Tiêu chuẩn TCVN 8776:2011 Đo mức áp suất âm các thiết bị dùng trong các tòa nhà

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8776:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8776:2011 ISO 16032:2004 Âm học-Đo mức áp suất âm của các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà-Phương pháp kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 8776:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8776:2011

ISO 16032:2004

ÂM HỌC - ĐO MỨC ÁP SUẤT ÂM CỦA CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG CÁC TÒA NHÀ - PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

Acoustics - Measurement of sound pressure level from service equipment in buildings - Engineering method

Lời nói đầu

TCVN 8776:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 16032:2004;

TCVN 8776:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kỹ thuật để đo mức áp suất âm của các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà. Để sử dụng được tiêu chuẩn này, các phép đo được thực hiện dưới các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động theo quy định. Các điều kiện này được nêu trong Phụ lục B.

Chỉ áp dụng các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động nêu trong Phụ lục B, khi các điều kiện và chu kỳ hoạt động này không mâu thuẫn với yêu cầu và quy định của Quốc gia.

 

ÂM HỌC - ĐO MỨC ÁP SUẤT ÂM CỦA CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG CÁC TÒA NHÀ - PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

Acoustics - Measurement of sound pressure level from service equipment in buildings - Engineering method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đo mức áp suất âm của các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được lắp đặt trong các kết cấu xây dựng. Tiêu chuẩn này bao gồm các phép đo đặc trưng của thiết bị sử dụng hệ thống vệ sinh, thông gió cơ học, sưởi ấm và làm mát, thang máy, máng thải rác, nồi hơi, quạt gió, máy bơm, và các thiết bị phụ trợ khác, và các cửa của bãi đỗ xe có gắn động cơ, nhưng cũng có thể áp dụng cho các thiết bị khác gắn liền hoặc được lắp đặt trong các tòa nhà.

Phương pháp phù hợp cho các phòng có thể tích xấp xỉ hoặc nhỏ hơn 300 m3, như nhà ở, khách sạn, trường học, công sở và bệnh viện. Tiêu chuẩn này, không dùng cho các phép đo trong các thính phòng và phòng hòa nhạc lớn. Tuy nhiên, các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động nêu trong Phụ lục B có thể sử dụng trong các trường hợp như vậy.

Mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được xác định như mức áp suất âm trọng số A lớn nhất và mức áp suất âm trọng số C tùy chọn xuất hiện trong suốt chu kỳ hoạt động quy định của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đang được thử nghiệm, hoặc mức áp suất âm liên tục tương đương được xác định với thời gian tích phân quy định. Giá trị trọng số A và trọng số C được tính từ các phép đo dải octa.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

EN 60942, Electroacoustics - Sound calibrators (IEC 60942:2003) (Điện thanh - Bộ hiệu chuẩn âm thanh).

EN 61260, Electroacoustics - Octave-band and fractional-octave-band filters (IEC 61260:1995) (Điện thanh - Bộ lọc dải octa và dải một phần octa).

EN 61672-1, Electroacoustics - Sound level meters - Part 1: Specifications (IEC 61672-1:2002) (Điện thanh - Máy đo mức âm - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).

EN 61672-1, Electroacoustics - Sound level meters - Part 2: Pattern evaluation tests (IEC 61672-2:2003) (Điện thanh - Máy đo mức âm - Phần 2: Các phép thử đánh giá kiểu).

EN ISO 3382, Acoustics - Measurement of the reverberation time of rooms with reference to other acoustical parameters (ISO 3382:1997) (Âm học - Đo thời gian âm vang của phòng với tham chiếu đến các thông số âm thanh khác).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Mức áp suất âm (sound pressure level)

L

Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương áp suất âm, p2(t), với bình phương của áp suất âm chuẩn, , được đo với trọng số thời gian riêng và trọng số tần số riêng, được lựa chọn từ các định nghĩa nêu trong EN 61672-1. Mức áp suất âm tính bằng dexiben. Áp suất âm chuẩn là 20 µPa.

3.2. Mức áp suất âm trung bình (average sound pressure level)

                                              (1)

Trong đó:

Li là mức áp suất âm tại các vị trí khác nhau của micro được tính trung bình, tính theo dexiben.

3.3. Mức áp suất âm trọng số A tính theo các giá trị dải octa trong dải tần số từ 63 Hz đến 8000 Hz

(A-weighted sound pressure level calculated from octave-band values in the frequency range 63 Hz to 8000 Hz)

LA

                               (2)

Trong đó:

Li là mức áp suất âm trong dải octa i, và Ai là hiệu chính trọng số A cho dải octa i (xem Phụ lục A).

Giá trị của Li phụ thuộc vào các phép đo, nhưng có thể phụ thuộc vào tất cả các tham số nêu trong 3.6

3.4. Mức áp suất âm trọng số C tính từ các giá trị dải octa trong dải tần số từ 31,5 Hz đến 8000 Hz (C-weighted sound pressure level calculated from octave-band values in the frequency range 31,5 Hz to 8000 Hz)

LC

                                  (3)

Trong đó:

Li là mức áp suất âm trong dải octa i, và Ci là hiệu chính trọng số C cho dải octa i (xem Phụ lục A).

Giá trị của Li phụ thuộc vào các phép đo, có thể phụ thuộc vào tất cả các tham số nêu trong 3.6

3.5. Mức tiếp xúc âm (sound exposure level)

LE

Mức áp suất âm của một lần tác động âm được tính bằng công thức:

                                 (4)

Trong đó:

p(t)

là áp suất âm tức thời, tính theo Pascal;

t2 - t1

là khoảng thời gian xác định đủ dài để bao gồm tất cả các âm đáng kể của sự kiện đã định, tính theo giây;

p0

là áp suất âm chuẩn (20 µPa);

t0

là khoảng thời gian chuẩn (t0 = 1 s)

3.6. Mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà theo các dải octa trong dải tần số từ 31,5 Hz đến 8000 Hz (service equipment sound pressure level in octave-bands in the frequency range 31,5 Hz to 8000 Hz)

Các loại (giá trị) mức áp suất âm theo dải octa đo theo tiêu chuẩn này được định nghĩa từ 3.6.1 đến 3.6.9. Xem thêm Điều 5, Bảng 1.

3.6.1.

LS max

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian “S”.

3.6.2.

LS max, nT

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian “S” và được tiêu chuẩn hóa thời gian âm vang bằng 0,5 s (3.8, công thức (5)).

3.6.3.

LS max,n

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian “S” và được chuẩn hóa diện tích hấp thụ âm tương đương bằng 10 m2 [3.8, công thức (6)].

3.6.4.

LF max

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian “F”.

3.6.5.

LF max,nT

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian nhanh “F” và được tiêu chuẩn hóa thời gian âm vang bằng 0,5 s [3.8, công thức (5)].

3.6.6.

LF max,n

Mức áp suất âm lớn nhất trong các dải octa được xác định với trọng số thời gian nhanh “F” và được chuẩn hóa diện tích hấp thụ âm tương đương bằng 10 m2 [3.8, công thức (6)].

3.6.7.

Leq

Mức áp suất âm liên tục tương đương trong các dải octa.

3.6.8

Leq,nT

Mức áp suất âm liên tục tương đương trong các dải octa được tiêu chuẩn hóa thời gian âm vang bằng 0,5 s [3.8, công thức (5)].

3.6.9.

Leq,n

Mức áp suất âm liên tục tương đương trong các dải octa được chuẩn hóa diện tích hấp thụ âm tương đương bằng 10 m2 [3.8, công thức (6)].

3.7. Thời gian âm vang (reverberation time)

T

Thời gian cần thiết để mức áp suất âm giảm đi 60 dB sau khi nguồn ngừng phát. Thời gian âm vang tính theo giây.

3.8. Mức áp suất âm được tiêu chuẩn hóa/chuẩn hóa (standardized/normalized sound pressure level)

Các mức áp suất âm đo được theo các dải octa có thể được tiêu chuẩn hóa theo thời gian âm vang bằng 0,5 s hoặc được chuẩn hóa theo diện tích hấp thụ tương đương bằng 10 m2.

                                                    (5)

Trong đó:

Trong đó:

L có thể là LS max, LF max, Leq;

T là thời gian âm vang đo được, tính theo giây;

T0 = 0,5 s;

                                                       (6)

Trong đó:

L có thể là LS max, LF max, Leq;

T là thời gian âm vang đo được, tính theo giây;

V là thể tích phòng, tính theo mét khối;

A0 là diện tích hấp thụ âm tương đương chuẩn, tính theo mét vuông; = 10 m2;

0,16 có đơn vị là .

4. Thiết bị đo

Phép đo mức áp suất âm lớn nhất theo tiêu chuẩn này mặc định là sử dụng máy phân tích tần số theo thời gian thực của dải octa. Máy phân tích này có thể cho giá trị thực của các mức áp suất âm trong tất cả các dải octa tại thời điểm xuất hiện mức áp suất âm trọng số A hoặc trọng số C lớn nhất (trong suốt chu kỳ hoạt động quy định của các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đang thử).

CHÚ THÍCH: Điều quan trọng là đảm bảo rằng thiết bị sử dụng theo tiêu chuẩn này phải đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phần lớn máy phân tích thông thường sử dụng cho các phép đo âm học trong tòa nhà cũng bao gồm cả đặc điểm này.

Hệ thống thiết bị đo, kể cả micro và dây cáp, phải phù hợp với các yêu cầu cho thiết bị đo loại 1, được quy định trong EN 61672-1.

Đối với các phép đo trong các dải octa, bộ lọc phải phù hợp với các yêu cầu cho bộ lọc loại 1, được quy định trong EN 61260.

Tại thời điểm bắt đầu và kết thúc của phép đo, kiểm định độ nhạy của thiết bị đo với bộ hiệu chuẩn âm thanh loại 1 theo EN 60942.

5. Phương pháp thử - Yêu cầu chung

Mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được đo theo các dải octa dải tần số từ 31,5 Hz/63 Hz đến 8000 Hz coi là phổ tuyến tính (không trọng số), tương ứng với mức áp suất âm lớn nhất trọng số A và mức áp suất âm lớn nhất trọng số C xảy ra trong suốt chu kỳ hoạt động quy định của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đang thử. Để đo mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà, việc ghi lại mức áp suất âm trọng số A hoặc trọng số C và các mức áp suất âm trong dải octa phụ thuộc vào thời gian tiến hành song song (ghi đa phổ). Để ước lượng mức áp suất âm của thiết bị, lấy phổ dải octa tại thời điểm xuất hiện mức áp suất âm trọng số A hoặc trọng số C. Sử dụng trọng số thời gian chậm “S” và nhanh “F”. Cũng có thể, dùng mức áp suất âm liên tục tương đương với thời gian tích phân quy định.

Các kết quả theo dải octa được hiệu chính cho tiếng ồn nền và, nếu yêu cầu, tiêu chuẩn hóa thời gian âm vang bằng 0,5 s hoặc chuẩn hóa theo diện tích hấp thụ âm tương đương bằng 10 m2. Cuối cùng, các mức áp suất âm trọng số A và trọng số C được tính từ việc hiệu chính các kết quả dải octa.

Các giá trị trọng số A và trọng số C phải luôn được tính từ các kết quả dải octa, cũng như trong các trường hợp không tiến hành tiêu chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa.

Bảng 1 đưa ra các đại lượng số đơn được xác định theo tiêu chuẩn này (tính từ các giá trị dải octa được định nghĩa ở 3.6.1 đến 3.6.9). Sử dụng các ký hiệu trong bảng để báo cáo kết quả đo. Các đại lượng khác nhau có thể được kết hợp theo, ví dụ các yêu cầu trong các quy chuẩn quốc gia về xây dựng.

Bảng 1 - Đại lượng số đơn

 

Giá trị trọng số A (tính từ các giá trị dải octa trong dải tần số từ 63 Hz đến 8000 Hz)

Giá trị trọng số C (tính từ các giá trị dải octa trong dải tần số từ 31,5 Hz đến 8000 Hz)

Mức áp suất âm lớn nhất, trọng số thời gian chậm “S”

LAS max

LAS max,nT

LAS max,n

LCS max

LCS max,nTa

LCS max,na

Mức áp suất âm lớn nhất, trọng số thời gian

nhanh “F”

LAF max

LAF max,nT

LAF max,n

LCF max

LCF max,nTa

LCF max,na

Mức áp suất âm liên tục tương đương

LAeq

LAeq,nT

LAeq,n

LCeq

LCeq,nTa

LCeq,na

a Xem 6.7.

Các đại lượng số đơn khác nhau được nêu trong Bảng 1 không so sánh được. Chỉ có các kết quả đo thu được khi áp dụng cùng phương pháp mới có thể so sánh được. Khi so sánh các kết quả đo với các yêu cầu pháp lý thì phải đảm bảo rằng cả hai đều theo cùng một đại lượng.

Nếu âm có chứa các thành phần âm thanh nghe rõ ràng, thì điều này phải được nêu trong báo cáo.

Cửa sổ và cửa ra vào phải đóng trong suốt các phép đo. Người thực hiện các phép thử phải ở bên ngoài phòng.

6. Quy trình đo

6.1. Khái quát

Mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được xác định cho một điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động quy định. Các điều kiện và chu kỳ hoạt động này được nêu trong Phụ lục B. Chỉ sử dụng các điều kiện này khi chúng không mâu thuẫn với các yêu cầu và quy định của Quốc gia.

Theo tiêu chuẩn này, mức áp suất âm được đo tại ba vị trí đặt micro, một vị trí đặt tại góc phòng, hai vị trí đặt trong trường âm vang.

Mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được đo bằng cách sử dụng các quy trình sau đây (từ 6.2 đến 6.9):

6.2. Lựa chọn vị trí góc đặt micro

Để lựa chọn vị trí góc (vị trí 1), tìm góc phòng có mức áp suất âm trọng số C cao nhất. Tiến hành phép đo mức áp suất âm lớn nhất theo trong số thời gian chậm “S” hoặc nhanh “F”, hoặc đo mức áp suất âm liên tục tương đương. Đại lượng được sử dụng để lựa chọn vị trí góc phải giữ nguyên từ đầu đến cuối, nhưng không có bất kỳ sự hiệu chỉnh nào. Sử dụng điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động đã chọn.

Vị trí đặt micro tại mỗi góc phòng tốt nhất cách tường 0,5 m và cao hơn sàn nhà 0,5 m. Nếu trong góc này không khả thi do đồ nội thất nhô ra, có chướng ngại vật v.v., thì tăng chiều cao đến 1,0 m hoặc nếu cần tăng đến 1,5 m trên mặt sàn. Chiều cao đo phải như nhau đối với tất cả các góc. Nếu cần, dọn các vật nhỏ nhô ra để không ảnh hưởng đến trường âm. Vị trí micro phải cách xa ít nhất 0,2 m so với bất kỳ chướng ngại vật nào. Nếu mức áp suất âm trong góc bị chi phối bởi âm thanh trực tiếp từ nguồn trong phòng, ví dụ: một cửa thông gió, thì góc đó cần bị loại khi chọn vị trí góc.

Để lựa chọn vị trí góc, có thể đo trực tiếp mức áp suất âm liên tục tương đương trọng số C, ví dụ: bằng cách sử dụng âm kế tích hợp cầm tay. Không cần thiết tính trong dải octa. Quy trình lựa chọn vị trí góc đã nêu trên phải tiến hành trước tất cả các phép đo theo tiêu chuẩn này.

6.3. Lựa chọn các vị trí đặt micro trong trường âm vang

Chọn thêm hai vị trí (vị trí 2 và 3) trong trường âm vang trong phòng. Nếu có thể, khoảng cách tối thiểu giữa các vị trí 1 (vị trí góc), 2 và 3 là 1,5 m. Khoảng cách tối thiểu tới bất kỳ nguồn âm nào trong phòng phải là 1,5 m. Khoảng cách tối thiểu giữa vị trí 2, 3 và bất kỳ bề mặt nào của phòng phải là 0,75 m. Trong các phòng nhỏ không thể đáp ứng được các yêu cầu này, thì khoảng cách có thể giảm xuống còn 0,5 m. Chiều cao trên mặt sàn phải ít nhất là 0,5 m và không quá 1,5 m.

6.4. Xác định số lượng các phép đo tại mỗi vị trí đặt micro

6.4.1. Đối với phép đo mức áp suất âm liên tục tương đương

Tại vị trí góc, thực hiện hai phép đo liên tiếp của mức áp suất âm liên tục tương đương trọng số A, LAeq. Điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động đã chọn phải được sử dụng cho mục đích này (như chọn vị trí góc nêu trong 6.2, có thể sử dụng âm kế tích phân cầm tay). Nếu chênh lệch giữa các kết quả đo của hai phép đo liên tiếp này bằng hoặc nhỏ hơn 1,0 dB, thì chỉ cần một phép đo tại mỗi vị trí đặt micro 1, 2 và 3 là đủ. Nếu chênh lệch lớn hơn 1,0 dB, thì số lượng các phép đo tại mỗi vị trí đặt micro phải bằng giá trị của mức chênh lệch (làm tròn lên đến giá trị số nguyên gần nhất; ví dụ: chênh lệch 3 dB thì tiến hành ba lần đo tại mỗi vị trí).

6.4.2. Đối với phép đo mức áp suất âm lớn nhất

Nếu đo các mức áp suất âm lớn nhất, sử dụng mức áp suất âm lớn nhất trọng số A với quy trình tương tự như 6.4.1 để xác định số lượng các phép đo thực hiện tại mỗi vị trí. Sử dụng điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động được chọn. Tuy nhiên, đặc biệt đối với các tác động âm thanh trong thời gian ngắn, cho phép sử dụng mức tiếp xúc âm LAE thay cho mức áp suất âm lớn nhất khi xác định số lượng phép đo yêu cầu tại mỗi vị trí đặt micro.

6.5. Tính trung bình cho mức áp suất âm

Sử dụng các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động tương ứng như đã nêu trong Phụ lục B. Đo các mức dải octa tuyến tính (không trọng số) tại mỗi vị trí đặt của ba micro với số lần xác định theo 6.4. Tính toán cho mỗi dải octa và mức trung bình cho tất cả các phép đo này (xem 3.2). Các mức dải octa được làm tròn đến một số thập phân.

6.6. Hiệu chính tiếng ồn nền

Xác định mức ồn nền trong dải octa và hiệu chính mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đo được theo Điều 8.

6.7. Tiêu chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa các kết quả dải octa

Nếu có yêu cầu, các kết quả dải octa được hiệu chính cho tiếng ồn nền có thể được tiêu chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa theo các đặc tính hấp thụ của phòng. Đo thời gian âm vang theo Điều 7, và thực hiện tiêu chuẩn hóa bằng cách sử dụng công thức 5 trong định nghĩa 3.8, và chuẩn hóa bằng cách sử dụng công thức 6 trong định nghĩa 3.8.

Do có các vấn đề nghiêm trọng khi xác định thời gian âm vang trong dải octa tần số 31,5 Hz, nên mức áp suất âm đo được trong dải này không được tiêu chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa. Nếu dải octa tần số 31,5 Hz này góp phần vào mức áp suất âm trọng số C, thì điều này phải được đề cập đến trong báo cáo.

Các vấn đề về tiếng ồn nền có thể có khi đo thời gian âm vang trong dải octa tần số 8000 Hz. Nếu xuất hiện vấn đề này, cho phép không hiệu chính mức áp suất âm trong dải octa tần số 8000 Hz của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà, nếu mức này thấp hơn ít nhất 15 dB theo dải octa trong phổ có mức cao nhất.

6.8. Tính các giá trị trọng số A và trọng số C

Sử dụng các kết quả đạt được trong 6.6 hoặc 6.7, xác định mức trọng số A từ các mức dải octa trong dải tần số từ 63 Hz đến 8000 Hz theo định nghĩa 3.3. Xác định mức trọng số C từ các mức dải octa trong dải tần số từ 31,5 Hz đến 8000 Hz theo định nghĩa 3.4. Các kết quả trọng số A và trọng số C được làm tròn đến số nguyên.

6.9. Các nguồn âm có trong phòng (các phép đo bổ sung)

Trong các trường hợp mà các nguồn âm có trong phòng, ví dụ như cửa thông gió trên tường hoặc trên trần, thực hiện vị trí đo bổ sung cho mỗi nguồn. Đối với các nguồn ồn trên tường thì vị trí được chọn ở phía trước nguồn 1 m và cách mặt sàn 1,5 m. Đối với các nguồn ồn trên trần, vị trí được chọn cách mặt sàn 1,5 m và trực tiếp dưới nguồn. (Các) kết quả đo bổ sung không cần tiêu chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa. Các kết quả này được báo cáo riêng và không bao gồm trong giá trị trung bình của các vị trí đặt micro 1, 2 và 3.

7. Đo thời gian âm vang

Thời gian âm vang được đo trong các dải octa dải tần số từ 63 Hz đến 8000 Hz theo EN ISO 3382.

8. Hiệu chính tiếng ồn nền

Phép đo tiếng ồn nền phải được tiến hành trước và sau phép đo mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà.

Tiếng ồn nền được xác định trong dải octa như mức áp suất âm liên tục tương đương trong khoảng thời gian xấp xỉ 30 s. Vị trí đặt micro phải giống như các vị trí đặt micro khi tiến hành đo mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà. Tính trung bình theo năng lượng của mức áp suất âm nền tại ba vị trí trước khi hiệu chính mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà. Phương pháp này chỉ thích hợp với điều kiện tiếng ồn nền hầu như không đổi theo thời gian.

Nếu mức ồn nền là 10 dB hoặc thấp hơn mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà thì không cần tiến hành hiệu chính.

Nếu mức ồn nền từ 4 dB đến thấp hơn 10 dB mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà, thì mức áp suất âm đo được phải được hiệu chính sử dụng các công thức từ (7) đến (9):

L = L1 - K DB                                                                             (7)

K = -10lg (1 - 10 -01,xΔL) dB                                                      (8)

ΔL = L1 - L2 dB                                                                          (9)

Trong đó:

L là mức áp suất âm đã được hiệu chính, tính bằng dexiben;

L1 là mức áp suất âm đo được trong dải octa từ các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà, bao gồm cả tiếng ồn nền, tính bằng dexiben;

L2 là mức áp suất âm nền trong dải octa, tính bằng dexiben;

K là giá trị hiệu chính trong dải octa, tính bằng dexiben.

Độ chênh lệch 4 dB tương ứng với giá trị hiệu chính là 2,2 dB. Nếu độ chênh lệch nhỏ hơn 4 dB thì giá trị hiệu chính phải được giới hạn đến 2,2 dB, và phải ghi trong báo cáo kết quả phép đo bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn nền. Để so sánh với các giới hạn tiếng ồn, kết quả đo có thể được coi là giới hạn trên của mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà. Việc này phải được ghi lại kể cả khi có hay không có tiếng ồn nền ảnh hưởng đến mức áp suất âm trọng số A và trọng số C của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà.

CHÚ THÍCH: Nếu tiếng ồn nền thay đổi theo thời gian, ví dụ: do giao thông đường bộ, thì việc hiệu chính thực, tin cậy là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, các mức áp suất âm lớn nhất của tiếng ồn nền có thể được xác định trong khoảng thời gian từ 10 min đến 15 min tại một trong các vị trí đặt micro. Nếu mức lớn nhất là 10 dB hoặc nhỏ hơn mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà thì kết quả có thể coi là hợp lệ mà không cần hiệu chính. Điều này cũng có thể giúp ích cho việc theo dõi các tín hiệu theo thời gian để lựa chọn khe thời gian thích hợp cho các phép đo và kiểm tra tính hiệu lực trong tất cả các dải octa liên quan.

9. Độ chụm

Bảng 2 đưa ra ước lượng độ lệch chuẩn kết hợp với độ tái lập. Các giá trị được ước lượng dựa trên số lượng giới hạn các phép đo trên các nguồn âm không đổi theo thời gian [1]. Sự biến động của mức áp suất âm của nguồn sẽ làm tăng độ không đảm bảo đo, đặc biệt đối với các mức áp suất âm lớn nhất.

Bảng 2 - Độ lệch chuẩn ước lượng kết hợp với độ tái lập

Các tần số trung tâm trong dải octa

Hz

Độ lệch chuẩn của độ tái lập

dB

31,5

63

125

250

500

1000 đến 8000

1,5

1,5

1,5

1,5

1,2

1,0

Trọng số A

0,8a

Trọng số C

1,1a

a có giá trị đối với hằng số âm với phổ âm tương đối bằng phẳng trong dải tần số từ 100 Hz đến 8000 Hz và với chênh lệch ít nhất 10 dB giữa mức áp suất âm của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà với mức tiếng ồn nền.

Sự biến động của mức áp suất âm của nguồn làm tăng độ không đảm bảo đo, đặc biệt đối với mức áp suất âm lớn nhất.

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Tên và địa chỉ phòng thử nghiệm;

b) Tên và địa chỉ tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu thử nghiệm;

c) Ngày thử nghiệm;

d) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

e) Bản nhận dạng phòng tiến hành đo mức áp suất âm của những thiết bị sử dụng trong các tòa nhà;

f) Bản mô tả các kết cấu xây dựng liên quan;

g) Bản mô tả chính xác thiết bị được thử nghiệm;

h) Thông tin chi tiết về các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động (ví dụ: khoảng thời gian của một chu kỳ) nếu chúng khác so với Phụ lục B;

i) Đối với các thiết bị cấp thoát nước

1) Tiêu chuẩn:

- Vị trí của các van ngắt;

- Mô tả tất cả các khía cạnh liên quan của thiết bị cấp thoát nước và các điều kiện vận hành;

2) Tùy chọn:

- Áp lực dòng chảy (hệ thống nước lạnh và nóng);

- Lưu lượng/ thời gian làm đầy cho bể chứa;

- Nhà sản xuất và mục đích sử dụng của van hoặc thiết bị;

- Loại âm thanh và lưu lượng cho các van hoặc thiết bị được phân loại theo EN ISO 3822-1;

- Lưu lượng, áp suất tĩnh và áp suất dòng chảy của các van trong quá trình thử nghiệm;

- Thể tích và thời gian làm đầy của bể xả (nếu có thể);

j) Các vị trí đặt các micro;

k) Hằng số thời gian đối với Lpmax;

l) Kết quả thử nghiệm (sử dụng các ký hiệu ghi tại Bảng 1). Đối với các giá trị trọng số A và/hoặc trọng số C, phổ trọng số trong dải octa tương ứng phải luôn luôn được xác định (các giá trị hiệu chính). Đối với phổ của các giá trị trọng số A cần phải được xác định cho dải tần số từ 63 Hz đến 8000 Hz, và đối với phổ của các giá trị trọng số C cần phải được xác định cho dải tần số từ 31,5 Hz đến 8000 Hz. Nếu âm bao gồm cả các thành phần âm thanh nghe được thì phải được nêu rõ trong báo cáo;

m) Thời gian âm vang trong các dải octa nếu xác định;

n) Tiếng ồn nền trong các dải octa;

o) Thiết bị đo sử dụng, với ngày kiểm định cuối cùng của phòng thử nghiệm chứng nhận;

p) Các sai lệch so với phương pháp thử;

q) Ghi lại ngày kiểm định cuối cùng về sự phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Giá trị hiệu chính trọng số A và trọng số C

Bảng A.1 - Giá trị hiệu chính trọng số A và trọng số C

 

31,5 (Hz)

63 (Hz)

125 (Hz)

250 (Hz)

500 (Hz)

1000 (Hz)

2000 (Hz)

4000 (Hz)

8000 (Hz)

A (dB)

-

- 26,2

- 16,1

- 8,6

- 3,2

0

+ 1,2

+ 1,0

- 1,1

C (dB)

- 3,0

- 0,8

- 0,2

0

0

0

- 0,2

- 0,8

- 3,0

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

Điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động để đo mức áp suất âm lớn nhất và mức áp suất âm liên tục tương đương

B.1. Nguyên tắc chung

B.1.1. Khái quát

Sau đây, các điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động được quy định đối với thiết bị sử dụng thông dụng nhất trong các tòa nhà. Chỉ áp dụng các điều kiện này khi chúng không mâu thuẫn với các yêu cầu và quy định quốc gia. Tuy nhiên, thiết bị sử dụng trong các tòa nhà không đề cập đến dưới đây có thể được đo theo các nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn này. Điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động đã chọn phải được báo cáo chi tiết.

B.1.2 Mức áp suất âm lớn nhất (Lmax)

Trong Phụ lục này, Lmax được sử dụng như một ký hiệu chung cho các đại lượng tương ứng nêu trong Bảng 1. Nguyên tắc cơ bản cho phép đo mức áp suất âm lớn nhất là các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đang được thử nghiệm trong quá trình đo đang hoạt động - tự động hoặc thủ công - trong phạm vi các giới hạn sử dụng thực tế bình thường. Đối với thiết bị sử dụng trong các tòa nhà có mức áp suất âm không đổi, mức áp suất âm lớn nhất được xác định trong suốt quá trình đo, khoảng thời gian xấp xỉ bằng 30 s. Đối với thiết bị sử dụng trong các tòa nhà có mức áp suất âm biến đổi theo thời gian, mức áp suất âm lớn nhất được xác định đối với hoạt động điển hình, ví dụ như suốt khoảng thời gian mở và đóng vòi nước.

B.1.3. Mức áp suất âm liên tục tương đương (Leq)

Trong Phụ lục này, Leq được sử dụng như là ký hiệu chung cho các đại lượng tương ứng nêu trong Bảng 1. Nguyên tắc cơ bản để đo mức áp suất âm liên tục tương đương là thời gian tích phân tương ứng với chu kỳ hoạt động điển hình của thiết bị sử dụng trong các tòa nhà đang thử nghiệm.

Đối với các vòi nước, mức áp suất âm liên tục tương đương được đo với vòi lắp tại vị trí gây ra mức áp suất âm cao nhất.

B.2. Các thiết bị lắp đặt ngành nước

B.2.1. Điều kiện vận hành chung

Đối với các phép đo âm của các vòi nước, thông thường nước phải được tháo ra khỏi chậu rửa, buồng hoặc bồn tắm trong quá trình đo.

Cần đảm bảo là tất cả các chức năng đang trong trạng thái hoạt động bình thường (áp lực nước, lưu lượng v.v.). Đối với thiết bị cấp thoát nước, khóa vòi phải mở hoàn toàn, hoặc nếu không thì vị trí phải được báo cáo cụ thể. Phép đo và báo cáo về áp lực dòng chảy và tốc độ dòng của van là tùy chọn.

Thông thường, không đo mức áp suất âm trong khu vệ sinh, nhưng đo ở các phòng xung quanh (ví dụ: các nhà ở liền kề).

Lmax:

Mức áp suất âm lớn nhất tại mỗi vị trí đặt micro được xác định cho điều kiện vận hành và chu kỳ hoạt động quy định của hệ thống lắp đặt đang thử nghiệm như nêu trong B.2.2 đến B.2.6.

Phép đo trên các thiết bị cấp thoát nước cần bắt đầu trước khi hệ thống lắp đặt hoạt động và ngừng trước khi chu kỳ hoạt động kết thúc.

Leq:

Đối với vòi nước, phép đo được thực hiện với vòi lắp tại vị trí mà có mức áp suất âm cao nhất (xem B.2.2, chu kỳ hoạt động đối với mức áp suất âm liên tục tương đương).

B.2.2. Vòi nước

a) Điều kiện vận hành:

Lmax Leq:

Nếu cửa thoát của vòi hoặc van di chuyển được, thì nó phải được đặt tại vị trí sát giữa bể (xem B.2.1 đối với các điều kiện vận hành khác).

b) Chu kỳ hoạt động:

Lmax:

Vòi nước có một đầu vào: Mở hoàn toàn vòi, đợi vài giây sau đó đóng vòi.

Van hỗn hợp có các chốt độc lập tương tự nhau dùng cho nước nóng và nước lạnh: Mở hoàn toàn vòi nước nóng, mở vòi nước lạnh, đợi vài giây, đóng vòi nước nóng và sau đó đóng vòi nước lạnh.

Van hỗn hợp có một chốt chức năng kép dùng cho dòng chảy và nhiệt độ: Mở hoàn toàn chốt tại nhiệt độ trung bình đã cài đặt, giảm nhiệt độ đến mức tối thiểu, và sau đó tăng nhiệt độ đến tối đa, đợi cho đến khi đạt được nhiệt độ tối đa và đóng chốt.

Van hỗn hợp có các chốt độc lập dùng cho dòng chảy và nhiệt độ: Mở hoàn toàn chốt dòng chảy tại nhiệt độ trung bình đã cài đặt, giảm nhiệt độ ở mức tối thiểu, và sau đó tăng nhiệt độ đến tối đa, đợi cho đến khi đạt được nhiệt độ tối đa và đóng chốt.

Van hỗn hợp tĩnh nhiệt: Mở hoàn toàn vòi tại nhiệt độ trung bình đã cài đặt, giảm nhiệt độ đến mức tối thiểu và sau đó tăng nhiệt độ đến tối đa và đóng vòi.

Leq:

Thời gian tích phân khoảng 30 s.

Vòi nước có một đầu vào: Mở vòi và tìm vị trí có mức áp suất âm cao nhất. Cố định các vòi này phải được tại vị trí đó trong suốt phép đo.

Van hỗn hợp có các chốt độc lập tương tự nhau dùng cho nước nóng và nước lạnh: Mở cả vòi nóng và vòi lạnh và tìm vị trí có mức áp suất âm cao nhất. Cố định các vòi tại vị trí đó trong suốt phép đo.

Van hỗn hợp có một chốt chức năng kép dùng cho dòng chảy và nhiệt độ: Mở van và tìm vị trí có mức áp suất âm cao nhất tại nhiệt độ trung bình đã cài đặt. Cố định các vòi tại vị trí đó trong suốt phép đo. Phải kiểm tra mức áp suất âm tại vị trí vòi nước nóng và vòi nước lạnh tương ứng. Kết quả của phép đo là mức cao nhất trong ba mức đó.

Van hỗn hợp có các chốt độc lập dùng cho dòng chảy và nhiệt độ: Mở van và tìm vị trí có mức áp suất âm cao nhất tại nhiệt độ trung bình đã cài đặt. Cố định các vòi tại vị trí đó trong suốt phép đo. Phải kiểm tra mức áp suất âm tại vị trí vòi nước nóng và vòi nước lạnh tương ứng. Kết quả của phép đo là mức cao nhất trong ba mức đó.

B.2.3. Buồng tắm

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Vòi hoa sen phải được đặt cố định trên tường tại vị trí cao nhất trên mức sàn nhà và phải hướng về phía cửa của buồng (đối với các điều kiện vận hành khác, xem B.2.1).

b) Chu kỳ hoạt động

Phép đo được thực hiện theo B.2.2.

Nếu cần phân biệt giữa mức áp suất âm có nguồn gốc âm do tác động của nước bắn lên sàn buồng với mức áp suất âm có nguồn gốc do sử dụng các van, nước xả ra không gây tiếng động (phép đo riêng cho van).

B.2.4 Bồn tắm

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Nếu vòi nước của bồn tắm là kết hợp với vòi chỉ dành để xả đầy bồn tắm và vòi hoa sen riêng biệt, thì hai chức năng này được xem một cách riêng biệt. Nếu như không cố định trên tường, thì vòi hoa sen phải được giữ tại độ cao cách đáy bồn tắm xấp xỉ 1,5 m. Phép đo được tiến hành đồng thời khi bồn tắm không chứa nước (xem B.2.1 đối với các điều kiện vận hành khác).

b) Chu kỳ hoạt động

LmaxLeq:

Phép đo được thực hiện theo B.2.2 và, nếu bồn tắm được lắp với vòi hoa sen thì theo B.2.3.

Nếu cần phân biệt giữa mức áp suất âm có nguồn gốc âm do tác động của nước bắn lên sàn buồng với mức áp suất âm có nguồn gốc do sử dụng các van, nước xả ra không gây tiếng động (phép đo riêng cho van).

B.2.5. Bơm đầy và tháo cạn các bể chứa và bồn tắm

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Nếu mức áp suất âm từ việc bơm đầy và tháo cạn các chậu rửa và bồn tắm được đo riêng biệt, thì đóng nút lại và chậu rửa/bồn tắm được bơm đầy đến nửa mức tối đa trong suốt phép đo. Nước nóng và nước lạnh được trộn đều bằng (các) vòi tại (các) vị trí mở hết cỡ (xem B.2.1 đối với các điều kiện vận hành khác).

Mở nút và tiến hành phép đo mới trong khoảng thời gian tháo cạn nước.

b) Chu kỳ hoạt động

Lmax:

Phép đo đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian bơm đầy và sau đó trong khoảng thời gian tháo cạn.

Leq:

Thời gian tích phân bằng khoảng thời gian bơm đầy cộng với khoảng thời gian tháo cạn.

B.2.6. Nhà vệ sinh

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Âm thanh từ nhà vệ sinh bao gồm một phần của âm thanh nước xả và một phần của âm thanh tạo ra khi thùng chứa nước được bơm đầy lại. Các van xả và thùng xả nước cần hoạt động cho đến điểm dừng cuối cùng. Trong trường hợp mức áp suất âm của thùng xả nước được đo khi van cấp là hoàn toàn mở và cho đến khi van cấp đóng lại (xem B.2.1 đối với các điều kiện vận hành khác).

b) Chu kỳ hoạt động

Lmax

Phép đo được tiến hành trong suốt chu kỳ xả /bơm đầy trở lại.

CHÚ THÍCH 1: Mức áp suất âm lớn nhất riêng sinh ra do xả nước của buồng vệ sinh có thể được xác định bằng cách bơm lại bảy lít nước từ xô trực tiếp vào bồn cầu của nhà vệ sinh trong vòng 3 s.

Leq:

Thời gian tích phân tương ứng với chu kỳ xả /bơm đầy lại.

CHÚ THÍCH 2: Đối với mức áp suất âm liên tục tương đương của nhà vệ sinh cần phải bổ sung thêm mức áp suất âm trọng số A lớn nhất được đo theo B.2.6.

B.3. Thông gió cơ học

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Một phần của hệ thống thông gió đặt trong một ngôi nhà bình thường bao gồm lỗ thông khí trong các phòng ở và phòng vệ sinh với thông gió thông thoáng, và thiết bị hút mùi trong phòng bếp.

Nói chung, các hệ thống hoạt động thủ công phải đặt tại vị trí có mức áp suất âm lớn nhất, thông thường với tốc độ tối đa và/hoặc vị trí mở hoàn toàn của lỗ thông khí. Trước khi tiến hành các phép đo cần phải kiểm tra hệ thống đã được điều chỉnh đúng luồng khí.

CHÚ THÍCH 1: Trong quy chuẩn xây dựng, điều này có thể được quy định với các hệ thống thông gió vận hành theo phương pháp thủ công phải được đo tại vị trí có áp suất âm thấp hơn so với mức lớn nhất đối với phép đo trong nhà có lắp đặt hệ thống này.

CHÚ THÍCH 2: Các thiết bị hút mùi của bếp nối với hệ thống thông gió chung cho toàn bộ tòa nhà có thể sinh ra lượng âm đáng kể khi lỗ thông gió hoàn toàn đóng. Phép đo với thiết bị hút mùi trong điều kiện vận hành này có thể là phù hợp.

b) Chu kỳ hoạt động

Lmax:

Hoạt động liên tục. Thời gian đo xấp xỉ bằng 30 s.

Leq:

Thời gian tích phân xấp xỉ bằng 30 s.

B.4. Thiết bị sử dụng sưởi ấm và làm mát

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Đối với các hệ thống sưởi ấm riêng lẻ, phép đo được thực hiện đồng thời với việc đốt sưởi trong điều kiện hết công suất, bơm tuần hoàn, máy bơm phân phối nhiên liệu (lưu lượng nước danh định lớn nhất, dòng khí danh định lớn nhất).

Các hệ thống làm mát được đặt tại vị trí có mức áp suất âm cao nhất.

b) Chu kỳ hoạt động

Lmax:

Đối với các hệ thống sưởi ấm, khởi động từ các điều kiện mát. Hoạt động hết công suất. Mở và đóng từ từ mỗi thiết bị (các vòi của các chi tiết làm nóng; bộ điều chỉnh của các thiết bị không khí) và tắt.

Đối với các hệ thống làm mát, thời gian đo xấp xỉ là 30 s.

Leq:

Thời gian tích phân xấp xỉ là 30 s.

CHÚ THÍCH: Đối với hệ thống sưởi ấm, mức áp suất âm liên tục tương đương phải được bổ sung thêm mức áp suất âm trọng số A lớn nhất đo được khi vận hành mỗi thiết bị (các vòi của các chi tiết làm nóng; bộ điều chỉnh của các thiết bị không khí) theo B.4.

LmaxLeq:

Đối với các phép đo các mức áp suất âm từ lò sưởi, lưu lượng nước phải được ổn định tại vị trí máy điều nhiệt với nhiệt độ phòng cao nhất có thể. Sau đó tìm kiếm vị trí cho máy điều nhiệt mà gây ra mức ồn không đổi cực đại.

B.5. Thang máy

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Thang máy có thể tải được 1 người hoặc 2 người. Tải trọng và số người trong thang máy trong suốt phép đo phải được báo cáo.

b) Chu kỳ hoạt động

LmaxLeq:

Khởi động thang máy từ mức thấp nhất có thể. Dừng tại mỗi mức trung gian. Mở và đóng cửa (nếu bằng tay không cần sức). Khi thang máy lên đến mức cao nhất của trục, gọi quay trở lại ngay lập tức đến mức thấp nhất có thể và sau đó mở và đóng cửa.

CHÚ THÍCH: Đối với các phép đo của thang máy, mức áp suất âm liên tục tương đương phải được bổ sung thêm ít nhất là mức áp suất âm trọng số A lớn nhất.

B.6. Máng thải rác

a) Điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Máng phải được làm sạch không có chất thải.

b) Chu kỳ hoạt động

Lmax:

Từ tầng trên cùng, hai vật được truyền đi cùng lúc.

Các vật bao gồm một ống có các đầu mở và có chiều dài là 1,0 m làm từ nhựa cứng PVC hoặc từ vật liệu có đặc tính tương tự. Đường kính ngoài danh định là 50 mm, và độ dày thành ống là 3 mm. Khối lượng trên mỗi mét chiều dài là 0,7 kg/m.

Âm thanh từ máng xả rác được xác định riêng là mức áp suất âm lớn nhất.

B.7. Nồi hơi, quạt gió, máy bơm, và các thiết bị phụ trợ khác sử dụng trong các tòa nhà

a). Điều kiện vận hành

Hoạt động liên tục trong các điều kiện (vận hành) thông thường.

b) Chu kỳ hoạt động

LmaxLeq:

Đối với các thiết bị điều khiển thủ công, bằng điện sử dụng chu kỳ khởi động - vận hành - tắt.

Đối với các thiết bị sử dụng trong các tòa nhà được điều khiển thủ công, sử dụng chu kỳ đầy đủ (bao gồm khởi động/tắt nếu liên quan).

Thời gian tích phân cho phép đo mức áp suất âm liên tục tương đương phải tương ứng với khoảng thời gian của chu kỳ hoạt động.

B.8. Các cửa của bãi đỗ xe có gắn động cơ

a). Các điều kiện vận hành

LmaxLeq:

Cửa của bãi đỗ xe phải ở trong điều kiện vận hành thông thường.

b). Chu kỳ hoạt động

Lmax:

Mở và đóng cửa.

Leq:

Thời gian tích phân phải tương ứng với chu kỳ đầy đủ của việc mở và đóng cửa.

B.9. Các loại thiết bị sử dụng trong các tòa nhà tại các loại công trình khác

a) Các điều kiện vận hành

Đối với các loại thiết bị sử dụng trong các tòa nhà khác không nêu trong tiêu chuẩn này, các điều kiện vận hành cho sử dụng bình thường phải được lựa chọn cho mỗi phép đo.

a). Chu kỳ hoạt động

Đối với các loại thiết bị sử dụng trong các tòa nhà khác không nêu trong tiêu chuẩn này, các chu kỳ hoạt động cho sử dụng bình thường phải được lựa chọn cho mỗi phép đo.

Thời gian tích phân cho phép đo mức áp suất âm liên tục tương đương phải tương ứng với khoảng thời gian của chu kỳ hoạt động.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nordtest Project Report no. 1347-97 “Measurement of sound pressure levels at low frequencies in room”, SP Swedish National Testing and Research Institute, SP-report 1997:27.

[2] EN ISO 3822-1, Acoustics - Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations - Part 1: Method of measurement (ISO 3822-1:1999)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi