đồng/tháng;

- Vùng IV: 2,92 triệu đồng/tháng.

(Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP)

Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương khác nhau như trả lương theo thời gian (tháng, ngày, giờ), trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán,… tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tính chất công việc của người lao động.

Tuy nhiên, hình thức trả lương theo ngày được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính tiện ích của nó:

- Chính xác về thời gian làm việc thực tế của người lao động;

- Cơ sở để tính mức phụ cấp, trợ cấp chế độ;

- Căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;

Cách tính tiền lương theo ngày

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công (Ảnh minh họa)


Cách tính tiền lương theo ngày công

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương theo ngày công được xác định theo công thức sau:

Tiền lương

1 ngày

=

Tiền lương tháng

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng

Lưu ý:

- Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

- Doanh nghiệp phải quy định ngày công chuẩn trong hợp đồng lao động, nội quy lao động và thể hiện cách tính lương trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

Ví dụ một số khoản tính theo ngày công

- Tiền lương tháng:

Tiền lương tháng áp dụng chung cho lao động phổ thông tại doanh nghiệp X là 6 triệu đồng/tháng (26 ngày). Anh A là bảo vệ theo giờ hành chính, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tháng 4/2019 có 30 ngày và anh đi làm 22 ngày theo đúng lịch.

Tiền lương tháng 4/2019 của anh A = 6.000.000 : 26 x 22 = 5.076.923 đồng

- Tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt:

Vì không được trả lương đầy đủ nên anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp này, anh A phải báo trước ít nhất 03 ngày, tuy nhiên, anh lại vi phạm 02 ngày.

Do đó, tiền bồi thường anh A phải chịu = 6.000.000 : 26 x 2 = 461.538 đồng

Để nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tiền lương, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.