Tiêu chuẩn TCVN 8666:2011 Yêu cầu với thiết bị Set-Top Box trong mạng truyền hình KTS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8666:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8666:2011 Thiết bị Set-Top Box trong mạng truyền hình cáp kỹ thuật số-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 8666:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8666:2011

THIẾT BỊ SET-TOP BOX TRONG MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP KỸ THUẬT SỐ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Set - Top Box in digital cable television network - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8666:2011 được xây dựng trên cơ sở tài liệu "EuroBox 2004 final version 1.0: Technical Baseline Specification of a Digital Receiver Decoder (IRD) for use in cable networks (2004)" của Hiệp hội Truyền thông Cáp châu Âu ECCA (European Cable Communication Association) và tham khảo các phương pháp đo trong tài liệu NorDig Unified Test Specification, ver 1.0 của tổ chức NorDig.

TCVN 8666:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ SET-TOP BOX TRONG MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP KỸ THUẬT SỐ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Set - Top Box in digital cable television network - Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đo đối với thiết bị Set-Top Box (thiết bị giải mã - STB) sử dụng trong mạng phân phối truyền hình cáp kỹ thuật số.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7600 (IEC/CISPR 13): Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo.

ETSI ETR 289 ed.1: Digital Video Broadcasting (DVB); Support for use of scrambling and Conditional Access (CA) within digital broadcasting systems (Truyền hình quảng bá kỹ thuật số (DVB); Hỗ trợ sử dụng trộn và truy nhập có điều kiện (CA) trong các hệ thống quảng bá số).

ETSI TR 101 154 V1.5.1: Digital Video Broadcasting (DVB); Implementation guidelines for the use of MPEG-2 systems, video and audio in satellite, cable and terrestrial broadcasting applications (Truyền hình quảng bá kỹ thuật số (DVB); Hướng dẫn sử dụng các hệ thống MPEG-2, hình và tiếng trong các ứng dụng quảng bá mặt đất, cáp và vệ tinh)

ETSI TS 102 006 V1.3.1: Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for System Software Update in DVB Systems (Truyền hình quảng bá kỹ thuật số (DVB);Chi tiết kỹ thuật cho cập nhật phần mềm hệ thống trong các hệ thống DVB)

ETSI EN 300 468 V1.4.1 (2000-11): Digital Video Broadcasting (DVB); Specification for Service Information (SI) in DVB systems (Truyền hình quảng bá kỹ thuật số (DVB); Chi tiết kỹ thuật cho thông tin dịch vụ (SI) trong các hệ thống DVB)

ETSI EN 50083-7: Cable networks for television signals, sound signals and interative services - Part 7: System performance (Mạng cáp cho tín hiệu truyền hình, tín hiệu âm thanh và các dịch vụ tương tác - Phần 7: Chất lượng hệ thống)

ITU Report 624-4: Characteristics of Television Systems (Các đặc tính của hệ thống truyền hình)

ITU-R BT.653-3: Teletext systems (Các hệ thống truyền văn bản)

ITU-R BT.1359-1: Relative timing of sound and vision for broadcasting (Tương quan thời gian giữa hình và tiếng trong truyền hình)

EBU Technical Recommendation R.68: Alignment level in digital audio production equipment and in digital recorders (Mức độ căn chỉnh trong thiết bị sản xuất âm thanh số và thiết bị ghi số)

IEC 60169-2: Radio frequency connectors, Part 2: Coaxial unmatched connector (Các đầu nối tần số vô tuyến, Phần 2: Đầu nối đồng trục không phối hợp)

IEC 60603-14: Connectors for frequencies below 3 MHz for use with printer boards - Part 14: Detail specification for circular connectors for low-frequency audio and video applications such as audio, video and audio-visual equipment (Các đầu nối tần số dưới 3 MHz sử dụng với các bảng mạch in - Phần 14: Chi tiết kỹ thuật cho các đầu nối tròn cho các ứng dụng hình và tiếng tần số thấp như các thiết bị hình, tiếng và nghe nhìn)

IEC 60933-5: Audio, video and audiovisual systems - Interconnections and matching values - Part 5: Y/C connector for video systems - Electrical matching values and description of the connector (Các hệ thống hình, tiếng và nghe nhìn - Kết nối và các giá trị phối hợp - Phần 5: đầu nối Y/C cho các hệ thống hình - Các giá trị phối hợp về điện và mô tả đầu nối)

ISO/IEC 7816: Identification cards - Integrated circuit(s) with contacts (Thẻ nhận dạng - Thẻ mạch tích hợp có tiếp xúc)

ITU-R Recommendation 468: Noise Weighting Curve (Đường cong trọng số nhiễu)

ISO/IEC 13818-1: Information technology - Generic coding of moving pictures and associated audio information: Systems (Công nghệ thông tin - Mã hóa các hình ảnh chuyển động và các thông tin tiếng kết hợp: Các hệ thống)

ISO 639: Codes for the Representation of Names of Languages (Các mã diễn tả tên của các ngôn ngữ)

IEC/CISPR 20: Sound and television broadcast receivers and associated equipment - Immunity characteristics - Limits and methods of measurement (Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính miễn nhiễm - Giới hạn và phương pháp đo)

3. Chữ viết tắt

AC

Dòng xoay chiều

AV

Nghe nhìn

API

Giao diện lập trình ứng dụng

BT

Dung sai cụm

CA

Truy nhập có điều kiện

CCIR

Ủy ban Tư vấn Vô tuyến điện Quốc tế (nay là ITU-R)

CLUT

Bảng tìm kiếm mã màu

CSO

Đa hợp bậc hai

CTB

Đa hợp bậc ba

CVBS

Đồng bộ và làm trống hình tích hợp

dBFS

Thang đo dB đầy đủ

DOCSIS

Đặc tính Giao diện Dịch vụ Truyền dữ liệu qua cáp

DVB

Truyền hình quảng bá kỹ thuật số

DVB-EIT

Bảng thông tin sự kiện - DVB

DVB-IRD

Thiết bị thu giải mã - DVB

DVB-SI

Thông tin dịch vụ - DVB

ECM

Bản tin điều khiển tiêu đề

EIT

Bảng thông tin sự kiện

EMM

Bản tin quản lý tiêu đề

EN

Quy phạm châu Âu

EPG

Hướng dẫn (bằng) chương trình điện tử

ETR

Báo cáo kỹ thuật ETSI

IRD

Thiết bị thu giải mã

LED

Điốt phát quang

MER

Tỉ lệ lỗi điều chế

MHP

Nền tảng đa phương tiện tại nhà

MPEG

Nhóm chuyên gia về hình ảnh chuyển động

MSO

Nhà cung cấp đa dịch vụ

NIT

Bảng thông tin mạng

PAL

Hệ truyền hình PAL

PCM

Điều chế xung mã

QAM

Điều biên cầu phương

RF

Tần số vô tuyến điện

RGB

Thành phần màu truyền hình - Đỏ, Lục, Lam

SDT

Bảng mô tả dịch vụ

SECAM

Hệ truyền hình SECAM

SI

Thông tin dịch vụ

STB

Thiết bị giải mã

STC

Đồng hồ thời gian hệ thống

TR

Báo cáo kỹ thuật

TS

Chỉ tiêu kỹ thuật

VBI

Khoảng xóa mành

VPS

Hệ thống chương trình truyền hình

WSS

Báo hiệu màn ảnh rộng

Y/C

(tín hiệu) Chói/Màu

4. Yêu cầu phần cứng

4.1. Đầu vào

4.1.1. Các tham số đầu vào chung

· Trở kháng đầu vào

75 W

· Suy hao phản hồi

> 8 dB trên toàn bộ dải tần số hoạt động

· Nhiễu cực đại

8 dB

· Điện áp xung sét nguồn

4,5 kV

· Công suất hỗn hợp đầu vào RF cực đại

36 dBmV

4.1.2. Tín hiệu nối từ RFin sang RFout

Tín hiệu RF phải được nối từ RFin của thiết bị STB (nối với mạng cáp) tới RFout một cách độc lập không phụ thuộc vào trạng thái làm việc của STB (đang ở chế độ hoạt động hay nghỉ).

Dải tần số nối từ RFin sang RFout: 47 MHz đến 862 MHz.

Mức tín hiệu tại RFout phải nhỏ hơn không quá 2 dB và lớn hơn không quá 3 dB so với tại RFin đo trên toàn bộ độ rộng băng RF.

Suy giảm tín hiệu do nối từ RFin sang RFout so với tín hiệu đầu vào phải nhỏ hơn:

· 1 dB đối với tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu

· 2 dB đối với tỉ lệ đa hợp bậc 3 (CTB)

· 2 dB đối với tỉ lệ đa hợp bậc 2 (CSO)

Các số liệu liên quan đến tỉ lệ xuyên điều chế đa hợp CSO, CTB cũng như tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu được quy định trong EN 50083-7. Hệ số suy giảm cực đại được đo trong điều kiện đo quy định tại Điều 6.

4.1.3. Đầu vào tín hiệu số

· Kỹ thuật điều chế

16-, 64-, 128-, và 256-QAM

· Tốc độ ký hiệu

6 ÷ 7 MBaud

· Kích thước bước

1 KBaud

· Lỗi tốc độ ký hiệu đầu vào

± 10 KBaud

· Tần số đầu vào của tín hiệu số

109 MHz đến 862 MHz

· Kích thước bước chỉnh

62,5 kHz

· Phạm vi giới hạn tần số đầu vào

± 250 kHz

· Thời gian thu sóng mang

< 100 ms

· Độ rộng kênh

8 MHz

· Dung sai nhiễu pha đầu vào

-65 dBc @ 1 kHz; -85 dBc@ 10 kHz

· Mức đầu vào danh định của tín hiệu số:

 

16 - QAM

41 dBmV đến 80 dBmV

64 - QAM

47 dBmV đến 80 dBmV

128 - QAM

50 dBmV đến 80 dBmV

256 - QAM

53 dBmV đến 80 dBmV

Quá trình thu phải không bị làm nhiễu bởi các tín hiệu hướng ngược DOCSIS xuất hiện tại cùng ổ cắm tường (phạm vi tần số tới 65 MHz, mức tới 118 dBmV).

Một số tham số bổ sung được quy định trong Điều 6.

4.2. Các tham số dòng truyền tải MPEG-2

4.2.1. Bộ tách kênh

· Tốc độ số liệu tổng thể đầu vào (từ bộ điều chỉnh)

56 Mb/s

· Bộ lọc PID

tối thiểu là 32

Bộ tách kênh ít nhất phải có khả năng xử lý 32 luồng cơ bản khác nhau một cách song song (ví dụ, NIT, SDT, video, audio A, audio B, Teletext, EMM, ECM, EIT, số liệu bổ sung).

4.2.2. Bộ giải mã

STB phải có bộ giải mã tuân thủ thuật toán trộn DVB thông thường như xác định trong ETR 289 và phải được thực hiện tại tất cả các hệ thống tuân thủ truy nhập có điều kiện CA.

4.2.3. Phục hồi đồng hồ thời gian hệ thống (STC)

Độ chính xác phục hồi STC ± 50 ms.

Phải tắt hình và tiếng trong khi thu STC.

Bộ phận phục hồi STC phải dò được biến đổi tần số dài hạn.

4.3. Thiết bị hình và tiếng

4.3.1. Giải mã hình

· Định dạng hình (thông tin@mức MPEG-2):

SP@ML

 

MP@LL

 

MP@ML

· Độ phân giải hình gốc cho PAL/SECAM:

 

576 dòng

720, 704, 544, 528, 480, 352 điểm ảnh tích cực

288 dòng

360, 352 điểm ảnh tích cực

· Tốc độ bít

0,5 ÷ 15 Mb/s

Trong trường hợp các tùy chọn xác định trong ETSI TR 101 154 không được hỗ trợ, STB cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

· STB mặc định phải hiển thị các hình ảnh không bị méo quá mức và theo định dạng ban đầu của nhà sản xuất chương trình;

· STB phải luôn hiển thị hình có tỉ lệ khuôn hình 4:3 trên màn hình 4:3;

· STB phải hỗ trợ hiển thị hình có tỉ lệ khuôn hình 16:9 trên màn hình 4:3.

4.3.2. Tín hiệu hình đầu ra

· Tín hiệu hình đầu ra theo tiêu chuẩn

ITU-R (CCIR) 601

 

CVBS (PAL và SECAM) và RGB, người sử dụng có thể thiết lập cấu hình

· Độ phân giải hình

720 điểm ảnh tích cực

 

576 dòng

 

tốc độ khung hình 25 Hz, xen kẽ

4.3.2.1. Truyền văn bản qua truyền hình

· Thực hiện theo EN 300 472, có chèn VBI.

· Thiết bị phải có khả năng chèn dữ liệu văn bản truyền hình VBI vào luồng đầu ra hình tích hợp bằng các điều khiển ứng dụng. STB phải có khả năng hiển thị văn bản cách chèn số liệu văn bản truyền hình trong VBI của đầu ra hình CVBS tương tự. Quá trình chèn VBI phải tuân thủ ITU-R BT 653-3. Dữ liệu văn bản truyền hình phải được chèn vào dòng 6 đến 22 và dòng 320 đến 335.

4.3.2.2. WSS và VPS

STB nên hỗ trợ báo hiệu WSS và VPS.

4.3.2.3. Phụ đề

STB phải hỗ trợ phụ đề DVB và văn bản truyền hình và được mô tả bởi các yêu cầu phần mềm tích hợp.

4.3.3. Mã hóa tiếng

· Định dạng tiếng

MPEG-1 lớp 1, lớp 2, lớp 3 (tùy chọn)

· Tốc độ lấy mẫu thoại

32; 44,1 hoặc 48 KHz trong phạm vi ít nhất từ 32 đến 640 kbit/s với dữ liệu đã được nén.

4.3.4. Mức thiết lập tiếng

Mức tham chiếu của thành phần tiếng trong truyền dẫn phải là 0,316 V tại thang - 18 dBFS đầy đủ, tuân thủ Khuyến nghị kỹ thuật EBU R.68 như đã đưa trong ETSI TR 101 154.

4.3.5. Tín hiệu tiếng AC-3

STB phải cho phép thiết lập cấu hình (qua các menu) của giao diện SPDIF (tới đầu ra AC-3 hay PCM).

4.3.6. Tín hiệu tiếng đầu vào và đầu ra

STB phải không tạo ra tiếng ồn tại tín hiệu đầu ra khi bật STB hay khi chuyển đổi sang chương trình khác.

Trong trường hợp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, STB phải tự động kích hoạt ngôn ngữ do thuê bao lựa chọn trong menu (kể cả khi ghi âm)

4.3.7. Trễ giữa hình và tiếng

Trễ đồng bộ giữa hình và tiếng phải nằm trong khoảng từ -40ms (trễ tiếng sau hình) đến + 25ms (trễ tiếng trước hình) theo như các mốc tham chiếu thời gian cung cấp bởi cơ chế đánh dấu thời gian trong MPEG. Các giá trị này gần giống với các giá trị giới hạn ngưỡng nhận biết được theo ITU-R BT.1359-1 "Tương quan thời gian giữa hình và tiếng trong truyền hình".

4.4. Bộ điều khiển

· CPU

Không nhỏ hơn 100 MIPS

· Bộ nhớ RAM

Không nhỏ hơn 16 MB (bao gồm cả bộ nhớ hình)

· Bộ nhớ Flash

Không nhỏ hơn 4 MB

4.5. Các chức năng đồ họa

· Độ phân giải màu

ARGB4444

khuyến nghị 16 bpp (toàn bộ màn hình)

· Chế độ màu

Hỗ trợ ít nhất trong bảng tra màu (CLUT) với ít nhất 256 đầu vào bao gồm cả mã màu trong suốt. Bất kỳ màu nào không được định nghĩa trong CLUT nên được chuyển đổi đến giá trị màu định nghĩa gần nhất theo như ES 101 812.

· Trộn alpha

16 mức

· Mặt phẳng hiển thị

tối thiểu 4 mặt phẳng

 

- Màu nền

 

- Mặt phẳng hình (tín hiệu MPEG)

 

- Mặt phẳng đồ họa

 

- Con trỏ phần cứng

· Giải mã hình tĩnh

Khung MPEG-I

4.6. Giao diện phần cứng

4.6.1. Giao diện RF

Các giao diện sau được định nghĩa theo 4.1.2:

· Đầu nối đầu vào RF

IEC 60169-2 (giắc cái)

· Đầu nối đầu ra RF

IEC 60169-2 (giắc đực)

Đầu nối đầu vào và đầu ra RF phải được ghi nhãn để phân biệt đầu vào và đầu ra tương ứng.

4.6.2. Giao diện băng gốc AV

STB phải được trang bị đầu ra L/R cho tiếng bao gồm hai đầu nối CINCH giắc cái kiểu IEC 60603-14.

· Đầu nối đỏ có kênh tiếng bên trái

· Đầu nối trắng cho kênh tiếng bên phải

Hai đầu nối CINCH phải được ghi nhãn để phân biệt đường tiếng bên phải và đường tiếng bên trái tương ứng.

STB có thể được trang bị giao diện AV bổ sung:

· Giao diện đầu ra CVBS CINCH (đầu nối đánh dấu màu vàng kiểu IEC 60603-14).

· Giao diện S-Video (đầu nối Y/C 4 chân giắc cái cho hệ thống hình kiểu IEC 60933-5)

Giao diện này phải hỗ trợ cả tín hiệu băng gốc PAL và SECAM. Nhà khai thác và người sử dụng phải có khả năng lựa chọn giữa hai giao diện này.

4.6.3. Bảo vệ chống sao chép tín hiệu CVBS tương tự

STB phải có khả năng sử dụng hệ thống Macrovision 7.x để bảo vệ chống sao chép bất hợp pháp tín hiệu hình tương tự ở đầu ra. Chế độ hoạt động mặc định phải là tắt chế độ chống sao chép Macrovision. Phải cung cấp một phần mềm AI thích hợp để điều khiển hoạt động chức năng này.

4.6.4. Mặt hiển thị phía trước

· STB phải cung cấp hiển thị thông báo cho người sử dụng về trạng thái hoạt động hiện thời (đang hoạt động, nghỉ) bằng cách sử dụng đèn LED hay theo một cách thích hợp.

· Các nút điều khiển tối thiểu ở mặt trước:

- p+: Tăng kênh, tăng thứ tự kênh hiện tại thêm một

- p-: Giảm kênh, giảm thứ tự kênh hiện tại đi một

- power on/stand-by: Hoạt động/nghỉ

4.6.5. Điều khiển từ xa

Nhà khai thác phải có thể mua thiết bị điều khiển từ xa từ các nguồn khác nhau ngoài nhà sản xuất STB để điều khiển thiết bị.

CHÚ THÍCH: Cần phải áp dụng một giao thức giao diện điều khiển từ xa chung khi mà MSO có xu hướng không cung cấp kèm điều khiển từ xa tới thuê bao của họ trong gói dịch vụ STB.

Các giao thức sau được khuyến nghị sử dụng:

· RCMM 1.5 - Giao thức đa phương tiện điều khiển từ xa

· R-MAP - Giao thức ứng dụng đa phương tiện Ruwido

Nếu điều khiển từ xa được cung cấp kèm thiết bị, nó nên hỗ trợ các yêu cầu liên quan đến phím điều khiển cầm tay sau:

· Nút chuyển sang dự phòng (tắt/mở)

· Tăng / giảm kênh

· Tăng/ giảm âm lượng

· Tắt tiếng (tắt/mở)

· Các số từ 0 đến 9

· Truyền văn bản

· Các phím mềm: đỏ, lam, vàng, lục (các chức năng ứng dụng độc lập)

· Mũi tên: trái, phải, lên, xuống

· TV/Thoát: thoát từ bất kỳ thực đơn nào và quay về dịch vụ TV lựa chọn gần nhất

· OK, lựa chọn

Ngoài ra, điều khiển từ xa phải cung cấp các chức năng kích hoạt, như:

· Khởi tạo thiết bị EPG/định vị

· Chuyển đến trình đơn thiết lập và cài đặt

· Các thông tin bảo trì có sẵn

· Chuyển đổi giữa dịch vụ truyền hình và tiếng (tùy chọn)

4.6.6. Giao diện thẻ thông minh

STB phải được trang bị một khe cắm thẻ thông minh theo như ISO/IEC 7816, ETR 289 để dùng thẻ thông minh theo ISO 7816 với hệ thống CA của MSO.

Kết nối vật lý của thẻ thông minh phải không được cản trở yêu cầu hoạt động của nhà cung cấp CA.

Khe cắm phải cho phép người dùng truy cập trực tiếp mà không cần sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ nào và không nằm sau bất kỳ nắp che đậy nào.

4.6.7. Mã nhận dạng STB duy nhất

STB phải có một mã số duy nhất và:

· có thể nhìn thấy trên khung vỏ STB,

· in trên hộp các-tông, mã hóa thành mã vạch và có thể đọc được nhờ máy quét mã vạch,

· được lưu trong phần bộ nhớ bảo vệ của hộp và có thể truy nhập được bằng thiết bị kiểm tra.

5. Cập nhật phần mềm hệ thống

5.1. Khái quát

Điểm nổi bật nhất của cơ chế cập nhật phần mềm hệ thống là khả năng thay thế toàn bộ phần mềm của STB, ngoại trừ phần mềm tải khởi động cài đặt thường trú.

Cơ chế cập nhật phần mềm hệ thống cơ bản có thể tuân theo TS 102 006.

Cơ chế cập nhật phần mềm hệ thống phải hỗ trợ các thành phần an ninh và chứng thực thích hợp. Các thành phần này phải không ngăn cản MSO điều khiển hoạt động STB kết nối với các hệ thống CA khác nhau. Thiết bị phải không hỗ trợ bất kỳ sự phụ thuộc nào giữa cơ chế cập nhật phần mềm hệ thống và các hệ thống CA, chẳng hạn như không hỗ trợ kiểm tra tính toàn vẹn được mã hóa bằng phần cứng.

Cơ chế cập nhật phần mềm hệ thống phải giúp cho MSO có thể thay đổi thiết lập phần mềm tại thời điểm cài đặt.

Hơn nữa, cơ chế cập nhật phải cho phép MSO chuyển tới các nhà cung cấp CA khác và tới các nhà cung cấp trung gian nếu có.

Việc cập nhật phần mềm hệ thống phải không hủy bỏ các thiết lập của người sử dụng như danh mục dịch vụ của người sử dụng (ví dụ, phần yêu thích).

5.2. Tải khởi động

Phần tải khởi động phải hoàn toàn độc lập với hệ thống CA về phần cứng.

Mã khởi động STB phải được đặt ở khu vực cấm ghi đè của bộ nhớ.

Khu vực cấm ghi đè của bộ nhớ phải không thay đổi được

STB không được kích hoạt bất kỳ một mã nào (ví dụ phần mềm hệ thống có thể cập nhật được) từ một khu vực không được bảo vệ của bộ nhớ trước khi kiểm tra tính hợp lệ của chúng.

Nếu không thỏa mãn kiểm tra hợp lệ, STB không được hiển thị thông báo lỗi mà thay vào đó phải khởi động tải xuống một phần mềm hệ thống an toàn.

5.2.1. Cơ chế an ninh

Cơ chế an ninh phải ngăn không cho tải các phần mềm không được chứng thực.

Các phần mềm tải để cập nhật phải được sự đồng ý và ký nhận bởi cả nhà sản xuất STB và MSO trừ khi có các thỏa thuận khác.

Cơ chế an ninh thích hợp phải dựa trên mã hóa khóa công khai.

5.2.2. Quản lý phát hành phần mềm

STB phải hỗ trợ các đặc tính cho phép MSO:

· thực thi cập nhật phần mềm và

· tải phần mềm trong khi STB đang ở chế độ nghỉ và

· khởi động tải phần mềm chỉ khi được người sử dụng đồng ý.

Thêm vào đó, trình đơn thiết lập (cài đặt) phải cung cấp các chức năng khởi động cập nhật phần mềm bằng thủ công.

6. Chất lượng

Phần này mô tả các yêu cầu chất lượng tối thiểu mà STB phải tuân thủ. Tín hiệu thu điều chế số trong các điều kiện dưới đây phải cung cấp tỉ lệ lỗi bít gần như không có lỗi sau khi thực hiện bảo vệ chống lỗi, tương ứng với tốc độ bít lỗi nhỏ hơn 10-4 trước khi mã hóa Reed-Solomon.

6.1. Tham số mạng điển hình

Các yêu cầu chất lượng liệt kê trong phần trước bao gồm suy giảm truyền RF 1 dB và 2 dB, tương ứng phải đạt được trong môi trường đo sau:

· MER

16 - QAM                                                          MER = 20 dB

64 - QAM                                                          MER = 26 dB

128 - QAM                                                        MER = 29 dB

256 - QAM                                                        MER = 32 dB

· Phạm vi mức vào với tín hiệu TV điều chế số không có dự trữ nguồn (xem 4.1.3)

16 - QAM                                                          41 dBmV đến 80 dBmV

64 - QAM                                                          47 dBmV đến 80 dBmV

128 - QAM                                                        50 dBmV đến 80 dBmV

256 - QAM                                                        53 dBmV đến 80 dBmV

· Dự trữ nguồn tín hiệu điều chế số so với mức nguồn RMS của sóng mang tín hiệu TV tương ứng tại điểm chèn

16 - QAM                                                          16 dB

64 - QAM                                                          10 dB (đang được sử dụng tại phần này)

128 - QAM                                                        7 dB

256 - QAM                                                        4 dB

· Công suất tích hợp đầu vào RF cực đại         36 dBmV (khoảng 80 kênh, mỗi kênh tại 77 dBmV)

· Loại bỏ tiếng vọng

Khi đi qua mạng cáp, tín hiệu mong muốn có thể bị nhiễu bởi tiếng vọng có biên độ và trễ tương ứng với tín hiệu chính như Hình 1.

Biên độ tương ứng với xung chính:

Hình 1 - Mẫu tiếng vọng

· Đáp ứng biên độ biến đổi trong độ rộng kênh 8 MHz với 4 dB đỉnh - đỉnh và dốc 1,5 dB/MHz.

· Phân bổ kênh liền kề:

Trong các mạng cáp, tín hiệu số và tương tự được đặt vào các kênh liền kề dùng số liệu dự phòng như chỉ dẫn ở trên.

6.2. Yêu cầu chất lượng của STB

STB phải thỏa mãn các tham số chất lượng định nghĩa dưới đây với phạm vi tín hiệu vào đưa ra ở 6.1 (xem 4.1.3).

Thời gian hoàn thành và hiển thị:

- Trong cùng bộ ghép kênh:                               trễ đích dưới 1s

                                                                        dưới 1,5 s trong trường hợp xấu nhất

- Trong các bộ ghép kênh khác nhau:                 trễ đích dưới 1 s

                                                                        dưới 2 s trong trường hợp xấu nhất

6.2.1. Yêu cầu chất lượng hình tương tự

Các tín hiệu RGB và CVBS tại giao diện thích hợp phải thỏa mãn các yêu cầu trong ITU Report 624-4.

6.2.2. Các yêu cầu chất lượng tiếng

Bảng 1 - Các yêu cầu chất lượng tiếng

Thông số đo

Thấp nhất

Bình thường

Cao nhất

Trở kháng đầu ra (Ohm)

 

600

1000

Mức đầu ra cực đại danh định (mV tại 1 kHz) cho -12dB từ việc cắt hình

 

500

2000

Độ phẳng của đáp ứng biên độ: (dB) tại

40 Hz đến 80 Hz

80 Hz đến 13,5 kHz

13,5 kHz đến 20 kHz

 

± 2

± 1

± 2

 

 

Dải rộng (dB)

80

 

 

Tỉ lệ méo hài (%)

 

 

0,1

Xuyên âm giữa các kênh (dB, tại 20 Hz đến 20 kHz)

60

 

 

Nén Hum (dB)

 

 

50

S/N (dB, tải trọng, gần đỉnh, Khuyến nghị ITU-R 468, tham chiếu 0 dBu)

72

 

 

Độ dịch pha giữa các kênh (º),

- 40 Hz đến 13,5 kHz

- 13,5 kHz đến 15 kHz

 

10

15

 

 

Dịch chuyển biên độ giữa các kênh (dB, 20 Hz đến 20 kHz)

 

 

± 1 dB

Điều khiển âm lượng (điều chỉnh theo bước với mức 2 dB một bước)

 

 

6

Suy hao tín hiệu khi tắt tiếng (dB)

60

 

 

Phát xạ ngoài băng (dB)

> 60

 

 

6.3. Chuẩn đoán

STB phải cung cấp giao diện cho phép thực hiện chuẩn đoán các tham số khác nhau được liệt kê chi tiết trong các yêu cầu phần mềm tích hợp.

7. Tương thích điện từ

STB phải tuân thủ TCVN 7600 và IEC/CISPR 20.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ KẾT QUẢ YÊU CẦU

A.1 Suy hao phản hồi

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Thiết bị
phân tích
mạng

 

STB

 

 

Hình A.1 - Sơ đồ đo suy hao phản hồi

- Thủ tục đo:

Đo suy hao phản hồi dùng máy phân tích mạng.

Dải tần số từ 47 MHz đến 862 MHz.

Kết quả yêu cầu:

Suy hao phản hồi > 8 dB trên toàn bộ dải tần số hoạt động.

A.2 Tín hiệu từ RFin sang RFout

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Hình A.2 - Sơ đồ đo tín hiệu từ RFin sang RFout

- Thủ tục đo:

Kiểm tra thiết bị thu có đầu nối vòng cho tín hiệu RF.

Kiểm tra suy hao/tăng ích của vòng RF ở chế độ hoạt động và dự phòng.

Thực hiện:

1. Kết nối thiết bị phát tín hiệu tới đầu vào RF của thiết bị thu và máy phân tích phổ tới đầu ra RF (có thể cần có khối DC).

2. Thiết lập mức đầu vào của thiết bị thu là -50 dBm. Sử dụng CW.

3. Quét dải tần số máy phát tín hiệu từ 47 MHz đến 862 MHz.

4. Đo suy hao vòng trong dải tần số.

5. Lặp lại phép đo ở chế nghỉ.

Kết quả yêu cầu:

· Dải tần số nối vòng RF: 47 MHz đến 862 MHz.

Mức tín hiệu tại RFout phải nằm trong phạm vi lớn hơn không quá 3 dB và nhỏ hơn không quá 2 dB so với tại RFin đo trên toàn bộ độ rộng băng RF.

Suy giảm tín hiệu do nối vòng RF so với tín hiệu đầu vào phải nhỏ hơn:

· 1 dB đối với tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu

· 2 dB đối với tỉ lệ đa hợp bậc 3 (CTB)

· 1 dB đối với tỉ lệ đa hợp bậc 2 (CSO).

A.3 Đầu vào tín hiệu số

A.3.1 Kỹ thuật điều chế và tốc độ ký hiệu

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Thiết bị phát hình số

Thiết bị phát tín hiệu thử cho cáp

Hình A.3 - Sơ đồ đo kỹ thuật điều chế và tốc độ ký hiệu

- Thủ tục đo:

Phát một kênh số tại 442 MHz. Thay đổi điều chế và tốc độ ký hiệu trên kênh số như sau:

16 QAM với 4 MS/s và 7 MS/s

64 QAM với 4 MS/s và 7 MS/s

Kết quả yêu cầu:

STB có đặc tính RF tốt hơn hay bằng các giá trị sau:

Tốc độ ký hiệu: 6 đến 7 Mbaud

Điều chế: 16-, 64-, 128-, và 256-QAM.

STB thu được và giải mã hình ảnh mà không có méo hình.

A.3.2 Kích thước bước chỉnh

Phương pháp đo kiểm

- Thiết bị:

Thiết bị phát hình số

Thiết bị phát tín hiệu thử cho cáp

Hình A.4 - Sơ đồ đo kích thước bước chỉnh

- Thủ tục đo:

Phát một kênh số (64 QAM và 6,875 MS/s) tại 442 MHz và thay đổi tần số đầu vào với bước 62,5 kHz và kiểm tra STB có khả năng dò chính xác. Mức đầu vào là 60 dBuV.

Kết quả yêu cầu:

STB có đặc tính RF tốt hơn hay bằng các giá trị sau:

Độ lớn bước chỉnh: ≤ 62,5 kHz

STB thu được và giải mã hình ảnh mà không có méo hình.

A.3.3 Tần số đầu vào cho tín hiệu số

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Hình A.5 - Sơ đồ đo tần số đầu vào cho tín hiệu số

- Thủ tục đo:

Phát một kênh số (64 QAM và 6,875 MS/s, hệ số cosin tăng 0,15) tại 114 MHz. Thực hiện đo với 3 mức đầu vào 60 dBuV, 47 dBuV và 70 dBuV.

Phát một kênh số (64 QAM và 6,875 MS/s, hệ số cosin tăng 0,15) tại 858 MHz. Thực hiện đo với 3 mức đầu vào 60 dBuV, 47 dBuV và 70 dBuV.

Kết quả yêu cầu:

STB có đặc tính RF tốt hơn hay bằng các giá trị sau:

Tần số đầu vào cho tín hiệu số: 110 ÷ 862 MHz

STB thu được và giải mã hình ảnh mà không có méo hình

A.3.4 Băng thông kênh

Phương pháp đo kiểm:

Sử dụng mạng CATV truyền thống với các kênh số.

Băng thông kênh sử dụng các tín hiệu số: 8 MHz

Kết quả yêu cầu:

Phải dò được các kênh số trong mạng.

Nếu có chế độ tự dò thì phải tự động dò được các kênh số.

A.4 Các tham số dòng truyền tải MPEG-2

A.4.1 Tốc độ số liệu tổng thể đầu vào (từ bộ điều chỉnh)

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Tín hiệu đo được tạo ra theo sơ đồ đo sau:

Hình A.6 - Sơ đồ đo tốc độ số liệu đầu vào chung

- Thủ tục đo:

Kiểm tra ghép kênh với tốc độ bít cực đại 56 Mbit/s và truyền tải thêm một hay nhiều dịch vụ với nội dung hình/tiếng và truyền hình văn bản..

Kết quả yêu cầu:

STB phải có khả năng giải mã dòng ISO/IEC 13813-1 với tốc độ số liệu lên đến 56 Mbit/s

Mọi thành phần đều phải được giải mã và xem được.

A.4.2 Phục hồi đồng hồ thời gian hệ thống (STC)

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Tín hiệu đo được tạo ra theo sơ đồ đo sau:

Hình A.7 - Sơ đồ đo phục hồi đồng hồ thời gian hệ thống

- Thủ tục đo:

Cấu hình tín hiệu đo:

Mức đầu vào STB: - 60 dBm

Dòng truyền tải: Rung pha với biên độ ngẫu nhiên trong phạm vi ± 50 ms được thêm vào trường PCR cho hai dịch vụ hình

STB sẽ dò dòng truyền tải bao gồm các chương trình với rung pha PCR là ± 50 ms.

Tín hiệu hình PAL được theo dõi trên màn hình hiển thị.

Kết quả yêu cầu:

Tiếng và hình ở chế độ câm trong khi thu đồng hồ thời gian hệ thống (STC) (chuyển tiếp sẽ không bị gãy khúc và liền mạch khi khách hàng chuyển kênh). Bộ giảm mã sẽ có khả năng:

- Phục hồi STC sử dụng PCR với rung pha cực đại ± 50 ms.

- Bám dò biến đổi dài hạn của tần số STC trong bộ mã hóa.

Với mỗi dịch vụ, thiết bị giải ghép kênh sẽ phục hồi đồng hồ nguồn bằng cách thu giá trị PCR nhận được trong bộ ghép kênh phía trước và chèn chúng vào vòng lắp khóa pha thích hợp.

STB có khả năng hiển thị hình ảnh không lỗi trong vòng 5 min.

A.5 Thiết bị hình và tiếng

A.5.1 Giải mã hình có tỷ lệ khuôn hình 16:9 hiển thị trên màn hình 4:3.

Phương pháp đo kiểm

- Thiết bị:

Tín hiệu đo được tạo ra theo sơ đồ đo sau:

Hình A.8 - Sơ đồ đo giải mã hình có tỷ lệ khuôn hình 16:9 hiển thị trên màn hình 4:3

- Thủ tục đo:

Bộ ghép kênh gồm một số dịch vụ với tỉ lệ khuôn hình 4:3 và một dịch vụ với tỉ lệ khuôn hình 16:9. Mọi dịch vụ trong bộ ghép kênh được giải trộn trước khi ghi lại.

STB sẽ dò luồng truyền tải với các dịch vụ có tỉ lệ khuôn hình 16:9.

Cần kiểm tra thiết bị thu có khả năng truyền tải ít nhất một tín hiệu hiển thị thích hợp trên màn 4:3. Tín hiệu thích hợp bao gồm các định dạng sau:

- Định dạng hình hiển thị phần trung tâm và cắt bớt, có thể bao gồm cả dòng/quét.

- Định dạng hình giữ nguyên hình ảnh gốc và thu nhỏ.

Kết quả yêu cầu:

Người xem có thể lựa chọn ít nhất một trong các chế độ hiển thị có thể lưu trữ được sau:

1. Hiển thị một phần hình ảnh bằng cách sử dụng véctơ mặt phát hoặc nếu vectơ mặt không có thì dùng chuyển đổi nguyên hình ảnh gốc và thu nhỏ (chế độ mặc định trong thiết lập bộ giải mã khi có chế độ này).

2. Hiển thị hình có tỷ lệ 16:9 như là 16:9 mà không quan tâm đến véctơ mặt.

3. Hiển thị một phần hình ảnh bằng các véctơ mặt phát hoặc khi không có véctơ mặt thì sử dụng hiển thị phần trung tâm có cắt bỏ.

A.5.2 Giải mã hình - Chuyển đổi hạ thấp tỉ lệ hiển thị

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Tín hiệu đo được tạo ra theo sơ đồ đo sau:

Hình A.9 - Sơ đồ đo chuyển đổi hạ thấp tỉ lệ hiển thị

- Thủ tục đo:

Thực hiện dò STB tới các luồng truyền tải bao gồm các dịch vụ hình với độ phân giải đầu vào đầy đủ hợp lệ (720x576, 544x576, 480x576, 352x576 hay 352x288 điểm) và độ phân giải đầu ra được chuyển đổi xuống 1/4 tương ứng với 1/16 của màn hình hiển thị (360x288 và 180x144).

Kết quả yêu cầu:

Chuyển đổi xuống từ bất kỳ độ phân giải đầy đủ và hợp lệ nào (720x576, 544x576, 480x576, 352x576 hay 352x288 điểm) tới 1/4 tương ứng với 1/16 của kích thước màn hình hiển thị (360x288 và 180x144) sẽ được sử dụng.

Hình chuyển đổi hạ thấp tỉ lệ hiển thị có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình.

A.5.3 Đầu ra hình - Văn bản truyền hình

Phương pháp đo kiểm:

- Thiết bị:

Hình A.10 - Sơ đồ đo đầu ra hình - Văn bản truyền hình

- Thủ tục đo:

Thực hiện dò STB tới dịch vụ TV bao gồm Dịch vụ văn bản truyền hình ITU-R Hệ thống B.

Cần kiểm tra số liệu văn bản truyền hình được chèn vào các dòng VBI trong phạm vi 6-22 và 320-335.

Trong trường hợp STB, một màn hình TV riêng rẽ được sử dụng để giải mã dịch vụ Văn bản truyền hình.

Kết quả yêu cầu:

Kiểm tra xem dữ liệu Văn bản truyền hình ITU-R Hệ thống B được chèn vào VBI của đầu ra hình CVBS tương tự.

Số liệu văn bản truyền hình được chèn vào các dòng VBI trong phạm vi 6-22 và 320-335.

A.5.4 Đầu ra hình - Phụ đề

Phương pháp đo kiểm:

Thiết bị:

Hình A.11 - Sơ đồ đo đầu ra hình - Phụ đề

- Thủ tục đo:

Cấu hình tín hiệu đo:

Tín hiệu đo là luồng truyền tải dịch vụ bao gồm phụ đề DVB.

STB sẽ dò tới dịch vụ có phụ đề DVB và lựa chọn kích hoạt phụ đề.

Kết quả yêu cầu:

STB có khả năng hiển thị phụ đề DVB trong khi giải mã hình và tiếng.

A.5.5 Giải mã tiếng

Phương pháp đo kiểm

- Thiết bị:

Hình A.12 - Sơ đồ đo giải mã tiếng

- Thủ tục đo:

Thực hiện dò STB bắt các dòng truyền tải chương trình với các chương trình có MPEG-1 Tiếng Lớp I và lớp II, bao gồm tiếng đa kênh MPEG-2.

CHÚ THÍCH:

Hiện tại, mới định nghĩa một số phép đo giới hạn. Chúng thuộc MPEG-1, Lớp II và bao gồm:

- audio_mode = '0' (stereo), tốc độ dữ liệu = 192 kbit/s, tần số lấy mẫu: 32 kHz, 44,1 kHz và 48 kHz.

- audio_mode = '3' (đơn kênh), tốc độ dữ liệu: 96 kbit/s, tần số lấy mẫu: 48 kHz.

Hiện tại, không có truy nhập vào luồng kiểm tra có mã tiếng MPEG-2. Do đó, không thực hiện kiểm tra tiếng thu được từ MPEG-2.

Kết quả yêu cầu:

Thiết bị giải mã tiếng sẽ tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn sử dụng DVB trong hệ thống MPEG-2, Tiếng và hình trong các ứng dụng phát trên vệ tinh và cáp ETSI TR 101 154.

STB có khả năng đọc và sử dụng các mô tả ngôn ngữ ISO 639 kèm theo luồng tiếng trong luồng truyền tải MPEG-2 ISO/IEC 13818-1.

Người sử dụng sẽ có thể sử dụng các lựa chọn lưu trữ ngôn ngữ cơ sở và thứ hai. Nếu ngôn ngữ ban đầu không gắn kèm với dịch vụ, STB sẽ tự động lựa chọn ngôn ngữ thứ hai nếu có. Thêm vào đó, người sử dụng có thể lựa chọn thủ công giữa tất cả các ngôn ngữ gắn liền với dịch vụ kích hoạt.

STB sẽ có khả năng đọc thông tin tiếng trong luồng DVB_SI stream_content và component_type của mô tả thành phần như định nghĩa trong EN 300 468. STB nên có khả năng trình bày thông tin tiếng, bao gồm các mô tả tiếng cho suy giảm hình và tiếng, chứa đựng trong mô tả thành phần tới người sử dụng cho mục đích thông tin và lựa chọn.

A.5.6 Trễ giữa hình và tiếng

Phương pháp đo kiểm

- Thiết bị:

Hình A.13 - Sơ đồ đo trễ giữa hình và tiếng

- Thủ tục đo:

Không cần thêm nhiễu

Mức đầu vào STB: -60 dBm

Luồng truyền tải: Luồng truyền tải bao gồm tín hiệu hình 'Bounce' (ảnh toàn trắng hoặc đen). Tiếng (cụm âm thanh) được đồng bộ với hình.

Kết quả yêu cầu:

STB sẽ cung cấp ít nhất một bộ giả mã tiếng có khả năng thỏa mãn các yêu cầu giải mã tối thiểu, được đưa ra trong ETSI TR 154. Thêm vào đó, thiết bị thu sẽ không gây ra trễ nhiều hơn ± 5 ms giữa thành phần hình và tiếng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ETSI ES 101 812 V1.3.1: Digital Video Broadcasting (DVB); Multimedia Home Platform (MHP) Specification 1.0.3 (Truyền hình số quảng bá (DVB); Chi tiết kỹ thuật của hệ thống đa phương tiện tại nhà (MHP) 1.0.3)

[2] ETSI EN 300 472 V1.3.1: Digital Video Broadcasting (DVB); DVB Specification for conveying ITU-R System B Teletext in DVB bitstreams (Truyền hình số quảng bá (DVB); Chi tiết kỹ thuật của DVB cho truyền tải văn bản hệ thống B của ITU-R trong các dòng bit DVB)

[3] ITU-R BT.601 (CCIR): Studio Encoding Parameters of Digital Television for Standard 4:3 and Wide-Screen 16:9 Aspect Ratios (Các thông số mã hóa truyền hình số đối với màn hình chuẩn 4:3 và màn hình rộng 16:9).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Chữ viết tắt

4 Yêu cầu phần cứng

4.1 Đầu vào

4.2 Các tham số dòng truyền tải MPEG-2

4.3 Thiết bị hình và tiếng

4.4 Bộ điều khiển

4.5 Các chức năng đồ họa

4.6 Giao diện phần cứng

5 Cập nhật phần mềm hệ thống

5.1 Khái quát

5.2 Tải khởi động

6 Chất lượng

6.1 Tham số mạng điển hình

6.2 Yêu cầu chất lượng của STB

6.3 Chuẩn đoán

7 Tương thích điện từ

Phụ lục A (Quy định) - Phương pháp đo và kết quả yêu cầu

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi