Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7335:2004 Sự gây rối loạn đến hoạt động và chức năng hoạt động của con người

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7335:2004

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7335:2004 ISO 9996:1996 Rung động và chấn động cơ học - Sự gây rối loạn đến hoạt động và chức năng hoạt động của con người - Phân loại
Số hiệu:TCVN 7335:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:29/10/2004Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7335:2004

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7335:2004 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7335:2004

ISO 9996:1996

RUNG ĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC - SỰ GÂY RỐI LOẠN ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI - PHÂN  LOẠI

Mechanical vibration and shock - Disturbance to human activity and performance - Classification

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 7335: 2004 hoàn toàn t­ương đ­ương với ISO 9996: 1996.

TCVN 7335: 2004 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 43 SC 1 "Rung động và va chạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

LỜI GIỜI THIỆU

Mục đích quan trọng trong soạn thảo các chỉ dẫn tiêu chuẩn về đo đạc và đánh giá sự tiếp xúc của con người với chuyển động điều hòa tần số thấp, với rung động hoặc chấn động cơ học là để ngăn ngừa sự rối loạn cơ học, suy giảm sinh lý đối với hoạt động có ý thức và thực hiện nhiệm vụ của con người do áp lực hoặc chuyển động lắc tác động.

Các lực rung và chuyển động điều hòa có thể làm giảm tâm trạng thoải mái, khả năng cảm nhận vận động, hoạt động nhận thức và thực hiện nhiệm vụ của cơ thể qua hai con đường chính. Đầu tiên, có thể là trực tiếp hoặc tức thời có những rối loạn, nhiễu loạn cơ học ở bề mặt của điểm tiếp xúc giữa con người và nhiệm vụ hoặc hoạt động của họ, đó là, ở bộ phận đầu vào giác quan hoặc đầu ra liên quan đến các thể hiện của hoạt động. Thứ hai, có thể là sự suy yếu khả năng biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau hoặc là tăng dần theo thời gian, ảnh hưởng đến cả hai mặt hiệu quả và tính an toàn. Những hiệu ứng phụ thuộc vào thời gian, như là một quy luật chung, có thể được dự đoán kèm theo với mức độ thay đổi của trạng thái sinh lý do sức ép lực rung và chuyển động gây ra. Khác với trực tiếp, sự rối loạn hoạt động một cách máy móc, các hiệu ứng sinh lý trung gian có thể bộc lộ một vài hoặc tất cả theo các đặc điểm như sau:

a) Tiềm ẩn (nghĩa là hiệu ứng sau một thời gian có thể bộc lộ rõ ràng theo sự tác động của tác nhân kích thích);

b) Ngư­ỡng (mức kích thích cơ học trung bình nhỏ nhất cần để kích thích có hiệu quả);

c) Quá trình thích nghi hoặc thích ứng (sự giảm bớt hiệu ứng có hại theo thời gian trong môi trường kích thích):

d) Sự dai dẳng trong một thoáng sau khi các tác nhân kích thích đã dịu đi hoặc đã chấm dứt.

Sự chuyển động hoặc rung động t­ương đối của môi trường tiếp nhận xung quanh cũng như của một cá thể nào đó cũng có thể làm ảnh hưởng bất lợi đến trạng thái nhận thức và trạng thái tâm sinh lý (trong thực tế có thể nhầm với chuyển động tần số thấp), và do đó, gây nguy hại đến tính năng hoạt động và tính an toàn.

Trong nhiều tình huống, có thể có nhiều các tác nhân cơ học như vậy tác động cùng một thời điểm gây trở ngại tới hành động của con người. Khi các chuẩn cứ đánh giá sự tiếp xúc của con người với các chuyển động tần số thấp, rung động cơ học, hoặc số là sự duy trì hoạt động không bị suy giảm, khả năng thực hiện nhiệm vụ, tính an toàn, thì sự lượng hóa t­ương đối áp dụng cho các hướng dẫn tiêu chuẩn để đánh giá sự tiếp xúc của con người với các rung động hoặc sốc được thể hiện như những hàm của tần số gia tốc và thời gian tiếp xúc cần phải thay đổi theo hoàn cảnh, và theo dạng hoạt động hoặc nhiệm vụ đang thực hiện trong môi trường cơ học đó.

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7335: 2004

RUNG ĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC - SỰ GÂY RỐI LOẠN ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI - PHÂN LOẠI

Mechanical vibration and shock - Disturbance to human activity and performance - Classircation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này trình bày sự phân loại đơn giản về hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của con người nhạy cảm với chuyển động và rung động. Phân loại này chỉ giới hạn đến sự hoạt động và thực hiện nhiệm vụ theo ý chí của con người đã được biết hoặc được cho là bị rối loạn, bị suy giảm do chuyển động điều hòa hoặc rung động kể cả chấn động liên tục, gián đoạn, nhất thời hoặc lặp đi lặp lại của con người, các bộ phận cấu thành nhiệm vụ hoặc môi trường xung quanh. Phân loại này chỉ áp dụng cho các hoạt động và các nhiệm vụ có chủ ý của con người, áp dụng cho sự nhiễu loạn do chuyển động hoặc rung động được xem như vai trò trung gian do sự tác động cơ học trực tiếp, sự thay đổi sinh lý học (ch­ưa đến mức tổn th­ương) trong cá nhân người chịu tác động, hoặc sự suy giảm cảm giác có thể hồi phục, hoặc xung đột do rung động và chuyển động gây ra.

Tiêu chuẩn này không đề cập rộng đến sự suy giảm hoạt động hoặc chức năng hoạt động kèm theo với mất năng lực do tổn th­ương có liên quan với chuyển động hoặc rung động. Tiêu chuẩn này nhằm trợ giúp một cách cụ thể trong việc hình thành các hướng dẫn tiêu chuẩn dùng cho đánh giá sự tiếp xúc toàn thân thể con người với rung động và chấn động cơ học trong khoảng tần số 0,lHz đến 80Hz, khi sự tối ưu hóa hoạt động và sự thực hiện nhiệm vụ của con người trong môi trường cơ học là chuẩn cứ đánh giá chính.

Chú thích 1: Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các định nghĩa, các thuật ngữ chuyên ngành nhưng chưa được định nghĩa trong các tiêu chuẩn khác về rung động và chấn động, mà được sử dụng cụ thể trong ngành cơ sinh học liên quan đến sự thực hiện nhiệm vụ của con người. Do đó, tiêu chuẩn này bổ sung thêm từ vựng về cơ sinh học trong ISO 5805.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ISO 2041:1990 Vibration and shock - Vocabulary (Rung động và chấn động - Từ vựng).

ISO 5805 Mechanical vibration and shock - Human exposure - Vocabulary (Rung động và chấn động cơ học - Sự tiếp xúc của cơ thể người - Từ vựng).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa trong ISO 2041 và ISO 5805 và các định nghĩa sau đây:

3.1. Hoạt động có ý thức của con người (human volitional activity)

Mọi hoạt động của con người có chủ ý được thực hiện một cách có chọn lọc, nghĩa là vì một mục đích hoặc theo một cách thức mà ngay lập tức không cần thiết cho sự thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, hoặc không cần ra lệnh cho người đó vì sự hiện diện cần thiết của anh ta trong một tình huống hoặc chức năng trong một hệ thống với tư cách nhân viên vận hành.

Chú thích 2: Các ví dụ về hoạt động của con người theo nghĩa này là đi bộ, ăn, đọc, viết hoặc đang cố gắng ngủ trên tầu hỏa, tầu thủy hoặc ph­ương tiện xe cộ khác và đang cố gắng ngủ, nghỉ ngơi, thưởng thức các thú vui chung hoặc thực hiện một công việc tinh xảo nào đó trong một tòa nhà có thể bị rung động hoặc chấn động sinh ra ở bên trong hoặc tác động từ bên ngoài. Sự khác biệt từ sự thực hiện nhiệm vụ có thể khá tốt trong nhiều khung cảnh hoạt động. Ví dụ, một người thủy thủ vì chuyển động dữ dội của tầu đã đi qua bong tầu hoặc trèo lên thang của tầu một cách khó khăn để đi tới hoặc đi khỏi nơi ở của anh ta trong thời tiết xấu khác với những kinh nghiệm đã có của anh ta. Sự nhiễu loạn khi thực hiện nhiệm vụ bắt đầu khi anh ta ở trạm công tác, đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên một người bạn thủy thủ với công việc của anh ta là đi lại trên boong tầu trong khi đang kéo sợi dây chão hoặc vận chuyển thiết bị hoặc vật tư của con tầu sẽ trải qua được nhiễu loạn này trong khi thực hiện nhiệm vụ. (Trong hai trường hợp này, sự nguy hiểm về nghề nghiệp phát sinh khi những tác động do chuyển động của con tầu đến sự chuyển động của người thủy thủ và khả năng tập trung vào cái điều mà anh ta đang làm trở nên đủ nghiêm trọng làm giảm sự an toàn).

3.2. Thực hiện nhiệm vụ (task performance)

Bất kỳ hoạt động nào đã biết hoặc đã thành thạo được tiến hành theo sự đòi hỏi hoặc sự chỉ đạo như là một phần của nhiệm vụ được phân công. Trong tình huống như vậy, bộ phận tiếp nhận chuyển động hoặc chịu tác động rung động đang hoạt động theo năng lực như là nhân viên vận hành, quan sát viên, thanh tra viên, thành viên đoàn thủy thủ, giám sát viên hoặc kiểm sát viên trong một môi trường cơ học, tại đó những ảnh hưởng bất lợi của chuyển động hoặc rung động có thể làm thiệt hại cho hiệu suất, năng suất, sự an toàn hoặc điều gì đó khác của công việc, của quá trình hoặc sứ mệnh.

Chú thích 3: Các ví dụ về sự thực hiện nhiệm vụ theo ý nghĩa này bao gồm công việc lái xe, lái máy bay hoặc lái tầu thuỷ, đứng quan sát hoặc thực hiện một nhiệm vụ được phân công trên boong tàu, vận hành hoặc theo dõi một nhà máy, quy trình công trình công nghiệp hoặc thiết bị, hoặc thực hiện vài nhiệm vụ chuyên môn hóa (ví dụ lắp ráp dụng cụ, kiểm tra chất lượng, vi phẫu thuật, sự khéo léo tinh xảo như chế tạo hoặc sửa chữa đồ trang sức) trong một tòa nhà hoặc kết cấu khác chịu sự nhiễu loạn do rung động hoặc va chạm.

3.3. Hướng vào (afferent)

Liên quan đến các đường dây thần kinh hoặc các tín hiệu nơ ron dẫn truyền thông tin về cơ thể hoặc thông tin về thế giới bên ngoài từ các bộ thu nhận ngoại vi đến hệ thống thần kinh trung ­ương và não.

3.4. Tỉnh táo (arousal)

Trạng thái hoặc mức độ của sự hư­ng phấn và tính lanh lợi của hệ thống thần kinh trung ­ương.

Chú thích 4: Các phần riêng biệt của não và hệ thống thần kinh trung ­ương duy trì và điều tiết trạng thái này để đáp lại với cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Theo lý thuyết đang thịnh hành, có mức tối ưu khi thực hiện nhiệm vụ. Sự tối ưu này không cần thiết phải là tối đa, cả sự dưới mức hoặc quá mức đều có thể làm giảm sự thành thạo khi thực hiện nhiệm vụ (xem 4.3.2.2c).

3.5. Nhân viên vận hành [(human) operator]

Người tham gia vào sự thực hiện nhiệm vụ, được coi như là một thành phần giám sát kiểm tra hoặc chỉ đạo trong một hệ thống hoặc quá trình dẫn tới một đáp ứng động lực đối với các đầu vào và các nhiễu loạn hệ thống.

Chú thích 5: Vì nhiều mục đích trong kỹ thuật có yếu tố con người, sự tồn tại đủ số liệu cho phép nhân viên vận hành (và đã được mẫu hóa bằng toán học) được xem như là yếu tố có thể định lượng hoặc bộ xử lý trong hệ thống "người-máy" (ví dụ người phi công và máy bay).

3.6. Dao động tần số thấp (low-frequency motion)

Chuyển động dao động liên tục hoặc tức thời của các thành phần phổ rung động ảnh hưởng đến con người ở các tần số dưới lHz.

Chú thích 6: Tần số quy ước 1Hz phân cách chuyển động dao động tần số thấp thường được biết như là "rung động" (mặc dù không có sự phân biệt trong vật lý) không được phân chia hoàn toàn và có một ý nghĩa quan trọng nào đó khi con người bị tác động của rung động. Ví dụ, hiện tư­ợng cộng hưởng cơ học trong cơ thể người chủ yếu xảy ra ở các tần số trên 1Hz, trong khi bệnh tật do chuyển động gây ra chỉ là các chuyển động dao động ở các tần số dưới khoảng lHz. Như vấn đề thực tế khác, các thiết bị kiểm quán tính đặc biệt và các kỹ thuật phân tích có thể được dùng để ghi và đánh giá chuyển động tần số rất thấp và biên độ chuyển dịch lớn. Hơn nữa cách ly rung động và kỹ thuật kiểm soát rung động thông dụng (thông thường) chưa thể áp dụng ở các tần số rất thấp.

3.7. Vận động (chức năng hoặc hoạt động) [motor (performance or activity)]

Mô tả về chức năng hoặc kết quả hoạt động của hệ thống cơ - x­ương; qua đó con người điều chỉnh tư thế và hành động thể chất theo thế giới bên ngoài, ví dụ khi sử dụng công cụ, sử dụng bàn phím máy tính, điều khiển xe cộ hoặc giao tiếp với những người khác bằng lời nói hoặc bằng điệu bộ.

3.8. Thần kinh cơ (neuromuscular)

Liên quan đến các cơ bắp (đặc biệt trong khung cảnh thực hiện tính năng hoạt động của con người, các cơ bắp của bộ khung cơ hoặc các cơ "tình nguyện" phục vụ hành động có ý thức, hành động tự ý) và liên quan đến các thần kinh vận động và các trung tâm cao hơn của hệ thần kinh điều khiển chúng.

3.9. Vận động mắt (oculomotor)

Liên quan đến các hoạt động tự nguyện và phản xạ của các nhãn cầu theo hộp sọ, và đến sự phát ra và điều tiết thần kinh cơ các hoạt động của mắt.

3.10. Tư thế chuẩn (reference posture)

Trong ngành động lực học sinh học, sự định hướng theo ý niệm và tư thế của thân thể con người được xem như vật tiếp nhận rung động và va chạm cơ học.

3.11. Sự cảm nhận (sensory)

Liên quan đến các cơ quan và các cơ cấu sinh lý nhờ đó não người tiếp nhận thông tin ("đầu vào") về thế giới, tạo cho con người có thể biết, quan hệ và tác động đến thế giới bên ngoài bằng hành động có chủ ý. Các cơ quan cảm nhận và các cơ cấu thần kinh cũng phục vụ chức năng bên trong; chức năng đó có thể có ý thức hoặc vô ý thức, cho phép cơ thể sống theo dõi và phản ứng theo trạng thái sinh lý riêng của nó và theo những thay đổi nảy sinh trong trạng thái đó ra từ những nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

Chú thích 7: Chuyển động và rung động tần số thấp được tiếp nhận bằng một loạt các giác quan và cơ quan cảm nhận. Những cơ quan này gồm mắt, cơ quan tiền đình (cân bằng) của tai trong và một loạt các cơ quan vi mô (các bộ tiếp nhận cơ học) được phân bố trong các mô khắp toàn cơ thể sống tạo ra tín hiệu thay đổi áp suất sức căng, vị trí chuyển động rung. v.v... Các cơ quan cảm nhận đặc biệt, như nghe (thính giác) và nhìn (thị giác), cũng cung cấp các thông tin rung động và chuyển động cho não trong nhiều trường hợp.

3.12. Vận động cảm nhận (sensorimotor)

Trong khuôn khổ ngành động lực sinh học, là vận động liên quan tới đầu vào của thông tin cảm nhận tới, và ảnh hưởng tới hành vi vận động (đầu ra) của chức năng người vận hành trong một môi trường động lực học.

3.13. Hội chứng sopite (sopite syndrome)

Trạng thái ngủ, uể oải, ngủ gà ngủ gật không chủ ý do bị ảnh hưởng của chuyển động hoặc rung động.

3.14. Tiền đình (vestibular)

Liên quan đến các cơ quan cân bằng một phần của tai trong), trong tai trong, và liên quan đến các kết nối chức năng với não và hệ thần kinh trung ­ương.

3.15. Có ý thức (volitional)

Bằng luyện tập hoặc chỉ đạo ý chí. Dùng cho hoạt động vận động của con người (kể cả thực hiện nhiệm vụ), được thực hiện như kết quả luyện tập của ý thức, nghĩa là hành động phản xạ một cách không tự động hoặc như là một hành động phản xạ không có ý thức.

4. Phân loại

4.1. Các loại hoạt động và thực hiện nhiệm vụ

Sự phân loại bao gồm các loại hành động đã biết hoặc đã thành thạo của con người, được đưa ra trong 3.1 và 3.2, hoạt động có ý thức hoặc thực hiện nhiệm vụ.

4.2. Các loại và các dạng hoạt động có thể bị ảnh hưởng do chuyển động hoặc rung động

4.2.1. Tiếp nhận thông tin

4.2.1.1. Hệ thống thị giác

a) Phát hiện bằng kích thích thị giác (tín hiệu)

b) Phát hiện bằng vận động thị giác;

c) Phân giải thị giác (độ tinh xảo)

d) Các chức năng thị giác khác (ví dụ sự phân biệt mầu sắc)

4.2.1.2 Các hệ thống cảm nhận khác

a) Thính giác

b) Hệ thống tiền đình

1) Cảm nhận về sự cân bằng và định hướng

2) Cảm nhận sự vận động tần số thấp

c) Các cơ quan tiếp nhận cơ học phân bố

1) Cảm nhận độ rung.

2) Cảm nhận trọng lực và lực hấp dẫn.

3) Cảm nhận vị trí các cơ quan trong cơ thể.

4) Cảm nhận lực/sức mạnh.

4.2.2. Xử lý thông tin trung tâm (chức năng nhận thức)

4.2.2.1. Nhận biết kiểu dáng bằng thị giác

4.2.2.2. Tìm kiếm bằng thị giác

4.2.2.3. Cảm nhận không gian và hướng

4.2.2.4. Nhận biết và xử lý giọng nói và các tín hiệu âm thanh khác

4.2.2.5. Sự thận trọng (hình ảnh và âm thanh) và tập trung

4.2.2.6. Cảm nhận thời gian và ước tính

4.2.2.7. Sự tính toán bằng trí não

4.2.2.8. Lập luận

4.2.2.9. Các chức năng nhận thức khác

4.2.3. Thực hiện hoạt động và nhiệm vụ bên ngoài (chức năng vận động)

4.2.3.1. Chức năng theo tư thế tĩnh

a) Tính ổn định của tư thế/định hướng toàn thân (hoặc đầu)

b) Duy trì dáng dấp cố định của tứ chi

4.2.3.2. Chức năng theo tư thế động (chuyển động)

a) Các kỹ năng vận động (vận động con người, mang vác, cầm nắm và điều khiển bàn đạp mà vẫn theo đường đi)

b) Các KT năng vận động khéo léo (khéo tay)

c) Diễn đạt lời nói

4.3. Cơ chế suy giảm của sự rối loạn hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của con người do vận động và rung động tần số thấp

4.3.1 Can thiệp cơ học trực tiếp

4.3.1.1. Làm rối loạn hoặc làm giảm đầu vào cảm giác từ nhiệm vụ công việc hoặc hoạt động

a) Do sự chuyển chỗ rung động vào đầu, mắt hoặc các cấu trúc cơ quan thị giác bên trong.

Chú thích 8: Những ảnh hưởng này (ví dụ tầm nhìn bị mờ) đặc biệt kèm theo với các hiện t­ượng cộng hưởng đến 30Hz trong cấu trúc chính của cơ thể. Do vậy, ảnh hưởng có khuynh hướng tác động ngay, thể hiện một cách rõ ràng sự phụ thuộc tần số, mối quan hệ t­ương hỗ với thời lượng của sự kích thích cơ học.

b) Do thay đổi t­ương đối dao động của môi trường  hiển thị hoặc tại điểm chú ý (dao động gián tiếp) (ví dụ dao động của kim trên cân, làm cho khó đọc số chỉ của thang đo).

4.3.1.2. Sự rối loạn hoặc suy giảm đầu ra cơ vận động của con người (đầu vào cho hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ)

Ví dụ:

a) Bằng can thiệp cơ học với một quá trình vận động uyển chuyển bằng phẳng hoặc bằng sự thay đổi dao động điểm tiếp xúc của con người với nhiệm vụ (ví dụ tay/ghi đông, chân/bàn đạp, ngón tay/bàn phím).

b) Do bị tuột khỏi các đôi tư­ợng hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của con người (ví dụ các vật thể lung lay hoặc di động mà người đó có ý định cầm giữ hoặc nhặt lấy)

c) Do nhầm lẫn tức thời trong các dự đoán khách quan về vị trí, trọng lượng hoặc vùng tải được nâng hoặc di chuyển (ví dụ trên một tầu đang đi).

d) Sự méo khi phát âm do rung động (lời nói).

4.3.2. Ảnh hưởng gián tiếp hoặc trung tâm

Chú thích 9: Các ảnh hưởng đóng vai trò trung gian về mặt sinh lý học của vận động và dao động có thể kéo dài trong các khoảng thời gian khác nhau (từ vài phút cho đến vài ngày) sau khi rối loạn cơ học gây buồn nôn đã bị ngừng.

4.3.2.1. Sự suy yếu cảm giác và cảm nhận đầu vào

a) Do sự rối loạn chức năng thị giác

1. Do sự mất ổn định gây ra bởi sự vận động của tế bào điều khiển thị giác (ví dụ chứng giật cầu mắt)

2. Do những thay đổi chức năng thị giác (ví dụ độ nhậy cảm mầu sắc hoặc tương phản) ở mức độ cảm nhận.

b) Do sự suy giảm chức năng nghe

1. Do lấp tiếng nói hoặc các tín hiệu âm thanh khác bằng rung động tần số thấp - gây ra tiếng ồn.

2. Do sự tăng ng­ưỡng nghe tạm thời (thay đổi ng­ỡng nghe tạm thời) ở cấp độ cơ quan tiếp nhận.

c) Do sự lấp hoặc làm suy giảm cảm giác độ rung

1. Do tăng ng­ưỡng nghe, sự méo hoặc che lấp các tín hiệu hướng tới các cơ quan tiếp nhận độ rung.

2. Do sự mệt mỏi của cơ quan cảm nhận.

d) Do sự suy giảm hoặc rối loạn chức năng tiền đình (dẫn đến mất ổn định hoặc rối loạn tư thê).

e) Do sự suy giảm, xáo trộn hoặc chiếm trước chức năng của các cơ quan tiếp

nhận kích thích cơ học (cơ, gân và khớp) và các dây thần kinh kết hợp (bao gồm phản xạ) điều khiển các tư thế hoạt động.

f) Do sự suy giảm cảm giác kèm theo với các nhân tố gây căng thẳng khác đang đồng thời có mặt trong môi trường vận động hoặc môi trường rung động (ví dụ: tiếng ồn, sức nóng, ánh sáng chói).

4.3.2.2 Sự suy giảm của chức năng nhận thức (trung tâm xử lý thông tin bằng não) và sự chú ý

a) Rối loạn do xung đột nhận thức và sự mất tập trung

1. Mất tập trung nhận thức do rung động và tiếng ồn

2. Các rối loạn xung đột nhận thức do vận động gây ra

i) Mất định hướng trong không gian

ii) Buồn nôn do vận động

Chú thích 10: Buồn nôn do vận động (thường được gọi là say máy bay, say tầu xe v.v, theo từng hoàn cảnh) là một loại rối loạn thông thường và đôi khi khá trầm trọng nhưng có thể hồi phục được (về mặt sinh lý học) đặc biệt là khi kết hợp với sự tiếp xúc theo thực tế hoặc vận động dao động nhận thức trong giải tần từ 0, lHz đến lHz. Một hoặc vài dấu hiệu triệu chứng (có hoặc không nôn mửa) có thể làm cho người bệnh đau đớn. Trong các trường hợp trầm trọng buồn nôn đo vận động sẽ ngay lập tức phá vỡ động cơ, sự tập trung, hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân hoặc của cả nhóm, nhưng trong trường hợp ít trầm trọng hơn với dấu hiệu biểu hiện trước, thì một câu hỏi vẫn còn để ngỏ là liệu sự thực hiện chức năng nhiệm vụ của từng người có bị giảm sút cho tới khi các hoạt động bị gián đoạn hoặc chấm dứt không. Việc thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (ví dụ công việc của một ban trên tầu) có thể bị chậm trễ hoặc bị suy giảm do sự tiêu hao tính năng hoạt động trong thủy thủ đoàn. Buồn nôn làm người bị say tầu xe đau đớn theo cách thức riêng biệt đối với từng người. Hầu hết người bị say tầu xe đều có thể tăng cư­ờng được sức chịu đựng do tiếp xúc tiếp tục hoặc lặp lại với tác nhân kích thích gây nôn (làm quen dần) .

b) Hội chứng Sopite

c) Sự thay đổi mức tỉnh táo

Chú thích 11: Theo một lý thuyết hiện được chấp nhận rộng rãi, nhân viên vận hành - điều khiển thực hiện tốt nhất (đặc biệt là các nhiệm vụ về trí não như sự

cảnh giác) ở mức tối ưu sự tỉnh táo đối với nhiệm vụ  và trạng thái sinh lý cá nhân (không nhất thiết là tối đa). Trạng thái tỉnh táo hoặc "cảnh giác" của một cơ thể sống được duy trì và điều chỉnh bằng hệ thống mô lư­ới kích hoạt gia tăng của não bộ: đó là một chức năng cất yếu đối với hoạt động tỉnh táo của não trước. Tuy nhiên, tỉnh táo quá mức có thể dẫn đến việc thực hiện thất thường và sai lệch trong một số chức năng nhất định. Mặt khác, sự suy yếu dần mức tỉnh táo cũng có thể đẫn đến việc thực hiện yếu kém, (ví dụ như tăng các lỗi bỏ qua nhiệm vụ cảnh giác), trong trường hợp này do sự mệt mỏi, không chú ý hoặc ngủ trong khi làm việc. Sự mệt mỏi và uể oải đã được xác định cụ thể là hội chứng Sopite khi kết hợp với vận động tần số thấp (dưới 1 Hz) như thường thấy khi đi trên tầu. Cơ sở thần kinh học của hội chứng Sopite, và mối quan hệ của nó với sự ốm đau thông thường vẫn là một câu hỏi mở đối với khoa học sinh lý học.

d) Hệ quả của sự mệt mỏi

1. Suy nghĩ rời rạc, ngắt quãng dẫn đến các trì hoãn xử lý trí não hoặc các lỗi trong tính toán hay lập luận.

2. Không chú ý và bỏ sót các lỗi.

3. Mất động cơ làm việc và gia tăng tính lãnh đạm hoặc khuynh hướng rút lui khỏi nhiệm vụ được giao.

4. Mất sáng suốt hoặc thiếu chính xác trong lời nói và cảm nhận (tác động đến độ tin cậy khi giao tiếp).

Chú thích 12: Thuật ngữ "mệt mỏi" sử dụng ở đây là một trạng thái của con người được các nhà sinh lý học, tâm lý học và các chuyên gia về vận động cơ học của con người định nghĩa chính xác từ những năm đầu của thế kỷ này như là một thực thể chủ quan ảnh hưởng đến động lực thực hiện một nhiệm vụ hoặc tiếp tục hoạt động theo ý chí liên tục, nó bao gồm cả mệt mỏi về "tâm thần" (mệt mỏi, muốn bỏ việc để ngủ hoặc nghỉ ngơi) và cảm giác toàn thân kiệt sức (mà khi trải qua rồi thì tỉnh táo hoàn toàn và không còn cảm giác mệt mỏi). Một cách khách quan, mệt mỏi đã từng được định nghĩa như là sự kết hợp của sự suy giảm sinh lý có quan hệ với thời gian (có thể phục hồi) làm giảm tính năng hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của con người.

4.3.2.3. Suy giảm sự thực hiện nhiệm vụ (đầu ra vận động)

a) Sự run rẩy, mất ổn định tư thế, dáng đi lảo đảo hoặc các nỗ lực vận động khác của cơ bắp, và các dấu hiệu biểu hiện rõ khác của chức năng điều khiển cơ thần kinh bị suy yếu.

b) Mất tính sáng suốt, thiếu chính xác và năng lực khi nói (làm ảnh hưởng độ tin cậy khi giao tiếp)

c) Suy giảm hoặc mất khả năng chuyển tải những thu nhận (học hỏi được) về kỹ năng vận động đã học được

Chú thích 13: Như là một quy tắc chung, tác động cơ học trực tiếp của chuyển động hoặc dao động tần số thấp lên hoạt động của con người là rất mạnh (gia tốc), phụ thuộc vào tần số, và không quá phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc. Đó là do bản chất cơ học của những tác động này (không phải trung gian sinh lý học), và thực tế là chúng thường liên quan đến các đặc tính động học của cơ thể như là một thông số gộp (chung) của hệ giảm chấn (ít nhất là đối với các tần số dưới 50Hz). Vì vậy, các tác động cơ học trực tiếp (ví dụ tầm nhìn bị mờ), đặc tr­ưng là sự bắt đầu mạnh ngay với tác động của vận động hoặc dao động gây rối loạn, kéo dài t­ương đối ổn định với vận động tiếp tục kéo dài, một cách rất đơn điệu với các thay đổi trong cư­ờng độ dao động, và dừng lại khi ngừng tác động cơ học. Mặt khác, các tác động trung tâm hay sinh lý học trung gian của vận động dao động khi thực hiện nhiệm vụ thường là không liên quan rõ ràng với tần số dao động, là thứ phụ thuộc nhiều hơn vào một hàm số tổng hợp của thời gian tiếp xúc và điều kiện của tác động.

4.4. Quãng thời gian suy giảm

Với ngoại lệ đã biết về say do chuyển động (tầu, xe - một phản ứng chỉ với các vận động gây buồn nôn trong giải tần 0,1 đến 1 Hz), sự suy giảm của hoạt động nhận thức và thực hiện nhiệm vụ "trung tâm" có thể xảy ra với c­ường độ cao trong phạm vi rộng của tần số dao động (ít nhất 10 octa). Hơn nữa, những tác động này (ví dụ suy giảm trong trường hợp mất ngủ hoặc suy nghĩ) thường tự không biểu hiện (và thật khó đánh giá) cho đến khi vận động ở mức đủ cao và việc thực hiện nhiệm vụ lúc đã được tiến triển một thời gian (hàng giờ), và một khi biểu hiện, sự suy giảm có khuynh hướng xấu đi theo thời gian, trừ khi có sự luyện tập hoặc thích ứng với vận động đó hoặc có sự cảnh giác hoặc một sự kiện hay nhân tố xuất hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, một số tác động sinh lý nhất định của vận động dao động (ví dụ mệt mỏi, mất ổn định tư thế, buồn nôn và mất động cơ hoạt động sau đó) không biến mất đi đột ngột với sự chấm dứt vận động gây buồn nôn nhưng lại có khuynh hướng dai dẳng (vài phút tới cả giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày trong các trường hợp trầm trọng) sau khi vận động dao động đã ngừng. Vì lý do này, tính năng hoạt động của một người bị tác động có thể vẫn bị suy giảm thậm chí sau khi tầu đã cập bến hay máy bay đã hạ cánh sau chuyến đi gian nan.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6964-1: 2001 (ISO 2631-1) Rung động và chấn động cơ học - Đánh giá tiếp xúc rung toàn thân của cơ thể người - Phần 1: Những yêu cầu chung.

[2] ISO 6897:1984 Guidelines for the evaluation of the reponse of occupants of fixed structures, especially buildings and off-bhore structures, to low-frequency horizontal motion (0,063 to 1 Hz). (Nguyên tắc đánh giá phản ứng rung của con người trong các kết cấu xây dựng cố định, đặc biệt đối với các công trình xây dựng và các kết cấu trên biển chịu tác động của chuyển động lắc ngang (0,063 đến 1Hz).

[3] ISO 7962:1987 Mechanical vibration and shock - Mechanical transmissibility of the human body in the z direction. (Rung động và chấn động cơ học - Lan truyền cơ học trong cơ thể người theo ph­ương Z.)

[4] ISO 8727 Mechanical vibration and shock - Human exposure – Biodynamic coordinate systems. (Rung động và chấn động cơ học - Sự tiếp xúc của cơ thể người - Hệ tọa độ sinh học).

[5] Griffin, M.J: Handbook of Human vibration. Academic Press, London and New York, 1990 (Sổ tay về rung động của cơ thể người. NXB Thông tấn Hàn lâm, Luân đôn và Niu-ooc).

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi