Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11653-3:2016 ISO/IEC 29142-3:2013 Công nghệ thông tin-Mô tả đặc tính hộp mực in-Phần 3: Môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11653-3:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11653-3:2016 ISO/IEC 29142-3:2013 Công nghệ thông tin-Mô tả đặc tính hộp mực in-Phần 3: Môi trường
Số hiệu: | TCVN 11653-3:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11653-3:2016
ISO/IEC 29142-3:2016
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN - PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG
Information technology - Print cartridge characterization - Part 3: Environment
Lời nói đầu
TCVN 11653-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 29142-3:2013.
TCVN 11653-3:2016 do Tiểu Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC35 “Giao diện người dùng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) Công nghệ thông tin - Mô tả đặc tính hộp mực in gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11653-1:2016 (ISO/IEC 29142-1:2013), Phần 1: Quy định chung: Thuật ngữ, biểu tượng, ký và khung mô tả đặc tính hộp mực;
- TCVN 11653-2:2016 (ISO/IEC 29142-2:2013), Phần 2: Báo cáo dữ liệu đặc tính hộp mực;
- TCVN 11653-3:2016 (ISO/IEC 29142-3:2013), Phần 3: Môi trường.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN - PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG
Information technology - Print cartridge characterization - Part 3: Environment
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả các quy tắc và khung cho việc đánh giá môi trường của hộp mực lỏng và hộp mực bột được sử dụng cho các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có đường dẫn in đầu vào số, bao gồm:
a) Mục tiêu và định nghĩa liên quan tới trách nhiệm về môi trường;
b) Hướng dẫn xác định lợi ích tương đối của việc tái sử dụng, tái chế, tái tạo và kỹ thuật giảm thiểu;
c) Xác định và ưu tiên các thuộc tính môi trường theo từng giai đoạn trong vòng đời hộp mực;
d) Tiêu chí thiết lập các thực hành bền vững về môi trường.
Tiêu chuẩn này thiết lập các thuật ngữ, định nghĩa, thuộc tính và các phương pháp thử nghiệm cơ bản đối với các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh của hộp mực.
Tiêu chuẩn này chuẩn hóa việc xử lý các tương tác và tác động môi trường trong suốt vòng đời hộp mực và thúc đẩy việc hài hòa các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh liên quan tới hộp mực lỏng và mực bột, nhằm làm giảm tác động với môi trường, cảnh báo và mang lại lợi ích cho khách hàng sử dụng hộp mực.
Tiêu chuẩn này thiết lập các thuật ngữ, định nghĩa, thuộc tính và các phương pháp thử nghiệm về môi trường theo các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực trong TCVN 11653-1 (ISO/IEC 24142-1) và TCVN 6845 (ISO Guide 64).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1), Công nghệ thông tin - Mô tả đặc tính hộp mực in - Phần 1: Quy định chung: thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực;
TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2), Công nghệ thông tin - Mô tả đặc tính hộp mực in - Phần 2: Báo cáo dữ liệu mô tả đặc tính hộp mực;
TCVN ISO 14020 (ISO 14020), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc chung;
TCVN ISO 14021 (ISO 14021), Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự công bố về môi trường (Ghi nhãn môi trường kiểu II);
TCVN ISO 14024 (ISO 14024), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục;
TCVN ISO/IEC 17025 (ISO 17025), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn;
TCVN 10228 (ISO 11014), Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm hóa học - Nội dung và trật tự các phần;
Bộ tiêu chuẩn ISO 1043, Plastics - Symbols and abbreviated terms (Nhựa - Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt);
ISO 11469, Plastics - Generic identification and marking of plastics products (Nhựa - Nhận dạng chung và ghi nhãn sản phẩm nhựa).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1) và các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Thử nghiệm Ames (Ames test)
Thử nghiệm được thừa nhận quốc tế sử dụng một khảo nghiệm sinh học để đánh giá hợp chất hóa học gây đột biến tiềm ẩn.
3.2
Bên thu thập hộp mực (cartridge collector)
Bất kỳ bên nào đưa ra một chương trình thu thập hoặc thu hồi hộp mực.
VÍ DỤ Một thực thể kinh doanh thu thập hộp mực.
3.3
Bên cung cấp hộp mực (cartridge supplier)
Bên bán, bên sản xuất, bên tái sản xuất, bên tái nạp hoặc bên phân phối hộp mực là một hoặc nhiều bên chịu trách nhiệm bán hộp mực và cung cấp hỗ trợ khách hàng sử dụng hộp mực.
3.4
Hộp mực ngừng hoạt động (cartridge end-of-life)
Thời điểm trong vòng đời hộp mực mà hộp mực không còn được sử dụng, không có thêm sự tương tác từ khách hàng.
3.5
Ngừng hoạt động (end-of-life)
Một giai đoạn trong vòng đời hộp mực khi hộp mực không còn được sử dụng, không có thêm tương tác từ phía khách hàng.
3.6
Môi trường (enviroment)
Các thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả: không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên tự nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
[TCVN 6845 (ISO Guide 64)]
3.7
Điều khoản môi trường (enviroment provision)
Mọi yêu cầu, khuyến nghị hay báo cáo trong một tiêu chuẩn đề cập đến các vấn đề môi trường.
[TCVN 6845 (ISO Guide 64)]
3.8
Chôn chất thải (landfilled)
Xử lý chất thải tại bãi rác hoặc kho chứa khác mà không được tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất, chuyển chất thải thành năng lượng hoặc được đốt, trừ phần dư của việc đốt chất thải và việc chuyển chất thải thành năng lượng.
3.9
Đốt chất thải (incineration)
Phương pháp xử lý có liên quan đến quá trình đốt chất thải, chuyển đổi chúng thành: nhiệt, khí đốt, hơi nước và tro, nhưng không nấu chảy.
3.10
Vòng đời (life-cycle)
Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau trong một hệ thống sản phẩm, từ thu thập hoặc đưa các nguyên liệu thô từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bò cuối cùng.
[ISO 14040:2009, định nghĩa 3.1]
3.11
Đánh giá vòng đời (life-cycle assessment)
Biên tập và đánh giá đầu vào, đầu ra và các tác động môi trường tiềm ẩn của một hệ thống sản phẩm trong suốt vòng đời.
3.12
Bảng dữ liệu an toàn nguyên liệu (material safety data sheet)
MSDS
Mẫu biểu chứa thông tin an toàn về mực lỏng hoặc mực bột chứa trong hộp mực được sử dụng trong các ứng dụng in bao gồm: tính chất vật lý, hóa học và độc tính, thông tin pháp lý và khuyến nghị nhằm đảm bảo xử lý an toàn.
3.13
Bảng dữ liệu an toàn (safety data sheet)
SDS
Mẫu biểu chứa thông tin an toàn về mực lỏng hoặc mực bột chứa trong hộp mực được sử dụng trong các ứng dụng in bao gồm: đặc tả vật lý, hóa học và độc tính, thông tin pháp lý và khuyến nghị nhằm đảm bảo xử lý an toàn.
3.14
Hộp mực không chính hãng (non-original cartridge)
Hộp mực không được bán bởi bên bán hệ thống in.
3.15
Hộp mực chính hãng (original cartridge)
Hộp mực được bán bởi bên bán hệ thống in.
3.16
Phòng ngừa (prevent)
Chỉ ra điều kiện của dung sai được phép 0 của việc cố ý thêm chất nền.
3.17
Khía cạnh môi trường sản phẩm (product enviromental aspect)
Phần tử của sản phẩm có thể tương tác với môi trường trong suốt vòng đời.
[TCVN ISO 14001 (ISO 14001)]
3.18
Tiêu chuẩn môi trường sản phẩm (product enviromental criteria)
Yêu cầu môi trường mà sản phẩm phải đáp ứng để được cấp một nhãn môi trường.
[TCVN ISO 14024 (ISO 14024)]
3.19
Tác động môi trường sản phẩm (product enviromental impact)
Bất kỳ thay đổi nào với môi trường, dù là bất lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do khía cạnh môi trường sản phẩm của một tổ chức gây ra.
[TCVN ISO 14001 (ISO 14001)]
3.20
Tái tạo (recovery)
Quá trình chuyển hướng các hộp mực và/hoặc nguyên liệu hộp mực từ dòng chất thải rắn và trong việc sử dụng hiệu quả.
3.21
Tái chế được (recycable)
Sản phẩm có thể thu thập, phân tách hay tái tạo từ dòng chất thải rắn để tái sử dụng, hoặc trong sản xuất hay tháo rời của gói hay sản phẩm khác, thông qua một chương trình tái chế được thiết lập.
3.22
Tái chế (recycle)
Tái sử dụng, tái chế hoặc chuyển hướng từ dòng chất thải rắn.
3.23
Hàm lượng được tái chế (recycled content)
Phần trăm nguyên liệu tái chế được theo số lượng lớn trong một sản phẩm hoặc bao gói.
3.24
Nguyên liệu tái chế được (recycled material)
Nguyên liệu được tái tạo hoặc chuyển hướng từ dòng chất thải rắn, hoặc trong quá trình sản xuất hoặc sau khi người tiêu dùng sử dụng.
3.25
Quy trình tái chế (recycling)
Hoạt động mà các bộ phận hoặc nguyên liệu được tái tạo hoặc chuyển hướng từ dòng chất thải rắn được sử dụng hiệu quả như một nguyên liệu hoặc bộ phận.
3.26
Tái nạp (refill)
Hoạt động thay thế mực lỏng hoặc mực bột trong hộp mực của khách hàng mà không liên quan đến việc thay thế hoặc tân trang các bộ phận hộp mực bị mòn.
3.27
Bên tái nạp (refiller)
Bên cung cấp hộp mực mà tái nạp cho hộp mực của khách hàng.
3.28
Tái sản xuất (remanufacture)
Hoạt động thay thế hoặc làm sạch các bộ phận và bổ sung mực lỏng hoặc mực bột sử dụng hộp mực từ chương trình thu hồi hoặc thu thập hộp mực.
3.29
Bên tái sản xuất (remanufacturer)
Bên cung cấp hộp mực nhằm sản xuất và bán các hộp mực tái sản xuất.
3.30
Hạn chế (restrict)
Chỉ ra một điều kiện hạn chế đặc biệt hoặc sự cho phép giới hạn.
3.31
Tái sử dụng (reuse)
Hoạt động trong đó toàn bộ hoặc một phần hộp mực được kết hợp trong việc sản xuất hoặc tái sản xuất hộp mực, ví dụ: toàn bộ hoặc một phần hộp mực được sử dụng với cùng một mục đích hình tạo thành.
3.32
Thu hồi (take-back)
Chương trình do bên cung cấp hộp mực bảo trợ và được tiến hành bởi bên thu thập hộp mực nhằm thu thập hộp mực sau khi hộp mực ngừng hoạt động.
3.33
Chất thải thành năng lượng (waste to energy)
Hình thức tái tạo mà năng lượng được tạo ra khi đốt chất thải được thu hồi và sử dụng như năng lượng.
4 Thuật ngữ viết tắt
Thuật ngữ viết tắt | Tên tiếng Anh | Tên tiếng Việt |
EMS OEM | Environmental Management System Original Equipment Manufacturer | Hệ thống quản lý môi trường Bên sản xuất thiết bị chính hãng |
5 Quan hệ với bộ TCVN ISO 14020
Nhằm bổ sung cho các yêu cầu của TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3), mục tiêu, quy tắc và yêu cầu được nêu trong TCVN ISO 14020 (ISO 14020), TCVN ISO 14021 (ISO 14021) và TCVN ISO 14024 (ISO 14024) phải được tuân thủ cũng như áp dụng cho các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh của hộp mực.
6 Trách nhiệm môi trường của các bên
Bên cung cấp hộp mực có khả năng giảm thiểu tác động môi trường liên quan đến hộp mực mà bên cung cấp sản xuất hay kinh doanh. Khả năng này có thể hỗ trợ thông qua việc phát triển một chính sách môi trường và triển khai của một EMS bao trùm các hoạt động sản xuất và sản phẩm theo TCVN ISO 14001 (ISO 14001) hoặc một khung tương đương. Khuyến nghị rằng các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh bao hàm một điều khoản môi trường, yêu cầu bên bán hộp mực có một chính sách môi trường được dẫn chứng và được triển khai một EMS cho các hoạt động sản xuất và tái sản xuất hộp mực.
7 Thuộc tính môi trường trong suốt vòng đời hộp mực
Tiêu chuẩn môi trường đối với hộp mực từ giai đoạn lên ý tưởng tới giai đoạn sau khi hộp mực ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu tác động môi trường của hộp mực trong suốt vòng đời hộp mực. Tiêu chuẩn hiệu năng phải được thiết lập nhằm chỉ ra tác động môi trường cụ thể với từng giai đoạn của vòng đời hộp mực.
Các cá nhân chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh cho hộp mực phải chọn các thuộc tính môi trường nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong từng giai đoạn của vòng đời hộp mực. Xem xét tác động môi trường của hộp mực, các giai đoạn của vòng đời hộp mực bao gồm bốn giai đoạn: thiết kế sản phẩm, sản xuất, sử dụng sản phẩm và quản lý ngừng hoạt động.
Tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm cần thiết lập các mức có thể đạt được và xem xét tác động môi trường tương đối, khả năng đo và tính chính xác. Tiêu chuẩn môi trường phải được tính toán, so sánh, kiểm tra xác nhận và có ý nghĩa đối với khách hàng.
Việc phát triển và chọn tiêu chí phải dựa trên tiếng nói khoa học và cơ sở kỹ thuật. Các tiêu chí này phải bắt nguồn từ dữ liệu nhằm hỗ trợ công bố giảm thiểu tác động môi trường.
7.1.1 Định danh bên thu thập và bên cung cấp hộp mực
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh của hộp mực phải bao hàm các điều khoản môi trường yêu cầu hộp mực và bao bì hộp mực có thông tin định danh của bên cung cấp và bên thu thập hộp mực. Nếu một hộp mực được tái sản xuất và tái nạp, các nhãn và nhãn hiệu của bên cung cấp và bên thu hồi hộp mực khác phải không đọc được hoặc không thể nhận ra trên hộp mực và bao bì đi kèm.
CHÚ THÍCH Định danh bên cung cấp và bên thu thập hộp mực khuyến khích khách hàng sử dụng chương trình thu hồi hộp mục và chương trình của bên cung cấp hộp mực.
7.1.2 Nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng sản xuất hộp mực có ý nghĩa trong việc xác định tác động môi trường của hộp mực, đảm bảo sự an toàn, đáng tin vậy và ảnh hưởng tới việc dễ dàng tái chế của nguyên liệu sau khi hộp mực ngừng hoạt động. Bên sản xuất hộp mực cần hạn chế hoặc phòng ngừa tạp chất được điều chỉnh hoặc nguyên liệu bị hạn chế trong hộp mực của bên sản xuất bằng cách yêu cầu bên cung cấp đưa ra thông tin về các tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng của bên sản xuất hoặc quy trình quản lý của bên cung cấp.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh đối với nguyên liệu phải được ghi, liên quan tới bên chào bán mua hộp mực và không được tiết lộ thông tin bí mật của bên đó.
7.1.3 Chất nền độc hại trong mực lỏng hoặc mực bột
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh có thể hạn chế việc sử dụng các cấu kiện tập trung nhằm phân loại và dán nhãn độc hại hoặc nguy hiểm cho sức khỏe con người hoặc môi trường trong các quốc gia bán hộp mực.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải bao hàm các điều khoản môi trường nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế việc sử dụng cố ý của:
• Cấu kiện nhất định có thể phân loại như: gây ung thư, gây đột biến, tạo độc tốc sinh sản theo một hoặc nhiều tổ chức công nhận quốc tế có thể áp dụng theo khu vực;
• Hợp chất nhất định có thể được phân loại như: bền vững, tích lũy sinh học và độc hại hoặc rất bền vững theo một hoặc nhiều tổ chức công nhận quốc tế đã quy định;
• Kim loại nặng, ví dụ: ca-đi-mi, crôm VI, chì, nikel và hợp chất thủy ngân;
• Các chloroparaffin chuỗi ngắn bị giới hạn trong miền từ C10 tới C13 bao gồm chlotin lớn hơn hoặc bằng 50% khối lượng;
• Thuốc nhuộm và màu nhuộm Azo có thể giải phóng một hoặc nhiều amin thơm gây ung thư được quy định bởi một cơ quan thừa nhận quốc tế.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải bao gồm các điều khoản môi trường đối với việc đánh giá mực lỏng và mực bột với các đặc tả gây ung thư và đột biến của mực bột và mực lỏng bằng cách sử dụng phương pháp phân loại đã được triển khai nhằm đảm bảo mực lỏng hoặc mực bột không chứa chất gây ung thư, gây đột biến hoặc độc tố sinh sản hoặc các phương pháp thử nghiệm đã được triển khai như: thử nghiệm Ames.
7.1.4 Chất nền độc hại trong các bộ phận hộp mực
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải bao hàm các điều khoản môi trường nhằm hạn chế việc sử dụng cố ý của:
• Kim loại nặng, ví dụ: ca-đi-mi crôm VI, chì, thủy ngân và (các) polybromobiphenol (PBB) và (các) polybromobiphenolether (PBDE) cho các ngưỡng hạn chế được thừa nhận quốc tế trong trường hợp các ứng dụng được miễn của các kim loại này được phép;
• Xê-len, thủy ngân hoặc ca-đi-mi hoặc bất kỳ hợp chất nào của chúng trong trống quang dẫn của hộp mực bột;
• Các chuỗi ngắn chloroparaffin bị giới hạn trong miền từ C10 tới C13 bao gồm chlotin lớn hơn hoặc bằng 50% khối lượng;
• Chuỗi hydro-các bon ngắn được quy định theo quy định hiện hành.
• Chất nền được minh chứng khoa học là độc hại thông qua các nghiên cứu được thừa nhận và công khai, bị hạn chế bởi luật thừa nhận quốc tế và các điều khoản thay thế khả thi về mặt kỹ thuật còn tồn tại được thể hiện là an toàn sử dụng hay ít tác động với môi trường trong suốt vòng đời hộp mực.
7.1.5 Thiết kế dễ dàng tháo rời cho quy trình tái chế
Hộp mực ngừng hoạt động có thể được quản lý theo nhiều cách thức có trách nhiệm với môi trường. Việc tháo rời cho phép một hộp mực được tháo rời ở cuối vòng đời hữu dụng của hộp mực để các cấu kiện và bộ phận của hộp mực được tái sử dụng, tái chế, tái tạo năng lượng hoặc theo một vài cách thức khác, được chuyển đổi từ dòng chất thải. Các tùy chọn của quy trình tái chế hộp mực bao gồm và không hạn chế việc tái tạo nguyên liệu thô cho việc sử dụng hộp mực mới hoặc các sản phẩm khác, tái sử dụng các bộ phận trong hộp mực mới và tái sử dụng, tái nạp hoặc tái sản xuất hộp mực sau khi hộp mực ngừng hoạt động.
Các điều khoản môi trường sau cần được xem xét trong các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh nhằm thúc đẩy việc dễ dàng tháo rời của:
• Tất cả bộ phận nhựa nặng hơn 25 gram và lớn hơn 200 mm2 theo diện tích bề mặt phẳng phải có dấu định danh nguyên liệu theo ISO 11469, bộ tiêu chuẩn ISO 1043 (từ phần 1 đến phần 4) hoặc các dấu định danh quốc tế khác nhằm dễ dàng tái chế;
• Các bộ phận được tạo thành từ các nguyên liệu không tương thích với nhau cần được kết nối riêng / thông qua các trợ tách hoặc cần được phân tách thông qua quy trình tái chế sử dụng các hộp mực;
• Các kết nối riêng phải dễ dàng truy xuất;
• Việc phủ các bộ phận nhựa cần hạn chế với sự cần thiết tối thiểu;
• Các bộ phận cụ thể được thiết kế nhằm phòng ngừa việc tái chế phải không được đính kèm hộp mực in;
• Nguyên liệu tái chế được phải được phép và khuyến khích trong việc sản xuất hộp mực mới.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải khuyến nghị hoặc yêu cầu các cấu kiện của hộp mực in bị trả lại, không được tái sử dụng hoặc tái chế trong hộp mực mới, cũng như gửi cho bên tái chế nguyên liệu sử dụng các sản phẩm khác hoặc gửi tới các cơ sở tái tạo năng lượng từ chất thải.
7.1.6 Bao gói
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải khuyến nghị hoặc yêu cầu bên cung cấp hộp mực chào bán hộp mực hạn chế tối đa tác động môi trường đối với bao bì hộp mực, như sau:
• Thiết kế hộp mực phải khuyến khích việc phòng ngừa bụi mực bột thoát ra trong quá trình lưu trữ hoặc vận chuyển;
• Thông tin người dùng phải được yêu cầu nhằm tư vấn cho người dùng với bất kỳ hành động an toàn nào trong việc xử lý hộp mực lỏng và mực bột;
• Sử dụng chất nền làm suy giảm tầng ozone, ví dụ: các chất nền này được liệt kê trong Công ước Montreal, phải được hạn chế ở mức cụ thể trong việc bao gói nguyên liệu;
• Hàm lượng clo trong việc bao gói nguyên liệu nhựa phải được hạn chế ở mức cụ thể;
• Hàm lượng kim loại nặng trong việc bao gói nguyên liệu phải được hạn chế ở mức cụ thể;
• Sử dụng hàm lượng được tái chế trong bao gói nguyên liệu gỗ bào và hướng dẫn sản phẩm phải được khuyến nghị dựa trên tính khả dụng của nguyên liệu tái chế được;
• Việc sử dụng clo trong hướng dẫn cho người dùng và sản phẩm được bán kèm với hộp mực phải được hạn chế ở các mức hoặc quy trình cụ thể;
• Việc bao gói nguyên liệu nhựa nặng hơn 25 gram và lớn hơn 200 mm2 theo diện tích bề mặt phẳng phải được đóng dấu theo ISO 11469, bộ ISO 1043 (từ phần 1 tới phần 4) hoặc đóng dấu định danh quốc tế nhằm dễ dàng tái chế;
• Việc bao gói nguyên liệu tái chế được phải được khuyến nghị.
• Bao bì và hộp mực phải được dán nhãn rõ ràng theo các yêu cầu của TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2)
7.1.7 Khí thải hóa học
Mực bột và mực lỏng trong hộp mực có thể tác động tới hồ sơ khí thải của máy in mà hộp mực dự kiến vận hành.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải khuyến nghị rằng:
• Khi các hộp mực được thử nghiệm với khí thải, các hộp mực phải được thử nghiệm trong máy in nhằm đảm bảo rằng khí thải từ hệ thống máy in và hộp mực kết hợp không vượt quá ngưỡng rủi ro với sức khỏe cho người dùng cuối;
• Việc thử nghiệm về khí thải phải tuân theo phương thức thử nghiệm được thừa nhận quốc tế của ISO/IEC 28360.
7.1.8 Yêu cầu an toàn hóa học và yêu cầu pháp lý về môi trường
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh có thể quy định các tiền đề cho việc cấp và duy trì các chứng nhận hoặc nhãn môi trường. Trong trường hợp này, tất cả các luật bảo vệ môi trường hoặc luật an toàn hóa học liên quan của các quốc gia thừa nhận chứng nhận hoặc nhãn về môi trường phải được nêu trong việc xác định các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường hoặc tiêu chuẩn mua sắm xanh. Khi chứng nhận hoặc nhãn được cấp, bên đăng ký phải định danh nhãn hoặc chứng nhận tại từng quốc gia thừa nhận nhãn hoặc chứng nhận mà hộp mực được sản xuất và/hoặc lưu hành trên thị trường.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải yêu cầu bên sản xuất hộp mực chào bán hộp mực tại một quốc gia cụ thể nhằm đảm bảo hộp mực được phân loại, dán nhãn và bao gói theo các yêu cầu luật pháp tại quốc gia đó.
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải yêu cầu các bên sản xuất tạo một bảng dữ liệu an toàn nguyên liệu hoặc bảng dữ liệu an toàn đối với mực lỏng hoặc mực bột trong hộp mực, phù hợp với luật pháp quốc gia mà hộp mực được chào bán hoặc tuân theo tiêu chuẩn định danh quốc tế, ví dụ: TCVN 10228 (ISO 11014).
7.1.9 Xem xét sau khi hộp mực ngừng hoạt động
Các yêu cầu đối với hoạt động tái chế phải xem xét bình đẳng bằng nhiều giải pháp tái chế nhằm mang lại lợi ích môi trường, bao gồm: tái tạo nguyên liệu thô sử dụng trong hộp mực hoặc trong các sản phẩm khác, tái sử dụng các bộ phận và tái sản xuất, tái sử dụng hoặc tái nạp hộp mực. Chiến lược này trợ giúp cho việc giảm bớt tác động môi trường của chất thải chôn lấp, cạn kiệt tài nguyên tự nhiên và phát thải các-bon sau khi hộp mực ngừng hoạt động.
CHÚ THÍCH Việc tái chế nguyên liệu là mong muốn từ một phát triển bền vững bởi việc này loại bỏ chất thải chôn bằng việc tái chế hộp mực cũ thành nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu tái chế được, do đó giúp giảm thiểu cạn kiệt nguyên liệu thô nguyên thủy. Sau đó, nguyên liệu tái chế được được sử dụng nhằm sản xuất sản phẩm mới của một trong hai sản phẩm tương tự hoặc khác nhau. Trong các trường hợp được kiểm soát, lợi ích môi trường của sự điều hướng lại chất dẻo, kim loại và các nguyên liệu khác từ các hộp mực trở lại dòng nguyên liệu công nghiệp có thể nhiều ảnh hưởng hơn việc truyền tải bổ sung và phát thải năng lượng trong quy trình tái chế hộp mực.
Việc tái sử dụng và tái sản xuất sau khi ngừng hoạt động của hộp mực có thể theo các điều kiện thực tế giảm thiểu tác động môi trường. Một điều kiện xem xét là tỷ lệ thành công tái sản xuất dưới ngưỡng thực tế có thể mang lại lợi ích môi trường cho hộp mực tái chế chịu tác động chứ không phải là để tái sản xuất chúng. Xem xét khác, đối nghịch với việc tái chế nguyên liệu, việc tái sử dụng hay tái sản xuất của một hộp mực không phải là kết thúc của vòng đời hộp mực.Việc ngừng hoạt động của hộp mực tái sản xuất là một yếu tố quan trọng trong việc định hình tác động môi trường; việc tái chế không đúng cách một hộp mực tái sản xuất tại điểm cuối trong vòng đời hữu dụng của nó có thể bù đắp các lợi ích được tích lũy thông qua việc tái sử dụng trước đó của hộp mực. Xem xét các yếu tố này trong một vài trường hợp, việc tái chế nguyên liệu chứ không phải việc tái sử dụng và tái sản xuất có thể là hệ quả môi trường tốt nhất cho hộp mực in.
Nhằm đảm bảo cho hoạt động tái chế đưa lợi ích môi trường, các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải bao gồm các yêu cầu sau, áp dụng cho các bên cung cấp chào bán hộp mực:
• Bên cung cấp hộp mực bán một hộp mực mới, được tái sử dụng hoặc tái sản xuất phải góp phần hoặc có hệ thống của riêng nó đối với việc thu thập và tái chế hộp mực, cho phép việc quản lý trách nhiệm sau khi hộp mực ngừng hoạt động trong các quốc gia bán hộp mực.
• Bên cung cấp hộp mực chào bán hộp mực phải hạn chế các phương pháp chôn là cách thức xử lý chủ yếu và cần sử dụng các quy trình nhưng không bị hạn chế cho việc tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng.
• Hộp mực được thu hồi cho việc tái sản xuất hoặc tái sử dụng mà không được tái sản xuất hoặc tái sử dụng phải được chuyển thành một quy trình tái chế chịu trách nhiệm để tránh phương pháp chôn.
• Chuyển đổi năng lượng từ chất thải có thể được tiến hành để tránh phương pháp chôn.
• Bên cung cấp hộp mực chào bán hộp mực phải đưa thông tin sẵn có về việc thu thập hộp mực và hệ thống tái chế theo TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2)
8 Phương pháp kiểm tra xác nhận
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải yêu cầu các thuộc tính môi trường của hộp mực được kiểm tra xác nhận bởi bên sản xuất. Phương pháp kiểm tra xác nhận có thể bao gồm phương pháp tự công bố và phương pháp thử nghiệm tương ứng và phải tuân theo các quy tắc được nêu trong TCVN ISO 14021 (ISO 14021). Việc kiểm tra xác nhận hoặc các phương pháp thử nghiệm qua công bố của bên sản xuất phải xác định sự phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh chủ yếu dựa trên các yếu tố trong việc kiểm soát trực tiếp của bên sản xuất.
Tự công bố thuộc tính môi trường phải được yêu cầu cho kết nối có thể kiểm tra xác nhận, thông tin chính xác liên quan với tác động môi trường theo TCVN ISO 14021 (ISO 14021).
Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải phụ thuộc vào các phương pháp thử nghiệm được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá thuộc tính hộp mực, nếu có. Khi một tiêu chuẩn quốc tế không sẵn có, các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải đề cập tới các tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực. Các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải yêu cầu các kết quả thử nghiệm sẵn có theo yêu cầu của bên sản xuất.
Do thiếu tiêu chuẩn viện dẫn về phương pháp thử nghiệm khu vực I quốc gia hoặc quốc tế, các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh phải thiết lập các phương pháp thử nghiệm sử dụng các phương pháp lặp và tái sản xuất theo các quy tắc được chấp thuận của thực hành tốt phòng kiểm nghiệm theo TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025). Phương pháp thử nghiệm cần được phát triển theo TCVN ISO 14021 (ISO 14021) và phải dựa trên thực hành được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp.
9 Đánh giá vòng đời
Đánh giá vòng đời có thể xác định các khía cạnh sản phẩm có tác động quan trọng nhất về môi trường qua vòng đời của sản phẩm. Một vài khía cạnh của hệ thống in (ví dụ: nguyên liệu trong hệ thống in và hộp mực, năng lượng được sử dụng khi in, cho giấy in) và việc sử dụng hệ thống in góp phần vào các tác động môi trường của sản phẩm (ví dụ: cạn kiệt tài nguyên, lưu hóa cac-bon) của việc in. Chất lượng in và độ tin cậy không phải là khía cạnh môi trường mà là xem xét quan trọng vì có thể tác động đến việc sử dụng nguyên liệu và giấy in. Các khía cạnh môi trường của việc in, chất lượng in và độ tin cậy cần được xem xét khi tiến hành đánh giá vòng đời của việc in.
Đánh giá vòng đời của việc in nhằm đưa các cải tiến hộp mực, chất lượng hộp mực và độ tin cậy tiềm năng trong toàn bộ vòng đời của hệ thống in nhằm ưu tiên các thuộc tính môi trường hộp mực có tác động quan trọng nhất về môi trường đối với sản phẩm.
Trong trường hợp một tổ chức chọn để bao hàm tiêu chuẩn đánh giá vòng đời hoặc tiêu chuẩn lưu hóa các-bon trong các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường hoặc tiêu chuẩn mua sắm xanh, một tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế và hiệu đính phải được áp dụng, ví dụ: TCVN ISO 14025 (ISO 14025), TCVN ISO 14040 (ISO 14040), ISO 12044 hoặc ISO 14067.
10 Chứng nhận và sự phù hợp
Các tiêu chuẩn, nhãn về môi trường cấp một nhãn hoặc một chứng nhận cần thiết lập các quy định chung nhằm hướng dẫn các hoạt động tổng thể của chương trình. Các quy định này cần kiểm soát các điều kiện chung quản lý việc cấp chứng nhận, sử dụng nhãn và cần được phát triển theo TCVN ISO 14024 (ISO 14024).
11 Thừa nhận lẫn nhau
Cần khuyến khích thừa nhận lẫn nhau qua nhãn môi trường đối với phép thử, giám sát, đánh giá sự phù hợp, các thủ tục hành chính và tiêu chuẩn môi trường của hộp mực.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6845 (ISO Guide 64), Hướng dẫn về việc đề cập khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
[2] TCVN ISO 14001 (ISO 14001), Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[3] TCVN ISO 14025 (ISO 14025), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Công bố môi trường kiểu III - Nguyên lý và thủ tục
[4] TCVN ISO 14040 (ISO 14040), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ
[5] TCVN ISO 14044 (ISO 14044), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
[6] ISO 14067, Carbon footprint of products
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Thuật ngữ viết tắt
5 Quan hệ với bộ tiêu chuẩn ISO 14020
6 Trách nhiệm môi trường của các bên
7 Thuộc tính môi trường trong suốt vòng đời hộp mực
8 Phương pháp kiểm tra xác nhận
9 Đánh giá vòng đời
10 Chứng nhận và sự phù hợp
11 Thừa nhận lẫn nhau
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.