Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13179:2020 ISO 16894:2009 Ván gỗ nhân tạo - Ván dăm định hướng (OSB) - Định nghĩa, phân loại và yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13179:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13179:2020 ISO 16894:2009 Ván gỗ nhân tạo - Ván dăm định hướng (OSB) - Định nghĩa, phân loại và yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 13179:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13179:2020

ISO 16894:2009

VÁN GỖ NHÂN TẠO - VÁN DĂM ĐỊNH HƯỚNG (OSB) - ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wood-based panels - Oriented strand board (OSB) - Definitions, classification and specifications

Lời nói đầu

TCVN 13179:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 16894:2009.                                    

TCVN 13179:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VÁN GỖ NHÂN TẠO - VÁN DĂM ĐỊNH HƯỚNG (OSB) - ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wood-based panels - Oriented strand board (OSB) - Definitions, classification and specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các định nghĩa, phân loại và yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất ván dăm định hướng (OSB). Các giá trị đưa ra trong tiêu chuẩn này được sử dụng đ xếp OSB vào một trong bốn loại là GP-REG, LB-REG, LB-MR hoặc HLB-MR. Các giá trị này liên quan đến các tính chất của ván nhưng chúng không phải là các giá trị đặc trưng để dùng cho mục đích thiết kế.

CHÚ THÍCH 1  Khi có yêu cầu về giá trị đặc trưng của độ bền và độ cứng vững ván OSB dùng cho mục đích thiết kế thì có th xác định các tính chất này dựa vào thử nghiệm theo TCVN 8329 (ISO 16572), ASTM D 7033-07 hoặc EN 789.

CHÚ THÍCH 2  Đối với ứng dụng chịu tải cụ thể, như tường, mái, sàn, bản bụng dầm chữ I, ván OSB chịu ti cần đáp ứng các yêu cầu tính năng cụ thể cho ứng dụng đó, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 3  Thông tin các tính cht bổ sung được đưa ra trong Phụ lục C.

CHÚ THÍCH 4  Tiêu chuẩn này dùng làm chuẩn trong việc phân loại và đưa ra quy định kỹ thuật đối với ván OSB. Các tiêu chuẩn khác đề cập đến tính năng của tấm kết cấu gỗ được đưa ra trong Thư mục tài liệu tham khảo.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5694 (ISO 9427) Ván gỗ nhân tạo - Xác định khối lượng riêng

TCVN 8329 (ISO 16572) Kết cấu gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử các đặc tính kết cấu

TCVN 10312 (ISO 16987) Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền m - Phương pháp kiểm tra theo định kỳ

TCVN 10313 (ISO 16998) Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bn ẩm - Phương pháp luộc

TCVN 11899-1 (ISO 12460-1) Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 1: Sự phát tán formaldehyt bằng phương pháp buồng 1 m3

TCVN 11904 (ISO 9426) Ván gỗ nhân tạo - Xác định kích thước tấm

TCVN 11905 (ISO 16979) Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ ẩm

TCVN 12445 (ISO 16983) Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước

TCVN 12446 (ISO 16978) Ván gỗ nhân tạo - Xác định môđun đàn hồi khi uốn và độ bền uốn

TCVN 12447 (ISO 16984) Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền kéo vuông góc mặt ván

TCVN 13180 (ISO 17064) Ván gỗ nhân tạo - Ván sợi, ván dăm và ván dăm định hướng (OSB) - Từ vựng

3  Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 13180 (ISO 17064) và các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1.1

Ván dăm định hướng (oriented strand board)

OSB

Ván nhiều lớp được tạo thành từ dăm dải có hình dạng và chiều dày xác định, trộn cùng chất kết dính rồi nén ép và gia nhiệt, với dăm dải ở lớp bên ngoài được xếp định hướng và song song với chiều dài hoặc chiều rộng tấm.

3.1.2

Trục chính (major axis)

Hướng trong mặt phẳng tấm, mà theo hướng đó các tính chất về uốn của tấm sẽ có giá trị lớn hơn.

3.1.3

Trục phụ (minor axis)

Hướng trong mặt phẳng tấm vuông góc với trục chính.

3.1.4

Mục đích thông dụng (general purpose)

GP

Các ứng dụng không chịu tải, làm đồ gỗ cố định trong nhà và đồ nội thất.

3.1.5

Chịu tải (load bearing)

LB

Biểu thị một ứng dụng thiết kế hoặc một ứng dng kết cấu, ví dụ các bộ phận của công trình xây dựng hoặc sử dụng như một phần trong cu kiện chịu lực như trong bản bụng dầm chữ I.

CHÚ THÍCH  Ví dụ về một bộ phận của công trình xây dựng là tường, mái hoặc sàn.

3.1.6

Chịu tải lớn (heavy duty load-bearing)

HLB

Cấp chịu tải đặc biệt của OSB với các tính chất được tăng thêm để dùng cho những ứng dụng có yêu cầu cao hơn.

3.1.7

Dăm dải (strand)

Dăm gỗ được tạo ra có hình dạng xác định với chiều dài trung bình lớn hơn 50 mm và chiều dày trung bình nhỏ hơn 2 mm.

3.1.8

Thông thường (regular)

REG

Sản phẩm phù hợp với các ứng dụng trong điều kiện khô.

3.1.9

Chịu ẩm/Đ bền ẩm (moisture resistant)

MR

Sản phẩm phù hợp với các ứng dụng cả trong điều kiện ẩm.

3.2  Thuật ngữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ viết tắt sau.

Thông thường

REG

chỉ trong điều kiện khô

Chịu ẩm

MR

trong điều kiện ẩm

Chịu ti

LB

kết cấu hoặc chịu tải

Mc đích thông dụng

GP

các ứng dụng không yêu cầu các tính chất cụ thcủa các cấp ván làm đồ nội thất hoặc chịu tải

Chịu ti lớn

HLB

trong điều kiện ẩm

4  Phân loại

Ván OSB được xếp vào một trong bốn loại và phân biệt như sau:

a) OSB GP-REG - ván OSB không chịu tải dùng cho mục đích thông dụng làm đồ gỗ cố định trong nhà sử dụng trong điều kiện khô;

b) OSB LB-REG - ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện khô;

c) OSB LB-MR - ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện m;

d) OSB HLB-MR - ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm.

5  Các yêu cầu chung đối với tất cả các loại ván OSB

Khi xuất khỏi nhà máy, tất cả các loại ván OSB đều phải đáp ứng các yêu cầu chung nêu trong Bảng 1.

Bng 1 - Các yêu cầu chung đối với tất cả các loại ván OSB

STT

Tính chất

Phương pháp thử

Các yêu cầu

1

Sai lệch kích thước danh nghĩa

TCVN 11904 (ISO 9426)

 

 

- Chiều dày (đã được đánh nhẵn) trong một tấm và giữa các tấm

 

± 0,3 mm

 

- Chiều dày (chưa được đánh nhẵn) trong một tm và giữa các tấm

 

± 0,8 mm

 

- Chiều dài và chiều rộng

 

± 3,0 mm

2

Sai lệch độ thẳng cạnh

TCVN 11904 (ISO 9426)

1,5 mm/m

3

Sai lệch đ vuông góc

TCVN 11904 (ISO 9426)

2,0 mm/m

4

Độ ẩm

TCVN 11905 (ISO 16979)

từ 2 % đến 12 %

5

Sai lệch về khối lượng riêng trung bình trong một tấm

TCVN 5694 (ISO 9427)

± 15 %

6

Hàm lượng formaldehyt phát tánab

 

 

 

