Gây thiệt hại cho công ty, người lao động phải bồi thường thế nào?

Trong quá trình lao động, dù người lao động vô tình hay cố ý gây thiệt hại tài sản cho công ty đều phải có trách nhiệm bồi thường.

Trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại cho công ty?

Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 đặt ra 02 trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho công ty:

(1) Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản;

(2) Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá mức cho phép.

Người lao động phải bồi thường thiệt hại cho công ty (Ảnh minh họa)


Mức bồi thường bao nhiêu?

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, tùy thuộc vào tình trạng thiệt hại mà người lao động phải bồi thường nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế, cụ thể:

- Bồi thường tối đa 03 tháng lương: Khi sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng.

Việc bồi thường được thực hiện bằng hình khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng sau khi trích nộp các khoản bắt buộc.

- Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường: Khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên;

+ Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động;

+ Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

- Bồi thường theo thỏa thuận: Khi giữa người sử dụng lao động và người lao động có hợp đồng trách nhiệm (thường người sử dụng lao động giao cho người lao động tài sản có giá trị tương đối lớn).

- Không phải bồi thường: Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục.

Trách nhiệm bồi thường cho công ty khi gây thiệt hại là điều tất yếu, không chỉ bảo vệ tài sản cho người sử dụng lao động mà còn bảo đảm, duy trì nề nếp, kỷ luật trong mỗi đơn vị.

Xem thêm:

Gây thiệt hại cho công ty đến mức nào thì bị sa thải?

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục