Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6507-3:2005 ISO 6887-3:2003 Chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật trong thuỷ sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6507-3:2005
Số hiệu: | TCVN 6507-3:2005 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thực phẩm-Dược phẩm | |
Ngày ban hành: | 17/02/2006 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6507-3:2005
ISO 6887-3:2003
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI – CHUẨN BỊ MẪU THỬ, HUYỀN PHÙ BAN ĐẦU VÀ CÁC DUNG DỊCH PHA LOÃNG THẬP PHÂN ĐỂ KIỂM TRA VI SINH VẬT - PHẦN 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỤ THỂ ĐỂ CHUẨN BỊ CÁC MẪU THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN
Microbiology of food and animal feeding stuffs – Preparation of test samples, initial suspension and decimal dilutions for microbiological examination - Part 3: Specific rules for the preparation of fish and fishery products
CẢNH BÁO – Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các chất liệu, thiết bị và các thao tác nguy hiểm. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn qui định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản và huyền phù của chúng để kiểm tra vi sinh vật khi đòi hỏi các mẫu phải được chuẩn bị khác với phương pháp mô tả trong TCVN 6507 – 1 (ISO 6887). TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1) qui định các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật.
Tiêu chuẩn này chỉ mô tả các phương pháp chuẩn bị mà có thể áp dụng đồng thời cho một số loại vi sinh vật. Tiêu chuẩn không bao gồm phương pháp chuẩn bị chỉ áp dụng cho việc phát hiện và/hoặc định lượng một vi sinh vật đơn lẻ trong khi phương pháp chuẩn bị này đã được mô tả trong tiêu chuẩn liên quan đến loại vi sinh vật đó, ví dụ như Vibrio parahemolyticus.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho thủy sản, động vật có vỏ và các sản phẩm của chúng ở dạng nguyên liệu đã chế biến, đã nấu chín hoặc đông lạnh, như sau:
a) Cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các loại khác dạng nguyên liệu, bao gồm:
- cá nguyên con còn đầu và đã moi ruột hoặc philê, có da hoặc không da;
- cá muối, xông khói khô hoặc ngâm muối;
- động vật chân đầu nguyên con hoặc thái miếng;
động vật giáp xác nguyên con bao gồm tôm nước ngọt, động vật thân mềm, tôm hùm, cua và tôm Nauy;
- loài động vật chân bụng, động vật hai mảnh vỏ, động vật da gai, động vật có vỏ tươi sống và
- ốc sên;
b) Cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các loại khác dạng chế biến, bao gồm:
- cá hoặc động vật có vỏ đã làm khô, xông khói, ướp mặn, muối, ngâm muối và tẩm bột;
- cá nguyên con hoặc philê còn da hoặc bỏ da đã chế biến;
- surimi và món ăn chế biến sẵn từ cá;
- động vật giáp xác và động vật thân mềm, nguyên con hoặc bỏ vỏ, và thịt của động vật giáp xác và thân mềm;
- cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, dưa biển, động vật chân bụng, động vật có vỏ và sản phẩm từ ốc sên, đã nấu chín.
c) Cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các loại khác dạng khối hoặc dạng khác được làm đông lạnh, bao gồm:
- cá, cá philê và cá miếng;
- tôm nguyên con và bỏ vỏ;
- cua;
- động vật chân đầu, và
- động vât có vỏ đã bỏ vỏ và ốc sên đã được bỏ vỏ và nấu chín.
CHÚ THÍCH 1: Sữa và sản phẩm sữa xem TCVN 6263 (ISO 8261).
CHÚ THÍCH 2: Mục đích của phép phân tích được thực hiện trên các mẫu thử này có thể là để kiểm tra vệ sinh hoặc kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên,các kỹ thuật lấy mẫu được qui định trong tiêu chuẩn này liên quan chính đến kiểm tra vệ sinh (trên mô cơ).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6507 – 1 : 2005 (ISO 6887 – 1 : 1999), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật – Phần 1: Các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân.
TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn chăn nuôi. Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
mẫu đã được chuẩn bị để gửi đến phòng thử nghiệm và được dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm.
[ISO 7002]
3.2
phần mẫu thử (test portion)
mẫu đại diện đã được định lượng (theo thể tích hoặc khối lượng) lấy từ mẫu phòng thử nghiệm dùng để chuẩn bị huyền phù ban đầu.
3.3
huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng ban đầu) [initial suspension (primary dilution)]
huyền phù, dung dịch hoặc nhũ tương thu được sau khi cân hoặc đong một lượng sản phẩm cần kiểm tra (hoặc mẫu thử được lấy từ sản phẩm) đã được trộn, thông thường, với một lượng dung dịch pha loãng lớn gấp chín lần để cho các hạt to lắng xuống, nếu có.
3.4
dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo (further decimal dilutions)
các huyến phù hoặc các dung dịch thu được bằng cách trộn một thể tích xác định của huyền phù ban đầu (3.3) với thể tích pha loãng lớn gấp chín lần và bằng cách lặp lại thao tác này với các độ pha loãng tiếp theo cho đến khi thu được các dãy dung dịch pha loãng thập phân thích hợp để cấy trong môi trường.
4. Nguyên tắc
Chuẩn bị huyền phù ban đầu (3.3) sao cho thu được sự phân bố các vi sinh vật trong mẫu thử càng đồng đều càng tốt.
Chuẩn bị huyền phù tăng sinh sơ bộ hoặc huyền phù tăng theo cách tương tự, sử dụng môi trường được khuyến cáo bởi phương pháp phân tích liên quan, trừ các trường hợp cụ thể liên quan đến từng nhóm sản phẩm trong tiêu chuẩn này.
Nếu cần, chuẩn bị các dung dịch pha loãng thập phân (3.4) sao cho giảm bớt lượng vi sinh vật có một trong đơn vị thể tích, để sau khi ủ có thể quan sát được có hay không có sự phát triển của chúng (trong trường hợp môi trường lỏng) hoặc đếm được các khuẩn lạc (trên các đĩa thạch), như trong tiêu chuẩn riêng qui định.
Để giới hạn phạm vi đếm đến khoảng đã định, hoặc nếu dự đoán được số vi sinh vật cao, thì có thể cấy chỉ các dung dịch pha loãng cần thiết (ít nhất hai độ pha loãng liên tiếp) để thu được số đếm theo công thức tính trong TCVN 6404 (ISO 7218).
5. Dịch pha loãng
5.1. Nguyên liệu cơ bản
Xem TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1).
Khi kiểm tra nguyên liệu cá biển chưa chế biến,về hệ vi sinh vật biển tự nhiên (ưa mặn), khuyến cáo sử dụng ví dụ như dung dịch natri clorua 3,5% đến 4% (tương tự nồng độ muối trong biển).
5.2. Dịch pha loãng thường dùng
5.2.1. Dung dịch muối pepton
Xem 5.2.1 của TCVN 6507 – 1: 2005 (ISO 6887 – 1: 1999).
5.2.2. Dung dịch đệm pepton
Xem 5.2.2 của TCVN 6507 – 1: 2005 (ISO 6887 – 1: 1999).
5.3. Dịch pha loãng dùng cho các mục đích đặc biệt
5.3.1. Dung dịch muối pepton với Bromocresol tía
5.3.1.1. Thành phần
Dung dịch muối pepton (xem 5.2.1) 1000 ml Bromocresol tía (dung dịch cồn 0,04%, ví dụ như rượu etanol 0,1 ml |
5.3.1.2. Chuẩn bị
Cho 0,1 ml Bromocresol tía vào 1 000 ml dung dịch muối pepton (5.2.1).
5.3.1.3. Sử dụng
Dung dịch này có thể được dùng trong các sản phẩm giàu axit nhất định sao cho có thể điều chỉnh được pH mà không cần sử dụng que thử pH vô trùng (xem 8.2).
Bromocresol tía có màu vàng ở pH axit, chuyển sang màu tía khi pH trên 6,8.
5.3.2. Dung dịch pepton
5.3.2.1. Thành phần
Pepton từ casein 1 g Nước 1 000 ml |
5.3.2.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trên trong nước, đun nóng nếu cần.
Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng là 7,0 ± 0,2 ở 25 0C, nếu cần.
5.3.2.3. Sử dụng
Dung dịch này có thể được dùng cho động vật hai mảnh vỏ, loài chân bụng và các loại động vật có vỏ khác (xem [1]).
CHÚ THÍCH: Các nghiên cứu có sẵn hiện nay cũng không chỉ rõ ràng, chỉ dung dịch này có thể được sử dụng cho động vật hai mảnh vỏ, loài chân bụng và các loại động vật có vỏ khác. Dịch pha loãng thường dùng, dung dịch muối pepton (5.2.1) cũng có thể sử dụng được, vì nó đã cho các kết quả có thể chấp nhận được cho loại sản phẩm này (xem [2] và [3]).
5.4 Phân phối và khử trùng dịch pha loãng
Xem 5.4 của TCVN 6507-1 : 2005 (ISO 6887-1 : 1999).
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị thí nghiệm vi sinh thông thường [xem TCVN 6507-1 : 2005 (ISO 6887-1 : 1999). TCVN 6404 (ISO 7218)] và cụ thể là:
6.1. Bộ đồng hóa
6.1.1. Bộ đồng hóa quay (bộ trộn).
Xem TCVN 6404 (ISO 7218). Nếu sử dụng mẫu thử lớn thì nên dùng cốc 1 lít.
6.1.2. Bộ đồng hóa kiểu nhu động
Xem TCVN 6404 (ISO 7218).
6.2. Kéo, dao, dao mổ động vật hai mảnh vỏ và dao mổ rộng bản vô trùng.
6.3. Kẹp (loại nhỏ và loại to), dao bay và thìa vô trùng
6.4. Các dụng cụ vô trùng, dùng để tách vỏ (dao đặc biệt, búa, kìm, kẹp bằng ôtô điều chỉnh được…)
6.5. Bàn chải cứng nhỏ, dùng để làm sạch vỏ.
6.6 Khoan điện, được gắn với mũi khoan vô trùng bằng gỗ (đường kính 14 mm hoặc 16 mm).
7. Chuẩn bị mẫu
7.1 Sản phẩm đông lạnh
Sản phẩm được bảo quản đông lạnh cần đưa về trạng thái phù hợp để lấy mẫu; nghĩa là bảo quản ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) tối đa là 3h, hoặc ở 2 0C ± 2 0C tối đa là 24h. Sau đó mẫu được thử nghiệm càng sớm càng tốt. Xem 9.3 của TCVN 6507-1 : 2005 (ISO 6887 - 1 : 1999).
Nếu khi lấy mẫu, sản phẩm vẫn còn đông lạnh, thì có thể sử dụng một ít dịch pha loãng ở nhiệt độ phòng thử nghiệm để làm tan băng.
7.2. Sản phẩm cứng và sản phẩm khô
Đối với các sản phẩm cứng hoặc sản phẩm khô thì không đồng hóa trong bộ đồng hóa quay (6.1.1) quá 2,5 phút một lần.
Đối với các sản phẩm cứng và khô hoặc không đồng nhất, có thể cần phải xay hoặc nghiền mẫu phòng thử nghiệm. Trong trường hợp này, tránh để nhiệt độ tăng quá, không xay hoặc nghiền quá 1 phút.
7.3 Sản phẩm dạng lỏng và sản phẩm không sánh đặc
Trước khi phân tích, mẫu thử cần được lấy sau khi lắc bằng tay [ví dụ, lắc 25 lần theo hình cung 25 cm, xem TCVN 6263 (ISO 8261) hoặc bằng dụng cụ cơ học để đảm bảo rằng các vi sinh vật đã phân bố đều.
7.4 Sản phẩm không đồng nhất
Đối với các sản phẩm không đồng nhất (chứa nhiều phần của các thực phẩm khác nhau), thì việc lấy mẫu cần được thực hiện bằng cách lấy các ước số của từng thành phần đại diện cho các phần trong sản phẩm ban đầu.
Cũng có thể đồng hóa toàn bộ mẫu phòng thử nghiệm để lấy được mẫu thử đồng nhất.
Có thể cần phải xay hoặc nghiền mẫu phòng thử nghiệm. Trong trường hợp này, để tránh nhiệt độ tăng quá, không xay hoặc nghiền quá 1 phút.
8. Cách tiến hành
8.1. Yêu cầu chung
Tất cả các việc chuẩn bị và các thao tác bằng tay cần được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật vô trùng tốt và dùng dụng cụ vô trùng để tránh nhiễm bẩn vi sinh vật cho mẫu từ các nguồn bên ngoài. Xem TCVN 6404 (ISO 7218).
Nêu rõ qui trình đã sử dụng để phân tích trong báo cáo thử nghiệm nếu khác với qui trình mô tả trong tiêu chuẩn này.
8.2. Trường hợp chung đối với các sản phẩm giàu axit
Điều quan trọng khi sử dụng huyền phù của các sản phẩm giàu axit là phải đảm bảo pH được đưa về trung tính. Việc sử dụng dịch pha loãng với chất chỉ thị pH bổ sung (5.3.1) có thể tránh được việc sử dụng que thử pH vô trùng: thêm natri hydroxit (NaOH) để trả lại màu của huyền phù cho đến khi chất chỉ thị bắt đầu đổi màu.
Về sử dụng các dịch pha loãng đệm, việc bổ sung NaOH thường cần thiết để tăng khả năng đệm của thành phần kiềm. Nồng độ NaOH được bổ sung phụ thuộc vào độ axit của sản phẩm. Nồng độ thích hợp nhất (ví dụ 0,1 mol/l hoặc 1 mol/l) là nồng độ gần với tỷ lệ 1 với 9 dịch pha loãng.
8.3. Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (ví dụ tổng khối lượng chất béo trên 20 % )
Việc sử dụng dung dịch pha loãng với sorbitan monoleat được bổ sung từ 1 g/l đến 10 g/l (Tween 80) ước chừng theo các mức chất béo (ví dụ, ở hàm lượng chất béo 40 % thì bổ sung 4 g/l) có thể làm tăng nhũ hóa trong quá trình huyền phù hóa.
9. Cách tiến hành cụ thể
9.1. Cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các loại khác dạng nguyên liệu
9.1.1. Cá tươi nguyên con
Mang, ruột và hậu môn cần được bọc bằng vải sợi vô trùng, được ngâm trong cồn 70 %. Lấy một miếng mẫu hình khối từ cơ lưng, thái và nghiền nhỏ trong dịch pha loãng (5.2).
9.1.2. Cá thái lát, cá philê và cá miếng
Xử lý theo TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1).
9.1.3. Động vật chân đầu nguyên con và thái lát
Dùng kẹp (6.3) và dao (6.2) loại bỏ da và chân. Lấy các mẫu hình khối ở cơ lưng và các đoạn xúc tu.
Thêm dịch pha loãng (5.2) để tạo dung dịch 1 trong 10. Do thịt của động vật chân đầu tương đối rắn, nên cần nghiền mẫu phòng thử nghiệm trong dịch pha loãng sử dụng bộ đồng hóa quay (6.1.1) hoặc cắt thành từng miếng nhỏ.
9.1.4. Động vật giáp xác nguyên con ví dụ như cua
Dùng búa, kìm (6.4) hoặc kẹp (6.3) bẻ vỡ vỏ và càng để lấy được tối đa phần thịt dùng cho phân tích.
Thêm dịch pha loãng (5.2) và tốt nhất là nghiền trong bộ đồng hóa quay (6.1.1). Cách khác, cắt thành miếng nhỏ và cho vào túi hai lớp đồng hóa nhu động để tránh rò rỉ trong qua trình đồng hóa.
9.1.5. Thịt của động vật giáp xác đã bỏ vỏ
Lấy một lượng thịt theo yêu cầu, tạo một huyền phù ban đầu 1 + 9 trong dịch pha loãng (5.2) và đồng hóa như trong 9.1.4.
9.1.6. Động vật giáp xác như tôm nước ngọt, tôm đồng, tôm hùm hoặc tôm Nauy (nguyên con hoặc bỏ đầu)
Trừ các con quá nhỏ, còn lại được bóc vỏ và thịt được cắt thành từng miếng. Trộn trong bộ đồng hóa quay (6.1.1).
Thêm một lượng dịch pha loãng (5.2) cần thiết để tạo dịch pha loãng 1 + 9.
9.1.7. Động vật hai mảnh vỏ, động vật chân bụng và các loài khác
9.1.7.1. Yêu cầu chung
Khi mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm, bảo quản mẫu phòng thử nghiệm ở nhiệt độ 4 0C ± 2 0C. Động vật có vỏ phải duy trì tươi sống. Loại bỏ những con đã há miệng hoặc đã bị hư hỏng.
Mẫu thử nghiệm đại diện phải có ít nhất sáu con và phải có khối lượng từ 75 g đến 100 g (25 g đối với các con nhỏ, ví dụ như: loài Donax spp.). Phân tích động vật hai mảnh vỏ phải tính theo yêu cầu của phép thử.
9.1.7.2. Động vật hai mảnh vỏ
Dùng bàn chải (6.5) và rửa từng con dưới vòi nước chảy có chất lượng nước uống, đặc biệt xung quanh khớp nối hoặc miệng.
Làm ráo nước các con đã làm sạch và đặt lên đĩa. Phủ bằng giấy thấm nước.
Nếu có chân tơ thì không làm đứt mà dùng kéo, dao hoặc dao mổ (6.2) để cắt hết trước khi mở hết miệng.
Khi từng con được mở, thu lấy phần thịt và nước trong các van vào vật chứa vô trùng thích hợp để trộn. Những con bị mất phần nước trong các van có thể được sử dụng nếu chúng vẫn còn sống khi mở.
Cho 1 phần thịt và phần nước trong các van vào 2 phần dịch pha loãng (5.2). Trộn trong bộ đồng hóa quay (6.1.1) trong khoảng 30 giây đến 2 phút tùy thuộc vào bộ đồng hóa được sử dụng (xem TCVN 6404 (ISO 7218).
Theo cách này, có thể bổ sung dịch pha loãng (5.2) vào huyền phù 1 + 2 dịch pha loãng thu được này để có được dung dịch 1 + 9.
Nếu không có các mảnh vỏ vụn thì có thể sử dụng bộ trộn kiểu nhu động. Nếu có các mảnh vỏ vụn thì cũng có thể sử dụng bộ trộn kiểu nhu động vớ túi kép hoặc túi ba lớp.
9.1.7.3. Động vật chân bụng (ví dụ: ốc xoắn)
Dùng bàn chải (xem 6.5) và rửa vỏ làm sạch bằng cồn 70 % rồi đặt lên khay vô trùng (đặt giữa hai lớp lưới vô trùng nếu cần). Dùng búa (6.4) đập vỡ vỏ sao để lấy được phần thân thịt.
Nếu cần cũng có thể dùng dụng cụ (6.4) đập để lấy thân thịt.
Thái thịt thành những miếng nhỏ trong khi loại bỏ các mảnh vỏ vỡ bằng kẹp (6.3).
Chuẩn bị huyền phù ban đầu (3.3) của 1 + 2 dịch pha loãng (5.2), rồi hoàn thiện sử dụng một lượng dịch pha loãng thích hợp để thu được huyền phù 1 + 9.
CHÚ THÍCH: Việc phân tích ốc mút là rất khó, vì không thể lấy hết được phần thịt của nó mà không bị nhiễm bẩn qua vỏ.
9.1.8. Nhím biển
Rửa sạch ít nhất sáu con dưới dòng nước chảy có chất lượng nước uống, đặt lên khay vô trùng.
Giữ nhím biển bằng kẹp hoặc bằng găng tay và dùng kéo sắc (6.2) cắt một miếng ở mặt bụng. Lấy toàn bộ thịt và phần nước cho vào vật chứa vô trùng thích hợp để trộn, dùng dao trộn.
Chuẩn bị huyền phù ban đầu (3.3) 1 + 2 dịch pha loãng (5.2), rồi bổ sung cùng dịch pha loãng để thu được dung dịch 1 + 9.
9.1.9. Dưa biển
Dùng kéo (6.2) để thái nhỏ chúng thành từng miếng nhỏ và trộn trong bộ đồng hóa quay (6.1.1).
Chuẩn bị huyền phù ban đầu (3.3) của 1 + 2 dịch pha loãng (5.2) như mô tả trong 9.1.4, rồi sử dụng cùng dịch pha loãng để thu được dung dịch 1 + 9.
9.2. Các sản phẩm cá, động vật giáp xác, thân mềm và các sản phẩm khác đã chế biến
9.2.1. Các sản phẩm muối và ngâm dầm
Lấy các dải cơ thịt từ mẫu để thu được mẫu đồng nhất. Trong trường hợp sản phẩm quá mặn, có thể cần phải pha loãng hơn 1 + 9.
9.2.2 Cá khô
Dùng kéo (6.2) cắt từ thân cá các miếng nhỏ kể cả da.
Chuẩn bị huyền phù ban đầu (3.3) 1 + 2 dịch pha loãng (5.2) và trộn trong bộ đồng hóa quay (6.1.1).
Sử dụng cùng dịch pha loãng để thu được dung dịch 1 + 9.
Bù lại nước cho mẫu bằng cách ngâm 60 phút ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm), nếu cần .
9.2.3. Cá muối khô
Lấy mẫu tưong tự như đối với phần (9.2.2) và chuẩn bị huyền phù ban đầu như cá muối (9.2.1).
Bù lại nước cho mẫu bằng cách ngâm 60 phút ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm), nếu cần.
9.2.4. Cá hun khói nguyên con
Nếu cá nguyên con để ăn thì mẫu bao gồm cả da. Nếu da không ăn được thì phải loại bỏ da.
Mẫu được lấy từ vùng lưng và thịt được cắt nhỏ và đồng hóa trong dịch pha loãng (5.2).
9.2.5. Cá thái lát và cá philê hun khói có da hoặc không có da
Lấy các miếng cá philê, không bỏ da và thái nhỏ, dưới các điều kiện vô trùng.
9.2.6. Sản phẩm cá ướp
Xứ lý theo sản phẩm giàu axit / pH thấp (8.2).
9.2.7. Surimi, cá tẩm bột; các món ăn từ cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm
Xem TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1).
9.2.8. Thức ăn từ cá và động vật giáp xác và động vật thân mềm đã nấu chín
Từ mỗi thành phần lấy các phần ước số theo tỷ lệ của chúng.
Có thể đồng hóa toàn bộ mẫu thử sao cho thu được mẫu thử đồng nhất để sử dụng trong phòng thí nghiệm.
9.2.9. Động vật giáp xác, động vật thân mềm nguyên con hoặc đã bỏ vỏ, thịt của động vật giáp xác và nhuyễn thể
Xem 9.1.5, 9.1.6, 9.1.7.
9.2.10. Động vật chân bụng đã nấu
Dùng dao (6.2) để loại bỏ nắp đậy, dùng kẹp (6.3) để lấy thân ra, dùng đồ nạy ốc hoặc que bằng kim loại mỏng đã định hình đẩy đầu trôn.
9.2.11. Động vật hai mảnh vỏ đã bỏ vỏ đã nấu hoặc đã sơ chế
Xem TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1).
9.3. Các sản phẩm cá, động vật giáp xác, thân mềm và các sản phẩm khác ở dạng đông lạnh
9.3.1. Tôm bóc vỏ đông lạnh dạng khối
Làm tan băng nhẹ nhàng để có thể tách riêng các con tôm và dùng kẹp (6.3) để lấy các thân thịt.
9.3.2. Tôm nguyên con đông lạnh dạng khối
Để tan đá 1 h ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) sao cho có thể tách được khối tôm.
Dùng kẹp (6.3) để lấy các con tôm và dùng kẹp để bóc vỏ chúng trên khay vô trùng.
Trộn phần thịt trong bộ đồng hóa quay (6.1.1).
9.3.3. Thịt cua đông lạnh dạng khối
Dùng khoan (6.6) để lấy mẫu thử từ khối thịt cua đông lạnh hoặc để cho tan băng ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) khoảng 1 h và dùng kìm (6.4) hoặc kẹp (6.3) để lấy các khoanh thịt.
9.3.4. Động vật chân đầu nguyên con đông lạnh ở dạng khối
Làm tan băng nhẹ nhàng ( khoảng 1 h đối với các khối lớn) ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm). Dùng kéo hoặc dao sắc rộng bản (6.2) cắt các miếng mẫu thử.
9.3.5. Ốc sên, động vật thân mềm bỏ vỏ đã sơ chế, đông lạnh ở dạng khối
Xem phần thịt cua (9.1.5).
9.3.6. Cá philê đông lạnh ở dạng khối
Dùng khoan (6.6) để lấy mẫu từ khối thịt đông lạnh hoặc để cho tan băng ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) khoảng 1 h và dùng kìm (6.4) hoặc kẹp (6.3) để lấy các khoanh thịt.
Để khoảng 1h và không quá 3 h ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) cho tan băng đến đủ mềm để có thể cắt và dùng dao rộng bản và kẹp (6.3) để lấy các miếng thừ khối thịt.
9.3.7. Các miếng cá to (ví dụ như cá ngừ philê) đông lạnh dạng khối
Để khoảng 1h và không quá 3 h ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) cho tan băng đến đủ mềm để có thể cắt. Dùng dao sắc rộng bản (6.2) cắt một lát ở giữa khối.
9.3.8. Các phần nhỏ và các phần riêng lẻ đông lạnh
Để khoảng 1 h và không quá 3 h ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm) cho tan băng đến đủ mềm có thể cắt.
Xử lý mẫu như với sản phẩm tươi.
9.3.9. Các miếng cá to và nguyên con đông lạnh (cá hồi, cá ngừ v.v….)
9.3.9.1. Cá ngừ đông lạnh nguyên con
Các mẫu thường được lấy tại các cơ sở thương mại.
Dùng dao nếu cá ngừ đã được làm tan băng, lấy một miếng cơ thịt dưới da.
Dùng khoan (6.6) nếu cá ngừ không làm tan băng.
9.3.9.2 Cá đông lạnh và các miếng cá đông lạnh
Nếu khối lượng sản phẩm có thời gian cần làm tan băng kéo dài qúa 3 h ở 18 0C đến 27 0C (nhiệt độ phòng thử nghiệm), thì hoặc làm tan băng trong tủ lạnh ở 0 0C đến 4 0C tối đa 48 h, hoặc mẫu được lấy bằng cách dùng khoan (6.6), tránh xương, nếu có thể.
10. Các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo
Xem TCVN 6507 – 1 (ISO 6887 – 1).
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] DONOVAN T.J..GALACCHERS., ANDREWS N.J. , GREENWOOD M.H. , GRAHAMJ. , RUSSELL J.E. , ROBERTS D and LEE R. Modification of the standard method used in the United Kingdom for counting Escherichia coli in live bivalve molluscs. Communicable Disease and Public Health, I (3), September 1998, pp. 188 -196.
[2] GAUTHIER M.J. .MUNRO P.M and MOHADJER S. Influence of salt and sodium chloride on the recovery of Escherichia coli from seawater. Curr. Microbiol. , 15, 1987 , pp . 5 – 10.
[3] GAUTHIER M.J., MUNRO P.M. , FLATAUG.N. , CLEMENT R.L.and BREITTMAYER V.A New prospects on adaptation of enteric bacteria in marine environments. Mar. Life, 3 (1-2), 1993, pp. 1 - 18.
[4] ISO 7002, Agricultural food products - Layout for a standard method of sampling from a lot.
[5] TCVN 6263 (ISO 8261) Sữa và các sản phẩm sữa. Chuẩn bị mẫu thử và các dung dịch pha loãng để kiểm tra vệ sinh.