Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4923:1989 Phương tiện và phương pháp chống ồn - Phân loại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4923:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4923:1989 Phương tiện và phương pháp chống ồn - Phân loại
Số hiệu:TCVN 4923:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:1989Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4923 : 1989

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ỒN - PHÂN LOẠI

Means and methods for deffence from noise – Classification

 

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại các phương tiện và phương pháp chống ồn, được sử dụng tại chỗ làm việc của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, vùng dân cư và các công trình công cộng.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn SEV 1928-79.

1. Phân loại các phương tiện và phương pháp chống ồn theo cách bảo vệ

- Phương tiện và phương pháp bảo vệ tập thể;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân;

2. Phân loại các phương tiện bảo vệ tập thể đối với nguồn ồn

- Phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn;

- Phương tiện giảm tiếng ồn trên đường lan truyền.

2.1. Phân loại  các phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn theo tính chất tác động lên nguồn

- Phương tiện giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh;

- Phương tiện giảm khả năng bức xạ âm của nguồn ồn.

2.2. Phân loại các phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn theo tính chất của nguồn phát sinh (xem phụ lục)

- Phương tiện giảm tiếng ồn cơ khí;

- Phương tiện giảm tiếng ồn khí động;

- Phương tiện giảm tiếng ồn điện từ;

- Phương tiện giảm tiếng ồn thủy động.

2.3. Phân loại các phương tiện giảm tiếng ồn trên đường lan truyền (xem phụ lục)

 - Phương tiện giảm tiếng ồn không khí;

- Phương tiện giảm tiếng ồn kết cấu.

3. Phân loại các phương tiện bảo vệ tập thể tùy thuộc vào việc sử dụng nguồn năng lượng phụ

- Phương tiên thụ động, không sử dụng nguồn năng lượng phụ.

- Phương tiện chủ động, sử dụng nguồn năng lượng phụ.

4. Phân loại các phương tiện và phương pháp bảo vệ tập thể theo cách thực hiện

- Âm học;

- Kiến trúc - quy hoạch

- Tổ chức - kĩ thuật.

4.1. Phân loại các phương tiện âm học như sau

- Các phương tiện cách âm;

- Các phương tiện hút âm;

- Các phương tiện cách rung;

- Các phương tiện giảm rung;

- Bộ tiêu âm.

4.2. Phân loại các phương tiện cách âm theo dạng

Tường cách âm;

- Bao cách âm;

- Buồng cách âm;

- Màng chắn âm.

4.3. Phân loại các phương tiện hút âm theo dạng

Tấm hút âm;

Khối hút âm.

4.4. Phân loại các phương tiện cách rung theo cấu tạo

- Đệm cách rung;

- Đệm đàn hồi;

- Kết cấu gián đoạn.

4.5. Phân loại các phương tiện giảm rung theo đặc tính

- Tuyến tính;

- Phi tuyến.

4.6. Phân loại các phương tiện giảm rung theo dạng

- Ma sát khô;

- Ma sát nhớt;

- Nội ma sát.

4.7. Phân loại bộ tiêu âm theo nguyên lí

- Hút âm;

- Phản xạ âm;

- Kết hợp cả hai loại.

4.8. Phân loại các phương pháp kiến trúc quy hoạch chống ồn

- Thiết lập những vùng bảo vệ chống ồn cho người

- Quy hoạch hợp lý về mặt âm học những vùng và chế độ vận chuyển của những phương tiện giao thông và những luồng giao thông;

- Quy hoạch âm thanh hợp lí cho từng ngôi nhà và toàn bộ công trình;

- Bố trí hợp lí những thiết bị kĩ thuật, máy móc và cơ cấu;

- Bố trí hợp lí chỗ làm việc.

4.9.  Phân loại các phương pháp tổ chức kĩ thuật chống ồn

- Sử dụng những quá trình công nghệ ít gây ồn ( Thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi biện pháp gia công chế tạo và vận chuyển nguyên vật liệu…);

- Trang bị các thiết bị điều khiển từ xa và kiểm tra tự động cho các máy gây ồn;

- Sử dụng những máy ít gây ồn hoặc thay thế những chi tiết cấu tạo và những khối lắp ráp cho những máy gây ồn nhiều;

- Hoàn thiện công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng máy thường xuyên;

- Áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cho người lao động tại các xí nghiệp gây ồn nhiều.

5. Phân loại các phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn

- Bịt tai chống ồn;

- Nút tai chống ồn;

- Mũ chống ồn;

- Bộ quần áo chống ồn.

5.1. Phân loại các bịt tai chống ồn theo cách kẹp giữ trên đầu

- Có cấu trúc riêng biệt, có đai cứng và đai mềm;

- Lồng vào mũ hoặc các dụng cụ bảo vệ khác.

5.2. Phân loại các nút tai chống ồn theo tính chất sử dụng

- Nhiều lần;

- Một lần.

5.3 Phân loại các nút tai chống ồn theo vật liệu sử dụng

- Cứng;

- Đàn hồi;

- Dạng sợi.

Một số thuật ngữ về khái niệm sử dụng trong tiêu chuẩn

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Tiếng ồn cơ khí

Tiếng ồn phát sinh do rung ở máy, thiết bị hoặc do va đập của các chi tiết của chúng.

2. Tiếng ồn khí động

Tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển động của các chất khí hoặc vật chuyển động trong khí với vận tốc lớn hoặc sinh ra do sự cháy của chất lỏng hay sự phun chất cháy ở vòi phun

3. Tiến ồn điện tử

Tiếng ồn phát sinh do dao động của các chi tiết trong thiết bị cơ điện chịu ảnh hưởng của lực từ biến đổi.

4. Tiếng ồn thủy động

Tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển động của chất lỏng.

5. Tiếng ồn không khí

Tiếng ồn lan truyền trong không khí.

6. Tiếng ồn kết cấu

Tiếng ồn phát sinh ra do bề mặt của các vật liệu và kết cấu rung động.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi