Bị nghỉ việc do Covid, được trợ cấp thôi việc hay mất việc?

Tính đến thời điểm hiện tại, do dịch Covid-19 mà nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, thậm chí là giải thể, phá sản. Lúc này người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm?

Được phép cho nhân viên nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng đối với người làm theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (do địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Như vậy, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Khi đó, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Được trợ cấp thôi việc hay mất việc khi bị nghỉ việc do Covid-19?

Được trợ cấp thôi việc hay mất việc khi bị nghỉ việc do Covid-19? (Ảnh minh họa)

Nghỉ việc do dịch, người lao động được trợ cấp

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Cụ thể:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Trong đó:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Do đó, có thể khẳng định, khi bị nghỉ việc do dịch Covid-19, người lao động chỉ được nhận trợ cấp thôi việc mà không được nhận trợ cấp mất việc (với trợ cấp mất việc, mỗi năm làm việc, người lao động được trả 01 tháng tiền lương).

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/4/2020 vừa qua, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hỗ trợ tối đa không quá 03 tháng với mức 01 triệu đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

>> Quyền lợi người lao động bị nghỉ việc vì dịch Covid-19

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.