Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11111-6:2015 ISO 389-6:2007 Âm học-Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực-Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11111-6:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11111-6:2015 ISO 389-6:2007 Âm học-Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực-Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn
Số hiệu:TCVN 11111-6:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11111-6:2015

ISO 389-6:2007

ÂM HỌC - MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC - PHẦN 6: NGƯỠNG NGHE CHUẨN ĐỐI VỚI TÍN HIỆU THỬ KHOẢNG THỜI GIAN NGẮN

Acoustics - Reference zero for the calibration of audiometric equipment- Part 6: Reference threshold of hearing for test signals of short duration

Lời nói đầu

TCVN 11111-6:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 389-6:2007 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11111-6:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11111 (ISO 389), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11111-1:2015 (ISO 389-1:1998), Phần 1: Mức áp suất âm ngưng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.

- TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994), Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.

- TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.

- TCVN 11111-4:2015 (ISO 389-4:1994), Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp.

- TCVN 11111-5:2015 (ISO 389-5:2006), Phần 5: Mức áp suất âm ngưng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong dải tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.

- TCVN 11111-6:2015 (ISO 389-6:2007), Phần 6: Ngưng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn.

- TCVN 11111-7:2015 (ISO 389-7:2005), Phần 7: Ngưng nghe chuẩn trong các điều kiện nghe trường âm tự do và trường âm khuếch tán.

- TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004), Phần 8: Mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.

- TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009), Phần 9: Các điều kiện thử ưu tiên để xác định mức ngưỡng nghe chuẩn.

Lời giới thiệu

IEC 60645-3 quy định các tín hiệu thử thính lực có khoảng thời gian ngắn. Các tín hiệu khoảng thời gian ngắn này bao gồm các tín hiệu “click” và âm xung, chúng được sử dụng trong các phép thử chuẩn bệnh khác nhau, ví dụ, trong đo điện thế đáp ứng của não với tiếng động (ERA) như điện sinh thính giác (đo điện ốc tai (EcoG), đo đáp ứng thính giác thân não (ABR), v.v....), và đo âm ốc tai gợi thoáng qua (TEOAE). Tiêu chuẩn này quy định các mức ngưỡng tương đương chuẩn đối với các tín hiệu khoảng thời gian ngắn.

Các dữ liệu về ngưỡng nghe chuẩn đối với các bộ chuyển đổi tín hiệu cụ thể được mô tả sau đây sẽ thúc đẩy sự đồng thuận và thống nhất khi biểu thị các kết quả của các phép đo ngưỡng nghe.

ÂM HỌC - MỨC CHUN ZERO Đ HIỆU CHUN THIT BỊ ĐO THÍNH LỰC - PHN 6: NGƯỠNG NGHE CHUN ĐI VỚI TÍN HIỆU THỬ KHOẢNG THỜI GIAN NGN

Acoustics - Reference zero for the calibration of audiometric equipment- Part 6: Reference threshold of hearing for test signals of short duration

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các mức ngưỡng nghe đối với các tín hiệu thử có khoảng thời gian ngắn áp dụng để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực khi các tín hiệu này được đưa vào sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Một số lưu ý v các thông số khác nhau và tác động của chúng đối với các mức ngưỡng được nêu trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH 2: Các điu kiện ưu tn để xác định các ngưỡng nghe để tiêu chuẩn hóa được quy định trong TCVN 11111-9 (ISO 389-9).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi (nếu có).

TCVN 11111-1 (ISO 389-1), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 1: Các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai

IEC 60318-1, Electroacoustics - Simulators of human head and ear - Part 1: Ear simulator for the calibration of supra-aural and circumaural earphones (Điện âm - Các bộ mô phỏng đầu và tai người - Phần 1: Thiết bị mô phỏng tai dùng để hiệu chuẩn các tai nghe loại ốp tai và loại chụp kín tai)

IEC 60318-4, Electroacoustics - Simulators of human head and ear- Part 4: Occluded ear simulator for the measurement of earphones coupled to the ear by ear inserts (Điện âm - Các bộ mô phỏng đầu và tai người - Phần 4: Thiết bị mô phng tai bị bịt dùng cho phép đo các tai nghe lắp với tai bằng các bộ nút trong tai).

IEC 60318-6, Electroacoustics - Simulators of human head and ear - Part 6: Mechanical coupler for the measunement of bone vibrators (Điện âm - Các bộ mô phỏng đầu và tai người - Phần 6: Bộ tổ hợp âm cơ học dùng để đo các máy rung xương)

IEC 61094-1, Measurement of microphones - Part 1: Specifications for laboratory standard microphones (Phép đo micro - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với các micro trong phòng thử nghiệm tiêu chuẩn).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 11111-1 (ISO 389-1) và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1

Tín hiệu khong thời gian ngắn (short-duration signal)

Tín hiệu có khoảng thời gian ngắn hơn 200 ms.

3.2

Tín hiệu “click” (click)

Tín hiệu âm hoặc tín hiệu rung nhất thời mà ph tần số của nó gồm một dải tần số rộng, và được tạo ra khi tác dụng một xung chữ nhật đơn lẻ đến bộ chuyển đổi tín hiệu.

3.3

Âm xung (tone-burst)

Tín hiệu hình sin nhân với khoảng thời gian nh hơn 200 ms.

3.4

Tín hiệu vùng nén (condensation signal)

Tín hiệu khoảng thời gian ngắn, sóng áp suất ban đầu của tín hiệu này gây ra sự quá áp đối với áp suất xung quanh, hoặc sóng lực ban đầu gây ra sự quá lực đối với lực tĩnh tại mặt phẳng cổng đầu ra của bộ chuyển đổi tín hiệu.

3.5

Tín hiệu vùng dãn (rarefaction signal)

Tín hiệu khoảng thời gian ngắn, sóng áp suất ban đầu của nó gây ra sự thiếu áp đối với áp suất xung quanh, hoặc sóng lực ban đầu của nó gây ra sự thiếu lực yếu đối với lực tĩnh tại mặt phẳng đầu ra của bộ chuyển đổi tín hiệu.

3.6

Tín hiệu vùng thay đổi (alternating polarity signal)

Một chuỗi các tín hiệu khoảng thời gian ngắn, thay đổi giữa các tín hiệu vùng dãn và các tín hiệu vùng nén.

3.7

Xung chuẩn (reference pulse)

Xung điện hình chữ nhật (sóng hình chữ nhật một pha đơn lẻ) có thời gian bằng (100 ±10) μs với thời gian tăng giảm ít hơn 25 μs như quy định tại IEC 60645-3:2007, 5.2.

CHÚ THÍCH: Đầu ra tín hiệu của bộ chuyn đổi tín hiệu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại máy sử dụng.

3.8

Âm xung chuẩn (reference tone-burst)

Tín hiệu điện gồm năm chu kỳ sóng hình sin cơ bn và có thời gian tăng giảm tuyến tính bằng 1,6 chu kỳ và khoảng thời gian của ba chu kỳ như quy định tại IEC 60645-3:2007, 5.3.

CHÚ THÍCH: 1,6 chu kỳ của thời gian tăng giảm tuyến tính tương ứng với hai chu kỳ từ zero đến 100% biên độ. Đường báo tín hiệu duy trì tại 100% biên độ đối vi một chu kỳ. Âm xung chuẩn cũng có thể được mô tả theo khái niệm "2-1-2" trong đó "2" là số chu kỳ từ zero đến 100% biên độ và quay về zero, và "1" là chu kỳ 100% biên độ.

3.9

Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn (reference equivalent threshold sound pressure level)

RETSPL

Tại một tần số xác định, giá trị trung vị của các mức áp suất âm ngưỡng tương đương của một số lượng đủ lớn các tai của người bình thường, đối với cả hai giới tính, có độ tuổi từ 18 đến 30, biểu thị cho ngưỡng nghe trong một bộ tổ hợp âm xác định hoặc tai mô phỏng đối với một loại tai nghe xác định.

3.10

Mức lực rung ngưỡng tương đương chuẩn (reference equivalent threshold vibratory force level)

Tại một tần số xác định, giá trị trung vị của các mức lực rung ngưỡng tương đương của một số lượng đủ lớn các tai của người có thính lực bình thường, đối với cả hai giới tính, có độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi, biểu thị ngưỡng nghe trong một bộ tổ hợp âm cơ học xác định đối với một loại hình máy rung xương xác định.

3.11

Mức áp suất âm ngưỡng chuẩn (reference threshold sound pressure level)

RTSPL

Tại một tần số xác định, giá trị trung vị của các mức ngưỡng áp suất âm của một số lượng đủ lớn các tai của người có thính lực bình thường, đối với c hai giới tính, có độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi, biểu thị ngưỡng nghe dưới các điều kiện của trường âm tự do.

3.12

Mức tín hiệu tương đương đnh-đỉnh (peak-to-peak equivalent signal level)

Giá trị bình phương trung bình (r.m.s) của một tín hiệu thời gian dài hình sin, khi đem so sánh trong cùng các điều kiện thử với tín hiệu đầu ra khoảng thời gian ngắn từ bộ chuyển đổi tín hiệu trong khi thử, đều có cùng một giá trị đnh-đỉnh (tức là, sự chênh lệch giữa các giá tr cực đại dương và các giá trị cực đại âm) như tín hiệu khoảng thời gian ngắn.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các tín hiệu “click" (3.2), tín hiệu khoảng thời gian dài hình sin có tần số bằng 1000 Hz, và đối với các âm xung (3.3) tần số của nó phải bằng tần s cơ bản của âm xung này.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ mc tín hiệu tương đương đnh-đnh thường được gọi là mức tín hiệu tương đương đnh.

CHÚ THÍCH 3: Mức đnh của tín hiệu khoảng thời gian ngắn bng khoảng giữa 3 dB và 9 dB lớn hơn mc tương đương đnh-đỉnh, tức là 3 dB khi tín hiệu là hầu như đối xứng qua đường zero và 9 dB khi nó nm hoàn toàn trên một phía của mức zero.

CHÚ THÍCH 4: Khuyến nghị các thuật ngữ viết tắt đi với mức áp suất âm và mức lực rung tương đương đnh-đỉnh (pe) là peSPL và peVFL.

3.13

Mức áp suất âm hoặc mức lực rung ngưỡng tương đương chuẩn tương đương đỉnh-đnh (peak-to-peak equivalent reference equivalent threshold sound pressure level or vibratory force level)

peRETSPL/peRETVFL

Giá trị RETSPL hoặc RETVFL tương đương đỉnh-đnh.

CHÚ THÍCH: Sự tương đương trong điều này khi các thuật ngữ (peRETSPL hoặc peRETVFL) được sử dụng đầy đủ là khoảng giữa của các tín hiệu khác nhau. Khi tín hiệu khoảng thời gian ngắn được chun hóa như mức áp suất âm hoặc mức lực rung đối với ngưỡng nghe, tính tương đương xảy ra do phương pháp đo mức ngưỡng nghe đối với thiết bị mô phỏng tai hoặc bộ tổ hợp âm cơ học, ví dụ như liên quan tới mức áp suất âm ngưỡng tương đương hoặc mức lực rung.

3.14

Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đỉnh-đnh (peak-to-peak equivalent reference threshold sound pressure level)

peRTSPL

Giá trị RTSPL tương đương đnh-đnh.

4  Yêu cầu kỹ thuật

Các mức ngưỡng nghe chuẩn phụ thuộc vào loại tín hiệu thử (tín hiệu “click", âm xung), loại bộ chuyển đổi tín hiệu (tai nghe, máy rung xương, loa) và thiết bị sử dụng để hiệu chuẩn (thiết bị mô phỏng tai, trường âm tự do). Các giá trị tiêu chuẩn khuyến cáo đi với tín hiệu “click” dựa trên cơ sở xung chuẩn được nêu tại Bảng 1 đến Bảng 3. Các giá trị này được lấy từ các phép xác định ngưỡng nghe của người có thính lực bình thường (các điều kiện nêu tại Tài liệu tham khảo [4] đến [6]).

Tương tự, các giá trị tiêu chuẩn khuyến cáo đối với các tín hiệu âm xung chuẩn được nêu tại Bảng 4. Chúng được lấy từ các phép xác định ngưỡng nghe của người có thính lực bình thường (các điều kiện nêu tại Tài liệu tham khảo [6] đến [8]).

Bảng 1 - Khuyến nghị các mức peRETSPL đối với nhóm tín hiệu “click” dựa trên xung điện chuẩn với tốc độ lặp bằng 20 Hz và thời gian 1s đối với một chuỗi tín hiệu "click” - Các tai nghe (nghe một bên tai)

Loại tai nghe

Thiết bị mô phỏng tai phù hợp với

peRETSPL (tại 20 μPa)
dBa

Sennheiser HAD 200

IEC 60318-1

28,0

Maico BERAphone

IEC 60318-1

33,0 b

Telephonics TDH-39

IEC 60318-1

31,0

Beyer DT 48

IEC 60318-1

32,0 b

Sennheiser HAD 280

IEC 60318-1

31,5 b

Etymotic Research ER-2

IEC 60318-4

43,5 b

Etymotic Research ER-3A

IEC 60318-4

35,5 b

a Các giá tr được làm tròn đến 0,5 đexiben.

b Các s liệu thử nghiệm được báo cáo từ một phòng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Các giá trị trung vị đã nêu dựa trên các tín hiệu “click" vùng thay đi với chiều dài xung điện bằng 100 μs.

Bảng 2 - Khuyến ngh các mức peRETSPL đối với nhóm tín hiệu “click” dựa trên xung điện chuẩn với tốc độ lặp bằng 20 Hz và thời gian 1s đi vi một chuỗi tín hiệu “click” - Các loa (nghe hai tai)

Loại loa

Micro đã sử dụng

peRETSPL (tại 20 μPa)
dBa

KEF RDM 1

WS2F phù hợp IEC 61094-1

20,0 b

a Các giá trị được làm tròn đến nửa dexiben.

b Các số liệu thử nghiệm được báo cáo ch từ một phòng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Các giá trị trung vị đã nêu dựa trên các tín hiệu "click" vùng thay đi với chiều dài xung điện bằng 100 μs.

CHÚ THÍCH 2: Các giá trị của loa ch áp dụng trong các điều kiện trường âm tự do (ISO 8253-2).

Bảng 3 - Khuyến nghị các mức peRETSPL đối với nhóm tín hiệu "click" dựa trên xung điện chuẩn với tốc độ lặp bằng 20 Hz và thời gian 1s đối với một chui tín hiệu “click” - Các máy rung xương (không che phủ bên tai không tham gia thử nghiệm)

Loại máy rung xương

Bộ t hp âm cơ học được sử dụng theo

peRETSPL (tại 1 μN)

dBa

Radioear B-71

IEC 60318-6

51,5 b

a Các giá trị được làm tròn đến 0,5 đexiben.

b Các số liệu thử nghiệm được báo cáo từ một phòng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Các giá trị trung vị đã nêu dựa trên các tín hiệu “click” vùng thay đi với chiều dài xung điện bằng 100 µs.

Bảng 4 - Khuyến ngh các mức peRETSPL đối với các nhóm âm xung chuẩn với tốc độ lặp bằng 20 Hz và thời gian 1s đối với một âm xung - Tai nghe (nghe một tai, các giá trị trung vị)

Tai nghe (thiết b mô phỏng tai)

peRETSPL (tại 20 μPa)

dBa

Tần số

250 Hz

500 Hz

1000 Hz

2000 Hz

3000 Hz

4000 Hz

6000 Hz

8000 Hz

Sennheiser HDA 200 (thiết bị mô phỏng tai IEC 60318-1)

28,0 b

21,5

19,5

20,0

22,0

29,0

38,0 b

41,0

Sennheiser HDA 200 (thiết bị mô phỏng tai IEC 60318-1)

33,0 b

23,5 b

21,5 b

25,0 b

-

29,5 b

-

41,0 b

Telephonics TDH-39 (thiết bị mô phỏng tai IEC 60318-1)

32,0 b

23,0

18,5

25,0

25,5 b

27,5

36,0 b

41,0

Tymotic Research ER-3A (thiết bị mô phỏng tai IEC 60318-4)

28,0 b

23,5 b

21,5 b

28,5 b

-

32,5 b

-

a Các giá trị được làm tròn đến 0,5 đexiben.

b Các số liệu thử nghiệm được báo cáo từ một phòng thử nghiệm.

Phụ lục A

(tham khảo)

Thông tin về các giá trị hiệu chính đối với các mức ngưỡng nghe với các tốc độ lặp lại khác nhau và sử dụng các phép đo trên thân và đầu người

A.1  Tốc độ lặp lại, các tín hiệu “click”

Các giá trị nêu trong Bảng A.1 cho thấy các giá trị hiệu chính đối với các ngưỡng nghe khi các tốc độ lặp lại khác 20 Hz là được sử dụng. Tại các tốc độ lặp lại cao hơn, các mức ngưỡng đo được là thấp hơn

Khoảng thời gian của hàng loạt tín hiệu “click" là 1s.

Bảng A.1 - Các giá trị hiệu chỉnh đối với sự phụ thuộc của các mức ngưỡng nghe v tc độ lặp lại đi với hàng loạt tín hiệu “click” dựa trên xung chuẩn

Bộ chuyển đổi tín hiệu

Tốc độ lặp lại

10 Hz

20 Hz

40 Hz

60 Hz

80 Hz

100 Hz

Sennheiser HDA 200

1,1

0

-2,1

-3,4

-4,2

-5,5

Telephonics TDH-39

1,3

0

-1,7

-2,9

-3,2

-4,9

A.2  Chênh lệch giữa các tín hiệu “click” đơn và tốc độ lặp lại 20 Hz

Các giá trị nêu trong Bảng A.2 cho thấy các giá trị hiệu chính đối với các ngưỡng nghe khi các tín hiệu “click đơn lẻ được sử dụng, khi so sánh với tốc độ lặp lại bằng 20 Hz. Các tín hiệu “click" đơn lẻ có ngưỡng nghe cao hơn.

Bảng A.2 - Các giá trị hiệu chính đi với các mức ngưỡng nghe các tín hiệu “click” đơn lẻ so sánh với hàng loạt tín hiệu “click” (1 s) với tốc độ lặp lại bằng 20 Hz dựa trên xung chuẩn

Bộ chuyển đổi tín hiệu

Các giá tr hiệu chnh

Sennheiser HDA 200

8,0

Telephonics TDH-39

9,0

Các thông tin về các thông số có thể tham khảo tại Tài liệu tham khảo từ [4] đến [8].

Phụ lục B

(tham khảo)

Các phép đo đầu và thân theo các tín hiệu “click”

Sử dụng bộ mô phỏng tn và đầu người (B&K 4218) với bộ mô phỏng loa tai mềm, các chênh lệch lớn nhất về các mức ngưng nghe giữa các bộ chuyển đổi tín hiệu khác nhau được giảm khoảng 4 dB đối với tt cả các tai nghe và các loa. Giá trị sơ bộ m đầu của peRETSPL chuẩn 20 μPa với thiết bị này là 35,0 dB. Xem Tài liệu tham khảo [5]. Các số liệu về ngưỡng tương đương chuẩn sau này có thể dựa trên loại này của bộ mô phỏng. Tuy nhiên, các mức ngưỡng nghe chuẩn đối với các bộ tổ hợp âm nêu trong Bảng 1 cung cấp độ không đảm bảo đo nhỏ hơn.

Phụ lục C

(tham khảo)

Các lưu ý về nguồn gốc các mức ngưỡng nghe chuẩn đối với các tín hiệu “click” và âm xung

Bảng C.1 - Nghiên cứu về các ngưỡng đối với các tín hiệu “click" dựa trên xung chuẩn và/hoặc các âm xung

Nghiên cứu

Tài liệu tham khảo [4]

i liệu tham khảo [5]

Tài liệu tham khảo [6]

Tài liu tham khảo [7]

Tài liệu tham khảo [8]

Năm

1998

2005

2004

2005

2007

Tín hiệu thử

tín hiệu "click"

tín hiệu “click’

tín hiệu click" và âm xung

âm xung

âm xung

Tốc độ lặp lại, Hz

20

20 và 10 đến 100

20

20

20

Tần số cơ bản, Hz

250, 500, 1000, 2000, 3000, 4000,5000, 6000

500, 1000, 2000, 4000, 8000

250, 500,1000, 2000, 4000, 8000

Bộ chuyển đổi tín hiệu

HDA 200

HDA 200, BERAphone, TDH-39, DT48, HDA 280, ER-2, ER-3A, B-71, RDM 1

HDA 200,
TDH-39

HDA 200,
TDH-39

HDA 280,
ER-3A

Loại thiết bị mô phỏng tai

IEC 60318-1

IEC 60318-1, IEC 60318-4

IEC 60318-1

IEC 60318-1

IEC 60318-1 IEC 60318-4

Số lượng đối tượng thử nghiệm

28

25

26

25

25

Số lượng các tai thử nghiệm

56

25

52

25

25

Độ tuổi

18 đến 25

18 đến 25

18 đến 25

18 đến 25

18 đến 25

Nam/nữ

15/13

12/13

13/13

13/12

HDA 280:13/12
ER-3A: 15/10

Đại lượng thống kê

trung vị

trung v

trung v

trung v

trung v

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 11111-9 (ISO 389-9), Âm học Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 9: Các điều kiện thử ưu tiên để xác định mức ngưỡng nghe chuẩn.

[2] ISO 8253-2, Acounstics - Audiometric test methods - Part 2: Sound field audiometry with pure tone air narrow-band test signals

[31] IEC 60645-3:2007, Electroacoustics - Audiometric equiment - Part 3: Test signals of short duration

[4] POULSEN, T. và DAUGAARD, C. Equivalent threshold sound pressure levels for acoustic test signals of short duration. In: Proceedings of the NATO Advanced study Institute on Comutational Hearing, II Ciocco (Tuscany), pp. 246-249,1998

[5] RICHTER, U. và FEDTKE, T., Reference zero for the calibration of audiometric equipment using “clicks” as test signals. International Journal of Audiotogy, 44, pp. 478-87,2005

[6] LEGARTH, S. và POULSEN, T., Hearing threshold of signals for evoked response audiometry. Acoustic Technology, Ørsted-DTU, Technical University of Denmark, Lyngby, Denmark, 2004. (Intenal AT Report No.30.)

[7] FEDTKE, T. và RICHTER, U. Bezugsschwellen fur audiometrische Kurzzeitsignale - Messungen mit Kurztoenen(Tonbursts).In: Fortschritte der Akustik, DAGA, Munchen, pp. 419-20, 2005

[8] FEDTKE, T. và RICHTER, U. Reference zero for the calibration of air-conduction audiometric equipment using "tone bursts" as test signals. International Journal of Audiology, 46, pp. 1-10, 2007

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi