Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11111-4:2015 ISO 389-4:1994 Âm học-Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực-Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11111-4:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11111-4:2015 ISO 389-4:1994 Âm học-Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực-Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp
Số hiệu:TCVN 11111-4:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11111-4:2015

ISO 389-4:1994

ÂM HỌC - MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC - PHẦN 4: MỨC CHUẨN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN CHE PHỦ DẢI HẸP

Acoustics - Reference zero for the calibration of audiometric equipment - Part 4: Reference levels for narrow-band masking noise

Lời nói đầu

TCVN 11111-4:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 389-4:1994 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11111-4:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11111 (ISO 389), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11111-1:2015 (ISO 389-1:1998), Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.

- TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994), Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.

- TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.

- TCVN 11111-4:2015 (ISO 389-4:1994), Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che ph dải hẹp.

- TCVN 11111-5:2015 (ISO 389-5:2006), Phn 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong di tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.

- TCVN 11111-6:2015 (ISO 389-6:2007), Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn.

- TCVN 11111-7:2015 (ISO 389-7:2005), Phần 7: Ngưỡng nghe chuẩn trong các điều kiện nghe trường âm tự do và trường âm khuếch tán.

- TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004), Phần 8: Mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.

- TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009), Phần 9: Các điều kiện thử ưu tiên để xác định mức ngưỡng nghe chuẩn.

Li giới thiệu

TCVN 11111-1 (ISO 389-1) và TCVN 11111-2 (ISO 389-2) quy định mức chuẩn zero để hiệu chuẩn các thiết bị đo thính lực âm đơn truyền qua không khí. TCVN 11111-3 (ISO 389-3) quy định các số liệu tương ứng đối với các thiết bị đo thính lực âm đơn truyền qua xương.

Đối với các mục đích chẩn đoán lâm sàng và các mục đích đo thính lực khác, cần chú ý để ngăn tín hiệu thử không được truyền vào tai mà đang không tham gia thử nghiệm. Sự che phủ này đạt được bằng cách đưa tiếng ồn che phủ dải hẹp, tần số trung tâm trùng với tần số tín hiệu âm đơn, và được truyền qua các tai nghe nút tai hoặc tai nghe ốp tai của máy đo thính lực.

IEC 645-1 quy định các mức che phủ đối với tiếng ồn dải hẹp được hiệu chuẩn về mức che phủ hữu hiệu và chiều rộng dải tiếng ồn này nằm giữa một phần ba octa và một phần hai octa.

Mức tiếng ồn cần đủ để che phủ âm đơn của mức nghe được cho trước đã được tính toán từ các số liệu về tâm lý học cho sự che phủ cùng bên, tức là, khi âm được che phủ và tiếng ồn che phủ được đưa vào qua cùng một tai nghe vào cùng một tai đó.

Trong hầu hết các ứng dụng về đo thính lực thì tiếng ồn che phủ được áp dụng qua tai nghe vào tai mà không đang tham gia thử nghiệm. Mức chính xác của âm đến tai từ bộ truyền âm về phía thử nghiệm bị ảnh hưởng do sự suy giảm qua hộp sọ và do hiệu ứng bịt kín từ màng ca tai nghe. Hiện tượng này được coi là các mức che phủ được sử dụng trong quy trình đo thính lực.

ÂM HỌC - MỨC CHUN ZERO Đ HIỆU CHUN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC - PHN 4: MỨC CHUẨN ĐỐI VỚI TIẾNG N CHE PHỦ DẢI HẸP

Acoustics - Reference zero for the calibration of audiometric - Part 4: Reference levels for narrow-band masking noise

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp được truyền qua không khí từ tai nghe trong máy đo thính lực âm đơn. Các số liệu đưa ra các mức được cộng thêm vào các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn cho các tần số âm đơn tương ứng được quy định trong TCVN 11111-1 (ISO 389-1) hoặc TCVN 11111-2 (ISO 389-2), khi tai nghe che phủ được đặt trong bộ tổ hợp âm phù hợp, thiết bị mô phỏng tai hoặc tai mô phỏng.

Các số liệu đưa ra dùng cho các độ rộng dải tiếng ồn bằng một phn ba octa và một phn hai octa.

CHÚ THÍCH 1: Một s lưu ý về nguồn gốc của các mức chuẩn được nêu trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 11111-1:2015 (ISO 389-1:1998), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.

TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai

IEC 126:1973, IEC reference coupler for the measurement of hearing aids using earphones coupled to the earby means of ear inserts (Bộ tổ hợp âm chuẩn IEC dùng để đo các thiết bị trợ thính sử dụng các tai nghe nút tai bằng các bộ nút tai).

IEC 303, IEC provisional reference coupler for the calibration of earphones used in audiometry. (Bộ tổ hợp âm chuẩn IEC dùng để hiệu chuẩn các tai nghe sử dụng trong phép đo thính lực).

IEC 318, An IEC artificial ear, of the wideband type, for the calibration of earphones used in audiometry. Tai mô phỏng IEC, loại có dải băng rộng, dùng để hiệu chuẩn các tai nghe sử dụng trong phép đo thính lực).

IEC 711:1981, Occluded-ear simulator for the measurement of earphone coupled to the ear by earinserts (Thiết bị mô phng tai b bịt dùng cho phép đo tai nghe nút tai bằng bộ nút trong tai).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ nêu trong TCVN 11111-1 (ISO 389-1) và TCVN 11111-2 (ISO 389-2) và các thuật ngữ sau.

3.1

Truyền qua xương (bone conduction)

Sự truyền dẫn âm vào tai trong chủ yếu bằng sự rung cơ học các xương hộp sọ.

3.2

Che phủ (masking)

Quá trình mà theo đó ngưỡng nghe của âm tăng lên do sự có mặt của âm (che phủ) khác.

3.3

Mức che phủ hữu hiệu (của một dải tiếng ồn) (effective masking level (of a noise band))

Mức bằng với mức nghe một âm đơn, mà tần số của âm đó trùng với tần số trung tâm hình học của dải tiếng ồn, qua đó ngưỡng của một âm đơn được tăng lên nhờ sự hiện diện của dải tiếng ồn che phủ.

3.4

Tiếng ồn dải hẹp (narrow-band noise)

Tín hiệu nhận được từ tiếng ồn trắng có phổ liên tục và mật độ phổ công suất không đổi nhờ bộ lọc dải có độ suy giảm thực chất không đổi trên chiều rộng dải của nó (xem 3.6).

3.5

Máy đo thính lực âm đơn (pure tone audiometer)

Thiết bị điện âm, được lắp với tai nghe tạo ra các âm đơn có các tần số xác định tại các mức áp suất âm đã biết. Ngoài ra thiết bị này có thể được lắp cùng (các) máy rung xương và/hoặc các bộ che phủ.

3.6

Độ rộng dải tiếng ồn (noise bandwidth)

Sự chênh lệch giữa các tần số biên cao với tần số biên thấp hơn của dải tiếng ồn. Tại các tần số này mật độ phổ công suất của tiếng ồn giảm còn một nửa giá tr của nó tại tần số trung tâm.

3.7

Độ rộng dải tới hạn che phủ (critical bandwidth for masking)

Băng tần số âm thanh là một phần của phổ tiếng ồn liên tục của độ rộng băng tần rộng hơn, mà che phủ một cách hữu hiệu âm trùng với tần số trung tâm của dải đó.

3.8

Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ di hẹp (reference level for narrow-band masking noise)

Đối với loại tai nghe cụ thể và đối với bộ t hợp âm quy định, thiết bị mô phỏng tai hoặc tai mô phỏng, số hạng phải cộng vào các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn của một âm đơn tại tần số trung tâm hình học của dải tiếng ồn đ nhận được mức áp suất âm của tiếng ồn che phủ dải hẹp tương ứng với mức che phủ hữu hiệu bằng 0 dB.

CHÚ THÍCH 2: Các bộ t hợp âm, thiết bị mô phỏng tai bị bịt và tai mô phỏng được quy định tương ứng tại các tiêu chuẩn IEC 126, lEC 303, IEC 771.

3.9

Hiệu ứng bịt kín (occlusion effect)

Sự tăng mức của tín hiệu truyền qua xương tới tai trong khi tai nghe hoặc nút bt tai được đặt bên trên hoặc tại lối vào ống tai, nhờ đó tạo một thể tích không khí kín tại phần tai ngoài. Hiệu ứng này phụ thuộc vào loại của tai nghe hoặc nút bịt tai và đạt lớn nhất tại các tần số thấp.

4  Yêu cầu kỹ thuật

Các mức chuẩn cho tiếng ồn che phủ dải hẹp trong các máy đo thính lực âm đơn được quy định tại Bng 1. Các số liệu đưa ra về các mức được cộng vào các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn cho các tần số âm đơn tương ứng, như quy định tại TCVN 11111-1 (ISO 389-1) hoặc TCVN 11111-2 (ISO 389-2), khi sự che phủ tai nghe được đặt vào bộ tổ hợp âm, thiết bị mô phỏng tai hoặc tai mô phỏng phù hợp, như quy định tại các tiêu chuẩn tương ứng: IEC 126, IEC 303, IEC 711 hoặc IEC 318. Các mức chuẩn biểu thị độ rộng dải tiếng ồn đối với một phần ba và một phần hai octa dành cho chủ yếu dải một phần ba octa và bổ sung cho các tần số thính lực trung gian. Đối với các độ rộng dải tiếng ồn giữa một phần ba và một phần hai octa, mức chuẩn là mức được lấy theo phương pháp nội suy.

Bảng 1 - Các mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp

Tần số trung tâm

Hz

Các mức chuẩn đối với độ rộng băng tần

Một phần ba octa

dB

Một phần hai octa

dB

125

4

4

160

4

4

200

4

4

250

4

4

315

4

4

400

4

5

500

4

6

630

5

6

750

5

7

800

5

7

1000

6

7

1250

6

8

1500

6

8

1600

6

8

2000

6

8

2500

6

8

3000

6

7

3150

6

7

4000

5

7

5000

5

7

6000

5

7

6300

5

6

8000

5

6

Phụ lục A

(tham khảo)

Các lưu ý về nguồn gốc các mức chuẩn

Nguồn gốc các mức chuẩn dựa trên giả thiết rằng dải tiếng ồn của độ rộng dải tới hạn che phủ hữu hiệu âm của tần số bằng với tần số trung tâm hình học của di tại tỷ lệ tín hiệu-tiếng ồn bằng - 4 dB, không phụ thuộc vào tần số. Giả thiết này cùng với các giá trị đã sử dụng cho độ rộng dải tới hạn, được lấy từ các nguồn như nêu tại Phụ lục B.

Thêm một giả thiết là mật độ phổ công suất của tiếng ồn về cơ bản là không đổi trong phạm vi dải thông.

Các giá trị chuẩn được tính như sau:

a) khi độ rộng dải tiếng ồn nhỏ hơn độ rộng dải tới hạn, thì mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp, ∆L, là bng 4 dB;

b) khi độ rộng dải tiếng ồn lớn hơn độ rộng di tới hạn, thì mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp, ∆L, tính theo đexiben được tính theo công thức sau:

∆L = 4 dB +10 Ig [b(f)/c(f)] dB

Trong đó

b(f) là độ rộng dải, tính theo hec, của dải tiếng ồn nằm giữa trên tần số f,

c(f) là độ rộng dải tới hạn, tính theo hec, xung quanh tần số f.

Bảng A.1 đưa ra các giá trị của độ rộng dải tới hạn được sử dụng trong các dẫn xuất của các giá trị quy định tại Bảng 1.

Bng A.1 - Độ rộng dải tới hạn như là một hàm của tần số

Tần số trung tâm

f

Hz

Độ rộng di tới hạn1)

c(f)

Hz

125

100

160

100

200

105

250

105

315

105

400

110

500

115

630

125

750

135

800

140

1000

160

1250

190

1500

225

1600

240

2000

300

2500

385

3000

480

3150

510

4000

685

5000

915

6000

1150

6300

1250

8000

1700

1) Các giá tr độ rộng dải tới hạn được làm tròn đến 5 Hz tại các tần số trung tâm có giá trị đến và bằng 5000 Hz và làm tròn đến 50 Hz đối với các tần số cao hơn.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.

[2] IEC 645-1, Audiometers - Part 1: Pure-tone audiometers.

[3] SCHARF, B. Critical bands. Foundation of modern auditory theory. (ed. Tobias, J.V.) Vol. 1, Academic Press, New York, 1970.

[4] ZWICKER, E. và FELDTKELLER, R. Das Ohr als Nachrichtenemfanger. S. Hirzel Verlag, Stuttgart, 1967.

[5] ZWICKER, E. và TERHARDT, E. Analytical expression for critical-band rate and critical ban-width as a function of frequency. J. Acoust. Soc. Amer., 68 (5), 1980, pp. 1523-1535.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi