Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 9249:2012 Thiết kế dịch vụ Công nghệ thông tin & Truyền thông cho người khuyết tật, cao tuổi
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9249:2012
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9249:2012 Sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin và Truyền thông hỗ trợ người khuyết tật và người cao tuổi-Hướng dẫn thiết kế
Số hiệu: | TCVN 9249:2012 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2012 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9249:2012
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NGƯỜI CAO TUỔI – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Information and Communication Technology products and services - For accessibility of people with disabilites and old people – Design guidelines
Lời nói đầu
TCVN 9249:2012 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu ETSI EG 202 116 V1.2.2 (2009-03) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu ETSI.
TCVN 9249:2012 do Vụ Khoa học và Công nghệ biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NGƯỜI CAO TUỔI – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Information and Communication Technology products and services - For accessibility of people with disabilites and old people – Design guidelines
1 Phạm vi
Tiêu chuẩn này hướng dẫn người thiết kế sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) về các vấn đề yếu tố con người và các quy tắc thiết kế tốt các sản phẩm và dịch vụ ICT.
Tiêu chuẩn này giúp con người thiết kế tối đa hóa khả năng sử dụng sản phẩm và dịch vụ cho tất cả mọi người và giúp sản phẩm và dịch vụ sử dụng tốt đối với người khuyết tật và người cao tuổi mà không cần phải sử dụng bộ thích ứng hoặc thiết kế chuyên dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm ICT có giao diện người dùng được kết nối với các mạng viễn thông cố định và di động, bao gồm các sản phẩm như máy điện thoại, thiết bị đầu cuối đa phương tiện, máy trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA) và các dịch vụ như e-mail, dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS) và nhắn tin bằng giọng nói. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thiết bị và dịch vụ truy cập cá nhân hoặc công cộng.
Tiêu chuẩn này được xây dựng theo nguyên tắc lấy thiết kế giao diện làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Quy trình thiết kế sản phẩm và dịch vụ ICT (điều 5)
- Các hướng dẫn thiết kế, bao gồm: các vấn đề thiết kế chung, các kiểu đối thoại; hỗ trợ người dùng và các vấn đề an ninh (điều 6).
- Các hướng dẫn và khuyến nghị liên quan đến sản phẩm và dịch vụ: các thiết bị vào và ra; các hướng dẫn cụ thể khác cho sản phẩm và dịch vụ (điều 7, 8, 9 và 10).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
[1] CENELEC EN 60950: “Information technology equipment. Safety” (Thiết bị công nghệ thông tin. An toàn).
[2] ETSI EG 201 379 (V1.1.1): “Human Factors (HF); Framework for the development, evaluation and selection of graphical symbols” (Các yếu tố con người (HF); Khung cho phát triển, đánh giá và lựa chọn các dấu hiệu đồ họa).
[3] ETSI EG 201 472 (V1.1.1): “Human Factors (HF); Usability evaluation for the design of telecommunication systems, services and terminals” (Các yếu tố con người (HF); Đánh giá khả năng sử dụng để thiết kế các hệ thống, dịch vụ và thiết bị đầu cuối viễn thông).
[4] ETSI ETR 051 (1992): “Human Factors (HF); Usability checklist for telephones Basic requirements” (Các yếu tố con người (HF); Danh sách kiểm các thành phần liên quan khả năng sử dụng cho dịch vụ điện thoại cơ bản).
[5] ETSI ETR 070 (1993): “Human Factors (HF); The multiple index Approach (MIA) for the evaluation of pictograms” (Các yếu tố con người (HF); Phương pháp tiếp cận đa chỉ mục (MIA) dùng để đánh giá các hình tượng).
[6] ETSI ETR 175 (1995): “Human Factors (HF); User procedures for multipoint videotelephony“ (Các yếu tố con người (HF); Các thủ tục cho người sử dụng điện thoại thấy hình đa điểm).
[7] ETSI ETR 297 (1996): “Human Factors (HF); Human Factors in Videotelephony” (Các yếu tố con người (HF); Các yếu tố con người trong điện thoại thấy hình).
[8] ETSI ETS 300 375 (1994): “Human Factors (HF); Pictograms for point-to-point Videotelephony” (Các yếu tố con người (HF); Các hình tượng sử dụng cho điện thoại thấy hình điểm – điểm).
[9] ETSI ETS 300 381: “Telephony for hearing impaired people; Inductive coupling of telephone earphones to hearing aids” (Điện thoại cho người khiếm thính; ghép cảm ứng tai nghe máy điện thoại với thiết bị trợ thính).
[10] ETSI I-ETS 300 245-4 (1995): “Integrated Services Digital Network (ISDN); Technical characteristics of telephony terminals – Part 4: Additional equipment interface (AEI)” (Mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN): Các đặc tính kỹ thuật của thiết bị đầu cuối điện thoại – Phần 4: Giao diện các thiết bị bổ sung (AEI)”.
[11] ETSI ETS 300 679 (1996): “Terminal Equipment (TE); Telephony for the hearing impaired; Electrical coupling of telephone sets to hearing aids” (Thiết bị đầu cuối (TE); điện thoại cho người khiếm thính, Ghép điện các máy điện thoại với thiết bị trợ thính).
[12] ETSI ETS 300 767 (1997): “Human Factors (HF); Telephone prepayment cards; Tactile identifier” (Các yếu tố con người (HF), Các thẻ điện thoại trả trước; các nhận dạng xúc giác).
[13] ETSI TBR 008 (1998): “Integrated Services Digital Network (ISDN); Telephony 3, 1kHz teleservice; Attachment requirements for handset terminals” (Mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN); Dịch vụ qua kênh điện thoại 3,1 kHz; các yêu cầu đối với thiết bị đầu cuối cầm tay).
[14] ETSI TBR 010 (1999): “Digital Enhanced Cordless Telecommunications (DECT); General terminal attachment requirements: Telephony applications” (Thiết bị viễn thông không dây số tăng cường (DECT); Các yêu cầu chung đối với thiết bị đầu cuối; Các ứng dụng điện thoại).
[15] ETSI TBR 038 (1998): “Public Switched Telephone Network (PSTN); Attachment requipments for a terminal equipment incorporating an anologue handset function capable of supporting the justified case services when connected to the analogue interface of the PSTN in Europe” (Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN); các yêu cầu cho thiết bị đầu cuối có tổ hợp cầm tay tương tự hỗ trợ kết nối với các giao diện tương tự của mạng PSTN ở Châu Âu).
[16] IEC 60417: “Graphical symbols for use on equipment” (Các dấu hiệu độ họa sử dụng trên thiết bị)
[17] IEC 80416-1 (2001): “Basic principles for graphical symbols for use on equipment – Part 1: Creation of symbol originals” (Các nguyên tắc cơ bản đối với dấu hiệu đồ họa sử dụng trên thiết bị - Phần 1: Tạo các dấu hiệu nguyên gốc)
[18] ISO 9186: “Graphical symbols – Test methods for judged comprehensibility and for comprehension” (Các dấu hiệu đồ họa – Các phương pháp đánh giá tính toàn diện)
[19] ISO 9241-1: “Ergonomic requirements for office work with visual display terminals (VDTs) – Part 1: General introduction” (Các yêu cầu tối ưu cho làm việc văn phòng với thiết bị hiển thị hình ảnh (VDT) – Phần 1: Giới thiệu chung).
[20] ISO 9241 (1998): “Ergonomic requirements for office work with visual display terminals (VDTs) – Part 4: Keyboard requirements” (Các yêu cầu tối ưu cho làm việc văn phòng với thiết bị hiển thị hình ảnh (VDT) – Phần 4: Các yêu cầu đối với bàn phím).
[21] TCVN 7319 (ISO/IEC 9995): Công nghệ thông tin – Bố trí bàn phím dùng cho hệ thống văn bản và văn phòng.
[22] ISO/IEC 11581: “Information technology – User system interfaces and symbols – Icon symbols and functions” (Công nghệ thông tin – Các giao diện hệ thống người dùng và biểu tượng – Các biểu tượng và chức năng).
[23] ITU-T Recommendation E. 121 (1996): “Pictograms, symbols and icons to assist users of the telephone service” (Các hình tượng, dấu hiệu và biểu tượng để hỗ trợ người dùng dịch vụ điện thoại).
[24] ITU-T Recommendation E. 123 (2001): “Notation for national and international telephone numbers, e-mail addresses and Web addresses” (Chú giải trong các số điện thoại quốc tế và quốc gia, địa chỉ e-mail và các địa chỉ web).
[25] ITU-T Recommendation E. 136 (1997): “Specification of a tactile indentifier for use with telecommunications cards” (Đặc trưng về nhận dạng tiếp xúc cho sử dụng với các thẻ viễn thông).
[26] ITU-T Recommendation E. 181 (1988): “Customer recognition of foreign tones” (Nhận diện khách hàng đối với các âm hiệu nước ngoài).
[27] ITU-T Recommendation E. 184 (1988): “Indications to users of ISDN terminals” (Các chỉ báo người dùng thiết bị đầu cuối ISDN).
[28] ITU-T Recommendation F. 901: “Usability evaluation of telecommunication services” (Đánh giá khả năng sử dụng của các dịch vụ viễn thông).
[29] TCVN 4898:2009 (ISO 7001): Biểu trưng bằng hình vẽ - Biểu trưng thông tin công cộng.
[30] ISO 7000:2004, Graphical symbols for use on equipment – Index and synopsis (Các dấu hiệu đồ họa sử dụng trên thiết bị - Chỉ mục và bảng tóm tắt).
3 Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, các từ ngữ và định nghĩa sau đây áp dụng:
3.1
Thiết bị công nghệ trợ giúp (asistive technology device)
Thiết bị được người khuyết tật sử dụng để ngăn chặn, bù đắp, làm giảm hoặc vô hiệu hóa các hậu quả khuyết tật và có khả năng kết nối với thiết bị ICT khác.
3.2
Thiết kế hỗ trợ người khuyết tật và người cao tuổi (design for peole with disabilities and old people)
Việc thiết kế các sản phẩm dịch vụ để tất cả mọi người, đặc biệt người khuyết tật và người cao tuổi, sử dụng được đến mức tối đa có thể mà không cần sử dụng các bộ thích ứng chuyên dụng.
3.3
Thiết bị ICT (ICT device)
Thiết bị để xử lý thông tin và / hoặc hỗ trợ thông tin liên lạc mà có giao diện để giao tiếp với người dùng.
3.4
Khả năng sử dụng (usability)
Mức độ mà một sản phẩm có thể được sử dụng bởi người dùng cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể với hiệu lực, hiệu quả và sự hài lòng trong một bối cảnh sử dụng cụ thể.
4 Chữ viết tắt
Theo mục đích của tiêu chuẩn, các chữ viết tắt sau đây áp dụng:
ATM Máy giao dịch tự động
AHL Mức mất thính lực trung bình
DTMF Tín hiệu đa tần
ETSI Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu
GUI Giao diện người dùng đồ họa
ICT Công nghệ thông tin và truyền thông
ID Nhận dạng
IEC Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế
ITU Liên minh Viễn thông Thế giới
LCD Hiển thị bằng tinh thể lỏng
PIN Số nhận dạng cá nhân
VDU Thiết bị hiển thị hình ảnh
WIMP Cửa sổ, biểu tượng, chuột và trình đơn kéo xuống
5 Quy trình thiết kế sản phẩm, dịch vụ ICT
Quy trình thiết kế sản phẩm, dịch vụ ICT hỗ trợ người khuyết tật và người cao tuổi cần bao gồm các hoạt động sau:
a) Xác định bối cảnh sử dụng
b) Xác định yêu cầu đối với người dùng và tổ chức
c) Sản xuất nguyên mẫu, và
d) Đánh giá thiết kế.
5.1 Xác định bối cảnh sử dụng
Bối cảnh sử dụng bao gồm các yếu tố sau:
5.1.1 Mô tả người dùng
Mô tả các đặc tính của người dùng, bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giáo dục, đào tạo, thể chất vật lý, khả năng vận động và giác quan. Có thể phải xác định đặc tính của những loại người dùng khác nhau, ví dụ, người dùng có cấp độ kinh nghiệm khác nhau hoặc vai trò khác nhau.
Đối với người khuyết tật và người cao tuổi, có thể mô tả người dùng theo các nhóm người dùng khuyết tật (xem 5.4.2.2).
Tham khảo Phụ lục A về các loại khuyết tật và các vấn đề thiết kế liên quan.
5.1.2 Mô tả nhiệm vụ
Phân tích kỹ lưỡng nhiệm vụ của mỗi nhóm người dùng và lập ra một bản mô tả chi tiết các yêu cầu đối với sản phẩm trên quan điểm của người dùng.
Khi phân tích nhiệm vụ, người thiết kế phải đạt được 4 mục tiêu sau:
1) Hiểu về yêu cầu nhiệm vụ của người dùng.
2) Đưa ra một khung thiết kế về giao diện người dùng (như thiết kế các nút điều khiển, trình đơn, trình bày màn hình) dựa trên việc nhóm các nhiệm vụ của người dùng một cách logic và cấu trúc (trên cơ sở mối quan hệ về tần suất nhiệm vụ, tầm quan trọng nhiệm vụ, trình tự thao tác, sự tương đồng nhiệm vụ).
3) Thiết lập được tiêu chí chất lượng người dùng đối với các nhiệm vụ chính cụ thể. Tiêu chí này được dùng để đánh giá nguyên mẫu và thiết kế.
4) Phát hiện và đánh giá các yêu cầu người dùng và nhiệm vụ, ví dụ: thông qua liệt kê Chi tiết yêu cầu người dùng / nhiệm vụ hoặc sử dụng Bảng ma trận chức năng.
Có thể sử dụng Bảng ma trận chức năng để tham chiếu chéo giữa yêu cầu về người dùng và nhiệm vụ với các chức năng của thiết bị đầu cuối đang thiết kế. Các hàng của bảng ma trận mô tả người dùng và các yêu cầu nhiệm vụ, các cột của bảng ma trận diễn tả các chức năng của thiết bị đầu cuối cần có để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tương ứng. Mỗi ô của bảng ma trận được đánh giá điểm từ 1 – 5 để phục vụ việc so sánh và đưa ra quyết định thiết kế.
Bảng 1 – Ví dụ đơn giản về Bảng ma trận chức năng
Ma trận chức năng | Chức năng của thiết bị đầu cuối | |||||||
Yêu cầu đối với người dùng và nhiệm vụ | A | B | C | D | E | F | … | |
Người dùng | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| 4 |
|
|
|
|
|
|
|
| 5 |
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
|
|
|
|
|
|
|
| 7 … |
|
|
|
|
|
|
|
5.1.3 Mô tả thiết bị
Mô tả các đặc điểm có liên quan của thiết bị. Các mô tả về phần cứng, phầm mềm và tài liệu có thể trên phương diện bộ sản phẩm, tập trung vào các đặc trưng hoặc các đánh giá về khả năng sử dụng, hoặc có thể trên phương diện bộ các thuộc tính hoặc đặc tính chất lượng của phần cứng, phần mềm và các tài liệu khác.
5.1.4 Mô tả môi trường
Mô tả các đặc điểm có liên quan của môi trường vật lý và xã hội. Các nội dung cần mô tả bao gồm môi trường kỹ thuật (như mạng cục bộ), môi trường vật lý (như nơi làm việc, đồ đạc), môi trường xung quanh (như nhiệt độ, độ ẩm) và môi trường xã hội và văn hóa (ví dụ như quy tắc làm việc, cơ cấu và cách thức tổ chức).
5.2 Xác định yêu cầu đối với người dùng và tổ chức
Những khía cạnh cần được xem xét để xác định yêu cầu đối với người dùng và tổ chức sau đây:
a) Năng lực cần thiết của hệ thống phù hợp với mục đích khai thác và tài chính;
b) yêu cầu luật định hoặc luật pháp, bao gồm cả an toàn và sức khỏe;
c) hợp tác và truyền thông giữa người dùng và các bên liên quan khác;
d) công việc của người dùng (bao gồm cả việc giao nhiệm vụ, động lực làm việc);
e) năng lực thực hiện nhiệm vụ;
f) thiết kế và tổ chức nhiệm vụ;
g) quản lý thay đổi, bao gồm thay đổi trong đào tạo và nhân viên tham gia;
h) tính khả thi của vận hành và bảo dưỡng;
i) giao diện người – máy tính và thiết kế máy trạm;
Việc phân bổ tổ chức năng giữa các nhiệm vụ do nhân viên thực hiện và nhiệm vụ do sản phẩm, hệ thống thực hiện phải được xác định. Những yêu cầu này cần được cụ thể hóa để đánh giá trong các giai đoạn thử nghiệm người dùng và đánh giá.
5.3 Sản xuất nguyên mẫu
Các nguyên mẫu có thể tiết kiệm kinh phí do cho phép người thiết kế kiểm tra tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trước khi xây dựng một hệ thống toàn diện. Các nguyên mẫu có thể được sử dụng ở một số giai đoạn trong quá trình thiết kế. Nguyên mẫu có thể là các mô hình, bản sao hay mô phỏng đầy đủ. Sản xuất nguyên mẫu cho phép người thiết kế tiếp cận hiệu quả hơn với người dùng tiềm năng và có được thông tin phản hồi của họ. Việc này có thể giảm chi phí xây dựng lại toàn bộ thiết kế.
Các nguyên mẫu sử dụng trong giai đoạn đầu của thiết kế có thể được sử dụng để thử nghiệm những ý tưởng ban đầu hay các tính năng của một sản phẩm.
Nguyên mẫu có nhiều dạng từ mô phỏng máy tính hoặc đề án giấy tới các nguyên mẫu làm việc toàn diện. Các tính năng của phần cứng có thể được mô phỏng bằng các vật liệu như gỗ hoặc xốp. Chúng có thể được sử dụng để hình dung quyết định thiết kế trong giai đoạn thiết kế phần mềm để thu thập thông tin phản hồi và những ý tưởng mới từ những người dùng. Các nguyên mẫu toàn diện, ví dụ máy điện thoại có thể được mô phỏng trên máy tính sử dụng các kỹ thuật trực quan. Khi được sử dụng kết hợp với các mẫu màn hình cảm ứng người dùng có thể có cảm giác là đã được sử dụng thiết bị thực.
Các kịch bản (scenario) hay dàn cảnh (storyboard) là hữu ích khi sử dụng kết hợp với các nguyên mẫu để diễn tả một chuỗi hành động của người dùng cần thiết để đạt được một nhiệm vụ cụ thể. Thường có nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu, và những người dùng khác nhau có thể theo các bước khác nhau khi tương tác với hệ thống hoặc dịch vụ.
Xây dựng kịch bản cho mỗi nhiệm vụ phải đảm bảo tất cả người dùng cùng đi theo một tiến trình và các thông số đo có thể so sánh được (ví dụ như các độ đo về thời gian và lỗi, các dữ liệu chủ quan).
5.4 Đánh giá thiết kế
5.4.1 Tổng quan
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin về mức độ cảm nhận và sử dụng một sản phẩm hay hệ thống của người dùng.
Khuyến nghị việc đánh giá:
a) được thực hiện sớm trong giai đoạn thiết kế để so sánh các ý tưởng thiết kế, các nguyên mẫu có giao diện người dùng và soạn thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng theo các tiêu chí đã xác định trước về khả năng sử dụng để tránh những sai sót gây tốn kém;
b) bao gồm các đánh giá theo tiêu chí về khả năng sử dụng;
c) đảm bảo tất cả các thử nghiệm được tiến hành với đại diện các mẫu người khuyết tật, bao gồm cả những người có nhu cầu đặc biệt;
d) ở giai đoạn thử nghiệm, so sánh thiết kế được chọn với các thiết kế thay thế, về mức lỗi, tốc độ thực hiện, thời gian học sử dụng và sở thích chủ quan theo các tiêu chí đã xác định trước về khả năng sử dụng;
e) đưa ra kết quả là một sửa đổi thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất của nhóm người dùng mục tiêu đối với sản phẩm hoặc hệ thống;
Đánh giá là hoạt động thiết yếu trong quá trình thiết kế, thông qua việc sử dụng người dùng tiềm năng để kiểm tra các bộ phận của hệ thống và các nguyên mẫu trong quá trình thiết kế để phát hiện các điểm khó khăn và cải thiện các chi tiết thiết kế.
Đánh giá bằng chuyên gia cũng như các thử nghiệm trong phòng thử nghiệm luôn thực hiện trước các thử nghiệm thực địa. Khi thử nghiệm trong phòng thử nghiệm, các vấn đề chính về khả năng sử dụng có thể được xác định và được giải quyết trước các thử nghiệm thực địa. Bằng cách này, các thử nghiệm thực địa có thể tập trung vào thu thập thông tin phản hồi mà chỉ có thể được nhận được trên thực địa, ví dụ: sự tiện lợi và tiện ích của hệ thống trong quá trình sử dụng thực tế liên tục.
Việc đánh giá khả năng sử dụng có thể thực hiện theo Phương pháp Danh sách kiểm các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng (xem 5.4.2) hoặc phương pháp đo lường khả năng sử dụng (xem 5.4.3).
5.4.2 Phương pháp Danh sách kiểm các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng
Phương pháp này sử dụng Danh sách kiểm các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng. Danh sách này diễn tả một tập hợp các yêu cầu đối với các thành phần có liên quan đến khả năng sử dụng xác định (gọi là thành phần liên quan, xem 5.4.2.1).
Dưới đây mô tả một số bước thực hiện theo phương pháp đánh giá này:
a) xác định mục đích của việc đánh giá (ví dụ như để so sánh, để đánh giá một thiết kế);
b) xác định nhóm người dùng đánh giá (người dùng mục tiêu là ai, mô tả đặc tính của họ) (xem 5.4.2.2);
c) liên hệ nhóm người dùng đánh giá với những thành phần liên quan thích hợp nhất. Việc này sẽ giúp lựa chọn chỉ những thành phần liên quan quan trọng nhất cho nhóm mục tiêu cụ thể.
d) dựa trên các thành phần liên quan được lựa chọn và mục đích của việc đánh giá, xác định kỹ thuật thu thập dữ liệu thích hợp nhất (ví dụ, bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia, thực nghiệm). Trong hầu hết trường hợp, nên xem xét sử dụng nhiều kỹ thuật để có cả đánh giá chủ quan (xem 5.4.2.3) và đánh giá khách quan (xem 5.4.2.4).
e) thực hiện thu thập dữ liệu;
f) phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng khoa học thống kê mô tả và / hoặc suy luận theo yêu cầu;
g) rút ra kết luận và kiện nghị có liên quan đến các nhóm người dùng mục tiêu đã chọn.
5.4.2.1 Các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng
Dưới đây đưa ra một ví dụ về các thành phần liên quan dành cho các đầu cuối điện thoại thông thường. Các thành phần liên quan này được xây dựng trên cơ sở “Mô hình các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng” nêu trong ETR 051 [4]. Mô hình này được phát triển để dễ dàng nhận diện các đặc tính quan trọng trong thiết kế các máy điện thoại.
Những thành phần liên quan cần được đánh giá là:
a) Giao diện vật lý – thành phần liên quan nhân trắc
- Hình dạng và kích thước của tổ hợp cầm tay
- Hình dạng của tai nghe
- Không gian cho các ngón tay trên tổ hợp cầm tay
- Khoảng cách giữa mỗi phím
- Kích thước của các phím
- Uốn cong ở mặt trên các phím
- Chất liệu của mặt trên của các phím
b) Giao diện vật lý – thành phần liên quan vận động
- Chiều dài của dây nối tổ hợp cầm tay
- Chốt của dây nối tổ hợp cầm tay
- Vị trí của chốt của dây nối
- Trọng lượng của điện thoại
- Khả năng di chuyển của điện thoại
- Trọng lượng của tổ hợp cầm tay
- Cân bằng của tổ hợp cầm tay
- Áp lực cần thiết để kích hoạt các phím
- Hướng áp lực của các phím
- Độ cao / vát của các phím liên quan đến các bề mặt của bàn phím
- Hoạt động của núm điều khiển âm lượng
- Vị trí của núm điều chỉnh âm lượng
- Phương pháp để điều chỉnh âm lượng của nhạc chuông
- Vị trí của núm điều chỉnh nhạc chuông
- Độ nghiêng của bàn phím
c) Giao diện vật lý – thành phần liên quan cảm nhận
- Vị trí không chính xác của tổ hợp cầm tay
- Kích thước của các ký tự trên phím số
- Tương phản giữa các ký tự và nền phím số
- Kích thước của các ký tự trên các phím bổ sung
- Tương phản giữa các ký tự và nền phím bổ sung
- Tương phản giữa các phím và nền
d) Thiết bị vào / ra người dùng – thành phần liên quan cơ vận động
- Kích hoạt bằng cách nhấn cùng lúc hai hoặc nhiều phím
e) Thiết bị vào / ra người dùng – thành phần liên quan cảm nhận
- Các chỉ thị đa năng cho các điều chỉnh và lựa chọn
- Các yêu cầu đối với các núm điều khiển, phím và thiết lập điều chỉnh
+ Kích hoạt các núm điều khiển và các phím đặc biệt do sơ suất
+ Phản hồi xúc giác sau khi nhấn các phím
+ Phản hồi thính giác sau khi nhấn các phím
+ Thao tác núm điều khiển âm lượng
- Yêu cầu đối với các âm hiệu và chỉ thị
+ Độ lớn
+ Âm phụ
+ Điều chỉnh âm lượng đầu ra
+ Âm lượng của nhạc chuông
+ Sự khác biệt về âm sắc của nhạc chuông
- Yêu cầu màn hình hiển thị
+ Kích thước của các ký tự trên màn hình
+ Tương phản giữa các ký tự và nền của màn hình
f) Thiết bị vào / ra người dùng – thành phần liên quan nhận thức
- Bố trí các phím
- Dấu cảm nhận ở phím số 5
- Phân tách các nhóm phím
- Không gian cho các biểu tượng hoặc hình ảnh trên các phím quay số nhanh
- Ghi nhãn các núm điều chỉnh âm lượng
- Ghi nhãn các núm điều chỉnh chuông
g) Các tiện ích truyền thống
- Vững vàng
- Chống trượt
- Quay số nhanh
- Lặp lại cuộc gọi
- Vận hành rảnh tay
- Hiển thị
- Chỉ dẫn sử dụng
h) Tiện ích đặc biệt cho người dùng khuyết tật
- Móc giữ tổ hợp
- Bảo vệ bàn phím
- Ghép cảm ứng bên trong
- Kết nối với bộ ghép cảm ứng và / hoặc bộ khuếch đại âm thanh
5.4.2.2 Các nhóm người dùng khuyết tật
Các nhóm người dùng khuyết tật sau đây có thể tham gia vào việc đánh giá:
- Người khiếm thị
+ Người có thị lực thấp (khó đọc hình ảnh, khó phân biệt màu, khó đọc bản in kích thước nhỏ hoặc độ tương phản kém…);
+ Người có phạm vi nhìn bị giới hạn (ví dụ: tầm nhìn hẹp);
+ Người có tầm nhìn bị ngăn trở (ví dụ: đục thủy tinh thể).
- Người mù:
+ Người mù bẩm sinh;
+ Người mù do bị tật.
- Người suy giảm vận động và sức mạnh
+ Những người có chứng loạn dưỡng cơ;
+ Người bị viêm khớp;
+ Người khó tiếp cận thiết bị đầu cuối công cộng;
+ Người khó điều khiển thiết bị, có hoạt động phát sinh vô ý;
+ Người bị mệt mỏi khi thao tác vận hành thiết bị trong thời gian dài.
- Người có cử động mất phối hợp:
+ Người bại não;
+ Người có bệnh đa xơ cứng.
- Người khó nghe:
+ Người thường phải sử dụng máy trợ thính;
+ Người không sử dụng thiết bị trợ thính.
- Người có khó khăn học tập:
+ Về trí tuệ: không đọc được chỉ dẫn bằng văn bản, không nhận diện được biểu tượng hay chữ viết phức tạp, dễ nhầm lẫn khi thiết bị yêu cầu đáp ứng nhanh chóng;
+ Về trí nhớ: quên mình đang ở đâu trong trình tự thao tác thiết bị, khó khăn trong giao diện phức tạp, yêu cầu nhớ nhiều;
+ Về ngôn ngữ, đọc viết: không hiểu được cảnh báo hay hướng dẫn bằng văn bản, khó khăn khi đọc các dấu hiệu và chỉ dẫn dài, phức tạp.
- Người với giọng nói ra thấp:
+ Người dùng bộ khuếch đại âm thanh để nói;
+ Người nói giọng thực quản;
+ Người bị bệnh đa xơ cứng;
+ Người bị chứng loạn dưỡng cơ.
5.4.2.3 Đánh giá chủ quan
Đánh giá chủ quan là đánh giá của người dùng khuyết tật được thực hiện để bổ sung cho các đánh giá khách quan, hoặc khi không thể thực hiện đánh giá khách quan, hoặc khi đánh giá khách quan khó giải thích kết quả.
Chỉ người dùng có khuyết tật phù hợp với nội dung đánh giá mới tham gia vào. Nhóm người dùng phải có đại diện theo độ tuổi và giới tính. Môi trường thực hiện đánh giá cần phải giống nhau trong suốt quá trình đánh giá.
Phụ lục B đưa ra các câu phỏng vấn tương ứng với từng loại người dùng khuyết tật. Những người dùng sẽ được hỏi và câu trả lời của họ là các đánh giá “rất kém”, “kém”, “chấp nhận được”, “tốt” hoặc “rất tốt”.
5.4.2.4 Đánh giá khách quan
Đánh giá khách quan là đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia theo các khuyến nghị được đưa ra trong tiêu chuẩn này. Trong nhiều trường hợp các tiêu chí đánh giá được mô tả bởi các con số, nhưng trong một số trường hợp không đủ kết luận con số chính xác thì tiêu chí chỉ được mô tả bằng lời văn.
5.4.3 Phương pháp Đo kiểm khả năng sử dụng
Phương pháp Đo kiểm khả năng sử dụng có thể đo lường hiệu suất người dùng (thời gian, sai sót, khả năng học…) và sở thích người dùng (hài lòng, chấp nhận, phản thẩm mỹ…). Phương pháp đánh giá này có thể liên quan tới các tiêu chí tuyệt đối (ví dụ như thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ, tỷ lệ và loại lỗi cho mỗi nhiệm vụ) hoặc các tiêu chí so sánh (người dùng thực hiện tốt hơn và thích các mẫu thử nghiệm mới so với hệ thống cũ, hoặc người dùng có ít sai sót hơn trong sản phẩm A so với sản phẩm B). Đo kiểm khả năng sử dụng đòi hỏi một số mẫu người dùng thực hiện một số mẫu nhiệm vụ trên sản phẩm hoặc hệ thống, với nhiều phép đo khác nhau được thực hiện và phân tích. Việc lấy dữ liệu tin cậy từ các thí nghiệm liên quan đến người không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nếu không chú ý sửa chữa thủ tục, người thí nghiệm / thu thập dữ liệu có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
Cả ITU-T và ETSI đều đã công bố hướng dẫn cho việc đánh giá khả năng sử dụng của các hệ thống và dịch vụ viễn thông (Khuyến nghị ITU-T F.901 [28] và tài liệu EG 201 472 [3]).
Bảng 2 và 3 tóm lược các thuộc tính của các phương pháp đánh giá đã được xem xét trong EG 201 472 [3] nhằm giúp người đánh giá so sánh và lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho yêu cầu của hộ ở một giai đoạn đánh giá cụ thể.
Bảng 2 mô tả các phương pháp đo kiểm và đánh giá, và Bảng 3 bao gồm các kỹ thuật thu thập dữ liệu và đo lường. Điều này có nghĩa rằng có thể thực hiện một trong những phương pháp trong Bảng 2 với bất kỳ (nhưng không phải luôn luôn) phương pháp thu thập dữ liệu trong Bảng 3.
Bảng 2 - Các phương pháp đo kiểm và đánh giá
Tên phương pháp | Giai đoạn thiết kế | Người dùng cần thiết | Ưu điểm chính | Nhược điểm chính |
Thí nghiệm | Thiết kế phần tử (phần cứng hoặc phần mềm). Thiết lập các nguyên tắc chung cho thiết kế hệ thống, nghiên cứu yếu tố con người cơ bản. | Tùy thuộc vào độ phức tạp. Tối thiểu là 10 cho mỗi mục thiết kế. | Cho phép kiểm tra các giả thuyết thiết kế hoặc các phương án cạnh tranh để tìm ra phương án tối ưu | Kỹ thuật phức tạp đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao nhất. Thường thực hiện trong phòng thí nghiệm về khả năng sử dụng mà không phải trong môi trường sử dụng thực tế. |
Giám sát trên hiện trường | Kiểm tra cuối cùng Phân tích nhiệm vụ | 3 hoặc nhiều hơn | Thực hiện trong môi trường sử dụng thực tế: cho ra các phản hồi đối với thao tác của người dùng trong bối cảnh nhiệm vụ cụ thể và trong hoàn cảnh linh hoạt. | Chi phí rất cao. Khó phân tích và hiểu các lý do của các hành động. Những người quan sát khác nhau có thể đưa ra các cách giải thích khác nhau. |
Đánh giá theo kinh nghiệm | Giai đoạn thiết kế ban đầu | Không (đánh giá này được thực hiện bởi các chuyên gia) | Tìm ra các vấn đề về khả năng sử dụng một cách riêng rẽ. Có thể giải quyết các vấn đề của người dùng chuyên gia | Không liên quan đến người dùng thực, do đó không tìm thấy những nét “độc đáo” liên quan đến nhu cầu người dùng. |
Các nhóm chuyên sâu | Phân tích nhiệm vụ và các yêu cầu người dùng | 6 đến 9 cho mỗi nhóm | Có các phản ứng tự phát và năng động trong mỗi nhóm. Cho phép tìm ra những ý kiến hoặc những yếu tố để kết hợp trong các phương pháp khác (ví dụ phương pháp khảo sát) | Khó phân tích. Có giá trị thấp. |
Nhập dữ liệu vào | Kiểm tra cuối cùng, các nghiên cứu tiếp theo | Tối thiểu 20 | Tìm ra các đặc trưng không sử dụng hoặc được sử dụng nhiều | Cần các chương trình phân tích đối với dữ liệu lớn |
Khảo sát | Các nghiên cứu tiếp theo. Các phản hồi của người dùng. Các yêu cầu của người dùng. | Hàng trăm người | Theo dõi cập nhật các nhu cầu người dùng. | Khá tốn kém |
Bảng 3 – Các kỹ thuật thu thập dữ liệu và đo lường
Kỹ thuật | Phương pháp được sử dụng | Ưu điểm chính | Nhược điểm chính |
Bản câu hỏi | Khảo sát Thí nghiệm Phỏng vấn | Dễ dàng soạn thảo, so sánh Thường rất phù hợp để tìm ra sự ưa thích và quan điểm chủ quan của người dùng. | Có thể phải nhắc người dùng để kích thích hoàn chỉnh bản câu hỏi Truyền thông ít hiệu quả: Câu hỏi và câu trả lời có thể được hiểu khác đi hoặc không hiểu đúng Có thể có trái ngược bị bỏ sót hoặc phải cần thêm các câu hỏi vòng hai để kiểm tra lại. |
Phỏng vấn | Phân tích nhiệm vụ và yêu cầu người dùng | Thông tin linh hoạt, sâu sắc Truyền thông hiệu quả: cho phép giải thích các câu hỏi tốt hơn và phiên dịch các câu trả lời tốt hơn Các trái ngược có thể được chỉ ra và được giải quyết ngay | Tiêu tốn thời gian. Khó phân tích và so sánh Người phỏng vấn có thể có phản ứng |
Đo lường về năng lực (ví dụ thời gian phản ứng, tỷ lệ lỗi) | Đánh giá năng lực Thí nghiệm | Đánh giá khách quan Kết quả dễ so sánh | Không thấy có yếu tố chủ quan (ý kiến, phản ứng, sự hài lòng…) |
Ghi âm, thu hình | Giám sát Thí nghiệm | Ghi lại tất cả mọi đối xử và có thể giữ lại để xử lý về sau. | Liên quan đến vấn đề pháp lý và đạo đức Rất tốn kém và dài dòng |
6 Yêu cầu tổng quan về thiết kế
6.1 Các vấn đề thiết kế chung
6.1.1 Khả năng thích ứng
a) Giới thiệu
Khả năng thích ứng là khả năng cho phép một thiết bị đầu cuối hoặc dịch vụ thích nghi được với nhu cầu hoặc sở thích cụ thể của người dùng.
b) Khuyến nghị
- Cho phép người dùng cài đặt các thiết lập về môi trường cá nhân / tùy biến / thích ứng bằng một lệnh từ bất kỳ vị trí nào trong hệ thống, có thể là từ ổ đĩa trong/ ngoài hoặc từ Internet.
- Hỗ trợ việc bổ sung các thiết bị công nghệ hỗ trợ trong thiết kế, khắc phục những vấn đề có thể phát sinh trong xu hướng “thu nhỏ” thiết bị đang phổ biến, ví dụ trong các thiết bị di động.
- Cho phép truy cập đầu ra của thiết bị trước lớp trình diễn để thiết bị có thể thích ứng với nhu cầu cụ thể của người dùng.
- Cho phép cấu hình của hệ thống để sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp nhất với nhu cầu của người dùng, kể cả đầu vào và đầu ra từ hệ thống. Giao diện người dùng có thể điều chỉnh được theo nhu cầu cá nhân.
- Cho phép lưu thông tin cá nhân của người dùng để thích ứng với các hệ thống khác, ví dụ trên thẻ thông minh.
- Cho phép thiết bị đầu cuối truy cập công cộng thích ứng với tất cả người dùng. Thiết bị đầu cuối này cần thích ứng với các yêu cầu về thể chất, thính giác, thị lực, khéo léo, và các yêu cầu nhận thức của người dùng.
- Sử dụng các tính năng tự động thích ứng một cách cẩn thận. Tính năng này phải được sử dụng dưới sự kiểm soát của người dùng với một chức năng vô hiệu hóa.
- Cần đảm bảo thiết bị thích ứng với các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật sau đây:
+ Cho người khiếm thị: Màn hình hiển thị lớn, các chỉ thị xúc giác để chỉ thị trạng thái của máy điện thoại; phát giọng nói để khẳng định phím số đã được nhấn.
+ Cho người khiếm thính: các đèn nháy trên máy điện thoại để chỉ thị cuộc gọi đến, các bộ ghép cảm ứng để tăng cường độ rõ của âm thanh đến cho những người dùng trợ thính, các bộ khuyếch đại giọng nói đầu vào với điều chỉnh âm lượng, các máy điện thoại hiển thị chữ viết (text phone) có bàn phím điện tử và màn hình.
+ Cho người suy giảm giọng nói: các máy đàm thoại với bộ khuyếch đại giọng nói ra, các điện thoại chữ và thiết bị có thể đọc các cụm từ đã thu (bao gồm các thông báo khẩn) bằng cách nhấn phím trên bàn phím; các bộ tổng hợp giọng nói gắn kèm máy điện thoại.
+ Cho người suy giảm thể chất: thiết bị giữ tổ hợp hoặc treo tổ hợp trên vai, các bộ ống nghe cho phép đàm thoại mà không cần giữ tổ hợp; thiết bị điều khiển giọng nói để quay số hoặc nhận cuộc gọi mà không cần dùng tay.
6.1.2 Khả năng điều chỉnh
a) Giới thiệu
Khả năng điều chỉnh là khả năng sắp đặt hoặc tái sắp đặt vị trí của một mô đun hoặc thiết bị đầu cuối hoàn chỉnh và thay đổi các thiết lập để đáp ứng các yêu cầu cá nhân của người dùng.
b) Khuyến nghị
- Cho phép điều chỉnh kết cấu của các thiết bị đầu cuối đơn để tối ưu hóa hướng của các phần tử quan trọng đối với người dùng (ví dụ như xoay màn hình để tránh phản xạ).
- Nếu đầu cuối có tích hợp thiết bị hiển thị và bàn phím, khối hiển thị và bàn phím cần bố trí cách biệt và cho phéo một phạm vi điều chỉnh đủ linh hoạt. Khối hiển thị cho phép các điều chỉnh sau đây:
+ Độ nghiêng màn hình (so với phương thẳng đứng): -5º đến 20º.
+ Độ cao màn hình (tối thiểu): 110 mm.
- Màn hình có thể xoay càng nhiều càng tốt trong cả hai hướng.
- Nếu điều chỉnh được bàn phím, ít nhất một vị trí trong phạm vi điều chỉnh đáp ứng yêu cầu chiều cao 300 mm ở hàng “C”.
- Khi một thành phần được điều chỉnh, cho phép thành phần này duy trì ổn định khi điều chỉnh này đã bị khóa. Toàn bộ thủ tục điều chỉnh nên thực hiện bằng một tay.
- Thiết kế cấu trúc của thiết bị đầu cuối cho phép các vùng điều chỉnh và hiển thị có thể đổi lẫn hoặc hoạt động song song để tạo thuận lợi tối đa cho người khuyết tật và người cao tuổi sử dụng các công nghệ vào ra thay thế chuẩn.
- Khi thiết bị đầu cuối hoặc các mô-đun đầu cuối có thể điều chỉnh, thiết kế các điểm đặt tay thích hợp có bề mặt ma sát phù hợp để hỗ trợ điều chỉnh.
- Cho phéo người dùng thay đổi các thiết lập, chẳng hạn như âm lượng, độ sáng và độ tương phản để đáp ứng sở thích cá nhân và để phục vụ cho những thay đổi về môi trường.
- Thiết bị đầu cuối truy cập công cộng phải có khả năng truy cập bởi tất cả người dùng, kể cả người ngồi xe lăn. Thiết bị đầu cuối cần phải tiếp cận được đối với người hạn chế về chiều cao và tầm với. Nên có đủ chỗ xung quanh thiết bị đầu cuối, không gian mặt đất quang đãng với ít nhất là 760 mm sâu x 1220 mm rộng.
- Thiết bị không được hạn chế quá mức vị trí của người dùng trong quá trình sử dụng (ví dụ: trong trường hợp thiết bị sử dụng dây nguồn co rút hay màn hình điện thoại thấy hình cầm tay).
6.1.3 Màu sắc
a) Giới thiệu
Màu sắc là cảm giác tạo ra trên mắt bởi các tia sáng bị phân tán. Tia sáng có thể là trực tiếp như màu trên một màn hình hiển thị hoặc là ánh sáng phản xạ trên giấy hoặc vật liệu.
b) Khuyến nghị
- Tránh sử dụng các màu sắc từ hai đầu đối diện của quang phổ. Cụ thể, không sử dụng màu đỏ và màu xanh / lục lam để phẩn biệt hai mục tin do người dùng sẽ gặp khó khắn trong tập trung vào các màu này cùng lúc.
- Không sử dụng hơn 5 màu khi mã hóa thông tin.
- Tuân thủ các quy ước màu sắc hiện có, ví dụ: màu đỏ cho nguy hiểm / nóng / dừng lại, màu xanh dương cho lạnh… Nếu dùng màu để thể hiện nhiều ý nghĩa thì cần cung cấp người dùng một bảng thuyết minh ý nghĩa của màu liên quan.
- Tránh dùng các sắc thái của màu xanh dương, xanh lá cây và tím để truyền đạt thông tin do hiện tượng vàng hóa của giác mạc theo tuổi tác sẽ cản trở việc thông qua của ánh sáng màu xanh dương và có thể gây nhầm lẫn giữa những sắc thái này.
- Sử dụng các màu sắc để tạo cấu trúc hiển thị và nhóm các loại dữ liệu.
- Sử dụng tỷ lệ tương phản tối đa khi chọn màu cho nền và các phần tử cảnh. Chữ màu đen trên nền trắng cung cấp độ tương phản cao nhất và tối ưu hóa việc xử lý ảnh văn bản. Tương phản thực tế cho các màu khác sẽ phụ thuộc vào việc trình bày của thiết bị.
- Sử dụng vỏ máy tương phản với màu của các núm điều khiển.
- Sử dụng chất phủ mờ thay chất phủ bóng cho các sản phẩm để giảm thiểu độ chói.
- Tránh sử dụng các màu sắc rất tối hoặc màu sắc rất tươi sáng, tạo sự khác biệt về độ sáng trung bình giữa các vùng nhiệm vụ cho thị giác theo tỷ lệ 10:1.
- Tương phản giữa ký tự và nền của các phím phải đủ lớn để người khiếm thị dễ dàng đọc các ký tự. Màu trắng trên nền đen hoặc xanh đen là tốt nhất. Các kết hợp kém là màu trắng / màu sáng hoặc màu xám; màu đen / màu sẫm; màu đỏ / màu xanh lá cây hoặc màu xanh dương / màu vàng.
- Tương phản giữa các phím và nền phải đủ lớn để người khiếm thị có thể phân biệt các phím với nền. Tối ưu nhất là trắng / đen. Kết hợp kém nhất là màu trắng / màu nhạt hoặc màu xám, màu đen / màu sẫm.
Bảng 4 và 5 đưa ra các khuyến nghị về kết hợp màu sắc cho màn hình hiển thị và tài liệu in.
Bảng 4 – Kết hợp màu sắc thích hợp cho các ký tự / biểu tượng và hình nền cho tài liệu in
Nền | Màu của ký tự / biểu tượng | |||||||
Đen | Trắng | Đỏ tươi | Lục lam | Vàng | Xanh lá cây | Đỏ | Xanh dương | |
Đen |
| + | + | - | + | - | + | - |
Trắng | + |
| + | + | - | + | + | + |
Đỏ tươi | + | + |
| - | + | - | - | + |
Lục lam | - | + | - |
| + | - | - | + |
Vàng | + |
| + | + |
| + | + | + |
Xanh lá cây | - | + | - | - | + |
| - | - |
Đỏ | + | + | - | - | + | - |
| + |
Xanh dương | - | + | + | + | + | - | + |
|
Bảng 5 - Kết hợp màu sắc thích hợp cho các kí tự / biểu tượng và hình nền cho màn hình sáng (ví dụ : màn hình)
Nền | Màu của kí tự / biểu tượng | |||||||
Đen | Trắng | Đỏ tươi | Lục lam | Vàng | Xanh lá cây | Đỏ | Xanh dương | |
Đen |
| + | + | + | + | + | - | - |
Trắng | + |
| + | - | - | - | + | + |
Đỏ tươi | + | + |
| + | + | + | - | - |
Lục lam | + | - | + |
| - | - | + | + |
Vàng | + | - | + | - |
| - | + | + |
Xanh lá cây | + | - | + | - | - |
| - | + |
Đỏ | - | + | - | + | + | - |
| - |
Xanh dương | - | + | - | + | + | + | - |
|
6.1.4 Tính nhất quán và chuẩn hóa
a) Giới thiệu
Tính nhất quán trong hoạt động của 1 thiết bị đầu cuối cho phép người dùng nâng cao kỹ năng của họ và đoán trước được những ảnh hưởng của hành động của họ.
Tính chuẩn hóa đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống và cho phép người dùng áp dụng những hiểu biết của họ trong vận hành các thiết bị đầu cuối khác nhau.
b) Khuyến nghị
* Cần có sự hợp nhất quán trên toàn bộ giao diện người dùng.
* Tính nhất quán của ngôn ngữ được áp dụng sao cho các thuật ngữ hoặc các nhãn sử dụng trên màn hình, bàn phím, bảng điều khiển và tài liệu bất kì là như nhau, ví dụ phím có nhãn CANCEL (hoặc DELETE, hoặc CLEAR...) có thể được sử dụng để khôi phục lại hành động cuối cùng; luôn sử dụng cùng 1 từ (trong ví dụ này CANCEL) cho dù có nhiều lựa chọn; tránh các từ đồng nghĩa như CLEAR, UNDO, ERASE...
* Tính nhất quán của hiệu ứng cần được áp dụng để người dùng nhận thức một hành động sẽ có cùng 1 kết quả bất kể chế độ hoặc cấp độ trong hệ thống là gì.
* Áp dụng một cú pháp nhất quán và logic trong các thủ tục và trình tự để người dùng hệ thống thường xuyên có thể phát triển kĩ năng và tốc độ của họ, ví dụ:
LOG ON sử dụng nhất quán là "Tên người dùng, mật khẩu, ENTER";
HELP sử dụng nhất quán khi nhấn phím chức năng "F1"'
COMMANDS sử dụng nhất quán là "động từ, phân cách, từ 1 , phân cách, từ 2"...
* Bố trí màn hình hiển thị sao cho người dùng có thể dự đoán được nơi để tìm thông tin cần thiết, ví dụ:
Dòng trên cùng - Tiêu đề màn hình, tên ứng dụng và tên file.
Dòng thứ hai - Thanh trình đơn kéo xuống.
Dòng dưới cùng - Thông tin trạng thái và các thông báo cấp thấp.
* Thủ tục kiểm soát người dùng trong việc thiết lập cuộc gọi thoại cơ bản, cuộc gọi đến và kết thúc gọi nên có sẵn cho người dùng ở 1 hình thức phù hợp với máy điện thoại cơ bản.
* Thủ tục kiểm soát người dùng cho các hệ thống phi thoại hoặc bổ sung thoại (ví dụ điện thoại thấy hình, thoại / dữ liệu, đa phương tiện) nên phù hợp càng nhiều càng tốt với trải nghiệm có sẵn của người dùng với hệ thống điện thoại thông thường.
* Trường hợp một ứng dụng điện thoại chạy trên một thiết bị đầu cuối đa mục đích, cần tham chiếu tới các hướng dẫn về kiểu dáng và tiêu chuẩn về phần mềm phù hợp để có giao diện nhất quán về thể hiện và cảm nhận.
* Bảo đảm các giao diện điện giữa các thiết bị ngoại vi và thủ tục kiểm soát người dùng được chuẩn hóa để cho phép người khuyết tật và người cao tuổi có thể kết nối với các bộ điều khiển cải tiến hoặc thiết bị ra, có nghĩa là cung cấp một giao diện công nghệ hỗ trợ được chuẩn hóa.
* Giao thức truyền thông giữa các thẻ thông minh, các bộ thu phát tín hiệu và máy đọc cần được chuẩn hóa để người dùng có thể sử dụng thiết bị cá nhân của họ kết nối với hệ thống.
* Cần cung cấp khả năng hoạt động liên thông giữa máy đọc thẻ thông minh và các loại thiết bị đầu cuối khác nhau ( ví dụ như máy thu hình, điện thoại và máy tính).
* Kết nối giữa thiết bị đầu cuối và thiết bị / giao diện người dùng cá nhân (ví dụ như tai nghe) cần được chuẩn hóa.
6.1.5 Quản lý lỗi
a) Giới thiệu
Trong quá trình sử dụng thiết bị, dịch vụ, người dùng sẽ có những sai sót và lỗi. Để được giúp đỡ, giao điện người dùng và thiết kế hệ thống cần đảm bảo ảnh hưởng của lỗi người dùng được giảm thiểu và khôi phục được nếu có thể.
b) Khuyến nghị
* Thông báo lỗi cần được hiển thị ngay sau khi người dùng thao tác gây lỗi và lỗi được phát hiện.
* Cho người dùng cấu hình hệ thống để kéo dài các thời gian đợi. Việc này cho phép người khuyết tật và người cao tuổi nhập dữ liệu với tốc độ của riêng họ.
*Sử dụng các thông báo lỗi mà không đổ lỗi cho người dùng, mà nhắc nhở người dùng về các hành động chính xác hoặc các lựa chọn để tiếp tục.
* Khi thoát ra hoặc phục hồi từ một lỗi, đưa người dùng trở lại nơi bắt đầu xảy ra lỗi, đặc biệt nếu họ đang trong một quy trình cần thực hiện.
* Hệ thống phải được thiết kế để chịu lỗi, tránh hậu quả nghiêm trọng và cho phép phục hồi dễ dàng.
* Cung cấp khôi phục lỗi đơn giản, ví dụ, xóa lần gõ cuối cùng để chữa những lỗi nhỏ về gõ phím.
* Giảm thiểu số lượng các lần gõ để giảm lỗi gõ phím.
* Cung cấp thông tin phản hồi thị giác hoặc thính giác cho phép người dùng có cơ hội để xoát xét lại hành động nhập dữ liệu.
* Cho phép người dùng xem lại và sửa chữa các mục nhập giọng nói.
* Với các hệ thống phức tạp cho phép ít nhất 1 lần làm lại lệnh cuối cùng, người dùng sẽ cảm thấy rằng họ có thể thực hiện thử mà không gây tổn hại đến hệ thống hoặc thông tin.
* Với các hệ thống phức tạp cho phép người dùng đường thoát nhanh chóng trở lại một điểm dễ nhận biết như 1 trình đơn đang mở, hay khu vực làm việc đang hoạt động.
* Thiết kế hệ thống để bảo vệ người dùng khỏi hậu quả của sai sót hoặc quên ví dụ: gây khó khăn cho người dùng trong việc vô ý xóa nội dung của một danh bạ điện thoại cá nhân; Nhắc nhở người dùng đối với cuộc gọi đã quên không đặt máy.
* Cung cấp các thông báo lỗi hoặc trợ giúp để cho phép người dùng phục hồi hoặc vượt qua nguyên nhân lỗi, ví dụ thông báo " Số máy quý khách đang gọi tạm thời bận, xin vui lòng gọi lại sau".
6.1.6 Thông tin phản hồi
a) Giới thiệu
Thông tin phản hồi là 1 đáp ứng từ hệ thống tới người dùng để khẳng định 1 hành động, hoặc hoạt động đã được thực hiện, hoặc đã thất bại.
b) Khuyến nghị
* Thông tin phản hồi cần được liên tục trong toàn bộ hoạt động của dịch vụ.
* Thông tin phản hồi cần luôn được đưa ra để đáp ứng cho tất cả các hành động của người dùng. Thông tin phản hồi cần được xem xét ở 2 cấp độ:
- Về việc kích hoạt điều khiển đúng hay không đúng, ví dụ: phản hồi xúc giác khi nhấn phím, sự di chuyển của con trỏ khi di chuyển chuột...
- Phản hồi trên thiết bị đầu cuối, mạng hay hệ thống để đáp ứng việc nhập vào, ví dụ : hiển thị các kí tự, trình đơn hoặc hộp thoại, phát âm của một tín hiệu âm thanh...
* Các phản hồi thiết yếu không nên bị giới hạn trong một phương tiện truyền đạt (thị giác, thính giác, xúc giác). Nên dùng phản hồi kép theo 2 phương tiện truyền thông khác nhau để hỗ trợ người dùng có nhu cầu đặc biệt, ví dụ: đồng thời phản hồi bằng âm thanh hoặc đèn nháy hay thông báo; hoặc kết hợp phản hồi âm thanh với phản hồi thông báo bằng giọng nói.
* Nên cho phép người dùng cấu hình hệ thống để truyền phản hồi theo qua phương tiện truyền đạt với thời gian phù hợp nhu cầu của họ.
* Cung cấp thông tin phản hồi khi người dùng thực hiện nhiệm vụ ngay lập tức khi có thể.
* Trong các giao diện thao tác trực tiếp , khi người dùng thực hiện 1 hành động, hệ thống phải cung cấp các chỉ báo thị giác hoặc thính giác, hoặc tốt hơn cả hai, để báo ứng dụng đã nhận được dữ liệu nhập vào của người dùng và đang thao tác trên đó.
* Đối với hệ thống điều khiển bằng giọng nói ,cần cung cấp phản hồi đối với mọi tín hiệu đầu vào. Việc này đặc biệt quan trọng do khả năng lỗi cao của hệ thống.
* Khi hệ thống đang xử lý một nhiệm vụ, cần thông báo rõ cho người dùng bằng cách dùng con trỏ khác (ví dụ: hiển thị đồng hồ cát), hoặc đơn giản hiển thị một thông báo "xin vui lòng đợi".
* Khi hệ thống sẽ hoạt động trong thời gian dài (hơn 15 giây), như truy tìm và lấy dữ liệu về, hoặc tìm kiếm trong 1 cơ sở dữ liệu phức tạp, cần cung cấp phản hồi về thời gian hoạt động sẽ là bao lâu, hoặc phản hồi thị giác thể hiện quá trình đang tiếp tục.
6.1.7 Tính mềm dẻo
a) Giới thiệu
Tính mềm dẻo trong thiết kế đối thoại cho phép thực hiện các phương pháp khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu, và cho phép người dùng để áp dụng các phương pháp khác nhau khi kĩ năng và kinh nghiệm của họ phát triển.
b) Khuyến nghị
* Cho phép hệ thống được điều khiển bởi cả ngôn ngữ lệnh và giao diện người dùng đồ họa đơn giản. Điều này cho phép các lệnh và thủ tục và được thực hiện bằng các diễn đạt chữ viết hoặc báo hiệu (ví dụ bằng con trỏ). Cách điều khiển đầu tiên là quan trọng vì 1 số người (người mù, người lập trình có kinh nghiệm) sẽ cần hoặc thích hình thức tương tác với máy tính này. Cách điều khiển thứ hai sẽ được sử dụng bới những người thích giao diện trực quan và dễ dàng tương tác.
* Cho phép người khuyết tật và người cao tuổi thực hiện cá nhân hóa thiết bị của mình một cách dễ dàng bằng cách cho phép các thiết lập có thể thay đổi được thông qua sử dụng thiết bị như thẻ thông minh. Đồng thời cũng cho phép người dùng dễ dàng quay trở lại giá trị mặc định.
6.1.8 Thời gian đáp ứng
a) Giới thiệu
Thời gian đáp ứng là thời gian cần thiết để hệ thống đáp ứng các lệnh hoặc dữ liệu đầu vào của người dùng.
b) Khuyến nghị
* Thời gian đáp ứng, từ lúc kích hoạt điều khiển đến lúc hiển thị kết quả, càng ngắn càng tốt.
* Thời gian đáp ứng phải phù hợp với tốc độ và luồng suy nghĩ của con người. Bảng 6 đưa ra khuyến nghị về thời gian đáp ứng.
* Bảo đảm thời gian chờ tại bất cứ phần đối thoại nào không ảnh hưởng đến những người chậm hơn so với bình thường trong việc nhập vào các đáp ứng điều khiển cho các yêu cầu đối thoại, đặc biệt nếu có một lượng dữ liệu lớn được tổng hợp / xử lý.
* Yêu cầu người dùng xác nhận thời gian chờ trước khi ngắt kết nối hoặc huỷ bỏ cuộc đối thoại. Trường hợp ngoại lệ có thể bao gồm các tình huống mà các thông tin hiển thị là nhạy cảm về an ninh, hoặc cá nhân.
* Cho phép người dùng thiết lập thời gian đáp ứng và thời gian chờ phù hợp, ví dụ người cao tuổi hay người khuyết tật có thể nhập dữ liệu và tương tác với hệ thống với tốc độ của riêng họ.
Bảng 6 - Khuyến nghị về thời gian đáp ứng
Hoạt động / nhiệm vụ của người dùng | Thời gian | Các ví dụ trong viễn thông |
Phản ứng với việc nhấn phím | 0,1s | Xác nhận âm thanh hoặc xúc giác về việc nhấn phím thành công Tín hiệu LED để kiểm tra trạng thái Hiển thị các kí tự được nhập vào trên màn hình hiển thị Chuyển sang loa ngoài, micro Chuyển mạch thông qua một kết nối |
Hiển thị một thông tin hướng dẫn ngắn và đơn giản có thể tiếp thu ngay | 0,5s | Dấu nhắc người dùng Các thông báo lỗi Tiếp nhận một trạng thái sẵn sàng của hệ thống, ví dụ âm mời quay số khi nhấc tổ hợp Gọi ra một trình đơn ,hiển thị trình đơn tiếp theo |
Hiển thị một khối lượng lớn thông tin phức tạp cần thời gian để đọc | 1,0s | Mở một tài liệu trong một chương trình đã kích hoạt Hiển thị một khu vực tài liệu đã được chọn thông qua các thanh cuộn Gọi ra một trường thao tác hoặc một hộp đối thoại phức tạp Kết thúc một chương trình |
Các truy vấn đơn giản | 2,0s | Kích hoạt một dịch vụ hoặc chương trình với một phím chức năng,mục chọn trình đơn hoặc biểu tượng Hồi âm chuông hoặc âm báo bận sau khi quay số Câu truy vấn trạng thái, ví dụ về các dịch vụ trên máy điện thoại Phản ứng sau khi nhét một thẻ chip Gọi ra một trang cụ thể trong một tài liệu dài |
Các truy vấn phức tạp | 5,0s | Nhận dạng người dùng ở thiết bị đầu cuối Mở một tài liệu,bao gồm việc kích hoạt một chương trình xử lý kết hợp Truy vấn một cơ sở dữ liệu |
Tải và chạy chương trình | Tới 15,0s | Trở lại một trạng thái làm việc đã xác định Tải các chương trình dài Chạy các chương trình phức tạp Tự động xử lý bố cục của một tài liệu dài (hơn 10 trang), ví dụ kiểm tra cú pháp tài liệu dựatrên từ điển, tìm kiếm từ, các thao tác tìm và thay thế... |
6.2 Các kiểu đối thoại
6.2.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Kiểu đối thoại liên quan đến đặc tính tổng thể của sự tương tác giữa người dùng và hệ thống được sử dụng để đạt được 1 mục tiêu cụ thể.
Một kiểu đối thoại tốt phải phù hợp với nhiệm vụ, dễ mô tả và kiểm soát, phù hợp với mong đợi của người dùng, có thể cá nhân hóa và thích hợp cho việc học.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng thủ tục tự mô tả để người dùng có thể ngay lập tức nhận thức được những gì phải làm.
* Đơn giản hóa sự tương tác bằng cách giảm số lượng các lệnh cần nhớ và số lượng lần gõ phím.
* Cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức như là xác nhận đối với việc nhập vào.
* Cung cấp xử lí lỗi để người dùng có thể sửa lỗi dữ liệu đầu vào và làm lại hành động khi báo lỗi. Nếu có thể, cho phép phát hiện lỗi và cung cấp các thông báo lỗi cho biết phải làm gì kế tiếp.
* Duy trì sự thích ứng với kì vọng của người dùng và kinh nghiệm của họ với hệ thống khác.
* Cung cấp dư thừa thông tin ở đầu vào và đầu ra, nơi người dùng có thể phân tán chú ý, và để đáp ứng người khuyết tật và người cao tuổi.
* Sử dụng trình đơn có cấu trúc thứ bậc để hướng dẫn người dùng thông qua nhiều nhiệm vụ phức tạp.
* Xem xét đối thoại qua thính giác để hỗ trợ người dùng khi các thiết bị vào và ra bị hạn chế.
6.2.2 Đối thoại trình đơn
a) Giới thiệu
Một trình đơn đưa ra cho người dùng một danh mục các khoản mục để lựa chọn. Kết quả tiếp theo có thể là một danh mục lựa chọn lần thứ hai hoặc lần thứ ba...và hợp thành một cấu trúc phân cấp. Mỗi một danh mục đơn là một trình đơn. Trình đơn có thể có nhiều dạng: trình đơn âm thanh, trình đơn biểu tượng, trình đơn kéo xuống...
b) Khuyến nghị
* Cho phép người dùng chọn một mục trình đơn theo cách chỉ và chọn qua việc sử dụng các phím con trỏ và chuột, nhập số, hoặc bằng kí tự ban đầu. Mỗi mục trình đơn nên đủ rộng để cho phép lựa chọn bằng con trỏ.
* Hiển thị tất cả các tùy chọn được cung cấp, sử dụng tương phản thấp hoặc kĩ thuật khác để chỉ thị các tùy chọn hiện chưa có.
* Hạn chế sử dụng trình đơn xếp tầng. Tránh sử dụng các trình đơn xếp tầng cho các lệnh thường xuyên, lặp đi lặp lại (do trình đơn xếp tầng làm phức tạp giao diện qua việc yêu cầu người dùng chuyển hướng tiếp qua cấu trúc xếp tầng để đi tới lựa chọn cần thiết).
* Hạn chề số tùy chọn để ít hơn 10. Nếu yêu cầu nhiều lựa chọn hơn, sắp xếp chúng thành các nhóm có ý nghĩa có thể được truy cập như là một trình đơn cấp độ tiếp theo. Các trình đơn dài làm mất nhiều thời gian để quét, do đó làm chậm lại sự tương tác.
* Hạn chế số phân cấp trình đơn là 3 cấp độ. Nếu yêu cầu nhiều cấp độ hơn, sử dụng tín hiệu định vị ở cấp độ hiện hành và trợ giúp để quay trở lại hoặc trở về trình đơn chính.
* Khi người dùng thực hiện một lựa chọn, cần cung cấp phản hồi ngay lập tức ( ví dụ như thông báo, hoặc làm nổi bật lựa chọn đó).
* Tránh cuộn tự động trình đơn, nếu phải sử dụng, thử nghiệm để đảm bảo tốc độ hiển thị là tối ưu.
* Trong một chuỗi các màn hình, các trình đơn nên luôn được hiển thị trong cùng một vị trí.
* Tín hiệu định vị cần được cung cấp để giúp người dùng tìm hiểu cấu trúc trình đơn, định hướng và di chuyển bên trong nó. Phương pháp cung cấp tín hiệu đó bao gồm: tiêu đề phân biệt, đánh số phân biệt, đồ họa kĩ thuật và hiển thị đồng thời thanh trình đơn và bản đồ trình đơn. Cung cấp cho người dùng chỉ dẫn về vị trí hiện tại của họ trong cấu trúc trình đơn.
* Ưu tiên xây dựng cấu trúc trình đơn với nhiều mục ở đầu và cuối, hơn là ở giữa: 8 x 2 x 2 x 8 sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với 2 x 8 x 8 x 2.
* Người dùng phải có khả năng quay ngược trở lại trong cấu trúc trình đơn bằng một thao tác, có thể quay trở lại từng bước hoặc trở về trực tiếp điểm đầu. Nếu trình đơn quá lớn, cung cấp người dùng một bản đồ các cấp của nó
Hình 1 - Ví dụ về một số trình đơn
6.2.3 Kiểu ngôn ngữ lệnh
a) Giới thiệu
Kiểu ngôn ngữ lệnh đòi hỏi người dùng khởi tạo và điều khiển các thủ tục bằng cách nhập một loạt ký tự chữ và số để tạo ra các chuỗi lệnh. Phần mềm sau đó thực hiện lệnh, và đưa ra phản hồi cho việc thi hành lệnh.
Thông thường ngôn ngữ lệnh yêu cầu đầu vào rất chính xác, và cung cấp dấu nhắc cho người dùng. Kiểu đối thoại này hiện nay ít được sử dụng trừ khi người dùng có kĩ năng và thường xuyên. Tuy nhiên, đối với những người dùng gặp khó khăn khi nhập vào một hệ thống (ví dụ như những suy giảm thể chất), tính ngắn gọn, xúc tích của các lệnh và khả năng sử dụng tiếng nói đầu vào có thể là lợi thế.
b) Khuyến nghị
* Kiểu ngôn ngữ lệnh là thích hợp hơn cho người dùng có kĩ năng và chuyên gia , và tốt hơn nếu được sử dụng như là phương pháp nhập liệu bổ sung.
* Thiết kế tên lệnh và ngữ nghĩa có ý nghĩa trong phạm vi nhiệm vụ, người dùng có kinh nghiệm hoặc ứng dụng.
* Hạn chế việc sử dụng các mã lệnh dạng số trong đó sử dụng một số duy nhất để truy cập vào các lệnh hoặc tính năng thường xuyên nhất.
* Cải thiện khả năng nhớ các mã lệnh dạng số bằng cách bố trí các nhóm có ý nghĩa với cùng một chữ số ban đầu, ví dụ, tất cả các mã chuyển cuộc gọi có thể bắt đầu với 5, và mã truy cập hộp thư bắt đầu với 6, tiếp theo là một số để cho phép lên đến 10 tùy chọn, hoặc (chỉ nếu cần thiết) hai chữ số để cho phép lên đến 100 tùy chọn.
* Cung cấp hướng dẫn người dùng với các hình thức trợ giúp trực tuyến, hình vẽ trên sản phẩm, thẻ nhắc và tài liệu tham khảo.
6.2.4 Giao diện máy điện thoại
a) Giới thiệu
Giao diện máy điện thoại là giao diện tối thiểu của một máy điện thoại đơn giản không có tính năng hiển thị. Dữ liệu có thể được đưa vào qua bàn phím 12 nút sử dụng tín hiệu DTMF và các đáp ứng có thể được ở dạng giọng nói.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp một âm báo riêng khi một phím được nhấn.
* Cung cấp chức năng hiển thị hoặc loa ngoài để khẳng định tốt hơn việc nhấn phím.
* Hạn chế chiều dài của trình đơn âm thanh để giảm tải bộ nhớ.
* Cung cấp một phương tiện để tiếp cận với điều hành viên.
6.2.5 Giao diện người dùng đồ họa (GUI)
a) Giới thiệu
Giao diện người dùng đồ họa liên quan đến một lớp các phần mềm / hệ điều hành cung cấp hình ảnh trực quan (ví dụ, các biểu tượng) thay vì các từ được sử dụng trong các đối thoại lệnh. Các đối thoại sẽ sử dụng các hình ảnh trực quan, có thể chọn và điều khiển bằng các thiết bị trỏ. Các thành phần chức năng của đối thoại là các cửa sổ, biểu tượng, trình đơn và con trỏ (WIMP).
b) Khuyến nghị
* Sử dụng các hình tượng có ý nghĩa hay ẩn dụ cụ thể về nhiệm vụ của người dùng.
* Sử dụng các phần tử và biểu tượng bằng hình ảnh dễ nhận dạng thay cho các hình ảnh trừu tượng.
* Cung cấp phản hồi ngay lập tức về các kết quả của hành động, ví dụ: cung cấp tính năng làm lại, hoặc hủy bỏ hành động cuối cùng.
* Sử dụng một thiết bị đồ họa, ví dụ như làm nổi, để phân biệt rõ ràng các cửa sổ đang hoạt động.
* Cung cấp thông tin trợ giúp.
* Cung cấp các bàn phím tắt trên bàn phím cho các mục đích đơn thường được sử dụng để hỗ trợ người dùng có kĩ năng.
6.2.6 Thao tác trực tiếp
a) Giới thiệu
Thao tác trực tiếp là một kĩ thuật đối thoại mà người dùng trực tiếp tác động vào các đối tượng trên màn hình, ví dụ: bằng cách chỉ tay vào chúng, di chuyển chúng và / hoặc thay đổi đặc tính vật lý của chúng thông qua việc sử dụng một thiết bị đầu vào. Một ví dụ thao tác trực tiếp là cách kéo một biểu tượng văn bản về một biểu tượng máy in để in. Trong giao diện thao tác trực tiếp, đối thoại thường liên quan đến đối tượng ( các thực thể được thao tác), thuộc tính (các thuộc tính của những đối tượng này) và các thao tác của người dùng trên các đối tượng đó.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp tính năng tương tác và phản hồi thông tin ngay lập tức để hệ thống có thể diễn giải bất kì hành động của người dùng, và bất kì một thay đổi nào đó trong hệ thống đều phải được thể hiện tại giao diện.
* Thiết kế giao diện một cách nhất quán trong cùng dịch vụ để giúp cung cấp cảm giác ổn định,liên tục và thực tế.
* Xác định tập các đối tượng giao diện để có hành vi và thể hiện nhất quán. Mỗi đối tượng nên đại diện chỉ một chức năng hoặc hành động. Mỗi đối tượng nên được nhận dạng bằng cách đặt tên bên dưới biểu tượng. Khi thích hợp, cho phép cho các biểu tượng được tùy chỉnh.
* Nếu được, thiết kế các đối tượng đa phương thức để cho phép người dùng với các khả năng giác quan khác nhau nhận thức được các đối tượng này theo phương thức ưa thích của họ.
* Đối tượng nên có sự giống nhau về cảm giác; thiết kế các đối tượng sao cho người dùng có thể phân biệt giữa những gì có thể chọn được và những gì không; ví dụ: tất cả các đối tượng chọn được có thể có cùng một hình dạng hay xuất hiện với biểu tượng tay cầm khi người dùng nhấp con trỏ vào chúng.
* Trong những tình huống nhất định, khi cần thêm hỗ trợ, mỗi mục chọn được có thể được làm nổi lên khi con trỏ di chuyển qua nó.
* Chọn một ẩn dụ phù hợp với nhiệm vụ, ví dụ: ẩn dụ cuốn sách dành cho tài liệu trực tuyến, ẩn dụ một tổ hợp điện thoại cho 1 kết nối modem.
* Tùy thuộc vào đối tượng, người dùng có thể di chuyển chúng đi lại, thay đổi kích cỡ, quy mô, phóng to, xoay hoặc chọn 1 đại diện dữ liệu khác, ví dụ, trong một phương thức khác nhau, hoặc sử dụng ít không gian hơn.
* Thiết kế cần cho phép người dùng dễ dàng thao tác các thuộc tính của đối tượng như kích thước, hình dáng, màu sắc, trình bày.
* Thiết kế nên cho phép lựa chọn một hoặc nhiều đối tượng, và chèn các đối tượng.
6.2.7 Đối thoại phím điều khiển
a) Giới thiệu
Đối thoại phím điều khiển là tương tác dựa trên các phím chức năng chuyên dụng hoặc được lập trình, sau này được gọi là "phím mềm". Các tính năng hoặc tiện dụng được gán cho một phím chức năng có thể là cố định bởi thiết kế phần cứng (ví dụ phím Rảnh tay), xác định bởi các phần mềm chuyên dụng và vị trí hiện tại trong đối thoại (như trong các phím trên máy ATM của ngân hàng) hoặc xác định bởi các phần mềm ứng dụng hiện đang chạy trên thiết bị đầu cuối (ví dụ như các phím chức năng của máy tính).
b) Khuyến nghị
* Sử dụng các phím điều khiển chuyên dụng để hỗ trợ người dùng bình thường và người dùng mới làm quen.
* Chọn nhãn có ý nghĩa và tránh những từ viết tắt.
* Đảm bảo nhãn trên các phím rõ ràng dễ đọc: sử dụng phông chữ sans serif, kích thước lớn nhất có thể, tương phản tốt giữa màu phím và màu văn bản.
* Nhóm các phím theo chức năng nhiệm vụ, chuỗi nhiệm vụ, tần suất sử dụng hoặc tầm quan trọng.
* Cung cấp một chế độ giúp đỡ: người dùng sẽ có thể khám phá chức năng của mỗi phím một cách đơn giản.
* Sử dụng các đối thoại phím mềm để làm giảm số lượng các phím chức năng, khi các chức năng phụ thuộc vào trạng thái hiện hành của đối thoại, hoặc cho phép một số lựa chọn trình đơn trên một màn hình hiển thị nhỏ.
* Cho phản hồi, có thể là xúc giác, thính giác hoặc thị giác để xác nhận rằng các chức năng tương ứng đã được kích hoạt. Các phản hồi xuất hiện theo tùy chọn và có thể đồng thời.
* Sử dụng ánh xạ rõ ràng, hiển nhiên, ví dụ ba phím ở bên dưới ba nhãn.
* Nếu số lượng các phím mềm lớn hơn 5 ở bất kì hàng hoặc cột, xem xét nhóm các phím (và nhãn) thành 2 hoặc nhiều nhóm (trong cùng hàng hoặc cột) để giúp người dùng nhận biết nhãn nào đi với phím nào.
* Trong các thiết bị với nhiều phím mềm, giữ vị trí cố định cho các chức năng cụ thể, ví dụ như chức năng "OK", "CANCEL", "NAVIGATE UP" nên luôn luôn được đặt trên cùng một phím mềm.
* Cung cấp các nhãn chữ (hoặc biểu tượng) đầy đủ. Nếu viết tắt là cần thiết, sử dụng một quy tắc nhất quán để tạo ra tất cả các chữ viết tắt và ghi rõ trong tài liệu hướng dẫn người dùng.
* Bảo đảm rằng các nhãn chữ hoặc biểu tượng liên kết với các phím mềm được thể hiện bằng một hình thứ rõ ràng với các phông chữ lớn. Nhãn phím mềm nên được trình bày bằng ngôn ngữ của người dùng.
* Bảo đảm phân cách tối thiểu là khoảng cách một kí tự (chiều ngang) hoặc một hàng (chiều dọc) giữa các nhãn phím mềm lân cận trên màn hình.
* Khi các phím mềm truy cập vào trình đơn phím mềm bằng với số phím, tránh có thêm các mục trình đơn tại cùng cấp
* Cung cấp tiện dụng cho người dùng trở lại nhanh chóng những cấp cao nhất (hoặc một điểm neo) từ bất kì điểm nào trong 1 hệ thống trình đơn phím mềm.
6.2.8. Đối thoại ngôn ngữ truy vấn
a) Giới thiệu
Đối thoại ngôn ngữ truy vấn (hay hỏi đáp) là một kiểu đối thoại đưa ra cho người dùng câu hỏi, có thể ở dạng một danh sách kiểm tra hay một bản câu hỏi với các chỗ trống để người dùng trả lời một cách đơn giản, thường là có / không.
b) Khuyến nghị
* Chỉ sử dụng cho người kém hiểu biết hoặc mới dùng.
*Chỉ một câu hỏi tại một thời điểm.
* Hiển thị lại câu trả lời trước nếu câu trả lời này cần thiết cho đối thoại sau.
* Sử dụng chuỗi câu hỏi tương thích với bất kì mô hình người dùng nào.
6.2.9 Đối thoại kiểu điền vào mẫu
a) Giới thiệu
Đối thoại kiểu điền vào mẫu là một loại đặc biệt của đối thoại hỏi và đáp, trong đó yêu cầu người dùng nhập vào hoặc thay đổi các trường trong một "mẫu", tương tự như mẫu giấy. Hệ thống sau đó cập nhật cơ sở dữ liệu liên kết với nó. Hình thức đối thoại điền vào mẫu hấp dẫn người dùng do giúp người dùng nhìn thấy được toàn bộ thông tin và nhắc người dùng các thông tin cần thiết.
b) Khuyến nghị
* Hình thức điền vào mẫu phù hợp cho nhiều người dùng: kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm, thường xuyên và không thường xuyên. Người dùng rất thiếu kinh nghiệm có thể thấy hình thức đối thoại hỏi đáp dễ sử dụng hơn.
*Sử dụng hợp lí việc nhóm và sắp xếp trình tự các trường. Các trường liên quan nên xếp liền kề và liên kết với một không gian trống để tách giữa các nhóm. Các trình tự nên phản ánh mô hình chung (ví dụ: "Thành phố", tiếp theo là "Khu vực", tiếp theo là "Nước").
* Bố trí mẫu một cách rõ ràng và thẩm mĩ. Phân phối các trường một cách thống nhất để xếp vào một phần của màn hình,còn phần khác thì để trống.
* Căn hàng để tạo ra cảm giác trật tự và bao quát toàn diện. Điều này cho phép người dùng thường xuyên tập trung vào các trường là mục nhập và bỏ qua các nhãn.
*Chỉ thị chiều dài tối đa của các trường nhập dữ liệu, cung cấp thông tin phản hồi (cả thị giác và thính giác) nếu người dùng nhập quá chiều dài tối đa này.
* Các trường bắt buộc và tùy chọn cần được phân biệt rõ ràng. Nếu có thể, đặt các trường bắt buộc lên trên.
* Đối với các trường mà thông tin được yêu cầu theo một định dạng cụ thể, chỉ ra định dạng cần thiết. hoặc trong trường hoặc bên cạnh trường này (xem hình 2).
Hình 2 - Các định dạng của mẫu
* Thời gian: mặc dù đồng hồ 24 giờ được sử dụng thuận tiện và rõ ràng, nhiều người vẫn thấy khó hiểu và thích sử dụng kiểu AM / PM. Hãy yêu cầu định dạng rõ ràng cho người dùng.
* Ngày : nếu có thể, chấp nhận một vài kiểu nhập (ví dụ: 01/04/03, 2003/01/04, ngày 01 tháng 04 năm 2003) (sử dụng một thông báo xác nhận để giải quyết sự không rõ ràng). Nếu không, đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng về các định dạng cần thiết (xem hình 2). Các ví dụ rõ ràng cũng có thể giúp người dùng.
* Sử dụng tiêu đề các trường rõ ràng và có ý nghĩa. Xác định chủ đề và tránh các thuật ngữ máy tính hoặc các thuật ngữ kĩ thuật khác hoặc biệt ngữ, trừ khi thích hợp cho nhóm người dùng mục tiêu.
* Sử dụng thuật ngữ và từ viết tắt nhất quán.
* Các giá trị mặc định phải được hiển thị nếu có thể để tiết kiệm thời gian cho người dùng và chỉ dẫn thêm những yêu cầu đối với đầu vào. Cần làm rõ ràng cách thay đổi giá trị mặc định, thậm chí cho người dùng mới làm quen.
* Người dùng không phải nhập đơn vị đo lường (ví dụ: km,kg). Những đơn vị đo lường nên được trình bày ở bên phải của trường đầu vào.
6.2.10 Đối thoại ngôn ngữ tự nhiên
a) Giới thiệu
Đối thoại ngôn ngữ tự nhiên cho phép người dùng nhập vào hệ thống bằng cách sử dụng các phát biểu không ràng buộc, có thể bằng cách gõ vào hoặc đọc vào máy. Việc này đòi hỏi hệ thống phải đối phó với sự không rõ ràng, mơ hồ và các cấu trúc không có ngữ pháp liên quan đến ngôn ngữ tự nhiên.
Ưu điểm của đối thoại ngôn ngữ tự nhiên bao gồm:
* Thích hợp cho người mới dùng tức là những người ít có kinh nghiệm hoặc không sử dụng máy tính và những người có khó khăn với các thiết bị đầu vào thông thường, đặc biệt là chuột.
* Thích hợp cho người dùng không thường xuyên và những người ít thời gian cho đào tạo (ví dụ như người quản lí cấp cao hoặc người dùng của 1 hệ thống thông tin công cộng tổng quát).
* Thích hợp trong các tình huống có phạm vi chủ đề xác định rõ ràng.
Nhược điểm của cuộc đối thoại ngôn ngữ tự nhiên bao gồm:
* Một cách lí tưởng nhất là hệ thống ngôn ngữ tự nhiên sẽ cho phép người dùng nói để nhập vào hệ thống máy tính. Tuy nhiên, các hệ thống nhập vào bằng giọng nói vẫn chưa hoàn hảo cho giọng nói liên tục và vì vậy đòi hỏi người dùng nói chậm và cẩn thận, hoặc nhập bằng cách gõ vào hệ thống. Việc nhập vào như vậy có thể dài và dễ gây lỗi.
* Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên có thể làm cho người dùng kì vọng không thực tế về hệ thống, và nghĩ rằng họ có thể nhập những thứ bên ngoài miền kiến thức của hệ thống. Điều này có thể dẫn đến thất vọng người dùng.
* Ngay cả trong miền kiến thức của hệ thống, người dùng có thể nhập vào các cấu trúc mơ hồ, không rõ ràng hoặc không hoàn toàn hiểu được bởi hệ thống. Điều này có thể dẫn đến một quá trình dài để làm rõ với người dùng.
b) Khuyến nghị
* Làm cho người dùng biết rõ việc nhập vào ngôn ngữ tự nhiên được chấp nhận hay không được chấp nhận.
* Có thể thích hợp trong việc kết hợp lựa chọn trình đơn với đối thoại ngôn ngữ tự nhiên để người dùng có thể điều hướng dễ dàng đến một chủ đề con và sau đó đặt một câu hỏi trên chủ đề cụ thể đó.
* Cung cấp các đầu vào ngôn ngữ tự nhiên làm ví dụ cho người dùng. Điều này sẽ cung cấp người dùng một bộ cấu trúc rõ ràng để làm theo nếu họ muốn. Thường có thể sử dụng một vài cấu trúc đơn giản như là mẫu cho các truy vấn.
6.2.11 Đối thoại giọng nói
a) Giới thiệu
Đối thoại giọng nói mô tả sự tương tác với hệ thống khi một trong hai đầu vào hay đầu ra được thực hiện theo dạng lời nói. Lời nói nhập vào cơ hội lớn để giảm gánh nặng của việc nhập dữ liệu đầu vào. Lời nói đầu ra mang lại lợi ích cho lớn người khuyết tật, đặc biệt là những người khiếm thị.
Lời nói nhập vào thích hợp nhất để thay thế cho đối thoại phím điều khiển khi một lệnh nói thay thế một hoạt động nhấn phím.
Hiện nay, hệ thống nhận dạng giọng nói bị hạn chế trong khả năng xử lí lời nói liên tục và như vậy dễ tạo ra lỗi khi sử dụng ngôn ngữ tự nhiên.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng lời nói đầu vào, đặc biệt khi thiết bị vào khác bị giới hạn.
* Sử dụng lời nói đầu vào khi không thể sử dụng các kĩ thuật đầu vào khác, ví dụ: nhập dòng lệnh trong khi hai tay hoàn toàn bận.
* Sử dụng bộ từ vựng nhỏ của các từ đã chuẩn hóa ưa dùng để hỗ trợ nhận dạng và hạn chế tối đa tải bộ nhớ của người dùng (một tập hợp các lệnh được nói để điều khiển các chức năng phổ biến nhất của các sản phẩm và dịch vụ ICT có thể tìm thấy trong ES 202 076 [i.7]).
* Sử dụng từ đơn âm dài thay cho đơn âm ngắn để hỗ trợ nhận dạng. Tránh các từ là con số hay đơn kí tự.
* Chọn từ trong từ vựng đầu vào để giảm thiểu nhầm lẫn do nhận dạng (nhầm lẫn do nhận dạng giọng nói và nhầm lẫn thính giác là tương tự).
* Cung cấp cho người dùng dấu nhắc thích hợp để đối thoại (xem Bảng 7, xem thêm 6.2.13).
Bảng 7 - Phương thức nhập dữ liệu bằng giọng nói trong các hệ thống tương tác
Loại đối thoại lời nói | Loại nhắc |
Từ lệnh | Không có lời nhắc - Người dùng chủ động thực hiện |
Nhập trực tiếp | Ví dụ "Nhập vào tất cả các thông tin" |
Ngôn ngữ truy vấn | Ví dụ " Bạn đi du lịch ngày nào?" |
Lựa chọn trình đơn | Ví dụ " Vào ngày trong tuần, thứ bảy hay chủ nhật?" |
Lựa chọn có / không | Ví dụ " Bạn đi du lịch vào buổi chiều?" nói "Có" hoặc "không" |
Khẳng định | Ví dụ " Nếu bạn đang đi du lịch vào buổi chiều, hãy nói ra một tiếng" |
* Cung cấp thông tin phản hồi xác nhận sau mỗi lần nhập
* Sử dụng lời nói đầu ra bổ sung cho hình ảnh ra, hoặc khi không có hiển thị hình ảnh có sẵn. Sẽ có lợi cho người dùng khi cho phép thực hiện đồng thời các nhiệm vụ khác như xem phim, hình ảnh hay lái xe, hoặc trong trường hợp không thể đọc bởi vì quá tối, hoặc người dùng bị khiếm thị.
* Để tăng tối đa tính dễ hiểu đối với lời nói đầu ra, sử dụng lời nói tự nhiên được ghi lại thay cho các lời nói ghép, lời nói tổng hợp được xếp hạng thứ ba.
* Giảm thiểu tải bộ nhớ của người bằng cách cho phép người dùng nghe thông báo lặp đi lặp lại, và nhập lệnh hoặc dữ liệu ngay lập tức và không cần phải ghi nhớ và chờ đợi đến cuối thông báo.
* Tôn trọng những giới hạn của con người về bộ nhớ làm việc và lưu trữ tượng thanh (khoảng 3-4 phần tử) khi thiết kế các trình đơn.
6.2.12 Dấu nhắc người dùng
a) Giới thiệu
Dấu nhắc là thông báo hoặc đối thoại của hệ thống yêu cầu người dùng thực hiện một hành động cụ thể ( ví dụ như "Hãy chọn ngôn ngữ"), nhập dữ liệu (ví dụ: " Xin vui lòng nhập mật khẩu"), hoặc đơn giản chỉ ra rằng hệ thống đã sẵn sàng để nhận dữ liệu hoặc lệnh của người dùng.
b) Khuyến nghị
* Dấu nhắc nhập dữ liệu hoặc nhập lệnh nên được hiển thị ở một vị trí chuẩn bên cạnh trường cần nhập.
* Dấu nhắc nên gợi ra loại dữ liệu cần nhập bằng cách định dạng trường dữ liệu cần nhập một cách nhất quán và phân biệt.
* Nên cung cấp cho người dùng tùy chọn dấu nhắc để nhìn được và nghe được đồng thời.
* Khi dấu nhắc được trình bày cả nhìn được và nghe được, nội dung phải được giống hệt nhau, để tránh bất kỳ nhiễu loạn nào. Ngoài ra, cần chắc chắn rằng phần nói liên quan rõ ràng đến phần hiển thị, có thể bằng cách làm nổi bật dòng hoặc cụm từ trên màn hình khi nó đang được đọc ra.
* Cho phép người dùng ngắt đoạn dấu nhắc nghe được, đặc biệt là những dấu nhắc đòi hỏi một thời gian trình bày và có tốc độ trình bày cố định. Điều này cho phép vận hành nhanh hơn khi người dùng đã đạt được năng lực phù hợp.
* Cung cấp dấu nhắc đa phương tiện để hỗ trợ người khuyết tật và người cao tuổi truy nhập.
* Cung cấp dấu nhắc chỉ dẫn về định dạng và giá trị chấp nhận được cho các mục nhập dữ liệu. Ví dụ:
'Chỉ định các loại xe: _'
(c = xe con, t = xe tải, b = xe buýt)
* Nếu một phần tử của một mục nhập lệnh không được nhận ra, hoặc không thích hợp về logic, nhắc nhở người dùng sửa phần tử đó chứ không yêu cầu nhập lại toàn bộ lệnh.
* Một lệnh bị lỗi có thể được giữ lại trong khu vực nhập lệnh của màn hình, với con trỏ tự động ở vị trí ở mục không đúng, kèm theo 1 thông báo lỗi mô tả vấn đề.
* Cung cấp dấu nhắc cảnh báo người dùng về việc sẽ mất hoặc có khả năng mất dữ liệu. Ví dụ:
" Xác nhận xóa toàn bộ file: SCREEN.IMG (Y/N)?''
* Nói trực tiếp với người dùng, ví dụ "Nhấn ENTER để tiếp tục" thay cho " Người dùng cần nhấn ENTER để tiếp tục".
* Sử dụng cấu trúc động từ chủ động và đề cập thẳng vào người dùng, ví dụ: "Đấu nối pin vào thiết bị đầu cuối" thay cho "Pin cần được đấu nối vào thiết bị đầu cuối".
* Sử dụng câu tích cực: ví dụ "Bắt đầu nói sau khi có tín hiệu" thay cho "Đừng nói cho tới khi có tín hiệu".
* Khi nhắc người dùng thực hiện một chuỗi các bước, thiết kế dấu nhắc theo cùng trình tự, ví dụ: "Nhập chuỗi đăng nhập trước khi chạy chương trình", chứ không phải "Trước khi chạy chương trình,nhập chuỗi đăng nhập".
* Nếu người dùng cố gắng đăng nhập vào hệ thống và bị từ chối vì hệ thống chưa sẵn sàng, hiển thị một thông báo để nhắc người dùng về trạng thái hiện tại của hệ thống và khi nào hệ thống sẽ sẵn sàng. Tránh thông báo kiểu "sẽ thông tin sớm nhất khi có thể". Thực hiện ước tính khi nào hệ thống sẵn sàng, và cập nhật ước tính này nếu cần thiết.
* Hiển thị dấu nhắc nhập dữ liệu hoặc lệnh tại 1 vị trí chuẩn, bên cạnh khu vực nhập lệnh và ở phía dưới. Như là một thay thế, các dấu nhắc có thể được đưa ra trong cửa sổ thêm vào trong khu vực hiển thị làm việc theo yêu cầu người dùng.
6.3 Công nghệ hỗ trợ
a) Giới thiệu
Công nghệ hỗ trợ là thuật ngữ bao gồm công nghệ được sử dụng trong các thiết bị dành cho người khuyết tật để ngăn chặn, bù đắp, làm giảm hoặc vô hiệu hóa các khuyết tật. Trong tiêu chuẩn này, công nghệ hỗ trợ bao gồm cả khả năng giao diện với một thiết bị ICT.
b) Khuyến nghị
Khi giải pháp thiết kế cho người khuyết tật không đạt được mục đích hỗ trợ người khuyết tật, cần sử dụng giải pháp: cung cấp một giao diện kĩ thuật cho phép sử dụng một "thiết bị công nghệ hỗ trợ".
Hiện tại còn thiếu các tiêu chuẩn cho các giao diện này nhưng khi có tiêu chuẩn, chúng cần được áp dụng. Hiện có tiêu chuẩn ghép cảm ứng giữa máy điện thoại với thiết bị trợ thính [9], ghép điện giữa máy điện thoại với thiết bị trợ thính [11] và giao diện thiết bị bổ sung với thiết bị đầu cuối ISDN [10].
Điều quan trọng trong giai đoạn thiết kế là đảm bảo cung cấp các móc nối cần thiết về phần cứng, phần mềm để sau này cho phép kết nối với các thiết bị công nghệ hỗ trợ.
6.4 Trình bày đa phương tiện và tương tác đa phương thức
6.4.1 Thiết bị đầu cuối đa phương tiện
a) Giới thiệu
Các thiết bị đầu cuối đa phương tiện có khả năng truyền và nhận các tổ hợp phương tiện truyền thông có tính chất cơ bản khác nhau (ví dụ: văn bản và video, hay âm thanh,đồ họa và video) một cách đồng thời.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng các địa chỉ đơn giản và nhất quán, Giảm thiểu số lượng các thao tác cần thiết để xác định địa chỉ bất kì thiết bị đầu cuối hoặc truyền thông nào. Xem xét một địa chỉ duy nhất cho người dùng.
* Xem xét các tiện ích cho phép giảm mức truyền thông đa phương tiện một cách đáng kể khi có vấn đề phát sinh, ví dụ từng dịch vụ một. Nếu âm thanh là một trong những phương tiện truyền thông được sử dụng thì nên bỏ truyền thông âm thanh sau cùng.
* Kết thúc cuộc gọi càng đơn giản càng tốt, tốt nhất là chỉ bằng một thao tác duy nhất. Đồng thời đảm bảo các dữ liệu truyền đi không bị mất do sơ suất; cho phép người dùng quyết định xem dữ liệu nhận được có thể bỏ đi hay không.
* Cung cấp các thủ tục đơn giản để cho phép người dùng lựa chọn phương tiện truyền thông khác nhau trước và trong cuộc gọi. Đảm bảo cơ hội thiết lập nhất quán giữa phương tiện truyền thông mặc định cho cuộc gọi đi và đến. Không khuyến khích không nhất quán giữa phương tiện truyền thông mặc định cho cuộc gọi đi và đến, trừ trường hợp người dùng kinh nghiệm.
* Bảo đảm sự đồng bộ giữa các đối tượng phương tiện khác nhau trong truyền thông đáp ứng mong đợi của người dùng. Ví dụ, duy trì đồng bộ hóa về môi giữa âm thanh và hình ảnh trong phạm vi ± 50 ms, hoặc giữa con trỏ và hình ảnh con trỏ hiển thị trong ứng dụng nhỏ hơn 100ms.
* Bảo đảm người dùng được thông báo về những thay đổi trong giá cước cuộc gọi do những thay đổi về các phương tiện thông tin truyền / nhận. Người dùng nên được thông báo về cước của các phương tiện truyền thông khác nhau trước và trong cuộc gọi.
6.4.2 Chế độ đa phương thức
a) Giới thiệu
Chế độ đa phương thức là việc cung cấp nhiều phương thức cho phép có phương tiện thay thế và dự phòng trong nhập hoặc trình bày thông tin. Giao diện đa phương thức cho phép đạt được tương tác người-máy tự nhiên và hiệu quả hơn bằng cách tích hợp một loạt các tín hiệu mà con người thường chuyển tải thông tin qua đó. Nhiều yêu cầu của người khuyết tật cảm giác và nhận thức có thể được đáp ứng với các sản phẩm chủ đạo nếu các thông tin đầu ra được cung cấp qua một số phương thức khác nhau.
b) Khuyến nghị
* Khi có thể, cho phép người dùng lựa chọn từ một loạt các phương thức trình bày.
* Bảo đảm sự tương đồng giữa những thông tin được trình bày qua các kênh giác quan khác nhau.
* Sử dụng đa phương thức nếu các kênh thông tin bị quá tải.
* Xem xét chế độ đa phương thức để khắc phục khó khăn trong môi trường bất lợi.
* Lưu ý rằng một số phương thức, ví dụ, âm thanh, có thể ảnh hưởng đến người dùng gần đó.
* Luôn luôn xem xét các khả năng đa phương thức của cả đầu vào và đầu ra. Các nhu cầu của người mù và người khó đọc có thể được đáp ứng nếu thông tin văn bản và đồ họa cũng được cung cấp dưới dạng lời nói và nhu cầu của người khiếm thính có thể được đáp ứng nếu thông tin âm thanh và lời nói cũng được cung cấp dưới dạng văn bản.
6.4.3 Các âm thanh không phải lời nói
a) Giới thiệu
Âm thanh không phải lời nói có thể là âm thanh trong thế giới thực âm thanh rút gọn hay mẫu nhạc (earcon).
b) Khuyến nghị
* Đảm bảo rằng bất cứ âm thanh được sử dụng có thể tái tạo được trong giới hạn băng thông có liên quan có liên quan đến hệ thống.
* Đảm bảo âm thanh được trình bày với âm lượng tương tự như tín hiệu âm thanh gỗ, và dải động được giới hạn để ngăn chặn trường hợp im lặng rõ ràng và to bất ngờ.
6.5 Các nhãn và chữ viết tắt
a) Giới thiệu
Nhãn và chữ viết tắt là các kí tự chữ, số, chuỗi văn bản hoặc biểu tượng dùng để chỉ chức năng hoặc tính năng có sẵn ở một núm điều khiển hay hiển thị.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng từ đầy đủ để mô tả chính xác chức năng điều khiển hay hiển thị. Tránh các từ viết tắt, trừ khi các thử nghiệm tính sử dụng khẳng định chúng có thể chấp nhận được.
* Sử dụng các nhãn hay câu chú giải chữ, số để nhận dạng núm điều khiển, hiển thị và các thành phần chức năng khác của sản phẩm hoặc thiết bị đầu cuối.
* Chữ viết tắt có thể được sử dụng nếu chúng quen thuộc với nhóm người dùng, tuy nhiên, các biểu tượng có thể sử dụng độc lập với ngôn ngữ hơn.
* Sử dụng biểu tượng, biểu trưng và chữ tượng hình để khắc phục các khó khăn về ngôn ngữ khi nhận dạng các núm điều khiển hay hiển thị, các đầu nối và ổ cắm, hoặc để đưa ra hướng dẫn.
* Sử dụng các biểu tượng đồ họa đã thiết lập cho các chức năng thông thường.
* Bảo đảm tài liệu in rõ ràng và dễ đọc và dễ hiểu bởi người dùng. Sử dụng văn bản in thẳng trên các đường nằm ngang. Tránh sử dụng văn bản đứng, cong hay đảo ngược.
* Khi sử dụng màn hình nhỏ đảm bảo rằng có đủ không gian trên màn hình cho việc ghi nhãn các phím mềm.
* Văn bản tối trên một nền sáng được ưa thích với độ tương phản độ sáng từ 70% đến 80%.
* Làm bóng vỏ máy không được khuyến cáo do thiếu tương phản sẽ làm cho khó đọc văn bản. Tuy nhiên nó có thể hữu ích như là thông tin bổ sung cho những người có thị lực kém.
* Đặt nhãn hoặc câu chú giải lên trên núm điều khiển hay hiển thị , hoặc ở khoảng cách gần. Đảm bảo không có sự nhập nhằng giữa nhãn và núm điều khiển / hiển thị tương ứng.
* Bảo đảm các nhãn an toàn được hiển thị nổi bật và bền vững trong suốt thời gian sống của thiết bị.
* Đối với các nhãn người dùng chỉnh sửa được, cung cấp nơi chèn giấy để người dùng thiết kế các mô tả riêng của họ.
* Đối với nút đa chức năng sử dụng cơ chế dịch chuyển (shift), làm rõ sự kết hợp giữa nút điều khiển, nút SHIFT và các nhãn trên các nút đa chức năng bằng cách sử dụng một kĩ thuật mã hóa. Màu sắc là hữu ích cho việc này, nhưng chỉ nên được sử dụng cùng với biểu tượng và / hoặc nhãn.
* Để giúp người mù và người khiếm thị và những người có khó khăn học tập,điều quan trọng là nút điều khiển để điều chỉnh âm lượng được ghi nhãn rõ ràng để dễ tìm thấy và hiểu được cách sử dụng nút điều khiển.
* Sử dụng dấu hiệu bằng biểu tượng duy nhất để định vị các thiết bị đầu cuối, giảm thiểu nhầm lẫn.
* Bảo đảm các kí tự trên phím rõ ràng, dễ đọc cho những người suy giảm thị lực, về kích thước và độ tương phản. Xem 7.2 để có thông tin thêm về ghi nhãn phím.
* Đối với sản phẩm phức tạp, người dùng, đặc biệt là người cao tuổi, có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các trình tự cụ thể của hoạt động và 1 nhẵn hướng dẫn trên sản phẩm sẽ rất hữu ích.
6.6 Biến thể quốc gia
a) Giới thiệu
Trong phạm vi quốc gia, có một số cách thể hiện khác biệt về phân cách số hàng nghìn, số thập phân; thời gian, số điện thoại...các cách dùng khác biệt này được gọi là biến thể quốc gia.
b) Khuyến nghị
* Cho phép những khác biệt trong cách thể hiện:
- Phân cách số hàng nghìn: 1000; 1.000; 1 000.
- Điểm thập phân: 1,5.
- Ngày: 25/12/1992; 25-12-1992; ngày 25 tháng 12 năm 1992.
- Thời gian: 21:30; 21h30; 9:30 AM/PM.
- Số điện thoại: 12 3456; 12-3456; (12) 3.456, và cho số điện thoại quốc tế +44 12 3456.
* Khi có thể, sử dụng biểu tượng hoặc kí hiệu đã được quốc tế công nhận thay cho từ.
6.7 An toàn
a) Giới thiệu
Một hệ thống và dịch vụ cần phải được an toàn đối với các sử dụng trái phép. Người dùng phải được đảm bảo rằng giao dịch không thể bị chặn bởi những người khác.
b) Khuyến nghị
* Đối với các mục nhập mật khẩu và các mục nhập an toàn khác, hiển thị thông tin phản hồi của mục nhập bằng các kí tự trừu tượng, vô nghĩa, như "*" hoặc "x", chỉ thể hiện số kí tự đã nhập vào mà không phải là kí tự thực tế đã nhập.
* Kiểm tra virus không nên làm cho hệ thống hoặc dịch vụ khó sử dụng hơn. Nếu tìm thấy virus, cần báo cho người dùng nên làm j để khắc phục tình hình.
* Thiết bị đầu cuối truy cập công cộng phải cảnh báo nếu người dùng bỏ quên thẻ thông minh, tiền, vé...trong máy.
* Khi sử dụng các thiết bị trợ giúp, ví dụ cho ra loa to hoặc in lớn, sự riêng tư của thông tin phải được đảm bảo.
6.8 Hỗ trợ người dùng
6.8.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Hỗ trợ người dùng là việc cung cấp các thông tin để hỗ trợ trong thao tác và sử dụng sản phẩm và dịch vụ ICT, bao gồm cả thông tin trong khi đối thoại hoặc khi được yêu cầu trợ giúp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng, giảm tải bộ nhớ cho người dùng và do đó tối thiểu hóa thời gian học sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
b) Khuyến nghị
* Hướng dẫn cần dễ dàng phân biệt với các thông tin hiển thị khác.
* Hướng dẫn sử dụng cần đơn giản và dễ hiểu, có thể cung cấp qua các phương tiện truyền thông khác nhau để phù hợp với sở thích hoặc nhu cầu của người dùng.
* Các hướng dẫn do hệ thống kích hoạt phải được lưu lại trên màn hình trong thời gian hữu ích nhất định, trong khi hướng dẫn do người dùng kích hoạt phải nằm dưới sự kiểm soát của người dùng, cho phép người dùng bỏ nó khi cần thiết.
* Cung cấp cho người dùng thông tin cụ thể liên quan đến bối cảnh nhiệm vụ hơn là thông điệp chung chung.
* Cung cấp thông tin rõ ràng và cụ thể để hướng dẫn người dùng qua trình tự vận hành, bao gồm cả cách phục hồi từ các lỗi.
* Hỗ trợ bộ nhớ của người dùng bằng cách cung cấp các lựa chọn, ví dụ, như các trình đơn, hoặc dấu nhắc để hiển thị các tính năng và dịch vụ có sẵn, hoặc những nhiệm vụ có thể thực hiện được.
* Phát triển các trợ giúp trực tuyến phù hợp nhiệm vụ và các sổ tay, tài liệu hướng dẫn bằng giấy.
* Sử dụng từ ngữ quen thuộc và câu ngắn, đơn giản.
6.8.2 Các trợ giúp
6.8.2.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Hệ thống trợ giúp được sử dụng để trợ giúp người dùng thực hiện thành công nhiệm vụ. Trợ giúp có thể được sử dụng để thông báo người dùng về mục đích của các phím chức năng hay các lệnh, các trợ giúp theo ngữ cảnh có thể được sử dụng để hướng dẫn người dùng qua các trình tự không quen thuộc, hoặc phục hồi từ một lỗi.
b) Khuyến nghị
* Trợ giúp đa phương thức cần được cung cấp nếu có thể.
* Đối với hệ thống đơn giản có khả năng hiển thị giới hạn, xem xét cung cấp trợ giúp bằng cách sử dụng lời nói đầu ra.
* Đối với các hệ thống phức tạp, cung cấp các trợ giúp theo bối cảnh và theo yêu cầu nhiệm vụ của người dùng.
* Viết các thông tin trợ giúp bằng những câu ngắn gọn đơn giản và bao gồm những gì cần làm tiếp theo và làm thế nào để quay về nhiệm vụ chính.
* Đối với các trợ giúp phức tạp, ví dụ, trong giao diện người dùng đồ họa, cung cấp tín hiệu để điều hướng trong tài liệu trợ giúp với tiêu đề rõ ràng, ví dụ: trang trước và trang sau; cung cấp các dấu vết để người dùng có thể truy trở lại màn hình trước đó và xem nơi họ xuất phát. Nếu người dùng bị mất phương hướng trong hệ thống trợ giúp, cho phép quay lại vị trí trợ giúp ban đầu.
* Trợ giúp cần được cung cấp trong 1 số định dạng khác nhau ví dụ: trợ giúp bằng con người, trợ giúp trực tuyến, văn bản, âm thanh, đa phương tiện, có tính đến khả năng khác nhau của người dùng.
6.8.2.2 Cơ chế trợ giúp qua thính giác
a) Giới thiệu
Trợ giúp thính giác bao gồm các thông báo được lưu trữ hoặc thông báo bằng giọng nói tổng hợp giải thích về mục đích và cách sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
b) Khuyến nghị
* Không sử dụng chữ viết tắt trong trợ giúp âm thanh.
* Sử dụng chất lượng tối thiểu. Thông báo phải được ghi bởi phát thanh viên chuyên nghiệp.
* Sử dụng thông báo giọng nói hoặc thông báo tổng hợp giọng nói ngắn và đơn giản.
* Sử dụng trợ giúp âm thanh trong dịch vụ mà giọng nói là môi trường chính ( ví dụ dịch vụ đàm thoại)
* Sử dụng trợ giúp âm thanh trong môi trường có nhiễu âm thanh thấp, khi người dùng không thể chú ý đến màn hình hiển thị, hoặc khi không thể sử dụng hiển thị.
* Hạn chế sử dụng trợ giúp âm thanh đối với trường hợp nhiều thông báo cần được đưa ra tại 1 thời điểm, thông tin dài xếp theo chuỗi, hoặc để truyền tải một danh sách các lựa chọn dài trong trình đơn, hoặc trong giao diện đồ họa người dùng, trong môi trường tiếng ồn cao.
6.8.2.3 Cơ chế giúp bằng con người
a) Giới thiệu
Cơ chế trợ giúp bằng con người sử dụng điều hành viên là người sẽ trợ giúp bằng cách trực tiếp trả lời các câu hỏi của người dùng hoặc giao tiếp qua màn hình video.
b) Khuyến nghị
* Người dùng cần được thông báo khi điều hành viên thực hiện kiểm soát hệ thống.
* Nếu điều hành viên không có sẵn, cung cấp người dùng công cụ hoặc tiện ích để ghi lại các vấn đề của họ để giải quyết sau này.
* Cần có công cụ hoặc tiện ích trợ giúp dịch vụ hoặc hỏi đáp cho người khuyết tật và người cao tuổi.
* Cần phải cung cấp thông tin cho người dùng về thời gian họ phải chờ trước khi kết nối được với điều hành viên.
6.8.2.4 Cơ chế giúp đa phương tiện
a) Giới thiệu
Trợ giúp đa phương tiện bao gồm các thông báo hướng dẫn là tổ hợp của các phương tiện khác nhau (thoại, hình ảnh,video).
b) Khuyến nghị
* Khuyến nghị sử dụng các video ghi từ trước như là cách trợ giúp đơn giản và hiệu quả cho người dùng, đặc biệt cho người có khả năng đọc kém.
* Hiển thị các thủ tục cần thiết và cả kết quả của mỗi thao tác.
* Cần dễ dàng tắt trợ giúp và xóa các tập tin không mong muốn.
* Người dùng cần phải kiểm soát tốc độ trình bày thông tin và có thể kiểm tra lại các phần trước đó.
6.8.2.5 Cơ chế trợ giúp thiết lập sẵn
a) Giới thiệu
Các hệ thống trợ giúp thiết lập sẵn ( built in) là một phần của sản phẩm và dịch vụ ICT. Mục tiêu cuối cùng của chúng là để cung cấp trợ giúp cho người dùng để thực hiện nhiệm vụ và để giúp cho người dùng dần dần tăng khả năng xử lí hệ thống hoặc dịch vụ. Các hệ thống trợ giúp thiết lập sẵn cung cấp thêm thông tin về các lệnh,chức năng hoặc hoạt động có thể của giao diện hệ thống. Mục tiêu là cải thiện hiệu năng hiện tại và lâu dài với giao diện. Về mặt lý thuyết, thông tin hỗ trợ sẽ giảm khối lượng học tập, bộ nhớ và xử lí nhận thức cần thiết cho nhiệm vụ dựa trên máy tính, dẫn đến giảm về thời gian và lỗi của người dùng.
b) Khuyến nghị
* Trợ giúp cần được trình bày trong một khu vực ngoại vi của khu vực làm việc hoặc trong một cửa sổ riêng biệt để tránh chồng chéo vào tầm nhìn của khu vực làm việc của người dùng. Cửa sổ trợ giúp không được bao trùm toàn bộ màn hình làm việc.
* Trình bày trợ giúp theo một danh sách các chủ đề trợ giúp qua đó người dùng có thể lựa chọn.
* Phải chắc chắn rằng nhiệm vụ vẫn còn nhìn thấy được trong khi đang tìm trợ giúp.
* Cách dùng câu là quan trọng, kết quả của một hành động cần phải được nêu trước khi mô tả cách thực hiện các hành động. Ví dụ: "Để xóa màn hình, nhấn RETURN" thay cho" Nhấn RETURN để xóa màn hình".
* Hướng dẫn cần được dùng theo cách phát biểu tích cực, sử dụng vốn từ vựng quen thuộc, ngắn, những câu đơn giản và âm sắc trung tính.
*Hệ thống trợ giúp xây dựng sẵn không nên là phiên bản điện tử của các hướng dẫn bằng văn bản.
* Mô tả các thủ tục từng bước để giúp giải quyết vấn đề cụ thể.
* Cung cấp trợ giúp ngữ cảnh. Điều này có nghĩa rằng hệ thống có thể nhận ra các vấn đề của người dùng trước khi nó xuất hiện, và cung cấp hỗ trợ về các vấn đề cụ thể đó trong bối cảnh của nó.
* Cho phép người dùng tắt trợ giúp bất cứ lúc nào và trở về với nhiệm vụ.
* Cần cho phép in ra bất kì trợ giúp nào theo một định dạng dễ đọc dưới sự kiểm soát của người dùng.
6.8.2.6 Cơ chế trợ giúp dạng văn bản
a) Giới thiệu
Trợ giúp dạng văn bản bao gồm các thông báo chữ viết. Các thông báo này có thể được trình bày theo các hình thức khác nhau cho người dùng: bằng thẻ, hướng dẫn giấy, cuốn sổ tay một hoặc hướng dẫn sử dụng, trong một cửa sổ riêng biệt với các chỉ mục điện tử, hoặc bằng cách xuất hiện trên màn hình như kiểu "bong bóng" hoạt hình và chỉ tới các thành phần giao diện cụ thể hoặc là như là các nhãn của các biểu tượng.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp các chỉ mục điện tử, các liên kết siêu văn bản và tài liệu tham khảo để tối đa hóa khả năng của người dùng lấy tài liệu một cách nhanh chóng.
*Sử dụng các từ viết tắt một cách cẩn thận khi trình bày thông báo trợ giúp.
* Xem xét sự cần thiết phải bao gồm các nội dung sau: tên của sản phẩm và nhà sản xuất; bảng nội dung, thông tin an toàn; cài đặt, lắp ráp; sơ đồ hoặc hình ảnh của các thành phần, hoặc các bộ phận; hướng dẫn hoạt động; bảo dưỡng thường xuyên; chỉ mục.
* Xem xét các lựa chọn thay thế cho văn bản tường thuật: các minh họa; các sơ đồ khối; các bảng; các danh sách.
* Sử dụng câu đơn giản, ngắn, thường là khoảng 15-25 từ dài, tối đa là 30 từ.
* Sử dụng những từ quen thuộc, tránh biệt ngữ và từ viết tắt.
* Bố trí trang của các sổ tay một cách nhất quán để tăng cường khả năng đọc và trực quan.
* Cung cấp văn bản theo kích thước điểm lớn hơn cho người khiếm thị.
6.8.3 Các hệ thống huấn luyện
a) Giới thiệu
Các hệ thống huấn luyện đào tạo người dùng và cung cấp các kiến thức cần thiết về các thủ tục có sẵn cho người dùng thiếu kinh nghiệm. Chúng thường cung cấp kiến thức khởi đầu về cách thao tác với một hệ thống và các nhiệm vụ dựa trên máy tính.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp các đào tạo về các mục tiêu mà hệ thống có thể đạt được, để chỉ cho người dùng mới làm quen với những hệ thống có thể thực hiện được.
* Trình bày các thủ tục giao diện từng bước đễ hỗ trợ người dùng với các vấn đề cụ thể.
* Mô tả các thủ tục giao diện để người dùng có thể nhanh chóng học được các thao tác đơn giản.
* Cung cấp kiến thức chi tiết về thủ tục giao diện để người dùng thiếu kinh nghiệm có thể học một cách tích cực và nhiều người dùng có kĩ năng có thể kết hợp với kiến thức về thủ tục khác để cải thiện hiệu suất dài hạn và sự hiểu biết về giao diện.
* Cung cấp người dùng các hiểu biết về các nhiệm vụ đại diện để nâng cao kiến thức của họ khi áp dụng các kĩ năng giao diện cụ thể.
7. Hướng dẫn thiết kế các thiết bị vào
7.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Các thiết bị vào bao gồm các phím và bàn phím, các thiết bị trỏ, các nút điều khiển rời rạc và liên tục, các bộ chỉ thị và điều khiển phần mềm , các thiết bị vào âm thanh, hình ảnh, sinh học và điện tử. Các khuyến nghị được đưa ra trong điều này có tính chất chung áp dụng cho phần lớn các thiết bị đầu vào.
b) Khuyến nghị
Khi lựa chọn công nghệ, người thiết kế cần nhận thức rõ hạn chế của công nghệ đối với người khuyết tật. Người khuyết tật cần định vị được sản phẩm ICT và các nút điều khiển, các chỉ thị cụ thể; họ cần hiểu được cách vận hành thiết bị vào ( ví dụ nhấn, nhấc hoặc quay). Nói chung, cho những người khuyết tật và người cao tuổi:
* Giảm thiểu lực cần thiết để vận hành nút điều khiển.
* Tránh những thao tác đồng thời, ví dụ đẩy và xoay.
* Tránh yêu cầu người dùng giữ nút điều khiển trong một khoảng thời gian.
* Tránh các nút điều khiển giới hạn hoặc hạn chế người dùng nắm và sử dụng một tay.
* Cung cấp phương thức nhập vào thay thế cho người dùng khiếm thị khi sử dụng thiết bị vào con trỏ liên tục.
7.2 Thiết bị vào xúc giác: Các phím và bàn phím
7.2.1 Bàn phím
7.2.1.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Bàn phím là một tấm các nút điều khiển nhập vào bao gồm các phím hoặc các nút ấn. Các phím thường được sắp xếp phù hợp với 1 tiêu chuẩn bố cục, ví dụ: các chữ số 0-9 và các phím chữ cái theo ISO/IEC 9995 [21]. Ngoài ra, một số phím chức năng có thể được bố trí đơn, trong các nhóm, hoặc trong cột / hàng ma trận.
b) Khuyến nghị
* Độ nghiêng/ dốc phù hợp vào loại bàn phím/ bảng phím (ví dụ giữa 50 và 120 cho bàn phím chữ và số). Nếu độ nghiêng / dốc có thể điều chỉnh được, bàn phím phải ổn định trong tất cả các vị trí có thể.
Đối với những người suy giảm khả năng vận động, không thiết kế bàn phím quá nghiêng hoặc nằm ngang, hoặc mặt trước của bàn phím quá cao để hỗ trợ thư giãn tay.
* Có gờ cảm nhận xúc giác trên phím số 5 của bàn phím máy điện thoại và trên chữ cái "F" và "J" trên bàn phím chữ và số để tăng khả năng sử dụng bàn phím và bảng phím cho những người khiếm thị.
7.2.1.2 Bàn phím chữ số
a) Giới thiệu
Một bàn phím chữ số chứa các phím mang chữ của bảng chữ cái cũng như các số( và có thể các phím chức năng), thường là trong các khối riêng biệt. Chúng thường có phím Shilt để truy cập đến các kí tự hoặc biểu tượng thay thế.
b) Khuyến nghị
* Khoảng cách ngang và dọc giữa hai phím liền kề (giữa các tâm phím) cho việc nhập dữ liệu chữ và số mức chuyên nghiệp là 19 mm ± 1 mm, không cần phân biệt kiểu nắp phím [21]/
* Khoảng cách giữa cá nhóm phím cần lớn hơn rõ ràng so với khoảng cách giữa các phím trong một nhóm, và các phím của các nhóm phím khác nhau có sự khác biệt rõ ràng về hình dạng, kích thước, kết cấu và / hoặc màu sắc.
* Khuyến nghị bố trí các chữ cái, số và kí hiệu là bố trí "QWERTY" [21], với các biến thể quốc gia (xem Hình 3)
Hình 3 - Sắp xếp các chữ cái theo khuyến nghị ISO / IEC
*Chiều cao bàn phím tại hàng "nhà" (A,S,D,F) tối đa là 35 mm, khuyến nghị 30 mm hoặc nhỏ hơn.
*Độ dốc bàn phím từ 00 đến 150 ,khuyến nghị từ 50 đến 120 .
* Đối với các máy trạm VDU, bàn phím tách biệt so với màn hình tối thiểu 300 mm. Tuy nhiên không bắt buộc đối với các thiết bị đầu cuối cầm tay hoặc các hệ thống nhỏ gọn cho các ứng dụng cụ thể.
* Độ dịch chuyển của phím từ 1,5 mm đến 6 mm cho bàn phím chữ và số (không áp dụng cho bàn phím màng, xem ISO 9241-4 [20]).
* Lực nhấn phím 0,25 N tới 1,5 N cho bàn phím chữ và số.
* Sử dụng nắp phím mở rộng cho các chức năng quan trọng, ví dụ: phím Space (dấu cách), Enter (nhập vào), Tab (phím lề), Backspace (xóa ngược), và các phím dịch chuyển (Shift, Alt và Control), tránh sử dụng nắp phím với kích thước chuẩn đối với bảng phím nằm phía trên bàn phím chính.
* Các phím "F" và "J" trong hàng "nhà" có gờ nổi để hỗ trợ người khiếm thị.
* Có tùy chọn cho phép người dùng không phải bấm nhiều phím một lúc. Ví dụ, một phím điều khiển và một phím số có thể được bấm lần lượt, thay bằng bấm cùng lúc để hỗ trợ người suy giảm vận động, người có cử động không phối hợp, người chỉ có một tay, và những người dùng thiết bị điều khiển bằng đầu hoặc thiết bị điều khiển bằng mồm.
7.2.1.3 Bàn phím điện thoại
a) Giới thiệu
Bàn phím điện thoại là bàn phím trên một thiết bị đầu cuối điện thoại được sử dụng để nhập các chữ số 0 - 9, * và #, để truy cập vào thiết bị đầu cuối hoặc các chức năng mạng.
b) Khuyến nghị
* Bàn phím tối thiểu bao gồm 12 phím: 0 - 9, * và #, sắp xếp thành 3 cột, 4 hàng. Phím 1,2,3 đặt trên hàng đầu như Hình 4.
Hình 4- Bố trí chữ số theo Khuyến nghị của ITU-T
* Góc bàn phím máy điện thoại để bàn phụ thuộc và chiều cao của bàn phím so với mặt bàn (xem Hình 5). Đối với bàn phím có hàng "nhà" (4,5 và 6) lớn hơn 85 mm so với mặt bàn, góc khuyến nghị là 250 ± 100 so với phương ngang. Đối với bàn phím có hàng "nhà" nhỏ hơn hoặc bằng 30 mm so với mặt bàn, độ dốc bàn phím khuyến nghị là 50 đến 120 ( trong giới hạn 00 đến 150 là chấp nhận được) (ISO 9241-4 [20]).
Hình 5- Các góc bàn phím - Giới hạn khuyến nghị
*Bố trí các chữ cái kết hợp trong các phím số theo Hình 6.
Hình 6- Bố trí các kí tự chữ cái trên bàn phím
* Nếu yêu cầu nhập dữ liệu chữ và số, cần cung cấp bàn phím đủ chữ và số.
* Số và chữ cần rõ ràng và có kích thước cỡ lớn. Số và chữ có độ tương phản cao so với nền bàn phím để tạo điều kiện cho người khiếm thị và người cao tuổi nhận diện.
* Phím số "5" có gờ nổi để hỗ trợ người khiếm thị.
Hình 7 - Đánh dấu xúc giác trên phím số 5
* Thiết kế 01 phím chức năng "SOS" để kết nối với dịch vụ khẩn cấp.
7.2.2 Bộ điều khiển từ xa
a) Giới thiệu
Một bộ điều khiển từ xa cho phép điều khiển các chức năng của một thiết bị từ một khoảng cách nhất định mà không cần dây dẫn.
b) Khuyến nghị
* Nếu bộ điều khiển từ xa bao gồm một khối phím số, sự sắp xếp của các phím số cần tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9241-4 [20].
* Các phím nên được nhóm lại theo các chức năng (các phím số, điều khiển âm lượng, điều khiển chạy (Play, Pause, Stop...). Những nhóm chức năng nên được bố trí các khoảng không gian riêng và các phím của các nhóm phím cần được phân biệt về hình thức, màu sắc và hình dạng.
* Nên cung cấp thông tin phản hồi sau mỗi hoạt động điều khiển.
7.2.3 Các phím
7.2.3.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Phím là thiết bị rời rạc dùng để nhập dữ liệu đơn lẻ.
b) Khuyến nghị
* Dùng các phím phẳng hoặc lõm theo ngón tay, không dùng phím lồi.
* Kích thước phím tối thiểu 60 mm2 và tốt nhất là lớn hơn 110 mm2 . Kích thước tối đa của các phím được giới hạn bởi kích thước của bàn phím. Điều quan trọng là kích thước của các phím phải đủ cho người có cử động không phối hợp có thể nhấn đúng phím. Đối với những người khiếm thị các phím cần phải đủ lớn để có chỗ cho các kí tự với kích thước đủ lớn.
* Đối với những người suy giảm khả năng vận động hoặc có cử động không phối hợp, sẽ là một lợi thế nếu phím ngang bằng với bề mặt của bàn phím để có thể nghỉ tay trên bàn phím khi phím được bấm. Đối với người mù và những người suy giảm thị lực sẽ là lợi thế khi các phím được làm nổi lên bởi vì những người này có thể cảm nhận được các phím đang nằm ở đâu.
* Khuyến nghị vật liệu bề mặt trên cùng của các phím là cao su hoặc nhựa mờ [20]. Nếu chúng được làm bằng nhựa bóng, những người suy giảm vận động hoặc người cử động không phối hợp và người dùng thiết bị điều khiển bằng mồm hoặc thiết bị điều khiển bằng đầu có thể có vấn đề thao tác các phím vì các ngón tay / thanh điều khiển sẽ dễ dàng trượt ra bàn phím. Đối với người khiếm thị, phím bóng có thể tạo một độ chói khiến họ không thể nhìn thấy các kí tự trên bàn phím.
* Sử dụng các phím có lực và di chuyển thông thường (di chuyển 1,5 mm đến 6 mm, lực 0,5 N đến 1,5 N [20], thay cho các phím màng (không di chuyển) hoặc phím cảm ứng.
* Nếu cần sử dụng phím màng, màng bong bóng với độ di chuyển tối thiểu được chấp nhận nhiều hơn so với màng phẳng. Áp lực cần thiết để kích hoạt các phím là rất quan trọng cho những người có khuyết tật khác nhau. Những người suy giảm sức mạnh cơ bắp có thể gặp vấn đề nếu cần quá nhiều áp lực, và những người có cử động không phối hợp có thể có vấn đề nếu chỉ cần áp lực quá nhỏ do các phím sẽ dễ dàng bị kích hoạt nhầm.
* Hướng dịch chuyển phím phải hoàn toàn là thẳng đứng. Các phím phải hoạt động tốt khi nhấn và không bị kẹt.
* Chữ viết trên nắp phím phải đọc được ở khoảng cách xem. Kích thước tối thiểu của kí tự là 16 pt hoặc 4 mm, hay lớn hơn 6mm hoặc tốt hơn là 9 mm để hỗ trợ người dùng khiếm thị. Kích thước tối đa của kí tự được giới hạn bởi kích thước của các phím.
* Tương phản giữa kí tự và nền của các phím số là đủ lớn để người khiếm thị dễ dàng đọc các kí tự. Chữ viết trên nắp phím phải có tỉ lệ tương phản tối thiểu là 1:3. Kết hợp màu sắc tốt để đạt được điều này là màu trắng trên nền đen và trắng trên nền xanh dương đậm. Kết hợp màu sắc không được khuyến nghị là: màu trắng trên màu sáng hoặc màu nhạt, màu đen trên một màu tối, màu đỏ trên màu xanh lá cây, màu xanh trên màu vàng.
* Các phím cần được thiết kế và bố trí sao cho tránh bị kích hoạt sai do nhầm lẫn. Người mù, người khiếm thị, người suy giảm vận động, người cử động không phối hợp sẽ có xác suất lớn hơn trong việc kích hoạt nhầm các phím hoặc các nút điều khiển khác.
* Đảm bảo có phản hồi về sự phát động của mỗi phím và phản hồi kết quả. Đối với phản hồi trên sự phát động, cho phép phản hồi xúc giác (xác nhận được điểm dừng của phím) hoặc phản hồi thính giác (tiếng click). Đối với phản hồi kết quả, cung cấp thông tin phản hồi thính giác hay thị giác thích hợp (ví dụ như các âm DTMF và / hoặc hiển thị số).
* Những người suy giảm vận động cần được cung cấp phản hồi thính giác hoặc phản hồi xúc giác từ phím, nếu không họ sẽ thường nhấn phím mạnh hơn cần thiết. Đối với người mù và khiếm thị, phản hồi là rất quan trọng để họ có thể cảm thấy hoặc nghe thấy phím đã được kích hoạt.
* Đối với những người suy giảm cảm giác vận động cơ thể, ví dụ: do bệnh tiểu đường, họ không thể cảm nhận được khi các phím được kích hoạt, vì vậy điều quan trọng là các phím cho một phản hồi thính giác riêng biệt khi chúng được kích hoạt ( cũng như trong tai nghe của một chiếc điện thoại). Đối với những người bị mù hoặc khiếm thị , thông tin phản hồi thính giác khác biệt là quan trọng để họ có thể nghe được khi các phím đã được kích hoạt.
* Các phím được bố trí khoảng cách tốt sẽ làm giảm khả năng nhấn phím sai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với:
- Người có cử động không phối hợp vì khoảng cách rộng ngăn chặn bấm vài phím cùng một lúc;
- Những người khiếm thị vì có thể phân biệt các phím dễ dàng hơn nếu có thêm không gian giữa chúng; và
- Những người mù do họ có thể cảm nhận mỗi phím dễ dàng hơn.
* Cần cung cấp chức năng canh gác phím. Sẽ là một lợi thế cho những người suy giảm khả năng vận động nếu có thể ngắc hoạt động của các phím để họ nghỉ tay trên bàn phím trong quá trình bấm phím. Ngắt phím cũng hữu ích cho người có cử động không phối hợp và cho những người dùng thiết bị điều khiển bằng đầu hoặc thiết bị điều khiển bằng mồm. Các phím có thể được ngắt thông qua việc kích hoạt chức năng canh gác.
7.2.3.2 Các phím con trỏ
a) Giới thiệu
Các phím con trỏ là thiết bị trỏ đơn giản nhất với bốn phím đại diện cho các hướng chuẩn: lên, xuống, trái, phải; thường được sử dụng để điều khiển con trỏ màn hình.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp các phím con trỏ như là các nút điều khiển con trỏ cơ bản, trừ khi bị hạn chế bởi không gian.
* Chọn một bố trí của các phím theo đúng hướng mong muốn của người dùng, tức là phím "UP" (lên trên) ở trên phím "DWON" (xuống dưới), phím "RIGHT" (sang phải) ở phía bên phải của phím "LEFT" (sang trái), theo hình T ngược hoặc hình chữ thập (xem hình 8) [21].
Hình 8 - Ưu tiên bố trí các phím con trỏ
Hình 9 - Sắp xếp các phím con trỏ cần tránh
* Ghi nhãn các phím với kí hiệu mũi tên chỉ thị một cách rõ ràng hướng hoạt động (ISO/IEC 9995 [21], định nghĩa các biểu tượng).
* Bốn phím con trỏ cơ bản có thể được hỗ trợ với hai phím, thường ghi nhãn là "Home" (con trỏ di chuyển đến vị trí bên trái trên cùng của tài liệu, khối dữ liệu hoặc màn hình) và "End" (di chuyển con trỏ đến vị trí bên phải phía dưới cùng tài liệu, khối dữ liệu hoặc màn hình) [21].
7.2.3.3 Các phím chức năng
a) Giới thiệu
Các phím chức năng là các phím dành riêng để chọn trực tiếp các lệnh và các tính năng. Chức năng hoặc tính năng cụ thể có thể được gán theo thiết kế phần cứng hoặc theo lập trình bởi người dùng.
Trong trường hợp các chức năng của phím được chỉ định bằng một hiển thị trực quan tùy theo trạng thái đối thoại hiện tại, các phím này được gọi là các phím mềm.
b) Khuyến nghị
* Bố trí các phím chức năng thành các nhóm phản ánh logic của nhiệm vụ như hoạt động theo trình tự, mức độ quan trọng, tần suất sử dụng, và chức năng.
* Tách biệt hoặc sử dụng mã màu để giảm nguy cơ bấm phím sai gây ra tác động không thể đảo ngược như chấm dứt một cuộc gọi trong khi vẫn truyền tải dữ liệu.
* Tránh nhiều chức năng trong một phím chức năng duy nhất.
* Trường hợp phải chuyển dịch chức năng, hạn chế số lượng cấp độ chuyển là 2.
* Cung cấp phản hồi, có thể là xúc giác, âm thanh hoặc hình ảnh để xác nhận rằng phím đã được kích hoạt.
* Sử dụng các phím mềm đối thoại để hướng dẫn và để giảm thiểu số lượng các phím chức năng.
Hình 10 - Ví dụ bố trí các phím chức năng
7.3 Thiết bị vào xúc giác: các thiết bị trỏ
7.3.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Thiết bị vào cho phép mô phỏng hành động chỉ tay của người dùng trên màn hình hiển thị. Những thiết bị này có thể lái con trỏ, định vị con trỏ trên một phần tử màn hình để cho phép các cuộc đối thoại sử dụng phần tử đó, hoặc để vẽ hình / kí tự trên màn hình.
b) Khuyến nghị
* Cân nhắc cho phép sử dụng đồng thời một số thiết bị trỏ, để giúp những người có nhu cầu đặc biệt truy cập được thiết bị đầu cuối với sự linh hoạt hơn (xem Bảng 8).
* Đối với mỗi thiết bị trỏ, xem xét sự cần thiết phải có phản hồi đối với hành động của người dùng, sẽ tốt hơn nếu sử dụng phản hồi đa phương thức (thị giác, thính giác, xúc giác).
* Lực cần thiết để vận hành thiết bị trỏ nằm trong khoảng 0,3 N và 0,6 N. Tốt nhất là có thể điều chỉnh được lực yêu cầu.
* Các phím con trỏ, cần điều khiển và các bộ dò cử động mắt / đầu cũng có thể sử dụng như thiết bị trỏ. Chúng cũng được liệt kê trong Bảng 8 (a) và (b).
* Một số người suy giảm chức năng bàn tay, ví dụ suy giảm sức mạnh, cử động nhỏ, hoặc run tay có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các thiết bị trỏ, chẳng hạn như chuột, cần điều khiển, bi lăn, bàn cảm ứng, màn hình cảm ứng...
Bảng 8 (a) - So sánh các thiết bị trỏ
| Trỏ / chỉ thị | Lựa chọn (ví dụ mục của trình đơn) | Số khả năng lựa chọn | Dò / Vẽ tự do | Truy vết / vẽ không cần tay | Di đối tượng | Tốc độ định vị |
Chuột | Tốt | Thêm phím - tốt | Tới 3 | Vừa phải | Vừa phải | Tốt | Tốt- Vừa phải |
Bút trỏ | Tốt | Tốt | 1 tại một thời điểm | ? | Tốt - Vừa phải | Tốt - Vừa phải | Tốt |
Bút sáng | Tốt | Tốt | 1 tại 1 thời điểm | Vừa phải | Vừa phải | Vừa phải | Tốt |
Bi lăn | Tốt | Thêm phím | 1 hoặc 2 | Tốt | Kém | Tốt | Tốt |
Bảng đồ họa | Tốt | Thêm phím | Nhiều | Vừa phải | Tốt | Vừa phải | Tốt |
Bàn cảm ứng | Vừa phải | Vừa phải | 1 tại một thời điểm | Vừa phải - Kém | Kém | Kém | Vừa phải |
Màn hình cảm ứng | Tốt | Tốt | 1 tại một thời điểm | Kém | Vừa phải -Kém | Vừa phải - Kém | Tốt |
Các phím con trỏ | Vừa phải | Thêm phím | 2 ( Enter hoặc Cancel) | Vừa phải | Không | Kém | Vừa phải - Chậm |
Cần điều khiển | Tốt | Thêm phím | 1 hoặc 2 | Tốt | Kém | Vừa phải | Tốt |
Bộ dò cử động mắt / đầu | Tốt | Vừa phải | ? | Tốt | Kém | Vừa phải - Kém | ? |
Bảng 8 (b) - So sánh các thiết bị trỏ
| Độ chính xác định vị | Yêu cầu về không gian | Phối hợp mắt và tay | Tầm nhìn không bị vướng | Vấn đề parallax | Chi phí thấp | Di chuyển tự do trong khu vực làm việc |
Chuột | Tốt - Vừa phải | Vừa phải | Không | Đúng | Không | Có | Có |
Bút trỏ | Tốt | Nhỏ - Không | Có | Sai | Có thể | Không | Không |
Bút sáng | Tốt | Nhỏ | Có | Sai | Có thể | Có | Có |
Bi lăn | Tốt | Nhỏ | Không | Đúng | Không | Vừa phải | Không |
Bảng đồ họa | Tốt | Rộng | Không | Đúng | Không | Vừa phải | Không |
Bàn cảm ứng | Vừa phải | Vừa phải | Vừa phải | Đúng | Không | Có | Có |
Màn hình cảm ứng | Vừa phải | Không | Có | Sai | Có thể | Vừa phải | Không |
Các phím con trỏ | Tốt | Nhỏ | Không | Đúng | Không | Có | Không |
Cần điều khiển | Vừa phải | Nhỏ | Không | Đúng | Không | Vừa phải | Không |
Bộ dò cử động mặt / đầu | ? | Đặc biệt | N/A | Đúng | Không | Không | Không |
7.3.2 Chuột
a) Giới thiệu
Chuột là thiết bị chỉ và chọn phổ biến. Chuyển động của chuột trên một bề mặt phẳng được phản ánh trong chuyển động phối hợp con trỏ. Chuột thường có một hoặc nhiều nút để kích hoạt các yếu tố màn hình tại vị trí con trỏ hiện hành. Chuyển động của chuột được phát hiện bằng cơ học hoặc quang học. Chuột cơ được sử dụng trên bất kì bề mặt, trong khi chuột quang chỉ có thể được sử dụng kết hợp với một bàn di đặc biệt.
b) Khuyến nghị
* Chuột có đỉnh được làm tròn đến tâm của bề mặt, với các nút ở phía trước và mặt trên. Đảm bảo các nút đủ cứng để hỗ trợ các ngón tay nghỉ ngơi mà không kích hoạt chuột và cung cấp phản hồi xúc giác và thính giác tốt khi kích hoạt.
* Hình dạng nên được thích hợp cho cả người dùng thuận tay phải và người dùng thuận tay trái.
* Các nút bấm phải cung cấp đầy đủ thông tin phản hồi xác giác và thính giác khi nhấn.
* Khi có nhiều nút được cung cấp, cho phép thay đổi các nút chọn phù hợp với người dùng thuận tay phải và tay trái.
* Cáp chuột được đưa ra từ phía trước đầu của chuột thông qua một đầu dẫn cáp linh hoạt.
* Nếu dây dẫn ảnh hưởng nhiều tới việc sử dụng thiết bị, xem xét sử dụng chuột không dây.
* Cho phép người dùng tùy biến tính năng của chuột, ví dụ tốc độ chuyển động của con trỏ, khoảng cách di chuyển của con trỏ, và khoảng giãn cách kích đúp.
7.3.3 Bút trỏ
a) Giới thiệu
Bút trỏ được sử dụng với một thiết bị vào là một bảng được số hóa trong suốt bề mặt của màn hình phẳng có tính năng như một bảng ghi chú, có thể nhận dạng chữ viết tay hoặc một điệu bộ.
b) Khuyến nghị
* Kích thước cơ bản của bút trỏ: dài từ 120 mm đến 180 mm, đường kính từ 7 mm đến 20 mm. Trọng lượng tổng từ 10 g đến 25 g. Thiết bị cần có kẹp hoặc khe gài bút trỏ.
* Bề mặt nơi nắm bút trỏ cần chống trượt.
* Lực yêu cầu để kích hoạt các bút trỏ trên mặt cảm ứng không lớn hơn 1,5 N.
* Bút trỏ không thích hợp với người suy giảm kỹ năng vận động, thường được sử dụng cho thiết bị cầm tay nhỏ, màn hình không ảnh hưởng đối với người suy giảm thị lực.
7.3.4 Bi lăn
a) Giới thiệu
Bi lăn là thiết bị vào bao gồm một viên bi nhỏ quay tự do trong một ổ cố định, với các cảm biến để phát hiện các chuyển động trực giao. Bi lăn thường kết hợp với một hoặc 2 phím cụ thể để phối hợp điều khiển chỉ và chọn.
b) Khuyến nghị
* Cho phép điều chỉnh tốc độ điều khiển, tức là tốc độ chuyển động và khoảng cách di chuyển con trỏ tương ứng với tốc độ và khoảng cách di chuyển của bi lăn. Cho phép điều chỉnh bi lăn về tốc độ chuyển động và độ chính xác định vị.
* Thích hợp cho thiết bị di động hoặc cho các thiết bị sử dụng trong môi trường di chuyển (trên tàu biển, máy bay...). Cung cấp chỗ đỡ cẳng tay và cổ tay để cho phép lăn bi chỉ bằng các ngón tay. Nên có một công tắc để ngắt bi khi không sử dụng.
* Không thích hợp cho tác vụ vẽ, ít thích hợp hơn so với chuột trong việc chọn một số lượng lớn các nhiệm vụ và khi cần chuyển trỏ đến các điểm ở xa. Tính hữu dụng của bi lăn giới hạn trong nhiệm vụ chỉ và chọn.
* Nếu bi lăn có thể điều khiển con trỏ ra ngoài vùng màn hình hoạt động hiện tại, cung cấp các chỉ dẫn trên cạnh của vùng màn hình về hướng hiện tại của con trỏ.
* Sử dụng bi với các kích thước sau đây:
. Đường kính 50 mm đến 150 mm;
. Bề mặt lộ ra 1000 đến 1200;
. Sức cản 0,3 N (tối đa 1,0 N);
. Lực lăn: 0,2 N đến 1,5 N;
. Sức cản khởi động: 0,2 N đến 0,4 N;
. Sức cản trong môi trường di chuyển tối đa 1,7 N;
. Khoảng trống xung quanh bi tối thiểu 50 mm;
. Hỗ trợ cổ tay ở phía trước của bi 120 mm đến 250 mm;
. Khoảng cách tới đường trung tâm của màn hình hiển thị có liên quan tối đa 320 mm;
* Cung cấp đa thông tin phản hồi ( ví dụ: đồng thời có phản hồi lực và phản hồi thính giác).
* Bi lăn có thể được sử dụng bởi những người dễ mỏi, ví dụ: những người có chứng loạn dưỡng cơ và bệnh đa xơ cứng.
* Sử dụng cơ chế "phản hồi trợ lực" (Force feedback) để giúp người dùng định vị bi lăn nhắm mục tiêu một cách nhanh chóng và ít lỗi hơn. Cơ chế phản hồi trợ lực có thể giúp người dùng suy giảm kỹ năng vận động tìm mục tiêu dễ dàng hơn.
7.3.5 Bàn cảm ứng/ Màn hình cảm ứng
a) Giới thiệu
Bàn cảm ứng/ màn hình cảm ứng là một thiết bị đầu vào bao gồm một bảng điều khiển phẳng nhạy cảm có thể phát hiện các vị trí và chuyển động của ngón tay hay bút trỏ. Thông thường nó duy trì mối quan hệ tương đối 1:1 với vùng màn hình tích cực, nơi con trỏ dò ra vị trí hiện hành. Nó có thể được sử dụng để tạo ra các bản vẽ và để lựa chọn mục.
Các bàn cảm ứng cung cấp sự linh hoạt cao, và có thể được sử dụng như thiết bị đầu vào cơ bản cho máy tính cá nhân, trong khi vẫn giữ tương thích với bàn phím hiện có. Chúng có các chức năng tương tự như các thiết bị trỏ khác, đặc biệt là màn hình cảm ứng, nhưng có lợi thế là phù hợp với bàn phím truyền thống.
b) Khuyến nghị
* Màn hình cảm ứng rất hữu ích trong các tình huống người dùng sẽ tốn thời gian hoặc nguy hiểm khi chuyển sự chú ý ra khỏi màn hình, trong tình huống căng thẳng cao hoặc khối lượng nhiệm vụ cao, và trong tình huống không cần đào tạo người sử dụng hệ thống.
* Cung cấp thông tin phản hồi thị giác và thính giác hoặc xúc giác để xác nhận các lựa chọn mục.
* Nếu chọn các khu vực mục tiêu nhỏ, xem xét sử dụng một lần bấm phím riêng biệt để xác nhận chọn lựa. Tránh phải sử dụng hai bàn tay: một tay để nâng ngón tay ra, và tay kia để nhấn phím.
* Lực cần thiết cho đầu vào không vượt quá 1,0 N.
* Đối với bàn cảm ứng, thực hiện theo khuyến nghị chuẩn về kích thước, khoảng trống giữa các phím.... để đảm bảo rằng bàn cảm ứng có hiệu suất tác dụng như các bàn phím thông thường.
* Các mục để chọn nên có kích cỡ ngón tay (đối với người dùng ngồi: mục tiêu cao 22 mm đến 26 mm, chiều rộng 26 mm đến 28 mm; đối với người tiêu dùng đứng: mục tiêu cao 30 mm đến 32 mm, chiều rộng 30 mm), hoặc đảm bảo không có mục tiêu lựa chọn khác trong phạm vi một bán kính tối thiểu 9 mm. Một không gian không hoạt động có chiều rộng ít nhất 5 mm cần được cung cấp xung quanh mỗi mục tiêu.
* Có thể thao tác được bằng cách sử dụng ngón tay như là một công cụ.
7.4 Thiết bị vào xúc giác: Các công tắc
7.4.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Công tắc là một thiết bị vào điều khiển một hoặc nhiều chức năng riêng biệt của hệ thống. Các công tắc thường được thao tác theo đường thẳng (các công tắc lật trạng thái, bật / tắt, trượt, nút ấn), hoặc chuyển động tròn (công tắc xoay). Khóa là một trường hợp đặc biệt của công tắc.
b) Khuyến nghị
* Hướng chuyển động của công tắc để bật hoặc tăng giá trị/chức năng:
. Đối với công tắc chuyển động thẳng: sang phải, lên trên hoặc về phía sau.
. Đối với công tắc chuyển động tròn: sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
* Cung cấp nhãn, câu chú giải và / hoặc đánh dấu để:
. Xác định các chức năng của công tắc,
. Xác định tầm quan trọng của các thiết lập công tắc, và
. Chỉ ra vị trí hiện tại của công tắc.
* Các công tắc cần được thiết kế để có thể vận hành mà không cần sự di động thái quá của bàn tay, ngón tay, cánh tay, vai và đầu so với các vị trí trung lập tương ứng của chúng.
* Công tắc phải đủ ổn định để độ chính xác của nó không bị suy giảm trong quá trình thao tác thông thường.
* Có thể thao tác công tắc bằng tay hoặc thiết bị điều khiển bằng mồm/ thiết bị điều khiển bằng đầu. Nếu điều này không thể đạt được, nên sử dụng một thiết bị vào thay thế (ví dụ như các phím hình dạng lõm) hoặc một cơ chế nhập vào dự phòng bổ sung (ví dụ như kích hoạt bằng giọng nói).
*Có thể vận hành công tắc bởi một người suy giảm khéo léo (ví dụ người có tật run), hoặc người bị hạn chế khả năng nắm hoặc suy giảm lực cơ đáng kể. Nếu điều này không thể đạt được, một cơ chế bổ sung dự phòng đầu vào (ví dụ như kích hoạt bằng giọng nói) nên được thực hiện.
* Các công tắc nên được nhóm lại và ghi nhãn sao cho người khiếm thị có thể phân biệt chức năng của chúng.
Bảng 9 đưa ra so sánh các loại công tắc cho các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau của người dùng.
Bảng 9 - So sánh các công tắc
| Công tắc trượt | Công tắc bật tắt | Công tắc xoay | Công tắc lật trạng thái | Công tắc ấn | Công tắc khóa |
Số các trạng thái rời rạc | 2+ | 2 | 3 tới 24 | 2 | 2 | 2 tới 12 |
Tốc độ điều khiển | Nhanh - vừa phải | Nhanh | Vừa phải | Nhanh | Rất nhanh | Chậm-vừa phải |
Kiểm tra việc thiết lập bằng mắt | Dễ dàng | Vừa phải | Dễ dàng - vừa phải | Dễ dàng | Không thể trừ khi có chốt | Dễ dàng - vừa phải |
Kiểm tra việc thiết lập không bằng mắt | Vừa phải | Vừa phải | Dễ dàng - vừa phải | Dễ dàng | Không thể trừ khi có chốt | Dễ dàng - vừa phải |
Thao tác đồng thời vài công tắc | Dễ dàng - vừa phải | Dễ dàng | Vừa phải - khó | Dễ dàng | Dễ dàng | Khó |
Không gian cần thiết | Nhỏ - vừa | Nhỏ nhất | Vừa | Nhỏ nhất | Nhỏ | Vừa |
7.4.2 Công tắc trượt
a) Giới thiệu
Công tắc trượt là thiết bị vào điều khiển để lựa chọn các vị trí rời rạc bằng chuyển động trượt.
b) Khuyến nghị
* Dùng công tắc trượt cho chuyển mạch nhiều vị trí (hai hoặc nhiều vị trí).
* Lực ngón tay đẩy kích hoạt từ 1,5 N tới 2 N, khoảng cách di chuyển giữa các vị trí công tắc lớn hơn 3mm. Thanh trượt lớn hơn để nắm ngón tay / ngón tay cái có thể có lực đẩy kích hoạt cao hơn từ 2 N đến 3 N và khoảng cách di chuyển giữa các vị trí công tắc lớn hơn (tối thiểu 5 mm).
Hình 12 - Ví dụ công tắc trượt
* Sử dụng công tắc riêng biệt cho các nhóm chức năng riêng biệt như lựa chọn chuông (Tắt, Chuông A, Chuông B...), báo hiệu bàn phím (kỹ thuật số, DTMF).
* Cung cấp nhãn hoặc chú giải cho công tắc và vị trí công tắc. Đảm bảo liên hệ tốt giữa vị trí công tắc và nhãn tương ứng của nó.
* Tạo một chốt hoặc chỗ lõm để cung cấp phản hồi xúc giác khi công tắc đã đạt đến vị trí mới của nó, và để ngăn chặn chuyển động tình cờ.
* Đối với những người có chuyển động không phối hợp hoặc suy giảm khả năng vận động, công tắc trượt cần được điều chỉnh theo cách dễ xử lí, ví dụ: các vị trí riêng biệt có thể đạt được đối với người bị tật run nhỏ.
* Thông tin phản hồi về hiệu quả của các vị trí của công tắc trượt đã chọn là cần thiết cho người dùng, đặc biệt cho những người mù và khiếm thị.
7.4.3 Công tắc bật / tắt
a) Giới thiệu
Công tắc bật / tắt là thiết bị vào trong đó núm công tắc có chuyển động mạnh và lựa chọn 1 trong 2 hoặc tối đa là ba trạng thái.
b) Khuyến nghị
* Để dễ phân biệt thiết lập hiện tại của công tắc, nên sử dụng các đèn báo hoặc thay đổi hiển thị.
* Sử dụng công tắc bật / tắt với các kích thước sau đây:
- Chiều dài núm bật tắt 12 mm đến 50 mm
- Chiều rộng núm bật tắt 6 mm đến 25 mm
- Độ vát núm bật tắt 300
- Lực 0,15 N đến 1,0 N
- Khoảng cách 15 mm đến 50 mm
- Độ cao phía bị nhấn 3 mm
Hình 13 - Ví dụ công tắt bật / tắt
7.4.4 Công tắc xoay
a) Giới thiệu
Công tắc xoay là thiết bị vào điều khiển trong đó việc chọn các vị trí rời rạc mong muốn được thực hiện bằng cách xoay.
b) Khuyến nghị
* Cung cấp một núm chỉ với chỉ dẫn rõ ràng phần nào là con trỏ.
* Sử dụng công tắc xoay với các kích thước sau đây:
- Chiều dài tối thiểu 25 mm
- Độ sâu tối thiểu 16 mm
- Mô-mem xoắn tối thiểu 0,1 Nm
- Độ xoay giữa các vị trí chuyển mạch: tối thiểu 150, tối đa 900 (30 là độ quay tối thiểu phù hợp nhất, đặc biệt nếu người dùng là khiếm thị hoặc mù)
Hình 14 - Ví dụ công tắc xoay
* Cung cấp một chốt hoặc một chỗ lõm để có phản hồi xúc giác khi công tắc vào vị trí chuyển mạch và làm dừng công tắc xoay trong khoảng vị trí chuyển mạch.
* Tránh các vị trí chuyển mạch đối diện trực tiếp với nhau ( lệch 1800)
* Sử dụng nhãn hoặc câu chú giải cho công tắc và cho từng vị trí chuyển mạch.
* Thiết kế các chức năng phù hợp với chiều chuyển động ( phía bên trái cho các chức năng thấp, phía phải cho chức năng cao).
7.4.5 Công tắc tay đòn
a) Giới thiệu
Công tắc tay đòn là thiết bị vào trong đó có cần gạt ngắn để chuyển vị trí giữa hai trạng thái (một số ít trường hợp là ba trạng thái). Cần gạt điều khiển nhô ra ngoài bề mặt và đóng vai trò chỉ thị trạng thái.
b) Khuyến nghị
* Áp dụng cho chuyển mạch 2 vị trí, không khuyến nghị cho chuyển mạch 3 vị trí hoặc nhiều hơn.
* Lực kích hoạt giữa 2 N và 3 N, đi qua một vòng cung 300 (tối thiểu), hoặc dịch chuyển tối thiểu 10 mm, với đường kính tay đòn tối thiểu 3 mm.
Hình 15 - Công tắc tay đòn
*Nếu sử dụng một dãy công tắc, khoảng cách giữa các công tắc là 19 mm ± 1 mm theo chiều ngang, và 30 mm đến 35 mm theo chiều dọc. Bố trí các công tắc theo hàng ngang nếu các công tắc phải được vận hành cùng nhau.
7.4.6 Công tắc nút bấm
a) Giới thiệu
Công tắc nút bấm là thiết bị vào mà người dùng với hành động nhấn nút bấm sẽ tạo tiếp xúc báo hiệu nhập vào.
b) Khuyến nghị
* Nút bấm vận hành bằng ngón tay mà không bị ép xuống dưới bề mặt hoạt động của thiết bị cần phải có kích thước tương tự các phím ( xem 7.2.3):
- Kích thước nhỏ nhất là 60 mm2 và tốt nhất là lớn hơn 110 mm2.
- Khoảng di chuyển 1 mm đến 8 mm và lực 0,25 N đến 1,5 N.
- Khoảng trống tối thiểu 9 mm tính từ tâm.
Hình 16 - Nút bấm nổi, các kích thước tối thiểu
* Nút bấm vận hành bằng ngón tay mà ép xuống dưới bề mặt hoạt động của thiết bị có yêu cầu khác sau:
- Kích thước các chiều tối thiểu 19 mm
- Khoảng di chuyển tối thiểu 3 mm (5 mm cho chuyển mạch có chốt)
- Lực tối thiểu 2,8 N (5,6 N nếu được sử dụng trong xe di chuyển)
- Chiều rộng tối thiểu 3 mm giữa các nút bấm liền kề.
Hình 17 - Nút bấm chìm, các kích thước tối thiểu
* Việc kích hoạt nút bấm được chỉ thị bằng phản hồi xúc giác, ví dụ: tiếng bật tách tách, cảm nhận dừng khi vào khấc, hoặc tiếng click.
7.4.7 Công tắc khóa
a) Giới thiệu
Công tắc khóa là thiết bị điều khiển đi kèm một khóa có chìa khóa rời, được sử dụng để ngăn ngừa những thay đổi trái thẩm quyền hoặc vô ý đối với trạng thái hoặc thiết lập của công tắc.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng một khóa để chuyển mạch với góc xoay tối thiểu là 300 nhưng khuyến nghị là 450 đến 900 giữa các vị trí, đòi hỏi một mô-mem xoắn 0,1 Nm tới 0,2 Nm và có một chốt hay cảm nhận xúc giác để phân biệt tại từng vị trí.
Hình 18 - Ví dụ về công tắc khóa
* Cung cấp vị trí dừng tại điểm cuối của giải các vị trí.
* Rút khóa ở vị trí an toàn hoặc vị trí có mức thấp nhất.
* Nếu có thể , khóa có thể cắm vào ổ theo cả 2 mặt.
7.5 Thiết bị vào xúc giác: Các núm điều khiển liên tục
7.5.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Các núm điều khiển liên tục là thiết bị vào điều khiển để lựa chọn giá trị của một biến liên tục, ví dụ âm lượng âm thanh. Các núm điều khiển liên tục thường được vận hành theo chuyển động thẳng ( thanh trượt điều khiển) hoặc chuyển động tròn (núm điều khiển quay, bánh xe lăn)
b) Khuyến nghị
* Hướng chuyển động làm tăng các thiết lập của biến:
- Đối với thanh trượt tuyến tính - sang phải, hay lên trên.
- Đối với các núm xoay - sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
- Đối với các bánh xe lăn - sang phải, hay lên trên.
* Cung cấp nhãn, chú giải và / hoặc đánh dấu để:
- Xác định chức năng của núm điều khiển liên tục.
- Xác định hướng và chức năng của biến.
- Chỉ ra các thiết lập hiện hành của núm điều khiển và của biến điều khiển.
* Các núm điều khiển nên được thiết kế để có thể vận hành mà không đòi hỏi độ lệch thái quá của bàn tay, ngón tay, cánh tay, vai và đầu từ các vị trí trung lập tương ứng của chúng.
* Các núm điều khiển phải đủ ổn định, sao cho độ chính xác của thiết bị đầu vào không bị suy giảm trong quá trình vận hành bình thường.
* Cho phép thao tác núm điều khiển bằng tay hoặc cần điều khiển mồm / đầu. Nếu điều này không thể đạt được, nên thực hiện một thiết bị vào thay thế ( ví dụ như các phím dạng lõm) hoặc một cơ chế vào dự phòng ( ví dụ như kích hoạt bằng giọng nói).
* Núm điều khiển có thể vận hành được bởi người suy giảm khéo léo ( ví dụ như người bị tật run). Ngoài ra, Núm điều khiển cũng được sử dụng được bởi những người hạn chế khả năng nắm hoặc suy giảm cơ đáng kể. Nếu điều này không thể đạt được, nên thực hiện một cơ chế nhập vào dự phòng bổ sung (ví dụ như kích hoạt bằng giọng nói).
* Các núm điều khiển nên được nhóm lại và dán nhãn sao cho người khiếm thị có tể phân biệt được chức năng của chúng.
* Nên cung cấp phản hồi thính giác cũng như phản hồi thị giác cho các điều khiển. Ví dụ, như tăng âm hiệu hoặc phát ra tiếng click thường xuyên hơn có thể chỉ thị sự tăng của các biến.
Bảng 10 đưa ra hướng dẫn đối với các loại núm điều khiển liên tục khác nhau.
Bảng 10 - So sánh các núm điều khiển liên tục
| Thanh trượt | Các núm xoay | Bánh xe lăn | Cần điều khiển |
Kích thước điều chỉnh | Giới hạn trong chiều dài thanh trượt | Có khả năng quay nhiều vòng | Khả năng quay nhiều vòng là không thực tế | Điều khiển theo nhiều hướng |
Độ chính xác thiết lập điều chỉnh mịn | Vừa phải | Tốt với núm xoay to | Kém | Tốt |
Tốc độ tới vị trí tương đối | Tốt | Tốt với thang chia được hạn chế tới tối đa 2700 | Kém | Tốt |
Độ dễ dàng kiểm tra bằng mắt đối với thiết lập điều khiển | Tốt | Tốt với thang chia được hạn chế, kém khi áp dụng quay nhiều vòng | Kém | Kém |
Độ dễ dàng kiểm tra không bằng mắt đối với thiết lập điều khiển | Vừa phải | Vừa phải với con trỏ phân biệt và thang chia được giới hạn | Kém | Kém |
Độ dễ dàng vận hành đồng thời một dãy các nút điều khiển tương tự | Tốt | Kém | Vừa phải | Kém |
Không gian yêu cầu | Lớn | Vừa phải | Nhỏ nhất | Nhỏ nhất |
7.5.2 Thanh trượt điều khiển
a) Giới thiệu
Thanh trượt điều khiển là thiết bị vào điều khiển dưới dạng thanh trượt, được sử dụng để thiết lập giá trị của một biến liên tục qua thao tác chuyển động thẳng.
b) Khuyến nghị
* Thực hiện thanh trượt theo kiểu: qua trái và xuống dưới là thấp, nhỏ, và sang phải hay lên trên là cao, lớn).
* Cung cấp nhãn / chú giải song song với hướng chuyển động, với các vạch chia và số chỉ sự tăng của biến.
* Sử dụng thanh trượt bằng đầu ngón tay với lực 1,5 N tới 2 N hoặc thanh trượt lớn hơn với lực 2 N đến 3 N.
* Chỗ nắm thanh trượt có kích thước tối thiểu: cao 13 mm, rộng 13 mm và dày 6 mm.
* Đối với những người có chuyển động không phối hợp hoặc suy giảm khả năng vận động, thanh trượt có thể được điều chỉnh theo cách dễ dàng xử lý, ví dụ: tất cả các vị trí thanh trượt có thể đạt được bởi người có tật run nhỏ.
* Thông tin phản hồi về những ảnh hưởng của vị trí thanh trượt là cần thiết cho tất cả người dùng, đặc biệt cho người mù và khiếm thị.
Hình 19 - Ví dụ thanh điều khiển trượt
7.5.3 Núm điều khiển xoay
a) Giới thiệu
Núm điều khiển xoay là thiết bị vào điều khiển để lựa chọn giá trị mong muốn của một biến liên tục thông qua hành động xoay.
b) Khuyến nghị
* Hướng tăng của biến điều khiển luôn là sang bên phải, tức là theo chiều kim đồng hồ.
* Cung cấp các nhãn và chú giải song song với hướng chuyển động, tức là theo hình tròn, như là một cái nêm với phần dày ở bên phải. Chỉ ra giá trị nếu cần thiết.
*Cung cấp một nhãn trên núm điều khiển để chỉ thị giá trị thiết lập nếu cần.
* Sử dụng núm điều khiển xoay với kích thước tối thiểu sau đây:
- Đối với núm kẹp bằng ngón tay / ngón cái: đường kính 13 mm, cao 13 mm.
- Đối với núm kẹp bằng năm ngón tay: đường kính từ 25 mm đến 75 mm, cao từ 13 mm đến 25 mm.
- Đường kính núm điều khiển càng lớn thì độ tinh chỉnh càng tốt, đường kính núm có thể lên đến kích thước bàn tay nắm (75 mm).
* Sử dụng núm cạnh thẳng với khía răng cưa đỉnh nhọn.
* Sử dụng núm điều khiển với các yêu cầu mô-men xoắc tối đa sau đây:
- Đối với núm kẹp bằng ngón tay / ngón cái có đường kính tới 25 mm: tới 0,032 Nm.
- Đối với núm kẹp bằng năm ngón tay có đường kính lớn hơn 25 mm: tới 0,042 Nm.
Hình 30 - Núm điều khiển xoay, các kích thước tối thiểu
* Nếu cần thiết sử dụng núm nhỏ, đảm bảo rằng chúng chỉ được dùng cho nhiệm vụ cài đặt tại một số thời điểm và có kích thước tối thiểu: đường kính 6 mm, cao 13 mm so với bề mặt làm việc.
* Đối với những người có chuyển động không phối hợp hoặc suy giảm khả năng vận động, các núm điều khiển xoay phải có thể điều chỉnh sao cho dễ dàng xử lý, ví dụ: tất cả các vị trí của núm có thể đạt được bởi người có tật run nhỏ.
* Thông tin phản hồi về những ảnh hưởng của vị trí núm chọn là cần thiết cho tất cả người dùng, đặc biệt cho những người mù và khiếm thị.
7.5.4 Bánh xe lăn
a) Giới thiệu
Bánh xe lăn là thiết bị vào điều khiển để lựa chọn giá trị của 1 biến liên tục. Các bánh xe thường nẳm ẩn bên trong mặt thiết bị, chỉ một phần của bánh xe lộ ra để người dùng điều khiển.
b) Khuyến nghị
* Hướng chuyển động làm tăng giá trị của biến điều khiển như chỉ ra trong Hình 31.
Hình 31 - Các bánh xe lăn, hướng chuyển động tăng giá trị điều khiển
Bảng 11 - Bánh xe lăn, hướng của chuyển động điều khiển
Hướng gắn bánh xe | Hướng chuyển động làm tăng giá trị biến điều khiển |
Gắn nằm ngang ,trước mặt hay phía sau | Hướng sang phải |
Gắn nằm ngang, phía bên cạnh | Hướng về sau |
Gắn dọc, thao tác ở phía trên hoặc phía dưới, song song với cạnh phía trước | Hướng sang phải |
Gắn dọc, thao tác từ phía trên hoặc phía dưới, song song với cạnh bên | Hướng về sau |
Gắn dọc, thao tác từ phía cạnh | Hướng lên trên |
* Cung cấp một nhãn hoặc chú giải để cho biết chức năng của bánh xe và cho biết giá trị hiện tại của thiết lập.
* Đảm bảo cạnh của bánh xe có bề mặt ma sát cao cho phép điều khiển dễ dàng.
* Sử dụng bánh xe với các kích thước sau đây:
- Vành bánh xe mở ra tối thiểu 25 mm.
- Độ rộng bánh xe tối thiểu 3 mm.
- Lực kháng tối đa 3,3 N.
Hình 32 - Bánh xe lăn, kích thước tối thiểu
7.5.5 Cần điều khiển
a) Giới thiệu
Cần điều khiển là thiết bị vào bao gồm một cần hoặc một tay nắm nhô ra khỏi bề mặt, có thể dịch chuyển hoặc được kéo , đẩy theo các hướng.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng cần điều khiển với kích thước tối thiểu sau đây:
- Đường kích 6,5 mm;
- Chiều dài 75 mm;
- Lực 3,3 N.
Hình 33 - Ví dụ về cần điều khiển
* Nếu cần điều khiển có thể điều khiển con trỏ ra ngoài vùng màn hình hiện tại đang hoạt động, cung cấp các chỉ dẫn trên cạnh của khu vực về hướng hiện tại của con trỏ.
* Cần điều khiển ít phù hợp với người khiếm thị và suy giảm khéo léo. Nên sử dụng thêm các phương thức nhập thay thế để hỗ trợ cần điều khiển.
7.6 Thiết bị vào xúc giác: Các điều khiển và chỉ dẫn bằng phần mềm
a) Giới thiệu
Các điều khiển và chỉ dẫn bằng phần mềm là các đối tượng đồ họa đại diện cho các thuộc tính hoặc các hoạt động của các đối tượng khác. Một số điều khiển hiển thị ra và cho phép chỉnh sửa các giá trị liên quan, một số khác thì kích hoạt lệnh có liên quan. Các điều khiển thông thường nhất là các nút, các hộp liệt kê và các hộp kí tự, các điều khiển ít thông dụng hơn là các thanh lề, thanh cuộn, thanh trượt. Ngoài ra còn có các điều khiển chức năng của bút như điều khiển bút viết, điều khiển bút vẽ.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng các đường tắt (shorcut) cho các nhân văn bản để người dùng truy nhập trực tiếp bằng bàn phím tới một chức năng điều khiển.
* Vùng để chọn một chức năng điều khiển phải đủ lớn để dễ dàng chọn và không bị lẫn với các đối tượng ở gần.
* Cung cấp phản hồi âm thanh và / hoặc xúc giác nếu một chức năng điều khiển được truy cập hoặc chọn.
* Không dựa vào màu sắc. Đảm bảo rằng văn bản và đồ họa có thể hiểu được khi nhìn mà không có màu sắc. Nếu chỉ dùng màu sắc để truyền đạt thông tin, những người không thể phân biệt màu sắc và người dùng các thiết bị hiển thị không màu hoặc không trực quan sẽ không nhận được thông tin.
* Các chức năng điều khiển cần được cung cấp nhãn để giúp người dùng nhận ra mục đích điều khiển.
* Các nhãn của nút ấn cần được định nghĩa rõ ràng.
* Khi chức năng của nút không sẵn sàng, nhãn của nó nên chuyển sang màu xám mà còn nhìn thấy và đọc được. Nếu một nút tùy chọn là một lựa chọn mặc định, nó cần được làm nổi lên.
* Việc nhóm các nút theo nguyên tắc "tương tự", ví dụ: bằng cách tô mầu cùng một kiểu.
* Thực hiện nguyên tắc "gần gũi", nghĩa là các đối tượng thuộc về nhau được bố trí gần nhau.
* Các hướng dẫn cho bàn phím xác định trong tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho bàn phím trên màn hình. Tuy nhiên, do kích thước giới hạn của màn hình, bàn phím trên màn hình thường sẽ nhỏ hơn bàn phím thường.
* Cần có chức năng thay đổi kích thước và bố trí của các phím, và tạm thời ẩn bàn phím trên màn hình.
7.7. Thiết bị vào âm thanh
7.7.1 Micro
a) Giới thiệu
Micro là thiết bị vào dùng để thu thông tin âm thanh (thường là giọng nói) và truyền đi, ghi lại qua đường điện tử.
b) Khuyến nghị
* Đối với dịch vụ điện thoại, các micro cần tuân thủ các yêu cầu về độ nhạy và âm lượng trong TBR 008 [13], TBR 010 [14] và TBR 038 [15].
* Máy điện thoại dùng cho người khuyết tật phải cho phép chỉnh độ nhạy của micro sao cho có thể được sử dụng bởi người có khuyết tật giọng nói.
* Micro chuyên dụng cho người có khuyết tật giọng nói có thể trang bị một nút chuyển mạch từ chế độ thường sang chế độ chuyên dụng.
7.7.2 Nhận dạng giọng nói
a) Giới thiệu
Nhận dạng giọng nói sử dụng công nghệ phần mềm phức tạp để nhận dạng thanh âm của con người và chuyển thanh âm này thành các lệnh đối thoại, lựa chọn trình đơn hoặc các phần dữ liệu, là cách thay thế cho thiết bị vào điều khiển nhân công thông thường.
b) Khuyến nghị
* Sử dụng thiết bị vào bằng giọng nói trong trường hợp không thể sử dụng các kỹ thuật vào khác, ví dụ bắt dữ liệu, nhập lệnh khi tay và mắt đều bận.
* Chỉnh vị trí micro vào để giảm thiểu tiếng ồn bên ngoài, tiếng ôn do thở và miệng khác có thể ảnh hưởng đến việc nhận dạng từ.
* Sự khác biệt trong cách phát âm, ví dụ giọng của các vùng, có thể gây ra vấn đề. Ngoài ra, công nghệ này không khích hợp cho người khuyết tật giọng nói.
* Sử dụng phương thức nhập vào khác để hỗ trợ đồng thời, ví dụ như nhập lệnh vào đồng thời (gọi là phép đa ánh xạ).
* Sử dụng một vốn từ vựng nhỏ các từ quen thuộc, để giảm thiểu tải bộ nhớ người dùng.
* Sử dụng cửa sổ nhận diện hệ thống, người dùng tạm dừng sau khi nhập mỗi từ đơn hoặc chuỗi từ hoặc câu.
* Đảm bảo các cửa sổ nhận diện bắt đầu đủ sớm và có đủ khoảng thời gian cần thiết để giảm thiểu các lỗi sai của người dùng chuyên gia, người đã dự đoán cuộc đối thoại và đưa ra "phản ứng quá sớm", và để đảm bảo người dùng mới không cảm thấy "bị vội".
* Cung cấp thông tin phản hồi công nhận sau mỗi lần nhập.
* Đảm bảo rằng người dùng được báo hiệu ngay lập tức rằng họ đang sử dụng một hệ thống nhận dạng giọng nói, vì nếu không họ có thể bị nhầm lẫn là thiết bị đã được bật hay không. Ngoài ra, cho phép người dùng lựa chọn hệ thống nhập vào khác.
* Không nên sử dụng phản hồi bằng giọng nói vì có thể là quá chậm, tốt hơn nên sử dụng phản hồi trực quan hay âm thanh. Phản hồi bằng văn bản cũng có hiệu quả nếu có thiết bị ra phù hợp.
* Cho phép người dùng vào lại các đoạn nhập sai từ bất kì nguồn nào.
* Trong trường hợp người dùng nói sai hoặc đưa ra lệnh không phù hợp , cho phép người dùng nhập lại lệnh qua dấu nhắc lệnh hoặc trình đơn lệnh.
* Trong trường hợp người dùng cảm thấy mất tại một điểm nào đó trong hội thoại, cho phép phản hồi và dễ dàng quay trở lại một điểm cố định trước đó trong hội thoại (như trình đơn chính), ví dụ bằng cách nói ''Dừng lại".
* Nếu sử dụng nhập liệu cả bằng bàn phím, âm DTMF và tiếng nói, đưa ra một dấu nhắc rõ ràng về nên dùng nhập liệu nào tại bất kì điểm nào trong cuộc đối thoại này.
* Nếu nhập liệu bằng tiếng nói không thành công, chuyển người dùng tới một phương án dự phòng (một cách nhập vào thay thế, hoặc kết nối với điều hành viên). Điều này là quan trọng đối với người khiếm thính hoặc khuyết tật giọng nói. Thông báo cho người dùng về cách thoát khỏi hệ thống tại bất kì giai đoạn nào trong quá trình tương tác.
7.8 Thiết bị vào hình ảnh
7.8.1 Máy ảnh
a) Giới thiệu
Máy ảnh là thiết bị chuyển các hình ảnh nhìn thấy sang dạng điện tử và có thể được số hóa theo khuôn dạng chuẩn để truyền đi.
b) Khuyến nghị
* Màn trập cơ học là giải pháp đáng tin cậy nhất và cung cấp cho phản hồi rõ ràng cho người khiếm thị về trạng thái của máy ảnh.
* Máy ảnh sử dụng cho các ứng dụng điện thoại thấy hình nên được định vị để cung cấp hình ảnh cơ bản về đầu và vai.
7.8.2 Thiết bị dò chuyển động mặt và đầu
a) Giới thiệu
Thiết bị dò chuyển động mắt và đầu là thiết bị vào trong đó các chuyển động của mắt và/hoặc đầu được phát hiện và được số hóa để điều khiển một con trỏ xác định vị trí tương ứng.
b) Khuyến nghị
* Có thể hữu ích cho việc lựa chọn và theo dõi các khoản mục, đặc biệt khi các tay đều bận, hoặc cho người dùng khuyết tật về di động hoặc chân tay. Chỉ sử dụng để chọn và theo dõi các đối tượng tương đối lớn.
* Thiết bị dò chuyển động của đầu thường được kết hợp với một chuyển mạch thổi (blow switch), đặc biệt cho những người có nhu cầu đặc biệt. Tỷ lệ kiểm soát theo chuyển động của đầu phải điều chỉnh được tùy theo người dùng.
7.8.3 Máy quét
a) Giới thiệu
Máy quét chuyển một hình ảnh quang sang một ảnh điện tử.
b) Khuyến nghị
* Bảo đảm giao diện người dùng đơn giản và trực quan.
* Cung cấp một bản xem trước của hình ảnh quét.
* Cung cấp thông tin phản hồi cho người dùng khi thiết bị đang bận.
* Đảm bảo người dùng dễ xác định cách đặt và định hướng tài liệu.
* Đảm bảo khay giấy dễ tiếp cận và sử dụng.
7.9 Thiết bị vào sinh trắc
7.9.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Thiết bị sinh trắc là thiết bị sử dụng công nghệ tự động nhận dạng một cá nhân dựa trên các đặc điểm sinh lý học và hoặc khoa học hành vi. Công nghệ sinh trắc sử dụng các hình ảnh của khuôn mặt, hình dạng bàn tay và ngón tay, các đặc trưng của mắt (mống mắt và võng mạc), chữ kí, giọng nói, hình dạng tĩnh mạch, hình ảnh các đường trên ngón tay và lòng bàn tay.
b) Khuyến nghị
* Cần làm cho người dùng cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi thu thập sinh trắc.
* Nhận dạng sinh trắc học được khuyến khích cho những người có vấn đề ghi nhớ (nhiều) mã PIN, người có xu hướng quên hoặc mất thẻ chứng minh (ID), hoặc có vấn đề khi sử dụng thẻ điện tử. Tuy nhiên, một hệ thống xác minh vẫn còn đòi hỏi phải đưa một thẻ điện tử vào hệ thống.
* Cần cung cấp cho người dùng hướng dẫn rõ ràng về cách vận hành thiết bị nhận dạng sinh trắc học.
7.9.2 Nhận dạng mống mắt
a) Giới thiệu
Công nghệ nhận dạng mống mắt liên quan đến việc sử dụng máy ảnh chụp hình ảnh của mống mắt, phần màu của mắt. Đây là phần ổn định sau hai tuổi và mang thông tin đặc biệt để phân biệt các cá nhân.
b) Khuyến nghị
* Cần tránh các rủi ro gây ra bởi ánh sáng.
Khuyến nghị bổ sung:
* Nhận dạng mống mặt là hình thức nhận dạng sinh trắc học chính xác nhất.
* Nhận dạng mống mắt có thể không áp dụng được đối với người mù.
7.9.3 Nhận dạng vân tay
a) Giới thiệu
Nhận dạng vân tay là việc phân tích các mẫu lằn gợn và nếp nhăn trên bề mặt ngón tay đã được hình thành trong thời kì bào thai và không thay đổi theo thời gian để phân biệt các cá nhân.
b) Khuyến nghị
* Cần dễ lau chùi bề mặt nơi đặt ngón tay.
* Dấu vân tay của một phần nhỏ dân số có thể không phù hợp với nhận dạng tự động, vì lý do di truyền, lão hóa, môi trường hoặc nghề nghiệp. Tay giả cũng ngăn chặn nhận dạng.
7.10 Thiết bị vào điện tử
7.10.1 Tổng quan
a) Giới thiệu
Thiết bị vào điện tử là thiết bị lưu trữ dưới dạng điện tử các thông tin mà người dùng cung cấp như là đầu vào khi sử dụng một thiết bị hoặc dịch vụ.
b) Khuyến nghị
* Hướng cầm, chèn, di chuyển của thiết bị vào điện tử cần được đánh dấu rõ ràng bằng các phần tử thị giác và xúc giác.
*Mục đích và bối cảnh sử dụng thiết bị vào (ví dụ như thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán điện tử, khóa điện tử) nên được thể hiện rõ ràng.
* Thiết bị vào điện tử phải bền vững, không bị phá vỡ dễ dàng, địa chỉ, liên lạc điện tử trên bề mặt không bị hư hỏng một cách dễ dàng, và thiết bị không bị hỏng khi tiếp xúc với từ tính.
7.10.2 Máy đọc thẻ
a) Giới thiệu
Máy đọc thẻ là một thiết bị vào để truy cập các kí tự chữ số và / hoặc dữ liệu mã hóa được lưu giữ điện tử theo các định dạng chuẩn ở trong hoặc trên các thẻ nhựa, thẻ giấy, thường có kích thước của thẻ tín dụng.
b) Khuyến nghị
* Bảo đảm vị trí của máy đọc thẻ tại thiết bị đầu cuối công cộng tiếp cận được bởi người dùng xe lăn và trẻ em.
* Cho phép người dùng giữ được thẻ suốt quá trình giao dịch, đặc biệt đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước có giá trị cao.
* Đối với máy dọc thẻ đòi hỏi người dùng quẹt thẻ để nhập dữ liệu, xem xét các yêu cầu sau đây:
- Nếu quẹt theo chiều ngang, cho phép quẹt theo hướng nào cũng được và sử dụng tay nào cũng được.
- Nếu quẹt thẻ theo chiều dọc, đảm bảo là quẹt xuống dưới và sử dụng tay nào cũng được.
- Cung cấp không gian để tiếp cận nơi quẹt, và sử dụng khe để quẹt thẻ.
- Đảm bảo có đủ không gian cho ít nhất 95% các ngón tay nắm thẻ, khi nó được cài vào khe quẹt thẻ.
- Cung cấp các chỉ dẫn rõ ràng về hướng của thẻ và chiều di chuyển.
- Nếu có thể, cho phép thẻ được quẹt theo nhiều hướng
* Đối với máy đọc thẻ đòi hỏi người dùng nhét thẻ để nhập dữ liệu, xem xét các yêu cầu sau đây:
- Chỉ cho phép nhét thẻ theo cạnh ngắn, điều này cho phép người dùng nắm thẻ tốt hơn, và ngăn ngừa chèn ngẫu nhiên cạnh dài.
- Cung cấp các chỉ dẫn rõ ràng về hướng yêu cầu của thẻ.
- Nếu có thể, cho phép thẻ được lắp vào theo nhiều hướng.
- Cung cấp các đường rãnh mịn để hỗ trợ chén chính xác, và cung cấp đủ không gian cho ít nhất 95% các ngón tay để lấy thẻ với một ngón tay đủ để nắm được vào thẻ.
- Đảm bảo rằng lực đẩy / kéo cần thiết để chen và lấy thẻ nhỏ hơn 25N.
7.10.3 Thẻ đọc bằng máy
a) Giới thiệu
Thẻ đọc bằng máy là thiết bị đầu vào dưới dạng một thẻ lưu trữ thông tin điện tử. Thẻ đọc bằng máy thường được gọi là "thẻ thông minh".
b) Khuyến nghị
* Hướng và / hoặc chiều của thẻ cần được thể hiện rõ ràng bằng đánh dấu thị giác và xúc giác.
* Các dấu xúc giác ở cạnh khía hình V được trình bày trong 8.6.1.
* Giao diện người dùng để lấy dữ liệu và lưu trữ dữ liệu qua một máy đọc thẻ cần thích ứng với phạm vi rộng nhất có thể của người dùng:
- Cho phép tất cả người dùng nhập vào hoặc lấy ra theo nhiều chế độ cảm nhận (ví dụ thị giác, và tùy chọn âm thanh; xúc giác, và tùy chọn bằng lời nói).
- Đặc biệt trong các thiết bị được sử dụng bởi khách du lịch (ví dụ như máy ATM), cung cấp các đối thoại người dùng theo một số ngôn ngữ.
7.10.4 Thẻ không tiếp xúc
a) Giới thiệu
Thẻ không tiếp xúc là thiết bị vào dưới dạng thẻ lưu trữ các thông tin điện tử và có thể sử dụng mà không cần tiếp xúc vật lý với máy đọc thẻ (ví dụ một khoá điện tử để mở cửa).
b) Khuyến nghị
* Lý tưởng nhất, thẻ không tiếp xúc có thể hoạt động khi được giữ, ví dụ trong túi hoặc ví.
* Đặt máy đọc thẻ ở một vị trí sao cho người dùng nhỏ hoặc những người trong xe lăn có thể sử dụng thẻ không tiếp xúc dễ dàng như người dùng trung bình và cao.
7.10.5 Máy đọc mã vạch
a) Giới thiệu
Máy đọc mã vạch là thiết bị đầu vào để truy cập các mã dữ liệu chữ, số được trình bày theo định dạng chuẩn là các vạch có độ dày và khoảng cách khác nhau.
b) Khuyến nghị
* Bảo đảm máy đọc mã vạch cho chỉ dẫn rõ ràng phần nào là cảm biến, khi nào thì máy đang hoạt động và có phản hồi rõ ràng khi nào mã vạch đã được đọc chính xác, hoặc khi nào thì cần quét lại.
8. Hướng dẫn thiết kế các thiết bị ra
8.1 Các thiết bị ra
a) Giới thiệu
Các thiết bị ra là các phần tử trong thiết bị giao diện người dùng qua đó người dùng nhận được thông tin từ hệ thống.
b) Khuyến nghị
* Bất cứ khi nào có thể, cung cấp đầu ra thay thế, dư thừa theo tùy biến của người dùng. Ví dụ: sử dụng nhạc huông, chế độ rung, hoặc đèn nền màn hình để cho biết một cuộc gọi đến trên điện thoại đi động.
* Đảm bảo người dùng được cung cấp thông tin đầy đủ theo hình thức dễ nhận biết , dễ hiểu và chấp nhận được.
* Khi lựa chọn công nghệ ra, người thiết kế cần phải nhận thức được những hạn chế hiện nay các công nghệ khác nhau đối với người có nhu cầu khác nhau . Bảng 12 trình bày một số yêu cầu về thông tin đối với người dùng.
Bảng 12 - Thông tin đầu ra: tóm tắt các yêu cầu thông tin người dùng
Loại thông tin | Yêu cầu thiết bị ra |
Trạng thái | Hiển thị trạng thái liên tục, sử dụng tín hiệu quang không ảnh hưởng đến người dùng |
Cảnh báo | Gây sự chú ý của người dùng với âm thanh, đèn chớp, hoặc các thông bảo văn bản |
Phản hồi | Đưa ra xác nhận nhanh chóng về hành động, như âm thanh, đèn chớp, thay đổi hiển thị, cảm giác xúc giác như tiếng click khi ấn phím |
Thông tin số | Sử dụng các hiển thị số |
Dấu nhắc hệ thống | Nhắc người dùng nhập vào hoặc đáp ứng; sử dụng âm thanh để gây sự chú ý lập tức của người dùng, sử dụng giọng nói hoặc thông báo hình ảnh để ra lệnh cho người dùng; cho phép người dùng cắt thông báo nếu không cần nữa |
Đoạn văn bản | Đối với các thông báo dạng văn bản, sử dụng tấm hiển thị nhỏ hoặc giọng nói đầu ra Đối với các văn bản, sử dụng các màn hình hiện thị đủ lớn |
Các hình tượng | Sử dụng màn hình đồ họa chất lượng cao với tốc độ hiển thị nhanh để trình diễn các hình ảnh số hóa |
8.2 Thiết bị ra hình ảnh
8.2.1 Màn hình hiển thị (chung)
a) Giới thiệu
Màn hình hiển thị là nhóm các màn hình cho phép người dùng thấy các thông tin cần thiết.
b) Khuyến nghị
* Màn hình phải không bị rung lắc cảm nhận được.
* Màn hình phải có độ tương phản tích cực (kí tự tối trên nền sáng) với tỉ lệ làm tươi trên 70 Hz đến 80 Hz.
* Độ tương phản và độ sáng có thể điều chỉnh được bởi người dùng.
* Màn hình không bị chói và phản xạ.
* Tốc độ cập nhật của màn hình phải đủ nhanh, tránh hiện tượng bóng ma.
* Người dùng có thể xoay và nghiêng màn hình để điều chỉnh góc nhìn, để tránh phản xạ (xem 6.1.3).
* Nếu màn hình được sử dụng với một bàn phím, màn hình và bàn phím nên được tách riêng.
* Các nút điều khiển để bật màn hình và điều chỉnh các thuộc tính hiển thị phải có ở phía trước màn hình.
c) Khuyến nghị bổ sung về hiển thị chữ trên các màn hình cho các ứng dụng tương tác:
Mặt phông:
* Để đảm bảo dễ đọc, phông chữ chuẩn cho văn bản cần phải có các đặc điểm sau:
- Cân xứng.
- Chữ sắc nét.
-Đường nét khỏe.
- Các chữ rộng lớn.
- Độ cao của chữ thường lớn hơn (so với tổng chiều cao của phông chữ)
- Khoảng cách giữa các chữ rộng hơn (so với các phông máy in tương đương)
* Tránh phông chữ với các đặc điểm sau:
- Chứa các chữ cái với dòng mịn
- Chiều cao của chữ thường nhỏ hơn (so với tổng chiều cao của phông chữ)
- Có các chi tiết trang trí và tinh tế
- Chữ hẹp
- Ít khoảng cách giữa các chữ cái
* Đối với văn bản lớn, sử dụng các phông chữ rõ ràng và dễ dọc. Ví dụ: Gill Sans, Helvetica, Lucida, Times New Roman, Univers, Verdana...
* Không hạn chế đối với phông chữ dùng cho tiêu đề, tuy nhiên nếu phông chữ dùng cho tiêu đề phải là phông có chi tiết trang trí và tinh tế thì cần xem xét:
- Làm cho các tiêu đề đủ lớn
- Đảm bảo sự tương phản tốt với nền
- Tiêu đề phải ngắn (3-4 từ, không xuống dòng)
- Tăng khoảng cách giữa các chữ
Cỡ phông:
* Ưu tiên cho các phông chữ lớn hơn 20 pixels.
* Chiều cao tối thiểu của một phông chữ chuẩn tùy theo khoảng cách đọc:
chiều cao phông h [mm] = 0,0052 x khoảng cách quan sát d [mm].
* Chiều rộng của một phông chữ tiêu chuẩn nên khoảng 70% nhưng không ít hơn 50% của chiều cao phông.
* Khoảng cách dòng của một phông chuẩn tối thiểu là 15% của chiều cao phông không kể các dấu trên và dưới.
Kiểu phông:
* Không nên sử dụng kiểu chữ nghiêng do khó đọc trên màn hình (đặc biệt là khi sử dụng phông chữ nhỏ).
* Sử dụng cả chữ hoa lẫn chữ thường, không nên sử dụng toàn chữ hoa hoặc chữ thường sẽ dẫn đến khó đọc văn bản.
Hỗn hợp phông trên một màn hình :
* Không sử dụng quá 3 loại phông chữ và mặt phông trong một màn hình.
* Các phông chữ nên phù hợp với nhau. Các tổ hợp tốt là:
- Garamond / Frutiger
- Times / Helvetica
- New Century / Futura
- Rockwell / Frutiger
- Palatino / Avant Garde
- Shelly Script / Garamond
- Freestyle / Avant Garde
* Các tổ hợp phông chữ cùng sử dụng trong một màn hình không nên đối kháng nhau. Nếu một phông có một kí tự khác biệt, kết hợp phông chữ này với một phông chữ giản dị hơn.
* Chiều rộng đường nét của các phông chữ kết hợp phải giống nhau.
8.2.2 Thiết bị chiếu
a) Giới thiệu
Thiết bị chiếu là thiết bị chiếu thông tin ra trên một phông nền để trình diễn cho một nhóm người xem.
b) Khuyến nghị
* Thiết bị chiếu phải cung cấp đủ độ sáng để thoải mái xem trong điều kiện ánh sáng khác nhau.
* Hệ thống phải cung cấp các tùy chọn cho ống kính ( ví dụ: phóng to, thu nhỏ) để chiếu các thông tin có kích thước khác nhau.
8.3 Yêu cầu chất lượng đối với các nội dung hình ảnh
8.3.1 Nội dung văn bản
* Chiều cao kí tự, đối với chữ hoa, bằng 20 tới 22 phút của vòng cung vẽ ở khoảng cách đọc yêu cầu. Đối với khoảng cách đọc từ 400 mm đến 600 mm, chiều cao của kí tự tối thiểu là 2,9 mm.
* Độ rộng kí tự là 50% đến 80% chiều cao kí tự, độ dài của dấu nên là 8% đến 20% chiều cao kí tự. Với màn hình ma trận điểm, ô kí tự nhỏ nhất yêu cầu đối với chữ hoa là 7 x 5 điểm ảnh, giá trị khuyến nghị là 9 x 7 điểm ảnh.
* Dòng văn bản cần được tách ra sao cho khoảng cách của các kí tự kể cả trường hợp chữ hoa ít nhất bằng 1 độ dài của dấu.
Bảng 13 đưa ra chi tiết về kích thước ký tự và khoảng cách đọc.
Bảng 13 - Kích thước ký tự và khoảng cách đọc.
Kích thước kí tự | Khoảng cách xem khuyến nghị (cung 20' đến 22') | Khoảng cách xem cực đại chấp nhận được (cung 16') |
2,4 | 375 - 413 | 516 |
2,6 | 406 - 447 | 559 |
2,8 | 438 - 481 | 602 |
3,0 | 469 - 516 | 645 |
3,2 | 500 - 550 | 688 |
3,4 | 532 - 585 | 731 |
3,6 | 563 - 619 | 774 |
3,8 | 594 - 654 | 817 |
4,0 | 625 - 688 | 860 |
4,2 | 657 - 722 | 903 |
4,4 | 688 - 757 | 946 |
4,6 | 719 - 791 | 989 |
4,8 | 750 - 825 | 1 032 |
5,0 | 782 - 860 | 1 075 |
Hình 34 - Chiều cao kí tự tương ứng với khoảng cách đọc
* Thiết bị hiển thị 7 hay 9 đoạn được chấp nhận cho hiển thị thông tin số nhưng không được khuyến nghị cho thông tin chữ.
* Sử dụng ma trận điểm nếu cần hiển thị cả thông tin số và chữ. Tối thiểu, sử dụng ma trận của 7 x 5 cho chữ hoa. Tốt hơn là sử dụng một ma trận của 9 x 7 với các chấm bổ sung, tức là 14 x 7 cho các chữ có dấu.
* Kí tự phải rõ ràng và dễ đọc. Văn bản nên sử dụng chữ viết thường, với kí tự đầu câu viết hoa phù hợp với quy ước ngôn ngữ quốc gia.
* Tỉ lệ tương phản kí tự / nền tối thiểu là 3:1, khuyến nghị là 10:1. Độ dày của nét kí tự phải tương đương với kiểu chữ đậm.
* Thông thường sử dụng chữ đen trên nền trắng. Có thể thiết lập tùy chọn chữ trắng trên nền đen để phù hợp với người dùng khuyết tật thị giác thích kiểu thiết lập này.
* Việc lựa chọn kiểu chữ không quan trọng bằng kích thước và độ tương phản. Tốt hơn là chọn kiểu chữ mà mọi người đã quen thuộc và sẽ nhận ra dễ dàng. Tránh kiểu chữ nghiêng, mô phỏng kiểu chữ viết tay và kiểu chữ trang trí công phu vì chúng có thể khó đọc, đặc biệt đối với người dùng khiếm thị.
* Màn hình hiển thị nên được gắn trong hoặc trên sản phẩm để cho phép một góc nhìn tối ưu 900 so với mặt phẳng của màn hình. Màn hình gắn trên bàn với góc nhìn khuyến nghị là 650 so với phương ngang.
* Bảo vệ khỏi chói và phản xạ. Gắn màn hình hiển thị với một kính hoặc tấm phủ trong suốt một góc 750 sẽ giúp giảm thiểu chói phản ánh từ đèn trên đầu.
* Nếu cần tự động cuộn, cuộn từng dòng, hoặc từng trang, mà khuyến nghị là cuộn từng kí tự. Khi thực hiện cuộn, cho phép đủ thời gian để đọc chậm, ví dụ: tối thiểu 3 giây cho 24 kí tự, 5 giây cho 40 kí tự.
* Để gây sự chú ý, chỉ nhấp nháy 1 ô kí tự (ví dụ: ô kí tự *), không nháy toàn bộ màn hình hoặc thông báo vì sẽ làm cho khó đọc. Sử dụng tốc độ nháy 1 giây hiện, 0,5 giây mất, hoặc đối với chỉ thị khẩn cấp là 0,25 giây hiện, 0,24 giây mất (nên sử dụng kèm tín hiệu âm thanh).
8.3.2 Nội dung đồ họa
Áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 11581 [22] cho các nội dung đồ họa trong các sản phẩm và dịch vụ ICT để tạo điều kiện tương tác giữa các sản phẩm hoặc dịch vị và người dùng.
8.3.3 Ảnh động
* Không lạm dụng khai thác quá nhiều ảnh động do có thể gây mấy tập trung.
* Với một màn hình hiển thị LCD, sự thay đổi nhanh chóng của ảnh động có thể gây ra hình nhọ do ảnh cũ bị mờ chậm.
8.3.4 Các thông báo trên màn hình
*Thông báo cần ngắn gọn, thực tế và có thông tin.
* Tránh sử dụng quá nhiều chữ in hoa do dễ gây khó đọc. Sử dụng chữ thường cho phần lớn của thông báo, chỉ những chữ cái đầu là chữ hoa.
*Sử dụng câu ngắn và các từ quen thuộc.
* Tránh các thuật ngữ kĩ thuật, biệt ngữ và chữ viết tắt.
* Sử dụng cấu trúc động từ chủ động, và khi đưa ra các hướng dẫn, đặt động từ đầu tiên và đối tượng thứ hai ví dụ: "Nhấn phím CANCEL".
* Sử dụng cấu trúc tích cực "làm" thay cho "không làm".
8.3.5 Bố trí trên màn hình
* Chỉ đưa ra những thông tin cần thiết để giảm thiểu số lượng thông tin.
* Nhóm các thông tin có liên quan với nhau theo quan hệ về khái niệm, trình tự, tần suất sử dụng, tầm quan trọng, trình tự thời gian hoặc theo thứ tự chữ cái.
* Bố trí màn hình để giúp người dùng tìm thấy thông tin cần thiết. Ví dụ:
- Bắt đầu từ phía trên bên trái của màn hình;
- Sử dụng một tiêu đề phân biệt cho màn hình hoặc cửa sổ;
- Dành sẵn các khu vực cụ thể cho các lọai hình thông báo cụ thể;
- Nhóm các thông tin liên quan bằng cách sử dụng không gian trống, các đường kẻ, cường độ sáng hoặc màu sắc.
*Khi không gian màn hình rất hạn chế (ví dụ 2 dòng hiển thị) sử dụng một chiến lược nhất quán, ví dụ: dòng 1 để cho thông tin làm việc và dòng 2 để cho thông tin kiểm soát.
* Khi không gian màn hình hạn chế (ví dụ ít hơn 10 dòng), hiển thị thông tin theo thứ tự ưu tiên sau:
- Thông tin phản hồi với nhấn phím của người dùng;
- Thông tin hướng dẫn người dùng, ví dụ: các dấu nhắc;
- Các thông báo về sự kiện hệ thống;
- Các thông tin hiển thị, ví dụ: các mục trình đơn;
- Các thông báo thường trực, ví dụ: "Chức năng chuyển cuộc gọc: Đã bật";
- Các thông báo trạng thái rỗi.
* Bố trí thông tin theo mong đợi của người dùng. Ví dụ: đối với văn hóa phương Tây người ta thường sẽ bắt đầu tìm kiếm từ bên trái trên cùng, như khi họ đọc.
*Phân biệt các tiêu đề và chú thích bằng phông chữ lớn hơn, kiểu chữ đậm, hoặc sử dụng chữ cái. Tách biệt với văn bản chính nếu không gian cho phép.
* Tránh các chữ viết tắt, trừ khi không gian bị giới hạn và trong trường hợp sau:
- Sử dụng chữ viết tắt đã được chấp nhận quốc tế;
- Sử dụng cấu trúc nhất quán để tạo ra chữ viết tắt;
- Đưa ra một từ điển các chữ viết tắt.
* Thông tin phải phát triển từ tổng quan đến cụ thể.
*Để dễ dọc, giới hạn độ dài của dòng tới 40-60 kí tự và tăng khoảng cách giữa các dòng.
* Sử dụng tín hiện nhất quán như đánh dấu vị trí, tô mầu, làm nổi, nhấp nháy để hỗ trợ tìm kiếm và phục hồi.
* Từng phần của màn hình có thể được mã hóa bằng cách sử dụng lên đến hai cấp độ sáng và sử dụng các màu sắc khác nhau cho thông tin hoặc nền.
*Nhấp nháy chỉ dành cho sự chú ý quan trọng, với chu kì tốc độ nháy 2-5 Hz, và với thời gian hiện tối thiểu là 50%.
* Sử dụng ít mã màu và sử dụng các thiết bị mã hóa khác do một số người dùng có thể có thiết bị hiển thị đơn sắc.
8.4 Các chỉ thị nhìn
8.4.1 Tín hiệu quang
a) Giới thiệu
Tín hiệu quang là thiết bị chỉ thị nhìn đơn giản nhất, bao gồm các đèn chỉ thị trạng thái, các đèn chiếu, các đèn nhấp nháy và cảnh báo.
b) Khuyến nghị
* Các đèn báo trạng thái phải đủ lớn và đủ sáng để được nhìn thấy dễ dàng, trong phạm vi điều kiện môi trường, mà không làm mất tập trung, ví dụ:
- Mức độ sáng khuyến nghị: tối thiểu 160 candelas/m2
- Tỉ lệ tương phản bật / tắt tối thiểu: 5/1
- Góc nhìn: tối thiểu 1600
Hình 35 – Khuyến nghị góc nhìn của LED
Sử dụng quy ước mã màu đã được chấp nhận, ví dụ:
- Đỏ: báo dừng, hoặc nguy hiểm
- Xanh lá cây: báo bình thường, tiếp tục
- Hổ phách / vàng: cảnh báo
- Trắng / màu xanh dương: báo điều kiện bình thường
Để thu hút sự chú ý của người dùng sử dụng thay đổi màu sắc hoặc nhấp nháy ánh sáng. Bổ sung tín hiệu âm thanh nêu tình trạng là khẩn cấp, hoặc khi người dùng có thể không nhìn màn hình hiển thị.
Nếu nhấp nháy được sử dụng, giới hạn số lượng các tốc độ nháy khác nhau tới 2 (khuyến nghị) hoặc 3 (tối đa) trên thiết bị đầu cuối hoàn chỉnh.
Khuyến nghị tốc độ nháy là 3-10 nháy / giây, với khoảng tắt-mở đồng đều. Không vượt quá 12 nhấp nháy mỗi giây. Tránh các tốc độ nháy với thời gian tắt dài và thời gian mở ngắn.
Hạn chế số lượng chỉ thị trạng thái trên một chỉ thị quang tới 3 hoặc tối đa là 4. Ví dụ: TẮT, MỞ (đều đặn), MỞ (nháy chậm), MỞ (nháy nhanh).
Đặt các tính hiệu cảnh báo trong vòng 30° của hướng nhìn thuận tiện của người dùng.
8.4.2 Các biểu tượng, dấu hiệu
a) Giới thiệu
Các dấu hiệu (symbol), hình tượng (pictograms), biểu tượng (icon) là các thành phần đồ họa được sử dụng để ghi nhãn các phím điều khiển hoặc để đưa thông tin trên màn hình, vỏ máy hoặc trong tài liệu hướng dẫn người dùng. Thuật ngữ “dấu hiệu” đôi khi là biểu diễn tóm lược, “hình tượng” là các biểu diễn tranh ảnh, và “biểu tượng” là biểu diễn trên màn hình giao diện người dùng đồ họa. Trong thực tế sự phân biệt giữa các thành phần đồ họa này là không rõ ràng nên có thể sử dụng thuật ngữ chung là “dấu hiệu”.
b) Khuyến nghị
Sử dụng các dấu hiệu đã được quốc tế chấp nhận và thừa nhận rộng rãi, như dấu hiệu máy điện thoại của ITU-T (khuyến nghị ITU-T E, 121 [23]), các dấu hiệu của ISO trong ISO 7000 [30], ISO 7001 [29], các dấu hiệu của IEC cho thiết bị (IEC 60.417 [16]), và các dấu hiệu của ETSI cho các chức năng điện thoại thấy hình [8].
Hình 36 – Dấu hiệu điện thoại của ITU-T và cảnh báo của ISO
Khi có thể, sử dụng các dấu hiệu hoặc biểu tượng đã được chấp nhận hoặc theo “chuẩn công nghiệp” trong các màn hình giao diện người dùng đồ họa.
Bảo đảm các dấu hiệu được in rõ ràng, dễ đọc và bền.
Bảo đảm các biểu tượng trên màn hình là đủ lớn để được phân biệt rõ ràng, trong khoảng cách xem thuận tiện.
Bảo đảm tài liệu hỗ trợ cung cấp một thuật ngữ của các biểu tượng và dấu hiệu để cho phép nhận dạng và học tập.
Chỉ tạo các dấu hiệu mới khi cần thiết và cách làm phù hợp với IEC 80416-1 [17]. Kiểm tra khả năng chấp nhận của nhóm người dùng khuyết tật theo thủ tục khuyến nghị tại ETR 070 [5], EG 201 379 [2] hoặc ISO 9186 [18].
8.5 Thiết bị ra âm thanh
8.5.1 Hiển thị nghe
Sử dụng hiển thị nghe (tín hiệu âm thanh, lời nói đầu ra…) để bổ sung thông tin nhìn, để hỗ trợ một số người có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như người khiếm thị.
Sử dụng hiển thị nghe khi người dùng không có khả năng dự, hoặc nhìn vào màn hình hiển thị hình ảnh.
Sử dụng giọng nói đầu ra khi cần thông báo một cách linh hoạt, khi truyền đạt một dữ liệu cụ thể, khi có nhu cầu trao đổi thông tin hai chiều, khi người nghe không được huấn luyện về ý nghĩa của các tín hiệu âm thanh.
Sử dụng tín hiệu âm thanh: ở nơi cần yêu cầu hành động ngay, khi cần thông báo một thời điểm, để ghi đè lên trong đoạn giao tiếp lời nói.
Cho phép người dùng kiểm soát thiết bị ra âm thanh về âm lượng, âm sắc và cân bằng.
8.5.2 Âm thanh phi thoại
8.5.2.1 Các tín hiệu âm thanh
a) Giới thiệu
Các tín hiệu âm thanh được dùng để cung cấp thông tin tới người dùng về trạng thái của các thiết bị đầu cuối, các hệ thống và mạng. Các tín hiệu âm thanh bao gồm: các tín hiệu chuông, tín hiệu cảnh báo thiết bị, các âm hiệu như hồi âm chuông, âm báo bận, âm chờ cuộc gọi, âm hiệu trả lời máy fax…
b) Khuyến nghị
Sử dụng tín hiệu âm thanh để thu hút sự chú ý, ví dụ, tín hiệu chuông và tín hiệu cảnh báo khi cần có một hành động ngay lập tức.
Đối với các tín hiệu hoặc âm hiệu, sử dụng một số lượng rất hạn chế của mã có thể nhận ra dễ dàng bằng cách sử dụng các biến thể về nhịp điệu (nhịp) và độ cao thấp (tần số); tốt nhất là ít hơn 7 trong bất kỳ bối cảnh nào. Ví dụ, giữ tổng số âm có thể trong thiết lập cuộc gọi dưới 7.
Sử dụng âm có tần số từ 300 Hz và 3 000 Hz mà tai con người là nhạy cảm nhất, bất kể băng thông của kênh âm thanh (3,1 kHz, 7 kHz, 15 kHz…)
Đảm bảo thời gian trễ giữa thiết bị đầu cuối, hệ thống là tối thiểu, tối đa là 0,5 giây.
Đảm bảo mức độ âm thanh đáp ứng các mức Khuyến nghị ITU-T thể hiện trong Hình 37.
Hình 37 – Khuyến nghị ITU-T về mức giới hạn âm thanh
Sử dụng các mã âm hiệu điện thoại đã được chấp nhận, ví dụ: cho âm báo chuông hoặc âm bận (Khuyến nghị ITU-T E.180 [25] và E.184 [27]).
Để báo hiệu, sử dụng các âm phức (đa tần và biến đổi tần), biến đổi nhịp và kết hợp với các âm thanh để tạo ra 2-4 mẫu điệu, do chúng dễ nhận dạng hơn so với các âm đơn tần thuần khiết.
8.5.2.2 Âm nhạc
a) Giới thiệu
Âm nhạc được dùng nhiều trong các sản phẩm và dịch vụ ICT, như là chỉ thị âm thanh về một trạng thái hiện tại (ví dụ: trạng thái duy trì kết nối), hoặc như là một biểu tượng âm thanh khi kết nối đến dịch vụ trả lời tự động, hay dễ gây chú ý tới các thông báo.
b) Khuyến nghị
Đảm bảo âm nhạc được trình bày với âm lượng tương tự như tín hiệu âm thanh, và giải động được giới hạn để tránh các khoảng im lặng rõ ràng và khoảng to bất ngờ.
8.5.3 Thiết bị ra giọng nói
a) Giới thiệu
Thiết bị ra giọng nói bao gồm giọng nói tự nhiên được ghi lại hoặc giọng nói tổng hợp, được sử dụng để đưa thông tin hoặc phản hồi tới người dùng.
b) Khuyến nghị
Để tăng tối đa tính dễ hiểu của giọng nói ra, khuyến nghị sử dụng âm thanh tự nhiên ghi lại hơn là giọng nói được ghép và âm thanh tổng hợp.
Giảm thiểu tải vào bộ nhớ con người bằng cách cho phép người dùng để nghe tin nhắn lặp đi lặp lại, và có thể nhập lệnh hoặc dữ liệu ngay lập tức và không cần phải ghi nhớ và chờ đợi đến cuối tin nhắn.
Tôn trọng giới hạn của bộ nhớ và khả năng lưu trữ tượng thanh (khoảng 3-4 phần tử) khi thiết kế các trình đơn.
Người dùng có thể nghe 150-160 từ / phút một cách thoải mái. Tốc độ này không nên được tăng lên, trừ khi người dùng cấu hình như vậy. Không được vượt quá giới hạn tốc độ 210 từ / phút.
Không được đưa ra hai nhiệm vụ bằng lời nói (ví dụ hai thông báo) cùng một lúc.
Trong các hệ thống tổng hợp giọng nói, chuyển giọng đầu ra càng nhiều càng tốt để giống tiếng nói của con người. Nếu có thể, mô phỏng giọng, tuổi tác và giới tính của người dùng.
Sử dụng mô phỏng tương tự như ngôn điệu của con người (âm điệu liên quan tới tác vụ, ví dụ như âm cao hơn nếu đó là một cảnh báo, xét hỏi…)
Thử nghiệm và đánh giá các thông điệp giọng nói về tính dễ hiểu và sự chấp nhận của người dùng trong quá trình phát triển sản phẩm với các người dùng đại diện. Lấy tiêu chí chấp nhận cao, ví dụ tối thiểu là 90% thừa nhận độ chính xác trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Trong một hệ thống đa phương tiện, trước khi cung cấp chi tiết của một trang nội dung, cung cấp một bản tóm tắt hoặc giới thiệu những gì đang có trong nó, ví dụ “Đây là một trang chứa 5 hình ảnh, 2 đoạn văn bản…”
8.5.4 Các trình đơn nghe
a) Giới thiệu
Các trình đơn nghe phát ra giọng nói thực được ghi lại hoặc giọng nói tổng hợp. Việc lựa chọn các mục trình đơn được thực hiện qua việc sử dụng các từ khóa nhập vào là âm thanh hoặc giọng nói.
b) Khuyến nghị
Xây dựng trình đơn một cách rõ ràng đối với lời nói đầu ra. Tránh sử dụng các từ đồng âm. Sử dụng các từ đơn lẻ, hoặc các cặp từ thông thường. Duy trì một nhịp điệu tốt và một tốc độ nói gần liên tục, giữ khoảng cách giữa các mục trình đơn ngắn (0,5 giây đến 1,0 giây). Sử dụng giọng nữ. Hạn chế số lựa chọn tối đa là 6 trong trình bày một trình đơn bất kỳ.
Bảo đảm chất lượng và tính dễ hiểu của giọng nói ra bằng cách kiểm trên một mẫu đại diện của người dùng. Đặt tỷ lệ thành công cần thiết khá cao, ví dụ 95% nhận dạng chính xác trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Tránh phát triển một hệ thống cấp bậc. Nếu cần thiết, giữ số lượng cấp tối đa là 2.
Giảm thiểu tải bộ nhớ bằng cách cho phép người dùng lựa chọn một tùy chọn ngay lập tức.
Cung cấp tính năng cho phép người dùng nghe đi lặp lại các lựa chọn.
8.6 Thiết bị ra xúc giác
8.6.1 Các chỉ dẫn xúc giác
a) Giới thiệu
Chỉ dẫn xúc giác là loại phần tử hiển thị phụ thuộc vào cảm nhận thông tin của người dùng bằng cách chạm
b) Khuyến nghị
Cung cấp các chỉ dẫn xúc giác trên bàn phím số, ví dụ: một chấm nổi lên trên phím số 5 của bàn phím điện thoại và trên các phím chữ F và J của bàn phím ký tự.
Xem xét các nhãn in hoặc khắc trên phím như là kết cấu mặt phím.
Bố trí các phím để giúp định hướng người dùng, ví dụ: các khối phím 3 × 4 cho bàn phím số, kết cấu so le QWERTY hay (AZERTY) cho các phím chữ, các hàng hoặc khối ngắn cho các phím chức năng.
Thẻ thông minh và thẻ từ cần phải có một khía chữ V hoặc dấu xúc giác để hỗ trợ về định hướng (ETS 300 767 [12], Khuyến nghị ITU-T E.136 [25]).
Hình 38 – Ví dụ đầu xúc giác thẻ điện thoại
8.6.2 Chỉ dẫn xúc giác-rung
a) Giới thiệu
Chỉ dẫn xúc giác – rung là thông tin được cung cấp thông qua phần tử rung của thiết bị. Loại thông thường nhất là trong máy điện thoại di động để cung cấp thông tin yên lặng về một cuộc gọi tới.
b) Khuyến nghị
Tối ưu hóa ngưỡng phát hiện rung bằng tần số và vị trí.
Sử dụng một tần số từ 10 Hz và 600 Hz.
Sử dụng một cường độ từ 15 dB đến 20 dB ở trên ngưỡng.
Tần số có thể được sử dụng để mã hóa thông tin.
8.6.3 Phản hồi lực
a) Giới thiệu
Phản hồi lực cung cấp một cảm nhận xúc giác khi thao tác một thiết bị ICT như chuột hoặc cần điều khiển. Phản hồi lực thường được coi là một chỉ thị tích cực, nhưng nó cũng có thể được dùng trong các chuyển mạch đơn giản để cho chỉ thị về thao tác thành công.
b) Khuyến nghị
Cung cấp một lực cản trên công tắc để chỉ thị sắp sửa thay đổi về lượng trước khi nó được hoàn thành.
Cung cấp một kích hoạt sụp xuống trên công tắc để cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động thành công.
Cung cấp các chốt trong các nút điều khiển quay, nơi có các vị trí quan trọng trong quá trình quay.
Sử dụng phản hồi xúc giác trên chuột để chỉ thị giới hạn của màn hình hoạt động.
8.7 Thông tin in
a) Giới thiệu
Thông tin in là các biểu diễn ký tự chữ – số, các hình ảnh hoặc các ký hiệu tóm tắt được in, chạm hoặc khắc. Thông tin này có thể ở trên vỏ máy, núm điều khiển hoặc các nhãn kèm theo.
b) Khuyến nghị
Sử dụng các hiển thị in, khắc (và làm đầy) hay đúc để nhận dạng các núm điều khiển và các hiển thị trên thiết bị. Tránh sử dụng các phông chữ nén, nghiêng, nhạt hoặc chữ hẹp khi ghi nhãn.
Bảo đảm tài liệu in rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu bởi người dùng.
9 Hướng dẫn cụ thể khác cho sản phẩm
9.1 Cáp và dây
Sử dụng dây xoắn ruột gà linh hoạt để nối tổ hợp cầm tay với máy điện thoại để ngăn trường hợp dây nối kéo hoặc dịch chuyển máy điện thoại. Chiều dài cuộc dây xoắn trong khoảng 0,3 m đến 0,5 m; và kéo dài hoàn toàn trong khoảng 1,0 m đến 2,0 m, khuyến nghị là 1,7 m. Các cuộc dây được coi là kéo dài hoàn toàn khi nó được kéo ra đến mức máy điện thoại bắt đầu di chuyển với một lực không quá 400 g. Đối với điện thoại treo tường, lực áp dụng là 250 g. Khuyến nghị này không áp dụng đối với máy điện thoại công cộng.
Hình 39 – Khuyến nghị về chiều dài dây
Dây nối nối thiết bị với mạng và nguồn điện phải là dây mềm, chiều dài tùy thuộc vào khoảng cách thuận tiện từ thiết bị tới mạng nguồn và thông thường trong khoảng 2 m đến 4 m.
Xem xét sự cần thiết phải cung cấp chỗ chứa cáp / dây trên thiết bị đầu cuối để phần dây thừa có thể thu vào một cách an toàn. Trong trường hợp này, cáp và dây phải dễ dàng lấy ra hoặc xếp lại mà không cần độ chính xác trong chuyển động ngón tay hoặc sử dụng sức mạnh quá mức.
Cung cấp các nhãn hoặc nhận dạng thị giác và xúc giác khác để cho phép người dùng phân biệt các loại cáp / dây khác nhau sử dụng trên cùng thiết bị đầu cuối, ví dụ: sử dụng các đầu nối có hình dạng và kích cỡ khác nhau.
9.2 Vỏ máy
Thiết kế vỏ máy phải đảm bảo an toàn cho người dùng, tuân thủ các yêu cầu trong EN 60950 [1]
Tránh sử dụng các vật liệu gây dị ứng cho da như cao su, nikel, đặc biệt cho các phần của vỏ máy sẽ tiếp xúc với da người dùng.
Đế của vỏ máy phải chống trượt, sao cho máy không di chuyển khi sử dụng, ví dụ khi bấm nút, hoặc khi vô ý kéo hay đẩy.
Thiết bị gắn trên tường cũng phải có khả năng sử dụng được khi đặt ở bề mặt nằm ngang.
Vỏ máy phải có khoảng không để cho phép người dùng thư giãn tay mà không vô ý làm vận hành các núm điều khiển, điều này đặc biệt quan trọng cho người suy giảm cơ hoặc có cử động không phối hợp.
Khi có thể, tránh sử dụng các tấm che hoặc nắp mà người dùng phải mở ra trong khi máy đang hoạt động, Nếu phải sử dụng, nên cho phép người dùng mở ra dễ dàng (ví dụ bằng ấn nút điện) và sử dụng các tấm che luôn gắn với sản phẩm khi mở mà không bị rơi hoặc mất.
Vỏ máy phải càng nhỏ, gọn gàng tốt, nhưng phải không làm ảnh hưởng đến kích thước của các núm điều khiển và các nhãn, hoặc làm ảnh hưởng đến việc nâng cấp và bảo dưỡng thiết bị.
Vỏ máy của thiết bị cầm phải có hình dạng sao cho phù hợp với tay của người dùng và dễ cầm.
Sử dụng bề mặt mờ thay cho bề mặt bóng để giảm thiểu chói.
Xem xét đưa ra các hướng dẫn từng bước đơn giản trên vỏ máy cho các nhiệm vụ đòi hỏi người dùng phải thực hiện chuỗi thao tác.
Nếu ngăn chứa pin là một phần của vỏ máy thì nó phải dễ mở mà không cần thao tác hoặc lực quá sức, nhưng không mở được một cách vô ý, đảm bảo các pin dễ dàng tháo ra bằng cách cung cấp khoảng không phù hợp để nắm pin hoặc một dải băng để tháo pin. Cung cấp chỉ dẫn rõ ràng (thị giác hoặc xúc giác) về hướng và trình tự lắm pin.
9.3 Màu sắc của vỏ máy
Tránh sử dụng màu sắc bão hòa cao trên phần lớn vỏ máy. Khi có thể, nếu đã thực hiện các phiên bản sản phẩm với màu sắc rực rỡ để thu hút thị trường, thì cũng nên cung cấp các phiên bản có màu trung lập hơn hoặc nhạt nhẹ.
Sử dụng màu sắc của vỏ máy tương phản với các nút điều khiển trên vỏ máy [19].
Tránh sử dụng màu đỏ tươi và xanh dương gần nhau trong khu vực cần tập trung thị lực, những màu này hơi khác nhau về độ dài tiêu cự.
Tránh sử dụng màu rất tối hoặc màu rất sáng, giữ được sự khác biệt về độ sáng trung bình giữa các vùng thị giác trong một tỷ lệ 10:1.
Nếu sử dụng màu để mã hóa các vùng khác nhau của vỏ máy, hoặc để mã hóa các nhóm nút điều khiển khác nhau, tránh sử dụng màu sắc quá gần nhau trong quang phổ thị giác.
Tránh màu xanh dương, xanh lá cây và tím để truyền đạt thông tin – hiện tường vàng giác mạc theo tuổi tác có thể gây nhầm lẫn giữa những sắc thái màu này.
Sử dụng nền mờ hơn là nền bóng để giảm thiểu độ chói (khuếch tán 15% đến 75%, phản chiếu tối đa 45%).
9.4 Chất liệu bề mặt
Bề mặt cần được làm mờ chứ không phải làm bóng để tránh chói (khuếch tán 15% đến 75% phản chiếu tối đa 45%).
Trên bề mặt mà người dùng sẽ chạm vào cần tránh sử dụng các vật liệu gây ra dị ứng cho người dùng, ví dụ: cao su và niken.
Bề mặt mà người dùng cầm nắm không nên quá trơn.
Nếu bề mặt vỏ máy bao gồm một màn hình hiển thị, bảo đảm phản chiếu bề mặt không vượt quá 45 đơn vị chói và độ phản xạ các khuyếch tán giữa 15% và 50%.
9.5 Các đầu nối
Khi có thể sử dụng một đầu nối chuẩn với bố trí chân chuẩn.
Xem xét việc sử dụng các đầu nối và ổ cắm được mã hóa màu.
Đầu nối nên có hình dạng để có thể dùng một ngón tay nắm đầy đủ nhằm hỗ trợ những người có ngón tay lớn hay bị tật run tay.
Các ổ cắm phải được gắn nhãn rõ ràng để cho biết chức năng của ổ cắm và hướng cắm. Nhãn phụ nổi có thể hữu ích cho những người khiếm thị, những phương pháp này không nên được sử dụng như là phương pháp ghi nhãn duy nhất do rất khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu vì sự tương phản kém.
Cung cấp thông tin phản hồi rõ ràng cho người dùng để xác nhận rằng một ổ cắm hay một đầu nối đã vào vị trí hoặc đã được kết nối chính xác.
Đánh dấu rõ ràng điểm cắm bằng cả dấu thị giác và xúc giác. Ví dụ, ngoài việc ghi nhãn rõ ràng, cung cấp một lằn gợn nổi lên xung quanh ổ cắm và các chỉ dẫn xúc giác về hướng cắm. Một cái phễu hướng vào tâm của ổ cắm cũng có thể được sử dụng để giúp hướng dẫn phích cắm vào ổ cắm.
Khi thích hợp, cung cấp một bề mặt ổn định phía dưới ổ cắm để cho phép người dùng giữ tay ổn định khi chèn phích cắm.
Cung cấp tương phản về thị giác giữa điểm chèn và phần còn lại của thiết bị để thấy rõ nơi chèn.
Để tạo điều kiện rút phích cắm, cung cấp không gian đủ để dễ dàng nắm, xem xét việc sử dụng nút ấn để nhả hoặc cơ chế nhả tự động.
Sử dụng đầu nối cho phép một ngón tay/ngón cái nắm vào để kết nối/ngắt kết nối với lực 25 N.
Bảo đảm khu vực kết nối đủ không gian để có thể nắm chắc để kết nối và ngắt kết nối. Không gian xung quanh một phích cắm bất kỳ không nhỏ hơn 25 mm (xem hình 40), trừ trường hợp các đầu nối có thể được gỡ bỏ theo thứ tự thì không gian có thể được hạn chế đến 25 mm trong khoảng xung quanh 270°.
Hình 40 – Khuyến nghị khoảng không gian xung quanh đầu nối
Các phích cắm có khóa kiểu kẹp thì được khuyến nghị so với các phích cắm có vít vặn do các phích này cần công cụ hoặc thao tác chính xác.
Cần ghi nhãn phích và ổ cắm tương ứng và phối hợp việc ghi nhãn để hỗ trợ người dùng tìm các kết nối phù hợp.
9.6 Tổ hợp cầm tay
Đảm bảo tổ hợp cầm tay có ghép cảm ứng tương thích với máy trợ thính (ETS 300 381 [9]).
Trọng lượng của tổ hợp phải nằm trong phạm vi 150 g đến 250 g, lý tưởng là 150 g đến 175 g. Phương pháp đánh giá là đo trọng lượng của tổ hợp cầm tay với dây gắn ở độ cao 400 mm so với máy điện thoại.
Phân bố đều cân bằng giữa đầu tai nghe và đầu micrô. Nếu không thể phân bố đều, thì đầu micrô nên nặng hơn đầu tai nghe.
Hình dạng của chiếc điện thoại cho phép người dùng cầm thoải mái, bề rộng nên nhỏ hơn 44 mm. Những người có chuyển động không phối hợp hoặc suy giảm sức mạnh có thể gặp khó khăn nếu nơi nắm quá tròn và trơn hoặc nếu quá rộng hoặc quá nhỏ.
Thiết kế tổ hợp sao cho ghép vừa vặn và thoải mái vào tay người dùng và micrô sát vào môi của người dùng (xem Hình 41).
Hình 41 – Thiết kế tổ hợp cầm tay theo Khuyến nghị của ITU-T
Cung cấp các ống nói với khe / lỗ hoặc chỉ dẫn về vị trí micrô.
Thiết kế tổ hợp sao cho có thể đặt vào vị trí tai và vai thường xuyên mà không cần vai nâng quá mức (dướn vai) như thể hiện trong Hình 42.
Hình 42 – Đặt tổ hợp vào vị trí tai và vai
9.7 Thiết bị thanh toán (tiền xu và tiền giấy)
Đặt vị trí của khe tiền xu, tiền giấy ở vị trí dễ với, cho cả người có tầm vóc ngắn hơn bình thường, người khuyết tật và cả trẻ em, nếu có thể, cho phép người dùng nhét tiền xu, tiền giấy bằng công cụ cá nhân, hoặc trong trường hợp khẩn cấp, trực tiếp bằng miệng.
Cho phép đưa trước tiền xu, sao cho người dùng không phải lo lắng về việc nhét tiền xu trong khi gọi.
Cung cấp các tùy chọn để cung cấp thông tin bằng thính giác cũng như hình ảnh về số tiền cần phải được nhét vào.
Khe nạp tiền cần có thể nhận dạng được bằng cả trực quan và xúc giác.
Nên có thông tin nhận diện thị giác và xúc giác về loại tiền xu/tiền giấy đã được chấp nhận.
Khe nạp cần có hình dạng phễu để hướng các đồng xu vào vị trí.
Nếu sử dụng khe nạp tiền giấy, cần chỉ dẫn rõ ràng hướng nạp tiền.
Thủ tục thanh toán phải được đơn giản và được chuẩn hóa. Bất cứ hướng dẫn nên đưa ra bằng nhiều chế độ như hình ảnh và âm thanh.
Phương pháp trả lại tiền cũng phải đơn giản, ví dụ bằng cách ấn nút “Trả lại xu” bên cạnh khe nạp tiền xu.
Khe trả tiền xu cần được thiết kế để người dùng dễ dàng nắm tiền xu, nhưng cũng ngăn cản đồng xu rơi xuống sàn.
9.8 Thiết bị xách tay và di động
a) Giới thiệu
Thiết bị xách tay là thiết bị có thể nhấc và mang đi để thay đổi vị trí, không phải để cầm trong quá trình sử dụng thông thường. Thiết bị di động là thiết bị thiết kế để hoạt động khi cầm trên tay.
b) Khuyến nghị
Đối với thiết bị ít khi di chuyển
Khi có thể làm cho các thiết bị nhỏ gọn và nhẹ đủ để một người nâng đỡ và mang đi một khoảng cách ngắn, tối đa 16 kg.
Cung cấp các điểm bám và tay cầm đủ lớn để chứa 95% các ngón tay hoặc bàn tay để trợ giúp nắm vào thiết bị.
Bố trí các điểm bám và tay cầm xung quanh đối xứng hai bên của khối thiết bị trung tâm của trọng lực để đảm bảo nâng ổn định và cân đối.
Đối với các thiết bị được di chuyển xung quanh nhưng không hoạt động khi di chuyển:
Trong lượng của một khối thiết bị (bao gồm cả tổ hợp cầm tay và dây) nên nhỏ hơn 925 g, và lý tưởng khoảng 375 g, nếu nhỏ hơn sẽ dễ bị tuột khi quay số.
Nên có thể nắm và di chuyển khối thiết bị với một tay mà không có thành phần nào rơi ra dễ dàng.
Đối với thiết bị hoạt động khi cầm trên tay:
Toàn bộ thiết bị nên càng nhẹ càng tốt, tốt nhất là nhẹ hơn 280 g.
Chu vi nơi nắm không được vượt quá 18 cm.
Thiết bị cầm tay nên có tâm trọng lực gần với tâm của vỏ máy để đảm bảo nó được cân bằng khi cầm.
Cung cấp một cơ chế cho phép định vị thiết bị đầu cuối cầm tay đã bị thất lạc, ví dụ: một tín hiệu âm thanh được kích hoạt từ trạm gốc.
9.9 Điện thoại thấy hình
a) Giới thiệu
Điện thoại thấy hình là thiết bị tổ hợp của máy điện thoại thông thường với chức năng video, có thể dưới dạng một thiết bị đầu cuối chuyên dụng, một máy tính PC hoặc một thiết bị đầu cuối đa phương tiện.
b) Khuyến nghị
Áp dụng các hướng dẫn nêu trong ETR 297 [7], bao gồm các yếu tố con người liên quan đến thiết kế các thiết bị đầu cuối điện thoại thấy hình và giao diện người-máy cần thiết cho việc tiếp cận dịch vụ và kiểm soát các nhiệm vụ liên quan trong điện thoại thấy hình.
Áp dụng các hướng dẫn cho thiết kế thiết bị vào và thiết bị ra đề cập trong điều 7.1 và 7.2, mục đích của điều này là cung cấp thông tin về các yêu cầu nhân lực của hệ thống hoàn chỉnh.
Thiết kế các điện thoại thấy hình phù hợp với ETR 297 [7] và ETR 175 [6] và các tiêu chuẩn có liên quan.
Thiết kế các chức năng kiểm soát cuộc gọi:
Cho phép người dùng kiểm soát chế độ dịch vụ theo các nguyên tắc sau:
- Người dùng có thể chọn một chế độ dịch vụ từ một tập hữu hạn không quá năm hoặc sáu chế độ, điều này giúp đơn giản hóa đối thoại;
- Chế độ hoạt động tích cực nên được chỉ thị cho cả chủ gọi và bị gọi;
- Người dùng nên được hướng dẫn để thiết lập chế độ dịch vụ mặc định cho các cuộc gọi vào và ra như nhau.
Cung cấp cho người dùng tính năng xem chính mình (self-view). Lý tưởng nhất, hình ảnh chính mình hiển thị liên tục, nhưng nếu điều này không thể thì cần cho phép cho xem bất kỳ lúc nào, khi đặt máy, nhấc máy hoặc trong khi gọi. Tính năng xem chính mình phải không ảnh hưởng đến hình ảnh gửi đi.
Lý tưởng nhất là đảm bảo rằng đầu và thân được chụp, ít nhất là hình ảnh đầu và vai và đáp ứng với nhiều độ cao khác nhau của mắt và cho người ngồi/đứng bằng cách cho phép điều chỉnh hệ thống camera theo chiều dọc.
Ba chức năng âm thanh nên được cung cấp: chế độ rảnh tay; chế độ điện thoại bình thường; chế độ loa ngoài (chế độ thoại bình thường với nghe bằng loa ngoài). Chế độ rãnh tay thường là chế độ ưa thích.
Bảo đảm đồng bộ giữa tín hiệu âm thanh và hình ảnh, trễ vòng tổng không được vượt quá 800 ms, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt nhất. Để đảm bảo đồng bộ môi, sự khác biệt trễ giữa kênh âm thanh và hình ảnh không được vượt quá 40 ms khi âm thanh đến sau hình ảnh, hoặc 20 ms khi âm thanh đến trước hình ảnh.
10 Hướng dẫn cụ thể khác cho dịch vụ
10.1 Số điện thoại
Sử dụng khuôn dạng số quốc gia và số quốc tế theo Khuyến nghị ITU-T E.123 [24] khi in. Số quốc tế nên được in dưới số quốc gia với những chữ số tương ứng xếp thẳng hàng như sau:
Điện thoại Quốc gia (0607) 123 4567
Quốc tế + 22 607 123 4567
Trường hợp muốn tiết kiệm không gian để có chỗ in các số khác nhau, ví dụ: số Fax hoặc điện thoại di động, mỗi số cần được in với nhãn ngắn (ví dụ “ĐT”), tiếp theo là số trong các định dạng quốc gia hay quốc tế mong muốn. Trong trường hợp này các từ “quốc gia” và “quốc tế” được bỏ qua.
ĐT (0607) 123 4567
Fax (0607) 123 4567
Mobile (0607) 321 9867
Hoặc
ĐT +22 607 123 4567
Fax +22 607 123 4567
Mobile +22 607 321 9867
Để hiển thị số mở rộng của một tổng đài PABX mà không cần quay số trực tiếp, từ “mở rộng” hoặc “ext” cần phải được viết ngay sau số điện thoại như:
Điện thoại quốc tế +22 607 123 4567 ext. 876
10.2 Xử lý cuộc gọi
Các đối thoại thiết lập cuộc gọi, kiểm soát và kết thúc cuộc gọi chỉ yêu cầu người dùng những thao tác tối thiểu và ghi nhớ tối thiểu.
Người dùng mới và người dùng không thường xuyên cần được hướng dẫn điều khiển cuộc gọi ở mức cơ bản sử dụng hiển thị hình ảnh, giọng nói hoặc đồ họa trên sản phẩm. Ít nhất là hỗ trợ hai chế độ.
Cho phép người dùng quay số theo chế độ “xếp chồng” (overlap) hay “cả khối” (en-bloc). Chế độ quay số “en-bloc” được hỗ trợ với một màn hình hiển thị số và với khả năng chỉnh sửa chữ số cuối cùng.
Thời gian chờ bắt đầu quay số và giữa các số cần phù hợp đối với người ấn phím chậm do suy giảm cử động hoặc nhận thức.
Các thiết bị đầu cuối và mạng cần cung cấp thông tin phản hồi rõ ràng về quá trình cuộc gọi, thông qua tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
Lỗi thiết lập cuộc gọi do lỗi người dùng, lỗi thiết bị đầu cuối và hệ thống, hoặc nghẽn mạng phải được chỉ thị rõ và các tùy chọn cho việc phục hồi lỗi hoặc chỉ thị thời gian của tình trạng lỗi nên được cung cấp.
10.3 Truyền thông và truyền dẫn
a) Giới thiệu
Truyền thông và truyền dẫn là phương tiện kỹ thuật để truyền và nhận dạng tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh giữa các thiết bị đầu cuối viễn thông hoặc giữa thiết bị đầu cuối và mạng.
b) Khuyến nghị
Tối đa hóa chất lượng truyền dẫn, tương xứng với những giới hạn cảm nhận của con người.
Cung cấp truyền dẫn trong “thời gian thực”, tức là giảm thiểu trễ truyền dẫn ảnh hưởng đến “giao tiếp” tự nhiên.
Cung cấp thông tin phản hồi về lý do, thời gian sửa chữa, và các lựa chọn thay thế cho sự cố truyền dẫn, hoặc hư hỏng và lỗi mạng.
10.4 Truyền số liệu
a) Giới thiệu
Truyền số liệu là việc chuyển thông tin số qua mạng lưới từ thiết bị đầu cuối này đến thiết bị đầu cuối khác hoặc từ thiết bị đầu cuối tới máy chủ.
b) Khuyến nghị
Trong đối thoại truyền dữ liệu cố gắng giảm thiểu tải bộ nhớ của người dùng và rút ngắn các thủ tục. Cung cấp các thư đã được định dạng chuẩn từ trước, sử dụng các tiêu đề được định địa chỉ tự động…
Việc khởi tạo truyền dẫn, chuyển đổi định dạng dữ liệu phải được xử lý tự động bởi thiết bị đầu cuối.
Các thiết bị đầu cuối và mạng cần cung cấp thông tin phản hồi của sự thành công hay thất bại của truyền dữ liệu.
Trong tương tác truyền dữ liệu trực tiếp, người dùng cần nhận được phản hồi ngay lập tức về việc nhập vào điều khiển hoặc nhấn phím của họ, và thông báo khi có trễ truyền dẫn không thể tránh khỏi.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Các loại khuyết tật và các vấn đề thiết kế liên quan
A.1 Khuyết tật giác quan
A.1.1 Thị giác
Thị giác (hoặc tầm nhìn) liên quan đến khả năng cảm nhận sự hiện diện của ánh sáng và cảm nhận hình thức, kích thước, hình dạng và màu sắc của các kích thích thị giác. Một số suy giảm về thị giác có thể dẫn đến khuyết tật khi sử dụng thiết bị ICT. Hầu hết các lỗi về khúc xạ đơn giản như cận thị, viễn thị và loạn thị thường có thể sửa được với kính đeo phù hợp. Người mắc tật mất điều chỉnh hoặc viễn do lão hóa phải sử dụng kính đeo hai tiêu cự có thể khó khăn khi đọc màn hình máy tính. Lão hóa làm giảm khả năng thích ứng của mắt với thay đổi ánh sáng xung quanh, do vậy người cao tuổi sẽ gặp vấn đề khi độ sáng trên bảng điều khiển khác nhiều so với độ sáng của đối tượng đang được kiểm soát.
Người khuyết tật thị giác ngay cả khi tầm nhìn được chỉnh sửa thích hợp vẫn khó khăn khi đọc bản in nhỏ và độ tương phản kém. Thông thường, hình ảnh càng đơn giản thì càng dễ nhận dạng và dễ đọc. Một số màn hình tinh thể lỏng với độ tương phản kém sẽ gây khó khăn khi đọc.
Khoảng 7% nam giới và ít hơn 0,5% nữ giới có vấn đề trong việc phân biệt màu đỏ trong màu xanh lá cây, một hiệu ứng được gọi là protanopia và deuteranopia. Nhận thức về màu sắc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi già, bởi bệnh tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là về phía đầu tím / xanh dương của quang phổ. Do đó không nên sử dụng màu sắc một mình để chỉ thị các chức năng quan trọng và thông báo mà phải luôn sử dụng chế độ thông tin bổ sung (dự phòng). Nên tránh tương phản màu sắc giữa màu tím và màu xanh dương hoặc phạm vi màu cam / xanh lá cây / vàng đỏ của dải quang phổ. Màu sắc nên được lựa chọn để dễ dàng tách thành các tông màu xám khác biệt khi chuyển sang thang xám đơn sắc.
Bệnh đục thủy tinh thể, gây ra bởi sự mờ đục các thủy tinh thể của mắt, có thể tạo ra hiệu ứng tương tự như nhìn qua một cửa kính bẩn hoặc bị ố vàng. Một số loại bệnh đục thủy tinh thể có thể gây ra nhiều hình ảnh.
Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân lớn nhất của suy giảm thị giác thấy trước. Mạng mao mạch ở võng mạc bị hư hỏng và gây ra mất chức năng cục bộ. Sự tuần hoàn máu kém, cũng do bệnh tiểu đường gây ra, có thể dẫn đến kém nhạy cảm xúc giác, có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường ít có khả năng đọc chữ nổi. Bệnh thoái hóa nổi chấm đen (macular degeneration) cũng là một nguyên nhân quan trọng của khuyết tật thị giác, khi các tế bảo cảm quang ở trung tâm của võng mạc bị hư hỏng.
Nhìn chung, trong những trường hợp này, sử dụng tính năng phóng lớn bản tin và sử dụng cường độ sáng ở mức cao (nhưng không chói) có thể hỗ trợ đọc và các nhiệm vụ có tầm nhìn gần. Để hỗ trợ người khuyết tật, cần cung cấp đa chế độ thông tin (cho phép trình bày thông tin dưới dạng âm thanh) trong các sản phẩm và dịch vụ ICT.
Hình thức nghiêm trọng nhất của người khuyết tật thị giác là bị mù hoặc mất thị giác trung tâm. Mù có thể được phân loại theo nhận thức về ánh sáng. Một số người hoàn toàn không nhận biết được ánh sáng, một số có thể phân biệt giữa sáng và tối, một số có thể cảm nhận được cử động nhẹ hoặc một số hình ảnh. Mất thị giác có thể chỉ ở một mắt, dẫn đến mất nhận thức về độ sâu, hoặc có thể ở cả hai mắt. Khi tầm nhìn bị giảm còn 10% thị lực bình thường hoặc thấp hơn thì người đó được “chính thức” coi là mù.
Tật mù hay khuyết tật tầm nhìn làm cho các hoạt động như đọc sách hoặc viết rất khó khăn nếu không gọi là không thể. Người mù thường không sử dụng hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ ICT dựa trên hiển thị hình ảnh. Họ phải dựa vào tín hiệu xúc giác và âm thanh và thường phải dựa vào các thiết bị trợ giúp. Thiết kế cho người khuyết tật cần cho phép cho kết nối với các thiết bị trợ giúp thông qua một giao diện phù hợp.
Khi sử dụng văn bản lớn trên trên màn hình sẽ đòi hỏi bộ nhớ đáng kể, do vậy thiết kế cho người khuyết tật nên cố gắng giảm tải này. Cũng cần thiết kế sao cho người dùng có thể tìm thông tin nhanh chóng.
A.1.2 Thính giác
Khả năng nghe của con người có độ dàn trải khá rộng, với độ lệnh so với giải nghe bình thường là ± 20%. Những người khiếm thính được phân loại theo mức độ mất thính lực.
- Những người khó nghe (với mức mất thính lực trung bình (AHL) là 50 dB đến 60 dB)
- Những người bị nặng tai (với mức mất thính lực trung bình là 70 dB đến 90 dB)
- Những người điếc hoàn toàn (với mức mất thính lực trung bình lớn hơn 92 dB)
Khả năng nghe của con người thay đổi theo tuổi tác và những người trong độ tuổi từ 20 và 80 có sự thay đổi ngưỡng nghe liên tục trong suốt tuổi trưởng thành (như thể hiện trong hình A.1) với mức thay đổi trung bình là 1 dB / năm tại 8 kHz. Tốc độ thay đổi chậm hơn ở giải tần số thoại (0,5 kHz đến 2 kHz).
Hình A.1 – Mức thính giác biến đổi theo tuổi đối với các chủ thể không tiếp xúc với tiếng ồn
Đến khoảng tuổi 50, hiện tượng mất thính lực thường đủ để dẫn tới sút kém trong các môi trường nghe khó, như nghe âm thanh mờ nhạt, lắng nghe với quá nhiều tiếng ồn xung quanh, nghe với nhiều nguồn (ví dụ như nghe để chọn một tiếng nói duy nhất trong tiếng ầm ĩ hỗn loạn, hiệu ứng “tiệc cocktail”).
Những người khó nghe có thể khó khăn trong việc nghe các âm báo hiệu và chuông điện thoại. Những người bị nặng tai thường phải sử dụng thiết bị trợ thính.
Mất thính lực về cơ bản được phân loại thành mất thần kinh dẫn và mất thần kinh cảm nhận. Mất thần kinh dẫn thường điều trị được và thường có thể được trợ giúp bởi máy trợ thính. Mất thần kinh cảm nhận không thể chữa khỏi nhưng đôi khi có thể được giảm nhẹ bằng máy trợ thính.
Những người điếc hoàn toàn được chia thành hai loại:
- Những người điếc trước khi học (sinh ra đã điếc, hoặc mất thính lực trước khi học nói).
- Những người điếc sau khi học (điếc sau khi đã học nói cơ bản).
A.1.3 Xúc giác
Cảm nhận xúc giác liên quan đến khả năng cảm nhận các bề mặt, kết cấu, chất lượng và nhiệt độ của chúng. Theo tuổi tác, con người bị mất độ nhạy cảm xúc và không còn dựa vào cảm giác chạm và đau để cho phản hồi về nhiệt độ hoặc chấn thương, đồng thời những thay đổi trong điều khiển cử động nhẹ sẽ khiến các vận động đòi hỏi điều chỉnh nhẹ hoặc phân biệt xúc giác sẽ bị ảnh hưởng.
Người bị bệnh tiểu đường sẽ có tuần hoàn máu kém là nguyên nhân chính dẫn đến mất độ nhạy xúc giác và bệnh võng mạc tiểu đường. Kết quả là chỉ một số ít bệnh nhân tiểu đường có thể đọc chữ nổi.
Những người thiếu cảm nhận xúc giác, đặc biệt là những người lắp tay chân giả, có thể không thể sử dụng màn hình cảm ứng hoặc các bàn cảm ứng trên máy tính.
Một số người lại có cảm nhận xúc giác quá mẫn cảm và bị thương bởi sự kích thích, ví dụ như các điểm sắc nét và góc cạnh, do vậy bề mặt thiết bị không nên có các điểm sắc nét và góc cạnh.
A.1.4 Vị giác và khứu giác
Vị giác và khứu giác là các giác quan riêng biệt của con người. Liên quan đến tiếp cận ICT chúng được nhóm lại với nhau do có những ứng dụng tương tự thực tế.
Khả năng phát hiện mùi giảm khi tuổi tăng thêm.
Sự suy giảm vị giác và khứu giác làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể đối với các vật liệu độc hại. Con người có thể không phát hiện được sự hiện diện của khí ga hoặc cảm nhận thực phẩm hư hỏng.
Hiện tại, hai giác quan này không có ứng dụng trực tiếp tới môi trường ICT, tuy nhiên trong tương lai chúng có thể trở nên quan trọng. Thực tế trong gần 100 năm qua trong lĩnh vực viễn thông cũng đã có nhu cầu che giấu mùi khó chịu, như mùi tự nhiên của bakelite trong tổ hợp cầm tay của máy điện thoại.
A.1.5 Cân bằng
Khả năng duy trì sự cân bằng của con người để tránh đổ ngã phụ thuộc vào một hệ thống phức tạp với sự phối hợp của kích thích thị giác, phản hồi từ cơ chế cân bằng trong tai trong và chuyển động thích hợp của chân tay. Hầu hết các hoạt động của con người đòi hỏi sự kiểm soát cân bằng.
Phạm vi ảnh hưởng của suy giảm cân bằng tăng theo tuổi tác, kết hợp với các thiết hụt về sự tập trung và suy giảm thị lực do tuổi tác sẽ làm tăng nguy cơ đổ ngã gây nên chấn thương. Thiết bị cho người thao tác khi đứng cần có tay cầm hoặc chỗ dựa để hỗ trợ người dùng giữ thăng bằng.
A.2 Khuyết tật thể chất
A.2.1 Giọng nói
Giọng nói được sản sinh trong miệng và thanh quản và phụ thuộc vào hoạt động phối hợp của nhiều cơ. Thay đổi tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và cũng ảnh hưởng đến việc tạo âm thanh và khả năng điều chỉnh âm lượng, làm giảm độ chính xác của phát âm và ngữ điệu. Thay đổi tuổi tác trong thanh quản dẫn đến thay đổi giọng nói về độ cao và cường độ khiến tiếng nói trở nên kém mạnh mẽ và thu hẹp giải, trở thành giọng khá cao ở một số người. Ngoài ra, suy giảm thính lực có thể ảnh hưởng đến giọng nói do thay đổi trong các phản hồi nhận được.
Tật nói lắp có thể gây ra vấn đề do quá nhiều âm vọng hay giọng phụ. Giọng nói yếu có thể không được bù bằng khuếch đại đơn giản do khả năng gây quá tải cho mạng. Những người khuyết tật giọng nói nghiêm trọng, thường gắn với điếc, có thể sử dụng giao tiếp bằng văn bản. Người khác có thể sử dụng máy phát tổng hợp giọng nói được kết nối với một thiết bị công nghệ thông tin thông qua một giao diện phù hợp.
Điện thoại thấy hình có thể hỗ trợ đọc môi hoặc ngôn ngữ ký hiệu bằng tay, mặc dù thiết bị này đôi khi không hữu ích cho những người thiếu kiểm soát chuyển động môi, ví dụ do bại não. Một số người có cách nói dễ hiểu thấp có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiếp với một điều hành viên được đào tạo phù hợp [i.40].
A.2.2 Khéo léo
Khéo léo được định nghĩa là kỹ năng thao tác, là sử dụng phối hợp bàn tay và cánh tay để nhấc và cầm các vật thể, thao tác và tháo lắp các vật thể bằng cách sử dụng các ngón tay và ngón cái. Theo nghĩa Latin, khéo léo cũng có nghĩa là sự thuận dùng tay phải.
Suy giảm về khéo léo bao gồm không có khả năng cùng thu các ngón tay và ngón cái hoặc không có khả năng để tách chúng một cách bình thường. Các thao tác phức tạp hơn, chẳng hạn như đẩy và quay đồng thời, trong đó yêu cầu duy trì cả hai áp lực đẩy và xoắn của cổ tay, có thể gây đau hoặc không thể thực hiện được. Người có cử động vô ý hoặc co thắt sẽ gặp vấn đề với các nhiệm vụ yêu cầu độ chính xác.
Hình A.2 – Độ chính xác của chuyển động so sánh ở các nhóm tuổi khác nhau
Một thiết kế tốt cần tránh cho cử động cơ nhanh chóng, nên có kích thước và khoảng cách giữa các phím đủ lớn và nên tránh điều khiển quay với góc quay nhỏ. Nên có phản hồi xúc giác khi bấm phím. Một số người khó sử dụng chuột và rất dễ bấm sai trên màn hình. Họ có thể được hỗ trợ bởi các phương pháp định vị thay thế thông qua bàn phím.
Người suy giảm khéo léo có thể khó khăn trong việc giữ đồng thời nhiều phím. Người có vấn đề nghiêm trọng về khéo léo có thể được hỗ trợ bằng điều khiển giọng nói.
A.2.3 Thao tác
Thao tác gắn chặt với khéo léo và thường liên quan đến các hoạt động như mang vác, di chuyển, thao tác các vật thể và bao gồm các hoạt động sử dụng chân, bàn chân, tay để với, nhấc, đặt, kéo, đẩy, đá, túm, thả, quay, ném và nắm bắt.
Thao tác có thể bị suy giảm do không có khả năng sử dụng cả hai tay (hoặc chân) để thực hiện một số chức năng hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi suy giảm trong chuyển động khớp. Tốc độ của thao tác có xu hướng giảm theo độ tuổi.
Những người bị suy giảm thao tác có nguy cơ thương tích do sự vụng về và do vậy thiết kế sản phẩm cần giảm thiểu các mối nguy hiểm liên quan.
A.2.4 Vận động
Vận động là khả năng di chuyển tự do từ nơi này đến nơi khác. Các vấn đề về vận động có thể từ những khó khăn nhỏ trong chuyển động, đến phải ngồi xe lăn hoặc bị nằm liệt giường. Một số người suy giảm vận động gặp khó khăn với kiểm soát, khi cơ bắp căng thẳng và co thắt. Họ có thể có hoạt động phát sinh, vô ý, không kiểm soát được và không có mục đích. Họ có thể có chân tay nhỏ hoặc teo. Những khó khăn thông thường do lão hóa, bao gồm khả năng hạn chế trong nâng tạ bằng chân, giảm tốc độ đi bộ, hạn chế trong cử động liên quan đến các khớp tay, chân, xương chậu và cột sống và những khó khăn trong việc thực hiện các chuyển động cần có kiểm soát và phối hợp.
Thiết kế cho người khuyết tật phải đảm bảo đủ không gian xung quanh thiết bị đầu cuối công cộng và không ngăn trở người dùng bị suy yếu vận động. Thiết bị đầu cuối phải được đặt sao cho xe lăn có thể tiếp cận và thao tác được. Người dùng xe lăn sẽ rất thuận tiện khi sử dụng điện thoại không dây hoặc máy di động.
A.2.5 Sức mạnh và độ bền
Sức mạnh liên quan đến lực được tạo ra bởi sự co của cơ hoặc nhóm cơ. Nó cũng phụ thuộc vào sức chịu đựng hay khả năng chịu đựng (khả năng duy trì lực) và có thể liên quan tới chức năng tim và phổi. Lão hóa thường làm giảm sức mạnh cơ bắp và mất sức chịu đựng. Thiết bị đầu cuối công cộng sử dụng trong thời gian dài nên cung cấp một số loại giá đỡ hoặc nơi dựa để giúp người dùng với khả năng chịu đựng giảm.
A.3 Khuyết tật nhận thức
A.3.1 Trí tuệ
Trí tuệ là khả năng biết, hiểu và suy luận. Người càng lớn tuổi thì càng gặp khó khăn trong tập trung và chú ý đến một nhiệm vụ. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng con người giữ những khả năng trí tuệ cơ bản của họ (mà chúng ta gọi là trí thông minh) trong suốt cuộc đời, miễn là họ không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật như bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ mà phổ biến với người cao tuổi. Tuy nhiên, người càng lớn tuổi cần thêm thời gian để thực hiện nhiệm vụ, và trí nhớ cho thông tin mới bị giảm đi.
Vì vậy, thời gian chờ cần được mở rộng hoặc thay đổi và không cần yêu cầu người dùng phải ghi nhớ các thông tin khi thực hiện một nhiệm vụ. Quay số cả khối (en-bloc) (như được sử dụng trên điện thoại di động) có thể tốt hơn cho người lớn tuổi so với quay số xếp chồng (overlap) (như trên các điện thoại thông thường) vì nó cho phép người dùng soạn và kiểm tra số điện thoại trước khi “gửi” vào mạng.
Suy giảm trí tuệ dẫn đến khó khăn trong nhận thức và giải quyết vấn đề và có thể bao gồm khó khăn trong việc nhận thông tin. Những người suy giảm trí tuệ thường không có kỹ năng đọc cần thiết để đọc chỉ dẫn bằng văn bản. Họ thường chỉ nhận diện các biểu tượng và chữ viết tắt đơn giản và có thể làm theo các chỉ dẫn đồ họa. Họ thường hoạt động tốt trong một môi trường quen thuộc nhưng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn khi được yêu cầu đáp ứng nhanh chóng.
A.3.2 Trí nhớ
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng hồi tưởng, học tập và cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn. Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn hoặc cả hai có thể bị ảnh hưởng. Trí nhớ ngắn hạn là quan trọng hơn đến việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ICT. Do lão hóa, khoảng trống bộ nhớ bị giảm xuống và gây khó khăn trong việc ghi nhớ các số dài.
Những người suy giảm trí nhớ ngắn hạn có thể quên họ đang ở đâu trong một chuỗi các hoạt động. Thiết bị nên có giao diện đầu vào đơn giản mà không tạo gánh nặng bộ nhớ.
A.3.3 Ngôn ngữ và đọc viết
Ngôn ngữ và đọc viết là chức năng tâm thần cụ thể của việc nhận biết và sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và thành phần khác của ngôn ngữ. Các bệnh đột quỵ hoặc mất trí nhớ gây suy giảm khả năng ngôn ngữ. Những người bị bệnh này có thể vẫn nghĩ như trước, nhưng không thể bày tỏ suy nghĩ của họ thành từ ngữ.
Chứng khó đọc thường được xem là một suy giảm ngôn ngữ, mặc dù có một số bằng chứng rằng nó có thể do khiếm khuyết thị lực. Người ở mọi lứa tuổi với chứng khó đọc gặp khó khăn với đọc và viết. Hình thức nhẹ của chứng khó đọc là rất phổ biến, và vì thế rất quan trọng trong việc sử dụng các dấu hiệu và chỉ dẫn đơn giản và ngắn nhất có thể.
Những người suy giảm ngôn ngữ có thể gặp rủi ro nếu họ không thể hiểu được cảnh báo hoặc hướng dẫn bằng văn bản.
A.4 Dị ứng
Dị ứng là một phản ứng miễn dịch với một chất. Nó có thể là nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng nếu đủ nghiêm trọng để gây ra sốc phản vệ.
Ngoại trừ trường hợp thiết bị hiển thị đa phương tiện mới cung cấp mùi hoặc vị giác, các dị ứng tiếp xúc là duy nhất có liên quan đến ICT. Đó là do chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể qua da. Những chất gây dị ứng có chứa trong sản phẩm có mùi thơm và các hóa chất khác. Các nguồn gây dị ứng bao gồm cao su, một số kim loại và một số chất dẻo.
Phụ lục B
(tham khảo)
Bảng câu hỏi cho người dùng
Trước khi người dùng trả lời các câu hỏi, họ được giới thiệu về dự án và các câu hỏi họ sẽ trả lời. Điều quan trọng là người dùng cảm thấy thoải mái và trả lời các câu hỏi một cách trung thực nhất có thể.
Ngoài ra người dùng sẽ điền vào một bảng câu hỏi chung liên quan đến tình trạng khuyết tật, tuổi tác, giới tính, loại máy điện thoại thường dùng…
Bảng câu hỏi về máy điện thoại – dành cho người khiếm thị
TÊN: ________________________________________________________________
LOẠI MÁY ĐIỆN THOẠI: _____________________________________________________
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào mà máy điện thoại không thể làm được hoặc nếu các câu hỏi không thích hợp với đối với máy điện thoại thì bạn không cần phải trả lời.
Vui lòng đưa ra câu trả lời bằng đánh giá:
“Rất kém”
“Kém”
“Chấp nhận được”
“Tốt”
“Rất tốt”
“Có dễ dàng nắm / nhấn núm điều chỉnh âm lượng?”
“Núm điều chỉnh âm lượng có đủ lớn không?”
“Có dễ hiểu thao tác núm điều chỉnh âm lượng?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh nhạc chuông?”
“Núm điều chỉnh nhạc chuông có đủ lớn không?”
“Có dễ hiểu cách điều chỉnh nhạc chuông?”
“Bạn có phân biệt được cái click của phím bấm khi phím đã được nhấn xuống đủ?”
“Bạn nghĩ gì về sự tương phản giữa các ký tự và nền trên màn hình?”
“Bạn thấy các nhóm phím đã được phân tách khác biệt như thế nào?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được ghi nhãn rõ ràng?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh nhạc chuông đã được ghi nhãn rõ ràng?”
Các câu hỏi cho các nhóm người dùng khác:
Người mù:
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh âm lượng?”
“Núm điều chỉnh âm lượng có đủ lớn không?”
“Có dễ hiểu thao tác núm điều chỉnh âm lượng?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh nhạc chuông?”
“Núm điều chỉnh nhạc chuông có đủ lớn không?”
“Có dễ hiểu cách điều chỉnh nhạc chuông?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh nhạc chuông được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Bạn có phân biệt được cái click của phím bấm khi phím đã được nhấn xuống đủ?”
“Bạn có nghe rõ trong tai nghe của chiếc điện thoại khi phím được nhấn xuống đúng?”
“Bạn thấy các nhóm phím đã được phân tách khác biệt như thế nào?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được ghi nhãn rõ ràng?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh nhạc chuông đã được ghi nhãn rõ ràng?”
Người suy giảm khả năng chuyển động
“Tổ hợp cầm tay có dễ nắm không?”
“Có dễ dàng nói và lắng nghe cùng một lúc với chiếc điện thoại này?”
“Bạn đánh giá thế nào về khoảng không gian cho ngón tay khi nhấc hay đặt tổ hợp cầm tay?”
“Bạn thấy nắm máy điện thoại này thế nào và có dễ để mang điện thoại đi xung quanh?”
“Liệu các tổ hợp cầm tay rơi ra dễ dàng khi điện thoại được mang đi xung quanh?”
“Bạn nghĩ gì về sự cân bằng của tổ hợp điện thoại?”
“Có dễ dàng nắm / nhấn núm điều chỉnh âm lượng?”
“Núm điều chỉnh âm lượng có đủ lớn?”
“Có dễ hiểu cách vận hành núm điều chỉnh âm lượng?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh nhạc chuông?”
“Núm điều chỉnh nhạc chuông có đủ lớn?”
“Có dễ hiểu cách điều chỉnh nhạc chuông?”
“Bạn có nghĩ núm điều chỉnh nhạc chuông đã được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Bạn có phân biệt được cái click của phím bấm khi phím đã được nhấn xuống đủ?”
Người dùng có chuyển động không phối hợp:
“Bạn đánh giá thế nào về không gian cho các ngón tay khi bạn nhấc hoặc đổi tay tổ hợp điện thoại?”
“Bạn thấy thế nào khi nắm máy điện thoại và có dễ dàng để mang điện thoại đi các nơi?”
“Có dễ nắm / đẩy núm điều chỉnh âm lượng?”
“Núm điều chỉnh âm lượng có đủ lớn?”
“Có dễ hiểu cách vận hành núm điều chỉnh âm lượng?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại vị trí phù hợp?”
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh nhạc chuông?”
“Núm điều chỉnh nhạc chuông có đủ lớn?”
“Có dễ hiểu cách điều chỉnh nhạc chuông?”
Người khó nghe:
“Bạn thấy dấu hiệu về tai nghe như thế nào?”
“Bạn có thấy thoải mái khi tai nghe được áp vào tai?”
“Bạn thấy âm lượng của máy thu có đủ lớn?”
“Nhạc chuông đã đủ lớn chưa?”
“Bạn nghĩ gì về nhạc chuông?”
“Bạn thấy micrô có được áp đủ sát vào miệng?”
Người khuyết tật học tập:
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại một nơi phù hợp?”
“Có dễ dàng nắm / đẩy núm điều chỉnh âm lượng?”
“Núm điều chỉnh âm lượng có đủ lớn?”
“Có dễ hiểu cách vận hành núm điều chỉnh âm lượng?”
“Bạn có nghĩ rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được đặt tại một nơi phù hợp?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh nhạc chuông đã được ghi nhãn rõ ràng?”
“Bạn có thấy rằng núm điều chỉnh âm lượng đã được ghi nhãn rõ ràng?”
Phụ lục C
(Tham khảo)
Danh sách kiểm cho các nhóm người khuyết tật
Các danh sách kiểm dưới đây có thể được sử dụng khi đánh giá máy điện thoại liên quan đến một hoặc một vài nhóm người dùng.
C.1 Người khiếm thị
1.1 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan nhân trắc
1.1.4 Khoảng cách giữa các phím
1.1.5 Kích thước của các phím
1.2 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan vận động
1.2.3 Vị trí của các buộc của dây
1.2.10 Chiều cao / chỗ lõm của các phím so với bề mặt bàn phím
1.2.11 Hoạt động của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.12 Vị trí của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.13 Phương pháp điều chỉnh âm lượng chuông
1.2.14 Vị trí của núm điều chỉnh chuông
1.3 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan cảm nhận
1.3.1 Độ sai lệch vị trí đặt tổ hợp cầm tay
1.3.2 Kích thước của các ký tự trên các phím số
1.3.3 Tương phản giữa các ký tự và nền trong các phím số
1.3.4 Kích thước của các ký tự trên các phím bổ sung
1.3.5 Tương phản giữa các ký tự và nền trong các phím bổ sung
1.3.6 Tương phản giữa các phím và nền
1.5 Thiết bị vào / ra - Thành phần liên quan cảm nhận
1.5.1 Các chỉ dẫn điều chỉnh và lựa chọn
1.5.2 Các núm điều khiển, phím và điều chỉnh thiết lập
1.5.2.1 Kích hoạt các núm điều khiển và các phím đặc biệt do nhầm lẫn
1.5.2.2 Thông tin phản hồi xúc giác đối với việc nhấn phím
1.5.4 Các yêu cầu đối với màn hình hiển thị
1.5.4.1 Kích thước của các ký tự trên màn hình
1.5.4.2 Tương phản giữa các ký tự và nền của màn hình
1.6 Thiết bị vào/ra - Thành phần liên quan nhận thức
1.6.1 Bố trí các phím
1.6.2 Đánh dấu xúc giác trên phím số 5
1.6.3 Phân tách các nhóm phím
1.6.5 Ghi nhãn núm điều chỉnh âm lượng
1.6.6 Ghi nhãn núm điều chỉnh chuông
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.3 Quay số nhanh
2.1.4 Lặp lại cuộc gọi
2.1.6 Hiển thị
2.1.7 Hướng dẫn sử dụng
C.2 Người mù
1.1 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan nhân trắc
1.1.4 Khoảng cách giữa các phím
1.2 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan vận động
1.2.10 Chiều cao / chỗ lõm của các phím so với bề mặt bàn phím
1.2.11 Hoạt động của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.12 Vị trí của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.13 Phương pháp điều chỉnh âm lượng chuông
1.2.14 Vị trí của núm điều chỉnh chuông
1.3 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan cảm nhận
1.3.1 Độ sai lệch vị trí tổ hợp cầm tay
1.5 Thiết bị vào / ra - Thành phần liên quan cảm nhận
1.5.1 Các chỉ dẫn điều chỉnh và lựa chọn
1.5.2 Các núm điều khiển, phím và điều chỉnh thiết lập
1.5.2.1 Kích hoạt các núm điều khiển và các phím đặc biệt do nhầm lẫn
1.5.2.2 Thông tin phản hồi xúc giác khi nhấn các phím
1.5.2.3 Thông tin phản hồi thính giác khi nhấn các phím
1.6 Thiết bị vào / ra - Thành phần liên quan nhận thức
1.6.1 Bố trí các phím
1.6.2 Đánh dấu xúc giác trên phím số 4
1.6.3 Phân tách các nhóm phím
1.6.5 Ghi nhãn núm điều chỉnh âm lượng
1.6.6 Ghi nhãn núm điều chỉnh chuông
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.3 Quay số nhanh
2.1.4 Lặp lại cuộc gọi
2.1.5 Chức năng rảnh tay
2.1.7 Các hướng dẫn sử dụng
2.2 Các tính năng đặc biệt cho người dùng khuyết tật
2.2.1 Tính năng giữ tổ hợp cầm tay
C.3 Người dùng bị suy giảm sức mạnh và vận động
1.1 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan nhân trắc
1.1.1 Hình dạng và kích thước của tổ hợp cầm tay
1.1.3 Không gian cho các ngón tay trên tổ hợp cầm tay
1.1.5 Kích thước của các phím
1.1.6 Uống cong về trên bề mặt các phím
1.1.7 Chất liệu của bề mặt các phím
1.2 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan vận động
1.2.1 Chiều dài của dây
1.2.2 Cách gắn dây nối tổ hợp cầm tay
1.2.3 Vị trí gắn dây nối
1.2.4 Trọng lượng của máy điện thoại
1.2.5 Khả năng di chuyển của máy điện thoại
1.2.6 Trọng lượng của tổ hợp cầm tay
1.2.7 Sự cân bằng của tổ hợp cầm tay
1.2.8 Lực cần thiết để kích hoạt các phím
1.2.9 Hướng nhấn các phím
1.2.10 Chiều cao / chỗ lõm của các phím so với bề mặt bàn phím
1.2.11 Hoạt động của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.12 Vị trí của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.13 Phương pháp điều chỉnh âm lượng chuông
1.2.14 Vị trí của núm điều chỉnh chuông
1.2.15 Độ nghiêng của bàn phím
1.3 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan cảm nhận
1.3.1 Độ sai lệch vị trí tổ hợp cầm tay
1.4 Thiết bị vào / ra – Thành phần liên quan vận động
1.4.1 Kích hoạt bằng cách nhấn cùng lúc hay hoặc nhiều phím
1.5 Thiết bị vào / ra – Thành phần liên quan cảm nhận
1.5.2 Núm điều chỉnh, phím và điều chỉnh thiết lập
1.5.2.1 Kích hoạt các núm điều khiển và các phím đặc biệt do nhầm lẫn
1.5.2.2 Phản hồi xúc giác khi nhấn các phím
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.3 Quay số nhanh
2.1.4 Lặp lại cuộc gọi
2.1.5 Chức năng rảnh tay
2.1.6 Hiển thị
2.1.7 Hướng dẫn sử dụng
2.2 Tính năng đặc biệt cho người dùng khuyết tật
2.2.1 Khả năng giữ tổ hợp điện thoại
2.2.2 Khả năng bảo vệ phím
C.4 Người dùng có chuyển động không phối hợp
1.1 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan nhân trắc
1.1.3 Không gian cho các ngón tay trên tổ hợp cầm tay
1.1.4 Khoảng cách giữa các phím
1.1.5 Kích thước của các phím
1.1.6 Uốn cong trên bề mặt các phím
1.1.7 Chất liều bề mặt các phím
1.2 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan vận động
1.2.1 Chiều dài của dây nối tổ hợp cầm tay
1.2.2 Gắn dây nối tổ hợp cầm tay
1.2.3 Vị trí gắn dây nối
1.2.5 Khả năng di chuyển của máy điện thoại
1.2.8 Lực cần thiết để kích hoạt các phím
1.2.9 Hướng nhấn các phím
1.2.10 Chiều cao / chỗ lõm của các phím so với bề mặt bàn phím
1.2.11 Hoạt động của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.12 Vị trí của núm điều chỉnh âm lượng
1.2.13 Phương pháp điều chỉnh âm lượng chuông
1.2.14 Vị trí của núm điều chỉnh chuông
1.3 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan cảm nhận
1.3.1 Độ sai lệch vị trí tổ hợp cầm tay
1.4 Thiết bị vào / ra – Thành phần liên quan vận động
1.4.1 Kích hoạt đồng thời hai hoặc nhiều phím
1.5 Thiết bị vào / ra – Thành phần liên quan cảm nhận
1.5.2 Các núm điều khiển, phím và điều chỉnh thiết lập
1.5.2.1 Kích hoạt các núm điều khiển và các phím đặc biệt do nhầm lẫn
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.1 Độ vững chắc
2.1.2 Chống trượt
2.1.3 Quay số nhanh
2.1.4 Lặp lại cuộc gọi
2.1.5 Chức năng rảnh tay
2.1.6 Hiển thị
2.1.7 Các hướng dẫn sử dụng
2.2 Tính năng đặc biệt cho người dùng khuyết tật
2.2.1 Khả năng giữ tổ hợp điện thoại
2.2.2 Khả năng bảo vệ phím
C.5 Người dùng khiếm thính
1.1 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan nhân trắc
1.1.1 Hình dạng và kích thước của tổ hợp cầm tay
1.1.2 Hình dạng của tai nghe
1.5 Thiết bị vào / ra – Thành phần liên quan cảm nhận
1.5.3 Các ân hiệu và chỉ dẫn
1.5.3.1 Âm lượng
1.5.3.2 Âm phụ
1.5.3.3 Việc điều chỉnh âm lượng ra
1.5.3.4 Âm lượng chuông
1.5.3.5 Các âm chuông
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.6 Hiển thị
2.1.7 Hướng dẫn sử dụng
2.2 Các tính năng đặc biệt cho người dùng khuyết tật
2.2.3 Ghép cảm ứng bên trong
2.2.4 Khả năng kết nối với một bộ ghép cảm ứng và / hoặc bộ khuếch đại âm thanh
C.6 Người dùng gặp khó khăn trong việc học
1.2 Giao diện vật lý – Thành phần liên quan vận động
1.2.11 Hoạt động của núm điều khiển âm lượng
1.2.13 Phương pháp điều chỉnh âm lượng chuông
1.2.14 Vị trí của núm điều chỉnh chuông
1.6 Thiết bị vào / ra - Thành phần liên quan nhận thức
1.6.4 Không gian cho các dấu hiệu hoặc hình ảnh tại / trên các núm điều khiển quay số nhanh
1.6.5 Ghi nhãn núm điều chỉnh âm lượng
1.6.6 Ghi nhãn núm điều chỉnh chuông
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.3 Quay số nhanh
2.1.6 Hiển thị
2.1.7 Hướng dẫn sử dụng
C.7 Người dùng có giọng nói ra thấp
1.1 Hình dạng và kích thước của tổ hợp cầm tay
1.1.1 Hình dạng và kích thước của tổ hợp cầm tay
1.5.3.1 Âm lượng
2.1 Các tính năng thông thường
2.1.7 Hướng dẫn sử dụng
MỤC LỤC
1 Phạm vi .....................................................................................................................
2 Tài liệu viện dẫn..........................................................................................................
3 Định nghĩa..................................................................................................................
4 Chữ viết tắt.................................................................................................................
5 Quy trình thiết kế sản phẩm, dịch vụ ICT.......................................................................
5.1 Xác định bối cảnh sử dụng ......................................................................................
5.1.1 Mô tả người dùng ................................................................................................
5.1.2 Mô tả nhiệm vụ .....................................................................................................
5.1.3 Mô tả thiết bị ........................................................................................................
5.1.4 Mô tả môi trường .................................................................................................
5.2 Xác định yêu cầu đối với người dùng và tổ chức ......................................................
5.3 Sản xuất nguyên mẫu ..............................................................................................
5.4 Đánh giá thiết kế .....................................................................................................
5.4.1 Tổng quan ............................................................................................................
5.4.2 Phương pháp Danh sách kiểm các thành phần liên quan đến khả năng sử dụng ......
5.4.3 Phương pháp Kiểm tra khả năng sử dụng .............................................................
6. Yêu cầu tổng quan về thiết kế ....................................................................................
6.1 Các vấn đề thiết kế chung ........................................................................................ 18
6.1.1 Khả năng thích ứng ..............................................................................................
6.1.2 Khả năng điều chỉnh .............................................................................................
6.1.3 Màu sắc ...............................................................................................................
6.1.4 Tính nhất quán và chuẩn hóa .................................................................................
6.1.5 Quản lý lỗi ............................................................................................................
6.1.6 Thông tin phản hồi ................................................................................................
6.1.7 Tính mềm dẻo ......................................................................................................
6.1.8 Thời gian đáp ứng ................................................................................................
6.2 Các kiểu đối thoại ...................................................................................................
6.2.1 Tổng quan ............................................................................................................
6.2.2 Đối thoại trình đơn ................................................................................................
6.2.3 Kiểu ngôn ngữ lệnh ..............................................................................................
6.2.4 Giao diện máy điện thoại ......................................................................................
6.2.5 Giao diện người dùng đồ họa (GUI)........................................................................
6.2.6 Thao tác trực tiếp .................................................................................................
6.2.7 Đối thoại phím điều khiển ......................................................................................
6.2.8 Đối thoại ngôn ngữ truy vấn ..................................................................................
6.2.9 Đối thoại kiểu điền vào mẫu ..................................................................................
6.2.10 Đối thoại ngôn ngữ tự nhiên ................................................................................
6.2.11 Đối thoại giọng nói .............................................................................................
6.2.12 Dấu nhắc người dùng .........................................................................................
6.3 Công nghệ hỗ trợ ....................................................................................................
6.4 Trình bày đa phương tiện và tương tác đa phương thức ...........................................
6.4.1 Thiết bị đầu cuối đa phương tiện ...........................................................................
6.4.2 Chế độ đa phương thức .......................................................................................
6.4.3 Các âm thanh không phải lời nói ...........................................................................
6.5 Các nhãn và chữ viết tắt ..........................................................................................
6.6 Biến thể quốc gia ....................................................................................................
6.7 An toàn ...................................................................................................................
6.8 Hỗ trợ người dùng ..................................................................................................
6.8.1 Tổng quan ............................................................................................................
6.8.2 Các trợ giúp .........................................................................................................
6.8.2.1 Tổng quan .........................................................................................................
6.8.2.2 Cơ chế trợ giúp qua thính giác ...........................................................................
6.8.2.3 Cơ chế trợ giúp bằng con người ........................................................................
6.8.2.4 Cơ chế trợ giúp đa phương tiện .........................................................................
6.8.2.5 Cơ chế trợ giúp thiết lập sẳn ..............................................................................
6.8.2.6 Cơ chế trợ giúp dạng văn bản ............................................................................
6.8.3 Các hệ thống huấn luyện .......................................................................................
7 Hướng dẫn thiết kế các thiết bị vào ............................................................................
7.1 Tổng quan ..............................................................................................................
7.2 Thiết bị vào xúc giác: Các phím và bàn phím ............................................................
7.2.1 Bàn phím .............................................................................................................
7.2.1.1 Tổng quan .........................................................................................................
7.2.1.2 Bàn phím chữ số ...............................................................................................
7.2.1.3 Bàn phím điện thoại ...........................................................................................
7.2.2 Bộ điều khiển từ xa ..............................................................................................
7.2.3 Các phím .............................................................................................................
7.2.3.1 Tổng quan .........................................................................................................
7.2.3.2 Các phím con trỏ ...............................................................................................
7.2.3.3 Các phím chức năng ..........................................................................................
7.3 Thiết bị vào xúc giác: các thiết bị trỏ ........................................................................
7.3.1 Tổng quan ............................................................................................................
7.3.2 Chuột ...................................................................................................................
7.3.3 Bút trỏ .................................................................................................................
7.3.4 Bi lăn ...................................................................................................................
7.3.5 Bàn cảm ứng / Màn hình cảm ứng .........................................................................
7.4 Thiết bị vào xúc giác: Các công tắc ..........................................................................
7.4.1 Tổng quan ............................................................................................................
7.4.2 Công tắc trượt .....................................................................................................
7.4.3 Công tắc bật / tắt .................................................................................................
7.4.4 Công tắc xoay ......................................................................................................
7.4.5 Công tắc tay đòn ..................................................................................................
7.4.6 Công tắc nút bấm .................................................................................................
7.4.7 Công tắc khóa ......................................................................................................
7.5 Thiết bị vào xúc giác: Các núm điều khiển liên tục .....................................................
7.5.1 Tổng quan ............................................................................................................
7.5.2 Thanh trượt điều khiển ..........................................................................................
7.5.3 Núm điều khiển xoay ............................................................................................
7.5.4 Bánh xe lăn ..........................................................................................................
7.5.5 Cần điều khiển ......................................................................................................
7.6 Thiết bị vào xúc giác: Các điều khiển và chỉ dẫn bằng phần mềm ..............................
7.7 Thiết bị vào âm thanh ..............................................................................................
7.7.1 Micrô ...................................................................................................................
7.7.2 Nhận dạng giọng nói ............................................................................................
7.8 Thiết bị vào hình ảnh ................................................................................................
7.8.1 Máy ảnh ...............................................................................................................
7.8.2 Thiết bị dò chuyển động mắt và đầu ......................................................................
7.8.3 Máy quét ..............................................................................................................
7.9 Thiết bị vào sinh trắc ...............................................................................................
7.9.1 Tổng quan ............................................................................................................
7.9.2 Nhận dạng mống mắt ...........................................................................................
7.9.3 Nhận dạng vân tay ................................................................................................
7.10 Thiết bị vào điện tử ................................................................................................
7.10.1 Tổng quan ..........................................................................................................
7.10.2 Máy đọc thẻ .......................................................................................................
7.10.3 Thẻ đọc bằng máy ..............................................................................................
7.10.4 Thẻ không tiếp xúc .............................................................................................
7.10.5 Máy đọc mã vạch ...............................................................................................
8 Hướng dẫn thiết kế các thiết bị đầu ra .........................................................................
8.1 Các thiết bị ra ..........................................................................................................
8.2 Thiết bị ra hình ảnh ..................................................................................................
8.2.1 Màn hình hiển thị (chung) .......................................................................................
8.2.2 Thiết bị chiếu ........................................................................................................
8.3 Yêu cầu chất lượng đối với các nội dung hình ảnh ....................................................
8.3.1 Nội dung văn bản .................................................................................................
8.3.2 Nội dung đồ họa ..................................................................................................
8.3.3 Ảnh động .............................................................................................................
8.3.4 Các thông báo trên màn hình .................................................................................
8.3.5 Bố trí trên màn hình ...............................................................................................
8.4 Các chỉ thị nhìn ........................................................................................................
8.4.1 Tín hiệu quang ......................................................................................................
8.4.2 Các biểu tượng dấu hiệu .......................................................................................
8.5 Thiết bị ra âm thanh .................................................................................................
8.5.1 Hiển thị nghe ........................................................................................................
8.5.2 Âm thanh phi thoại ................................................................................................
8.5.2.1 Các tín hiệu âm thanh .........................................................................................
8.5.2.2 Âm nhạc ............................................................................................................
8.5.3 Thiết bị ra giọng nói ..............................................................................................
8.5.4 Các trình đơn nghe ...............................................................................................
8.6 Thiết bị ra xúc giác ..................................................................................................
8.6.1 Các chỉ dẫn xúc giác ............................................................................................
8.6.2 Các chỉ dẫn xúc giác – rung ..................................................................................
8.6.3 Phản hồi lực .........................................................................................................
8.7 Thông tin in .............................................................................................................
9 Hướng dẫn cụ thể khác cho sản phẩm ........................................................................
9.1 Cáp và dây .............................................................................................................
9.2 Vỏ máy ...................................................................................................................
9.3 Màu sắc của vỏ máy ...............................................................................................
9.4 Chất liệu bề mặt ......................................................................................................
9.5 Các đầu nối ............................................................................................................
9.6 Tổ hợp cầm tay .......................................................................................................
9.7 Thiết bị thanh toán (tiền xu và tiền giấy) ....................................................................
9.8 Thiết bị xách tay và di động .....................................................................................
9.9 Điện thoại thấy hình .................................................................................................
10 Hướng dẫn cụ thể khác cho dịch vụ ..........................................................................
10.1 Số điện thoại .........................................................................................................
10.2 Xử lý cuộc gọi ......................................................................................................
10.3 Truyền thông và truyền dẫn ....................................................................................
10.4 Truyền số liệu ........................................................................................................
Phụ lục A (tham khảo) Các loại khuyết tật và các vần đề thiết kế liên quan .......................
Phụ lục B (tham khảo) Bảng câu hỏi cho người dùng .....................................................
Phụ lục C (tham khảo) Danh sách kiểm tra cho các nhóm người khuyết tật ......................
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.