Tiêu chuẩn TCVN 8497:2010 Thuật ngữ và ký hiệu Ecgônômi môi trường nhiệt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8497:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8497:2010 ISO 13731:2001 Ecgônômi môi trường nhiệt-Thuật ngữ và ký hiệu
Số hiệu:TCVN 8497:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8497:2010

ISO 13731:2001

ECGÔNÔMI MÔI TRƯỜNG NHIỆT - THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

Ergonomics of the thermal environment - Vocabulary and symbols

Lời nói đầu

TCVN 8497:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 13731:2001;

TCVN 8497:2010 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 159 Ecgônômi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là một trong những tiêu chuẩn được dùng trong việc đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt đối với con người.

Tiêu chuẩn này được biên soạn từ các thuật ngữ định nghĩa, ký hiệu và đơn vị của các đại lượng sử dụng trong các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực ecgônômi môi trường nhiệt đã được công bố. Các thuật ngữ và định nghĩa được nêu tại Điều 2 của tiêu chuẩn này. Khi một định nghĩa của một thuật ngữ về mức yêu cầu trong tiêu chuẩn môi trường nhiệt, thì không được nêu trong tiêu chuẩn này

Điều 3 cung cấp ký hiệu và các đơn vị liên quan tới các thuật ngữ định nghĩa. Đồng thời cũng liệt kê các ký hiệu và đơn vị cho dù các thuật ngữ định nghĩa đó có hoặc không được nêu trong tiêu chuẩn này.

 

ECGÔNÔMI MÔI TRƯỜNG NHIỆT - THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

Ergonomics of the thermal environment - Vocabulary and symbols

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các đại lượng vật lý thuộc lĩnh vực ecgônômi môi trường nhiệt. Đồng thời liệt kê các ký hiệu và đơn vị tương ứng.

Mục đích của tiêu chuẩn này là:

- Đưa ra thuật ngữ định nghĩa và ký hiệu cho các đại lượng được sử dụng trong những Tiêu chuẩn về ecgônômi môi trường nhiệt;

- Cung cấp phần viện dẫn về thuật ngữ định nghĩa và các ký hiệu nhằm sử dụng để biên soạn các tiêu chuẩn trong tương lai hoặc các ấn phẩm khác thuộc lĩnh vực ecgônômi môi trường nhiệt.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cho phép điều chỉnh cả về thuật ngữ và ký hiệu trong tiêu chuẩn mới hoặc soát xét các tiêu chuẩn hiện hành khi được yêu cầu (xem Thư mục tài liệu tham khảo).

2. Thuật ngữ và định nghĩa

CHÚ THÍCH: Các định nghĩa cho từng thuật ngữ cụ thể được liệt kê trong Điều 3 phù hợp với phần viện dẫn [11] trong Thư mục tài liệu tham khảo

2.1. Dòng nhiệt bức xạ tuyệt đối

Tổng mức năng lượng tỏa ra theo một hướng trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt

2.2. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ bầu khô của không khí xung quanh đối tượng nghiên cứu

2.3. Vận tốc không khí

Vận tốc không khí trung bình trên vận tốc của không khí, có nghĩa là cường độ vectơ vận tốc của dòng tại điểm đo được xem xét, trong một quãng thời gian (thời gian đo)

2.4. Vận tốc không khí tại thời điểm t

Cường độ vectơ vận tốc của dòng, tại điểm đo tại thời điểm t

2.5. Thời gian tiếp xúc cho phép

Khoảng thời gian tiếp xúc bị giới hạn

Khuyến nghị về thời gian tiếp xúc tối đa

2.6. Áp suất không khí

Áp suất không khí môi trường bên ngoài, được hiển thị trên khí áp kế

2.7. Nhiệt độ ống tai

Nhiệt độ đo được bởi một máy biến năng đặt áp sát vào thành lỗ tai ngay sát màng nhĩ

2.8. Mức chuyển hóa cơ bản

Mức năng lượng chuyển hóa trong một cơ thể ở trạng thái nghỉ, thức, nhịn ăn và điều kiện bình thường

2.9. Nhiệt cơ thể tăng lên hoặc mất đi

Sự tăng hoặc giảm nhiệt lượng cơ thể do mất cân đối giữa sinh nhiệt và mất nhiệt, thường được biểu thị bằng đơn vị diện tích của toàn bộ các bề mặt cơ thể.

2.10. Mức tích nhiệt cơ thể

Mức thay đổi nhiệt lượng cơ thể

Mức tăng (+) hoặc giảm (-) lượng nhiệt cơ thể gây nên bởi sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và mất nhiệt, được biểu thị bằng đơn vị diện tích tổng các bề mặt cơ thể.

2.11. Sự thay đổi khối lượng cơ thể do chất rắn

Sự thay đổi khối lượng cơ thể do đưa vào (thức ăn) và thải ra (phân) ở thể rắn

2.12. Sự thay đổi khối lượng cơ thể do nước

Sự thay đổi khối lượng cơ thể do đưa vào và thải ra (nước tiểu) của nước

2.13. Diện tích bề mặt cơ thể

Tổng diện tích bề mặt cơ thể của một người không mặc quần áo

2.14. Độ cách nhiệt của lớp bao

Sự chịu nhiệt tại lớp bao ngoài (da hoặc quần áo) của toàn bộ cơ thể

2.15. Nhiệt độ làm mát

Nhiệt độ bao quanh ở điều kiện “tĩnh lặng” (1,8 m.s-1) tạo ra cùng một dạng năng lượng làm mát như điều kiện môi trường thực tế

2.16. Hệ số diện tích quần áo

Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt của phần cơ thể được che phủ bởi quần áo, gồm cả những phần không được che phủ bởi quần áo và bề mặt cơ thể để trần

2.17. Hệ số vùng diện tích quần áo chiếu theo hướng i

Tỷ lệ giữa diện tích được chiếu của một người mặc quần áo đang đứng trên một mặt phẳng vuông góc chiếu theo hướng i và diện tích được chiếu của một người không mặc quần áo trên cùng một mặt phẳng vuông góc chiếu theo hướng i

2.18. Độ cách nhiệt của quần áo

Độ cách nhiệt cơ bản của quần áo, là trở nhiệt của một lớp cách nhiệt đồng nhất che phủ toàn bộ cơ thể có cùng hiệu ứng về dòng nhiệt nhạy cảm khi quần áo thực tế đang trong trạng thái đã được chuẩn hóa (tĩnh, lặng gió)

CHÚ THÍCH: Định nghĩa độ cách nhiệt quần áo cũng bao gồm cả những bộ phận cơ thể không được che phủ như đầu và tay.

2.19. Sự thay đổi của khối lượng quần áo

Sự thay đổi khối lượng của quần áo do sự thay đổi của quần áo hoặc do sự tích tụ mồ hôi trong quần áo

2.20. Nhiệt độ bề mặt quần áo

Nhiệt độ trung bình của bề mặt cơ thể được mặc quần áo và cả các bộ phận cơ thể không được che phủ khác

2.21. Dòng nhiệt dẫn truyền

Dòng nhiệt do sự truyền nhiệt qua các bề mặt cơ thể khi tiếp xúc với các vật thể rắn

2.22. Dòng nhiệt đối lưu

Nhiệt trao đổi do có đối lưu giữa bề mặt bao (quần áo, da) và môi trường

2.23. Hệ số truyền nhiệt đối lưu

Sự truyền nhiệt thực sự cảm nhận được trên mỗi đơn vị diện tích giữa một bề mặt và môi chất lưu động cho mỗi đơn vị nhiệt độ khác nhau giữa bề mặt và môi trường

2.24. Nhiệt độ lõi

Nhiệt độ trung bình của lõi nhiệt cơ thể

2.25. Nhiệt độ điểm sương

Nhiệt độ mà tại đó không khí ẩm bị bão hòa (độ ẩm tương đối đạt 100%) với hơi nước khi được làm mát tại mức áp suất không đổi

2.26. Mức gió lùa

Tỷ lệ phần trăm số người khó chịu do gió lùa

2.27. Mất nhiệt khô

Trao đổi nhiệt không bay hơi (có nghĩa do bức xạ nhiệt, đối lưu và truyền) giữa bề mặt quần áo, bao gồm cả phần da không được che phủ và môi trường

2.28. Diện tích bề mặt cơ th Du Bois

Toàn bộ diện tích bề mặt cơ thể của một người không mặc quần áo được tính bằng công thức Du Bois dựa trên chiều cao và khối lượng

2.29. Độ cách nhiệt hiệu quả của quần áo

Sự cách nhiệt của cơ thể tăng lên do quần áo được so sánh với trạng thái để trần. Đây chính là sự chênh lệch giữa cách nhiệt toàn phần và độ cách nhiệt của lớp bao

2.30. Năng lượng sinh công

Công ngoài

Công hữu ích

Năng lượng dùng trong việc thắng được công ngoài tác động lên cơ thể

CHÚ THÍCH: Đối với hầu hết các hoạt động, có thể được bỏ qua

2.31. Dòng nhiệt bức xạ hiệu quả

Sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ giữa các tường bao và cơ thể con người

2.32. Diện tích bức xạ hiệu quả của cơ thể

Bề mặt của một cơ thể nơi trao đổi năng lượng bức xạ với môi trường thông qua một góc khối bằng 4p

CHÚ THÍCH: Nhỏ hơn so với diện tích bề mặt thực của cơ thể nếu cơ thể không nhô ra ở mọi chỗ, ví dụ: cơ thể con người

2.33. Độ bức xạ

Tỷ lệ của tổng năng lượng phát xạ toàn bộ phát ra bởi một cơ thể so với năng lượng được phát ra bởi một vật đen tại cùng một nhiệt độ

2.34. Đương lượng thải nhiệt của ôxy

Năng lượng được sinh ra do tiêu thụ của 1 l khí ôxy ở nhiệt độ 0 °C và 101,3 kPa

2.35. Hiệu suất bay hơi của mồ hôi

Tỷ lệ giữa khối lượng mồ hôi bay hơi và khối lượng của mồ hôi sinh ra trên mỗi đơn vị thời gian

2.36. Dòng nhiệt bay hơi trên da

Dòng nhiệt bay hơi dự đoán

Dòng nhiệt bay hơi đáp ứng

Tỷ lệ năng lượng được chuyển hóa do sự bay hơi từ da hoặc do sự ngưng tụ trên da

2.37. Hệ số truyền nhiệt bay hơi

Sự truyền ẩn nhiệt thực trên mỗi đơn vị áp suất hơi nước chênh lệch do sự bay hơi của nước từ một đơn vị diện tích của một bề mặt ướt hoặc do sự ngưng tụ của hơi nước trên một đơn vị diện tích bề mặt cơ thể

CHÚ THÍCH: Động lực là sự khác nhau về áp suất hơi nước

2.38. Trở bay hơi của một bộ quần áo

Sự cản trở hơi nước thoát ra ngoài của một lớp quần áo cách nhiệt bao phủ toàn bộ cơ thể có cùng tác động mất nhiệt bay hơi khi quần áo thực tế đang trong trạng thái đã được chuẩn hóa (tĩnh, lặng gió)

CHÚ THÍCH: Định nghĩa về Re,cI cũng bao gồm cả các phần không được che phủ khác của cơ thể như đầu và tay

2.39. Trở bay hơi của lớp không khí bao

Sự cản trở hơi nước thoát ra ngoài cho toàn bộ cơ thể ở lớp bao quanh (da hoặc quần áo)

2.40. Thể tích khi thở ra tại ATPS

Thể tích khí thở trong các điều kiện ATPS: Điều kiện không khí đối với nhiệt độ và áp suất đo được, bão hòa

2.41. Thể tích khí thở ra tại STPD

Thể tích khí thở ra tại các điều kiện STPD:

Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhiệt độ (0 oC), áp suất đo được (101,3 kPa), Khô

2.42. Nhiệt độ khí thở ra

Nhiệt độ trung bình của không khí thở ra

2.43. Độ cách nhiệt quần áo

Tăng độ trở nhiệt đối với truyền nhiệt nhạy cảm bằng cách thêm một lớp quần áo đặc biệt cho cơ thể để trần

CHÚ THÍCH: Sự tăng hiệu quả độ cách nhiệt tổng thể phụ thuộc vào chất liệu của quần áo

2.44. Hệ số hình chiếu giữa các bề mặt ij

Hệ số góc

Hệ số hình chiếu bức xạ

Hệ số quan sát bức xạ

Hệ số quan sát giữa bề mặt ij

Phần năng lượng bức xạ khuếch tán do một bề mặt tỏa ra, biểu thị bằng ký hiệu i, được thu nhận trực tiếp bởi một bề mặt khác (có nghĩa là không có phản xạ), biểu thị bằng ký hiệu j

2.45. Nhiệt độ cầu

Nhiệt độ được chỉ ra bởi một thiết bị cảm biến nhiệt độ đặt ở tâm một quả cầu có các đặc tính đạt tiêu chuẩn

2.46. Tổn hao tổng khối lượng cơ thể

Tổn hao khối lượng cơ thể của một người trong một khoảng thời gian; là sự khác biệt giữa các khối lượng cơ thể được đo tại thời điểm đầu và cuối của khoảng thời gian đó

2.47. Nhịp tim

Số nhịp đập của tim đo được trong khoảng thời gian một phút

2.48. Nhịp tim sau khi hồi phục

Nhịp tim ghi lại được tại thời điểm nghỉ giải lao theo chiều hướng giảm để phục hồi

2.49. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi

Nhịp tim của đối tượng lúc nghỉ ở tư thế ngồi, ở điều kiện bình thường

2.50. Tỷ lệ ẩm độ

Tỷ lệ giữa khối lượng của hơi nước trong một mẫu không khí xung quanh với khối lượng của không khí khô trong cùng một mẫu

2.51. Tỷ lệ ẩm độ đối với không khí thở ra

Tỷ lệ giữa khối lượng hơi nước trong một mẫu không khí thở ra với khối lượng của không khí khô trong cùng một mẫu

2.52. Tăng nhịp tim do stress nhiệt

Tăng nhịp tim liên quan tới sự căng thẳng do nhiệt mà đối tượng phải trải qua

2.53. Tăng nhịp tim do lao động cơ tĩnh

Tăng nhịp tim liên quan tới sử dụng lực tĩnh

2.54. Nhiệt độ khoang bụng

Nhiệt độ đo bởi một bộ cảm biến, được đối tượng nuốt vào qua đường ruột

2.55. Hệ thức Lewis

Tỷ lệ giữa hệ số truyền nhiệt bay hơi với hệ số truyền nhiệt đối lưu

2.56. Nhiệt độ da cục bộ

Nhiệt độ da đo được tại một điểm cụ thể của bề mặt cơ thể

2.57. Khoảng thời gian chu kỳ chính

Trong việc đánh giá mức chuyển hóa, khoảng thời gian của chu kỳ chính

2.58. Khối lượng của không khí khô

Khối lượng của không khí khô trong một mẫu không khí ẩm xác định

2.59. Khối lượng của hơi nước

Khối lượng của hơi nước trong một mẫu không khí ẩm xác định

2.60. Tích nhiệt cơ thể tối đa

Mức nhiệt tối đa mà cơ thể có khả năng tăng lên mà không tăng nhiệt độ lõi quá mức, có nghĩa là không ảnh hưởng về bệnh lý

2.61. Dòng nhiệt bay hơi tối đa trên bề mặt da

Dòng nhiệt do sự bay hơi có thể tạo ra trong trường hợp giả định là da được làm ướt hoàn toàn

2.62. Độ ướt da tối đa

Độ ướt da tối đa mà đối tượng có thể đạt được

2.63. Mức đổ mồ hôi tối đa

Mức đổ mồ hôi tối đa mà đối tượng có thể đạt được

2.64. Lượng mất nước tối đa

Mức mất nước tối đa mà đối tượng có thể đạt tới, có nghĩa là mức hao hụt tương đương với sự duy trì cân bằng thủy khoáng của cơ thể

2.65. Nhiệt độ bức xạ trung bình

Nhiệt độ đồng nhất của một bộ quần áo giả định màu đen mà người mặc nó sẽ trao đổi cùng một lượng nhiệt bức xạ như khi mặc một bộ quần áo không đồng nhất trong thực tế

2.66. Nhiệt độ da trung bình

Tổng các tích số của diện tích mỗi yếu tố bề mặt khu vực và nhiệt độ trung bình của nó chia cho tổng diện tích bề mặt da

2.67. Mức chuyển hóa

Sự biến đổi năng lượng chuyển hóa

Mức chuyển hóa của năng lượng hóa học sang dạng nhiệt và công cơ học do các hoạt động chuyển hóa kỵ khí và hiếu khí bên trong cơ thể, thường được biểu thị theo đơn vị diện tích của tổng các bề mặt cơ thể

2.68. Yêu cầu đối với độ cách nhiệt tối thiểu của quần áo

Tính cách nhiệt tối thiểu của quần áo cần thiết để duy trì cân bằng nhiệt cơ thể ở một mức dưới bình thường so với nhiệt độ trung bình của cơ thể

CHÚ THÍCH 1: Mức nhiệt này biểu thị sự làm mát cơ thể có thể chấp nhận được ở mức độ cao nhất trong môi trường lao động nghề nghiệp

CHÚ THÍCH 2: Xem 2.97

2.69. Chỉ số thấm ẩm

Chỉ số thấm Woodcock

Tỷ lệ giữa tổng mức chịu nhiệt của quần áo khô (lT) và tổng mức chịu nhiệt của quần áo ẩm (Re,T) cho cả bộ quần áo, chia cho hệ thức Lewis (16,5 K/kPa)

CHÚ THÍCH: Chỉ thị tính năng bay hơi của quần áo bao gồm cả các lớp không khí bao

2.70. Nhiệt độ bầu ướt tự nhiên

Nhiệt độ được biểu thị bởi một thiết bị cảm biến cuốn trong một tấm vải ướt được thông gió tự nhiên

2.71. Yêu cầu đối với độ cách nhiệt trung bình của quần áo

Độ cách nhiệt của quần áo được yêu cầu để cung cấp các điều kiện nhiệt độ bình thường, có nghĩa là cân bằng nhiệt được duy trì ở mức bình thường của nhiệt độ cơ thể trung bình

CHÚ THÍCH 1: Mức nhiệt này biểu thị sự làm mát cơ thể người ở mức bằng không hoặc mức tối thiểu

CHÚ THÍCH 2: Xem 2.97

2.72. Nhiệt độ thực quản

Nhiệt độ đo bởi bộ cảm biến được đặt ở phần thấp của thực quản, nơi tiếp xúc với mặt trước của tâm nhĩ trái và mặt sau của động mạch chủ đi xuống

2.73. Nhiệt độ thực tế

Nhiệt độ đồng nhất của một bộ quần áo giả định màu đen mà người mặc sẽ trao đổi cùng một lượng nhiệt do bức xạ cộng với đối lưu như khi ở trong môi trường thực tế không đồng nhất

2.74. Nhiệt độ khoang miệng

Nhiệt độ đo được bởi bộ cảm biến đặt dưới lưỡi, bên cạnh và gần với cuống lưỡi

2.75. Mức tiêu thụ ôxy

Mức mà phổi lấy ôxy vào

2.76. Chỉ số độ thấm cho một bộ quần áo

Tỷ lệ giữa độ cách nhiệt của quần áo khô (lcl) và trở bay hơi (Re,cl) cho cả bộ quần áo, chia cho hệ thức Levvis (16,5 K/kPa)

CHÚ THÍCH: Đây chính là chỉ thị tính năng bay hơi của quần áo

2.77. Nhiệt độ bức xạ mặt phẳng

Nhiệt độ đồng nhất của một bộ quần áo trong đó thông lượng bức xạ tới trên một mặt của một yếu tố mặt phẳng nhỏ tương tự như trong môi trường hiện có

2.78. Số phiếu trung bình dự đoán

Một chỉ số dự đoán giá trị trung bình số phiếu của một nhóm đông người đối với thang cảm giác nhiệt 7 điểm

2.79. Tỷ lệ phần trăm không thỏa mãn dự đoán

Một chỉ số thiết lập dự đoán định lượng phần trăm số người không thỏa mãn về nhiệt, cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng

2.80. Độ ướt da dự đoán

Độ ướt của da được đánh giá theo phép giải tích

2.81. Mức đổ mồ hôi dự đoán

Mức đổ mồ hôi đạt được theo phép phân tích

2.82. Diện tích chiếu của cơ thể theo một hướng

Diện tích của một cơ thể (cơ thể người, mặt cầu, elip tròn xoay...) chiếu trên một mặt phẳng vuông góc với hướng

2.83. Diện tích chiếu của một người/ma-nơ-canh mặc quần áo đang đứng theo hướng chữ i

Diện tích của một người/ma-nơ-canh mặc quần áo đang đứng được chiếu trên một mặt phẳng vuông góc theo hướng chữ i

2.84. Diện tích chiếu của một người/ma-nơ-canh không mặc quần áo đang đứng theo hướng chữ i

Diện tích của một người/ma-nơ-canh không mặc quần áo đang đứng được chiếu trên một mặt phẳng vuông góc theo hướng chữ i

2.85. Hệ số đo độ ẩm

Hệ số trong phương trình đo độ ẩm để đánh giá áp suất từng phần của hơi nước từ sự khác nhau giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ bầu ướt

2.86. Nhiệt độ bầu ướt đo được

Nhiệt độ bầu ướt

Nhiệt độ biểu thị bởi một thiết bị đo độ ẩm khi bầu của một nhiệt kế được bọc trong một vải bấc thấm nước, với dòng không khí đi qua đạt xấp xỉ 4,5 m/s để đạt tới một nhiệt độ cân bằng của nước bốc hơi trong không khí, khi nhiệt của quá trình bay hơi được cung cấp bởi sức nóng có thể cảm nhận được của dòng không khí

2.87. Tính không đối xứng của nhiệt độ bức xạ

Sự khác nhau giữa nhiệt độ bức xạ mặt phẳng của hai mặt đối diện của một yếu tố mặt phẳng nhỏ

2.88. Dòng nhiệt bức xạ

Trao đổi nhiệt bởi bức xạ giữa bề mặt bao (quần áo hoặc da) và môi trường

2.89. Hệ số truyền nhiệt bức xạ

Tỷ lệ thực của truyền nhiệt trên đơn vị diện tích bằng bức xạ giữa hai bề mặt, trên mỗi đơn vị nhiệt độ chênh lệch giữa hai bề mặt

2.90. Khoảng thời gian chu kỳ phục hồi

Trong việc đánh giá mức chuyển hóa, khoảng thời gian của chu kỳ phục hồi

2.91. Thời gian phục hồi

Giai đoạn phục hồi cần thiết để khôi phục lại cân bằng nhiệt cơ thể bình thường sau khi tiếp xúc (ở trong môi trường rất lạnh)

2.92. Nhiệt độ trực tràng

Nhiệt độ đo bởi thiết bị cảm biến được đưa vào trực tràng tối thiểu 100 mm qua hậu môn

2.93. Hệ số giảm trao đổi ẩn nhiệt do mặc quần áo

Hiệu suất thấm

Tỷ lệ mất nhiệt bay hơi thực tế trên nhiệt bay hơi của một cơ thể không mặc quần áo ở cùng điều kiện, bao gồm việc điều chỉnh tăng diện tích bề mặt được mặc quần áo

2.94. Hệ số giảm trao đổi nhiệt dễ nhận thấy do mặc quần áo

Hiệu suất nhiệt bên trong quần áo

Tỷ lệ trao đổi nhiệt cảm nhận thực tế trao đổi nhiệt mà một cơ thể không mặc quần áo ở cùng điều kiện, bao gồm việc điều chỉnh tăng diện tích bề mặt được mặc quần áo

2.95. Vận tốc không khí tương đối

Vận tốc không khí tương đối so với đối tượng nghiên cứu, bao gồm cả các chuyển động cơ thể

2.96. Độ ẩm tương đối

RH

Tỷ lệ (x100) áp suất hơi nước riêng phần trong không khí với áp suất hơi nước bão hòa ở cùng nhiệt độ và cùng áp suất tổng

2.97. Độ cách nhiệt đáp ứng của quần áo

Độ cách nhiệt đáp ứng tổng hợp của quần áo trong các điều kiện môi trường thực tế để duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng nhiệt tại các mức có thể chấp nhận được của nhiệt độ cơ thể và của nhiệt độ da

CHÚ THÍCH: Đây là một chỉ số của stress lạnh

2.98. Hiệu suất bay hơi đáp ứng của quá trình đổ mồ hôi

Hiệu suất bay hơi tương ứng với độ ướt da đáp ứng

2.99. Độ ướt da đáp ứng

Tỷ lệ giữa mức bay hơi yêu cầu và mức bay hơi tối đa

2.100. Mức đổ mồ hôi đáp ứng

Mức đổ mồ hôi được yêu cầu để duy trì cân bằng nhiệt của cơ thể

2.101. Thành phần dư của nhịp tim

Thành phần dư của nhịp tim liên quan đến nhịp thở và nhịp sinh lý, v.v...

2.102. Giảm khối lượng cơ thể qua đường hô hấp

Sự giảm khối lượng cơ thể do sự bay hơi qua đường hô hấp

2.103. Dòng nhiệt đối lưu qua đường hô hấp

Trao đổi nhiệt bằng sự đổi lưu trong đường hô hấp

2.104. Dòng nhiệt bay hơi qua đường hô hấp

Trao đổi nhiệt bằng sự bay hơi trong đường hô hấp

2.105. Thương số hô hấp

Tỷ lệ các bon điôxit sinh ra và mức tiêu thụ ôxy tính được qua phân tích khí thở ra

2.106. Độ cách nhiệt tổng hợp của quần áo

Cách nhiệt thực tế tạo ra bởi quần áo dưới điều kiện và hoạt động môi trường cho trước

2.107. Cách nhiệt toàn phần tổng hợp

Cách nhiệt toàn phần tổng hợp dưới các điều kiện cho trước

2.108. Độ ướt da

Phân số tương đương của các bề mặt da có thể được coi là đã ướt hoàn toàn

2.109. Hằng số Stefan-Boltzmann

Hằng số tỷ lệ giữa bức xạ nhiệt của vật bức xạ màu đen và lũy thừa 4 của nhiệt độ tuyệt đối của nó, = 5,67.10-8

2.110. Thừa số rút gọn STPD

Thừa số mà thể tích khí thải ra tiêu chuẩn được tính từ thể tích khí thải ra thực tế

2.111. Diện tích bề mặt của cơ thể được mặc quần áo

Diện tích bề mặt bên ngoài của cơ thể được mặc quần áo bao gồm cả các phần không được mặc

2.112. Giảm khối lượng cơ thể do mồ hôi

Giảm khối lượng cơ thể do mất mồ hôi

2.113. Khoảng thời gian thử nghiệm

Trong việc đánh giá mức chuyển hóa, chu kỳ chính theo phương pháp từng phần, chu kỳ chính và phục hồi theo phương pháp tích phân

2.114. Trở bay hơi toàn phần của quần áo và lớp không khí bao

Tổng của mức trở bay hơi của các lớp bên ngoài và các lớp quần áo

2.115. Hệ số truyền nhiệt toàn phần

Tổng mức truyền nhiệt trên một đơn vị diện tích bằng cách bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt chia cho nhiệt độ chênh lệch giữa bề mặt và nhiệt độ thực tế của môi trường

2.116. Cách nhiệt toàn phần

Tổng mức chịu nhiệt đồng nhất tương đương giữa cơ thể và môi trường dưới các điều kiện (tĩnh, lặng gió) được chuẩn hóa

2.117. Cường độ dòng khí quẩn

Tỷ lệ độ lệch chuẩn của vận tốc không khí cục bộ với vận tốc không khí trung bình cục bộ

2.118. Nhiệt độ màng nhĩ

Nhiệt độ đo bởi một máy biến năng được đặt càng gần màng nhĩ tai càng tốt

2.119. Nhiệt độ nước tiểu

Nhiệt độ đo bởi bộ chuyển đổi được đưa vào trong một thiết bị chứa nước tiểu

2.120. Áp suất hơi nước riêng phần

Áp suất mà hơi nước có thể gây ra nếu chiếm một thể tích bị choán bởi không khí ẩm ở cùng nhiệt độ

2.121. Nhiệt độ cầu bầu ướt

Một chỉ số thực nghiệm về stress nhiệt trên người lao động

2.122. Ch số cảm giác lạnh do gió

Mức nhiệt hao hụt từ một diện tích bề mặt da không được bảo vệ

3. Các ký hiệu, thuật ngữ và đơn vị

Khi các thuật ngữ có sự khác nhau về nghĩa không đáng kể, được sử dụng cho cùng một đại lượng trong các tiêu chuẩn khác nhau, một trong số đó đã được lựa chọn trong tiêu chuẩn này. Trong một số trường hợp (ví dụ: Drec) cùng một ký hiệu nhưng lại tương ứng với hai đại lượng khác nhau.

Trong vài trường hợp, các ký hiệu được dùng trong những tiêu chuẩn viện dẫn (DLE, RT, T, tr, HROH) nhưng không được sử dụng tiêu chuẩn này, các ký hiệu hợp lý hơn được chọn lựa (Dlim, Drec, Dexp): những ký hiệu này sẽ được sử dụng trong việc soát xét lại các tiêu chuẩn hiện hành và xây dựng các tiêu chuẩn mới.

Các đơn vị được sử dụng trong tiêu chuẩn này đều dựa trên Hệ thống đơn vị đo lường quốc tế (SI). Đối với một đại lượng, nếu một đơn vị không thuộc hệ SI được áp dụng chung, thì cả hai đơn vị này đều được liệt kê, đơn vị thuộc hệ SI và đơn vị ngoài hệ SI. Các đơn vị đặt trong ngoặc ( ) có thể vẫn được sử dụng trong một số tiêu chuẩn; nhưng sẽ được thay đổi ở lần soát xét tiếp theo. “1” trong Bảng liệt kê các đơn vị là viết tắt cho “không thứ nguyên”.

Cột thứ năm, với tiêu đề “Xem định nghĩa”, dùng cho các mục đích tham khảo định nghĩa ở Điều 2. Cột này chỉ được hoàn thiện khi một ký hiệu được định nghĩa.

STT

Ký hiệu

Thuật  ngữ

Đơn vị

Xem định nghĩa

3.1

A

Hệ số đo độ ẩm

Pa×K-1

2.85

3.2

Ab

Diện tích bề mặt cơ thể

m2

2.13

3.3

Acl

Diện tích bề mặt cơ thể được mặc quần áo

m2

2.111

3.4

Acli

Diện tích chiếu của một người/ma-nơ-canh mặc quần áo đang đứng theo hướng chữ i

m2

2.83

3.5

Acov

Tỷ lệ phần trăm của diện tích bề mặt cơ thể được che phủ bởi quần áo

%

 

3.6

ADu

Diện tích bề mặt cơ thể Du Bois

m2

2.28

3.7

Ani

Diện tích chiếu của một người/ma-nơ-canh không mặc quần áo đang đứng theo hướng chữ i

m2

2.84

3.8

Apr

Diện tích chiếu của cơ thể theo một hướng

m2

2.82

3.9

Ar

Diện tích bức xạ hiệu quả của cơ thể

m2

2.32

3.10

BM

Mức chuyển hóa cơ bản

W×m-2

2.8

3.11

C

Dòng nhiệt đối lưu

W×m-2

2.22

3.12

ce

Nhiệt ẩn của quá trình bay hơi nước

J×kg-1

 

3.13

Cg

Trao đổi nhiệt đối lưu giữa nhiệt kế cầu và không khí xung quanh quả cầu

W×m-2

 

3.14

Cp

Năng lượng nhiệt mất đi do yếu tố của thiết bị đo gió

W×m-2

 

3.15

cp

Tỷ nhiệt của không khí khô tại áp suất không đổi

J×(kg×K)-1

 

3.16

Cres

Dòng nhiệt đối lưu qua đường hô hấp

W×m-2

2.103

3.17

Dexp

Khoảng thời gian thử nghiệm

min

2.113

3.18

Dlim

Thời gian tiếp xúc cho phép

min

2.5

 

 

Khoảng thời gian tiếp xúc giới hạn

min

 

3.19

Dmax

Lượng mất nước tối đa

g

2.64

3.20

DR

Mức gió lùa

%

2.26

3.21

Drec

Thời gian phục hồi

min

2.91

 

 

Khoảng thời gian chu kỳ phục hồi

min

2.90

3.22

E

Dòng nhiệt bay hơi trên da

W×m-2

2.36

3.23

EE

Đương lượng nhiệt của ôxy

2.34

3.24

Emax

Dòng nhiệt bay hơi tối đa trên da

W×m-2

2.61

3.25

Ep

Dòng nhiệt bay hơi dự đoán

W×m-2

 

3.26

Ereq

Dòng nhiệt bay hơi đáp ứng

W×m-2

 

3.27

Eres

Dòng nhiệt bay hơi qua đường hô hấp

W×m-2

2.104

3.28

 ¦

Hệ số rút gọn STPD

1

2.110

3.29

Fcl

Hệ số giảm trao đổi nhiệt do mặc quần áo

1

2.93

3.30

¦cl

Hệ số diện tích quần áo (tỷ lệ diện tích da được che phủ bởi quần áo/diện tích da không được che phủ)

1

2.16

3.31

¦cli

Hệ số diện tích quần áo theo chiều i

1

2.17

3.32

FCO2

Phân số của các bon điôxit trong không khí thở ra

1

 

3.33

Fij

Hệ số trạng hình dạng giữa các bề mặt i và j

1

2.44

3.34

FO2

Phân số của ôxy trong không khí thở ra

1

 

3.35

Fpcl

Hệ số giảm trao đổi ẩn nhiệt do mặc quần áo

1

2.93

3.36

H

Mất nhiệt khô

W×m-2

2.27

3.37

h

Hệ số truyền nhiệt toàn phần

W×m-2×K-1

2.115

3.38

Hb

Chiều cao cơ th

m

 

3.39

hc

Hệ số truyền nhiệt đối lưu

W×m-2×K-1

2.23

3.40

hcg

Hệ số truyền nhiệt đối lưu giữa không khí trong môi trường và nhiệt kế cầu

W×m-2×K-1

 

3.41

he

Hệ số truyền nhiệt bay hơi

W×m-2×Pa-1

2.37

3.42

HR

Nhịp tim

beats×min-1

2.47

3.43

hr

Hệ số truyền nhiệt bức xạ

W×m-2×K-1

2.89

3.44

HR0

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi

beats×min-1

2.49

3.45

HRr

Nhịp tim sau khi hồi phục

beats×min-1

2.48

3.46

Ia

Độ cách nhiệt của lớp bao

clo

m2×K×W-1

2.14

3.47

Icl

Độ cách nhiệt của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.18

3.48

icl

Chỉ số độ thấm cho một bộ quần áo

1

2.76

3.49

Icle

Độ cách nhiệt hiệu quả của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.29

3.50

Icli

Độ cách nhiệt cơ bản của một bộ quần áo

clo

m2×K×W-1

 

3.51

Iclr

Độ cách nhiệt tổng hợp của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.106

3.52

Iclu

Độ cách nhiệt quần áo

clo

m2×K×W-1

2.43

3.53

im

Chỉ số độ thấm ẩm

1

2.69

3.54

IREQ

Yêu cầu độ cách nhiệt của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.97

3.55

IREQmin

Yêu cầu đối với độ cách nhiệt tối thiểu của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.68

3.56

IREQneutral

Yêu cầu đối với độ cách nhiệt trung bình của quần áo

clo

m2×K×W-1

2.71

3.57

IT

Cách nhiệt toàn phần clo

clo

m2×K×W-1

2.116

3.58

ITr

Cách nhiệt toàn phần tổng hợp

clo

m2×K×W-1

2.107

3.59

K

Dòng nhiệt dẫn truyền

W×m-2

2.21

3.60

L

Hệ thức lewis

K×kPa-1

2.55

3.61

M

Mức chuyển hóa

met

W×m-2

2.67

3.62

ma

Khối lượng của không khí khô

kg

2.58

3.63

Mp

Mức chuyên hóa cho phương pháp từng phần

met

W×m-2

 

3.64

Ms

Mức chuyển hóa khi ngồi

met

W×m-2

 

3.65

mv

Khối lượng của hơi nước

kg

2.59

3.66

p

Áp suất không khí

kPa

2.6

3.67

P

Bức xạ thực được đo trong thiết bị đo bức xạ thực

W×m-2

 

3.68

pa

Áp suất hơi nước riêng phần

kPa

2.120

3.69

pas

Áp suất hơi nước bão hòa

kPa

 

3.70

pas,w

Áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ bầu ướt

kPa

 

3.71

Pb

Nhiệt cung cấp cho đĩa đen trong thiết bị hai đĩa dùng để đo nhiệt độ bức xạ mặt phẳng và đầu cảm biến đen trong thiết bị đo tốc độ bức xạ lưỡng cầu

W×m-2

 

3.72

pex

Áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ không khí thở ra

kPa

 

3.73

Pp

Cấp nhiệt cho đĩa đánh bóng trong thiết bị hai đĩa dùng để đo nhiệt độ bức xạ mặt phẳng và đầu cảm biến đánh bóng trong thiết bị đo bức xạ hai khối cầu

W×m-2

 

3.74

Ps

Cấp nhiệt (hoặc cấp lạnh) tới đầu cảm biến ở thiết bị đo bức xạ cảm biến nhiệt độ không khí không đổi và tới đĩa ở thiết bị chạy đĩa nhiệt độ không khí không đổi để đo nhiệt độ bức xạ mặt phẳng

W×m-2

 

3.75

psk

Áp suất hơi nước ở nhiệt độ da

kPa

 

3.76

psk,s

Áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ da

kPa

 

3.77

PMV

Số phiếu trung bình dự đoán

1

2.78

3.78

PPD

Tỷ lệ phần trăm không thỏa mãn dự đoán

1

2.79

3.79

Q

Nhiệt cơ thể tăng lên hoặc mt đi

kJ×m-2

2.9

3.80

Qlim

Giá trị giới hạn đối với nhiệt cơ thể tăng lên hoặc mất đi

kJ×m-2

 

3.81

Qmax

Tích nhiệt cơ thể tối đa

kJ×m-2

2.60

3.82

r

Hiệu suất bay hơi của mồ hôi

1

2.35

3.83

R

Dòng nhiệt bức xạ

W×m-2

2.88

3.84

Re,a1)

Trở bay hơi của lớp không khí bao

m2×kPa.W-1

2.39

3.85

Rabs

Dòng nhiệt bức xạ tuyệt đối

W×m-2

2.1

3.86

Re,cl

Trở bay hơi của một bộ quần áo

m2×kPa.W-1

2.38

3.87

Reff

Dòng nhiệt bức xạ hiệu quả

W×m-2

2.31

3.88

Rg

Trao đổi nhiệt bức xạ giữa nhiệt kế cầu và môi trường

W×m-2

 

3.89

RM

Tăng nhịp tim trên đơn vị mức chuyển hóa

beats×m-2×
W-1
×m-1

 

3.90

RH

Độ ẩm tương đối

1

%

2.96

3.91

rp

Hiệu suất bay hơi của mồ hôi tương ứng với độ ướt da dự đoán

1

 

3.92

RQ

Thương số hô hấp

1

2.105

3.93

rreq

Hiệu suất bay hơi đáp ứng của quá trình đổ mồ hôi

1

2.98

3.94

Re,T

Trở bay hơi toàn phần của quần áo và lớp không khí bao

m2×kPa×W-1

2.114

3.95

S

Mức tích nhiệt cơ thể

W×m-2

2.10

3.96

SWmax

Mức đổ mồ hôi tối đa

W×m-2g×min-1

2.63

3.97

SWp

Mức đổ mồ hôi dự đoán

W×m-2

2.81

3.98

SWred

Mức đổ mồ hôi đáp ứng

W×m-2

2.100

3.99

ta

Nhiệt độ không khí

oC

2.2

3.100

tab

Nhiệt độ khoang bụng

oC

2.54

3.101

tac

Nhiệt độ ống tai

oC

2.7

3.102

tc

Nhiệt độ của yếu tố thiết bị đo gió

oC

 

3.103

tch

Nhiệt độ làm lạnh

oC

2.15

3.104

tcl

Nhiệt độ bề mặt quần áo

oC

2.20

3.105

tcr

Nhiệt độ lõi cơ thể

oC

2.24

3.106

td

Nhiệt độ điểm sương

oC

2.25

3.107

tes

Nhiệt độ thực quản

oC

2.72

3.108

tex

Nhiệt độ không khí thở ra

oC

2.42

3.109

tg

Nhiệt độ cầu

oC

2.45

3.110

tm

Khoảng thời gian chu kỳ chính (trong việc đánh giá mức chuyển hóa)

min

2.57

3.111

tn

Nhiệt độ thiết bị đo bức xạ thực

oC

 

3.112

tnw

Nhiệt độ bầu ướt tự nhiên

oC

2.70

3.113

to

Nhiệt độ thực tế

oC

2.73

3.114

tor

Nhiệt độ khoang miệng

oC

2.74

3.115

tpr

Nhiệt độ bức xạ mặt phẳng

oC

2.77

3.116

Nhiệt độ bức xạ trung bình

oC

2.65

3.117

tre

Nhiệt độ trực tràng

oC

2.92

3.118

ts

Nhiệt độ bề mặt

oC

 

3.119

tsk

Nhiệt độ da cục bộ

oC

2.56

3.120

Nhiệt độ da trung bình

oC

2.66

3.121

tty

Nhiệt độ màng nhĩ

oC

2.118

3.122

Tu

Cường độ dòng khí quẩn

1

%

2.117

3.123

tur

Nhiệt độ nước tiểu

oC

2.119

3.124

tw

Nhiệt độ bầu ướt đo được

oC

2.86

3.125

va

Vận tốc không khí

m×s-1

2.3

3.126

va,t

Vn tốc không khí tại thi điểm t

m×s-1

2.4

3.127

var

Vận tốc không khí tương đối

m×s-1

2.95

3.128

Vex,ATPS

Thể tích khí thở ra tại ATPS

I

2.40

3.129

Vex,STPD

Thể tích khí th ra tại STPD

I

2.41

3.130

Lượng thông gió qua đường hô hp

Iair×min-1

 

3.131

Lượng các bon điôxit sinh ra

ICO2×h-1

 

3.132

Th tích dòng

I×h-1

 

3.133

Mức tiêu thụ ôxy

IO2×h-1

2.75

3.134

vx

Thành phần vận tốc không khí theo trục x

m×s-1

 

3.135

vy

Thành phần vận tốc không khí theo trục y

m×s-1

 

3.136

vz

Thành phần vận tốc không khí theo trục z

m×s-1

 

3.137

W

Năng lượng sinh công

W×m-2

2.30

3.138

w

Độ ướt da

1

2.108

3.139

Wa

Tỷ lệ ẩm độ

kgwater×

2.50

3.140

Was

Tỷ lệ ẩm độ mức bão hòa

kgwater×

 

3.141

Wb

Khối lượng cơ thể

kg

 

3.142

Wex

Tỷ lệ ẩm độ đối với không khí thở ra

kgwater×

2.51

3.143

wmax

Độ ướt da tối đa

1

2.62

3.144

wp

Độ ướt da dự đoán

1

2.80

3.145

wreq

Độ ướt da đáp ứng

1

2.99

3.146

WBGT

Nhiệt độ cầu bầu ướt

oC

2.121

3.147

WCI

Chỉ số cảm giác lạnh do gió

W×m-2

2.122

3.148

ΔHRE

Thành phần dư của nhịp tim

beats×min-1

2.101

3.149

ΔHRM

Tăng nhịp tim do gánh nặng cơ bắp ở tư thế động dưới điều kiện nhiệt độ bình thường

beats×min-1

 

3.150

ΔHRN

Tăng nhịp tim do các yếu tố tâm lý

Cấu thành nhịp tim do gánh nặng tinh thần

Cấu thành nhịp tim do các yếu t tâm lý

beats×min-1

 

3.151

ΔHRs

Tăng nhịp tim do lao động cơ bắp ở tư thế tĩnh

beats×min-1

2.53

3.152

ΔHRT

Tăng nhịp tim do stress nhiệt

beats×min-1

2.52

3.153

Δmclo

Sự biến đổi của khối lượng quần áo

kg

2.19

3.154

Δmg

Tổn hao tổng khối lượng cơ thể

kg

2.46

3.155

Δmo

Tổn hao khối lượng cơ thể do sự khác nhau về khối lượng giữa các bon điôxit và ôxy

kg

 

3.156

Δmres

Tổn hao khối lượng cơ thể qua cơ quan hô hấp

kg

2.102

3.157

Δmsol

Biến đổi khối lượng cơ thể do chất rắn

kg

2.11

3.158

Δmsw

Giảm khối lượng cơ thể do mồ hôi

kg

2.112

3.159

Δmwat

Biến đổi khối lượng cơ thể do chất lỏng

kg

2.12

3.160

Δtcr

Tăng nhiệt độ lõi cơ thể

K

 

3.161

Δtpr

Tính không đối xứng của nhiệt độ bức xạ

K

2.87

3.162

e

Độ bức xạ

1

2.33

3.163

eb

Độ bức xạ của đĩa đen trong thiết bị hai đĩa để đo nhiệt độ bức xạ mặt phẳng và độ phát xạ của đầu cảm ứng đen trong thiết bị đo bức xạ hai khối cầu

1

 

3.164

ecl

Độ bức xạ của bè mặt quần áo

1

 

3.165

eg

Độ bức xạ của quả cầu đen

1

 

3.166

ep

Độ bức xạ của đĩa đánh bóng trong thiết bị hai đĩa để đo nhiệt độ bức xạ mặt phẳng và độ phát xạ của đầu cảm ứng đánh bóng trong thiết bị đo bức xạ hai khối cầu

1

 

3.167

es

Độ bức xạ của một bề mặt hoặc của một thiết bị cảm biến

1

 

3.168

esk

Độ bức xạ của bề mặt da

1

 

3.169

s

Hằng số Stefan-Boltzmann

W×m-2×K-4

2.109

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7112:2002 (ISO 7243:1989), Ecgônômi - Môi trường nóng - Đánh giá stress nhiệt đối với người lao động bằng chỉ số WBGT (nhiệt độ cầu ướt);

[2] TCVN 7489:2005 (ISO 10551:1995), Ecgônômi - Ecgônômi môi trường nhiệt - Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt bằng thang đánh giá chủ quan;

[3] TCVN 7438:2004(ISO 7730:1994), Ecgônômi - Môi trường nhiệt ôn hòa - Xác định các chỉ số PMV, PPD và đặc trưng của điều kiện tiện nghi nhiệt;

[4] TCVN 7321:2003 (ISO 7933:1989)1), Ecgônômi - Môi trường nóng - Xác định bằng phân tích và diễn giải stress nhiệt thông qua tính lượng mồ hôi cần thiết;

[5] TCVN 7212:2002 (ISO 8996:1990)2), Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa;

[6] TCVN 7439:2004 (ISO 9886:1992), Ecgônômi. Đánh giá căng thẳng nhiệt bằng phép đo các thông số sinh lý;

[7] ISO 9920:1995, Ergonomics of the thermal environment - Estimation of the thermal insulation and evaporative resistance of a clothing ensemble;

[8] ISO 7726:1998, Ergonomics of the thermal environment - Instruments for measuring physical quantities;

[9] ISO 11399:1995, Ergonomics of the thermal environment - Principles and application of relevant International Standards;

[10] ISO/TR 11079:1993, Evaluation of cold environments - Determination of requisite clothing insulation (IREC);

[11] Glossary of terms for thermal physiology.



1) Cả RclRa đều được dùng trong tiêu chun hiện hành, nhưng s bị thay đổi trong ln soát xét tiếp theo.

1) TCVN 7321:2003 (ISO 7933:1989) hiện nay đã được thay thế bởi TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004);

2) TCVN 7212:2002 (ISO 8996:1990) hiện nay đã được thay thế bởi TCVN 7121:2009 (ISO 8996:2004).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi