Hàng tháng, lương của người lao động bị trừ những khoản nào?

Song song với việc nhận lương, người lao động cũng có nghĩa vụ phải đóng một số khoản bắt buộc. Số tiền này thường được công ty trừ trực tiếp vào lương trước khi trả cho người lao động. Vậy đó là những khoản tiền gì?


1/ Tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) , bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền bằng 10,5% tiền lương.

Cụ thể như sau:

- 8% đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014).

- 1,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

- 1% còn lại được đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Xem thêm: Chi tiết mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động


2/ Tiền đóng đoàn phí khi tham gia công đoàn

Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 ghi nhận:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Theo đó, chỉ đoàn viên công đoàn mới phải đoàn phí. Do đó, nếu là đoàn viên công đoàn thì mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng đoàn phí với mức sau:

Mức đoàn phí/tháng =  1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Mức đóng đoàn phí tối đa = 10% x Mức lương cơ sở = 149.000 đồng/tháng.

Căn cứ: Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016.

Xem thêm: Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn

Các khoản tiền bị trừ trong lương hàng tháng (Ảnh minh họa)


3/ Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế thu nhập các nhân (TNCN) của người lao động.

Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động đều phải đóng thuế TNCN mà chỉ những người có thu nhập cao mới phải đóng thuế.

Nếu không có người phụ thuộc, người có thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế TNCN. Còn nếu có ít nhất 1 người phụ thuộc, người lao động chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với phần thu nhập trên 15,4 triệu đồng/tháng.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được giải thích rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.


4/ Tiền khấu trừ do làm hỏng dụng cụ, thiết bị

Theo Điều 102 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động còn có thể bị khấu trừ lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

Cụ thể, khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

Số tiền này sẽ được trừ hằng tháng vào tiền lương của người lao động nhưng không quá 30% tiền lương thực trả sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là thông tin về các khoản khấu trừ lương​ hàng tháng của người lao động. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến trường hợp của bạn, bấm gọi ngay  1900.6192 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

>> Tiền lương KPI có phải đóng BHXH, thuế TNCN không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục