Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1517:1974 Quy tắc quy tròn số
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1517:1974
Số hiệu: | TCVN 1517:1974 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ | |
Ngày ban hành: | 01/01/1974 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1517 – 74
QUY TẮC QUY TRÒN SỐ
1. Tiêu chuẩn này quy định quy tắc cần phải áp dụng khi cần quy tròn số. Khi nào cần quy tròn số và quy tròn ở con số nào là do người tính toán quyết định.
Quy tắc này không áp dụng cho tiền tệ và tài chính.
2. Quy tắc quy tròn số được áp dụng khi cần thay một số thập phân bằng một số gần đúng có số con số ít hơn.
Ví dụ: 3,14159 » 3,142
1,414 » 1,41
3. Quy tròn xuống
Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là các con số 0,1, 2, 3 hay 4, thì khi quy tròn, con số đó sẽ không thay đổi («quy tròn xuống» hay «quy tròn giảm»).
Ví dụ: 2,12 » 2,1
6,343 » 6,34
8,2734 » 8,273 » 8,27
4. Quy tròn lên
Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là các con số 6, 7, 8 hay 9, thì khi quy tròn, con số cuối cùng đó sẽ được tăng thêm 1 («quy tròn lên» hay «quy tròn tăng»).
Ví dụ: 2,17 » 2,2
6,369 » 6,37 » 6,4
8,2758 » 8,276 » 8,28
5. Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là con số 5, và sau con số 5 có ít nhất một con số khác 0, thì khi quy tròn, con số cuối cùng đó sẽ tăng thêm 1 (quy tròn tăng).
Ví dụ: 3,141 59 » 3,142
4,350 01 » 4,4
6. Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là con số 5, và biết rõ con số 5 này đã được quy tròn như thế nào, thì con số 5 đó sẽ được quy tròn xuống theo quy tắc 3, nếu như nó đã được quy tròn lên, và sẽ được quy tròn lên theo quy tắc 4, nếu như nó đã được quy tròn xuống.
Ví dụ: 6,3149 đã được quy thành 6,315, nếu tiếp tục sẽ quy thành 6,31
4,1852 đã được quy thành 4,185, nếu tiếp tục sẽ quy thành 4,19
7. Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là con số đúng 5 (sau nó chỉ toàn là số 0), thì có thể tùy ý quy tròn lên hay quy tròn xuống. Nhưng nếu cần sử dụng số quy tròn trong khi tính toán thì nên quy tròn như thế nào cho con số cuối cùng là con số chẵn. Như vậy có nghĩa là: con số cuối cùng đó sẽ không thay đổi nếu nó đã là số chẵn; và sẽ tăng thêm 1 nếu nó là số lẻ («quy tắc số chẵn»).
Ví dụ: = 0,0625 » 0,062
3 = 3,75 » 3,8
8. Nếu kế tiếp con số cuối cùng cần để lại khi quy tròn là con số 5, nhưng không biết nó là con số đúng 5 hay đã được quy tròn, thì xem con số 5 đó là con số đúng 5, và quy tròn theo quy tắc 7.
Chú thích:
1. Có thể áp dụng quy tắc này cho cả những con số nguyên
Ví dụ: 299 790 » 299 800 » 300 000
2. Để có thể đạt độ chính xác lớn nhất, chỉ áp dụng quy tắc quy tròn khi cần thiết.
3. Đối với điều 7 và 8: đối với một lượng lớn số liệu, nếu áp dụng «quy tắc số chẵn» thì rất có lợi về mặt tính toán.