- giá trị phát tán

TCVN 11899-1 (ISO 12460-1)

không lớn hơn 0,124 mg/m3

a Có th sử dụng các thử nghiệm khác để xác định hàm lượng formaldehyt phát tán [ví dụ TCVN 11899-3 (ISO 12460-3), TCVN 11899-4 (ISO 12460-4) và EN 120, xem Thư mục tài liệu tham khảo], tuy nhiên cần đưa ra được mối tương quan giữa các phương pháp thử đó với phương pháp thử đối chứng là TCVN 11899-1 (ISO 12460-1).

b Ván OSB sản xuất có sử dụng keo phenolic và/hoặc isocyanat cần đưa ra các kết quả về hàm lượng formaldehyt phát tán ở mức thấp sao cho đáp ứng được các quy định hiện hành.

6  Các giá trị yêu cầu

Các giá trị đưa ra trong các bảng từ Bảng 2 đến Bảng 7 và được xác định theo các thử nghiệm có liên quan từ Điều 7 đến Điều 10 chỉ được sử dụng với mục đích kiểm soát sản xuất trong nhà máy (FPC) và không được sử dụng để tính toán thiết kế.

Ngoại trừ các yêu cầu về độ bền ẩm trong Bảng 5 và Bảng 7 và độ trương nở chiều dày trong Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 6, thì các giá trị đưa ra trong các bảng từ Bảng 2 đến Bảng 7 đặc trưng bởi độ ẩm trong ván tương ứng với môi trường có nhiệt độ 20 °C và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh là 65 %.

Các giá trị đối với yêu cầu về độ bền ẩm trong Bảng 5 và Bảng 7 và độ trương nở chiều dày trong Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 6 đặc trưng bởi độ ẩm trong ván trước khi xử lý tương ứng với môi trường có nhiệt độ 20 °C và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh là 65 %.

Các giá trị trong các bảng từ Bảng 2 đến Bảng 7 phải được đáp ứng thông qua giá trị phân vị chuẩn thứ 5 (giá trị phân vị chuẩn thứ 95 trong trường hợp độ trương nở chiều dày), dựa trên các giá trị trung bình trong từng tấm riêng rẽ và được tính toán theo Phụ lục A. Trong mọi trường hợp, độ trương nở chiều dày của tm không lớn hơn các giá trị trong bảng và tất cả các tính chất còn lại phải có giá trị không nhỏ hơn các giá trị nêu trong bảng.

7  Các yêu cầu đối với ván OSB không chịu tải đùng cho mục đích thông dụng làm đồ gỗ cố định trong nhà sử dụng trong điều kiện khô (loại OSB GP-REG)

Ngoài các yêu cầu được quy định trong Điều 5, điều này còn quy định thêm các yêu cầu đối với ván OSB dùng cho mục đích thông dụng và ván OSB làm đồ gỗ cố định trong nhà (bao gồm c đồ nội thất) sử dụng trong điều kiện khô. Do đó, loại OSB này phải đáp ứng được các yêu cầu đưa ra trong Bảng 1 và Bảng 2.

Xem Điều 6 đ xác định các giá trị được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 - Ván OSB không chịu tải dùng cho mục đích thông dụng làm đồ gỗ cố định trong nhà (bao gồm cả đồ nội thất) sử dụng trong điều kiện khô - Các yêu cầu đối với tính chất cơ học và độ trương nở chiều dày

Loại OSB GP-REG

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

Độ bền uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

20

18

16

Độ bền uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

10

9

8

Modul đàn hồi khi uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

2500

2500

2500

Modul đàn hồi khi uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

1200

1200

1200

Độ bền liên kết bên trong

TCVN 12447 (ISO 16984)

MPa

0,30

0,28

0,26

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

25

25

25

8  Các yêu cầu đối với ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện khô (loại OSB LB-REG)

Ngoài các yêu cầu được quy định trong Điều 5, điều này còn quy định thêm các yêu cầu đối với ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện khô. Do đó, loại OSB này phải đáp ứng được các yêu cầu đưa ra trong Bảng 1 và Bảng 3.

Xem Điều 6 để xác định các giá trị được cho trong Bảng 3.

Bảng 3 - Ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện khô - Các yêu cầu đối với tính chất cơ học và độ trương nở chiều dày

Loại OSB LB-REG

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

> 25 đến 32

> 32 đến 40

Độ bền uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

22

20

18

16

14

Độ bền uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

11

10

9

8

7

Modul đàn hồi khi uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

3500

3500

3500

3500

3500

Modul đàn hồi khi uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

1400

1400

1400

1400

1400

Độ bền liên kết bên trong

TCVN 12447 (ISO 16984)

MPa

0,34

0,32

0,30

0,29

0,26

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

20

20

20

20

20

CHÚ THÍCH  Nếu mục đích sử dụng dự kiến của ván OSB là lát sàn, làm tường hoặc mái, thì cần xem thêm các yêu cầu tính năng bổ sung trong tiêu chuẩn tham chiếu (xem Thư mục tài liệu tham khảo) do có th cần áp dụng các yêu cầu bổ sung này.

9  Các yêu cầu đối với ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (loại OSB LB-MR)

9.1  Yêu cầu chung

Ngoài các yêu cầu được quy định trong Điều 5, điều này còn quy định thêm các yêu cầu đối với ván OSB chịu ti sử dụng trong điều kiện ẩm. Do đó, loại OSB này phải đáp ứng được các yêu cầu đưa ra trong Bảng 1, Bảng 4 và Bảng 5.

Xem Điều 6 để xác định các giá trị được cho trong Bảng 4 và Bảng 5.

9.2  Các tính chất học và độ trương nở chiều dày

Bảng 4 - Ván OSB chịu ti sử dụng trong điều kiện ẩm - Các yêu cầu đối với tính chất cơ học và độ trương nở chiều dày

Loại OSB LB-MR

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

> 25 đến 32

> 32 đến 40

Độ bền uốn - trc chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

22

20

18

16

14

Độ bền uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

11

10

9

8

7

Modul đàn hồi khi uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

3500

3500

3500

3500

3500

Modul đàn hồi khi uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

1400

1400

1400

1400

1400

Độ bền liên kết bên trong

TCVN 12447 (ISO 16984)

MPa

0,34

0,32

0,30

0,29

0,26

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

20

15

15

15

15

CHÚ THÍCH  Nếu mục đích sử dụng dự kiến của ván OSB là lát sàn, làm tường hoặc mái, thì cần xem thêm các yêu cầu tính năng bổ sung trong tiêu chuẩn tham chiếu (xem Thư mục tài liệu tham khảo) do có th cần áp dụng các yêu cầu bổ sung này.

9.3  Độ bền ẩm

Có ba lựa chọn được đưa ra trong Bảng 5 tương ứng với ba phương pháp đánh giá được công nhận dành cho các yêu cầu về độ bền ẩm. Nhà sản xuất cần đưa ra được sự phù hợp với một trong ba lựa chọn sau.

a) Lựa chọn 1: Các yêu cầu áp dụng đối với ván OSB phải chịu một thử nghiệm già hóa tăng tốc, gọi là thử nghiệm theo chu kỳ, như mô t trong TCVN 10312 (ISO 16987).

b) Lựa chọn 2: Các yêu cầu áp dụng đối với ván OSB phải chịu một thử nghiệm luộc, như mô tả trong TCVN 10313 (ISO 16998).

c) Lựa chọn 3: Các yêu cầu áp dụng đối với ván OSB phải chịu một chu kỳ ẩm tăng tốc như mô tả trong tài liệu tham khảo [26].

Đối với lựa chọn 1, có hai tập hợp yêu cầu tương đương nhau, hoặc thông qua việc tính độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm theo chu kỳ (tập hợp A) hoặc thông qua việc tính độ bền uốn sau thử nghiệm theo chu kỳ (tập hợp B). Nhà sản xuất cần đưa ra được sự phù hợp với một trong hai tập hợp trên.

Bảng 5 - Ván OSB chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm - Các yêu cầu về độ bn ẩm

Loại OSB LB-MR

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

> 25 đến 32

> 32 đến 40

Lựa chọn 1 - Tập hợp A, độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm theo chu kỳ

TCVN 10312 (ISO 16987)

MPa

0,18

0,15

0,13

0,10

0,08

Lựa chọn 1 - Tập hợp B, độ bền uốn theo trục chính sau thử nghiệm theo chu kỳ

TCVN 10312 (ISO 16987)

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

9

8

7

6

6

Lựa chọn 2 - Độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm luộc

TCVN 10313 (ISO 16998).

MPa

0,15

0,13

0,12

0,06

0,05

Lựa chọn 3 - Độ bền uốn sau chu kỳ ngâm chân không/sấy lại

Phụ lục B

MPa

16,5

15

13,5

12

10,5

10  Các yêu cầu đối với ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm (loại OSB HLB-MR)

10.1  Yêu cầu chung

Ngoài các yêu cầu được quy định trong Điều 5, điều này còn quy định thêm các yêu cầu đối với ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm. Do đó, loại OSB này phải đáp ứng được các yêu cầu đưa ra trong Bảng 1, Bảng 6 và Bảng 7.

Xem Điều 6 để xác định các giá trị được cho trong Bảng 6 và Bảng 7.

10.2  Các tính chất cơ học và độ trương nở chiều dày

Bảng 6 - Ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm - Các yêu cầu đối với tính chất cơ học và độ trương nở chiều dày

Loại OSB HLB-MR

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

> 25 đến 32

> 32 đến 40

Độ bền uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

30

28

26

24

22

Độ bền uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

16

15

14

13

12

Modul đàn hồi khi uốn - trục chính

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

4800

4800

4800

4800

4800

Modul đàn hồi khi uốn - trục phụ

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

1900

1900

1900

1900

1900

Độ bền liên kết bên trong

TCVN 12447 (ISO 16984)

MPa

0,50

0,45

0,40

0,35

0,30

Độ trương nở chiều dày sau 24 h ngâm trong nước

TCVN 12445 (ISO 16983)

%

12

12

12

12

12

CHÚ THÍCH  Nếu mục đích cụ th của ván OSB là lát sàn, tường hoặc mái, thì cần xem thêm các yêu cầu tính năng bổ sung trong tiêu chuẩn tham chiếu trong Phụ lục C (xem Thư mục tài liệu tham khảo) do có thể cần áp dụng các yêu cầu này.

10.3  Độ bền ẩm

Có hai lựa chọn được đưa ra trong Bảng 7 tương ứng với hai phương pháp đánh giá được công nhận dành cho các yêu cầu về độ bền ẩm. Nhà sản xuất cần đưa ra được sự phù hợp với một trong hai lựa chọn sau.

a) Lựa chọn 1: Các yêu cầu áp dụng đối với ván OSB phải chịu một thử nghiệm già hóa tăng tốc, gọi là thử nghiệm theo chu kỳ, như mô tả trong TCVN 10312 (ISO 16987).

b) Lựa chọn 2: Các yêu cầu áp dụng đối với ván OSB phải chịu một thử nghiệm luộc, như mô tả trong TCVN 10313 (ISO 16998).

Không hạn chế đối với hệ keo và chất kết dính phù hợp với các ứng dụng theo lựa chọn 1 hoặc lựa chọn 2.

Đối với lựa chọn 1, có hai tập hợp yêu cầu tương đương nhau, hoặc thông qua việc tính độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm theo chu kỳ (tập hợp A) hoặc thông qua việc tính độ bền uốn sau thử nghiệm theo chu kỳ (tập hợp B). Nhà sản xuất cần đưa ra được sự phù hợp với một trong hai tập hợp trên.

Bảng 7 - Ván OSB chịu tải lớn sử dụng trong điều kiện ẩm - Các yêu cầu về độ bền ẩm

Loại OSB HLB-MR

Phương pháp thử

Đơn vị tính

Các yêu cầu ứng với

Dải chiều dày danh nghĩa (mm)

Tính chất

6 đến 10

> 10 đến < 18

18 đến 25

> 25 đến 32

> 32 đến 40

Lựa chọn 1 - Tập hợp A, độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm theo chu kỳ

TCVN 10312 (ISO 16987)

MPa

0,21

0,17

0,15

0,10

0,08

Lựa chọn 1 - Tập hợp B, độ bền uốn theo trục chính sau thử nghiệm theo chu kỳ

TCVN 10312 (ISO 16987) và

TCVN 12446 (ISO 16978)

MPa

15

14

13

6

6

Lựa chọn 2 - Độ bền liên kết bên trong sau thử nghiệm luộc

TCVN 10313 (ISO 16998).

MPa

0,17

0,15

0,13

0,06

0,05

11  Ghi nhãn

Với tất cả các loại chịu tải, từng tấm phải được ghi nhãn rõ ràng bởi nhà sản xuất bằng cách sử dụng mực in khó tẩy. Với tất c các loại tấm không chịu tải, từng tấm hoặc từng kiện hàng phải được ghi nhãn rõ ràng bởi nhà sản xuất bằng cách sử dụng mực in khó ty hoặc dán nhãn có ít nhất các thông tin sau:

a) Tên của nhà sản xuất, nhãn thương mại hoặc nhãn nhận diện cụ thể đối với cơ sở sản xuất;

b) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) Loại OSB, ví dụ OSB LB-REG;

d) Chiều dày danh nghĩa;

e) Hướng trục chính (nếu không sẽ là chiều dài tấm);

f) Thông tin về formaldehyt, nếu có yêu cầu;

g) Số m hoặc tuần và năm sản xuất;

h) Các tính chất bổ sung như chậm cháy, chống côn trùng hoặc chống nấm.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tính giá trị phân vị chuẩn thứ 5 và phân vị chuẩn thứ 95

A.1  Yêu cầu chung

Phụ lục này quy định phương pháp tính giá trị phân vị chuẩn thứ 5 và phân v chuẩn thứ 95, như trình bày trong A.3

A.2  Ký hiệu

Một số ký hiệu chung được sử dụng trong Phụ lục này như sau

m

s mẫu thử được cắt từ cùng một tấm, theo từng hướng;

n

số tấm lấy làm mẫu, tức là cỡ mẫu;

x5%

các cận dưới của phân vị chuẩn thứ 5 của mẫu;

s

ước tính độ lệch chuẩn tính được từ giá trị thử nghiệm hoặc từ phép đo;

swj

ước tính độ lệch chuẩn trong tấm mẫu thứ j;

ước tính độ lệch chuẩn giữa giá trị trung bình của tấm;

ước tính độ lệch chuẩn trung bình giữa các tấm;

tn

giá trị t 5 % một phía của mẫu phân bố chuẩn của n tấm (xem Bảng A.1);

x95%

các giá trị cận trên của phân vị chuẩn thứ 95 của mẫu thử;

xij

giá trị thử nghiệm đơn hoặc giá trị đo;

giá trị trung bình (giá trị trung bình cộng số học) của m giá trị thử nghiệm hoặc giá trị đo đơn thu được từ một tấm đơn thứ j;

giá trị trung bình tổng, tức là giá trị trung bình (giá trị trung bình cộng số học) của tất cả (m x n) giá trị thử nghiệm hoặc của giá trị đo thu được từ một mẫu.

A.3  Tính toán

A.3.1  Giá trị trung bình của từng tấm riêng rẽ

Đối với từng nhóm mẫu thử, hoặc phép đo, giá trị trung bình của từng tấm riêng rẽ (trung bình tấm) phải được tính theo công thức A.1

(A.1)

A.3.2  Độ lệch chuẩn trong từng tấm

Đối với từng nhóm mẫu thử hoặc phép đo, độ lệch chuẩn trong từng tấm phải được tính theo công thức A.2.

(A.2)

A.3.3  Giá trị trung bình tổng

Giá trị trung bình tổng của tất cả các mẫu thử (trung bình của các giá trị trung bình tấm), hoặc của một nhóm các giá trị thử nghiệm trong mẫu phải được tính theo công thức A.3

(A.3)

A.3.4  Độ lệch chuẩn của các giá trị trung bình tấm

Độ lệch chuẩn giữa các giá trị trung bình tấm phải được tính theo công thức A.4.

(A.4)

A.3.5  Độ lệch chuẩn trung bình của các giá trị thử nghiệm trong cùng một tấm

Độ lệch chuẩn trung bình giữa các giá trị thử nghiệm trong cùng một tấm phải được tính theo công thức A.5

(A.5)

A.3.6  Phân vị chuẩn thứ 5 và phân vị chuẩn thứ 95 của một tính chất của tấm phân bố thông thường

Giá trị phân vị chuẩn thứ 5 của một tính chất của tấm phân bố thông thường phải được tính theo công thức A.6

(A.6 a)

(A.6 b)

Bảng A.1 - Giá trị t một phía liên quan đến cỡ mẫu, n

Cỡ mẫu, n

4

6

8

10

12

15

20

25

30

35

40

60

100

tn

2,35

2,02

1,89

1,83

1,80

1,76

1,72

1,71

1,70

1,69

1,68

1,67

1,65

 

Phụ lục B

(Quy định)

Chu kỳ ẩm thay thế đối với độ bền ẩm

B.1  Yêu cầu chung

Thử nghiệm chu kỳ ẩm là phương pháp kiểm soát chất lượng để đy nhanh sự phân rã liên kết. Thường thực hiện thử nghiệm cơ học tiếp theo sau thử nghiệm chu kỳ ẩm.

B.2  Chuẩn bị mẫu thử

Cỡ mẫu và cấu hình mẫu thử phụ thuộc vào phương pháp thử chu kỳ m, các kích thước đó được sử dụng đ tính toán độ bền sau thử nghiệm theo chu kỳ. Ví dụ cỡ mẫu thử uốn phù hợp với TCVN 12446 (ISO 16978) có chiều rộng 50 mm thì chiều dài được xác định bằng [(20 x chiều dày danh nghĩa) + 50] mm.

B.3  Xử lý mẫu thử

Áp dụng các điều sau.

a) Không yêu cầu phải xử lý sơ bộ.

b) Các mẫu thử phi tách rời nhau để đảm bảo nước và không khí xung quanh mẫu thử chuyển động tự do.

c) Mu thử phải được đặt trong bình chân không, bình được đổ đầy nước có nhiệt độ 66 °C (150 °F).

d) Tạo áp suất chân không 50,6 kPa (15 in.Hg) trong 30 min.

e) Giải phóng chân không và ngâm tiếp mẫu thử trong nước ở áp suất khí quyn trong 30 min.

f) Tháo nước ra khỏi bình và sấy các mẫu thử trong ít nhất 15 h ở nhiệt độ 82 °C (180 °F) trong tủ sấy có quạt tuần hoàn cưỡng bức thay đổi không khí từ 45 lần/min đến 50 lần/min. Mu thử được kiểm tra độ khô theo phương pháp thử thích hợp.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Các tính chất bổ sung

Đối với một số ứng dụng nhất định, có thể yêu cầu thông tin các tính chất bổ sung. Các thông tin này được cung cấp bởi nhà sn xuất. Các tính chất bổ sung cùng với phương pháp thử phù hợp được đưa ra trong Bảng C.1.

Bảng C.1 - Các yêu cầu đối với tính chất bổ sung

Tính chất vật lý

Phương pháp thử

Sự thay đổi các kích thước

TCVN 10311 (ISO 16985)

Các tính chất cơ học

 

Lực bám vít

TCVN 11907 (ISO 27528)

Lực bám đinh

CSA 0437

Thời gian gia ti/độ dão

EN 1156

Kéo

TCVN 8329 (ISO 16572)

Nén

TCVN 8329 (ISO 16572)

Trượt

TCVN 8329 (ISO 16572)

Uốn

TCVN 8329 (ISO 16572)

Độ bền va đập

EN 1128

Các tính chất về tính năng

 

Sàn

EN 1195

Tường

EN 594 + EN 596

Mái

TCVN 10311 (ISO 16985)

CHÚ THÍCH  Các giá trị đặc trưng đối với một số tính chất được đưa ra theo các tiêu chuẩn tương đương (xem Thư mục tài liệu tham khảo).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 11899-3 (ISO 12460-3) Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 3: Phương pháp phân tích khí.

[2] TCVN 11899-4 (ISO 12460-4), Ván gỗ nhân tạo - Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán - Phần 4: Phương pháp bình hút ẩm

[3] TCVN 10311 (ISO 16985) Ván gỗ nhân tạo - Xác định thay đổi kích thước theo thay đổi độ ẩm tương đối

[4] TCVN 11903 (ISO 16999) Ván gỗ nhân tạo - Lấy mẫu và cắt mẫu th

[5] TCVN 11907 (ISO 27528) Ván gỗ nhân tạo - Xác định lực bám vít

[6] EN 120, Wood-based panels - Determination of formaldehyde content - Extraction method called the Perforator method.

[7] EN 326-2, Wood-based panels - Sampling, cutting and inspection - Part 2: Quality control in the factory

[8] EN 326-3, Wood-based panels - Sampling, cutting and inspection - Part 3: Inspection of an isolated lot of panels

[9] EN 335-3, Durability of wood and wood-based products - Definition of hazard classes of biological attack - Part 3: Application to wood-based panels

[10] EN 594, Timber structures - Test methods - Racking strength and stiffness of timber frame wall panels

[11] EN 596, Timber structures - Test methods - Soft body impact test of timber framed walls

[12] EN 789, Timber structures - Test methods - Determination of mechanical properties of wood based panels

[13] EN 1058, Wood-based panels - Determination of characteristics values of mechanical properties and density

[14] EN 1128, Cement-bonded particleboards - Determination of hard body impact resistance.

[15] ENV 1156, Wood-based panels - Determination of duration of load and creep factors.

[16] EN 1195, Timber structures - Test methods - Performance of structural floor decking.

[17] EN 1995-1-1, Eurocode 5 - Design of timber structures - Part 1-1: General - Common rules and rules for buildings

[18] EN 12369-1, Wood-based panels - Characteristic values for structural design - Part 1: OSB, particleboards and fibreboards.

[19] ASTM D 1037-06a, Standard test methods for evaluating properties of wood-based fibre and particle panel material

[20] ASTM D 3043-00:2006, Standard test methods for structural panels in flexure.

[21] ASTM D 3044-94:2006, Standard test methods for shear modulus of wood-based structural panels

[22] ASTM D 3500-90:2003, Standard test methods for structural panels in tension

[23] ASTM D 3501-05a, Standard test methods for wood-based structural panels in compression

[24] ASTM D 7033-07, Standard test methods for establishing design capacities for oriented strand board (OSB) wood-based structural-use panels.

[25] ASTM E 72-02, Standard test methods of conducting strength tests of panels for building construction.

[26] CSA O325-07, Construction sheathing

[27] CSA O437-93, Standards on OSB and waferboard.

[28] CSA O86-09, Engineering design in wood.

[29] APA Panel design specification (PDS)

[30] U.S. Product standard PS 2-04, Performance standards for wood-based structural-use panels

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi