163 nghề, công việc được nghỉ hưu trước tuổi

Thông thường, khi người lao động đủ tuổi, đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) mới được về hưu. Tuy nhiên, đối với một số nghề, công việc, do tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… Nhà nước cho phép người lao động được về hưu trước tuổi.

Điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi

Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, vì thế, điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi cũng có sự thay đổi kể từ ngày này. Cụ thể, điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi (liên quan đến công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) quy định như sau:

Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động


Từ nay đến hết 31/12/2020: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);

Từ 01/01/2021 trở đi: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đáp ứng điều kiện về tuổi như sau (căn cứ: Điều 219 Bộ luật Lao động 2019):

Lao động nam

Lao động nữ

Năm về hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm về hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

2028

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

2029

53 tuổi

2030

53 tuổi 4 tháng

2031

53 tuổi 8 tháng

2032

54 tuổi

2033

54 tuổi 4 tháng

2034

54 tuổi 8 tháng

2035

55 tuổi


Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động

Từ nay đến hết 31/12/2020: Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Từ 01/01/2021 trở đi: Có đủ 20 năm đóng BHXH; Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Như vậy, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, pháp luật không giới hạn độ tuổi về hưu như đối với trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động.

163 nghề, công việc được nghỉ hưu trước tuổi tối đa 5 năm
163 nghề, công việc được nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa)

Danh mục 163 nghề, công việc được về hưu trước tuổi

Hiện nay, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

Lĩnh vực dầu khí

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

2

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

3

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

4

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

5

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

6

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, giàn nhẹ, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

7

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

8

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

9

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

10

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung, ồn, hơi khí độc.

11

Chống ăn mòn công trình dầu khí trên vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

12

Chống ăn mòn công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/08/24/dau_khi_tt15_2408133400.docx

Lĩnh vực lưu trữ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản.

Chịu tác động của bụi, hóa chất, nấm mốc, vi sinh vật có hại.

Lĩnh vực giao thông vận tải

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

2

Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

3

Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

5

Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

6

Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô công vụ của cảng vụ hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô phục vụ tiếp tế, kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đèn biển, luồng hàng hải; đưa đón hoa tiêu hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn.

8

Kiểm tra tàu, thuyền, công trình thuỷ, báo hiệu hàng hải.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của bụi, hơi khí độc.

9

Kiểm tra công trình biển.

Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió.

10

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa phao tiêu, báo hiệu hàng hải.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

11

Quản lý và vận hành các thiết bị báo hiệu hàng hải trên luồng hàng hải, cửa sông, dọc theo các sông có vận tải thuỷ.

Làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung.

12

Công nhân quản lý, vận hành đèn biển.

Làm việc ngoài khơi, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

Điều kiện lao động loại  IV

1

Công nhân quản lý đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

2

Công nhân khảo sát, duy tu, bảo trì đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

3

Công nhân lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của sóng, gió.

4

Thuyền trưởng, máy trưởng làm việc trên tàu công tác quản lý đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của sóng, gió.

5

Nhân viên phục vụ hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Chịu tác động của ồn, điện từ trường.

6

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ra- đa ở các trạm ra-đa trong hệ thống lưu thông hàng hải trên luồng.

Chịu ảnh hưởng của điện từ trường, thường xuyên làm việc trên cao.

7

Công nhân quản lý vận hành luồng hàng hải.

Làm việc theo ca, chịu nhiều ảnh hưởng của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8

Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh, an toàn hàng hải.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường.

Lĩnh vực hóa chất

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất, đóng bao Na2SiF6.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn, nồng độ bụi cao.

Lĩnh vực khoa học công nghệ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân (lò năng lượng, lò nghiên cứu).

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

2

Thực hiện công việc bảo đảm an toàn tại lò phản ứng hạt nhân.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Xem thêm…

Lĩnh vực thể dục thể thao

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận động viên, huấn luyện viên leo núi thể thao.

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc cheo leo, rất nguy hiểm, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Vận động viên, huấn luyện viên mô tô nước.

Làm việc ngoài trời, dưới nước, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Vận động viên, huấn luyện viên dù lượn.

Làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

1

Huấn luyện viên ca nô.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Huấn luyện viên đua thuyền.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Huấn luyện viên cử tạ.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Huấn luyện viên thể dục dụng cụ.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận động viên, huấn luyện viên vũ đạo giải trí.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Huấn luyện viên đấu kiếm.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Vận động viên, huấn luyện viên Pa-tanh (patin).

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Lĩnh vực khai khoáng

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Công nhân trộn, đổ bê tông trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

2

Quan trắc khí mỏ trong hầm lò.

Thường xuyên làm việc trong hầm lò, nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành các thiết bị tuyển than bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển từ trong nhà máy sàng tuyển than.

Thường xuyên chịu tác động ồn cao, bụi, độc hóa chất.

2

Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng sửa chữa ô tô, thiết bị khai thác mỏ.

Công việc thủ công, chịu tác động của ồn, tiếp xúc dầu mỡ và chất thải công nghiệp.

3

Bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ than.

Làm việc ngoài trời, đi lại nhiều, công việc nguy hiểm.

4

Công nhân nạp ắc quy, sửa chữa đèn lò; sửa chữa, cấp phát ắc quy, đèn lò.

Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với chì và axít.

5

Công nhân sửa chữa máy bốc rót than nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc trên cao, công việc nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

6

Thủ kho vật liệu nổ công nghiệp.

Làm việc ngoài lò, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Lĩnh vực tài nguyên môi trường

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên biển, chịu tác động của sóng, gió, ồn cao, rung mạnh.

2

Lặn lấy mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, môi trường đáy biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

Xem thêm…

Ngoài danh mục nêu trên, Thông tư 15 nêu rõ người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ, Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục