Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11689-4:2016 ISO/IEC 14443-4:2016 Thẻ định danh-Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc-Thẻ cảm ứng-Phần 4: Giao thức truyền dẫn
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11689-4:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11689-4:2016 ISO/IEC 14443-4:2016 Thẻ định danh-Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc-Thẻ cảm ứng-Phần 4: Giao thức truyền dẫn
Số hiệu: | TCVN 11689-4:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TCVN 11689-4:2016
ISO/IEC 14443-4:2016
THẺ ĐỊNH DANH - THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC - THẺ CẢM ỨNG - PHẦN 4: GIAO THỨC TRUYỀN DẪN
Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Proximity cards - Part 4: Transmission protocol
Lời nói đầu
TCVN 11689-4:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 14443-4:2016.
TCVN 11689-4:2016 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1/SC 17 “Thẻ nhận dạng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, bộ tiêu chuẩn TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) về Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng gồm các tiêu chuẩn:
- TCVN 11689-1:2016 (ISO/IEC 14443-1:2016), Phần 1: Đặc tính vật lý;
- TCVN 11689-2:2016 (ISO/IEC 14443-2:2016), Phần 2: Giao diện tín hiệu và công suất tần số radio;
- TCVN 11689-3:2016 (ISO/IEC 14443-3:2016), Phần 3: Khởi tạo và chống va chạm;
- TCVN 11689-4:2016 (ISO/IEC 14443-4:2016), Phần 4: Giao thức truyền dẫn.
THẺ ĐỊNH DANH - THẺ MẠCH TÍCH HỢP KHÔNG TIẾP XÚC - THẺ CẢM ỨNG - PHẦN 4: GIAO THỨC TRUYỀN DẪN
Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Proximity cards - Part 4: Transmission protocol
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định giao thức truyền dẫn khối bán song công mô tả các nhu cầu đặc biệt về môi trường không tiếp xúc và xác định việc kích hoạt và vô hiệu hóa chuỗi giao thức.
Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với các phần tiêu chuẩn khác trong bộ TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) và có thể áp dụng cho các thẻ hoặc đối tượng cảm ứng Kiểu A và Kiểu B.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi (nếu có).
TCVN 11167-3 (ISO/IEC 7816-3), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp - Phần 3: Thẻ tiếp xúc - Giao diện điện tử và giao thức truyền dẫn;
TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp - Phần 4: Tổ chức, bảo mật và các lệnh cho trao đổi;
TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng - Phần 2: Giao diện tín hiệu và công suất tần số radio;
TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ cảm ứng - Phần 3: Khởi tạo và chống va chạm;
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Khoảng thời gian bit (bit duration)
Đơn vị thời gian cơ sở (etu), được tính bằng công thức sau:
1 etu = 128 / (D x fc)
Giá trị ban đầu của số chia D là 1, đưa ra etu ban đầu như sau:
1 etu = 128 / fc
Trong đó fc là tần số sóng mang như định nghĩa trong TCVN 11689-2 (ISO/IEC 14443-2).
3.2
Khối (block)
Kiểu khung đặc biệt, gồm một định dạng dữ liệu giao thức hợp lệ.
CHÚ THÍCH Một định dạng dữ liệu giao thức hợp lệ gồm các khối-l, các khối-R hoặc các khối-S.
3.3
Khối không hợp lệ (invalid block)
Kiểu khung, gồm một định dạng giao thức không hợp lệ.
CHÚ THÍCH Khi không nhận khung, một thời gian chờ tạm thời không được hiểu là một khối không hợp lệ.
3.4
Khung (frame)
Chuỗi các bit như định nghĩa trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3)
CHÚ THÍCH 1 để nhập: PICC độc lập với kiểu của PICC có thể sử dụng khung sửa lỗi được qui định trong Điều 10. Ngoài PICC Kiểu A có thể dùng một trong các khung tiêu chuẩn qui định cho Kiểu A và PICC Kiểu B có thể dùng khung xác định cho Kiểu B. Khung Kiểu B này cũng được gọi là khung tiêu chuẩn trong tiêu chuẩn này.
4 Ký hiệu và chữ viết tắt
A | Ma trận tạo các bit kiểm soát Hamming (6 hàng, 56 cột) |
ACK | Báo nhận khẳng định |
ATS | Trả lời lựa chọn |
ATQA | Trả lời yêu cầu, Kiểu A |
ATQB | Trả lời yêu cầu, Kiểu B |
CID | Định danh thẻ |
CRC | Kiểm tra dư thừa tuần hoàn, như xác định cho từng Kiểu PICC trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3) |
CRC1 | byte có nghĩa nhất của CRC (b16 đến b9) |
CRC2 | byte ít nghĩa nhất của CRC (b8 đến b1) |
CRC_32 | Mã phát hiện lỗi kiểm tra dư thừa tuần hoàn sử dụng trong khối tăng cường |
cn | Bit kiểm soát Hamming n |
d | Véc-tơ chứa 56 bit dữ liệu |
dn | bit dữ liệu n |
D | Số chia |
DR | Nhận số chia (PCD đến PICC) |
DRI | Số nguyên nhận số chia (PCD đến PICC) |
DS | Gửi số chia (PICC đến PCD) |
DSI | Số nguyên gửi số chia (PICC đến PCD) |
EDC | Mã phát hiện lỗi |
etu | Đơn vị thời gian cơ sở |
fc | Tần số sóng mang |
FSC | Cỡ khung cho thẻ cảm ứng |
FSCI | Cỡ khung cho số nguyên thẻ cảm ứng |
FSD | Cỡ khung cho Thiết bị nối kết cảm ứng |
FSDI | Cỡ khung cho số nguyên Thiết bị nối kết cảm ứng |
FWI | Số nguyên thời gian chờ khung |
FWT | Thời gian chờ khung |
FWTTEMP | Thời gian chờ khung tạm thời |
H | Ma trận cần để tính toán tổ hợp Hamming s (6 hàng, 62 cột) |
h’m,n | Phần tử trong hàng m và cột n của ma trận H’ |
H’ | Ma trận cần để có ma trận A (6 hàng, 62 cột) |
h’n | Véc-tơ cột của ma trận H’ |
HLTA | Lệnh HALT, Kiểu A |
I6x6 | Ma trận đồng nhất dạng 6 x 6 |
Khối-I | Khối thông tin |
INF | Trường thông tin |
LEN | Trường độ dài 2 byte sử dụng trong khối tăng cường |
m | Chỉ số hàng |
MAX | Chỉ số xác định giá trị lớn nhất |
MIN | Chỉ số xác định giá trị nhỏ nhất |
n | Chỉ số cột |
NAD | Địa chỉ nút |
NAK | Báo nhận từ chối |
OSI | Liên kết hệ thống mở |
PCB | Byte kiểm soát giao thức |
PCD | Thiết bị nối kết cảm ứng |
PICC | Thẻ hoặc đối tượng cảm ứng |
PPS | Lựa chọn tham số và giao thức |
PPSS | Bắt đầu lựa chọn tham số và giao thức |
PPS0 | Tham số Lựa chọn tham số và giao thức 0 |
PPS1 | Tham số Lựa chọn tham số và giao thức 1 |
Khối-R | Khối sẵn sàng nhận |
R(ACK) | Khối-R chứa một báo nhận khẳng định |
R(NAK) | Khối-R chứa một báo nhận từ chối |
RATS | Yêu cầu cho trả lời lựa chọn |
REQA | Lệnh yêu cầu, Kiểu A |
RFU | Để sử dụng trong tương lai |
s | Véc-tơ 6-bit chứa tổ hợp Hamming |
s’ | Mã vị trí lỗi |
s | Vị trí lỗi |
Khối-S | Khối giám sát |
SAK | Thừa nhận lựa chọn |
SFGI | Số nguyên thời gian bảo vệ khung khởi tạo |
SFGT | thời gian bảo vệ khung khởi tạo |
SYNC | Chuỗi đồng bộ |
WUPA | Lệnh báo thức, Kiểu A |
WTX | Mở rộng thời gian chờ |
WTXM | Bội số mở rộng thời gian chờ |
y | Véc-tơ 62-bit (y’ với các bit không đệm) |
y’ | Véc-tơ 64-bit chứa khối con Hamming sửa đổi nhận được |
y’n | bit nhận được n trong từng khối con Hamming sửa đổi |
Tiêu chuẩn này sử dụng ký hiệu sau đây: | |
- (xxxxx)b | Thể hiện bit dữ liệu; |
-‘XY’ | Ký hiệu thập lục phân, bằng với XY cơ số 16. |
5 Kích hoạt giao thức PICC Kiểu A
Áp dụng chuỗi kích hoạt sau đây:
- Chuỗi kích hoạt PICC như qui định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3) (yêu cầu, vòng lặp chống va chạm và lựa chọn).
- Byte SAK phải được kiểm tra đối với để có thông tin nếu PICC phù hợp với tiêu chuẩn này. Byte SAK được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
- PICC có thể đặt là tình trạng HALT, việc sử dụng lệnh HLTA được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), nếu ví dụ không sử dụng giao thức trong tiêu chuẩn này tại PCD.
CHÚ THÍCH PCD không thể tiếp tục chuỗi kích hoạt trong trường hợp đó.
- Nếu PICC phù hợp với tiêu chuẩn này, thì RATS có thể gửi bởi PCD như lệnh tiếp theo sau khi nhận SAK.
- PICC phải gửi ATS của nó như trả lời RATS. PICC đó chỉ trả lời RATS nếu RATS được nhận trực tiếp sau khi lựa chọn.
- Nếu PICC hỗ trợ mọi tham số có thể thay đổi trong ATS, thì một yêu cầu PPS có thể được sử dụng bởi PCD khi có lệnh tiếp theo sau khi nhận ATS để thay đổi các tham số.
- PICC phải gửi một đáp ứng PPS như để trả lời yêu cầu PPS.
PICC không cần thực hiện PPS, nếu nó không hỗ trợ bất kì tham số có thể thay đổi nào trong ATS.
Chuỗi kích hoạt PCD cho một PICC Kiểu A được chỉ ra trong Hình 1.
Hình 1 - Kích hoạt một PICC Kiểu A bởi một PCD
5.1 Yêu cầu đối với trả lời lựa chọn
Điều này xác định RATS với tất cả các trường của nó (xem Hình 2).
Hình 2 - Yêu cầu cho trả lời để lựa chọn
Byte tham số gồm 2 phần (xem Hình 3):
- Nửa byte có nghĩa nhất b8 đến b5 được gọi là FSDI và mã là FSD. FSD xác định cỡ lớn nhất của một khung PCD có thể nhận. Mã hóa FSD được đưa ra trong Bảng 1.
- PCD thiết lập FSDI = 'D'-'F' không phù hợp với tiêu chuẩn này. Cho đến khi các giá trị RFU 'D' - 'F' được gán bởi ISO/IEC, PICC nhận giá trị FSDI = 'D' - 'F' phải giải thích nó khi FSDI = 'C' (FSD = 4096 byte).
CHÚ THÍCH Khuyến nghị PCD này được thêm đối với tính tương thích của PCD với các PICC trong tương lai khi xác định hành vi đối với các giá trị RFU bằng 'D' - 'F’.
- Nửa byte ít nghĩa nhất b4 đến b1 được gọi là CID và nó xác định số lô-gic của PICC được ghi địa chỉ trong dải từ 0 đến 14. Giá trị 15 là RFU. CID được quy định bởi PCD và phải là duy nhất cho tất cả các PICC, mà trong tình trạng ACTIVE ở cùng thời điểm. CID đó cố định về thời gian PICC được kích hoạt và PICC phải sử dụng CID như định danh lô-gic của nó, mà được chứa trong RATS không lỗi đầu tiên nhận được.
- Một PCD thiết lập CID = 15 không phù hợp với tiêu chuẩn này. Đối với hành vi PICC xem 5.6.1.2 (c).
Hình 3 - Mã hóa byte tham số RATS
Bảng 1 - Chuyển đổi FSDI sang FSD
FSDI | '0' | '1' | '2' | '3' | '4' | '5' | '6' | '7' | '8' | '9' | 'A' | 'B' | 'C' | 'D' - 'F' |
FSD (byte) | 16 | 24 | 32 | 40 | 48 | 64 | 96 | 128 | 256 | 512 | 1024 | 2048 | 4096 | RFU |
5.2 Trả lời lựa chọn
Điều này xác định ATS với tất cả các trường có sẵn (xem Hình 4).
Trong trường hợp đó, một trong những trường xác định không có mặt trong một ATS gửi bởi một PICC thì các giá trị mặc định cho trường đó phải được áp dụng.
Hình 4 - Cấu trúc của ATS
5.2.1 Cấu trúc của các byte
Byte độ dài TL theo sau bởi một số biến đổi các byte tiếp sau tùy chọn theo thứ tự như sau:
- byte định dạng T0,
- các byte giao diện TA(1), TB(1), TC(1) và
- các byte lịch sử T1 đến Tk.
5.2.2 Byte độ dài
Byte độ dài TL là bắt buộc và qui định độ dài của ATS được truyền bao gồm cả chính nó. 2 byte CRC không nằm trong TL. Cỡ lớn nhất của ATS phải không vượt quá FSD đã chỉ ra. Do vậy giá trị lớn nhất của TL không vượt quá FSD-2.
5.2.3 Byte định dạng
Byte định dạng T0 được tùy chọn và hiển thị ngay khi chiều dài lớn hơn 1. ATS có thể chỉ chứa các byte tùy chọn sau đây khi byte định dạng này hiển thị.
T0 gồm 3 phần (xem Hình 5):
- bit có nghĩa nhất b8 phải được đặt là 0. Giá trị 1 là RFU.
- Các bit từ b7 đến b5 gồm Y(1) chỉ ra sự có mặt của các giao diện byte tiếp sau TC(1), TB(1) và TA(1).
- Nửa byte ít nghĩa nhất b4 đến b1 được gọi là FSCI và mã hóa là FSC. FSC xác định cỡ lớn nhất của một khung chấp nhận bởi PICC. Giá trị mặc định của FSCI là 2 và tạo phải một FSC có 32 byte. Mã hóa của FSC bằng mã hóa của FSD (xem Bảng 1).
- Một PICC thiết lập FSDI = 'D'-'F' không phù hợp với tiêu chuẩn này. Cho đến khi các giá trị RFU 'D' - 'F' được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận giá trị FSDI = 'D' - 'F' phải hiểu là FSDI = 'C' (FSD = 4096 byte).
CHÚ THÍCH Khuyến nghị PICC này được thêm để PICC phù hợp với các PCD trong tương lai khi ISO/IEC xác định hành vi đối với giá trị RFU bằng 'D' - 'F'.
Hình 5 - Mã hóa của byte định dạng
5.2.4 Byte giao diện TA(1)
Byte giao diện TA(1) gồm 4 phần (xem Hình 6):
- Bit có nghĩa nhất b8 mã hóa khả năng xử lý các số chia khác nhau theo từng hướng. Khi bit này được đặt là 1 PICC không thể xử lý các số chia khác nhau theo từng hướng.
- Các bit b7 đến b5 mã hóa khả năng tốc độ bit của PICC theo hướng từ PICC đến PCD, gọi là DS. Giá trị mặc định phải là (000)b.
- Bit b4 phải đặt là thành (0)b và giá trị khác là RFU.
- Các bit b3 đến b1 mã hóa khả năng tốc độ bit của PICC theo hướng từ PCD đến PICC, gọi là DR. Giá trị mặc định phải là (000)b.
Hình 6 - Mã hóa của byte giao diện TA(1)
Lựa chọn một số chia D cụ thể cho từng chiều có thể phải thực hiện bằng PCD sử dụng một PPS.
Một PICC thiết lập b4 = 1 không phù hợp với tiêu chuẩn này. Một giá trị nhận được của TA(1) với b4 = 1 phải giải thích bởi PCD khi (b8 đến b1) = (00000000)b (chỉ ~ 106 kbit/strong cả hai hướng).
5.2.5 Byte giao diện TB(1)
byte giao diện TB(1) truyền đạt thông tin để xác định xung nhịp đồng hồ gian chờ khung và thời gian bảo vệ khung khởi tạo.
byte giao diện TB(1) gồm 2 phần (xem Hình 7):
- nửa byte có nghĩa nhất b8 đến b5 được gọi là FWI và mã hóa là FWT (xem 7.2).
- Nửa byte ít nghĩa nhất b4 đến b1 được gọi là SFGI và mã hóa một giá trị bội số nhân sử dụng để xác định SFGT. SFGT xác định xung nhịp đồng hồ gian bảo vệ cụ thể bởi PICC trước khi nó sẵn sàng nhận khung tiếp theo sau khi nó gửi ATS. SFGI được mã hóa trong dải từ 0 đến 14. Giá trị 15 là RFU. Giá trị 0 chỉ không SFGT cần thiết và các giá trị trong dải từ 1 đến 14 được sử dụng để tính SFGT với công thức được đưa ra dưới đây. Giá trị mặc định của SFGI là 0.
Hình 7 - Mã hóa của byte giao diện TB(1)
SFGT được tính bằng công thức sau:
SFGT = (256 x 16 / fc) x 2SFGI
SFGTMIN = giá trị nhỏ nhất của thời gian trễ khung như định nghĩa trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3)
SFGTDEFAULT = giá trị nhỏ nhất của thời gian trễ khung như định nghĩa trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3)
SFGTMAX = (256 x 16 / fc) x 214 (~4949 ms)
Một PICC thiết lập SFGI = 15 không phù hợp với tiêu chuẩn này. Cho đến khi giá trị RFU 15 được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận SFGI = 15 phải hiểu là SFGI = 0.
Một PICC thiết lập FWI = 15 không phù hợp với tiêu chuẩn này. Cho đến khi giá trị RFU 15 được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận FWI - 15 phải hiểu là FWI = 4.
5.2.6 Byte giao diện TC(1)
byte giao diện TC(1) qui định tham số của giao thức, byte giao diện TC(1) cụ thể gồm 2 phần (xem Hình 8):
- Các bit có nghĩa nhất b8 đến b3 phải là (000000)b và tất cả các giá trị khác là RFU.
- Các bit b2 và b1 xác định các trường tùy chọn trong trường mở đầu có một PICC thực hiện hỗ trợ. PCD cho phép giữ các trường hỗ trợ bởi PICC, tuy nhiên, một trường không hỗ trợ bởi PICC không bao giờ được truyền bởi PCD. Giá trị mặc định phải là (10)b chỉ ra CID được hỗ trợ và NAD không được hỗ trợ.
- Một PICC thiết lập (b8 đến b3) <> (000000)b không phù hợp với tiêu chuẩn này. PCD phải bỏ qua (b8 đến b3) và giải thích của nó (b2,b1) hoặc của bất kì trường khác trong toàn bộ khung phải không thay đổi.
Hình 8 - Mã hóa của byte giao diện TC(1)
5.2.7 Các byte lịch sử
Các byte lịch sử T1 đến Tk là tùy chọn và biểu thị thông tin chung. Độ dài lớn nhất của ATS đưa ra số lớn nhất có thể các byte lịch sử. TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4) qui định nội dung các byte lịch sử.
5.3 Yêu cầu lựa chọn tham số và giao thức
Yêu cầu PPS gồm byte bắt đầu tiếp theo sau bởi 2 byte tham số (xem Hình 9).
Hình 9 - Yêu cầu lựa chọn tham số và giao thức
5.3.1 Byte bắt đầu
PPSS gồm 2 phần (xem Hình 10):
- nửa byte có nghĩa nhất b8 đến b5 phải được đặt là (1101)b và định danh PPS.
- nửa byte ít nghĩa nhất b4 đến b1 được gọi là CID và nó xác định số lô-gic của PICC được ghi địa chỉ.
Hình 10 - Mã hóa của PPSS
5.3.2 Tham số 0
PPSO chỉ ra sự có mặt của byte PPS1 tùy chọn (xem Hình 11).
Một PCD thiết lập (b4 đến b1) <> (0001)b và/hoặc đặt là (b8 đến b6) <> (000)b không phù hợp với tiêu chuẩn này. Một PICC nhận (b4 to b1) <> (0001 )b và/hoặc nhận (b8 đến b6) <> (000)b phải áp dụng 5.6.2.2 (b).
Hình 11 - Mã hóa của PPSO
5.3.3 Tham số 1
PPS1 gồm 3 phần (xem Hình 12):
- Nửa byte có nghĩa nhất b8 đến b5 phải là (0000)b và tất cả các giá trị khác là RFU.
- Các bit b4 và b3 được gọi là DSI và mã hóa toàn bộ số chia được chọn từ PICC đến PCD.
- Các bit b2 và b1 được gọi là DRI và mã hóa toàn bộ số chia được chọn từ PCD đến PICC.
- Một PCD thiết lập (b8 đến b5) <> (0000)b không phù hợp với tiêu chuẩn này. Một PICC nhận (b8 đến b5) <> (0000)b phải áp dụng 5.6.2.2 (b).
Hình 12 - Mã hóa của PPS1
Đối với định nghĩa DS và DR, xem 5.2.4.
Mã hóa của D được đưa ra trong Bảng 2.
Bảng 2 - DRI, DSI đến chuyển đổi D
DRI, DSI | (00)b | (01)b | (10)b | (11)b |
D | 1 | 2 | 4 | 8 |
5.4 Đáp ứng lựa chọn tham số và giao thức
Đáp ứng PPS thừa nhận yêu cầu PPS nhận được (xem Hình 13) và nó chỉ chứa byte bắt đầu (xem 5.3.1).
Các tốc độ bit mới phải ảnh hưởng trong PICC ngay sau khi nó gửi đi đáp ứng PPS. Một PCD thay đổi tốc độ bit khi đáp ứng PPS bị thiếu hoặc không hợp lệ hoặc khi PPSS trở về bởi PICC không giống với PPSS được gửi bởi PCD không phù hợp với tiêu chuẩn này.
Hình 13 - Đáp ứng lựa chọn tham số và giao thức
5.5 Thời gian chờ khung kích hoạt
Thời gian chờ khung kích hoạt xác định xung nhịp đồng hồ gian lớn nhất cho một PICC để bắt đầu gửi khung phản hồi của nó sau khi kết thúc một khung nhận được từ PCD và có một giá trị 65536/fc (~4833 ms).
CHÚ THÍCH Thời gian nhỏ nhất giữa các khung theo mọi hướng được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
5.6 Phát hiện và khôi phục lỗi
5.6.1 Xử lý RATS và ATS
5.6.1.1 Các qui tắc PCD
Khi PCD gửi RATS và nhận một ATS hợp lệ, PCD phải tiếp tục hoạt động.
Trong bất kì trường hợp khác PCD có thể truyền RATS trước khi nó sử dụng chuỗi không được kích hoạt như định nghĩa trong Điều 8. Trong trường hợp chuỗi không kích hoạt này bị lỗi nó có thể sử dụng lệnh HLTA như xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
5.6.1.2 Các qui tắc PICC
Khi PICC được chọn với lệnh cuối cùng và
a) nhận một RATS hợp lệ, PICC
- phải gửi trở lại ATS của nó và
- phải vô hiệu hóa RATS (dừng đáp ứng tới RATS nhận được).
b) nhận một khối hợp lệ (HLTA):
- phải xử lý lệnh và nhập vào tình trạng HALT.
c) nhận một khối không hợp lệ hoặc RATS với CID = 15:
- phải không đáp ứng và nhập vào tình trạng IDLE hoặc tình trạng HALT như qui định trong Hình 6 “Sơ đồ tình trạng PICC Kiểu” của TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
5.6.2 Xử lý yêu cầu PPS và đáp ứng PPS
5 6.2.1 Các qui tắc PCD
Khi PCD gửi một yêu cầu PPS và nhận một đáp ứng PPS hợp lệ, PCD phải kích hoạt các tham số được lựa chọn và tiếp tục hoạt động. Trong bất kì trường hợp khác PCD có thể truyền lại một yêu cầu PPS và tiếp tục hoạt động.
5.6.2.2 Các qui tắc PICC
Khi PICC nhận một RATS, gửi ATS của nó và
a) nhận một yêu cầu PPS hợp lệ, PICC
- phải gửi đáp ứng PPS,
- phải vô hiệu hóa yêu cầu PPS (dừng đáp ứng để nhận các yêu cầu PPS) và
- phải kích hoạt tham số nhận được.
b) nhận một khối hợp lệ, PICC
- phải vô hiệu hóa yêu cầu PPS request (dừng đáp ứng để nhận các yêu cầu PPS) và
- phải duy trì trong chế độ nhận.
c) nhận một khối hợp lệ, ngoại trừ một yêu cầu PPS, PICC
- phải vô hiệu hóa yêu cầu PPS (dừng đáp ứng để nhận các yêu cầu PPS) và
- phải tiếp tục hoạt động.
5.6.3 Xử lý kích hoạt khoảng thời gian CID
Khi PCD gửi một RATS chứa một CID=n không bằng 0 và
- nhận một ATS chỉ ra CID được hỗ trợ, PCD
- phải gửi các khối chứa CID= n đến PICC này và
- phải không sử dụng CID= n cho RATS trong khi PICC này trong tình trạng ACTIVE.
- nhận một ATS chỉ ra CID không được hỗ trợ, PCD
- phải gửi các khối không chứa CID đến PICC và
- phải không kích hoạt bất kì PICC khác trong khi PICC này trong tình trạng ACTIVE.
Khi PCD gửi một RATS chứa một CID bằng 0 và
- nhận một ATS chỉ ra CID được hỗ trợ, PCD
- có thể gửi các khối chứa CID bằng 0 đến PICC này và
- phải không kích hoạt bất kì PICC khác trong khi PICC này trong tình trạng ACTIVE.
- nhận một ATS chỉ ra CID không được hỗ trợ, PCD sẽ
- gửi các khối không chứa CID đến PICC này và
- không kích hoạt bất kì PICC khác trong khi PICC này trong tình trạng ACTIVE.
6 Kích hoạt giao thức PICC Kiểu B
Chuỗi kích hoạt cho một PICC Kiểu B được mô tả trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
7 Giao thức truyền dẫn khối bán song công
Giao thức truyền dẫn khối bán song công gán địa chỉ các nhu cầu đặc biệt của các môi trường thẻ không tiếp xúc và sử dụng định dạng khung như định nghĩa trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
Các yếu tố khác liên quan của định dạng khung:
- định dạng khối,
- thời gian chờ khung lớn nhất,
- chỉ số công suất và
- vận hành giao thức.
Cơ chế được đưa ra để giới thiệu các chức năng giao thức bổ sung để có thể được xác định theo thời gian trong tiêu chuẩn này hoặc các tiêu chuẩn khác sử dụng tiêu chuẩn này như một nền tảng.
Giao thức này được thiết kế theo nguyên tắc phân tầng của mô hình tham chiếu OSI, đặc biệt chú ý đến việc giảm thiểu những tương tác vượt qua các ranh giới. 4 tầng được xác định:
- tầng vật lý trao đổi các byte theo TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
- tầng liên kết dữ liệu trao đổi các khối như định nghĩa trong Điều này.
- tầng phiên được kết nối với tầng liên kết dữ liệu với chi phí nhỏ nhất.
- các lệnh xử lý tầng ứng dụng, liên quan đến trao đổi của ít nhất một khối hoặc một móc chuỗi các khối theo hướng khác nhau.
Lựa chọn ứng dụng có thể được sử dụng như định nghĩa trong TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4). Lựa chọn ứng dụng tiềm ẩn không được khuyến nghị sử dụng với các PICC đa ứng dụng.
7.1 Định dạng khối
Định dạng khối con thuộc vào định dạng khung sử dụng truyền dẫn chính nó.
Định dạng khối tiêu chuẩn như qui định trong Hình 14 phải được dùng trong các khung tiêu chuẩn như xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3) và bao gồm:
- một trường mở đầu (bắt buộc);
- một trường thông tin (tùy chọn);
- trường kết thúc 2-byte (bắt buộc).
Định dạng khối tăng cường được qui định trong Hình 15 phải được sử dụng trong các khung sửa lỗi như xác định trong Điều 10 bao gồm:
- một trường độ dài (bắt buộc);
- một trường mở đầu (bắt buộc);
- một trường thông tin (tùy chọn);
- một trường kết thúc 4-byte (bắt buộc).
Hình 14 - Định dạng khối
CHÚ THÍCH 1 Các mục trong ngoặc chỉ ra các yêu cầu tùy chọn.
Hình 15 - Định dạng khối tăng cường
CHÚ THÍCH 2 Các mục trong ngoặc chỉ ra các yêu cầu tùy chọn
7.1.1 Trường độ dài
Trường độ dài 2-byte phải chứa tổng số byte có trong các trường sau đây:
- Trường độ dài;
- Trường mở đầu;
- Trường thông tin.
Byte ít nghĩa nhất được truyền đầu tiên, sau đó byte có nghĩa nhất.
7.1.2 Trường mở đầu
Trường mở đầu là bắt buộc và có thể 1, 2 hoặc 3 byte với PCB bắt buộc và CID, NAD tùy chọn.
7.1.2.1 Giao thức kiểm soát trường byte
PCB sử dụng để trao đổi thông tin tin yêu cầu kiểm soát việc truyền dẫn dữ liệu.
Giao thức xác định 3 kiểu nền tảng các khối:
- Khối-I được sử dụng để trao đổi thông tin tin cho việc dùng bởi tầng ứng dụng.
- Khối-R được sử dụng để truyền dẫn các báo nhận khẳng định hoặc báo nhận từ chối. Một Khối-R không bao giờ gồm một trường INF. Sự thừa nhận liên quan đến khối nhận cuối cùng.
- Khối-S sử dụng để thay đổi thông tin kiểm soát giữa PCD và PICC. Việc hỗ trợ khối S (PARAMETERS) là tùy chọn đối với các PCD và PICC. 3 kiểu khác nhau của các Khối-S được xác định:
1) “Mở rộng thời gian chờ” chứa một trường INF dài 1 byte và
2) “DESELECT” không chứa trường INF.
3) “PARAMETERS” gồm một trường INF dài n-byte với n ≥ 0.
FSD và FSC nên đủ lớn để gồm các khối S(PARAMETERS) mong muốn.
Mã hóa của PCB phụ thuộc vào kiểu của nó và được xác định bởi các Hình dưới đây. Mã hóa PCB 1 không xác định ở đây hoặc sử dụng các Điều khác của TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) hoặc là RFU. Mã hóa của các Khối-I, các Khối-R và các Khối-S được chỉ ra trong Hình 16, Hình 17 và Hình 18.
Một PICC hoặc PCD thiết lập b6 <> 0 của một Khối-I không phù hợp với tiêu chuẩn này. Một PlCC hoặc PCD thiết lập b2 <> 1 của một Khối-R không phù hợp với tiêu chuẩn này. Một PICC hoặc PCD thiết lập (b2,b1) <> (10)b của một Khối-S không phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 này.
Hình 16 - Mã hóa của Khối-I PCB
Hình 17 - Mã hóa của Khối-R PCB
Hình 18 - Mã hóa của Khối-S PCB
7.1.2.2 Trường định danh thẻ
Trường CID được sử dụng để xác định một PICC cụ thể và gồm 3 phần (xem Hình 19):
- 2 bit có nghĩa nhất b8 và b7 được sử dụng để chỉ ra chỉ thị mức công suất nhận được bởi một PICC từ một PCD. 2 bit này phải được đặt là (00)b cho thông tin từ PCD đến PICC. Đối với định nghĩa về chỉ thị mức công suất (xem 7.4).
- Các bit b6 và b5 được dùng để trao đổi thông tin tin bổ sung, mà không được xác định và phải đặt là (00)b và tất cả các giá trị khác là RFU.
Một PICC hoặc PCD thiết lập (b6,b5) <> (00)b không phù hợp với tiêu chuẩn này. (b6,b5) <> (00)b phải được coi như một lỗi giao thức.
Các bit b4 đến b1 mã hóa CID.
Hình 19 - Mã hóa của định danh thẻ
Mã hóa của CID được đưa ra trong 5.1 cho Kiểu A và TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3) cho Kiểu B.
Xử lý CID bằng một PICC được mô tả dưới đây:
Một PICC, không hỗ trợ một CID
- phải bỏ qua bất kì khối chứa một CID.
Một PICC, hỗ trợ một CID
- phải đáp ứng các khối chứa CID của nó bằng cách sử dụng CID của nó,
- phải bỏ qua các khối chứa CID và
- trong trường hợp CID của nó là 0, cũng đáp ứng các khối chứa không có CID bởi không dùng CID. 7.1.2.3 Trường địa chỉ nút
NAD trong trường mở đầu được nhận để xây dựng và ghi địa chỉ các kết nối lô-gic khác nhau. Việc sử dụng NAD phải tuân thủ định nghĩa của TCVN 11167-3 (ISO/IEC 7816-3), khi các bit b8 và b4 đều được đặt là 0. Tất cả các giá trị khác là RFU.
Một PICC hoặc PCD thiết lập b8 <> 0 và/hoặc b4 <> 0 không phù hợp với tiêu chuẩn này. b8 <> 0 và/hoặc b4 <> 0 phải được coi như một lỗi giao thức.
Các định nghĩa sau phải áp dụng cho việc sử dụng NAD:
a) Trường NAD phải chỉ sử dụng cho các khối-l.
b) Khi PCD dùng NAD, PICC cũng phải dùng NAD.
c) Trong móc chuỗi NAD phải chỉ truyền trong khối đầu tiên của móc chuỗi.
d) PCD phải không bao giờ sử dụng NAD để ghi địa chỉ các PICC khác nhau (CID phải dùng để ghi địa chỉ các PICC khác nhau).
e) Khi PICC không hỗ trợ NAD, nó phải bỏ qua bất kì khối chứa NAD.
7.1.3 Trường thông tin
Trường INF là tùy chọn. Khi hiện diện, trường INF hoặc chuyển dữ liệu ứng dụng trong các Khối-I hoặc dữ liệu không ứng dụng và thông tin tình trạng trong các Khối-S. Độ dài của trường thông tin được tính bằng việc đếm ssos lượng byte trong toàn bộ khối trừ đi độ dài trường mở đầu và trường kết thúc.
7.1.4 Trường kết thúc
Trường kết thúc gồm EDC của khối được truyền tải. Một khối được truyền tải phải được xem là chính xác nếu nó nhận một giá trị EDC hợp lí.
EDC của các khối tiêu chuẩn phải là CRC xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3). Các PICC Kiểu A phải dùng CRC_A và các PICC Kiều B phải dùng CRC_B theo cả 2 chiều hướng.
EDC của các khối tăng cường phải là CRC_32 được xác định dưới đây.
CRC_32 sử dụng đa thức = ‘04C11DB7’ với giá trị ban đầu = ‘FFFFFFFF’ và phản ánh thứ tự bit (LSB đầu tiên). Giá trị CRC cuối cùng là bit - ngược trước khi truyền tải và byte ít nghĩa nhất được truyền tải đầu tiên. Tham khảo ISO/IEC 13239 để biết thêm chi tiết. Một mẫu mã hóa và một ví dụ được đưa ra trong Phụ lục E.
7.2 Thời gian chờ khung
FWT xác định xung nhịp đồng hồ gian trong đó một PICC phải bắt đầu khung đáp ứng của nó sau khi kết thúc một khung PCD (xem Hình 19).
Hình 20 - Thời gian chờ khung
CHÚ THÍCH 1 Thời gian nhỏ nhất giữa các khung theo hướng bất kì được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
FWT được tính theo công thức sau:
FWT = (256 x 16 / fc) x 2FWI
Với giá trị của FWI nằm trong dải từ 0 đến 14 và giá trị 15 là RFU.
Giá trị mặc định FWI là 4 (thực chất một giá trị FWT khoảng ~ 4,8 ms) trong các trường hợp sau:
- Đối với Kiểu A, nếu TB(1) bị bỏ qua, và
- Đối với các khối S(PARAMETERS) và S(DESELECT)
Vì FWI = 0, FWT = FWTMIN (-302 ms)
Vì FWI = 14, FWT = FWTMAX (-4949 ms)
Giá trị FWT phải được PCD sử dụng để phát hiện một lỗi giao thức hoặc không đáp ứng một PICC. PCD được quyền truyền lại nếu bắt đầu một đáp ứng từ PICC không được nhận trong FWT.
Trường FWI đối với Kiểu B được tải trong ATQB như định nghĩa trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3). Trường FWI đối với Kiểu A được tải trong ATS (xem 5.2.5).
PICC phải không đặt là RFU giá trị là 15. Cho đến khi RFU giá trị là 15 được gán bởi ISO/IEC, một PCD nhận FWI = 15 phải hiểu là FWI = 4.
CHÚ THÍCH 2 Điều này được bổ sung để PCD phù hợp với các PICC sau này khi ISO/IEC xác định RFU giá trị 15.
7.3 Mở rộng thời gian chờ khung
Khi PICC cần nhiều thời gian hơn FWT xác định để xử lý khối nhận được nó cần sử dụng một yêu cầu S(WTX) cho việc mờ rộng thời gian chờ. Một yêu cầu S(WTX) chưa 1 byte độ dài trường INF gồm 2 phần (xem Hình 21):
- 2 bit có nghĩa nhất b8 và b7 mã hóa chỉ thị mức công suất (xem 7.4).
- Một PCD không đặt là (b8,b7) = (00)b không phù hợp với tiêu chuẩn này. PICC phải coi (b8,b7) <> (00)b như lỗi giao thức.
- Các bit ít nghĩa nhất b6 đến b1 mã hóa WTXM. WTXM được mã trong dải từ 1 đến 59. Giá trị 0 và 60 đến 63 là RFU.
- Một PICC thiết lập WTXM = 0 hoặc WTXM = 60-63 không phù hợp với tiêu chuẩn này. Khi nhận WTXM = 0 hoặc WTXM = 60-63 PCD phải coi nó như một lỗi giao thức.
Hình 21 - Mã hóa của trường INF của một yêu cầu S(WTX)
PCD phải thừa nhận bởi việc gửi một đáp ứng S(WTX) chứa 1 trường INF byte dài gồm 2 phần (xem Hình 22) và chứa WTXM tương tự như đã nhận yêu cầu:
- Bit có nghĩa nhất b8 và b7 phải là (00)b và tất cả các giá trị khác là RFU.
- Các bit ít nghĩa nhất b6 đến b1 mã hóa giá trị được thừa nhận WTXM sử dụng để xác định một FWT tạm thời.
Hình 22 - Mã hóa của INF field of a trường INF của một đáp ứng S(WTX)
Giá trị tạm thời tương ứng của FWT được tính theo công thức sau:
FWTTEMP= FWT x WTXM.
Thời gian FWTTEMP yêu cầu bởi PICC, bắt đầu sau khi PCD gửi đáp ứng S(WTX).
FWTMAX phải được sử dụng, khi công thức cho kết quả một giá trị cao hơn FWTMAX.
FWT tạm thời chỉ áp dụng cho đến khi khối tiếp theo nhận được bởi PCD.
7.4 Chỉ thị mức công suất
Chỉ thị mức công suất được mã như chỉ ra trong Bảng 3 sử dụng 2 bit nhúng trong trường CID (khi biểu diễn) và trong Khối-S được gửi bởi PICC (xem 7.1.1.2 và 7.3).
Bảng 3 - Mã hóa của chỉ thị mức công suất
(00)b | PICC không hỗ trợ chỉ thị mức công suất |
(01)b | Công suất không đủ đối với chức năng đầy đủ |
(10)b | Công suất đủ đối với chức năng đầy đủ |
(11)b | Nhiều công suất hơn đối với chức năng đầy đủ |
CHÚ THÍCH Giải thích chỉ thị mức công suất bởi PCD là tùy chọn.
7.5 Vận hành giao thức
Sau khi chuỗi kích hoạt PICC chờ một khi chỉ PCD có quyền được gửi đi. Sau khi gửi đi một khối, PCD phải chuyển sang chế độ nhận và chờ một khối trước khi chuyển trở lại chế độ truyền tải. PICC có thể chỉ truyền đáp ứng các khối để nhận các khối (nó không nhạy với thời gian trễ). Sau khi đáp ứng, PICC phải trở về chế độ nhận.
PCD phải không bắt đầu một cặp lệnh/đáp ứng mới cho đến khi cặp lệnh/đáp ứng hiện có hoàn thành hoặc nếu thời gian chờ khung vượt quá mà không có đáp ứng.
7.5.1 Khối S(PARAMETERS)
Sau khi chuỗi kích hoạt, PCD có thể gửi tại mọi thời điểm một khối S(PARAMETERS) đầu tiên cùng với hoặc không cùng với trường INF để kiểm tra xem các khối S(PARAMETERS) có được hỗ trợ bởi PICC không.
Khối S(PARAMETERS) PCD đầu tiên và trả lời PICC (nếu PICC hỗ trợ các khối S(PARAMETERS)) có thể gồm thông tin chỉ ra sự hỗ trợ của các kiểu giao thức ứng dụng khác nhau và/hoặc các tham số trao đổi thông tin khác.
Nội dung của trường INF S(PARAMETERS) được xác định trong tiêu chuẩn liên quan của bộ TCVN 11689 (ISO/IEC 14443) và phải phù hợp với các qui tắc mã hóa BER-TLV đối với lớp ngữ cảnh cụ thể theoTCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4).
7.5.2 Đa kích hoạt
Các tính năng đa kích hoạt cho chép PCD giữ một vài PICC trong tình trạng ACTIVE cùng một lúc. Nó cho phép tắt mở trực tiếp giữa một vài PICC không cần thêm thời gian cho việc dừng kích hoạt của một PICC và kích hoạt một PICC.
Đối với một ví dụ về đa kích hoạt, xem Phụ lục A.
CHÚ THÍCH PCD cần xử lý một con số khối riêng biệt cho từng PICC được kích hoạt.
7.5.3 Móc chuỗi
Tính năng móc chuỗi cho phép PCD hoặc PICC trao đổi thông tin mà không cần phù hợp với khối đơn xác định bởi FSC hoặc FSD tương ứng, bằng việc chia thông tin vào một vài khối. Từng khối đó phải có độ dài ít hơn hoặc bằng với FSC hoặc FSD tương ứng.
Bit móc chuỗi trong PCB của một Khối-I kiểm soát móc chuỗi các khối. Mỗi Khối-I với bit móc chuỗi thiết lập phải được thừa nhận bởi Khối-R.
Tính năng móc chuỗi được chỉ ra trong Hình 23 sử dụng một chuỗi dài 16 byte truyền tải trong 3 khối. Ký hiệu:
I(1)X Khối-I với bit móc chuỗi thiết lập và khối số x
l(0)X Khối-i với bit móc chuỗi không thiết lập (khối cuối cùng của móc chuỗi) và khối số x
R(ACK)X Khối-R chỉ ra một báo nhận khẳng định
CHÚ THÍCH Ví dụ này không sử dụng cho các trường tùy chọn NAD và CID.
Hình 23 - Móc chuỗi
7.5.4 Các qui tắc đánh số khối
7.5.4.1 Các qui tắc PCD
Qui tắc A. Số khối PCD phải khởi tạo là 0 cho từng PICC được kích hoạt.
Qui tắc B. Khi một Khối-I hoặc một khối R(ACK) với số khối bằng với số khối hiện có được nhận, PCD phải chuyển số khối hiện có cho PICC trước khi tùy chọn gửi đi một khối.
7.5.4.2 Các qui tắc PICC
Qui tắc C. Số khối PICC phải khởi tạo là 1 khi kích hoạt.
Qui tắc D. Khi một Khối-I được nhận, PICC phải chuyển số khối của nó trước khi gửi đi một khối.
CHÚ THÍCH 1 PICC có thể kiểm tra nếu số khối đã nhận không phù hợp với các qui tắc PCD để quyết định có chuyển số khối bên trong nó hay không gửi một khối đáp ứng.
Qui tắc E. Khi một khối R(ACK) với một số lượng khối không bằng với số khối PICC hiện có được nhận, PICC phải chuyển số khối của nó trước khi gửi một khối.
CHÚ THÍCH 2 Không có số khối chuyển đi khi một khối R(NAK) được nhận.
7.5.5 Các qui tắc xử lý khối
7.5.5.1 Các qui tắc chung
Qui tắc 1. Khối đầu tiên phải được gửi đi bởi PCD.
Qui tắc 2. Khi một Khối-I chỉ ra móc chuỗi nhận được, khối phải được thừa nhận bởi một khối R(ACK).
Qui tắc 3. Các Khối-S chỉ được dùng trong các cặp. Một khối yêu cầu S(...) phải luôn theo sau bởi một khối đáp ứng S(...) (xem 7.3 và 8).
7.5.5.2 Các qui tắc PCD
Qui tắc 4. Khi một khối không hợp lệ được nhận hoặc một thời gian không tính FWT xảy ra, một khối R(NAK) phải được gửi đi (ngoại trừ trường hợp móc chuỗi PICC hoặc S(DESELECT)).
Qui tắc 5. Trong trường hợp PICC móc chuỗi, khi một khối không hợp lệ được nhận hoặc một thời gian không tính FWT xảy ra, một khối R(ACK) phải được gửi đi.
CHÚ THÍCH 1 Một khối R(ACK) có thể gửi đi bởi PCD chỉ trong trường hợp móc chuỗi PICC, vì đáp ứng PICC khi nhận một khối R(ACK) trong các trường hợp khác không được xác định.
Qui tắc 6. Khi một khối R(ACK) được nhận, nếu số khối của nó không bằng với số khối PCD hiện có, Khối-I cuối cùng phải được truyền lại.
CHÚ THÍCH 2 Việc truyền lại Khối-I cuối cùng không cần thiết phải ở ngoài móc chuỗi PCD. PCD có thể xác định sự có mặt của một PICC bởi việc gửi các khối R(NAK) vào thời gian chờ tạm thời bất kì của móc chuỗi (bao gồm trước khi gửi Khối-I bất kì) và bởi việc nhận R(ACK) từ PICC nếu hiện diện.
Qui tắc 7. Khi một khối R(ACK) nhận được, nếu số khối của nó bằng với số khối PCD hiện có, móc chuỗi phải được tiếp tục.
Qui tắc 8. Nếu yêu cầu S(DESELECT) không được trả lời bởi một đáp ứng S(DESELECT)/ S(PARAMETER) không lỗi thì yêu cầu S(DESELECT)/ S(PARAMETER) có thể được truyền lại.
Trong trường hợp không nhận một đáp ứng S(DESELECT) sau một yêu cầu S(DESELECT), PICC có thể bị bỏ qua.
7.5.5.3 Các qui tắc PICC
Qui tắc 9. PICC cho phép gửi đi một khối S(WTX) thay vì một Khối-I hoặc một khối R(ACK).
Qui tắc 10. Khi một Khối-I không chỉ ra móc chuỗi nhận được, khối phải được thừa bởi một Khối-I.
CHÚ THÍCH Nếu Khối-I nhận được là rỗng thì bắt buộc Khối-I được gửi có thể hoặc rỗng hoặc chứa thông tin có tính ứng dụng bất kì (ví dụ mã lỗi).
Qui tắc 11. Khi một khối R(ACK) hoặc R(NAK) được nhận, nếu số khối của nó bằng với số khối PICC hiện có, khối cuối cùng phải được truyền tải lại.
Qui tắc 12. Khi một khối R(NAK) được nhận, nếu số khối của nó không bằng với số khối PICC hiện có, một khối R(ACK) phải được gửi đi.
Qui tắc 13. Khi một khối R(ACK) được nhận, nếu số khối của nó không bằng với số khối PICC hiện có, và PICC trong móc chuỗi, móc chuỗi phải được tiếp tục.
7.5.6 Kiểm tra sự có mặt PICC
Các phương pháp tiếp theo có thể sử dụng để kiểm tra sự có mặt của một PICC tại thời gian bất kì gồm trước khi Khối-I bất kì nào thay đổi.
PCD phải không kiểm tra sự có mặt của một PICC cho đến khi cặp lệnh/đáp ứng hiện tại hoàn thành hoặc khi thời gian chờ khung vượt quá không có đáp ứng.
7.5.6.1 Phương pháp 1
PCD có thể gửi một Khối-I rỗng và mong chờ để nhận được Khối-I từ PICC.
7.5.6.2 Phương pháp 2
Trước khi Khối-I trao đổi, PCD có thể gửi đi một khối R(NAK) (với số khối 0) và mong chờ để nhận một khối R(ACK) (với số khối 1) từ PICC (qui tắc 12).
Sau khi Khối-I đầu tiên trao đổi, PCD có thể hoặc
a) gửi một khối R(NAK) (với số khối hiện có) và chờ để nhận một khối R(ACK) từ PICC (qui tắc 12), trong trường hợp PCD không truyền Khối-I cuối cùng của nó như chú thích ở qui tắc 6, hoặc
b) chuyển số khối của nó sau đó gửi một khối R(NAK) và chờ nhận Khối-I cuối cùng từ PICC (qui tắc 11).
7.5.7 Phát hiện và khôi phục lỗi
Khi ít nhất một lỗi được phát hiện (sau khi tùy chọn cơ chế khôi phục lỗi, xem 10.4.7) các quy tắc khôi phục sau phải được áp dụng. Những định nghĩa được thực hiện trong Điều này bác bỏ các quy tắc xử lý khối (xem 7.5.4).
7.5.7.1 Các lỗi được phát hiện bởi PCD
Các lỗi sau phải được phát hiện bởi PCD:
a) Lỗi truyền dẫn (Lỗi khung hoặc lỗi EDC) hoặc thời gian không tính FWT
PCD phải cố khôi phục lỗi bằng các kĩ thuật sau đây được chỉ ra theo thứ tự:
- Áp dụng các qui tắc PCD (xem 7.5.5.2),
- Áp dụng có lựa chọn các qui tắc PCD (xem 7.5.5.2) một lần nữa,
- Sử dụng yêu cầu S(DESELECT),
- Sử dụng có lựa chọn yêu cầu S(DESELECT) một lần nữa (như qui định trong Điều 8.2),
- Bỏ qua PICC.
b) Lỗi giao thức (sự vi phạm mã hóa PCB hay vi phạm các qui tắc của giao thức)
PCD phải cố khôi phục lỗi bằng các kĩ thuật sau đây được chỉ ra theo thứ tự:
- Sử dụng yêu cầu S(DESELECT),
- Bỏ qua PICC.
7.5.7.2 Các lỗi phát hiện bởi PICC
Các lỗi sau phải được phát hiện bởi PICC:
a) Lỗi truyền dẫn (Lỗi khung hoặc lỗi EDC),
b) Lỗi giao thức (sự vi phạm các qui tắc của giao thức).
PICC phải thử không khôi phục lỗi. PICC phải luôn trở về chế độ nhận, khi một lỗi truyền dẫn hoặc một lỗi giao thức xảy ra và nó phải chấp nhận một yêu cầu S(DESELECT) tại thời gian bất kì.
CHÚ THÍCH Một khối R(NAK) không bao giờ được gửi bởi PICC.
8 Vô hiệu giao thức của PICC Kiểu A và Kiểu B
PICC phải đặt là tình trạng HALT, sau khi các giao dịch giữa PCD và PICC hoàn thành.
Vô hiệu một PICC được thực hiện bởi việc dùng lệnh DESELECT.
Lệnh DESELECT được mã như một Khối-S của giao thức và gồm một khối yêu cầu S(DESELECT) được gửi bởi PCD và một đáp ứng S(DESELECT) được gửi như thừa nhận bởi PICC.
8.1 Vô hiệu thời gian chờ khung
Vô hiệu thời gian chờ khung xác định xung nhịp đồng hồ gian lớn nhất cho một PICC để bắt đầu gửi khung đáp ứng S(DESELECT) của nó sau khi kết thúc khung yêu cầu S(DESELECT) nhận được từ PCD và có giá trị 65536/fc (~4,8 ms).
CHÚ THÍCH Thời gian tối thiểu giữa các khung theo hướng bất kì được xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
8.2 Phát hiện và khôi phục lỗi
Khi PCD gửi một yêu cầu S(DESELECT) và nhận một đáp ứng S(DESELECT), PICC đặt thành công là tình trạng HALT và CID được gán để nó được phát hành.
Khi PCD không thể nhận một đáp ứng S(DESELECT) PCD có thể thử chuỗi vô hiệu.
9 Kích hoạt các tốc độ bit và tùy chọn định khung trong tình trạng PROTOCOL
Các khối S(PARAMETERS) phải được dùng để thương lượng các tốc độ bit và các tham số trao đổi thông tin khi PICC ở tình trạng PROTOCOL. Trường thông tin phải gồm các gắn thẻ và các giá trị như xác định trong các Bảng 4, Bảng 5 và các Hình 24 và 25.
Các qui tắc dưới đây phải được áp dụng để thương lượng các tham số đó
- PCD phải gửi một khối S(PARAMETERS) để yêu cầu các tham số.
- Nếu PICC hỗ trợ các khối S(PARAMETERS), PICC phải đáp ứng với một khối S(PARAMETERS) chứa các giá trị đối với tất cả các tham số được hỗ trợ. Nếu PICC không hỗ trợ các khối S(PARAMETERS) nó phải ở tình trạng im lặng.
Sau khi PICC gửi đáp ứng của nó và chỉ ra các tham số của nó PCD có thể kích hoạt một tốc độ bit cho từng hướng trao đổi thông tin với các qui tắc sau:
- PCD phải gửi một khối S(PARAMETERS) để kích hoạt các tham số trao đổi thông tin được lựa chọn.
- PICC phải thừa nhận các tham số kích hoạt với một khối S(PARAMETERS) và sau đó phải kích hoạt các tham số thương lượng.
- PCD phải kích hoạt các tham số thương lượng.
Bảng 4 - S(PARAMETERS) gắn thẻ định nghĩa
Gắn thẻ (Hex) | Mô tả | Chiều dài | Giá trị |
'A0' | Thông tin khối S(PARAMETERS) | L | Chức năng gắn thẻ định danh (xem Bảng 5) |
CHÚ THÍCH Trường độ dài phù hợp với dải đầy đủ của BER-TLV (xem ISO/IEC 7816-4:2005).
Bảng 5 - Chức năng gắn thẻ định nghĩa định danh
Gắn thẻ (Hex) | Mô tả | Chiều dài (Hex) | Giá trị | ||
'A1' | Yêu cầu các tốc độ bit | ‘0’ | - | ||
'A2' | Chỉ số các tốc độ bit | L | Gắn thẻ (Hex) | Chiều dài (Hex) | Giá trị |
‘80’ | ‘02’ | Các tốc độ bit được hỗ trợ từ PCD đến PICC Byte thứ 1 được qui định trong Hình 24 Byte thứ 2 đặt là '00', các giá trị khác là RFU | |||
‘81’ | ‘02’ | Các tốc độ bit được hỗ trợ từ PICC đến PCD Byte thứ 1 được qui định trong Hình 24 Byte thứ 2 đặt là '00', các giá trị khác là RFU | |||
‘82’ | ‘01’ | Các tùy chọn định khung được hỗ trợ PICC đến PCD (xem Hình 25) | |||
'A3' | Kích hoạt các tốc độ bit | L | Gắn thẻ (Hex) | Chiều dài (Hex) | Giá trị |
‘83’ | ‘02’ | Tốc độ bit được lựa chọn từ PCD đến PICCa Byte thứ 1 được qui định trong Hình 24 Byte thứ 2 đặt là '00', các giá trị khác là RFU | |||
‘84’ | ‘02’ | Tốc độ bit được lựa chọn từ PICC đến PCDa Byte thứ 1 được qui định trong Hình 24 Byte thứ 2 đặt là '00', các giá trị khác là RFU | |||
‘85’ | ‘01’ | Các tùy chọn định khung được lựa chọn từ PICC đến PCD (xem Hình 24) | |||
'A4' | Thừa nhận các tốc độ bit | ‘0’ |
| ||
a PCD chỉ gửi một bit. PCD không kích hoạt đồng thời một tốc độ bit cao hơn fc/16 cho trao đổi thông tin PCD đến PICC và tốc độ bit fc/128 cho trao đổi thông tin PICC đến PCD theo Kiểu A. b PCD không đặt là cả b1 (xóa bit bắt đầu và bit dừng) và b2 (xóa SOF và EOF). Khi PCD thiết lập b1 (xóa bit bắt đầu và bit dừng): - PICC phải sử dụng một SOF thời gian thấp 10 etu và một SOF thời gian cao 2 etu. - PICC phải sử dụng một EOF thời gian thấp 10 etu. - PICC phải áp dụng không chia tách ký tự. |
Chỉ nên gửi đối tượng liên quan. Thậm chí có thể gửi một đối tượng cha rỗng không có đối tượng con (ví dụ: 'A0 00'), mặc dù cũng có thể gửi một khối S(PARAMETERS) rỗng (ví dụ: thậm chí không gửi đối tượng cha).
Hình 24 - Mã hóa các tốc độ bit
Hình 25 -Tùy chọn định khung
Như một ví dụ, chuỗi cho một kích hoạt tốc độ bit
- fc/8 từ PCD đến PICC và
- fc/2 từ PICC đến PCD
với một PICC được chỉ ra để hỗ trợ
- các tốc độ bit fc/128, fc/16 và fc/8 đối với trao đổi thông tin PCD đến PICC,
- các tốc độ bit fc/128, fc/16 và fc/2 đối với trao đổi thông tin PICC đến PCD và
- không có các tùy chọn định khung
được minh họa trong Hình 26.
Hình 26 - Ví dụ kích hoạt các tốc độ bit
10 Khung sửa lỗi
10.1 Tổng quan
Các khung sửa lỗi được qui định trong 10.2 và 10.3 phải được sử dụng sau khi kích hoạt chúng như qui định trong 10.5. Một ví dụ được đưa ra trong Phụ lục F.
10.2 Định dạng khung PCD Kiểu A đối với các tốc độ bit fc/16 và cao hơn fc/2 và định dạng khung PICC Kiểu A đối với tất cả các tốc độ bit
Các khung sửa lỗi, như xác định trong Hình 27, phải được sử dụng cho thay đổi dữ liệu và bao gồm theo các thứ tự sau:
- bắt đầu trao đổi thông tin;
- SYNC;
- khung có sửa lỗi (xem 10.4);
- kết thúc trao đổi thông tin.
SYNC gồm 6 byte chuyên dụng với giá trị ‘55’, ‘55’, ‘74’, ‘74’, ‘74’ và ‘74’ truyền tải theo thứ tự này.
SYNC và các khung có sửa lỗi phải được truyền như các byte chứa 8 bit.
CHÚ THÍCH Các bit chẵn lẻ (xem 6.2.3.2, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3)) không được sử dụng.
Hình 27 - Khung sửa lỗi
10.3 Định dạng khung PCD Kiểu A đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2 và PCD Kiểu B và định dạng khung PICC đối với tất cả các tốc độ bit
Các khung sửa lỗi, như xác định trong Hình 28, phải được sử dụng cho thay đổi dữ liệu và bao gồm theo các thứ tự sau:
- SOF như xác định trong 7.1.4 TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3);
- SYNC như xác định trong 10.2 truyền các ký tự như xác định trong 7.1.1, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3);
- khung có sửa lỗi (xem 10.4) truyền tải như các ký tự được như được xác định trong 7.1.1, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3);
- EOF như xác định trong 7.1.5, TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3).
Không chia tách ký tự phải được áp dụng trong khung sửa lỗi.
SOF, EOF, bit bắt đầu, bit dừng và SYNC có thể bị áp đặt theo 10.5.
| SOF | SYNC | Khung có sửa lỗi | EOF |
| Khung có sửa lỗi | EOF |
|
|
Hình 28 -Khung sửa lỗi
10.4 Khung có sửa lỗi
10.4.1 Tổng quan
Khung có sửa lỗi phải bao gồm một hoặc một vài khối con sửa đổi Hamming 8-byte, mỗi khối con được tính từ khối con 7-byte đến khối tăng cường (xem Hình 29).
Hình 29 - Khung có sửa lỗi
10.4.2 Định dạng khối con Hamming sửa đổi
Mỗi khối con sửa đổi Hamming phải gồm 7 byte từ khối tăng cường, theo sau là một byte kiểm soát Hamming sử dụng để sửa một lỗi bit - đơn trên khối con Hamming.
Các khối con sửa đổi Hamming luôn được hoàn thành. Nếu cần thiết, các byte ‘FF’ phải được bổ sung để hoàn thành các byte cuối cùng từ khối tăng cường để có được 7 byte.
10.4.3 Byte kiểm soát Hamming
Byte kiểm soát Hamming gồm các Bit kiểm soát Hamming cn và lô-gic “1” các bit đệm theo thứ tự sau:
- 1 lô-gic “1” bit đệm;
- 6 Bit kiểm soát hamming cn theo thứ tự c1, c2, c3, c4, c5, c6;
- 1 lô-gic “1” bit đệm.
Một ví dụ cho việc tính toán byte kiểm soát Hamming trong ngôn ngữ C được đưa ra trong Phụ lục F.2.
10.4.4 Hệ ma trận kiểm soát Hamming A
Hệ ma trận các Bit kiểm soát Hamming A (xem Hình 32) phải tạo ra bởi các bước sau:
- tạo ma trận H’ (xem Hình 31) sử dụng phương trình trong Hình 30;
- chuyển cột các véc-tơ h’n, với n = 1,2, 4, 8, 16 và 32, của H’.
Hình 30 - Hệ ma trận H’
CHÚ THÍCH ^ ký hiệu cho một hoạt động AND phân theo bit.
Hình 31 - Ma trận H’
Hình 32 - Hệ ma trận kiểm soát Hamming A
10.4.5 Tính toán các Bit kiểm soát Hamming
Các Bit kiểm soát Hamming cm (m = 1..6) phải được tính trên dữ liệu dn (n = 1..56) sử dụng phương trình trong Hình 33. d1 là bit b1 của byte đầu tiên và d56 là bit b8 của byte thứ 7 trong bất kì khối con 7- byte từ khối tăng cường.
Hình 33 - Hệ các Bit kiểm soát Hamming
10.4.6 Ma trận kiểm tra kiểm soát Hamming H
Ma trận kiểm tra kiểm soát Hamming H (minh họa trong Hình 34) là một sự ghép nối ma trận A và ma trận l6x6
Hình 34 - Ma trận kiểm tra kiểm soát Hamming H
10.4.7 Sửa lỗi
Các Bit kiểm soát Hamming phải được sử dụng để phát hiện và sửa bất kì lỗi bit đơn nào trong các khối con sửa đổi Hamming.
Tổ hợp được gọi là s đó phải được tính bằng phương trình trong Hình 35. Để có y từ y’, các bit bổ sung của dữ liệu nhận được y’n ở vị trí 57 và 64 phải bị gỡ bỏ. y’1 là bit b1 của byte đầu tiên nhận được và y’64 là bit b8 của byte thứ 8 nhận được của bất kì khối con 8-byte từ khung có sửa lỗi.
Hình 35 - Tính toán tổ hợp
Giải thích số s’ của tổ hợp s phải được dùng để sửa lỗi:
- nếu s’ = 0, 1,2, 4, 8, 16, 32 hoặc 63 không thay đổi trong các bit nhận được y’1 đến y’56
- còn nữa
- tính toán vị trí lỗi s bằng cách giảm s’ bởi tổng số các công suất của 2 (1, 2, 4, 8, 16, 32) nhỏ hơn s’
- đảo ngược bit nhận được y’s
CHÚ THÍCH Nhiều hơn một lỗi bit không thể sửa bằng phương pháp này. EDC phải phát hiện đa lỗi với xác xuất rất cao.
10.5 Việc kích hoạt khung sửa lỗi trong tình trạng PROTOCOL
Các khối S(PARAMETERS) phải sử dụng để thương lượng khung được dùng và các tham số trao đổi thông tin trong tình trạng PROTOCOL. Trường thông tin phải gồm các thẻ gắn và các giá trị như xác định trong các Bảng 4, Bảng 6, Hình 36 và Hình 37.
Các quy tắc sau phải được áp dụng để thương lượng các tham số đó:
- PCD phải gửi một khối S(PARAMETERS) để yêu cầu các tham số định dạng khung.
- Nếu PICC hỗ trợ các khối S(PARAMETERS), PICC phải đáp ứng với một khối S(PARAMETERS) chứ những giá trị đối với tất cả các tham số định dạng khung được hỗ trợ. Nếu PICC không hỗ trợ các khối S(PARAMETERS) nó phải ở tình trạng yên lặng. PICC phải luôn chỉ ra các tùy chọn định khung giống nhau độc lập với thẻ gắn được sử dụng.
Sau khi PICC gửi đáp ứng của nó và chỉ ra các tham số của nó, PCD có thể kích hoạt các tùy chọn mong muốn cho mỗi hướng trao đổi thông tin với các qui tắc như sau:
- PCD phải gửi một khối S(PARAMETERS) để kích hoạt các tham số định dạng khung được lựa chọn.
- PICC phải thừa nhận các tham số định dạng khung được kích hoạt với một khối S(PARAMETERS) và sau đó kích hoạt các tham số định dạng khung đã thương lượng.
- PCD phải kích hoạt các tham số định dạng khung được thương lượng.
Bảng 6 - Chức năng định dạng khung gắn thẻ định nghĩa định danh
Gắn thẻ (Hex) | Mô tả | Độ dài (Hex) | Giá trị | ||
'A5' | Yêu cầu định dạng khung | ‘0’ |
| ||
'A6' | Chỉ số định dạng khung | L | Gắn thẻ (Hex) | Độ dài (Hex) | Giá trị |
‘80’ | ‘01’ | Danh sách các khung được hỗ trợ PCD đến PICC (xem Hình 36)a | |||
‘81’ | ‘01’ | Danh sách các khung được hỗ trợ PICC đến PCD (xem Hình 36)a | |||
‘82’ | ‘01’ | Các lựa chọn định khung được hỗ trợ PCD đến PICC (xem Hình 37)b | |||
‘83’ | ‘01’ | Các lựa chọn định khung được hỗ trợ PICC đến PCD (xem Hình 37)c | |||
'A7' | Kích hoạt định dạng khung | L | Gắn thẻ (Hex) | Độ dài (Hex) | Giá trị |
‘84’ | ‘01’ | Khung được lựa chọn PCD đến PICC (xem Hình 36)d | |||
‘85’ | ‘01’ | Khung được lựa chọn PICC đến PCD (xem Hình 36)d | |||
‘86’ | ‘01’ | Các lựa chọn định khung được chọn từ PCD đến PICC (xem Hình 37) b e | |||
‘87’ | ‘01’ | Các lựa chọn định khung được chọn từ PICC đến PCD (xem Hình 37) c e f | |||
'A8' | Thừa nhận định dạng khung | ‘0’ | - | ||
a Bit 8 được đặt là để giá trị giống nhau theo cả 2 hướng trao đổi thông tin b Phải bỏ qua các PICC kiểu A đối với tốc độ bit tăng lên fc/16 c Phải bỏ qua các PICC kiểu A d Bit 8 được đặt là (0)b và chỉ một ra khỏi b1 và b2 phải được đặt là (1)b. e Khi SYNC bị xóa PCD phải không chọn xóa cả 2 bit bắt đầu và bit dừng và SOF, EOF. Nếu xóa bit bắt đầu và bit dừng được lựa chọn, thời gian ngắn SOF và EOF của 10 etu và thời gian dài SOF của 2 etu phải được sử dụng. f Khi gắn thẻ ‘87’ được sử dụng, gắn thẻ tương ứng của các bit tốc độ > fc/16 phải không được dùng và ngược lại. |
CHÚ THÍCH 1 Trường độ dài phù hợp với dải đầy đủ của BER-TLV (xem TCVN 11167-4 (ISO/IEC 7816-4)).
Hình 36 - Các định dạng khung
CHÚ THÍCH 2 Hỗ trợ khung tiêu chuẩn là bắt buộc
Hình 37 - Các tùy chọn khung
CHÚ THÍCH 3 Các tùy chọn khung phụ thuộc vào Kiểu PICC, định dạng khung, tốc độ bit và hướng trao đổi thông tin. Tổng quan được đưa ra trong Phụ lục G.
Như một ví dụ chuỗi kích hoạt khung sửa lỗi theo 2 chiều hướng với
- không chặn SYNC theo cả 2 chiều hướng
- không chặn SOF và EOF theo cả 2 chiều hướng
- chặn bit bắt đầu và bit dừng theo cả 2 chiều hướng, và
với một PICC chỉ ra để hỗ trợ
- tiêu chuẩn và khung với sửa lỗi theo cả 2 chiều hướng độc lập theo từng hướng
- chặn SYNC theo cả 2 chiều hướng
- chặn SOF và EOF theo cả 2 chiều hướng và
- chặn bit bắt đầu và bit dừng theo cả 2 hướng được minh họa trong Hình 38. Tổng quan về cho phép xóa các tùy chọn khung được đưa ra trong Phụ lục G.
Hình 38 - Ví dụ kích hoạt khung
CHÚ THÍCH 4 Đối với các PICC Kiểu A, các thẻ gắn ‘82’ và ‘86’ được bỏ qua trong một số trường hợp (xem ghi chú b trong Bảng 6) và các thẻ gắn ‘83’ and ‘87’ luôn bị bỏ qua (xem ghi chú c trong Bảng 6).
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ đa kích hoạt
Bảng sau mô tả một ví dụ về việc dùng đa kích hoạt cho 3 PICC.
Bảng A.1 - Đa kích hoạt
Hành động PCD | Tình trạng PICC 1 | Tình trạng PICC 2 | Tình trạng PICC 3 |
Công suất trên trường |
|
|
|
3 PICC nhập vào trường. | IDLE | IDLE | IDLE |
Kích hoạt PICC với CID=1 | ACTIVE (1) | IDLE | IDLE |
Truyền dẫn dữ liệu bất kì với CID=1 | ACTIVE(1) | IDLE | IDLE |
... |
|
|
|
Kích hoạt PICC với CID=2 | ACTIVE(1) | ACTIVE(2) | IDLE |
Truyền dẫn dữ liệu bất kì với CID=1,2 | ACTIVE(1) | ACTIVE(2) | IDLE |
... |
|
|
|
Kích hoạt PICC với CID=3 | ACTIVE(1) | ACTIVE(2) | ACTIVE(3) |
Truyền dẫn dữ liệu bất kì với CID=1,2,3 | ACTIVE(1) | ACTIVE(2) | ACTIVE(3) |
… |
|
|
|
Lệnh S(DESELECT) với CID=3 | ACTIVE(1) | ACTIVE(2) | HALT |
Lệnh S(DESELECT) với CID=2 | ACTIVE(1) | HALT | HALT |
Lệnh S(DESELECT) với CID=1 | HALT | HALT | HALT |
… |
|
|
|
CHÚ THÍCH Số n trong ACTIVE(n) biểu thị CID.
Phụ lục B
(tham khảo)
Kịch bản giao thức
B.1 Quy định chung
Phụ lục này đưa ra một số kịch bản cho một hoạt động lỗi-tự do cũng như cho việc xử lý lỗi. Các kịch bản này có thể được sử dụng để xây dựng các trường hợp thử nghiệm cho các bài kiểm tra sự phù hợp.
B.2 Ký hiệu
Khối bất kì | ===> nhận chính xác |
Khối bất kì | =≠=> nhận sai |
Khối bất kì | = => không nhận được (thời gian không tính FWT) |
Đường chia tách | —— kết thúc vận hành giao thức nhỏ nhất |
l(1)x | Khối-I với bit móc chuỗi thiết lập và khối số x |
l(0)x | Khối-I với bit móc chuỗi không thiết lập (khối cuối cùng của móc chuỗi) và khối số x |
R(ACK)x | Khối-R chỉ ra một báo nhận khẳng định |
R(NAK)x | Khối-R chỉ ra một báo nhận từ chối |
S(...) | Khối-S |
Việc đánh số khối trong một kịch bản luôn bắt đầu với số khối PCD hiện có cho đến đích là PICC. Để dễ trình bày, các kịch bản bắt đầu sau khi chuỗi kích hoạt PICC và từ đây các số khối hiện có bắt đầu từ 0 ở PCD và với 1 ở PICC.
B.3 Hoạt động không lỗi
B.3.1 Trao đổi của các Khối-I
Kịch bản 1 Trao đổi của Khối-I
B.3.2 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 2 Mở rộng thời gian chờ
B.3.3 DESELECT
Kịch bản 3 DESELECT
B.3.4 Móc chuỗi
Kịch bản 4 PCD sử dụng móc chuỗi
Kịch bản 5 PICC sử dụng móc chuỗi
B.3.5 Kiểm tra sự có mặt PICC
Kịch bản 6 Kiểm tra sự có mặt PICC sử dụng phương pháp 1
Kịch bản 7 Kiểm tra sự có mặt PICC dùng phương pháp 2 (trước khi Khối-I đầu tiên trao đổi)
Kịch bản 8 Kiểm tra sự có mặt PICC dùng phương pháp 2-a (sau khi Khối-I đầu tiên trao đổi)
Kịch bản 9 Kiểm tra sự có mặt PICC dùng phương pháp 2-b (sau khi Khối-I đầu tiên trao đổi)
B.3.6 Trao đổi các tham số bổ sung
Kịch bản 25 Trao đổi các tham số bổ sung
B.4 Xử lý lỗi
B.4.1 Trao đổi của các Khối-I
Kịch bản 10 Bắt đầu giao thức
Kịch bản 11 Trao đổi của Khối-I
Kịch bản 12 Trao đổi của Khối-I
Kịch bản 13 Trao đổi của Khối-I
Kịch bản 26 trao đổi của khối-I
B.4.2 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 14 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 15 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 16 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 17 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
Kịch bản 18 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
B.4.3 DESELECT
Kịch bản 19 DESELECT
Kịch bản 20 PCD sử dụng móc chuỗi
Kịch bản 21 PCD sử dụng móc chuỗi
Kịch bản 22 PCD sử dụng móc chuỗi
Kịch bản 23 PCD sử dụng móc chuỗi
Kịch bản 24 PCD sử dụng móc chuỗi
Phụ lục C
(tham khảo)
Tổng quan mã hóa khung và khối
Phụ lục này đưa ra tổng quan về việc mã hóa khung và khối khác nhau gửi đi bởi PCD. Kiểu của một khối tương ứng khung được chỉ ra bởi byte đầu tiên.
Các định nghĩa có trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3):
REQA (0100110)b (7 bit)
WUPA (1010010)b (7 bit)
REQB / WUPB (00000101)b
Slot-MARKER (chỉ Kiểu B) (xxxx0101)b
SELECT (chỉ Kiểu A) (1001xxxx)b
ATTRIB (chỉ Kiểu B) (00011101)b
HLTA (01010000)b
HLTB (01010000)b
Các định nghĩa có trong tiêu chuẩn này:
RATS (11100000)b
PPS (1101xxxx)b
Khối-I (00xxxxxx)b (không (00xxx101)b)
Khối-R (10xxxxxx)b (không (1001xxxx)b)
Khối-S (11xxxxxx)b (không (1110xxxx)b và không (1101xxxx)b)
Bảng mô tả byte đầu tiên của việc mã hóa khung và khối xác định.
Bảng C.1 - Mã hóa khung và khối
Bit | Khối-I PCB | Khối-R PCB | DESELECT (Khối-S PCB) WTX (PARAMETERS) | REQB/WUPB | Khe-đánh dấu | SELECT | ATTRIB | HLTA | HLTB | RATS | PPS | ||
b8 | 0 0 | 1 0 | 1 1 | 0 | X | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | ||
b7 | 0 | X | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||
b6 | 0 (1 là RFU) | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | X | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 |
b5 | Chuỗi xích | ACK/NAK | 0 | 1 | 1 | 0 | X | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 1 |
b4 | CID | CID | CID | 0 | 0 | X | 1 | 0 | 0 | 0 | X | ||
b3 | NAD | 0 (không NAD) | 0 (không NAD) | 1 | 1 | X | 1 | 0 | 0 | 0 | X | ||
b2 | 1 | 1 (O là RFU) | 1 | 0 | 0 | 0 | X | 0 | 0 | 0 | 0 | X | |
b1 | Block number | Block number | 0 (1 là RFU) | 1 | 1 | X | 1 | 0 | 0 | 0 | X |
Phụ lục D
(quy định)
Tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC
D.1 Định nghĩa định danh các thẻ chức năng
Trường thông tin phải bao gồm các thẻ và các giá trị như trong Bảng D.1.
Bảng D.1 - Định nghĩa định danh các thẻ chức năng
Thẻ (Hex) | Mô tả | Chiều dài (Hex) | Giá trị | ||
‘A1’ | Yêu cầu tốc độ bit | ‘0’ | - | ||
‘A2’ | Chỉ báo tốc độ bit | L | Thẻ (Hex) | Chiều dài (Hex) | Giá trị |
'80’ | ‘02’ | Tốc độ bit được hỗ trợ PCD đến PICC byte thứ nhất được quy định trong Hình 24 byte thứ hai được quy định trong Hình D.1. | |||
‘81’ | ‘02’ | Tốc độ bit được hỗ trợ PICC đến PCD byte thứ nhất được quy định trong Hình 24 byte thứ hai đặt là ‘00’, các giá trị khác là RFU | |||
‘82’ | ‘01’ | Tùy chọn lập khung được hỗ trợ PICC đến PCD (xem Hình 25)a | |||
‘A3’ | Kích hoạt tốc độ bit | L | Thẻ (Hex) | Chiều dài (Hex) | Giá trị |
'83’ | ‘02’ | Selected bit rate from PCD đến PICCb byte thứ nhất được quy định trong Hình 24 byte thứ hai được quy định trong Hình D.1. | |||
‘84’ | '02' | Selected bit rate from PICC đến PCDb byte thứ nhất được quy định trong Hình 24 byte thứ hai đặt là ‘00’, các giá trị khác là RFU | |||
‘85’ | ‘01’ | Tùy chọn lập khung được chọn PICC đến PCD (xem Hình 25)a,c | |||
‘A4’ | Báo nhận tốc độ bit | ‘0’ | - | ||
a Phải được bỏ qua đối với các PICC Kiểu A. b PCD chỉ thiết lập một bit. PCD không kích hoạt đồng thời một tốc độ bit cao hơn fc/16 đối với trao đổi thông tin PCD đến PICC và một tốc độ bit fc/128 đối với trao đổi thông tin PICC đến PCD trong Kiểu A. c PCD không được đặt cả b1 (chặn bit bắt đầu và bit dừng) và b2 (chặn SOF và EOF). Khi PCD đặt là b1 (chặn bit bắt đầu và bit dừng): - PICC phải sử dụng một thời gian thấp SOF bằng 10 etu và một thời gian cao SOF bằng 2 etu. - PICC phải sử dụng một thời gian thấp EOF bằng 10 etu. và - PICC phải áp dụng không phân cách ký tự. |
Hình D.1 - Mã hóa các tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC
Phụ lục E
(tham khảo)
Mã hóa CRC 32
E.1 Mã hóa CRC_32 encoding
Phụ lục này cung cấp các mục đích giải thích và chỉ ra các mẫu bit trong khối tăng cường. Nó gồm mục đích kiểm tra một mã hóa CRC_32.
Giá trị ban đầu = ‘FFFFFFFF’.
VÍ DỤ Trong Hình E.1 truyền tải byte đầu tiên = ‘06’, byte thứ 2 = ‘00’, byte thứ 3 = ‘0A’, byte thứ 4 = ‘01’, byte thứ 5 = ‘01’, byte thứ 6 = '02', và CRC_32 đánh dấu được minh họa. Tính CRC_32 = ‘8098F1FE’.
Byte thứ 1 | Byte thứ 2 | Byte thứ 3 | Byte thứ 4 | Byte thứ 5 | Byte thứ 6 | CRC_32 | |||
‘06’ | ‘00’ | ‘0A’ | ‘01’ | ‘01’ | ‘02’ | 80 | 98 | F1 | FE |
Hình E.1 - Khung tăng cường gồm CRC_32
E.2 Mẫu mã hóa được viết theo ngôn ngữ C đối với việc tính toán CRC_32
Phụ lục F
(tham khảo)
Khung sửa lỗi
F.1 Ví dụ
Phụ lục này cung cấp các mục đích giải thích và cho biết cách một khối-l trong việc sử dụng định dạng khối tăng cường được truyền tải. Ví dụ trong Hình F.1 sử dụng CID = ‘01’ và trường - INF = ‘0102’.
Hình F.1 - Thành phần của khung sửa lỗi
Khối tăng cường được chia thành các khối con 7-byte. Trong ví dụ này có 2 khối con. Khối con thứ 2 cần được bổ sung 4 byte ‘FF’, được minh họa bằng chữ in nghiêng trong Hình F.1. Mỗi khối con kết nối với byte kiểm soát Hamming (chữ đậm trong hình Hình F.1). Khối gồm các khối con này được gọi là khung có sửa lỗi. Trước khung có sửa lỗi này SYNC được thêm vào trước. Các khối được thêm vào trước giống nhau cho tất cả các kiểu trao đổi thông tin.
Khi sử dụng định dạng khung xác định trong 10.2 khung sửa lỗi bắt đầu với S và kết thúc là E như quy định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), Điều 4. SYNC (không thể bị xóa) và khung có sửa lỗi được gửi không có bit chẵn lẻ theo TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), 6.2.32.
Khi sử dụng định dạng khung xác định trong 10.3 khung sửa lỗi bắt đầu với SOF và kết thúc là EOF. SYNC và khung có sửa lỗi được gửi theo định dạng truyền tải ký tự xác định trong TCVN 11689-3 (ISO/IEC 14443-3), 7.1.1. Bit bắt đầu, bit dừng, SOF, EOF và SYNC có thể bị xóa theo 10.5.
F.2 Mẫu mã hóa được viết theo ngôn ngữ C đối với việc tính toán byte kiểm soát Hamming
Phụ lục G
(tham khảo)
Các tùy chọn khung
Phụ lục này minh họa tất cả các tùy chọn định khung có thể có tùy thuộc vào kiểu trao đổi thông tin, tốc độ bit, định dạng khung và hướng trao đổi thông tin.
Trong Bảng G.1, “yes” có nghĩa là các tùy chọn định khung có thể áp dụng và “no” có nghĩa các tùy chọn định khung không được áp dụng.
Bảng G.1 - Ứng dụng được cho phép của các tùy chọn định khung
| Khung tiêu chuẩn | Khung sửa lỗi | ||
| PCD đến PICC | PICC đến PCD | PCD đến PICC | PICC đến PCD |
Kiểu A, tốc độ bit <= fc/16 | noa | noa | noa | noa |
Kiểu A, fc/16 < tốc độ bit <= fc/2 | nob | noa | Yes | noa |
Kiểu A, tốc độ bit > fc/2 | noa | N/A | noa | N/A |
Kiểu B, tốc độ bit <= fc/2 | nob | yes | yes | yes |
Kiểu B, tốc độ bit > fc/2 | yes | N/A | yes | N/A |
a Không có các bit bắt đầu, các bit dừng, SOF và EOF trong định dạng khung. b Các bit bắt đầu và các bit dừng cần thiết trong định dạng khung trong trường hợp dãy byte dài ‘00’ đến ‘FF’. |
Khi kích hoạt tùy chọn khung nhiều lần, các đặt là mới ghi đè lên phần trước đó. Ví dụ, kích hoạt đầu tiên xóa SYNC dẫn đến xóa SYNC sau khi báo nhận từ thẻ. Sau đó ví dụ việc kích hoạt xóa bit bắt đầu/dừng thì chỉ xóa bit bắt đầu/dừng được kích hoạt sau khi báo nhận từ thẻ.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 11165 (ISO/IEC 7810), Thẻ định danh - Đặc tính vật lý;
[2] TCVN 11167-5 (ISO/IEC 7816-5), Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp - Phần 5: Đăng ký bên cung cấp ứng dụng;
[3] ISO/IEC 10536-1, Identification cards - Contactless integrated circuit(s) cards - Close-coupled cards - Part 1: Physical characteristics (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ nối kết đóng - Phần 1: Đặc tính vật lý);
[4] ISO/IEC 10536-2, Identification cards - Contactless integrated circuit(s) cards - Part 2: Dimensions and location of coupling areas (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Phần 2: Kích thước và vị trí các vùng kết nối);
[5] ISO/IEC 10536-3, Identification cards - Contactless integrated circuit(s) cards - Part 3: Electronic signals and reset procedures (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Phần 3: Quy trình thiết lập lại và tín hiệu điện tử);
[6] ISO/IEC 15693 (all parts), Identification cards - Contactless integrated circuit cards - Vicinity cards (Thẻ định danh - Thẻ mạch tích hợp không tiếp xúc - Thẻ lân cận);
[7] ISO/IEC 18092, Information technology - Telecommunications and information exchange between systems - Near Field Communication - Interface and Protocol -1 (NFCIP-1) (Công nghệ thông tin - Trao đổi thông tin và Viễn thông giữa các hệ thống - Truyền thông trường gần - Giao diện và giao thức (NFCIP-1));
[8] ISO/IEC 21481, Information technology - Telecommunications and information exchange between systems - Near Field Communication Interface and Protocol -2 (NFCIP-2) (Công nghệ thông tin - Trao đổi thông tin và Viễn thông giữa các hệ thống - Truyền thông trường gần - Giao diện và giao thức -2 (NFCIP-2)).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Khoảng thời gian bit (bit duration)
3.2 Khối (block)
3.3 Khối không hợp lệ (invalid block)
3.4 Khung (frame)
4 Ký hiệu và chữ viết tắt
5 Kích hoạt giao thức PICC Kiểu A
5.1 Yêu cầu đối với trả lời lựa chọn
5.2 Trả lời lựa chọn
5.2.1 Cấu trúc của các byte
5.2.2 Byte độ dài
5.2.3 Byte định dạng
5.2.4 Byte giao diện TA(1)
5.2.5 Byte giao diện TB(1)
5.2.6 Byte giao diện TC(1)
5.2.7 Các byte lịch sử
5.3 Yêu cầu lựa chọn tham số và giao thức
5.3.1 Byte bắt đầu
5.3.2 Tham số 0
5.3.3 Tham số 1
5.4 Đáp ứng lựa chọn tham số và giao thức
5.5 Thời gian chờ khung kích hoạt
5.6 Phát hiện và khôi phục lỗi
5.6.1 Xử lý RATS và ATS
5.6.2 Xử lý yêu cầu PPS và đáp ứng PPS
5.6.3 Xử lý kích hoạt khoảng thời gian CID
6 Kích hoạt giao thức PICC Kiểu B
7 Giao thức truyền dẫn khối bán song công
7.1 Định dạng khối
7.1.1 Trường độ dài
7.1.2 Trường mở đầu
7.1.3 Trường thông tin
7.1.4 Trường kết thúc
7.2 Thời gian chờ khung
7.3 Mở rộng thời gian chờ khung
7.4 Chỉ thị mức công suất
7.5 Vận hành giao thức
7.5.1 Khối S(PARAMETERS)
7.5.2 Đa kích hoạt
7.5.3 Móc chuỗi
7.5.4 Các qui tắc đánh số khối
7.5.5 Các qui tắc xử lý khối
7.5.6 Kiểm tra sự có mặt PICC
7.5.7 Phát hiện và khôi phục lỗi
8 Vô hiệu giao thức của PICC Kiểu A và Kiểu B
8.1 Vô hiệu thời gian chờ khung
8.2 Phát hiện và khôi phục lỗi
9 Kích hoạt các tốc độ bit và tùy chọn định khung trong tình trạng PROTOCOL
10 Khung sửa lỗi
10.1 Tổng quan
10.2 Định dạng khung PCD Kiểu A đối với các tốc độ bit fc/16 và cao hơn fc/2 và định dạng khung PICC Kiểu A đối với tất cả các tốc độ bit
10.3 Định dạng khung PCD Kiểu A đối với các tốc độ bit fc/8, fc/4 và fc/2 và PCD Kiểu B và định dạng khung PICC đối với tất cả các tốc độ bit
10.4 Khung có sửa lỗi
10.4.1 Tổng quan
10.4.2 Định dạng khối con Hamming sửa đổi
10.4.3 Byte kiểm soát Hamming
10.4.4 Hệ ma trận kiểm soát Hamming A
10.4.5 Tính toán các Bit kiểm soát Hamming
10.4.6 Ma trận kiểm tra kiểm soát Hamming H
10.4.7 Sửa lỗi
10.5 Việc kích hoạt khung sửa lỗi trong tình trạng PROTOCOL
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ đa kích hoạt
Phụ lục B (tham khảo) Kịch bản giao thức
B.1 Quy định chung
B.2 Ký hiệu
B.3 Hoạt động không lỗi
B.3.1 Trao đổi của các Khối-I
B.3.2 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
B.3.3 DESELECT
B.3.4 Móc chuỗi
B.3.5 Kiểm tra sự có mặt PICC
B.3.6 Trao đổi các tham số bổ sung
B.4 Xử lý lỗi
B.4.1 Trao đổi của các Khối-I
B.4.2 Yêu cầu cho mở rộng thời gian chờ
B.3.3 DESELECT
B.3.4 Móc chuỗi
Phụ lục C (tham khảo) Tổng quan mã hóa khung và khối
Phụ lục D (qui định) Tốc độ bit 3fc/4, fc, 3fc/2 và 2fc từ PCD đến PICC
D.1 Định nghĩa định danh các thẻ chức năng
Phụ lục E (tham khảo) Mã hóa CRC_32
E.1 Mã hóa CRC_32 encoding
E.2 Mẫu mã hóa được viết theo ngôn ngữ C đối với việc tính toán CRC_32
Phụ lục F (tham khảo) Khung sửa lỗi
F.1 Ví dụ
F.2 Mẫu mã hóa được viết theo ngôn ngữ C đối với việc tính toán byte kiểm soát Hamming
Phụ lục G (tham khảo) Các tùy chọn khung
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.