Thông thường, khi người lao động đủ tuổi, đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) mới được về hưu. Tuy nhiên, đối với một số nghề, công việc, do tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… Nhà nước cho phép người lao động được về hưu trước tuổi.
Điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi
Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, vì thế, điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi cũng có sự thay đổi kể từ ngày này. Cụ thể, điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi (liên quan đến công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) quy định như sau:
Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động
Từ nay đến hết 31/12/2020: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
Từ 01/01/2021 trở đi: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đáp ứng điều kiện về tuổi như sau (căn cứ: Điều 219 Bộ luật Lao động 2019):
Lao động nam
Lao động nữ
Năm về hưu
Tuổi nghỉ hưu
Năm về hưu
Tuổi nghỉ hưu
2021
55 tuổi 3 tháng
2021
50 tuổi 4 tháng
2022
55 tuổi 6 tháng
2022
50 tuổi 8 tháng
2023
55 tuổi 9 tháng
2023
51 tuổi
2024
56 tuổi
2024
51 tuổi 4 tháng
2025
56 tuổi 3 tháng
2025
51 tuổi 8 tháng
2026
56 tuổi 6 tháng
2026
52 tuổi
2027
56 tuổi 9 tháng
2027
52 tuổi 4 tháng
2028
57 tuổi
2028
52 tuổi 8 tháng
2029
53 tuổi
2030
53 tuổi 4 tháng
2031
53 tuổi 8 tháng
2032
54 tuổi
2033
54 tuổi 4 tháng
2034
54 tuổi 8 tháng
2035
55 tuổi
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động
Từ nay đến hết 31/12/2020: Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Từ 01/01/2021 trở đi: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Như vậy, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, pháp luật không giới hạn độ tuổi về hưu như đối với trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động.
163 nghề, công việc được nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa)
Danh mục 163 nghề, công việc được về hưu trước tuổi
Hiện nay, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH, bao gồm:
Lĩnh vực dầu khí
Số TT
Tên nghề hoặc công việc
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc
Điều kiện lao động loại VI
1
Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc.
Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.
2
Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy.
Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.
3
Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.
Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.
4
Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên sa mạc.
Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.
5
Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên đầm lầy.
Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.
6
Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, giàn nhẹ, tàu khoan.
Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.
7
Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở sa mạc.
Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.
8
Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở đầm lầy.
Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.
9
Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.
Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.
10
Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan.
Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung, ồn, hơi khí độc.
11
Chống ăn mòn công trình dầu khí trên vùng sa mạc.
Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.
12
Chống ăn mòn công trình dầu khí vùng đầm lầy.
Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.
Ngoài danh mục nêu trên, Thông tư 15 nêu rõ người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội dung bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh thành được nhiều người quan tâm.
Lương và các chế độ sau khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính là một trong những nội dung đặc biệt được quan tâm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh, thành.