Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12636-13:2021 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 13: Quan trắc khí tượng nông nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12636-13:2021
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12636-13:2021 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 13: Quan trắc khí tượng nông nghiệp
Số hiệu: | TCVN 12636-13:2021 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 11/11/2021 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12636-13:2021
QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN - PHẦN 13: QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
Hydro-meteorological observations - Part 13: Agrometeorological observations
Lời nói đầu
TCVN 12636-13:2021 do Tổng cục Khí tượng Thủy văn biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN Quan trắc khí tượng thủy văn, gồm 13 phần:
- TCVN 12636-1:2019, Phần 1 - Quan trắc khí tượng bề mặt;
- TCVN 12636-2:2019, Phần 2 - Quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông;
- TCVN 12636-3:2019, Phần 3 - Quan trắc hải văn;
- TCVN 12636-4:2020, Phần 4 - Quan trắc bức xạ mặt trời;
- TCVN 12636-5: 2020, Phần 5 - Quan trắc tổng lượng ô dôn khí quyển và bức xạ cực tím;
- TCVN 12636-6:2020, Phần 6 - Quan trắc thám không vô tuyến;
- TCVN 12636-7:2020, Phần 7 - Quan trắc gió trên cao;
- TCVN 12636-8:2020, Phần 8 - Quan trắc lưu lượng nước sông vùng không ảnh hưởng thủy triều;
- TCVN 12636-9:2020, Phần 9 - Quan trắc Quan trắc lưu lượng nước sông vùng ảnh hưởng thủy triều;
- TCVN 12636-10:2021, Phần 10 - Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng thủy triều;
- TCVN 12636-11:2021, Phần 11 - Quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông ảnh hưởng thủy triều;
- TCVN 12636-12:2021, Phần 12 - Quan trắc ra đa thời tiết;
- TCVN 12636-13:2021, Phần 13 - Quan trắc khí tượng nông nghiệp.
QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN - PHẦN 13: QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
Hydro-meteorological observations - Part 13: Agrometeorological observations
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về quan trắc khí tượng nông nghiệp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN 12635-1:2019, Công trình quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 1: Vị trí, công trình quan trắc đối với trạm khí tượng bề mặt.
TCVN 12636-1:2019, Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 1: Quan trắc khí tượng bề mặt.
TCVN 12636-4:2020, Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 4: Quan trắc bức xạ mặt trời.
TCVN 12904:2020, Yếu tố khí tượng thủy văn - Thuật ngữ và định nghĩa.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ nêu trong TCVN 12904:2020 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation)
Quan trắc các yếu tố vật lý môi trường sống và đặc trưng sinh học của cây trồng nông nghiệp.
3.2
Vị trí quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation site)
Nơi được lựa chọn tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để tiến hành quan trắc khí tượng nông nghiệp.
3.3
Quan trắc phát triển (Growth observation)
Theo dõi trạng thái bên ngoài của cây (tốc độ ra lá, nhánh, trổ bông, chiều cao cây, tốc độ phát triển các thời kỳ của cây) và so sánh sự phát triển của cây với các đợt quan trắc trước đó.
3.4
Cây lâu năm (Perennial tree)
Cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.
3.5
Độ ẩm đất (Soil moisture)
Lượng nước trong đất được biểu thị bằng số phần trăm của lượng nước trong đất so với khối lượng đất khô tuyệt đối. Độ ẩm của đất được xác định ở trạng thái tự nhiên.
4 Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị
Thiết bị đo yếu tố khí tượng nông nghiệp trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng phải được kiểm định/hiệu chuẩn.
5 Vị trí quan trắc
5.1 Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng
Quan trắc các yếu tố khí tượng được thực hiện tại vườn quan trắc khí tượng bề mặt.
5.2 Vị trí quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng
Vị trí quan trắc đặc trưng sinh học của cây trồng là nơi tiến hành quan trắc định kỳ quá trình sinh trưởng phát triển, hình thành năng suất cây trồng.
5.2.1 Yêu cầu về vị trí quan trắc
- Tiêu biểu cho thổ nhưỡng, địa thế, địa hình, chế độ canh tác của khu vực và đại diện cho cây trồng chính của địa phương;
- Gần trạm quan trắc khí tượng bề mặt, không cách xa quá 5 km. Trường hợp vị trí quan trắc sinh học xa trạm quan trắc khí tượng bề mặt từ 2 km đến 5 km thì phải quan trắc thêm yếu tố lượng mưa;
- Đảm bảo lâu dài, trường hợp phải thay đổi thì địa điểm mới cần có điều kiện tự nhiên tương đương địa điểm cũ;
- Đối với cây trồng lâu năm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 1 000 m2;
- Quan trắc tại đồng ruộng của nhân dân, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 500 m2. (Đối với ruộng mạ, vườn ươm cây con, diện tích phải trên 20 m2);
- Quan trắc trên khu vực thí nghiệm, diện tích mỗi khu vực đảm bảo tối thiểu 200 m2.
5.2.2 Bố trí vị trí quan trắc
- Trên khu vực bằng phẳng: khu quan trắc được chia ra 4 mảnh quan trắc có diện tích bằng nhau, hình dạng có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, nếu hình chữ nhật thì chiều dài gấp 1,5 đến 2 lần chiều rộng.
- Trên khu vực đồi dốc:
+ Đối với đồi nhỏ: khu quan trắc là cả quả đồi và 4 mảnh quan trắc được phân bố theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc;
+ Đối với sườn đồi lớn: khu quan trắc phải bao gồm phần trên, giữa và dưới của sườn đồi, 4 mảnh bố trí liên tiếp và thứ tự theo hướng đường đồng mức, chiều của mảnh theo chiều từ trên xuống dưới theo sườn dốc để cây quan trắc trong mỗi mảnh đều được nằm rải trên các đường đồng mức khác nhau.
- Trong mỗi mảnh quan trắc có 10 cây để quan trắc sự phát triển và độ cao (đối với cây lâu năm là 5 cây). Bố trí các mảnh quan trắc sao cho các cây trong mảnh quan trắc tiêu biểu cho cây trồng quan trắc.
6 Quan trắc các yếu tố khí tượng
6.1 Gió
Thực hiện theo quy định tại Điều 5, TCVN 12636-1:2019.
6.2 Nhiệt độ và độ ẩm không khí
Thực hiện theo quy định tại Điều 6, TCVN 12636-1:2019.
6.3 Lượng mưa
Thực hiện theo quy định tại Điều 7, TCVN 12636-1:2019.
6.4 Áp suất khí quyển
Thực hiện theo quy định tại Điều 8, TCVN 12636-1:2019.
6.5 Bốc hơi
Thông số kỹ thuật:
- Đơn vị đo lượng bốc hơi: milimet (mm);
- Lượng bốc hơi từ mặt ẩm được đo tại độ cao cách mặt đất 1,5 m, (Từ 27 cm đến 30 cm đối với đo bốc hơi từ mặt nước);
- Phạm vi đo: từ 0 mm đến 15 mm (Thùng đo bốc hơi: từ 0 mm đến 50 mm);
- Độ phân giải: 0,1 mm;
- Sai số cho phép của phép đo: 0,1 mm khi lượng bốc hơi nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm; 2 % khi lượng bốc hơi lớn hơn 5 mm.
Quan trắc:
- Hàng ngày quan trắc bốc hơi vào lúc 7 h và 19 h;
- Đối với lượng bốc hơi từ mặt ẩm lượng bốc hơi trong 12 h là hiệu số giữa số đọc kỳ quan trắc này với số đọc của kỳ quan trắc trước.
- Đối với đo bốc hơi từ mặt nước:
+ Đo lượng bốc hơi biểu thị qua mức hạ thấp của mực nước trong chậu;
+ Đọc nhiệt độ mặt nước bao gồm: Nhiệt độ tức thời, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp trong 12 h qua;
+ Đọc và tính tổng tốc độ gió 12 h qua;
+ Đo lượng mưa (nếu có).
6.6 Nhiệt độ đất bề mặt
- Thông số kỹ thuật:
+ Đơn vị đo nhiệt độ đất: độ C (°C);
+ Nhiệt độ mặt đất được đo ngay tại bề mặt đất;
+ Nhiệt độ các lớp đất sâu được đo tại các độ sâu: 5 cm, 10 cm, 20 cm, 30 cm, 40 cm, 50 cm, 60 cm, 70 cm, 80 cm, 90 cm và 300 cm;
+ Phạm vi đo: từ -10 °C đến +70 °C;
+ Độ phân giải: 0,5 °C;
+ Sai số cho phép của phép đo: 0,5 °C.
- Quan trắc nhiệt độ mặt đất vào các giờ 1 h, 7 h, 13 h và 19 h hàng ngày. Khi quan trắc, phải ngồi trên cầu, không đụng chạm vào nhiệt kế và thực hiện theo trình tự sau:
+ Đọc và ghi trị số nhiệt kế thường;
+ Đọc và ghi trị số cột rượu, con trỏ của nhiệt kế tối thấp;
+ Đọc và ghi trị số nhiệt độ tối cao, vẩy nhiệt kế tối cao, ghi trị số sau khi vẩy;
+ Đưa con trỏ về cột rượu.
6.7 Tầm nhìn xa
Thực hiện theo quy định tại Điều 11, TCVN 12636-1:2019.
6.8 Thời gian nắng
Thực hiện theo quy định tại Điều 12, TCVN 12636-1:2019.
6.9 Bức xạ mặt trời
Thực hiện theo quy định tại Điều 13, TCVN 12636-1:2019.
6.10 Mây
Thực hiện theo quy định tại Điều 14, TCVN 12636-1:2019.
6.11 Hiện tượng khí tượng
Thực hiện theo quy định tại Điều 15, TCVN 12636-1:2019
6.12 Nhiệt độ các lớp đất sâu
6.12.1 Lắp đặt thiết bị
Nhiệt kế hoặc bộ cảm biến đo nhiệt độ các lớp đất sâu được lắp đặt đo tại các độ sâu 5 cm, 10 cm, 20 cm, 30 cm, 40 cm, 50 cm, 60 cm, 70 cm, 80 cm, 90 cm và 100 cm.
6.12.2 Quan trắc
- Quan trắc thủ công: Quan trắc giá trị nhiệt độ các lớp đất lần lượt từ 5 cm, 10 cm, 20 cm, 30 cm, 40 cm, 50 cm, 60 cm, 70 cm, 80 cm, 90 cm đến 100 cm tại các kỳ quan trắc, tiến hành quan trắc ngày 4 lần vào lúc 1 h, 7 h, 13 h và 19 h. Sai số quan trắc không quá: 0,5 °C;
- Quan trắc tự động: Nhiệt độ các lớp đất được quan trắc liên tục 24 h, lấy số liệu tức thời tại các kỳ quan trắc.
6.13 Quan trắc độ ẩm đất
6.13.1 Quan trắc độ ẩm đất theo phương pháp thủ công
Quan trắc tại hai khu vực: khu vực không có nước và khu vực có nước.
6.13.1.1 Đối với khu vực không có nước
- Trên mỗi khu vực quan trắc chọn 4 điểm tiêu biểu trên bốn mảnh, gần nơi cố định quan trắc sự phát triển và độ cao của cây;
- Quan trắc độ ẩm đất tại độ sâu 2 cm và tại độ sâu từ 10 cm đến 12 cm. Xác định độ ẩm đất theo cấp quy định tại Phụ lục B;
- Số liệu quan trắc tại mỗi độ sâu là số liệu trung bình 4 điểm.
6.13.1.2 Đối với khu vực có nước
- Đo độ cao mức nước;
- Trên mỗi khu vực quan trắc chọn 4 điểm ngẫu nhiên, dùng thước chia độ dài cm, mỗi lần quan trắc đọc số ghi trên thước.
6.13.2 Quan trắc độ ẩm đất bằng phương pháp khoan - sấy
6.13.2.1 Chọn địa điểm
Chọn 2 địa điểm quan trắc:
- Địa điểm không có cây trồng chỉ để cỏ mọc tự nhiên (điểm quan trắc cơ bản), diện tích tối thiểu 4 m2 (2 m x 2 m);
- Địa điểm có cây trồng nông nghiệp quan trắc thực hiện ở 4 mảnh, mỗi mảnh chọn một điểm để khoan lấy mẫu.
6.13.2.2 Thời gian và độ sâu quan trắc
- Thời gian quan trắc: tiến hành quan trắc vào các ngày 8, ngày 18, ngày 28 hàng tháng. Công tác lấy mẫu đất trên điểm quan trắc bắt đầu từ 7 h đến 10 h (để tránh sương móc sáng sớm và ánh nắng gay gắt buổi trưa);
- Độ sâu quan trắc: 5 cm, 10 cm, 20 cm, 30 cm, 40 cm, 50 cm, 60 cm, 70 cm, 80 cm, 90 cm và 100 cm;
- Nếu khu vực quan trắc không phải cây lâu năm chỉ quan trắc đến độ sâu 50 cm.
6.13.2.3 Lấy mẫu đất
- Lấy mẫu đất trên từng điểm quan trắc phải theo thứ tự được quy ước: vị trí khoan sau cách vị trí khoan trước 1 m, đồng thời hướng di chuyển lấy đất của các lần khoan phải theo một chiều nhất định;
- Mỗi lần khoan cho một độ sâu, lấy khoảng 25 g đến 30 g đất;
- Cách lấy đất từ mũi khoan: khi rút mũi khoan lên khỏi mặt đất, phải lấy đất ngay, cho vào hộp và đậy nắp hộp lại.
6.13.2.4 Cân đất và sấy đất
6.13.2.4.1 Cân đất
Sau khi mang mẫu đất về phòng làm việc tiến hành cân ngay, sau khi cân xong, mở nắp hộp và lắp nắp vào phía dưới đáy thân hộp rồi đưa vào tủ sấy.
6.13.2.4.2 Sấy đất
Đặt nhiệt độ tủ sấy từ 100 °C đến 105 °C trong khoảng thời gian từ 10 h đến 12 h đối với đất thịt nặng, và từ 8 h đến 10 h đối với đất thịt nhẹ, đất xốp. Sau đó đem ra cân, cân xong đem sấy lần thứ hai trong 1 giờ ở nhiệt độ từ 100 °C đến 105 °C. Nếu trị số hai lần cân không chênh lệch quá 0,1 g thì coi như khô tuyệt đối. Trường hợp chênh lệch trên 0,1 g tiến hành sấy thêm 30 phút.
6.13.2.5 Tính toán độ ẩm đất
Tính độ ẩm đất theo % khối lượng đất khô tuyệt đối (P%):
Tính toán chi tiết như sau:
Độ ẩm đất tính theo % khối lượng đất khô tuyệt đối ở mỗi độ sâu là trị số trung bình của 4 lần nhắc lại của độ sâu đó.
6.13.3 Quan trắc độ ẩm đất bằng thiết bị tự động
Mỗi lần khoan cho một độ sâu, sau khi khoan đến các độ sâu quy định, đợi 2 phút (để giá trị đo ổn định) đọc giá trị độ ẩm và nhiệt độ trên thiết bị đo.
6.14 Quan trắc năng suất, chất lượng cây trồng
Phương pháp quan trắc, thời gian bắt đầu và kết thúc quan trắc năng suất, chất lượng của từng loại cây quy định tại Phụ lục A.
6.15 Quan trắc gió tại độ cao 2 m
- Lắp đặt: tại khu vực tiến hành quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng, tại độ cao 2 m so với bề mặt đất;
- Quan trắc: hàng ngày tiến hành quan trắc 4 lần vào 1 h, 7 h, 13 h và 19 h quan trắc lấy giá trị tốc độ gió trung bình trong thời gian 2 phút (từ phút 58 đến phút 60 tại giờ quan trắc).
6.16 Quan trắc nhiệt độ và độ ẩm không khí trong quần thể cây trồng
- Lắp đặt: tại khu vực tiến hành quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng, tiến hành đo tại các độ cao 30 cm, 50 cm, 100 cm và 200 cm so với bề mặt đất;
- Quan trắc: tiến hành quan trắc lấy giá trị tốc độ nhiệt độ và độ ẩm không khí 4 lần/ngày vào 1 h, 7 h, 13 h và 19 h.
7 Quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng nông nghiệp
7.1 Chọn cây và số lượng cây
7.1.1 Chọn cây
Cây thể hiện sự sinh trưởng và phát triển tốt, có tính chất đại diện trong quần thể tại khu vực quan trắc.
7.1.2 Số lượng cây
- Trên mỗi mảnh tiến hành quan trắc 10 cây (khóm), 4 mảnh quan trắc 40 cây (khóm);
- Đối với cây lâu năm; trên mỗi mảnh quan trắc 5 cây, 4 mảnh quan trắc 20 cây.
7.2 Thời gian chọn và cố định cây quan trắc
- Khi trên khu quan trắc có cây đã có lá thứ nhất tiến hành chọn và cố định cây quan trắc. Trường hợp phải tỉa bỏ thì phải thay thế bằng cây khác hoặc khi nhổ để tiến hành cấy trên ruộng khác, việc quan trắc được tiến hành khi cây bén rễ hồi xanh (cây phục hồi sinh trưởng);
- Đối với cây lâu năm: chọn và cố định cây, chồi quan trắc được tiến hành vào tháng 1, tháng 2 (mùa xuân) khi trên cây xuất hiện chồi non.
7.3 Quan trắc quá trình phát triển cây
7.3.1 Quan trắc sự phát triển cây
- Quan trắc phát triển cây trồng tiến hành 2 ngày/lần, quan trắc sau 13 h và vào các ngày chẵn (2, 4, 6, v.v...). Trường hợp tháng có 29 ngày hoặc tháng có 31 ngày quan trắc vào ngày cuối cùng của tháng;
- Khu vực quan trắc nhiều loại cây hoặc nhiều đợt gieo trồng nếu buổi chiều không quan trắc hết thì tiến hành quan trắc thêm vào buổi sáng hôm sau từ 9 h đến 11 h (những cây quan trắc vào buổi sáng sẽ duy trì quan trắc như vậy trong suốt thời kỳ phát triển của cây);
- Thời kỳ cây nở hoa quan trắc vào buổi sáng từ 9 h đến 11 h;
- Cây tiến hành quan trắc quá trình phát triển cũng là cây quan trắc độ cao;
- Đối với cây lâu năm: quan trắc vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và ngày cuối tháng đối với các kỳ phát triển gần nhau hoặc cây sắp vào kỳ phát triển. Giữa hai kỳ phát triển xa nhau từ một tháng trở lên, mỗi tháng quan trắc 3 lần vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng;
- Trong mỗi kỳ phát triển, ngày bắt đầu là khi có số cây đặc trưng của kỳ chiếm lớn hơn hoặc bằng 10 % tổng số cây quan trắc, phổ biến là khi có số cây đặc trưng của kỳ chiếm lớn hơn hoặc bằng 50 % tổng số cây quan trắc, kết thúc là khi có số cây đặc trưng của kỳ chiếm lớn hơn hoặc bằng 70 % tổng số cây quan trắc;
- Kỳ quan trắc sự phát triển, phương pháp quan trắc đối với từng loại cây quy định tại Phụ lục A.
7.3.2 Quan trắc chiều cao cây
- Quan trắc chiều cao cây vào các ngày phát triển phổ biến và vào các ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng;
- Phương pháp quan trắc, thời gian bắt đầu và kết thúc quan trắc độ cao của từng loại cây quy định tại Phụ lục A.
7.3.3 Quan trắc mật độ cây
- Thời gian, phương pháp quan trắc mật độ các loại cây quy định tại Phụ lục A;
- Đối với các loại cây lâu năm: quan trắc 1 lần/năm vào ngày 31 tháng 7.
7.4 Quan trắc phát triển
7.4.1 Đánh giá trạng thái phát triển
7.4.1.1 Nội dung đánh giá
- Trạng thái bên ngoài của cây;
- Tốc độ ra lá, nhánh, tăng thêm mật độ cây;
- Độ cao của cây;
- Tốc độ phát triển giữa các thời kỳ;
- So sánh với thời kỳ thuyết minh trước;
- Đánh giá ban đầu về tác hại của thời tiết và sâu bệnh (nếu có);
- Đánh giá theo cấp chi tiết tại Phụ lục C.
7.4.1.2 Thời gian, thuyết minh đánh giá
Thuyết minh đánh giá trạng thái phát triển tiến hành 10 ngày/lần vào các ngày cuối tuần (ngày 10, ngày 20 và vào ngày cuối cùng của tháng).
7.4.2 Quan trắc diện tích lá và khối lượng chất khô
7.4.2.1 Thời gian lấy mẫu
- Lấy mẫu cây vào ngày xuất hiện chiếm lớn hơn hoặc bằng 75 % số cây đạt đặc trưng của một kỳ phát triển. Thời gian lấy mẫu vào buổi sáng, sau khi sương tan hoặc nước mưa bốc hơi hết trên lá, thân cây. Sau khi lấy mẫu đưa vào phòng tiến hành đo đếm ngay;
- Các kỳ lấy mẫu và số cây lấy mẫu của một số loại cây quy định tại Phụ lục D.
7.4.2.2 Xác định cây lấy mẫu
Chọn cây lấy mẫu theo chiều cao cây. Trên 4 mảnh của khu quan trắc, mỗi mảnh chọn ngẫu nhiên độ cao của 25 cây, tổng số là 100 cây. Phân số liệu độ cao đo được theo từng phân nhóm. Số cây lấy mẫu trong nhóm sẽ căn cứ tỷ lệ của từng phân nhóm so với tổng số 100 cây. Việc xác định số cây lấy mẫu theo nhóm được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: tính hiệu số giữa cây cao nhất và cây thấp nhất trong 100 cây được đo theo công thức:
C = hmax - hmin (3)
Trong đó: hmax là chiều cao cây cao nhất
hmin là chiều cao cây thấp nhất
C là hiệu số chiều cao cây cao nhất và thấp nhất
Căn cứ hiệu số chiều cao cây (C) theo Phụ lục E được trị số D là độ cao chênh lệch giữa hai phân nhóm kế tiếp nhau. Chi tiết tại Phụ lục E.
- Bước 2: tính số nhóm cây lấy mẫu theo công thức:
Trong đó: N là số nhóm cây
- Bước 3: xác định khoảng độ cao từng nhóm
Nhóm cây lấy theo mẫu theo các khoảng độ cao sau:
+ Nhóm N1 từ cây có độ cao hmin đến cây có độ cao hmin + D;
+ Nhóm N2 từ cây có độ cao (hmin + D) + 1 đến cây có độ cao (hmin +D) +1 + D;
+ Nhóm N3 từ cây có độ cao (hmin +D) +1 + D + 1 đến cây có độ cao (hmin +D) +1 + D + 1 + D cho đến Nhóm N4 từ cây có độ cao (hmin +D) +1 + D + 1 + D + 1 đến cây có độ cao (hmin +D) +1 + D + 1 + D +1 + D;
+ Nhóm N5 từ cây có độ cao (hmin +D) + 1 + D + 1 + D + 1 + D + 1 đến cây có độ cao (hmin +D) + 1 + D + 1+ D + 1 + D + 1 + D.
- Bước 4: xác định số cây cần lấy mẫu cho từng nhóm
Phân số liệu đo ngẫu nhiên 100 cây theo số nhóm N và khoảng độ cao nhóm theo bước 3, được số cây trong mỗi nhóm là ni, với i là chỉ số thể hiện thứ tự nhóm từ bước 3.
Xác định số cây cần lấy mẫu cho từng nhóm, theo công thức:
Trong đó:
M là số cây cần lấy mẫu cho từng nhóm (đối với lúa là 40, các cây khác là 20);
ni là số cây trong mỗi nhóm của 100 cây đo;
7.4.2.3 Cách lấy mẫu cây
- Nhổ hoặc đào cả rễ số cây theo từng nhóm mẫu. Rửa rễ sạch và không làm ướt thân, lá mang về phòng làm việc;
- Thao tác lần lượt các công việc như sau: phân loại các bộ phận thân, lá, rễ, quả hoặc củ. Quan trắc diện tích lá, xác định trọng lượng chất khô bao gồm cân các bộ phận tươi của cây trước khi đưa vào sấy khô và cân lại sau khi đã sấy khô.
7.4.2.3 Quan trắc diện tích lá
7.4.2.3.1 Quan trắc diện tích lá bằng máy đo diện tích lá
Đặt phiến lá vào bàn máy, không để lá bị gấp khúc, nhăn nheo hoặc chồng chéo lên nhau, trường hợp phiến lá quá dài hoặc quá rộng dùng kéo cắt cho vừa bàn máy. Quét máy từ từ theo bàn máy. Đọc trị số trên máy.
7.4.2.3.2 Quan trắc thủ công
Các chỉ số chiều dài (L) và chiều rộng (R) của các phiến lá đơn vị đo là cm.
- Tính diện tích các lá của mỗi cây (đơn vị cm2) theo công thức:
Trong đó: Si là tổng diện tích lá của cây thứ i;
Lj là độ dài lá thứ j của cây thứ i;
Rj là độ rộng lá thứ j của cây thứ i;
Ks hệ số diện tích lá chi tiết tại Phụ lục G;
n là tổng số lá của một cây.
- Tính toán các đặc trưng diện tích lá
Diện tích lá trung bình 1 cây (đơn vị cm2) ký hiệu là , được tính theo công thức:
Trong đó: là diện tích lá trung bình 1 cây (đơn vị cm2);
Si là tổng diện tích lá của cây thứ i;
m là số cây lấy mẫu.
là tổng diện tích lá của toàn bộ các cây lấy mẫu (đơn vị cm2).
+ Diện tích lá trên 1 m2 gieo trồng ký hiệu Sq, được tinh theo công thức:
Trong đó: P là số cây trên 1 m2.
+ Chỉ số diện tích lá LAI (diện tích lá/diện tích gieo trồng) được tính theo công thức:
Trong đó: Sđ diện tích 1 m2 đất quy đổi ra cm2 (1 m2 = 10000 cm2).
7.4.2.4 Quan trắc khối lượng chất khô
Quan trắc khối lượng chất khô tiến hành bằng tủ sấy.
7.4.2.4.1 Cắt mẫu và cân trọng lượng tươi
Tiến hành cắt rời từng bộ phận của mẫu vật: lá, thân, rễ, bông, bắp, hạt, quả bộ phận còn ướt do rửa hoặc có nước mưa dùng giấy thấm khô. Sau đó, cân trọng lượng tươi của từng bộ phận (lấy chính xác 0,1 g) theo thứ tự: lá, thân, rễ, bông, bắp, hạt, quả.
7.4.2.4.2 Sấy mẫu và cân
Để từng bộ phận của cây vào hộp đựng mẫu, cho vào tủ sấy, đặt nhiệt độ tủ từ 100 °C đến 105 °C trong thời gian 1 h, sau đó duy trì ở nhiệt độ từ 70 °C đến 80 °C. Sau 6 h cân lần thứ nhất cho mẫu sấy. Lần thứ hai cân sau lần thứ nhất 1 h (khi hai lần cân không chênh lệch nhau quá 0,1 g coi như đã khô).
7.4.2.4.3 Tính toán các đặc trưng
- Tính tổng khối lượng các cây tươi và khô sau khi sấy của một đợt lấy mẫu đơn vị là gram (g), theo công thức:
Trong đó:
P là tổng khối lượng cây tươi (hoặc khô sau khi sấy) trong một đợt lấy mẫu;
Plá là tổng khối lượng lá cây tươi (hoặc khô sau khi sấy) trong một đợt lấy mẫu;
Pthân là tổng khối lượng thân cây tươi (hoặc khô sau khi sấy) trong một đợt lấy mẫu;
Pbông là tổng khối lượng bông cây tươi (hoặc khô sau khi sấy) trong một đợt lấy mẫu;
Prễ là tổng khối lượng rễ cây tươi (hoặc khô sau khi sấy) trong một đợt lấy mẫu.
- Tính khối lượng tươi và khô trung bình của cả cây và từng bộ phận của một cây:
Trong đó:
là khối lượng (tươi hoặc khô) trung bình của một cây;
n là số cây lấy mẫu.
- Tính khối lượng cây tươi (hoặc cây khô sau khi sấy) trên 1 m2 gieo trồng, ký hiệu Pm
Trong đó: d là mật độ cây (số cây/m2)
- Tính suất chứa nước của cây ký hiệu là H (đơn vị là %) theo công thức:
Trong đó:
là khối lượng tươi trung bình 1 cây (g);
là khối lượng khô sau khi sấy trung bình 1 cây (g).
- Tính tốc độ tăng trưởng chất khô:
+ Tốc độ tăng trưởng khô của cả cây tính theo công thức:
Trong đó:
Vc là tốc độ tăng trưởng khô của cả cây (g/m2.ngày);
Pms là khối lượng chất khô của cây trên 1 m2 gieo trồng của lần lấy mẫu này;
Pmt là khối lượng chất khô của cây trên 1 m2 gieo trồng của lần lấy mẫu trước;
n là số ngày giữa hai lần lấy mẫu.
+ Tốc độ tăng trưởng khô của từng bộ phận của cây tính theo công thức:
Trong đó:
Vt là tốc độ tăng trưởng khô của từng bộ phận của cây (g/m2.ngày);
Pms(t) là khối lượng chất khô các bộ phận t trên 1 m2 gieo trồng của lần lấy mẫu này (tương ứng với các bộ phận thân, rễ, lá, quả);
Pm(t) là khối lượng chất khô các bộ phận t trên 1 m2 gieo trồng của lần lấy mẫu trước (t tương ứng với các bộ phận thân, rễ, lá, quả).
7.5 Quan trắc đường kính cây
Chỉ quan trắc đường kính cây đối với cây lâu năm, quan trắc vào thời kỳ quan trắc chiều cao cây, đo đường kính cây tại độ cao cách mặt đất 50 cm.
7.6 Quan trắc năng suất
Quan trắc vào thời điểm trước khi thu hoạch, phương pháp chi tiết cho từng loại cây tại phụ lục A.
7.7 Quan trắc một số đặc trưng khác
Đối với một số cây trồng cụ thể có các đặc trưng khác nhau cần quan trắc thực hiện theo quy định tại phụ lục A.
7.8 Quan trắc tác hại của thời tiết và sâu bệnh
7.8.1 Thời gian phương pháp quan trắc
- Khi xảy ra thời tiết bất thuận hoặc sinh vật gây hại, cần theo dõi liên tục và quan trắc 2 ngày 1 lần về: hiện tượng, trạng thái, thời gian, cường độ, mức độ cây trồng bị hại, cho đến khi cây trồng sinh trưởng trở lại bình thường;
- Quan trắc tỷ lệ phần trăm số cây và bộ phận bị hại và xác định mức độ bị hại: chọn khu vực theo quy định tại 5.2.2 và tiến hành quan trắc số cây bị hại (tỷ lệ % trên tổng số cây), bộ phận bị hại, mức độ bị hại (tỷ lệ % trên tổng số cây).
7.8.2 Quan trắc tác hại của thời tiết
7.8.2.1 Bị hại do sương muối, giá rét
Khi xuất hiện hiện tượng sương muối, giá rét (nhiệt độ trung bình ngày xuống nhỏ hơn hoặc bằng 13 °C) quan trắc màu sắc của lá, trạng thái của cành, thân, hoa.
7.8.2.2 Bị hại do gió khô nóng hoặc hạn hán
Khi nhiệt độ tối cao của không khí trên lớn hơn hoặc bằng 35 °C, độ ẩm tương đối không khí nhỏ hơn hoặc bằng 55 % kéo dài từ 2 ngày đến 3 ngày, hoặc sau một thời gian 20 ngày không mưa, hoặc độ ẩm (quan trắc bằng mắt) tại độ sâu từ 10 cm đến 12 cm đạt cấp 5 (chi tiết tại phụ lục D), quan trắc tác hại của gió khô nóng hoặc hạn hán theo màu sắc của lá, trạng thái của cây, trạng thái hoa, quả, nụ, hạt.
7.8.2.3 Bị hại do mưa đá, gió to, bão, mưa lớn
Quan trắc lá bị nát, thân cành bị gãy, đổ nghiêng, hoặc cây bị xiêu vẹo, rễ bị bật lên mặt đất, màu sắc của lá, cành bị hại, hiện tượng rụng nụ, hoa, quả và mức độ rụng do hiện tượng.
7.8.2.4 Bị hại do ngập úng
- Quan trắc màu sắc của cây, lá, bông;
- Mức độ bị hại của thời tiết được tính theo cấp tại Phụ lục H.
7.8.3 Quan trắc tác hại của sâu bệnh
Quan trắc đặc trưng cây bị hại theo loại sâu bệnh, trạng thái bị hại, tình trạng cây bị sâu bệnh. Mức độ bị hại tính theo cấp tại Phụ lục H;
Phụ lục A
(Quy định)
Quan trắc sự phát triển của một số cây trồng
A.1 Cây lúa
A.1.1 Quan trắc phát triển
A.1.1.1 Các kỳ phát triển
- Mọc mầm;
- Lá thứ 3;
- Lá thứ 5;
- Bén rễ hồi xanh;
- Đẻ nhánh;
- Vươn lóng;
- Trỗ bông - Nở hoa;
- Ngậm sữa;
- Chắc xanh;
- Chín hoàn toàn.
A.1.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm:
+ Trên toàn ruộng quan trắc, lác đác xuất hiện những mầm dài 1,5 cm đến 2,0 cm đó là mọc mầm bắt đầu;
+ Khi thấy đa số mầm (lớn hơn 50 %) đã mọc theo tiêu chuẩn nói trên là mọc mầm phổ biến.
CHÚ THÍCH 1: Ở kỳ phát triển này không quan trắc ngày mọc mầm kết thúc.
- Lá thứ 3: Từ nách lá thứ hai, xuất hiện ngọn lá thứ ba vươn lên, dài 1,5 cm đến 2,0 cm.
- Lá thứ 5: Từ nách lá thứ tư xuất hiện ngọn lá thứ năm dài 1,5 cm đến 2,0 cm. Cần lưu ý xác định đúng thứ tự các lá khi quan trắc, nhất là trong trường hợp mạ trên ruộng gặp rét đậm kéo dài làm các lá đầu tiên và thứ hai bị héo hoặc khô, úa.
- Bén rễ hồi xanh: Rễ mới màu trắng đã xuất hiện, lá non bắt đầu phát triển, lá cũ chuyển sang màu xanh như mạ lúc đem đi cấy. Nhìn chung cây lúa đã trở lại sinh trưởng bình thường. Để quan trắc chính xác lúa bén rễ hồi xanh phải tiến hành như sau:
+ Nhổ một số cây ở biên (gần sát bờ) để xem sự phát triển của rễ (nhổ quan trắc xong cấy lại chỗ cũ);
+ Đồng thời với việc nhổ cây để xem xét, phải quan sát trạng thái của lúa trên 4 mảnh quan trắc về màu sắc lá, sự xuất hiện lá non và sức phát triển của cây...;
+ Khi quan sát thấy phần lớn cây trên mảnh quan trắc đã bén rễ hồi xanh thì ghi lại ngày bén rễ hồi xanh lớn hơn hoặc bằng 50 %. Không quan trắc ngày bắt đầu và phổ biến.
- Đẻ nhánh: Ở nách lá của thân chính vươn ra một lá non đầu tiên dài từ 1,5 cm đến 2,0 cm, phần dưới của lá non này áp sát vào bên trong bẹ lá già của cây mạ. trường hợp ruộng ngập nhiều nước, thường khó phát hiện kỳ đẻ nhánh. Vì thế, phải theo dõi chặt chẽ ngày từ khi mới có một vài cây đẻ.
- Muốn vậy, sắp đến kỳ đẻ nhánh, mỗi mảnh nhổ một vài cây ngoài biên để xem lúa đẻ nhánh hay chưa. Khi thấy những cây ngoài biên đã đẻ thì tiến hành quan trắc những cây trong điểm quan trắc.
- Vươn lóng:
+ Khi lóng thứ nhất của thân chính đã hình thành và dài khoảng hơn hoặc bằng 1,5 cm (Lúa xuân, hè dài khoảng hơn hoặc bằng 0,5 cm) nhổ cấy, bóc thân ra xem, thấy ở phía trên đốt có một thùy nhỏ màu trắng, dài hơn hoặc bằng 2 cm là đủ tiêu chuẩn;
+ Cách quan trắc: Đến thời kỳ hình thành lóng, có thể nhổ một vài cây ngoài biên và bóc ra xem, trường hợp lóng đã hình thành theo đúng tiêu chuẩn trên, mới tiến hành quan trắc. Khi quan trắc, dùng hai ngón tay nắn nhẹ ở gốc thân chính, nếu thấy ở phần giữa lóng mềm, còn ở hai đầu lóng cứng thì coi như đủ tiêu chuẩn quan trắc.
CHÚ THÍCH 2: Chỉ quan trắc lóng đầu tiên từ tầng rễ trên cùng.
- Trỗ bông - Nở hoa:
+ Trổ bông: một phần ba bông lúa đã thò hẳn ra ngoài bao đòng;
+ Nở hoa: một số ít hoa trên bông lúa đã nở là đủ tiêu chuẩn quan trắc. Quan trắc nở hoa nhất thiết phải tiến hành vào buổi sáng (từ 8 h đến 11 h). Thường là sau khi trỗ bông là lúa nở hoa ngay.
- Ngậm sữa: Khi hạt ở phần ba bông lúa (kể từ đỉnh bông) đã căng đầy nước và có màu trắng như sữa, dùng hai ngón tay bấm hạt lúa rễ vỡ, sau khi nước bay hơi còn lại tinh bột trắng dính lại trên đầu ngón tay là vào kỳ ngậm sữa.
- Chắc xanh: Khi hạt ở một phần ba bông lúa (kể từ đỉnh bông) đạt đến độ dài bình thường của nó và tinh bột trong hạt lúa đã quánh dẻo lại, bóc ra xem, ở giữa hạt còn một ít như sữa đặc, xung quanh hạt có màu có màu hơi xanh.
- Chín hoàn toàn: Cả bông lúa ngả sang màu vàng, hạt gạo đã cứng lại, bẻ khó gẫy.
A.1.1.3 Cách tính tỷ suất phần trăm (%) cây phát triển
A.1.2 Quan trắc độ cao
A.1.2.1 Thời gian quan trắc
Thời gian quan trắc vào các ngày cuối tuần ngày 10, ngày 20, ngày 30 hoặc ngày 31 (hay ngày 28 hoặc ngày 29 trong tháng 2) và các ngày phát triển phổ biến của các kỳ: Lá thứ ba, trước khi nhổ cấy 1 ngày đến 2 ngày, bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh, hình thành dóng, trỗ bông, chín hoàn toàn. Trong những ngày trên, quan trắc độ cao vào buổi chiều.
A.1.2.2 Chọn cây quan trắc
- Trên ruộng mạ, mỗi mảnh quan trắc chọn một nơi tiêu biểu và đo ngẫu nhiên 10 cây (4 mảnh là 40 cây), sao cho những cây này có thể đại diện về độ cao trên các mảnh đó. Trên ruộng cấy, mỗi mảnh đo 10 khóm (4 mảnh là 40 khóm) cố định;
- Trên ruộng gieo thẳng: từ ba lá đến năm lá đo như ở ruộng mạ. Sau đó cố định 10 cây tiêu biểu cho mỗi mảnh (4 mảnh là 40 cây) để đo như ruộng cấy.
A.1.2.3 Phương pháp quan trắc
- Từ lá thứ ba phổ biến đến hình thành lóng phổ biến chỉ đo một độ cao h1: từ mặt đất đến mút lá nào cao nhất.
- Ngày hình thành lóng phổ biến phải đo thêm độ cao h2. Từ mặt đất đến cổ lá trên cùng. Độ cao h2 đo vào ngày hình thành lóng phổ biến. Đo tất cả 40 cây kể cả những cây chưa hình thành lóng;
- Từ hình thành lóng phổ biến đến trỗ bông phổ biến chỉ đo một độ cao h2: Từ mặt đất đến cổ lá trên cùng (Lá lưỡi kiếm coi là lá trên cùng);
- Ngày chắc xanh phổ biến đo độ cao lần cuối cùng h3, h4. Trong đó: h3 là độ cao từ mặt đất đến đỉnh bông, h4 là độ cao từ cổ bông đến đỉnh bông.
CHÚ THÍCH: Mỗi lần đo chiều cao cây, đo theo thứ tự từ cây thứ nhát đến cây thứ 40.
A.1.3 Quan trắc mật độ
A.1.3.1 Các kỳ quan trắc
- Đối với lúa cấy, quan trắc mật độ vào các kỳ phát triển phổ biến: ba lá, trước khi nhổ cấy từ 1 ngày đến 2 ngày, bén rễ hồi xanh, mọc dóng và chín hoàn toàn;
- Đối với ruộng lúa gieo thẳng, quan trắc vào các kỳ phát triển phổ biến như sau: ba lá, kết thúc đếm số nhánh đẻ và chín hoàn toàn.
A.1.3.2 Diện tích quan trắc
- Ở ruộng mạ: trên mỗi mảnh chọn một ô vuông tiêu biểu với diện tích 400 cm2 (20 cm x 20 cm). Bốn mảnh, diện tích là 1600 cm2 cố định để quan trắc;
- Ở ruộng cấy: trên mỗi mảnh chọn một ô vuông tiêu biểu với diện tích 1 m2 (1 m x 1 m). Bốn mảnh là 4 m2 cố định để quan trắc;
- Ở ruộng gieo thẳng: từ mọc mầm đến thời kỳ 5 lá, trên mỗi mảnh quan trắc, chọn một ô vuông tiêu biểu với diện tích 1600 cm2 (40 cm x 40 cm). Bốn mảnh quan trắc là 4 ô vuông. Ở các thời kỳ phát triển tiếp theo, mỗi mảnh quan trắc chọn 1 m2, bốn mảnh là 4 m2 để quan trắc.
A.1.3.3 Phương pháp quan trắc
- Ở ruộng mạ: Đếm số cây trong từng ô vuông ở mỗi lần quan trắc, sau đó lấy trị số trung bình của 4 ô vuông. Quan trắc mật độ ở ruộng mạ tiến hành như sau:
+ Đếm tất cả số thân chính và nhánh đẻ trong từng ô vuông;
+ Sau đó đếm riêng số nhánh đẻ trong từng ô vuông (nhánh đẻ được tính khi đã có lá thứ 3 dài từ 1,5 cm đến 2 cm).
- Ở ruộng cấy:
+ Mỗi lần quan trắc đếm số cây trong từng ô vuông, ghi vào sổ, sau đó lấy trị số trung bình của 4 ô vuông;
+ Trường hợp đầu mút thước đo không đúng giữa hai hàng lúa, có thể lấy hơn hoặc kém đi một ít rồi tính theo diện tích quan trắc thực tế;
+ Ở thời kỳ chín hoàn toàn khi một nhánh nào đó đã có hai dóng trở lên và có đầy đủ lá như một cây lúa mới được tính là một cây.
CHÚ THÍCH 1: Quan trắc mật độ ở thời kỳ lá thứ ba phổ biến phải đếm tất cả số cây, kể cả những cây mới mọc mầm lớn hơn hoặc bằng 2 cm.
CHÚ THÍCH 2: Ở thời kỳ hình thành lóng khi một nhánh đẻ nào đó đã có lá thứ 3 và lá này dài lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm, sẽ được tính là một cây.
A.1.4 Đếm số lá, đo độ rộng và độ cao trước khi nhổ cấy
A.1.4.1 Đếm số lá
Trước khi nhổ cấy một ngày đếm số lá của cây mạ theo phương pháp sau:
- Chọn 40 cây tiêu biểu (mỗi mảnh 10 cây) nhổ lên và tiến hành đếm số lá của 40 cây đó. Chia tổng số lá đếm được cho 40 để tìm số lá trung bình của một cây. Tiêu chuẩn lá được đếm là khi lá có độ dài lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm;
- Cây nào có nhánh thì tính mỗi nhánh là một lá.
A.1.4.2 Đo độ rộng cây mạ
- Dùng 40 cây đã đếm số lá nói trên để đo độ rộng cây mạ (đơn vị đo mm);
- Cách đo: Mỗi lần đo lấy 10 cây mạ xếp thành một hàng theo chiều bẹt của thân cây, cây nọ sát vào cây kia, đặt thước lên trên để đo. Chỗ đặt thước để đo cách gốc cây mạ 2 cm. (Trong khi đo thấy cây mạ nào đã đẻ nhánh thì bỏ ra và thay thế cây khác);
- Lấy tổng kết quả 4 lần đo (gồm 40 cây) chia cho 40 sẽ tìm được độ rộng của một cây mạ.
A.1.4.3 Đo chiều cao cây
Đo 40 cây như đã chú thích tại A.1.2.
A.1.5 Quan trắc số nhánh và tỷ suất đẻ nhánh
A.1.5.1 Thời gian quan trắc
- Lúa đông xuân từ Thừa Thiên Huế trở ra, 10 ngày quan trắc một lần vào các ngày 8, ngày 18, ngày 28 hàng tháng;
- Lúa mùa nói chung và các vụ lúa khác ở miền Nam quan trắc vào các ngày 4, ngày 14, ngày 8, ngày 18, ngày 24 và ngày 28 hàng tháng.
A.1.5.2 Thời gian bắt đầu và kết thúc quan trắc
- Bắt đầu quan trắc khi trên ruộng quan trắc có một số ít cây đẻ nhánh;
- Kết thúc quan trắc khi hai lần quan trắc liền nhau có số nhánh đếm được bằng nhau hoặc xấp xỉ bằng nhau. Trường hợp trong thời gian lúa chiêm xuân đang đẻ nhánh, gặp rét nên ngừng đẻ (thậm chí một số nhánh đẻ bị chết) dẫn đến trị số đếm của hai lần quan trắc liền nhau bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau, vẫn phải quan trắc tiếp tục cho đến khi lúa ngừng đẻ thực sự.
A.1.5.3 Phương pháp quan trắc
- Trên mỗi mảnh chọn 5 khóm ở hàng quan trắc độ cao (4 mảnh là 20 khóm) để quan trắc. Những khóm được chọn phải cố định từ đầu đến kết thúc quan trắc (Nên dùng que hoặc ny lông màu để đánh dấu).
- Cách tính tỷ suất đẻ nhánh sau mỗi lần quan trắc như sau:
Tỷ suất nhánh vô ích = 100% - tỷ suất nhánh có ích (A.4)
- Đối với lúa gieo thẳng, ở mỗi mảnh quan trắc chọn 25 cây (4 mảnh là 100 cây) cố định để quan trắc và tính tỷ suất đẻ nhánh (nhánh đẻ được tính là khi chính nhánh đó đã đạt hoặc vượt qua tiêu chuẩn kỳ phát triển ba lá).
A.1.6 Quan trắc thành phần năng suất và năng suất
A.1.6.1 Thời gian quan trắc
Trước khi thu hoạch hai ngày.
A.1.6.2 Nội dung quan trắc
- Số cây trên 1 m2 (gồm cả cây kết quả và cây không kết quả);
- Số cây kết quả trên 1 m2, ký hiệu là A;
- Số cây không kết quả trên 1 m2 (là những số cây có bông nhưng hạt lép hoàn toàn hoặc có ít hạt lơ lửng hoặc cây không có bông);
- Số cây bị sâu bệnh làm hại trên 1 m2 (ở cả cây kết quả và cây không kết quả);
- Số hạt chắc trên một bông, ký hiệu là B;
- Số hạt lép, lửng trên một bông;
- Khối lượng 1000 hạt, ký hiệu là C;
- Năng suất tính toán và năng suất thực thu.
A.1.6.3 Phương pháp quan trắc
- Lấy mẫu, đếm số cây, số gié và số hạt trên một bông:
+ Lấy mẫu: Dùng một khung hình vuông bằng tre hoặc bằng gỗ có diện tích 1 m x 1 m = 1 m2 đặt ở nơi tiêu biểu cho mỗi lần nhắc lại của ruộng quan trắc (4 lần nhắc lại là 4 m2). Tất cả các cây nằm gọn trong khung vuông đó đều thuộc vào đối tượng đo đếm;
+ Đếm số cây: Đếm số cây tổng số của 4 m2 và tính giá trị trung bình của 1 m2;
+ Tính số hạt chắc, số hạt lép, lửng mỗi ô vuông (1 m2) lấy 25 bông bất kỳ, 4 ô vuông (4 m2) là 100 bông. Lần lượt đo đếm, tính toán từ ô vuông thứ nhất đến ô vuông thứ tư. Tính số hạt chắc, số hạt lép, lửng trên một bông là trị số trung bình của 100 bông lúa;
+ Lấy những bông bất kỳ có nghĩa là không có sự lựa chọn bông tốt hoặc xấu, đồng thời lấy 25 bông này phải lấy rải đều, không lấy tập trung một chỗ hoặc chọn những bông tốt nhất để lấy.
- Tính khối lượng 100 hạt (tính bằng gam):
+ Tất cả 100 bông lúa và đem hạt phơi trên nong nia cho khô như bình thường (có nghĩa là sau khi phơi khô có thể xay hoặc giã thành gạo bình thường);
+ Đem thóc đã phơi khô trộn đều và rải trên mặt bàn, dùng thước kẻ vạch thành 2 đường chéo để chia thóc ra bốn phần tương đương nhau theo thứ tự 1, 2, 3 ,4;
+ Hợp 1 và 3 thành một phần gọi là H1;
+ Hợp 2 và 4 thành một phần gọi là H2;
+ Mỗi phần H1 và H2 cân lấy 30 g và đếm số hạt riêng của từng mẫu 30 g đó. Để đảm bảo chính xác mỗi mẫu phải đếm hai lần. Sau đó lấy trị số trung bình của hai mẫu đó để ta có số hạt trung bình của 30 g thóc.
+ Khối lượng 1000 hạt được tính theo công thức sau:
- Tính năng suất tính toán và năng suất thực thu
+ Năng suất tính toán được tính theo công thức sau:
Trong đó:
N là năng suất tính toán (tạ/ha);
A là số cây kết quả/1 m2;
B là số hạt chắc trên 01 bông;
C là khối lượng nghìn hạt (g).
+ Năng suất thực thu là khối lượng thóc thực tế (kg) trên một đơn vị diện tích nào đó. Từ năng suất thực thu trên một đơn vị diện tích quan trắc ta tính ra được năng suất thực thu cho 10 000 m2;
+ Trường hợp nếu quan trắc trên ruộng hợp tác xã hay ruộng thí nghiệm của các trạm thí nghiệm nông nghiệp cũng phải lấy được năng suất thực thu;
+ Nếu không lấy được năng suất thực thu trên ruộng quan trắc thì lấy năng suất trung bình của cả đội sản xuất có ruộng quan trắc, nhưng phải ghi chú cụ thể.
A.2 Cây ngô
A.2.1 Quan trắc phát triển
A.2.1.1 Các kỳ phát triển
- Mọc mầm;
- Lá thứ ba;
- Lá thứ bảy;
- Trổ bông;
- Nở hoa;
- Phun râu;
- Chín sữa;
- Chín hoàn toàn.
A.2.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: Trên ruộng quan trắc xuất hiện một số mầm nhô lên khỏi mặt đất, đó là ngày mọc mầm bắt đầu. Đại bộ phận mầm đã mọc, đó là ngày mọc mầm phổ biến;
- Lá thứ ba: Ở nách lá thứ hai, ngọn lá thứ ba nhô lên độ từ 1 cm đến 2 cm;
- Lá thứ bảy: Ở nách lá thứ sáu, ngọn lá thứ bảy nhô lên độ từ 1 cm đến 2 cm;
CHÚ THÍCH 1: Để đảm bảo quan trắc chính xác lá thứ bảy, khi lá thứ năm xuất hiện, dùng ny lông màu buộc đánh dấu ở cổ lá thứ năm. Sau đó, chú ý theo dõi để quan trắc chính xác lá thứ bảy.
- Trỗ bông: phần đầu bông xuất hiện khỏi bao lá cuối cùng khoảng lớn hơn hoặc bằng 1 cm. Trường hợp thời tiết không thuận lợi (như trước khi trỗ bông bị hạn hoặc gặp nhiệt độ quá thấp đối với ngô đông ở miền Bắc), lóng và lá cuối cùng lên chậm, đầu bông xuất hiện sớm hơn lá cuối cùng, phải ghi chú rõ phần thuyết minh sinh trưởng;
- Nở hoa: những bông hoa đầu tiên trên bông đã nở và tung phấn, bao phấn lộ ra ngoài;
- Phun râu: râu ngô (vòi nhị cái) bắt đầu vươn khỏi bắp ngô từ 1,5 cm đến 2 cm;
CHÚ THÍCH 2: Trường hợp cây ngô có trên 2 bắp, chỉ quan trắc bắp xuất hiện đầu tiên.
- Chín sữa:
+ Bên ngoài bẹ, bắp ngô vẫn còn xanh, nhưng râu ngô đã ngả sang màu nâu và héo, giữa hạt ngô còn có chất lỏng màu trắng như sữa. Lớp ngoài hạt ngô đã hơi đặc và cũng có màu trắng sữa. Hạt ngô dễ vỡ khi dùng tay bóp;
+ Cách quan trắc: trên những bắp ngô đã quan trắc, chọn bốn bắp ở bốn lần quan trắc nhắc lại và rạch bắp ngô dài từ 5 cm đến 7 cm, rộng từ 3 cm đến 4 cm, sau đó nhẹ tay lật bẹ ngô và lấy hai hạt trên hai hàng ở giữa bắp ngô để quan trắc.
- Chín hoàn toàn: hầu hết các lá ngô đã có màu vàng và khô. Lá bao của bắp ngô cũng vàng và bắt đầu khô. Các đầu của lá bao tách rời nhau. Hạt bên trong đã cứng, dùng ngón tay tách không vỡ.
A.2.2 Quan trắc mật độ
A.2.2.1 Các kỳ cần quan trắc
Quan trắc mật độ hai lần: Lần thứ nhất sau khi tỉa cây lần cuối, lần thứ hai vào thời kỳ chín sáp.
A.2.2.2 Phương pháp quan trắc
- Trên thửa ruộng quan trắc, ở bốn mảnh nhắc lại, mỗi mảnh chọn một hàng ngô (gần nơi quan trắc phát triển) đo 10 m và đếm số cây trên 10 m đó;
- Lấy tổng số cây đếm được trên 4 mảnh nhắc lại nhân với 25.000, chia cho khoảng cách giữa hai hàng ngô (cm), ta sẽ có số cây trên 10000 m2 (Trường hợp chiều dài ruộng quan trắc không đủ 10 m, mỗi lần nhắc lại đo hai hàng, mỗi hàng 5 m).
CHÚ THÍCH: Khi đo 10 m (hai hàng mỗi hàng 5 m) phải dùng que cắm làm dấu. Que thứ nhất cắm chính giữa hai hốc ngô.
Dùng dây dài 5m để đo, bắt đầu từ que thứ nhất. Sau đó đo khoảng cách giữa hai hàng ngô. Các nhắc lại tiếp theo sau cũng làm như vậy. Khoảng cách giữa hai hàng ngô là trị số trung bình của 4 lần đo.
A.2.3 Quan trắc độ cao
A.2.3.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc vào ngày cuối tuần và vào các kỳ phát triển phổ biến: ba lá, bảy lá, trỗ bông, phun râu (ngày bắt đầu đo là ngày ba lá phổ biến).
A.2.3.2 Phương pháp quan trắc
- Cây quan trắc phát dục là những cây quan trắc độ cao;
- Từ kỳ 3 lá phổ biến đến trỗ bông phổ biến, độ cao được đo từ mặt đất đến nách lá trên cùng của thân;
- Vào ngày phun râu phổ biến đo một lần độ cao cuối cùng như sau:
+ Độ cao h1: Từ mặt đất đến đỉnh bông cờ;
+ Độ cao h2: Từ mặt đất đến cổ lá trên cùng của thân.
A.2.4 Phân tích các yếu tố cấu thành năng suất
A.2.4.1 Ngô trồng làm thức ăn gia súc (thu hoạch lấy thân và lá)
- Trước khi trỗ bông 5 ngày đến 7 ngày, cắt sát đất 10 cây ở mỗi nhắc lại, 4 lần nhắc lại là 40 cây, mang về nhà tiến hành các nội dung phân tích sau:
+ Đo chiều cao cây (chỉ đo độ cao h2);
+ Đo đường kính của cây (nơi đo cách gốc 20 cm);
+ Cân khối lượng tươi của 40 cây (chú ý cân ngay không để đến sáng hôm sau);
+ Đếm số lá của từng cây.
- Tất cả các hạng mục trên đều tính ra trị số trung bình của 40 cây. Sau đó với 3 hạng mục đầu ta lấy trị số trung bình nhân với mật độ cây trên 1 ha để có được trị số mỗi loại trên 10000 m2.
A.2.4.2 Ngô trồng thu hoạch lấy bắp non (thu hoạch ngô vào thời kỳ phun râu đến chín sữa)
- Mỗi lần nhắc lại chọn và cắt sát mặt đất 10 cây, 4 lần nhắc lại là 40 cây, mang về nhà, tiến hành các công việc:
+ Đo chiều cao cây;
+ Đo đường kính thân cây (đoạn thân có độ to trung bình);
+ Đếm số lá từng cây;
+ Cân khối lượng 40 cây;
+ Đếm số bắp trên thân;
+ Đếm số nhánh con;
+ Cân khối lượng của các bắp;
+ Đếm số hạt trên một bắp (chỉ tính ở thời kỳ chín sữa).
- Các số liệu đo, đếm, cân từ các hạng mục trên đều tính ra trị số trung bình của mỗi cây, mỗi bắp và trên 10000 m2.
A.2.4.3 Ngô trồng lấy hạt (thu hoạch ngô và lúc chín hoàn toàn)
Mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây tiêu biểu, 4 lần nhắc lại là 40 cây, cắt sát gốc các cây này và đem về nhà phân tích:
- Đếm số bắp của 40 cây, tính số bắp trung bình trên một cây;
- Bẻ tất cả bắp ngô, đem phơi khô để tiến hành quan trắc các hạng mục tiếp sau;
- Cân khối lượng của các bắp ngô và tính trị số trung bình;
- Đếm số hàng có hạt của các bắp và tính trị số trung bình cho một bắp;
- Đo đường kính và độ dài bắp của các bắp ngô. Sau đó tính trị số trung bình:
+ Cách đo đường kính bắp: Chọn vị trí giữa bắp ngô, đặt thước đo đường kính bắp ngô;
+ Cách đo độ dài bắp: Đặt thước đo khoảng cách của hàng dài nhất trên bắp ngô.
- Đếm số hạt của một hàng (mỗi bắp chọn một hàng tiêu biểu để đếm). Đếm tất cả 40 hàng của 40 bắp, tính trị số trung bình số hạt mỗi hàng;
- Tính số hạt trung bình của mỗi bắp, bằng cách nhân số hàng trung bình một bắp với số hạt trung bình trên một hàng. Sau khi hoàn thành công việc trên, chọn 5 bắp để xác định các hạng mục tiếp sau:
+ Khối lượng hạt của từng bắp (tẽ hạt của từng bắp rồi đem cân và ghi khối lượng của từng bắp - đơn vị là gram).
+ Tính khối lượng 1000 hạt (đơn vị là gram): Đếm số hạt ngô trong 5 bắp nói trên và tính khối lượng 1000 hạt theo công thức sau:
+ Tính khối lượng bắp trên 10000 m2 (g);
+ Tính khối lượng hạt trên một ha (đơn vị là g);
+ Năng suất thực thu: giống như tính năng suất thực thu ở phần cây lúa.
Các kết quả đo đếm, tính toán về phần năng suất nói trên phải ghi đầy đủ, tỷ mỉ và chính xác theo số thứ tự của từng cây và từng bắp.
A.3. Cây khoai lang
A.3.1. Quan trắc phát triển
A.3.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Bén rễ hồi xanh;
- Ra nhánh;
- Hình thành củ;
- Kín luống;
- Củ già.
A.3.1.2. Đặc trưng kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Bén rễ hồi xanh: rễ mới mọc dài khoảng 1 cm, lá hoặc ngọn non đã trở lại sinh trưởng bình thường. Trường hợp sau khi trồng bị nắng to, thiếu nước do hạn hoặc gặp rét đậm thì chủ yếu căn cứ vào rễ và các ngọn non: Rễ phát triển, ngọn non đã sinh trưởng bình thường mặc dù lá già hoặc lá bánh tẻ bị vàng;
- Ra nhánh: tại nách lá trên dây thân chính mọc ra một mầm mới đầu tiên dài từ 1,5 cm đến 2,0 cm;
- Hình thành củ:
+ Rễ củ đầu tiên phình to, đường kính có chỗ to nhất khoảng 1 cm;
+ Cách quan trắc: Sau khi trồng khoảng 20 ngày (đối với khoai lang ngắn ngày) và 30 ngày (đối với khoai lang dài ngày), đào bên sườn luống khoai để quan sát, nếu thấy rễ củ đầu tiên có kích thước như trên là khoai lang vào thời kỳ hình thành củ.
CHÚ THÍCH: Chỉ đào những cây không được chọn để cố định quan trắc.
- Kín luống: dây đã bò phủ kín luống hoặc một số đã bò sang luống bên cạnh.
- Củ già:
+ Lá chuyển sang màu xanh nhạt hoặc nâu vàng. Củ đã đạt kích thước của nó, bên ngoài vỏ củ đã nhẵn, cắt ngang củ khoai thấy có nhiều bột;
+ Phương pháp quan trắc giống như cách làm ở thời kỳ hình thành củ.
A.3.2 Quan trắc mật độ
A.3.2.1 Các thời kỳ cần quan trắc
Quan trắc hai lần: thời kỳ ra nhánh và trước thu hoạch một tuần.
A.3.2.2 Phương pháp quan trắc
Mỗi nhắc lại chọn 25 m2 (5 m x 5 m), bốn nhắc lại là 100 m2. Đếm số hốc trong từng ô vuông, cộng lại sẽ được số hốc trên 100 m2.
A.3.3 Quan trắc độ dài của cây
A.3.3.1 Thời gian quan trắc
- Bắt đầu quan trắc sau khi ra nhánh phổ biến một tuần và kết thúc đo vào thời kỳ củ già;
- Quan trắc 10 ngày một lần vào các ngày cuối tuần ngày 10, ngày 20, ngày 30 hoặc ngày 31. (Nếu tháng 2 thì vào ngày 28 hoặc ngày 29).
A.3.3.2 Phương pháp quan trắc
Cây quan trắc phát dục cũng là cây quan trắc độ dài của cây. Đo từ gốc đến đỉnh ngọn thân chính. Đơn vị đo độ dài là cm.
A.3.4 Quan trắc thành phần năng suất
Trước khi thu hoạch 2 ngày đến 3 ngày chọn ở mỗi mảnh nhắc lại 10 hốc tiêu biểu (4 mảnh nhắc lại là 40 hốc). Đào tất cả 40 hốc đó đem về làm sạch đất và tiến hành các quan trắc sau:
- Đếm số củ của 40 hốc và tính số củ trung bình trong một hốc (chỉ tính những củ có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm);
- Cân tất cả khối lượng củ của 40 hốc (củ có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm), tính khối lượng trung bình của một hốc;
- Tính khối lượng củ của 1 ha bằng công thức sau:
- Lấy số liệu năng suất thực thu ở ruộng quan trắc.
A.4. Cây sắn
A.4.1 Quan trắc phát triển
A.4.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Ra lá;
- Phân cành;
- Củ già.
A.4.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: mầm sắn màu trắng ngà hay hơi sẫm nhô lên khỏi mặt đất hoặc mọc ra từ mắt của hom sắn với chiều dài 1,5 cm vào thời kỳ mọc mầm. Trên ruộng quan trắc có một ít mầm đã mọc thì đó là ngày mọc mầm bắt đầu, khi đại bộ phận mầm đã mọc thì đó là ngày mọc mầm phổ biến;
- Ra lá: lá mầm rụng thì lá thật xuất hiện. Lá thật là lá có đủ các bộ phận: cuống lá, phiến lá đã chia thùy;
- Đối với giống sắn ngắn ngày chỉ quan trắc lá thật thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ bảy và thứ chín;
- Đối với giống sắn dài ngày quan trắc thêm lá thứ 11 và lá thứ 13;
- Phân cành: sinh trưởng của ngọn sắn bị teo nhỏ lại, tại chỗ teo đó xuất hiện hai hoặc ba cành, các cành này xuất hiện: lóng, lá và ngọn là đủ tiêu chuẩn quan trắc. Kỳ phát triển phân cành chỉ tiến hành đối với phân cành cấp 1;
- Củ già: cây ngừng sinh trưởng, lá vàng úa rụng, củ đã có nhiều tinh bột.
A.4.2 Quan trắc mật độ
A.4.2.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc 2 lần vào các thời kỳ lá thật thứ 5 phổ biến và thời kỳ củ già, trước khi thu hoạch.
A.4.2.2 Phương pháp quan trắc
- Cách quan trắc giống như quan trắc mật độ cây ngô;
- Trường hợp sắn trồng không thành hàng, mỗi lần nhắc lại chọn 10 m2 (bốn lần nhắc lại là 40 m2), tính tổng số cây trong 40 m2 rồi tính ra mật độ trên 1 ha.
CHÚ THÍCH: Sắn chỉ tính số hốc, mỗi hốc trồng một hom và trên một hốc có thể có 1 hoặc 2 cây sắn.
A.4.3 Quan trắc chiều cao cây
A.4.3.1 Thời gian quan trắc
Bắt đầu đo từ khi lá thứ 5 phổ biến đến củ già. Đo 10 ngày một lần vào các ngày cuối tuần: ngày 10, ngày 20 và ngày cuối cùng của tháng.
A.4.3.2 Phương pháp quan trắc
Cây quan trắc phát dục cũng là cây quan trắc độ cao. Phải cắm cọc có ghi cm để đo chính xác. Đo từ hom (ở điểm mọc mầm) đến ngọn cây.
CHÚ THÍCH: phải cắm cọc ngay từ lúc mọc mầm, vì sau đó sắn sẽ được vun xới nên khó đo và không chính xác.
A.4.4 Quan trắc năng suất
- Trước khi thu hoạch một tuần, ở mỗi lần nhắc lại chọn 10 hốc tiêu biểu (4 lần nhắc lại là 40 hốc), đào và nhặt tất cả củ của 40 khóm đem về làm sạch đất, cân ngay và tính năng suất theo công thức sau:
- Lấy năng suất thực thu ở ruộng quan trắc.
A.5 Cây khoai tây
A.5.1 Quan trắc phát triển
A.5.1.1 Các thời kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Ra nhánh;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Hoa tàn;
- Rạc lá;
- Củ già.
A.5.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: khi mầm nhô lên khỏi mặt đất lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm, khoai tây vào kỳ phát triển mọc mầm; Cách xác định ngày bắt đầu và phổ biến giống như cách xác định cho các loại cây trồng khác;
- Ra nhánh: ở nách lá (thường là ở nách lá cuối cùng) xuất hiện một chồi non có lá đầu tiên đã xòe ra hoàn toàn;
- Ra nụ: khi trên đỉnh sinh trưởng của cây xuất hiện nụ hoa đầu tiên;
- Nở hoa: trên cành cây đã có một hoa đầu tiên đã nở, các cánh hoa đã xòe hẳn ra;
- Hoa tàn: khi chỉ còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 10 % số cây quan trắc có hoa, đó là thời kỳ hoa tàn. Một số giống khoai tây không ra nụ, nở hoa và kết hạt. Trường hợp này bỏ qua các kỳ quan trắc: ra nụ, nở hoa, tàn hoa;
- Rạc lá: Quan trắc và ghi chép đầy đủ thời kỳ này theo ba mức độ sau:
+ Rạc lá bắt đầu: thân và lá bắt đầu chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt hoặc xanh vàng sang vàng nâu (tùy theo thời vụ gieo trồng). Lá ở gốc bắt đầu rụng nhưng mức độ ít;
+ Rạc lá phổ biến: hiện tượng rạc lá xảy ra trên phần lớn cây quan trắc. Lúc này ở phần dưới cây, nhất là ở gốc lá đã rụng tương đối nhiều tuy vậy ngọn vẫn còn xanh; đây là lúc củ có độ lớn nhất. Do vậy, khi quan trắc cần quan sát thêm trạng thái củ. Nếu củ ít sấy vỏ và vỏ đã có màu nâu vàng, đó là cây đang ở thời kỳ rạc lá kết thúc, mặc dù thân lá vẫn còn xanh;
+ Rạc lá kết thúc: thân và lá đã chuyển sang màu vàng đậm hoặc củ nâu vàng, lá ở gốc đã rụng gần hết, lá ở giữa thân đã rụng hoặc chuyển màu nâu, chỉ còn một vài lá non trên ngọn còn xanh.
- Củ già: khi củ có màu nâu vàng, khó bị sầy vỏ, các tia củ đã bị khô, dễ đứt, khẽ chạm củ sẽ rời khỏi tia, lúc nhổ cây, củ không dính theo cây. Thông thường sau khi thời kỳ rạc lá kết thúc, từ 3 ngày đến 5 ngày thì củ già.
A.5.2 Quan trắc mật độ
A.5.2.1 Các thời kỳ cần quan trắc
Mật độ khoai tây cần xác định 2 lần vào các thời kỳ sau:
- Lần đầu vào ngày thứ 10 sau khi mọc mầm phổ biến;
- Lần đo thứ hai vào ngày cây bắt đầu rạc lá.
A.5.2.2 Phương pháp quan trắc
- Mỗi mảnh nhắc lại chọn một ô vuông tiêu biểu có diện tích là 5 m x 5 m bằng 25 m2 (bốn lần nhắc lại là 100 m2). Đếm số cây có trong mỗi ô vuông cộng lại sẽ được số cây trên 100 m2 sau đó nhân với 100 để tính số cây trên 10000 m2;
- Trường hợp thửa quan trắc nhỏ hơn 25 m2, phải đếm tất cả số cây có trong từng thửa cộng lại, được số cây trên diện tích quan trắc, rồi tính ra số cây trên 10000 m2.
A.5.3 Quan trắc độ cao:
- Cây quan trắc phát dục là cây quan trắc độ cao;
- Bắt đầu quan trắc độ cao từ lúc ra nhánh lớn hơn hoặc bằng 10 % và ngừng đo khi cây bắt đầu rạc lá;
- Đo độ cao từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân cây chính.
A.5.4 Quan trắc năng suất
Ở gần vị trí quan trắc phát triển, mỗi mảnh nhắc lại chọn 10 cây (bụi) tiêu biểu (bốn mảnh nhắc lại là 40 cây) mang về và tiến hành các bước sau:
- Đếm số củ của 40 cây (bụi);
- Gỡ sạch đất, chọn nhương củ có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 40 g để riêng, nhưng củ có khối lượng nhỏ hơn 40 g để riêng. Sau đó đếm số củ lớn hơn hoặc bằng 40 g và đếm số củ nhỏ hơn 40 g;
- Sau khi làm sạch đất, đem cân để biết khối lượng củ của loại lớn hơn hoặc bằng 40 g, nhỏ hơn 40 g của tổng số 40 cây và trị số trung bình của từng loại;
- Nhân khối lượng củ trung bình của một cây (tổng khối lượng trung bình của loại lớn hơn hoặc bằng 40 g và loại nhỏ hơn 40 g) với mật độ cây trên 10 000 m2 quan trắc ở thời kỳ rạc lá để tính năng suất;
- Lấy số liệu năng suất thực thu trên ruộng quan trắc.
A.6 Cây lạc
A.6.1 Quan trắc phát triển
A.6.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Các kỳ phát triển cần quan trắc như sau:
+ Mọc mầm;
+ Lá thật thứ ba;
+ Nở hoa;
+ Hình thành củ;
+ Củ già.
- Đặc trưng các kỳ phát triển và phương thức quan trắc:
+ Mọc mầm: một số mầm mọc lên khỏi mặt đất, 2 tử diệp đã tách rời nhau ra là mọc mầm bắt đầu. Khi đại bộ phận mầm đã mọc như tiêu chuẩn trên là mọc mầm phổ biến;
+ Lá thật thứ ba: sau khi cây lạc có hai lá thật, lá thứ ba xuất hiện. Lá thật này có 4 lá chốt đã xòe hẳn ra;
+ Nở hoa: một số hoa đầu tiên trên cây đã nở;
+ Hình thành củ: khi củ đầu tiên đâm xuống đất, đầu tia củ phình to ra giống như củ lạc non, màu trắng đục, song chưa có gân vỏ của củ lạc;
+ Củ già: lá cây lạc bắt đầu vàng úa và lác đác rụng. Cây ngừng phát triển. Nhổ cây lạc lên, thấy củ lạc đã cứng và có màu sắc vốn có của nó, nhân lạc đã đầy.
A.6.1.2 Thời gian quan trắc
Quan trắc 2 ngày một lần vào ngày chẵn và ngày cuối cùng của hàng tháng (tháng có 29 ngày hoặc 31 ngày không quan trắc 28 hoặc 30).
A.6.2 Quan trắc mật độ
A.6.2.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc mật độ hai lần, vào thời kỳ lá thật thứ 3 vào thời kỳ củ già.
6.2.2 Phương pháp quan trắc
- Mỗi mảnh nhắc lại chọn một ô vuông tiêu biểu có diện tích là 5 m x 5 m bằng 25 m2 (bốn lần nhắc lại là 100 m2). Đếm số cây có trong mỗi ô vuông cộng lại sẽ được số cây trên 100 m2 sau đó nhân với 100 để tính số cây trên 10000 m2;
- Trường hợp thửa quan trắc nhỏ hơn 25 m2, phải đếm tất cả số cây có trong từng thửa cộng lại, được số cây trên diện tích quan trắc, rồi tính ra số cây trên 10000 m2.
A.6.3 Quan trắc số nhánh và độ dài nhánh
A.6.3.1 Thời gian quan trắc
- Đếm số nhánh và đo độ dài nhánh chỉ tiến hành vào các ngày quan trắc cuối tuần;
- Bắt đầu đếm số nhánh sau khi ra nhánh phổ biến đếm trước lúc củ già một tuần.
A.6.3.2 Phương pháp quan trắc
- Đếm số nhánh: Chọn 40 cây tiêu biểu ở gần những cây quan trắc phát triển (mỗi mảnh chọn 10 cây). Những cây này phải cố định để đếm số nhánh theo thứ tự từ cây thứ nhất đến cây thứ 40. Khi nhánh dài hơn hoặc bằng 5 cm, mới được kể là một nhánh. Khi lạc đã có nhánh cấp hai, đếm riêng số nhánh cấp 1 và cấp 2. Ghi vào sổ phải ghi số nhánh cấp 1 lên trên số nhánh cấp 2 ghi phía dưới. Không đếm số nhánh cấp 3;
- Đo độ dài nhánh: Trên 40 cây đã chọn để đếm số nhánh, mỗi cây chọn một nhánh ra đầu tiên (nhánh cáp 1) và đánh dấu cố định để đo độ dài nhánh. Đo từ gốc nhánh đến đỉnh sinh trưởng của nhánh.
A.6.4 Quan trắc năng suất
A.6.4.1 Thời gian lấy mẫu và số cây cần lấy mẫu
Trước khi thu hoạch, trên mỗi lần nhắc lại chọn 25 cây tiêu biểu, 4 lần nhắc lại là 100 cây để phân tích và tính toán.
A.6.4.2 Phương pháp quan trắc
- Đếm tổng số củ của từng cây, củ chắc, củ bị lép, củ bị bệnh và củ còn non. Lấy trị số trung bình của từng loại trên một cây;
- Lấy tất cả số củ của 100 cây đem phơi khô (khi hai lần cân sau mỗi lần phơi khô không sai khác quá 2 gram là coi như đã khô);
- Tính khối lượng toàn bộ củ khô trung bình của một cây;
- Tính khối lượng khô của củ chắc trung bình trên một cây;
- Tính khối lượng khô của củ bị lép, củ bị sâu bệnh và củ còn non trung bình của một cây;
- Tính tỷ lệ % khối lượng củ từng loại đã phơi khô so với khối lượng toàn bộ củ khô của 100 cây theo công thức:
Trong đó: Ns là năng suất của củ chắc (tạ/ha).
- Năng suất thực thu của cây lạc, cách lấy như những cây khác đã nói ở phần trên.
A.7 Cây chè
A.7.1 Quan trắc phát triển
A.7.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Nảy chồi;
- Lá thật thứ nhất;
- Búp hái;
- Búp mù;
- Ngừng sinh trưởng.
A.7.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Nảy chồi: trên thân cành hoặc nách lá xuất hiện một khối u đầu tiên có đỉnh nhọn màu nâu sẫm hoặc xanh lam, phớt trắng dài từ 0,5 cm đến 1,0 cm;
- Lá thật thứ nhất: lá đầu tiên xuất hiện với đầy đủ các bộ phận: cuống lá, phiến lá, đuôi lá, rìa lá. Quan sát phiến lá, có thể phân biệt được gân chính, gân phụ, mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá xòe hẳn ra. Chè trước khi ra lá thật thường xuất hiện 2 lá đến 3 lá cá. Lá cá có màu xanh, cuống lá rất ngắn, phiến lá hình bầu dục hoặc tròn, mép lá không có răng cưa. Vì vậy, cần chú ý phân biệt để quan trắc chính xác.
- Búp hái:
+ Búp hái là búp đã đạt tới tiêu chuẩn kỹ thuật hái để chế biến, tiêu chuẩn này khác nhau giữa lứa đầu của búp hái vụ xuân và các lứa tiếp theo;
+ Búp hái lứa đầu vụ xuân: đối với lứa búp này phải phát triển đủ 4 lá thật;
+ Các lứa búp hái tiếp theo: Các lứa búp này phải đủ 3 lá thật;
+ Khi hái, đối với chè đầu vụ xuân chỉ hái 1 tôm 2 lá thật, chừa lại hai lá thật. Với nhưng lứa búp hái tiếp theo, chừa lại 1 lá thật.
- Búp mù:
+ Mù là hiện tượng búp ngừng sinh trưởng phát triển. Búp mù là búp mà độ cao sinh trưởng không tăng, lá mới và tôm không xuất hiện;
+ Búp mù xuất hiện ở chồi 2 lá đến 3 lá thật, song có lúc thấy ở chồi mới có lá cá hoặc một lá thật;
+ Phần lớn búp mù sau một thời gian lại tiếp tục sinh trưởng, lá mới xuất hiện; nhưng có những búp mù hoàn toàn ngừng phát triển.
- Ngừng sinh trưởng: mầm ngưng sinh trưởng, lá mới không ra thêm, lá cũ chuyển màu.
A.7.1.3 Thời gian và số cây cần quan trắc
- Thời gian cần quan trắc
+ Ở các tỉnh phía Bắc bắt đầu quan trắc sau thời kỳ ngừng sinh triển (tháng 02, tháng 3);
+ Các tỉnh phía Nam quan trắc từ khi bắt đầu vào mùa sinh trưởng;
+ Hai ngày quan trắc một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối cùng của tháng (tháng có 29 ngày hoặc 31 ngày không quan trắc ngày 28 hoặc ngày 30).
- Số cây cần quan trắc:
+ Quan trắc phát triển của cây chè phải thực hiện trên nương chè có diện tích rộng lớn hơn 1 000 m2;
+ Mỗi mảnh nhắc lại chọn 5 cây tiêu biểu, 4 nhắc lại là 20 cây. Mỗi cây chọn 2 chồi tiêu biểu (một chồi ở giữa tán, một chồi ở rìa), 20 cây là 40 chồi. Nhưng chồi được chọn phải có khả năng phát triển bình thường. Sau khi chọn phải cố định, đánh dấu thứ tự các chồi để quan trắc.
- Phương pháp quan trắc búp hái và búp mù:
+ Trên 40 chồi búp quan trắc, chồi búp nào đã đủ tiêu chuẩn hái thì hái ngay trong lần quan trắc đó. Khi búp đã hái theo tiêu chuẩn trên đạt lớn hơn hoặc bằng 50 % gọi là một lứa;
+ Lứa chè đầu xuân gọi là lứa chè thứ nhất. Lửa thứ hai tiếp theo cũng tiến hành quan trắc mầm kề dưới chỗ hái trên chồi búp thứ nhát đã hái, khi các mầm này phát triển và đạt tiêu chuẩn búp hái lớn hơn hoặc bằng 50 %, gọi là lứa thứ hai...Tùy theo điều kiện thời tiết, mỗi năm có thể quan trắc 6 lứa búp đến 9 lứa búp hoặc 10 lứa búp;
+ Trường hợp những chồi búp cố định để quan trắc bị mù sau khi đã có lá thật thứ 3, 4 vẫn xem như một búp bị đủ tiêu chuẩn hái (nhưng vẫn tính là một búp mù);
+ Trường hợp chồi búp bị mù sau khi có lá thật thứ hai đối với các lứa chè tiếp theo và chồi búp bị mù sau khi có lá thật thứ ba đối với lứa chè đầu xuân xử lý như sau:
• Khi số chồi búp đã đạt tiêu chuẩn hái lớn hơn hoặc bằng 75 % mà các búp này vẫn không phát triển thêm lá mới, phải hái toàn bộ số búp này (khi hái chừa lại một lá thật);
• Trường hợp búp bị mù ngay sau khi có lá thật thứ nhất, chọn chồi búp ở nách lá phía dưới (cũng trên chồi của lứa kề trước đó) để quan trắc và ngắt bỏ chồi búp đã bị mù.
A.7.2 Quan trắc mật độ
Xác định mật độ chè mỗi năm một lần vào ngày 30 tháng 7. Mỗi nhắc lại xác định mật độ trên 100 m2 (10 m x 10 m), 4 nhắc lại là 400 m2. Sau đó tính ra mật độ trên 10000 m2.
A.7.3 Quan trắc độ cao búp
A.7.3.1 Thời gian quan trắc
Độ cao búp của mỗi lứa chè xác định một lần vào ngày cuối tuần: 10, 20, 30 (hoặc ngày cuối cùng của tháng).
A.7.3.2 Phương pháp quan trắc
Trên 20 cây chè chọn để quan trắc phát triển ta tiến hành đo ngẫu nhiên độ cao búp hái đã đủ tiêu chuẩn hái (đo 40 búp hái). Độ cao được tính từ gốc búp đến đỉnh sinh trưởng.
A.7.4 Quan trắc đường kính tán chè
A.7.4.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc vào các ngày búp hái phổ biến.
A.7.4.2 Phương pháp quan trắc
Trên 20 cây đã cố định để quan trắc phát triển, mỗi cây đặt thước đo đường kính tán 2 lần theo 2 chiều khác nhau (chẳng hạn lần thứ nhất đặt theo hướng đông - tây thì lần thứ 2 đặt theo hướng bắc - nam) lấy trị số trung bình. Đơn vị đo đường kính tán là cm.
A.7.5 Quan trắc mật độ búp chè
A.7.5.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc vào các ngày búp hái phổ biến.
A.7.5.2 Phương pháp quan trắc
- Trên 20 cây cố định để quan trắc phát triển, chọn 4 cây tiêu biểu ở 4 mảnh quan trắc. Trên tán mỗi cây chè được chọn, đặt khung vuông cố định rộng 2500 cm2 (cạnh dài 50 cm x 50 cm). Khi đặt khung vuông phải chọn nơi có mật độ búp và cành đại diện cho cả tán cây chè đó;
- Đếm tổng số búp (bao gồm búp mù, búp phát triển bình thường) trên khung vuông và phân loại như sau:
+ Tổng số búp (bao gồm búp mù, búp phát triển bình thường);
+ Số búp mù;
+ Số búp phát triển bình thường (gồm búp đủ và quá tiêu chuẩn hái);
+ Cộng tổng số các loại búp trên 04 khung vuông rồi tính trị số trung bình của mỗi khung vuông;
+ Trị số trung bình tổng số búp, búp mù, số búp phát triển bình thường được ghi lại là trị số mật độ búp chè.
A.7.6 Quan trắc năng suất
A.7.6.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc và các ngày búp hái phổ biến.
A.7.6.2 Phương pháp quan trắc
Trên 20 cây đã cố định để quan trắc phát triển, hái tất cả những búp đạt tiêu chuẩn trở lên và tất cả những búp có từ 3 đến 4 lá thật, sau đó tiến hành các công việc sau:
- Đếm tổng số búp hái trên từng cây;
- Tổng số búp mù trên từng cây;
- Tính khối lượng búp của 20 cây theo từng loại (búp thường, búp mù) và trị số khối lượng trung bình búp của một cây theo từng loại;
- Tính khối lượng 100 búp:
Cách tính như sau: trong số búp đã hái của 20 cây, trộn đều, lấy ngẫu nhiên một số búp và cân lấy đúng 50 g. Đếm số búp trong 50 g đó, rồi tính khối lượng 100 búp tươi theo công thức sau:
- Năng suất tính toán:
- Năng suất thực thu: Lấy năng suất thực thu theo từng đợt hái chè hoặc từng tháng ở đồi chè quan trắc được. Khi lấy năng suất thực thu của chè phải ghi rõ ngày tháng hái, khối lượng búp từng đợt hái và diện tích thực tế của từng giống chè.
A.7.7 Quan trắc phát triển trên nương chè gieo hạt
A.7.7.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá cá đầu tiên;
- Lá thật thứ nhất;
- Búp mù;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Hình thành quả;
- Quả chín.
A.7.7.2 Phương pháp quan trắc.
- Mọc mầm: trên ruộng quan trắc xuất hiện một số mầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5 cm đến 2 cm, đó là ngày mọc mầm bắt đầu;
- Lá cá đầu tiên: lá cá là lá có cấu tạo gần hoàn chỉnh, có cuống lá và phiến lá, nhưng cuống lá rất ngắn, mép lá không có răng cưa, chưa hình thành đôi lá, lá thường có hình tròn hoặc bầu dục, màu sắc của lá chưa hình thánh màu lục đồng nhất. Trên cành chè, sau lá cá sẽ mọc lá thật. Khi lá xòe hoàn toàn là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Lá thật thứ nhất: sau khi lá cá đã mọc hoàn toàn, lá thật thứ nhất bắt đầu xuất hiện. Lá thật có cuống lá, thân lá, rìa lá, ngọn lá, gân chính, gân phụ rõ ràng và đã có răng cưa. Khi lá xòe hoàn toàn là đủ tiêu chuẩn quan trắc.
- Búp mù:
+ Mù là hiện tượng búp ngừng sinh trưởng phát triển. Búp mù là búp mà độ cao sinh trưởng không tăng, lá mới và tôm không xuất hiện;
+ Búp mù xuất hiện ở chồi 2 lá đến 3 lá thật, song có lúc thấy ở chồi mới có lá cá hoặc một lá thật;
+ Phần lớn búp mù sau một thời gian lại tiếp tục sinh trưởng, lá mới xuất hiện; nhưng có những búp mù hoàn toàn ngừng phát triển.
- Ra nụ: ở nách lá xuất hiện một nụ nhỏ đầu tiên (giống như mắt của) có màu xanh thẫm, đường kính có nụ dài 2 mm là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Nở hoa: các cánh hoa đã xòe ra, nhị và nhụy lộ rõ là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Hình thành quả: các cánh hoa đã xòe ra, nhị đực đã khô và héo quắt lại thành một khối bám ở đầu nhị cái. Lúc này đã thấy quả non hình thành có màu xanh, đường kính quả dài khoảng 2 mm;
- Quả chín: Vỏ quả từ màu xanh chuyển sang màu xanh nhạt và cứng. Hạt đã đặc rắn lại, tách hạt thấy bên trong có đầy đủ phôi nhũ.
A.8 Cây cà phê
A.8.1 Quan trắc phát triển
A.8.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Đâm chồi;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Hình thành quả;
- Quả chín.
A.8.1.2 Phương pháp quan trắc
- Đâm chồi: khi xuất hiện một chồi non đầu tiên dài từ 1,5 cm đến 2 cm trên một trong các loại cành (cấp 1, cấp 2,…) là đủ tiêu chuẩn quan trắc. Đồng thời với việc xác định ngày đâm chồi bắt đầu, phổ biến và kết thúc của 40 cành quan trắc, phải thuyết minh đầy đủ và rõ ràng trạng thái, tốc độ phát triển chồi của tất cả các cây quan trắc. Ước lượng số phần trăm cây trên cả thửa quan trắc đã đâm chồi cấp hai...;
- Ra nụ: nụ cà phê hình thành ở nách lá của các cành quả. Nụ màu xanh, có lá đài bao bọc với độ dài nụ từ 2 mm đến 4 mm là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Nở hoa: khi một vài hao đầu tiên trên một số ít cành đã nở với năm cánh hoa đã xòe hẳn ra;
- Hình thành quả: quả cà phê màu xanh có đường kính từ 3 mm đến 5 mm. Khi cây cà phê có một số quả đầu tiên đạt tiêu chuẩn nói trên, cây đó đạt tiêu chuẩn hình thành quả;
- Quả chín: quả cà phê chuyển từ màu canh sang màu vàng hoặc đỏ (tùy giống). Quan sát thấy có vài quả đầu tiên trên một số ít cành đã chín theo tiêu chuẩn trên là đủ tiêu chuẩn quan trắc.
A.8.1.3 Địa điểm và cách chọn cây quan trắc
- Quan trắc vật hậu cây cà phê tiến hành trên các nương cà phê có diện tích rộng từ 1000 m2 đến 2000 m2, với tuổi cây trồng lớn hơn hoặc bằng 3 năm;
- Cách chọn cây quan trắc như sau: mỗi lần nhắc lại chọn 5 cây, 4 lần nhắc lại là 20 cây. Trên mỗi cây chọn 2 cành, tổng số là 40 cành. Những cành chọn để quan trắc phải cung cấp (cấp 1, cấp 2, v.v...). Đánh dấu thứ tự từ cây thứ nhất đến cây thứ 20, cành thứ nhất đến cành thứ 40 và cố định để quan trắc liên tục trong nhiều năm.
A.8.1.4 Thời gian quan trắc
Quan trắc hai lần trong một tuần vào các ngày 4, ngày 10, ngày 14, ngày 20, ngày 24 và các ngày cuối cùng của tháng.
A.8.2 Quan trắc mật độ
Quan trắc mật độ cây cà phê mỗi năm một lần vào ngày 31 tháng 12. Chọn một nơi tiêu biểu với diện tích 100 m2 (10 m x 10 m) đếm số cây trên diện tích đó và suy ra số cây trên 10000 m2.
A.8.3 Quan trắc độ dài, đường kính cành và số cành
A.8.3.1 Đo độ dài và đường kính của cành
- Thời gian đo: đo trên 40 cành cấp một đã chọn để quan trắc phát triển và trên 40 cành cấp một này chọn 40 cành cấp hai (sau khi cành cấp hai đã dài hơn hoặc bằng 10 cm), cố định số cây và cành này để đo độ dài cành được tính từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành;
- Đường kính của cành được đo trên các cành nói trên. Nơi đó cách gốc cành 5 cm. Dùng thước kỹ thuật có chia mm để đo.
A.8.3.2 Đếm số cành
- Thời gian đến: mỗi lứa quả chỉ đếm 1 lần vào ngày kết thúc quả;
- Cách đếm: trên 20 cây quan trắc phát triển, đếm tổng số cành cấp một và cành cấp hai. Tiêu chuẩn cành được đếm, là cành có độ dài trên 10 cm. Khi ghi sổ, phải ghi theo thứ tự trị số tổng số cành cấp một và cành cấp hai ở trên, số cành cấp hai ở dưới.
A.8.4 Quan trắc năng suất
A.8.4.1 Tính tỷ suất đậu quả
- Trên 20 cây quan trắc phát triển, mỗi cây chọn hai cành quả (tổng số cành quả được chọn là 40). Vào kỳ nở hoa kết thúc (≥ 75 %), đếm tổng số hoa trên từng cành. Tổng số này bao gồm những quả đã chín, quả chưa chín và quả mới hình thành.
- Tỷ suất đậu quả của từng cây tính như sau:
A.8.4.2 Tính khối lượng 1000 hạt
Sau khi làm sạch và khô hạt (nhân), lấy 2 mẫu, mỗi mẫu cân 50 g. Đếm số hạt trong 2 mẫu đó và lấy trị số trung bình. Khối lượng 1000 hạt được tính theo công thức dưới đây:
A.8.4.3 Năng suất
Sau mỗi lần thu hoạch, ghi lại sản lượng hái được trên diện tích thực tế quan trắc hoặc trên diện tích đại trà.
A.9 Cây cao su
A.9.1 Quan trắc phát triển
A.9.1.1 Các kỳ phát triển của cây cao su giao tán
- Ra lá mới;
- Nở hoa;
- Quả chín;
- Rụng lá.
A.9.1.2 Phương pháp quan trắc
- Ra lá mới: trên cây có vài cành ra lá mới là đủ tiêu chuẩn quan trắc. Sau một thời gian ngừng sinh trưởng trong mùa khô hoặc nhiệt độ thấp, cây cao su ra lá mới, bắt đầu chu kỳ phát triển trong năm;
- Nở hoa: chùm hoa đầu tiên xuất hiện và nứt bọc phấn để tung phấn ra ngoài. Hoa cao su thường nở hai lần trong năm, mùa nở hoa chính vào cuối xuân (tháng 3, tháng 4) và một mùa khác vào tháng 7, tháng 8;
- Quả chín: vỏ quả cao su nứt ra và bắn hạt ra ngoài là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Rụng lá: cây cao su không tiếp tục ra lá mới, lá trên cây chuyển màu vàng và bắt đầu khô rụng.
A.9.1.3 Thời gian quan trắc
Từ thời kỳ bắt đầu ra lá mới đến thời kỳ kết thúc dụng lá, quan trắc hai ngày một lần, sau đó 5 ngày 1 lần
A.9.1.4 Số cây chọn để quan trắc
Chọn 20 cây tiêu biểu, mỗi nhắc lại 5 cây.
A.9.2 Đo đường kính cây, độ dày vỏ cây
A.9.2.1 Thời gian đo
Mỗi tháng một lần đo vào ngày cuối tháng trên các cây đã cố định, như trong A.9.1.4.
A.9.2.2 Cách đo đường kính
- Vị trí đo: tại độ cao thân cây cao 1 m so với mặt đất;
- Dùng thước kép để đo vòng thân; nếu dùng thước dây để đo vòng thân, thì lấy kết quả đo được chia cho 3,14 sẽ có trị số đường kính.
A.9.2.3 Đo độ dày vỏ cây
Đo từ biểu bì ngoài đến phần gỗ ở miệng cạo mủ, đơn vị đo là mm.
A.9.3 Quan trắc mật độ
Quan trắc mật độ như quy định tại A.8.2.
A.9.4 Quan trắc năng suất
Ghi lại sản lượng mủ của từng cây, tổng hợp lại số liệu mủ thu được từng tháng trên 20 cây, thông qua số liệu tính được sản lượng mủ (kg/ha/tháng).
A.10 Cây thuốc lá
A.10.1 Quan trắc phát triển
- Các kỳ phát triển cần quan trắc:
+ Mọc mầm;
+ Lá thật thứ 5;
+ Phục hồi sinh trưởng;
+ Ra nhánh;
+ Ra nụ;
+ Nở hoa;
+ Lá chín kỹ thuật.
- Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc:
+ Mọc mầm: Mầm nhô lên khỏi mặt đất, hai tử diệp đã xòe ra;
+ Lá thật thứ năm: Sau khi có lá thật thứ tư, lá thật thứ năm bắt đầu phát triển. Lá này có đủ cuống lá, phiến lá, gân lá rõ và mặt lá xòe hẳn ra là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
+ Hồi phục sinh trưởng: Sau khi trồng một thời gian cây đã trở lại sinh trưởng bình thường. Nếu cây hồi phục sinh trưởng, thì ngay giữa trưa nắng, lá cây vẫn tươi bình thường, rễ mới của cây được phát triển;
+ Ra nhánh: Nhánh đầu tiên mọc ra ở nách lá thân chính dài 2 cm và có một lá xòe ra;
+ Ra nụ: Khi chùm nụ đầu tiên xuất hiện trên cây;
+ Nở hoa: Khi nhìn thấy trên cây có một hoa đầu tiên đã nở có thể nhìn thấy nhị hoa;
+ Lá chín kỹ thuật: Quan sát trên cây có vài lá chuyển sang màu xanh vàng, rìa của phần đầu lá hơi quăn cong xuống phía dưới. Mặt lá đã xuất hiện những đốm vàng.
- Thời gian quan trắc:
+ Quan trắc hai ngày một lần vào ngày chẵn và ngày cuối cùng của tháng;
+ Nếu ngày cuối cùng của tháng là ngày lẻ thì ngày chẵn kề trước đó không quan trắc;
+ Bắt đầu quan trắc từ kỳ phát triển mọc mầm đến kết thúc thu hoạch.
A.10.2 Quan trắc mật độ
- Thời gian quan trắc: Quan trắc hai lần, lần thứ nhát vào kỳ hồi phục sinh trưởng, lần thứ hai vào kỳ lá chín kỹ thuật;
- Phương pháp quan trắc: Ở mỗi lần nhắc lại, chọn một ô diện tích 10 m2 (2,5 m x 4 m) bốn lần nhắc lại là 40 m2. Đếm số cây trong từng ô trên, cộng số cây đếm được của bốn ô và tính ra số cây trung bình trên 1 m2 và 1 ha.
A.10.3 Quan trắc độ cao sinh trưởng
- Thời gian quan trắc: Quan trắc từ kỳ hồi phục sinh trưởng đến kỳ ra nụ phổ biến. Chỉ quan trắc vào các ngày cuối tuần;
- Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Thuốc lá thường phải vun gốc do đó để đo chiều cao cây chính xác khi vào thời kỳ hồi phục sinh trưởng ta phải cắm cọc để đánh dấu cây.
A.10.4 Quan trắc năng suất
- Thu hoạch thuốc lá phải làm nhiều lần theo các đợt lá chín kỹ thuật. Mỗi lần thu hoạch phải cân ngay để lấy khối lượng lá tươi, sau đó đem phơi khô và cân để có khối lượng lá thuốc khô. Cuối cùng cộng tổng lá thuốc và tính ra năng suất thực thu (tươi và khô) trên 1 ha;
- Khối lượng thuốc lá trên ruộng thuốc lá tính bằng kg. Còn năng suất thực thu tính bằng tạ/ha.
A.11 Cây mía
A.11.1 Quan trắc phát triển
A.11.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ nhất;
- Lá thật thứ ba;
- Đẻ nhánh;
- Làm dóng;
- Trỗ bông cờ;
- Chín kỹ thuật.
A.11.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: mầm đầu tiên nhô lên khỏi mặt đất lớn hơn hoặc bằng 5 cm;
- Lá thật thứ nhất: phiến lá đầu tiên xuất hiện và dài lớn hơn hoặc bằng 5 cm, đồng thời tách khỏi thân mầm;
- Lá thật thứ ba: sau lá thật thứ hai, lá thật thứ ba xuất hiện dài lớn hơn hoặc bằng 5 cm;
- Đẻ nhánh: Mầm đầu tiên mọc lên từ gốc thân chính và dài lớn hơn hoặc bằng 5 cm;
- Làm đòng: dóng thứ nhất nằm trên mặt đất đã hình thành;
- Trỗ bông cờ: cả bông hoa mía thò ra khỏi bẹ lá trên cùng;
- Chín kỹ thuật: quan sát thấy lá mía từ 2/3 cây chở xuống đã vàng khô, các dóng mía và lá mía phần ngọn ngắn hẳng lại, vỏ cây mía cứng, có màu vàng nhật hoặc đỏ nâu tùy theo giống là cây vào kỳ chín kỹ thuật.
A.11.1.3 Thời gian quan trắc
Quan trắc hai ngày một lần từ khi trồng đến kỳ làm dóng, từ kỳ phát triển làm dóng đến trỗ bông cờ chỉ quan trắc hai lần trong một tuần là các ngày 4, ngày 10, ngày 14, ngày 20, ngày 24 vào ngày cuối cùng của tháng.
A.11.2 Quan trắc mật độ
A.11.2.1 Thời kỳ quan trắc
Quan trắc 2 lần vào ngày phát dục phổ biến của các kì:
- Làm dóng;
- Chín kỹ thuật.
A.11.2.2 Phương pháp quan trắc
Cách quan trắc mật độ cây mía như quy định tại A.2.2.2.
A.11.3 Quan trắc độ cao sinh trưởng, đo đương kính cây và đếm số lá
A.11.3.1 Quan trắc độ cao
- Thời gian quan trắc: bắt đầu quan trắc chiều cao cây từ thời kỳ để nhánh phổ biến đến thời kỳ chín kỹ thuật vào ngày cuối tuần;
- Phương pháp quan trắc: đo từ mặt đất đến cổ lá trên cùng. Do mía thường phải vun gốc nên cần cắm que làm mốc để đo chính xác.
A.11.3.2 Đo đường kính cây
- Thời gian quan trắc: đo đường kính mỗi tháng một lần, vào ngày cuối tháng. Bắt đầu đo khi cây vào kỳ phát triển “làm dóng” và ngừng đo vào kỳ chín kỹ thuật;
- Phương pháp đo: dùng thước kẹp có chia mm đo chính giữa cây mía. Đơn vị đo là mm và lấy một số lẻ.
A.11.3.3 Đếm số lá
- Thời gian đếm: mười ngày đếm một lần vào ngày cuối tuần. Bắt đầu đếm từ lúc lá thứ ba phổ biến đến khi trỗ bông cờ phổ biến;
- Cách đếm: tiến hành đếm số lá trên 40 cây quan trắc độ cao. Lá non trên ngọn được tính là một lá khi cổ lá của nó thò ra ngoài rõ ràng.
A.11.4 Quan trắc năng suất
- Lấy năng suất mía cây thu hoạch được trên ruộng quan trắc. Sau đó quy ra năng suất trên 1 ha (tạ/ha);
- Chú thích: Sau khi mía mọc mầm, phải chọn và cố định cây quan trắc như sau: ở mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây, 4 lần nhắc lại là 40 cây;
- Mía thường bị sau đục thân phá hoại, nên sau khi chọn và cố định cây, phải chọn cây chuẩn bị thay thế nhưng cây bị hại;
- Trên mỗi khóm mía chỉ chọn một cây.
A.12 Cây bông
A.12.1 Quan trắc phát triển
A.12.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ ba;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Nẻ hoa.
A.12.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm:
+ Trên ruộng quan trắc một số mầm mọc lên khỏi mặt đất, hai tử diệp đã xòe hẳn ra đó là ngày mọc mầm;
+ Đại bộ phận mầm đã mọc theo tiêu chuẩn trên thì đó là ngày mọc mầm phổ biến.
- Lá thật thứ ba: Sau lá thật thứ hai, lá non thứ ba xuất hiện và xòe hẳn ra.
CHÚ THÍCH: Thông thường sau khi có lá thứ ba, người ta bắt đầu định cây. Do vậy, khi đã định cây thì tiến hành chọn 10 cây tiêu biểu trên mỗi nhắc lại (4 nhắc lại là 40 cây), và đánh dấu cố định số cây này để quan trắc các kỳ phát triển tiếp theo.
- Ra nụ: một số nụ đầu tiên, hình chóp tam giác dài từ 3 mm đến 5 mm xuất hiện trên nách lá của cành quả;
- Nở hoa: hoa đầu tiên đã nở, các cánh hoa duỗi thẳng và rìa các cách hoa vẫn còn đè lên nhau, nhìn vào trông thấy vòi nhị và bầu nhị cái. Kỳ phát triển “nở hoa” phải quan trắc vào buổi sáng;
- Nẻ quả: Một quả bông đầu tiên đã nẻ, mảnh vỏ tách ra, khoảng cách tách rời của 2 mảnh rộng độ 1 cm và có thể nhìn thấy sợi bông trắng trong quả.
A.12.1.3 Thời gian quan trắc
Quan trắc hai ngày một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối cùng hàng tháng (tháng 31 hoặc 29 ngày thì không quan trắc ngày 30 hoặc ngày 28).
A.12.2 Quan trắc mật độ
- Thời gian quan trắc: Tiến hành quan trắc 2 lần vào thời kỳ ra nụ và thời kỳ nẻ quả;
- Cách quan trắc: Quan trắc giống như quy định tại A.2.2.
A.12.3 Quan trắc độ cao
Chiều cao cây bông đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Do thường phải vun gốc bông nên muốn đo độ cao chính xác ta phải làm mốc bằng que trước khi vun gốc lần đầu. Khi bông đã bấm ngọn thì dừng quan trắc độ cao.
A.12.4 Quan trắc năng suất
- Mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây tiêu biểu (4 lần nhắc lại là 40 cây)
- Phân tích năng suất bông tiến hành theo những nội dung sau:
+ Đếm số quả của từng cây vào lúc thu hoạch lần đầu. Những quả này gồm tất cả số quả trên cây, kể cả những quả đã nẻ và chưa nẻ. Sau đó lấy số quả trung bình trên một cây;
+ Hái tất cả số quả có trên 40 cây nói trên (không tính những quả nhỏ hơn 1,5 cm) đem về phơi khô, khi có những quả chưa nẻ có thể đập để phơi khô. Sau khi phơi khô đem cân và tính khối lượng trung bình một quả;
+ Lấy trị số khối lượng trung bình một quả nhân với số quả trung bình trên một cây ta được khối lượng quả trung bình của một cây;
+ Sau khi phơi khô, bóc bỏ vỏ và cân khối lượng xơ bông và hạt bông của cả số quả của 40 cây rồi chia cho tổng số quả của 40 cây ta được khối lượng xơ và hạt trung bình của một quả;
+ Lấy khối lượng xơ (không có hạt) của tất cả số quả trong 40 cây nói trên, chia cho khối lượng xơ và hạt rồi nhân với 100 ta được tỷ lệ xơ;
+ Cân khối lượng hạt của tất cả số quả trong 40 cây rồi chia cho số quả của 40 cây để biết được khối lượng hạt bông trung bình của một quả;
+ Năng suất xơ và hạt hoặc năng suất xơ bông thực thu;
+ Đếm số quả bị thối trong tất cả 40 cây rồi chia cho 40 để biết số quả bị thối trung bình trên một cây.
A.13 Cây cam, chanh, bưởi
A.13.1 Quan trắc phát triển
A.13.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Ra lá mới;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.13.1.2 Đặc trưng các ký phát triển và phương pháp quan trắc
- Ra lá mới: trên ngọn xuất hiện lá mới có màu xanh non hoặc hơi vàng và phiến lá đã xòe ra;
- Ra nụ: trên cây xuất hiện những chùm nụ đầu tiên;
- Nở hoa: từ những chùm nụ, một vài hoa đã nở, cánh hoa màu trắng là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Chín quả: quả đã phát triển đạt kích thước tối đa của nó, màu sắc quả chuyển rõ rệt theo từng loại quả; cam, bưởi chuyển màu vàng, chanh màu vàng nhạt...
A.13.1.3 Thời gian và số cây chọn quan trắc
- Quan trắc vào các ngây 4, 10, 14, 24 và ngày cuối cùng của tháng;
- Quan trắc trên 20 cây đã chọn và cố định (mỗi nhắc lại chọn 5 cây), các cây này phải tiêu biểu về trạng thái sinh trưởng, có khả năng phát triển bình thường.
A.13.2 Quan trắc năng suất
A.13.2.1 Đếm số quả
Đếm vào kỳ chín quả bắt đầu, mỗi lần nhắc lại chọn 2 cây, 4 lần nhắc lại là 8 cây. Đếm tất cả số quả trên 8 cây và tính ra trị số trung bình trên 1 cây.
A.13.2.2 Tính năng suất
- Khi quả chính phổ biến, lấy ngẫu nhiên 100 quả, cân khối lượng 100 quả và tính trị số trọng lượng trung bình của một quả;
- Năng suất bằng khối lượng trung bình một quả nhân với số quả trung bình một cây nhân với số cây trên một héc ta.
A.14 Cây dứa
A.14.1 Quan trắc phát triển
A.14.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Ra lá mới;
- Ra hoa tự;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.14.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Ra lá mới: sau khi trồng (hoặc bắt đầu mùa sinh trưởng), quan sát thấy lá mới nhú ra khỏi ngọn 1/2 lá thì đó là ngày ra lá mới;
- Ra hoa tự: trên ngọn cây, đài hoa tự màu đỏ xuất hiện ở giữa vòm lá;
- Nở hoa: hoa dứa (hoa tự) là một hoa kép, trung bình có khoảng 100 hoa đến 150 hoa. Khi quan sát thấy những nhánh hoa trên đài hoa tự nở thì đó là tiêu chuẩn quan trắc nở hoa.
- Chín quả: các mắt dứa phình to, lá đài từ chỗ chúm lại trên từng mắt đã nở ra (dứa mở mắt). Các mắt dứa từ phần giữa quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu vàng.
A.14.1.3 Thời gian và số cây cần quan trắc
- Thời gian quan trắc: bắt đầu quan trắc từ khi trồng đối với ruộng trồng mới hoặc từ đầu mùa sinh trưởng đối với ruộng trồng lâu năm. Quan trắc vào các ngày 4, 10, 14, 24 và ngày cuối tháng. Quan trắc vào buổi chiều. Riêng kì nở hoa thì quan trắc vào buổi sáng;
- Số cây cần quan trắc: mỗi mảnh nhắc lại chọn 10 cây, 4 nhắc lại là 40 cây. Những cây được chọn phải là những cây tiêu biểu trong diện tích quan trắc. Mảnh đất quan trắc phải có diện tích từ 500 m2 đến 1000 m2.
A.14.2 Đếm số lá
Mỗi tháng đếm một lần vào ngày cuối tháng, bắt đầu đếm từ khi cây vào kỳ ra lá mới, kết thúc khi cây có đài hoa tự.
CHÚ THÍCH: khi đếm lần thứ nhất phải dùng ny lông màu buộc vào lá đếm cuối cùng. Lần thứ hai, chỉ đếm những lá mới, cộng với số đếm lần thứ nhất sẽ có số lá đếm lần thứ hai. Cũng làm như vậy đối với các lần đếm tiếp theo.
A.14.3 Đo độ dài và độ rộng của lá
- Mỗi cây đo hai lá: lá thứ 20 và 21 của cây, 40 cây là 80 lá;
- Cách đo: độ dài đo từ gốc lá đến đỉnh lá. Độ rộng đo ở phần rộng nhất của phiến lá. Mười ngày đo một lần, vào các ngày cuối tuần...Bắt đầu đo khi lá đạt tiêu chuẩn lá thật và kết thúc đo khi kích thước lá hai lần đo liền nhau không thay đổi.
A.14.4 Quan trắc mật độ
- Ngày quan trắc: ngày ra hoa tự đầu tiên;
- Cách quan trắc: mỗi nhắc lại chọn một ô vuông diện tích 25 m2, 4 lần nhắc lại là 100 m2. Đếm số cây trên từng ô, cộng số cây trên 100 m2, tính số cây trung bình trên 1 m2 và tính ra số cây trên 10000 m2.
A.14.5 Quan trắc năng suất
- Chọn 40 quả dứa tiêu biểu, có thể đại diện cho khối lượng của tất cả các quả dứa khác trên ruộng quan trắc, hái đem về và tiến hành quan trắc các thành phần sau:
+ Đo đường kính quả (đo phần giữa quả);
+ Đo độ dài quả;
+ Cân từng quả để biết khối lượng từng quả và của 40 quả, lấy trị số trung bình một quả;
+ Tính năng suất (NS) dứa quả trên 1ha bằng công thức sau:
NS = Khối lượng trung bình của một quả x số cây có quả/1 ha
- Năng suất thực thu: Cách lấy giống như các cây trồng khác.
A.15 Cây chuối
A.15.1 Quan trắc phát triển
A.15.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Phục hồi sinh trưởng;
- Ra lá;
- Ra hoa;
- Chín quả.
A.15.1.2 Đặc trưng các kì phát triển và phương pháp quan trắc
- Phục hồi sinh trưởng: sau trồng một thời gian, chuối sẽ ra rễ mới, lá xanh trở lại sinh trưởng binh thường;
- Ra lá: lá mới vươn ra khỏi bẹ cũ từ 5 cm đến 10 cm;
- Ra hoa: hoa chuối thò ra ngoài bao lá lớn hơn hoặc bằng 10 cm;
- Chín quả: quả đã đạt kích thước tối đa, những quả đầu tiên chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt.
A.15.1.3 Thời gian và số cây quan trắc
Quan trắc 10 ngày 1 lần, vào ngày cuối tuần và ngày cuối cùng của tháng. Bắt đầu quan trắc từ khi trồng đến khi chín quả. Số cây cần quan trắc: Mỗi lần quan trắc chọn 5 cây, 4 lần nhắc lại là 20 cây cố định để quan trắc.
A.15.2 Quan trắc chiều cao cây
Quan trắc vào các ngày cuối cùng của các tháng. Đo độ cao từ mặt đất đến cổ lá trên cùng.
A.15.3 Đo đường kính thân cây
Dùng thước đo đường kính thân cây ở độ cao cách mặt đất 50 cm. Đo đường kính thân cây cùng ngày quan trắc chiều cao cây.
A.15.4 Quan trắc năng suất
Ghi lại số liệu năng suất thực thu cả năm của khu vực quan trắc.
A.16 Cây đậu tương
A.16.1 Quan trắc phát triển
A.16.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá kép thứ ba;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Ra quả;
- Quả chín.
A.16.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: khi thấy trên ruộng quan trắc, lác đác có mầm mọc lên khỏi mặt đất là ngày mọc mầm bắt đầu. Khi đại bộ phận mầm đã mọc thì đó là ngày mọc mầm phổ biến;
- Lá kép thứ 3: sau lá kép thứ hai, lá kép thứ ba xuất hiện, ba lá chét của lá này đã xòe hẳn ra là cây vào kỳ phát triển lá kép thứ ba;
- Ra nụ: một nụ hoa đầu tiên trên cây xuất hiện trên cây thì cây vào kỳ ra nụ;
- Nở hoa: cánh hoa chính (cánh hoa lớn nhất) của hoa đầu tiên đã nở. Trong phần thuyết minh, cần ghi ngày hoa tàn (ngày lớn hơn hoặc bằng 75 % số cây hoa cuối cùng đã tàn);
- Ra quả: quả non đầu tiên trên cây đã hình thành, độ dài lớn hơn hoặc bằng 1 cm;
- Quả chín: cây bắt đầu tàn héo, vỏ quả chuyển sang màu vàng và khô, hạt đã đạt màu sắc và kích thước của nó.
A.16.1.3 Thời gian quan trắc
Bắt đầu quan trắc từ gieo đến quả chín. Quan trắc hai ngày một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối tháng. Nếu tháng có 29 ngày hoặc 31 ngày thì không quan trắc ngày 28 hoặc ngày 30.
A.16.2 Quan trắc mật độ
A.16.2.1 Thời gian quan trắc
Quan trắc mật độ hai lần, lần thứ nhất vào kỳ lá kép thứ ba phổ biến, lần thứ 2 vào kỳ quả chín.
A.16.2.2 Phương pháp quan trắc
- Phương pháp quan trắc mật độ cây đỗ tương giống như phương pháp qua trắc mật độ cây ngô, riêng diện tích quan trắc mỗi nhắc lại chỉ là 4 m2 (2 m x 2 m), 4 lần nhắc lại là 16 m2;
- Lần quan trắc mật độ vào thời kỳ quả chín phổ biến phải đếm tổng số cây, số cây có quả, số cây không có quả và tính trị số trung bình trên 1 m2.
A.16.3 Quan trắc độ cao
A.16.3.1 Thời gian quan trắc
Đo vào ngày cuối tuần và ngày phát triển phổ biến, bắt đầu từ kỳ lá kép thứ ba phổ biến đến nở hoa phổ biến.
A.16.3.2 Cách đo
Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất. Đậu tương phải vun gốc, do vậy cần chú ý cắm que đánh dấu để đo độ cao cho chính xác.
A.16.4 Quan trắc năng suất
- Khi kỳ quả chín kết thúc, tiến hành lấy mẫu để phân tích. Mỗi mảnh nhắc lại chọn cắt 25 cây tiêu biểu về trạng thái cây, độ cao và mật độ quả trên cây (4 mảnh nhắc lại là 100 cây). Cho số cây lấy mẫu ở mỗi nhắc lại vào một túi riêng, đem mẫu về nhà, mỗi túi lấy ra 10 cây bất kỳ, 4 túi là 40 cây;
- Đếm số quả trên một cây và số quả có hạt trên một cây (chỉ tính những quả có độ dài lớn hơn hoặc bằng 1,5 cm);
- Bóc và đếm riêng từng loại hạt; Số hạt không bị hại, số hạt bị sâu bệnh hoặc bị thối. Đếm xong, cân từng loại hạt riêng và tính phần trăm so với khối lượng chung của tất cả các loại hạt của 40 cây;
- Bóc lấy hạt của tất cả số quả của 60 cây còn lại, dồn với số hạt của 40 cây nói trên và đem phơi. Khi hạt khô thì đem cân để biết khối lượng hạt của 100 cây và tính trị số trung bình của một cây;
- Tính khối lượng 1000 hạt: Lấy số hạt đã phơi khô nói trên, cân làm hai mẫu, mỗi mẫu 50 g. Đếm số hạt của mỗi mẫu va lấy trị số trung bình của hai mẫu để được số hạt trong 50 g. Khối lượng 1000 hạt tính theo công thức sau:
- Năng suất tính toán tính theo công thức sau:
Trong đó: Số hạt trên một cây lả số hạt trung bình của mỗi cây không bị hại.
- Năng suất thực thu: Ghi lại năng suất thực thu của ruộng thí nghiệm trồng đỗ tương.
A.17 Cây đậu cô ve
A.17.1 Quan trắc phát triển
A.17.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ 3;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.17.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: một số mầm đã nhô lên khỏi mặt đất với hai diệp tử xòe ra thì đó là ngày mọc mầm bắt đầu. Khi đại bộ phận mầm đã mọc theo tiêu chuẩn trên lá mọc mầm phổ biến;
- Lá thật thứ ba: sau lá thật thứ hai, lá thật thứ ba xuất hiện và xòe hẳn ra;
- Ra nụ: trên cây xuất hiện những nụ đầu tiên;
- Nở hoa: một hoa đầu tiên nở trên chùm nụ;
- Chín quả: khi cây bắt đầu tàn héo, vỏ quả đậu trở lên vàng khô, hạt đạt kích thước và màu sắc vốn có của nó.
A.17.1.3 Thời gian và số cây chọn quan trắc
- Hai ngày quan trắc một lần, vào các ngày chẵn và ngày cuối của tháng. Bắt đầu quan trắc từ khi gieo và kết thúc vào kỳ quả chín;
- Số cây chọn quan trắc: Mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây tiêu biểu (mỗi nhóm chỉ chọn một cây), 4 lần nhắc lại là 40 cây. Diện tích ruộng quan trắc từ 40 m2 đến 60 m2.
A.17.1.4 Quan trắc mật độ
- Quan trắc mật độ hai lần vào kỳ lá kép thứ ba và chín quả;
- Mỗi lần nhắc lại chọn 4 m2 (2 m x 2 m) tiêu biểu về mật độ, 4 lần nhắc lại là 16 m2. Đếm tất cả số khóm cây trên 16 m2, tính trị số trung bình khóm trên 1 m2 và trị số trung bình cây trên 1 m2. Tính số cây trên 1 ha:
+ Số khóm trên 1 ha bằng trị số khóm trung bình trên 1 m2 nhân với 10000;
+ Số cây trên 1 ha bằng trị số trung bình cây trên 1 m2 nhân với 10000.
A.17.2 Quan trắc năng suất
Cân khối lượng hạt 40 cây chọn ngẫu nhiên, suy ra trị số trung bình khối lượng hạt trên một cây và năng suất trên một hecta.
A.18 Cây đậu hà lan
A.18.1 Quan trắc phát triển
- Các kỳ phát triển cần quan trắc:
+ Mọc mầm;
+ Lá thật thứ ba;
+ Ra vòi;
+ Nở hoa;
+ Ra quả;
+ Quả già.
- Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc:
+ Mọc mầm: trên thửa quan trắc lác đác mầm đã mọc là mọc mầm bắt đầu. Khi đại bộ phận mầm đã mọc thì đó là mọc mầm phổ biến;
+ Lá thật thứ ba: lá thật thứ ba xuất hiện sau lá thật thứ hai. Khi các chét của lá thật thứ ba xòe hẳn ra là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
+ Ra vòi: vòi đầu tiên xuất hiện dài từ 1,5 cm đến 2 cm;
+ Nở hoa: một số cánh phía ngoài của búp hoa đầu tiên đã nở;
+ Ra quả: quả đã hình thành đầy đủ về hình dáng và kích thước, độ dài từ 1,0 cm đến 1,5 cm;
+ Quả già: vỏ quả dễ dàng tách ra, vỏ của hạt già, cứng lại, dài và bẻ khó gãy.
A.18.2 Quan trắc mật độ
Quan trắc mật độ cây đậu hòa lan giống như cây đỗ tương.
A.18.3 Quan trắc độ cao
- Thời gian quan trắc: đo từ lúc lá thứ ba phổ biến đến khi nở hoa phổ biến;
- Cách đo: đo độ cao từ mặt đất đến đỉnh ngọn cao nhất.
A.18.4 Quan trắc năng suất
Vào thời kỳ quả già phổ biến lấy ở mỗi nhắc lại 25 cây tiêu biểu, bốn nhắc lại là 100 cây. Sau đó lấy ngẫu nhiên 40 cây trong số 100 cây để xác định các thành phần sau:
- Chiều cao cây;
- Số hoa trên cây (cả hoa đã hình thành quả và hoa chưa hình thành quả), đếm riêng số hoa đã hình thành quả;
- Tổng số quả;
- Số quả già;
- Số quả lớn đến mức bình thường nhưng chưa già;
- Số hạt của các quả chín và số hạt của các quả chín trung bình trên một cây;
- Tính khối lượng 1000 hạt đã phơi khô:
+ Lấy hai mẫu, mỗi mẫu 50 g hạt, cân để biết khối lượng của hai mẫu đó, đếm số hạt từng mẫu và tính trị số trung bình;
+ Khối lượng 1000 hạt (g) bằng 50 nhân với 1000 chia cho số hạt trung bình của 50 g.
- Cộng số hạt của 40 cây lấy ngẫu nhiên trên với số hạt của 60 cây còn lại, đem phơi khô và tính khối lượng hạt của 100 cây;
- Năng suất tính toán và năng suất thực thu: Thực hiện theo quy định tại A.16.4.
A.19 Cây bắp cải
A.19.1 Quan trắc phát triển
A.19.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ năm;
- Hồi xanh;
- Trải lá bằng;
- Cuốn lá;
- Thu hoạch.
A.19.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: mầm mọc lên mặt đất với tử diệp đã xòe ra;
- Lá thật thứ năm: sau khi cây có lá thật thứ tư, lá thứ năm xuất hiện dài hơn hoặc bằng 1,5 cm và xòe ra;
- Hồi xanh: sau trồng một thời gian cây trở lại sinh trưởng bình thường, lá tươi và tiếp tục phát triển;
- Trải lá bằng: lá xanh đều trải rộng. Cuống lá và thân hợp thành một ngóc vuông;
- Cuốn lá: cá lá non bắt đầu cuốn vào rõ rệt, đó là bắp cải vào thời kỳ phát triển cuốn lá;
- Thu hoạch: lá bắp cải cuốn chặt, đường kính và độ cao bắp cải đạt kích thước tối đa.
A.19.1.3 Thời gian và số cây cần quan trắc
- Thời gian quan trắc: hai ngày quan trắc một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối cùng của tháng. Bắt đầu từ khi gieo đến khi thu hoạch;
- Số cây chọn để quan trắc: thời kỳ cây con (từ mọc mầm đến năm lá thật) quan trắc trong vườn ươm. Trên ruộng sản xuất, chọn thửa quan trắc có diện tích từ 40 m2 đến 60 m2. Số cây chọn quan trắc là 40 cây (mỗi mảnh nhắc lại chọn 10 cây).
A.19.2 Quan trắc mật độ
- Quan trắc mật độ hai lần: lần thứ nhất vào kỳ trải lá bằng, lần thứ hai vào thời kỳ trước thu hoạch;
- Đếm số cây trên 16 m2(mỗi nhắc lại là 4 m2) và tính toán ra mật độ trên 1 ha.
A.19.3 Quan trắc đường kính tán lá
Vào kỳ trải lá bằng, đo ở tán lá có chiều rộng trung bình trên 40 cây cố định quan trắc. Đo đường kính tán lá 2 lần, lần sau cách lần trước 10 ngày.
A.19.4 Quan trắc độ cao
Vào thời kỳ thu hoạch đo độ cao của cây bắp cải từ mặt ruộng đến đỉnh bắp.
A.19.5 Năng suất
- Năng suất tính toán: Lấy 40 bắp cải bất kỳ, cân để biết khối lượng của 40 bắp và tính ra khối lượng trung bình của 1 bắp theo công thức:
NS/ha = Khối lượng trung bình của một bắp x số bắp cải/ha
- Năng suất thực thu: Cách lấy giống như những cây trồng khác.
A.20 Cây su hào
A.20.1 Quan trắc phát triển
A.20.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ 5;
- Hồi xanh;
- Hình thành củ.
A.20.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: một số mầm đã nhô lên khỏi mặt đất với diệp tử đã xòe ra;
- Lá thật thứ 5: lá thật thứ năm xuất hiện với phiến lá đã xòe ra;
- Hồi xanh: sau khi trồng cây con, cây ngừng sinh trưởng (có trường hợp cây mới trồng bị héo), sau một hai ngày cây trở lại sinh trưởng bình thường;
- Hình thành củ: phần gốc sát mặt đất phình to thành củ, đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 cm.
A.20.1.3 Thời gian quan trắc
- Quan trắc từ khi gieo đến khi thu hoạch;
- Quan trắc hai ngày một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối của tháng.
A.20.1.4 Số cây chọn để quan trắc
- Thời kỳ cây con (mọc từ mần đến lá thật thứ năm) quan trắc trong vườn ươm, quan trắc theo cách chọn ngẫu nhiên cây quan trắc;
- Trên ruộng sản xuất, chọn 40 cây quan trắc (mỗi nhắc lại chọn 10 cây).
A.20.2 Đo đường kính củ
Đo từ khi hình thành củ đến khi thu hoạch, dùng thước kẹp có chia mm để đo và đo các cây đã tiến hành quan trắc phát triển, 5 ngày đo một lần.
A.20.3 Năng suất
Cách lấy năng suất thực thu giống như cách lấy ở các cây trồng khác.
A.21 Cây cà chua
A.21.1 Quan trắc phát triển
A.21.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ 5;
- Hồi xanh;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.21.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: một số mầm đầu tiên mọc lên khỏi mặt đất là ngày mọc mầm bắt đầu. Đa số mầm đã mọc (≥ 50 %) theo tiêu chuẩn trên là ngày mọc mầm phổ biến;
- Lá thật thứ 5: lá thật thứ 5 xuất hiện với phiến lá đã xòe ra;
- Hồi xanh: sau khi trồng cây thường bị héo. Lúc cây trở lại bình thường, lá tươi và bắt đầu phát triển;
- Ra nụ: chùm nụ đầu tiên xuất hiện là đủ tiêu chuẩn quan trắc. Chỉ quan trắc ngày ra nụ của lứa nụ đầu tiên trên số cây đã cố định quan trắc;
- Nở hoa: những nụ đầu tiên đã nở, cánh hoa màu vàng xòe ra;
- Chín quả: những quả đầu tiên trên cây chuyển từ màu xanh sang màu ửng hồng hoặc vàng.
CHÚ THÍCH: Chỉ quan trắc và ghi chép kỳ chín quả đối với lứa quả đầu tiên.
A.21.1.3 Thời gian và số cây cần quan trắc
Bắt đầu quan trắc từ khi gieo đến khi chín quả. Quan trắc 2 ngày một lần vào ngày chẵn và ngày cuối cùng của tháng. Diện tích mảnh quan trắc từ 40 m2 đến 60 m2. Trên mảnh quan trắc, chọn 40 cây tiêu biểu ở 4 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại chọn 10 cây), cố định các cây này để quan trắc phát triển. Riêng kỳ mọc mầm đến 5 lá, tiến hành quan trắc ngẫu nhiên trong vườn ươm.
A.21.2 Quan trắc mật độ
Quan trắc vào 2 kỳ: Ra nụ và chín quả phổ biến. Ở mỗi nhắc lại chọn một ô vuông với diện tích 16 m2 (4 m x 4 m), 4 lần nhắc lại là 64 m2 để đếm số cây.
A.21.3 Năng suất
- Khi thu hoạch, cân khối lượng quả chín từng cây theo từng lứa hái quả. Sau đó tính khối lượng tổng cộng của 40 cây và tính trị số trung bình của một cây. Năng suất trên 1 ha bằng khối lượng quả chín trung bình trên 1 cây nhân với mật độ cây kỳ chín quả;
- Năng suất thực thu lấy như những cây trồng khác.
A.22 Cây dưa chuột
A.22.1 Quan trắc phát triển
- Các kỳ phát triển cần quan trắc:
+ Mọc mầm;
+ Lá thật thứ ba;
+ Lá thật thứ năm;
+ Nở hoa;
+ Quả thành thục.
- Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc:
+ Mọc mầm: Mầm đã mọc lên khỏi mặt đất với hai tử diệp đã xòe ra;
+ Lá thật thứ ba: Sau lá thật thứ hai, lá thật thứ ba xuất hiện, phiến lá đã xòe ra;
+ Lá thật thứ năm: Sau khi lá thật thứ tư, lá thật thứ năm xuất hiện, tiêu chuẩn quan trắc như đối với lá thật thứ ba;
+ Nở hoa: Những hoa đầu tiên trên cây nở, cánh hoa màu vàng. Dưa chuột nở hoa nhiều đợt, chỉ cần quan trắc nở hoa đợt đầu;
+ Quả thành thục: Quả đạt đến kích thước gần với kích thước tối đa, vỏ còn xanh, hạt còn non là đạt tiêu chuẩn kỳ quả thành thục.
- Thời gian và số cây cần quan trắc:
+ Quan trắc hai ngày một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối cùng của tháng. Bắt đầu quan trắc từ khi gieo đến khi chín quả;
+ Ruộng chọn quan trắc có diện tích từ 40 m2 đến 60 m2. Trên mỗi nhắc lại chọn 10 cây tiêu biểu, bốn lần nhắc lại là 40 cây. Cố định số cây này để quan trắc các kỳ phát triển.
A.22.2 Quan trắc mật độ
- Thời gian quan trắc: Quan trắc mật độ hai lần vào các kỳ phát triển sau: Lần đầu vào kỳ lá thật thứ năm, lần thứ hai vào kỳ bắt đầu thu hoạch;
- Cách quan trắc: Mỗi nhắc lại chọn một ô vuông có diện tích 4 m2 (2 m x 2 m) bốn nhắc lại là 16 m2. Đếm số cây trên từng ô vuông và từ đó tính ra mật độ cây trên 1ha.
A.22.3 Quan trắc năng suất
- Đếm số quả: Trên 40 cây quan trắc chỉ đếm những quả dài hơn hoặc bằng 5 cm. Dưa chuột quả được hình thành trong nhiều đợt. Vì vậy cần đếm chính xác;
- Quan trắc khối lượng quả: Ghi số quả hái từng đợt, sau đó cộng dồn các đợt hái sẽ có khối lượng quả của từng cây, của 40 cây và tính ra khối lượng quả trung bình của một cây;
- Năng suất quả:
Ns = Khối lượng quả TB/cây x Số cây/ha
- Năng suất thực thu cách lấy như các cây trồng khác.
A.23 Bầu, bí
A.23.1 Quan trắc phát triển
A.23.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm;
- Lá thật thứ ba;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.23.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm: Mầm nhô lên khỏi mặt đất với hai diệp tử đã xòe hoàn toàn;
- Lá thật thứ ba: Sau khi có lá thật thứ 2, lá thật thứ 3 xuất hiện và phiến lá đã xòe hẳn ra;
- Ra nụ: Trên thân cây xuất hiện những nụ đầu tiên;
- Nờ hoa (hoa cái): Bông hoa đầu tiên trên thân đã nở, cách màu vàng xòe ra và xuất hiện vòi nhị;
- Chín quả: Khi vỏ quả bắt đầu chuyển sang màu vốn có của từng loại bí, đó là quả chín.
A.23.1.3 Thời gian và số cây quan trắc
Quan trắc hai ngày một lần vào các ngày chẵn và ngày cuối tháng. Bắt đầu quan trắc từ khi gieo và kết thúc vào lúc thu hoạch. Chọn 20 cây tiêu biểu trên mảnh quan trắc (mỗi nhắc lại chọn 5 cây) cố định để quan trắc.
A.23.2 Quan trắc mật độ
Quan trắc hai lần vào kỳ ra nụ và kỳ chín quả. Mỗi nhắc lại chọn 10 m2 (4 m x 2,5 m) có trạng thái cây tiêu biểu, 4 nhắc lại là 40 m2. Đếm số cây trên 40 m2 tính trị số cây trung bình trên 1 m2 và số cây trên 1 ha.
A.23.3 Đếm số hoa cái và số quả
Trên 20 cây quan trắc phát triển, ta đếm số hoa cái trên từng cây, số quả (ở kỳ chín quả) trên từng cây. Từ đó tính ra trị số trung bình 1 cây.
A.23.4 Khối lượng quả
Lấy ngẫu nhiên 20 cây, cân và tính khối lượng trung bình của một quả.
A.23.5 Năng suất
- Năng suất tính toán:
Ns/1ha = khối lượng trung bình của 1 quả x Số quả trung bình của 1 cây x Số cây/ha.
- Năng suất thực thu: Lấy năng suất thực thu giống như cách lấy ở các cây trồng khác.
A.24 Cây cỏ chăn nuôi
A.24.1 Quan trắc phát triển cây cỏ họ hòa thảo
A.24.1.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm (đối với cỏ gieo hạt), bén rễ đâm chồi (đối với cỏ trồng bằng nhánh hoặc gốc);
- Đẻ nhánh;
- Làm dóng;
- Trỗ bông, nở hoa;
- Chín hạt.
A.24.1.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm hoặc bén rễ đâm chồi: sau khi gieo hạt, một số mầm mọc lên khỏi mặt đất, đó là kỳ mọc mầm. Khi đại bộ phận mầm đã mọc là kỳ mọc mầm phổ biến. Đối với cỏ trồng bằng nhánh hoặc gốc thì khi rễ mới đã phát triển, chồi mới đầu tiên đã mọc ra từ gốc hoặc nách lá của một nhánh nào đó dài từ 1,5 cm đến 2 cm là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Đẻ nhánh: trên thân chính ra nhánh đầu tiên, nhánh này có 3 lá là đủ tiêu chuẩn quan trắc;
- Làm dóng: khi nắn nhẹ gốc có dóng đầu tiên và hai đầu dóng có hai mắt cứng;
- Trỗ bông, nở hoa: bông cỏ thò lên khỏi bao dóng từ 1,5 cm đến 2 cm;
- Chín hạt: hạt ở đầu bông đã chín vàng, thường khi hạt chín, dễ bị rụng, nếu dùng tay bóp bông cỏ sẽ thấy hạt chín rụng trong lòng bàn tay.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cắt cỏ lúc trước trỗ bông nở hoa, phải tiếp tục quan trắc cỏ tái sinh, theo các kỳ phát triển sau:
+ Đẻ nhánh;
+ Làm dóng;
+ Trỗ bông, nở hoa.
A.24.2 Quan trắc phát triển cây cỏ họ đậu
A.24.2.1 Các kỳ phát triển cần quan trắc
- Mọc mầm, hoặc bén rễ đâm chồi;
- Lá thật thứ ba;
- Ra nhánh;
- Ra nụ;
- Nở hoa;
- Chín quả.
A.24.2.2 Đặc trưng các kỳ phát triển và phương pháp quan trắc
- Mọc mầm hoặc bén rễ đâm chồi: sau khi gieo hạt, thân mềm và hai tử diệp nhô lên khỏi mặt đất, xòe ra và có màu xanh. Khi lác đác xuất hiện thì đó là mọc mầm bắt đầu, khi đại bộ phận mọc mầm thì đó là phổ biến. Loại trồng bằng nhánh và gốc, khi chồi non đầu tiên mọc ra từ nách lá của một nhánh nào đó, chồi đủ tiêu chuẩn “đâm chồi” khi nó dài từ 1,5 cm đến 2 cm;
- Lá thật thứ ba: khi lá thứ ba xuất hiện và dài từ 1,5 cm đến 2 cm;
- Ra nhánh: trên thân cây ra một nhánh đầu tiên, nhánh này có lá thật thứ ba và lá đó xòe ra;
- Ra nụ: khi một nhánh nào đó xuất hiện một buồng nụ đầu tiên;
- Nở hoa: trên buồng nụ đã phát triển, một ít hoa đã nở;
- Chín hạt: cả cụm quả có màu nâu, hạt có màu vàng nhưng chưa cứng hẳn.
CHÚ THÍCH: Trường hợp cắt cỏ khi cỏ chưa đến kỳ chín hạt, thì tiếp tục quan trắc cỏ tái sinh, theo các kỳ phát triển sau:
+ Ra nhánh (nhánh mới đầu tiên sau mỗi lần cắt);
+ Ra nụ;
+ Nở hoa.
A.24.3 Quan trắc sinh trưởng
A.24.3.1 Đo chiều cao cây và độ dài nhánh
- Đo chiều cao cây và độ dài nhánh mỗi tháng tiến hành vào ngày 10, ngày 20 và ngày cuối tuần;
- Chiều cao cây chỉ tiến hành ở các loại cỏ thuộc họ đậu và đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng. Khi đó, vuốt cả bụi lên, đọc trị số ở nhánh cao nhất.
A.24.3.2 Xác định độ che phủ đất
- Tiến hành từ khi đẻ nhánh phổ biến đến khi cỏ che phủ kín đất hoàn toàn. Mỗi tháng xác định một lần vào ngày cuối tháng;
- Cách xác định: Nếu cỏ che phủ hoàn toàn (không thấy đất) thì độ che phủ là 100 %, nếu cỏ che phủ đất 3/4 thì độ che phủ là 75 %, nếu đất trống một nửa thì độ che phủ là 50 %.
A.24.4 Quan trắc mật độ
- Quan trắc mật độ tiến hành hai lần: Lúc ra nhánh phổ biến và trước khi thu hoạch một tuần;
- Cách quan trắc: Mỗi mảnh chọn một ô vuông, mỗi chiều 1 m, 4 mảnh là 4 m2. Đếm số cây trong từng ô vuông.
A.24.5 Quan trắc năng suất
Cần theo dõi chặt chẽ và chính xác sản lượng cỏ tươi (kg) trong mỗi lần cắt trên đơn vị diện tích thu hoạch. Nếu cỏ cắt để phơi khô dự trữ cho mùa đông, thì sau phơi cũng phải lấy năng suất thực thu (kg trên diện tích thu hoạch thực tế). Cả hai loại cỏ nói trên đều quy đơn vị ra tạ/ha.
Phụ lục B
(Quy định)
Cấp độ ẩm đất quan trắc bằng mắt
Bảng B.1 - Cấp độ ẩm đất quan trắc bằng mắt
Cấp | Mức độ ẩm ướt | Đặc trưng ẩm của loại đất | Ảnh hưởng đến canh tác và cây trồng | |
Cát pha sét | Sét pha cát | |||
1 (độ ẩm 100 %) | Quá ẩm | Đất rất ướt, đặt đất trong lòng bàn tay khẽ lắc thì thấy có nước nhỏ giọt. | Đất rất ướt, đi dễ bị lún, nắm đất lại thấy vữa nhão. | Đất dính, khó làm cộng tác đồng áng, đất thiếu không khí. |
2 (từ 85 % đến 100%) | Ẩm | Đất ướt, người đi có dấu chân rõ rệt, có thể vê thành sợi, đặt đất trong lòng bàn tay khẽ lắc thấy có nước nhưng không nhỏ thành giọt. | Đất ướt, người đi có vết chân rõ, dùng xẻng hoặc dao cắm xuống đất khi rút ra thấy có vết, dùng đất áp vào mu bàn tay cũng thấy có vết rõ rệt. | Đất vẫn còn dính, cây sinh trưởng phát triển thuận lợi. |
3 (từ 65 % đến 85 %) | Ẩm trung bình | Nắm được thành nắm, nhưng không thể vê được thành sợi. | Đất có thể vê thành sợi dài từ 3 cm đến 4 cm, nhưng không dính tay. | Công tác đồng áng dễ làm, độ ẩm đủ hoặc thích hợp cho cây trồng. |
4 (từ 40 % đến 65 %) | Tương đối khô | Có thể nắm được thành nắm nhưng dễ vỡ, khi ném xuống đất sẽ tung ra từng mảnh nhỏ. | Nắm được thành nắm nhưng không vê được thành sợi | Công tác đồng ruộng tương đối khó làm, cây bắt đầu thiếu nước |
5 (dưới 40 %) | Rất khô | Đất không nắm được thành nắm | Đất khô rắn, đất không thay đổi hình dạng, không nắm được thành nắm. | Công tác đồng ruộng như cày, bừa rất khó làm, cây thiếu nước trầm trọng. |
Phụ lục C
(Tham khảo)
Cấp trạng thái sinh trưởng phát triển
Bảng C.1 - Cấp trạng thái sinh trưởng phát triển
Cấp | Tên | Thuyết minh và giải thích |
5 | Tốt | Toàn thửa mật độ và độ cao đồng đều. Cây sinh trưởng phát triển mạnh: Lá xanh tươi, bụi to, thân khỏe, bông hoặc quả to, nhiều gié, hạt mẩy. Ước tính năng suất cao |
4 | Khá | Cây sinh trưởng phát triển khá, sức để nhánh tương đối mạnh, không có sâu bệnh hoặc có nhưng rất ít, thân khỏe, bông, quả nhiều. Ước tính năng suất khá. |
3 | Trung Bình | Cây phát triển bình thường: thân cao trung bình, bông hạt hoặc quả không to lắm, ít hạt lép, có sâu bệnh hại. Ước tính năng suất trung bình. |
2 | Kém | Cây phát triển không binh thường, lại cằn cỗi, bị tác hại thời tiết hoặc sâu bệnh làm hại. |
1 | Xấu | Cây rất thưa thớt, xấu, cằn cỗi, và bị chết nhiều, số cây còn lại khả năng phát triển kém, nhiều cỏ tạp, bông ngắn, hạt nhỏ hoặc bị lép nhiều. Năng suất rất thấp hoặc không thu hoạch được. |
Phụ lục D
(Quy định)
Các kỳ lấy mẫu của một số cây trồng
Bảng D.1 - Các kỳ lấy mẫu của một số loại cây trồng
STT | Tên cây trồng | Kỳ lấy mẫu | Số cây lấy mẫu |
1 | Lúa | 3 lá, trước cấy 1 ngày, đẻ nhánh, mọc lóng, trỗ bông, chín hoàn toàn | 40 |
2 | Ngô | 3 lá, 7 lá, 11 lá, trỗ bông, chín sữa, chín hoàn toàn | 20 |
3 | Đậu tương | Lá kép thứ 3, ra nhánh, ra quả, quả chín | 20 |
4 | Lạc | 3 lá, ra nhánh, ra hoa, hình thành củ, củ già | 20 |
5 | Khoai tây | Ra nhánh, nở hoa, rụng lá, củ già | 20 |
6 | Khoai lang | Bén rễ, ra nhánh, ra củ, củ già | 20 |
Phụ lục E
(Quy định)
Hiệu số độ cao của cây cao nhất và thấp nhất (C) và độ cao chênh lệch (D) giữa hai phân nhóm kế tiếp nhau
Bảng E.1 - Hiệu Hiệu số độ cao của cây cao nhất và thấp nhất (C) và độ cao chênh lệch (D) giữa hai phân nhóm kế tiếp nhau
STT | C (cm) | D (cm) |
1 | ≤ 10 | 2 |
2 | 11 - 25 | 5 |
3 | 26 - 35 | 7 |
4 | ≥ 36 | 10 |
Phụ lục G
(Quy định)
Hệ số diện tích lá của một số cây trồng
Bảng G.1 - Hệ số diện tích lá của một số cây trồng
STT | Tên cây trồng | Hệ số Ks |
1 | Lúa | 0,9 |
2 | Ngô | 0,83 |
3 | Sắn | 0,79 |
4 | Lạc | 0,92 |
5 | Đậu tương | 0,79 |
6 | Khoai lang | 0,73 |
Phụ lục H
(Quy định)
Cấp độ bị hại
Bảng H.1 - Cấp độ bị hại
Cấp | Tên | Ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh có hại |
1 | Rất nhẹ | Các tác hại nhưng không ảnh hưởng đến trạng thái sinh trưởng, tốc độ phát triển và năng suất của cây. |
2 | Nhẹ | Có ảnh hưởng xấu đến trạng thái sinh trưởng, tốc độ phát triển của cây nhưng không nhiều. Sau khi có biện pháp diệt trừ, hoặc chăm sóc cây ngắn cây sẽ trở lại bình thường. |
3 | Trung bình | Cây vàng yếu, phần lớn khí quan của cây đều bị hại rõ rệt. Trạng thái sinh trưởng cây ở giữa cấp 2 và 3. Năng suất có khả năng giảm sụt rõ rệt. Chăm sóc thật tốt cây mới có khả năng sinh trưởng bình thường. |
4 | Nặng | Cây vàng yếu hẳn đi. Các khí quan đều bị hại nặng. Cây ít có khả năng phục hồi sinh trưởng. Trạng thái sinh trưởng chỉ đạt cấp 2. Năng suất sẽ giảm sút nghiêm trọng. |
5 | Rất nặng | Toàn bộ cây bị hại nghiêm trọng. Nhìn lên toàn thân lá xác xơ. Không có khả năng phục hồi sinh trưởng. Trạng thai sinh trưởng chỉ đạt cấp 1. Năng suất sẽ thất thu nghiêm trọng hoặc mất trắng. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] 94 TCN 20 - 2000 Quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp, Tổng cục Khí tượng Thủy văn;
[2] QCVN 46: 2012/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng;
[3] Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngáy 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động;
[4] Thông tư số 17/2019/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục loài cây trồng chính;
[5] Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
[6] WMO-No. 8, Guide to Meteorological Instruments and Methods of Observation 2014 edition updated in 2017, World Meteorological Organization;
[7] WMO-No. 134, Guide to Agricultural Meteorological Practices 2010 edition updated in 2012, World Meteorological Organization.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
3.1 Quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation)
3.2 Vị trí quan trắc khí tượng nông nghiệp (Agrometeorological observation site)
3.3 Quan trắc phát triển (Growth observation)
3.4 Cây lâu năm (Perennial tree)
3.5 Độ ẩm đất (Soil moisture)
4 Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị
5 Vị trí quan trắc
5.1 Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng
5.2 Vị trí quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng
6 Quan trắc các yếu tố khí tượng
6.1 Gió
6.2 Nhiệt độ và độ ẩm không khí
6.3 Lượng mưa
6.4 Áp suất khí quyển
6.5 Bốc hơi
6.6 Nhiệt độ đất bề mặt
6.7 Tầm nhìn xa
6.8 Thời gian nắng
6.9 Bức xạ mặt trời
6.10 Mây
6.11 Hiện tượng khí tượng
6.12 Nhiệt độ các lớp đất sâu
6.13 Quan trắc độ ẩm đất
6.14 Quan trắc năng suất, chất lượng cây trồng
7 Quan trắc đặc trưng sinh học cây trồng nông nghiệp
7.1 Chọn cây và số lượng cây
7.2 Thời gian chọn và cố định cây quan trắc
7.3 Quan trắc quá trình phát triển cây
7.4 Quan trắc phát triển
7.5 Quan trắc đường kính cây
7.6 Quan trắc năng suất
7.7 Quan trắc một số đặc trưng khác
7.8 Quan trắc tác hại của thời tiết và sâu bệnh
Phụ lục A (Quy định) Quan trắc sự phát triển của một số cây trồng
Phụ lục B (Quy định) Cấp độ ẩm đất quan trắc bằng mắt
Phụ lục C (Tham khảo) Cấp trạng thái sinh trưởng phát triển
Phụ lục D (Quy định) Các kỳ lấy mẫu của một số cây trồng
Phụ lục E (Quy định) Hiệu số độ cao của cây cao nhất và thấp nhất (C) và độ cao chênh lệch (D) giữa hai phân nhóm kế tiếp nhau
Phụ lục G (Quy định) Hệ số diện tích lá của một số cây trồng)
Phụ lục H (Quy định) Cấp độ bị hại
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.