Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp?

bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp
Trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT, trầm cảm do áp lực công việc không được liệt kê thuộc các danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay.

Và cũng giống như trầm cảm, các loại bệnh liên quan đến tâm lý do áp lực công việc như rối loạn lo âu, suy nhược tâm thần, suy giảm trí nhớ… cũng đều không phải bệnh nghề nghiệp. Người lao động mắc các bệnh trên đều không được hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 10/2012/QH13, 02 điều kiện cần và đủ để bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp bao gồm:

(1) Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp.

(2) Phải thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT.

Theo đó, danh mục 35 nghề nghiệp đang được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay gồm:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp.

2. Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc được hưởng chế độ gì?

Như đã phân tích ở mục 1, trầm cảm và rối loạn lo âu do áp lực công việc không thuộc một trong các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả. Do vậy, theo đúng quy định, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải hỗ trợ hay đóng cho người lao động bất kỳ khoản chi phí nào.

Vì vậy, nếu người lao động bị trầm cảm hay rối loạn lo âu vì áp lực công việc thì có thể tự đàm phán với công ty để xin khoản hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh hoặc chi phí hỗ trợ trong thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe tại nhà.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp không hỗ trợ bất kì khoản chi phí chữa trị hoặc khám bệnh nào, người lao động có thể xin nghỉ điều trị theo chế độ nghỉ ốm dài ngày.

Theo đó, trầm cảm và rối loạn lo âu đều nằm trong danh mục bệnh cần phải điều trị dài ngày theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi nào?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày bao gồm:

- Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải tai nạn lao động cần phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền (nếu ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, nghiện ma túy hoặc bị say rượu thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau dài ngày).

- Phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Người lao động bị thương tật, bệnh tái phát do tai nạn lao động gây nên cần phải nghỉ để khám, chữa bệnh và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

- Người lao động mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành.

bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi nào? (Ảnh minh họa)

4. Chế độ hưởng ốm đau dài ngày đối với người lao động năm 2024

(1) Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ được nghỉ ốm đau dài ngày với thời gian tối đa như sau:

- 180 ngày/năm (bao gồm cả lễ, Tết, cuối tuần).

- Hết 180 ngày mà vẫn cần phải được nghỉ để điều trị thì sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

(2) Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, cách tính mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được quy định như sau:

* Mức hưởng trong 180 ngày đầu:

Mức hưởng 180 ngày đầu = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

* Mức hưởng khi nghỉ quá 180 ngày do cần điều trị thêm:

- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên:

Mức hưởng = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 - dưới 30 năm:

Mức hưởng = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm:

Mức hưởng = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Như vậy, nếu người lao động nghỉ theo chế độ ốm đau dài ngày thì được chi trả mức hưởng 75% tiền lương của tháng đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ trong thời gian tối đa 180 ngày/năm.

Nếu hết 180 ngày mà vẫn cần điều trị thêm thì sẽ chỉ được chi trả từ 50 – 65% tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về vấn đề bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.