Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
Nhiều người lao động vì hoàn cảnh hoặc mâu thuẫn quản lý nên đã tự ý bỏ việc mà không biết rằng hành động này vừa trái pháp luật vừa không bảo vệ được quyền lợi của mình. Vậy người lao động phải làm gì để chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật?
Người lao động dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021
Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) dễ dàng hơn so với quy định tại BLLĐ năm 2012. Cụ thể, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng theo một trong các cách sau:
Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với người sử dụng lao động
Do hợp đồng lao động được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên pháp luật cũng tôn trọng quyền của các bên trong việc chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ khoản 3 Điều 34 BLLĐ năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đây được xem là phương án “đẹp lòng” cả đôi bên. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì đó là cách tốt nhất.
Theo cách này, người lao động vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng ý muốn, vừa đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời người sử dụng lao động cũng vui vẻ với sự ra đi này của người lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nếu không tìm được tiếng nói chung với người sử dụng lao động, người lao động có thể chọn cách đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần tuân thủ các quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp được quy định tại Điều 35 BLLĐ năm 2019:
* Người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước trong một số trường hợp:
Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết. Đây là quy định hoàn toàn mới của BLLĐ 2019, trong khi, BLLĐ năm 2012 luôn yêu người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải đảm bảo thời gian báo trước.
* Không thuộc trường hợp trên, người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước
Theo khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho ít nhất:
- Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 - 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ dưới 12 tháng.
Với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Với quy định này, người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động theo thời gian nêu trên là đã đảm bảo đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. Có nhiều cách để người lao động có thể thông báo đến người sử dụng lao động về việc nghỉ làm đó là trực tiếp bằng lời nói, viết đơn xin nghỉ việc, email xin nghỉ việc,…
Như vậy, với BLLĐ năm 2019, dù ký loại HĐLĐ nào thì người lao động không cần lý do chính đáng cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã báo trước đúng thời hạn.
Trong khi đó, theo Điều 37 BLLĐ 2012, chỉ có người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do nêu tại khoản 1 như: Không được bố trí theo đúng công việc, không được trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, quấy rối tình dục,….
Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động từ 2021
Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật người lao động cần biết (Ảnh minh họa)
Nếu chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động để mất quyền lợi gì?
Theo Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động khi chấm hợp đồng trái luật sẽ bị mất những quyền lợi sau:
Không được chi trả trợ cấp thôi việc
Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng luật, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 46 BLLĐ 2019 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên theo, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi về hưu. Với mỗi năm làm việc, người lao động được hưởng nửa tháng tiền lương.
Như vậy, người lao động nếu không muốn mất khoản tiền này thì phải thực hiện theo các cách chấm dứt hợp đồng đúng luật mà bài viết đề cập ở trên.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động
Việc người lao động chấm dứt HĐLĐ phần nào gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu đơn phương phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động sẽ phải bồi thường:
- Nửa tháng tiền lương;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước).
Hoàn trả chi phí đào tạo
Trong quá trình làm việc, người lao động có thể được cử tham gia đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở trong nước hoặc nước ngoài trên kinh phí của người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ phải hoàn trả lại số tiền này cho người sử dụng lao động.
Trên đây là các cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật mà người lao động nên biết để bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật (28/11/2020 19:30)
- Từ 2021, bị sếp mắng chửi được nghỉ việc luôn? (24/11/2020 10:00)
- Tăng thời hạn giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động từ 2021 (11/11/2020 16:12)
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động từ 2021 (29/10/2020 10:00)
- Mức bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật (23/10/2020 10:00)
- Khi nào công ty được đơn phương chấm dứt HĐLĐ? (19/10/2020 19:30)
- 5 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021 (09/10/2020 10:00)
- Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (24/06/2020 19:30)
- Infographic: Các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước mới nhất (18/06/2020 10:30)
- Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19 (16/03/2020 19:30)
- Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất (24/02/2021 10:00)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)
- Mức lương thử việc mới nhất (22/02/2021 10:00)
- Mới: Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 01/3/2021 (19/02/2021 10:00)
- Quy định về phụ cấp lương mới nhất (18/02/2021 13:00)
- Lương ngừng việc của người lao động được tính thế nào? (17/02/2021 10:01)
- Infographic: Lao động nữ mang thai nhận nhiều quyền lợi (28/11/2020 11:00)
- Mẫu email xin thực tập thông minh giúp nắm chắc cơ hội (27/11/2020 14:42)
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc dài hạn không? (27/11/2020 10:00)
- Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay thuyết phục nhất (26/11/2020 13:42)
- Mẫu email xin nghỉ việc khéo léo và những mẹo nhỏ cần biết (25/11/2020 14:30)