Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4755:1989 ST SEV 4474:1984 Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4755:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4755:1989 ST SEV 4474:1984 Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực
Số hiệu:TCVN 4755:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:1989Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 4755-1989

(ST SEV 4474 - 1984)

CẦN TRỤC

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC

 

Cơ quan biên soạn:

Học viện kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng

Cơ quan đề nghị ban hành:

Cục quản lý kỹ thuật Bộ Quốc phòng

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 485/QĐ ngày 25 tháng 09 năm 1989

 

CẦN TRỤC

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC

Safety engineering

CRANES

Requirements to hydraulic equiment

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cần trục và qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực của chúng

Tiêu chuẩn này không qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực trong cơ cấu di chuyển của các cần trục lưu động.

Tiêu chuẩn này phải được áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác về kỹ thuật an toàn cần trục.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 4474 – 84.

1. Yêu cầu chung

1.1. Thiết bị thủy lực của cần trục phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống thủy lực chung cho chế tạo máy

1.2. Phải có phiếu kiểm tra chất lượng đối với những phần tử thủy lực như van an toàn, ác qui, xi lanh, mô tơ và bơm cũng như ống dẫn, kể cả ống mềm, nếu chúng là quan trọng (về phương tiện kỹ thuật an toàn).

1.3. Thiết bị thủy lực phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng đúng qui định không xảy ra tai nạn khi:

1) Thiết bị thủy lực bị hư hại;

2) Ống dẫn, ống mềm đứt gãy hoặc bị hư hại ở các mối nối.

Khi đó các cơ cấu dẫn động tương ứng phải tự dừng kể cả khi các phần tử điều khiển không kịp đưa về vị trí dừng. Nếu các cơ cấu đó tiếp tục chuyển động thì phải khống chế được chuyển động đó.

1.4. Mối nối các ống dẫn, kể cả ống mềm, và mối nối các dụng cụ phải được bịt kín.

1.5. Phải đảm bảo cấp và xả chất lỏng công tác cho hệ thống thủy lực sao cho thuận tiện và an toàn. Trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo khả năng khử được không khí khỏi hệ thống thủy lực.

1.6. Chất lỏng công tác phải được lọc liên tục. Khi qui định độ lọc phải đảm bảo các yêu cầu được ghi trong tài liệu kỹ thuật đối với thiết bị thủy lực.

1.7. Nhiệt độ chất lỏng công tác trong quá trình sử dụng không được vượt quá các trị số giới hạn cho phép.

1.8. Tại các vị trí có khả năng xảy ra áp suất nguy hiểm của mỗi mạch thủy lực phải đặt van hạn chế áp suất. Van này được điều chỉnh tới áp suất cho phép và phải được kẹp chì.

1.9. Phải chọn các thông số cơ bản của thiết bị thủy lực phù hợp với khả năng chịu tải của các phần tử chịu tải trong kết cấu cần trục.

1.10. Phải đảm bảo có các chi tiết phép nối cần thiết cho các thiết bị đo tại những vị trí cần phải kiểm tra áp suất trong hệ thống thủy lực.

1.11. Hệ thống điều khiển cần trục phải đảm bảo cho các cơ cấu khi tăng tốc và hãm được đều đặn (không giật).

1.12. Khi thiết bị thủy lực, bị ngừng hoạt động, cần trục phải giữ được hàng một cách tin cậy ở bất kỳ vị trí nào

2. Yêu cầu đối với thiết bị thủy lực và ống dẫn

2.1. Giữa bơm và van an toàn thủy lực không được phép lắp van chặn cản trở hoạt động của van an toàn.

2.2. Phải kiểm tra được độ bền các bộ lọc thủy lực chính mà không cần tháo rời chúng.

2.3. Phải có bộ phận chỉ báo mức chất lỏng công tác cao nhất và thấp nhất trong thùng chứa thủy lực. Việc kiểm tra mức chất lỏng phải đơn giản và an toàn.

2.4. Trường hợp trong cần trục sử dụng nhiều thùng chứa chất lỏng, các thùng chứa đó phải được ghi nhãn khác nhau.

2.5. Các ống dẫn quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được tính toán độ bền với hệ số an toàn:

K ≥ 2,2 – Đối với ống thép giữa cơ cấu thủy lực điều khiển và xi lanh thủy lực công tác;

K ≥ 5,5 – Đối với ống thép không có thiết bị phòng tránh đứt;

K ≥ 5 – Đối với ống mềm giữa cơ cấu thủy lực điều khiển và xi lanh thủy lực công tác.

Đối với các ống thép hệ số an toàn được xác định theo quan hệ với giới hạn chảy, còn đối với ống mềm – tương ứng với giới hạn bền kéo.

2.6. Các ống dẫn chịu áp quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được thử nghiệm với áp suất bằng 1,5 lần áp suất công tác danh nghĩa với điều kiện cần phải đảm bảo độ kín khít của hệ thống.

2.7. Các ống dẫn mềm phải được bố trí trên cần trục sao cho không bị hư hại do cọ sát với các kết cấu bằng kim loại.

2.8. Các ống dẫn mềm đặt sát chỗ làm việc của người thao tác phải có vỏ che hoặc màn chắn.

2.9. Phải cố định chắc chắn các ống dẫn, tránh được các dao động về hư hại nguy hiểm, đảm bảo độ kín khít của các mối nối.

2.10. Nói chung không được phép nối đài các ống dẫn chịu áp bằng hàn. Trong trường hợp cần thiết phải hàn (ví dụ ở mối nối với đầu nối hình cầu), đoạn ống có mối hàn phải bền bằng đoạn ống không có mối hàn. Khi đó phải đảm bảo khả năng làm sạch mối hàn ở trong lòng ống.

2.11. Trên đoạn ống giữa thiết bị an toàn và xi lanh thủy lực công tác không được phép hàn các phần tử của thiết bị thủy lực (ví dụ mối nối côn – cầu v.v…).

2.12. Khi đặt ăc qui thủy lực vào hệ thống thủy lực phải đảm bảo:

1) Áp suất trong ăc qui không tăng khi nạp nhờ van an toàn;

2) Đo được áp suất trong ăc qui;

3) Tháo cạn được ăc qui;

4) Ngắt được ăc qui khỏi hệ thống thủy lực.

2.13. Phải có tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng đến bàn điều khiển khi áp suất trong ăc qui quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) bị giảm.

2.14. Trên các cần trục có ăc qui thủy lực phải viết ở nơi để nhìn dòng chữ: “CẨN THẬN! CÓ ĂC QUI THỦY LỰC; TRƯỚC KHI THÁO RỜI HỆ THỐNG PHẢI NGẮT ĂC QUI HOẶC GIẢM ÁP SUẤT”, hoặc các dấu hiệu tương ứng.

2.15. Khi chuyển động ngược lại, cần pit tông không được mang chất bẩn vào khoang công tác của xi lanh thủy lực;

2.16. Trong các cơ cấu thủy lực điều khiển phải loại trừ khả năng vô ý bật tay gạt và tay vặn điều khiển.

Lực tác động lên các bộ phận điều khiển không “được vượt quá các trị số qui định trong bảng sau:

Bộ phận điều khiển

Lực cho phép, M

Tay gạt

120

Bàn đạp

 

loại ít được sử dụng

400

loại thường được sử dụng

150

Vô lăng

100 (đo theo vành)

2.17. Sau khi ngừng tác động vào các bộ phận điều khiển thường ngắt (không được đóng thường xuyên) chúng phải trở lại vị trí ban đầu và phải ngắt hoặc dừng các cơ cấu mà chúng điều khiển.

2.18. Các bộ phận điều khiển thiết bị thủy lực của cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thủy lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) phải được tách khỏi các bộ phận điều khiển cơ cấu di chuyển cần trục.

2.19. Khi chế tạo và lắp đặt các cơ cấu thủy lực và các bộ phận điều khiển phải tận dụng khả năng tương ứng giữa hướng chuyển động của các bộ phận điều khiển với hướng chuyển động của cần trục do chúng gây ra.

2.20. Khi ngừng truyền năng lượng cho cần trục hoặc cho các tổ hợp dẫn động trung tâm thì tất cả các cơ cấu dẫn động thủy lực đã được đóng mạch phải tự dừng trong trường hợp các phần tử điều khiển không nằm ở vị trí dừng.

Khi tiếp tục truyền năng lượng phải loại trừ khả năng tự khởi động của bộ dẫn động điều khiển bằng điện, còn đối với bộ dẫn động điều khiển bằng các dạng khác thì phải loại trừ khả năng khởi động không chủ định.

Khi ngừng truyền năng lượng phải đảm bảo hạ được hàng cũng như hạ hoặc kéo được cần nâng tới vị trí an toàn cho cần trục ngay cả khi có gió.

2.21. Nếu việc sử dụng cần trục một cách tin cậy đòi hỏi sự kiểm tra có hệ thống tình trạng của thiết bị thủy lực thì tại nơi điều khiển phải lắp đặt các thiết bị chỉ báo áp suất, nhiệt độ v.v….

Nếu người thao tác không theo dõi trực tiếp được các bộ phận thủy lực quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) trong các cơ cấu dẫn động thì hoạt động của chúng phải được báo bằng đèn hiệu hoặc bằng biện pháp khác.

2.22. Phải tách các đèn báo hiệu và dụng cụ kiểm tra của các cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thủy lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) khỏi các dụng cụ tương tự dùng để kiểm tra cơ cấu di chuyển cần trục.

2.23. Các thiết bị an toàn chống đứt ống dẫn phải được nối trực tiếp vào xi lanh hoặc mô tơ thủy lực. Trong trường hợp không thể thực hiện được yêu cầu đó, ống dẫn giữa thiết bị an toàn và xi lanh hoặc mô tơ thủy lực phải được làm bằng thép có hệ số an toàn K ≥ 5,5.

Nếu các thiết bị an toàn và ống dẫn nối giữa xi lanh thủy lực với thiết bị an toàn có khả năng bị hư hại thì các thiết bị an toàn phải được xếp lồng vào xi lanh hoặc mô tơ thủy lực.

2.24. Phải lắp van một chiều điều khiển được cho các xi lanh và mô tơ thủy lực không có phanh hãm mà cần phải đảm bảo trạng thái không thay đổi (ví dụ xi lanh thủy lực của chân kích) để loại trừ dịch chuyển không chủ định.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi