Tiêu chuẩn TCVN 7870-14:2010 Đại lượng về viễn sinh trắc sinh lý con người

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7870-14:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7870-14:2010 IEC 80000-14:2008 Đại lượng và đơn vị-Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người
Số hiệu:TCVN 7870-14:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-14:2010

IEC 80000-14:2008

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 14: VIỄN SINH TRẮC LIÊN QUAN ĐẾN SINH LÝ NGƯỜI

Quantities and units - Part 14: Telebiometrics related to human physiology

Lời nói đầu

TCVN 7870-14:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 80000- 14:2008;

TCVN 7870-14:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.0. Giới thiệu chung

TCVN 7870-14:2010 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể c ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn IEC 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị":

- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chun ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị":

- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

- TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Phần 2: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ

- TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Phần 3: Không gian và thời gian

- TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

- TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7:2008), Phần 7: Ánh sáng

- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

- TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11:2008), Phần 11: Số đặc trưng

- TCVN 7870-12:2010 (ISO 80000-12:2009), Phần 12: Vt lý chất rắn

Các điều từ 0.1 đến 0.6 là nội dung chung cho các tiêu chun thuộc bộ TCVN 7870 (ISO/IEC 80000). Một số nội dung không áp dụng cho tiêu chuẩn này, nhưng vẫn đưa ra để nhất quán với các phần khác. Riêng 0.6 được đề cập riêng cho tiêu chuẩn này.

0.1. Cách sắp xếp các bảng

Bảng các đại lượng và đơn vị trong TCVN 7870 (ISO/IEC 80000) được sắp xếp sao cho các đại lượng được trình bày ở trang trái còn các đơn vị trang bên phải tương ứng.

Tất cả các đơn vị nằm giữa hai đường kẻ liền nét trang bên phải thuộc về các đại lượng nằm giữa các dòng kẻ liền nét tương ứng trang bên trái.

Trong trường hợp việc đánh số mục thay đi so với phiên bản cũ của TCVN 6398 (ISO 31), thì con số trong phiên bản cũ được cho trong ngoặc đơn, trang bên trái, phía dưới con số mới của đại lượng đó; dấu gạch ngang chỉ ra rng mục đó không có trong phiên bản cũ.

0.2. Bảng đại lượng

Tên các đại lượng quan trọng nhất thuộc lĩnh vực của tiêu chuẩn này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng và trong phần lớn các trường hợp, c định nghĩa của chúng. Các tên gọi và ký hiệu này là khuyến nghị. Những định nghĩa này được đưa ra chủ yếu để nhận biết các đại lượng trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), liệt kê trong các trang bên trái của Bảng 1; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.

Đặc trưng vô hướng, véctơ hay tenxơ của một số đại lượng được đưa ra, đặc biệt khi cần cho định nghĩa.

Trong phần lớn các trường hợp, chỉ một tên và một ký hiệu được đưa ra cho một đại lượng; nếu hai hay nhiều tên hoặc hai hay nhiều ký hiệu được đưa ra cho cùng một đại lượng và không có sự phân biệt đặc biệt nào thì chúng bình đẳng như nhau. Nếu có hai loại chữ nghiêng (ví dụ Jq; j f; a và a; g và g) thì chỉ một trong hai được đưa ra. Điều đó không có nghĩa là loại chữ kia không được chấp nhận. Nói chung khuyến nghị rằng các ký hiệu như vậy không được cho những nghĩa khác nhau. Ký hiệu trong ngoặc đơn là ký hiệu dự trữ để sử dụng trong bối cảnh cụ thể khi ký hiệu chính được dùng với nghĩa khác.

0.3. Bảng đơn vị

0.3.1. Tổng quát

Tên đơn vị của các đại lượng tương ứng được đưa ra cùng với ký hiệu quốc tế và định nghĩa. Các tên đơn vị này phụ thuộc vào ngôn ngữ nhưng ký hiệu là ký hiệu quốc tế và như nhau mọi ngôn ngữ. Về các thông tin thêm, xem sách giới thiệu về SI (xuất bản lần thứ 8, 2006) của Viện cân đo quốc tế (BIPM) và TCVN 7870-1 (ISO 80000-1).

Các đơn vị được sắp xếp như sau:

a) Trước tiên là đơn vị SI. Các đơn vị SI đã được thông qua ở Hội nghị cân đo toàn thể  (Conférence Générale des Poids et Mesures, CGPM). Đơn vị SI cùng bội và ước thập phân của chúng được khuyến nghị sử dụng; bội và ước thập phân được hình thành từ các tiền tố SI cũng được khuyến nghị mặc dù không được nhắc đến.

b) Một số đơn vị không thuộc SI, là những đơn vị được Ủy ban quốc tế về cân và đo (Comité International des Poids et Mesures, CIPM) hoặc Tổ chức quốc tế về đo lường pháp định (Organisation Internationale de Métrologie Légale, OIML) hoặc ISO và IEC chấp nhận để sử dụng cùng với SI.

Những đơn vị này được phân cách với các đơn vị SI và các đơn vị khác bằng đường k đứt nét.

c) Các đơn vị không thuộc SI được CIPM chấp nhận để dùng với đơn vị SI thì được in nhỏ (nhỏ hơn khổ chữ thưng) cột “Các hệ số chuyển đổi và chú thích".

d) Các đơn vị không thuộc SI không được khuyến nghị dùng cùng với đơn vị SI chỉ được đưa ra phụ lục trong một số phần của bộ tiêu chuẩn này. Các phụ lục này chỉ là tham khảo, không phải là bộ phận của tiêu chuẩn. Chúng được sắp xếp vào hai nhóm:

1) các đơn vị thuộc hệ CGS có tên riêng;

2) các đơn vị dựa trên foot, pound, giây và một số đơn vị liên quan khác.

e) Các đơn vị không thuộc SI khác được đưa ra để tham khảo, đặc biệt về hệ số chuyển đổi, được cho trong phụ lục tham kho khác.

0.3.2. Đơn vị của các đại lượng có thứ nguyên một hay đại lượng không thứ nguyên

Đơn vị của đại lượng có thứ nguyên một, còn gọi là đại lượng không thứ nguyên, là số một (1). Khi biểu thị giá trị của đại lượng này thì đơn vị 1 thường không được viết ra một cách tường minh.

DỤ 1: Chỉ s khúc xạ n = 1,53 x 1 = 1,53

Không được dùng các tiền tố để tạo ra bội hoặc ước của đơn vị này. Có thể dùng lũy thừa của 10 để thay cho các tiền tố.

VÍ DỤ 2: S Reynon                  Re = 1,32 x 103

Vì góc phng thường được thể hiện bằng tỷ số giữa hai độ dài, còn góc khối được thể hiện bằng tỷ số giữa hai diện tích, nên năm 1995 CGPM đã quy định là trong Hệ đơn vị quốc tế, radian, ký hiệu là rad và steradian, ký hiệu là sr, là các đơn vị dẫn xuất không thứ nguyên. Điều này ngụ ý rằng các đại lượng góc phng và góc khối được coi là đại lượng dẫn xuất có thứ nguyên một. Do đó, các đơn vị radian và steradian bằng một (1); chúng cũng có thể được bỏ qua hoặc có thể dùng trong biểu thức của các đơn vị dẫn xuất để dễ dàng phân biệt giữa các đại lượng có bản chất khác nhau nhưng có cùng thứ nguyên.

0.4. Công bố về số trong tiêu chuẩn này

Dấu = được dùng để biểu thị “chính xác bằng”, dấu » được dùng để biểu thị "gần bằng", còn dấu := được dùng để biểu thị “theo định nghĩa là bằng".

Trị số của các đại lượng vật lý được xác định bằng thực nghiệm luôn có độ không đảm bảo đo kèm theo. Cần phải chỉ rõ độ không đảm bảo này. Trong bộ tiêu chuẩn này, độ lớn của độ không đảm bảo được trình bày như trong ví dụ dưới đây.

VÍ DỤ: l = 2,347 82(32) m

Trong ví dụ này, I = a(b) m, trị số của độ không đảm bảo b ch ra trong ngoặc đơn được thừa nhận để áp dụng cho các con số cuối cùng (và ít quan trọng nhất) của trị số a của chiều dài l. Việc ghi ký hiệu này được dùng khi b đại diện cho độ không đảm bảo chun (độ lệch chuẩn ước tính) trong các số cuối của a. Ví dụ bằng số trên đây có thể giải thích với nghĩa là ước lượng tốt nhất trị số của chiều dài l, khi l được tính bng mét, là 2,347 82 và giá trị chưa biết của l nm giữa (2,347 82 - 0,000 32) m và (2,347 82 + 0,000 32) m với xác suất xác định bng độ không đảm bo chuẩn 0,000 32 m và phân bố xác suất chuẩn của các giá trị l.

0.5. Chú thích về các đại lượng loga và đơn vị của chúng

Việc thể hiện dao động điều hòa tắt dần theo thời gian có thể viết dạng ký hiệu thực hoặc là phần thực của ký hiệu phức

F(t) = Ae-dtcoswt = Re(Ae(-d+iw)t), A = F(0)

Mối quan hệ đơn giản này liên quan đến dw chỉ có thể có được khi e (cơ số của logarit tự nhiên) được dùng làm cơ số của hàm lũy thừa. Đơn vị SI nhất quán cho hệ số tắt dần d và tần số góc w là giây mũ trừ một, ký hiệu là s-1. Khi sử dụng tên riêng nepe (ký hiệu là Np) và radian (ký hiệu là rad) cho các đơn vị tương ứng của dt wt, các đơn vị của dw tương ứng tr thành nepe trên giây (ký hiệu là Np/s) và radian trên giây (ký hiệu là rad/s).

Sự biến thiên tương ứng trong không gian cũng được xử lý theo cách tương tự

F(x) = Ae-axcosbx = Re(Ae-gx), A = F(0)    g = a + ib

trong đó, đơn vị của a là nepe trên mét (ký hiệu là Np/m) và đơn vị của b là radian trên mét (ký hiệu là rad/m).

Việc lấy logarit các đại lượng phức ch được thực hiện hữu ích với logarit tự nhiên. Vì vậy, trong tiêu chuẩn này, mức LF của đại lượng trường F được định nghĩa theo quy ước là logarit tự nhiên của tỷ số giữa đại lượng trường và giá trị quy chiếu F0, LF = ln(F/F0), theo quyết định của CIPM và OIML. Vì đại lượng trường được định nghĩa là đại lượng có bình phương t lệ với công suất khi hoạt động trong hệ tuyến tính, nên căn bậc hai được đưa vào trong biểu thức mức của đại lượng công suất, LP = (1/2) In(P/P0), khi định nghĩa theo quy ước sử dụng logarit tự nhiên, để cho mức của đại lượng công suất bằng mức của đại lượng trường tương ứng khi có cùng hệ số tỷ lệ đối với các đại lượng đang xét và đại lượng quy chiếu tương ứng. Xem IEC 60027-3:2002, 4.2.

Nepe (ký hiệu là Np) và ben (ký hiệu là B) là các đơn vị dùng cho đại lượng logarit. Nepe là đơn vị nhất quán khi đại lượng loga được định nghĩa theo quy ước sử dụng logarit tự nhiên, 1 Np = 1. Ben là đơn vị khi trị số của đại lượng loga được thể hiện theo logarit thập phân, 1 B = (1/2) In10 Np » 1,151 293 Np. Việc sử dụng nepe thường được giới hạn để tính toán lý thuyết các đại lượng trường, khi đơn vị này là thuận tiện nhất, còn trong những trường hợp khác, đặc biệt là đối với đại lượng công suất, ben, hoặc trên thực tế ước của nó là dexiben (ký hiệu là dB) được dùng rộng rãi. Cần nhấn mạnh rằng, trên thực tế, nepe được chọn làm đơn vị không hàm ý là nên tránh sử dụng ben. Ben được CIPM và OIML chấp nhận để cùng sử dụng với SI. khía cạnh nào đó, trường hợp này tương tự như đối với góc phng, đơn vị độ (°) thường được dùng rộng rãi trong thực tế thay cho đơn vị SI là radian (rad).

Nói chung, không phải bản thân đại lượng loga, như LF hay LP được quan tâm; mà chỉ có acgumen của logarit được quan tâm, nghĩa là F/F0P/P0, tương ứng.

Để tránh sự không rõ ràng trong áp dụng thực tế các đại lượng loga, đơn vị phải luôn được viết rõ ràng sau trị số, ngay c khi đơn vị là nepe, 1 Np = 1. Vì vậy, đối với các đại lượng công suất, mức thường được cho bi LP = 10 lg(P/P0) dB và điều quan tâm là trị số 10 Ig(P/P0) và acgumen P/P0. Tuy nhiên, trị số này không giống như đại lượng LP vì đơn vị dexiben (hoặc ben) không bng một, 1. Điều này áp dụng cho các đại lượng trường thường có bậc được cho bởi LF = 10 lg(F/F0)2 dB.

DỤ 1: Ý nghĩa của công bố LF = 3 dB (= 0,3 B) cho mức của đại lượng trường cần được hiu là: lg(F/F0)2 = 100,3. (Điều này cũng có nghĩa là LF = 0,3 x 1,151 293 Np = 0,345 387 9 Np, nhưng thực tế ít sử dụng).

VÍ DỤ 2: Tương tự, ý nghĩa của phát biểu LP = 3 dB (= 0,3 B) đối với bậc của đại lượng công sut cần được hiểu là: lg(P/P0)2 = 100,3. (Điều này cũng có nghĩa là LP » 0,3 x 1,151 293 Np = 0,345 387 9 Np, nhưng thực tế ít sử dụng).

Các thước đo có ý nghĩa của đại lượng công suất thường đòi hỏi lấy trung bình theo thời gian để tạo nên giá trị bình phương trung bình tỷ lệ với công suất. Khi đó các đại lưng trường tương ứng có th thu được như giá trị hiệu dụng. Với các ứng dụng này, logarit thập phân (cơ số 10) thường được dùng để tạo nên mức của đại lượng trường hoặc công suất. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng logarit tự nhiên cho các áp dụng này, đặc biệt đối với các đại lượng phức.

0.6. Giới thiệu cụ thể về tiêu chuẩn này

0.6.1. Cơ sở để xác định các đại lượng và đơn vị được ấn định là phân loại học quy định trong Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc (TMM, xem ITU-T Rec. X.1081). Trong TMM mười phương diện tương tác giữa thân thể người và môi trường được thừa nhận (các giác thái cơ bản). Các tương tác này được thừa nhận xuất hiện tại các phạm vi khác nhau về sự gần gũi và với các cường độ khác nhau qua “vùng riêng biệt của cá nhân” (xem hình 1 của ITU-T Rec. X.1081).

0.6.2. Bằng việc dùng thuật ngữ của TMM, các tương tác này (các giác thái cơ bản) được phân loại như sau (xem định nghĩa các thuật ngữ trong Điều 3):

· Nội xúc giác

· Ngoại xúc giác

· Nội thị giác

· Ngoại thị giác

· Nội thính giác

· Ngoại thính giác

· Nội hóa giác

· Ngoại hóa giác

· Nội xạ giác

· Ngoại xạ giác

0.6.3. Cũng thừa nhận rằng nhiệt độ (các phần) của thân thể người là quan trọng cho c sự hoạt động an toàn của thiết bị viễn sinh trắc và cho việc dùng nó để có được sự an toàn v viễn sinh trắc. Phương diện này của tương tác thân thể người vi môi trường sử dụng các giác thái cơ bản nội xúc giác, ngoại xúc giác, nội thị giác và ngoại thị giác, nhưng là đủ quan trọng để định nghĩa trong tiêu chun này như là một giác thái dẫn xuất bổ sung:

· nội nhiệt giác mô tả sự hấp thụ nhiệt của toàn thân người thông qua bức xạ điện từ (bao gồm bức xạ hồng ngoại và vi ba), dẫn nhiệt (bằng tiếp xúc trực tiếp), đối lưu nhiệt (bằng chất lng hoặc chất khí truyền nhiệt).

· ngoại nhiệt giác mô tả sự mất nhiệt của toàn thân người thông qua bức xạ điện từ, dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt hoặc bay hơi.

0.6.4. Điều 5 đến 11 định nghĩa đại lượng và đơn vị cho các phương diện nội và ngoại của một trong các tương tác của thân thể người với thiết bị viễn sinh trắc - xem [10].

0.6.5. Thuật ngữ dùng trong sự phân loại này phân ra như sau:

CHÚ THÍCH 1: Nội xúc giác đã được đưa ra đầu tiên, vì theo sự phát triển của sự sống, độ nhạy của da xuất hiện đầu tiên, các cơ quan đầu vào khác là sự chuyên biệt hóa của da.

CHÚ THÍCH 2: Có hai dạng da, thể hang và thể lông (xem hình 1 và 2). Chúng có tính chất khác nhau về độ nhạy (xem VIM. 4-12), tạo ra các đơn vị Nội xúc giác khác nhau.

0.6.6. Mã được quy định trong Phụ lục C (quy định) có thể dùng để phân loại thiết bị viễn sinh trắc và một ký hiệu bằng hình vẽ quy ước có thể được dùng để biểu thị mã đó. Điều này chủ yếu dựa vào thiết bị là bộ kích thích hoặc bộ cảm biến và vào các giác thái mà nó sử dụng.

Hình 1 - Giản đồ mặt cắt da thể hang

Hình 2 - Giản đồ mặt cắt da thể lông

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 14: VIỄN SINH TRẮC LIÊN QUAN ĐẾN SINH LÝ NGƯỜI

Quantities and units - Part 14: Telebiometrics related to human physiology

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định tên, ký hiệu và định nghĩa của các đại lượng và đơn vị viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người.

Tiêu chuẩn này bao gồm đại lượng và đơn vị cho các đặc trưng sinh lý học, sinh học hoặc đặc trưng hành vi có thể cung cp đầu vào hoặc đầu ra cho hệ thống nhận dạng viễn sinh trắc hoặc cho các hệ thống kiểm tra (hệ thống nhận biết), bao gồm mọi sự phát hiện đã biết hoặc các ngưỡng an toàn.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm đại lượng và đơn vị liên quan đến các ảnh hưởng tới con người do việc sử dụng thiết bị viễn sinh trắc gây ra.

CHÚ THÍCH: Đại lượng và đơn vị, tên và ký hiệu bng chữ của chúng quy định đây được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và chuyên ngành liên quan đến viễn sinh trắc: công nghiệp viễn sinh trắc và viễn sinh trc. Đơn vị viễn sinh trắc là đơn vị SI [xem TCVN 7870-1 (ISO 80000-1)].

Mã và ký hiệu hình vẽ liên quan để nhận biết loại của thiết bị viễn sinh trắc cũng được quy định trong tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung

TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Đại lượng và đơn vị - Phần 3: Không gian và thời gian

TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Đại lượng và đơn vị - Phần 4: Cơ học

TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Đại lượng và đơn vị - Phần 5: Nhiệt động lực học

TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Đại lượng và đơn vị - Phần 6: Điện từ

TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Đại lượng và đơn vị - Phần 8: Âm học

TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Đại lượng và đơn vị - Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Đại lượng và đơn vị - Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

TCVN 6165:2009 [VIM (2007)], Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản

ITU-T Rec. X.1081, The Telebiometric Multimodal Model - A Framework for the Specification of Security and Safety Aspects of Telebiometrics (Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc - Khung quy định kỹ thuật về phương diện an ninh và an toàn của viễn sinh trắc)

3. Thuật ngữ, định nghĩa, từ viết tắt và ký hiệu

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1. Khái niệm chung

3.1.1.

Giác thái cơ bản (base modality)

Một sự phân loại tương tác của thân thể người với môi trường dựa vào bn chất vật lý của tương tác hoặc vào hệ thống giác quan của người mà nó tác động (xem 3.4.1 đến 3.4.10).

CHÚ THÍCH: Nếu tương tác xuất phát từ môi trường đến thân thể người thì nó được mô tả là nội giác thái. Nếu từ thân thể người đến môi trường thì được mô tả là ngoại giác thái.

3.1.2.

Giác thái dẫn xuất (derived modality)

Một sự phân loại tương tác của thân thể người với môi trường dựa vào tính chất của thân thể người được xác định hoặc thay đổi khi sử dụng một hay một số giác thái cơ bản (xem 3.4.11 đến 3.4.12).

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ của thân thể người hoặc các phần của thân thể người có thể được phát hiện (ngoại nhiệt giác) bng bộ dò hồng ngoại hoặc tiếp xúc với một nhiệt kế và nhiệt độ được xác định bng đối lưu, dẫn nhiệt hoặc các dạng bức xạ khác (nội nhiệt giác).

3.1.3.

Nội giác thái (in-modality)

Giác thái của các tương tác từ môi trường đến thân thể người.

3.1.4.

Ngoại giác thái (out-modality)

Giác thái của các tương tác từ thân thể người đến môi trường.

3.1.5.

Phần ướt (wetware)

Khía cạnh vật lý của con người bị ảnh hưởng bi thiết bị viễn sinh trắc hoặc tác động đến thiết bị viễn sinh trắc.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này không dùng trong văn bản quy định nhưng được dùng trong Phụ lục D và định nghĩa cho đây là để cho hoàn chnh.

3.1.6.

Sinh trắc học (biometrics)

Phép nhận biết tự động các cá thể dựa vào đặc trưng hành vi và sinh học của chúng.

CHÚ THÍCH: Trong một số chuyên ngành khác, ý nghĩa của sinh trc hc bao gồm việc đếm, đo, phân tích thống kê mọi loại dữ liệu trong khoa học sinh hc, bao gồm cả khoa học y học liên quan.

3.1.7.

Viễn sinh trắc (telebiometrics)

Sự áp dụng sinh trắc học cho viễn thông và áp dụng viễn thông cho việc cảm nhận sinh trắc học từ xa.

3.1.8.

Thiết bị viễn sinh trắc (telebiometric device)

Cảm biến hoặc bộ kích thích tương tác từ xa với con người bằng sử dụng viễn thông.

3.1.9.

Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc - TMM (telebiometric multimodal model)

Mô hình về sự tương tác giữa con người với môi trường bằng cách sử dụng các giác thái dựa trên cơ sở giác quan của người.

3.1.10.

Lớp đo TMM (TMM metric layer)

Lớp trong phân loại học TMM chỉ các đơn vị SI dùng để mô tả một nội tương tác hoặc ngoại tương tác.

3.1.11.

Lớp khoa học TMM (TMM scientific layer)

Lớp trong phân loại học TMM chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu các tính chất và ngưỡng của một nội tương tác hoặc ngoại tương tác.

3.1.12.

Lớp cảm giác TMM (TMM sensory layer)

Lớp trong phân loại học TMM chỉ các giác quan người liên quan đến việc tạo thành hoặc phát hiện ra một nội tương tác hoặc ngoại tương tác.

3.2. Các ngưỡng

3.2.1.

Ngưỡng (threshold)

Ranh giới giữa hai miền có thể phân biệt được của các yếu tố kích thích đối với đáp tuyến về cảm giác của người.

3.2.2.

Ngưỡng phát hiện (detection threshold)

Mức mà tại đó kích thích được áp dụng cho một người bình thường vừa đủ để tạo ra đáp ứng.

3.2.3.

Kích thích quá ngưỡng (suprathreshold stimulus)

Kích thích lớn hơn ngưỡng phát hiện.

3.2.4.

Ngưỡng phù hợp (comfort threshold)

Mức mà trên hoặc dưới nó kích thích được nhận biết là gây ra sự khó chịu đối với hầu hết con người.

3.2.5.

Ngưỡng an toàn (safety threshold)

Ngưỡng mà tại đó kích thích chuyển từ an toàn sang không an toàn.

CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp kích thích là an toàn khi dưới ngưng an toàn (mc an toàn tối đa) và không an toàn khi trên ngưỡng (ví dụ một vật thể nóng), nhưng có trường hợp kích thích là an toàn khi trên ngưỡng an toàn (mức an toàn tối thiểu) và không an toàn khi ở dưới ngưỡng (ví dụ một vật thể lạnh).

3.2.6.

Ngưỡng đau (pain threshold)

Mức mà trên nó kích thích được nhận biết là gây ra cảm giác đau.

3.2.7.

Ngưỡng nguy hại (damage threshold)

Mức mà trên nó kích thích có thể gây ra sự tổn hại tạm thời hoặc vĩnh viễn.

CHÚ THÍCH: Các tổn hại thưng phụ thuộc vào khoảng thời gian xut hiện của kích thích cũng như vào mức của kích thích đó.

3.3. An toàn và an ninh

3.3.1

An toàn (safety)

Tính chất của một thiết bị vật lý hoặc một thủ tục để xác định (và giới hạn thông qua cơ cấu, thủ tục, quy định và ngưỡng vận hành cho phép) mức độ tổn hại mà thiết bị có thể gây ra đối với một hay nhiều con người.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cơ cấu, thủ tục, quy định và ngưỡng vận hành cho phép là các phát xạ điện tử cho phép từ thiết bị, nhiệt độ của bề mặt thiết bị khi vận hành, âm lượng nơi giải trí công cộng và cơ chế đ đảm bảo đóng cửa nhà máy điện hạt nhân khi xảy ra hư hng. Trong nhiều trường hợp sự vận hành thiết bị trong những giới hạn này có thể vừa được cảm nhận và vừa được kiểm soát bằng viễn thông.

3.3.2.

An ninh (security)

Việc bảo vệ các hoạt động gắn với con người (đặc biệt là những gì liên quan tới các đặc quyền và hoạt động tài chính) khi bị tn công bi hoạt động của người khác hoặc của máy tính, thường đạt được bằng cách sử dụng các thiết bị cơ hoặc điện tử hoặc các cơ cấu gắn với con người cần bo vệ.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về thiết bị và cơ cấu an ninh là những khóa cửa có tính chất vật lý, việc sử dụng các PIN hoặc sinh trắc học để bảo vệ th tín dụng hoặc hộ chiếu và sử dụng sinh trắc học đ kiểm soát sự tiếp cận. Trong nhiều trường hợp các thiết bị và cơ cấu này dùng viễn thông như là một phần thiết yếu để vận hành.

3.3.3.

Thiết bị viễn sinh trắc an toàn (safe telebiometric device)

Thiết bị viễn sinh trắc không gây hại đối với sinh lý, văn hóa, tâm lý con người và đáp ứng yêu cầu về quyền thông tin công cộng và các yêu cầu riêng tư.

CHÚ THÍCH 1: Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc (xem ITU-T Rec. X.1081) cung cp một khuôn khổ để nhận biết về các khía cạnh an toàn của thiết bị sinh trắc và đ quy định các giới hạn (ngưỡng an toàn) qua sự phân tích và phân loại tương tác giữa thân thể người và môi trường.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị viễn sinh trắc an toàn đáp ứng một tập hợp quy định các điều kiện được suy ra từ những ngưng an toàn cụ thể.

3.3.4.

An ninh viễn sinh trắc (telebiometric security)

An ninh có được qua việc sử dụng thiết bị viễn sinh trắc để xác thực con người, khi sử dụng một hay một số giác thái của tương tác giữa thân thể người và môi trường, đáp ứng yêu cầu về quyền thông tin công cộng và các yêu cầu riêng tư.

CHÚ THÍCH: “Ngoại” giác thái được quy định trong Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc (xem ITU-T Rec. X.1081) đưa ra một khuôn khổ để nhận biết các thiết bị có thể cung cấp việc thu nhận và xử lý viễn sinh trắc.

3.3.5.

Nhận dạng viễn sinh trắc (telebiometric identification)

Chức năng của hệ thống viễn sinh trắc để thực hiện việc tìm kiếm một-nhiều để có được danh mục dự kiến sử dụng viễn thông tiếp cận một hay một số hệ thống sinh trắc.

3.3.6.

Kiểm tra xác nhận viễn sinh trắc (telebiometric verification)

Chức năng của hệ thống viễn sinh trắc thực hiện việc so sánh một-một để chỉ ra đúng hoặc sai, khi sử dụng viễn thông để tiếp cận một hay một số hệ thống sinh trắc.

3.4. Các giác thái

3.4.1.

Nội xúc giác (TANGO-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích bất kỳ có thể được phát hiện bằng phần cuối dây thần kinh trong cơ thể người, khác với bằng hoạt động của các dây thần kinh thị giác, thính giác, vị giác và khứu giác, hoặc dây thần kinh làm ảnh hưởng, hư hại tế bào người.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Nội xúc giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho một kích thích, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch các kích thích nội xúc giác.

CHÚ THÍCH 2: Thân thể người nhạy cảm vi sự tác động của đối tượng hoặc sự khó chịu gây ra bởi (ví dụ) các hạt nanô hoặc sự mài mòn hoặc hóa chất liên quan đến việc sử dụng thiết bị viễn sinh trắc và điều này tạo thành một phần của mức an toàn gắn với nội xúc giác.

CHÚ THÍCH 3: Mức an toàn đối với Nội xúc giác cũng bao gồm cả sự đau đớn gây ra do áp suất để kích hoạt một thiết bị viễn sinh trắc (hoặc các tác động cơ học khác của thiết bị lên thân thể) hoặc do các hóa cht.

3.4.2.

Ngoại xúc giác (TANGO-OUT)

Biểu thị đặc trưng của bất kỳ lực hoặc tác động không tiếng động nào gây ra bởi một phần thân thể người, bao gồm nhưng không giới hạn, cả việc thổi bằng dụng cụ hoặc không có dụng cụ hoặc công cụ đi kèm, mà có thể được phát hiện bằng cảm biến hoặc con người khác.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Ngoại xúc giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho một đầu ra cụ thể, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch một đầu ra ngoại xúc giác cụ th.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại xúc giác bao gồm các đại lượng và đơn vị liên quan đến khả năng của thân thể người tạo ra một lực hoặc một tác động vật lý, bao gồm các phép đo về khả năng cơ bắp và hơi th. Cũng bao gồm đại lượng và đơn vị sử dụng trong các phép đo béo phì và sự sung sức nói chung.

3.4.3.

Nội thị giác (VIDEO-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích bất kỳ, ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng hoặc hư hại, có thể được phát hiện bằng mắt người.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Nội thị giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho một kích thích, nhưng phổ biến hơn là một danh từ ch một kích thích Nội thị giác.

CHÚ THÍCH 2: Nội thị giác bao gồm đại lượng và đơn vị liên quan đến sự cảm nhận bng mắt về bức xạ điện từ (không ion hóa) các bước sóng và cường độ khác nhau.

3.4.4.

Ngoại thị giác (VIDEO-OUT)

Biểu thị đặc trưng của một đầu ra bất kỳ từ con người, có thể phát hiện bằng mắt người hoặc cảm biến hình nh, bao gồm nhưng không hạn chế về cách ứng xử hoặc du hiệu tạo thành bởi con người có thể quan sát bằng con người khác hoặc cảm biến.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ Ngoại thị giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho một đầu ra cụ thể, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch một đầu ra Ngoại thị giác cụ th.

3.4.5.

Nội thính giác (AUDIO-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích âm thanh bt kỳ, ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng hoặc hư hại, có thể phát hiện bằng tai người hoặc bng thính giác suy giảm khác.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Nội thính giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho kích thích, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch một kích thích Nội thính giác.

CHÚ THÍCH 2: Nội thính giác bao gồm đại lượng và đơn vị liên quan c đến ảnh hưởng của âm lượng lớn đến tai, dải tần số và sự làm yếu thính giác người có thể có.

3.4.6.

Ngoại thính giác (AUDIO-OUT)

Biểu thị đặc trưng của một âm thanh bất kỳ tạo thành bởi các dây thanh quản của con người, hoặc thông qua bộ kích hoạt thoại của người tàn tật, hoặc bằng sự tạo ra âm thanh cơ học, khuếch đại được, mà có thể phát hiện bằng tai người hoặc cảm biến.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Ngoại thính giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho kích thích, nhưng phổ biến hơn danh từ chỉ một đầu ra Ngoại thính giác cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại thính giác bao gồm đại lượng và đơn vị liên quan tới việc tạo âm thanh từ các dây thanh quản, bao gồm dải âm nhạc (alto, tenor v.v...) hoặc tạo thành âm thanh bng khuếch đại và lượng tử hóa âm lượng của lối ra gây ảnh hưởng đến sinh lý người hoặc có thể sử dụng trong viễn sinh trắc.

3.4.7.

Nội hóa giác (CHEMO-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích bất kỳ, ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng hoặc hư hại, có thể phát hiện được bằng cảm giác của con người về vị hoặc mùi hoặc làm tổn hại các hóa giác này.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Nội hóa giác cũng được dùng như một tính từ áp dụng cho kích thích, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch một kích thích Nội hóa giác.

CHÚ THÍCH 2: Nội hóa giác bao gồm đại lượng và đơn vị liên quan đến khả năng của thân thể người đ ngửi hoặc nếm các cht hóa học, bao gồm cả việc mô tả về vị và mùi (ví dụ thực phẩm và rượu) và tính gây hại của các hóa cht cụ thể.

3.4.8.

Ngoại hóa giác (CHEMO-OUT)

Biểu thị đặc trưng của một phát xạ hóa bất kỳ từ thân thể người có thể phát hiện bằng các giác quan hóa của con người hoặc bằng cảm biến (bao gồm nhưng không giới hạn, c việc sử dụng chó đánh hơi, côn trùng đánh hơi và các chip khứu giác làm cảm biến).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ Ngoại hóa giác cũng được dùng như tính từ áp dụng cho một đầu ra cụ th, nhưng phổ biến hơn là danh từ chỉ một đầu ra Ngoại hóa giác cụ th.

3.4.9.

Nội xạ giác (RADIO-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích bất kỳ từ các nguồn bức xạ bên ngoài (trừ những nguồn của Nội thị giác và Nội thính giác) có th làm ảnh hưởng hoặc tổn hại thân thể người hoặc thiết bị cấy ghép.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ Nội xạ giác cũng được dùng như tính từ áp dụng cho một kích thích, nhưng phổ biến hơn là danh từ chỉ một kích thích Nội xạ giác.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị cấy ghép có thể là (không loại trừ):

- vật cấy ghép-ốc tai làm tai hoạt động không trực tiếp bằng các tín hiệu từ một thiết bị xử lý tín hiệu

- máy điều hòa nhịp tim để kiểm soát nhịp tim

- vật cấy ghép loại tr sơ tim để cung cấp tức thời sự loại tr uxơ của tim

- bộ giảm đau điện tử

- cht kích hoạt cơ bắp

- thẻ nhận dạng tần số vô tuyến cấy ghép (RFid tag)

3.4.10.

Ngoại xạ giác (RADIO-OUT)

Biểu thị đặc trưng của một đầu ra bất kỳ từ thân th người (hoặc từ thiết bị cấy ghép) là nguồn bức xạ (tr những gì đã bao gồm trong nội thính giác và ngoại thính giác).

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ ngoại xạ giác cũng được dùng như tính từ áp dụng cho một đầu ra cụ thể, nhưng phổ biến hơn là danh từ chỉ một đầu ra ngoại xạ giác cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại xạ giác liên quan vi phép đo của tất cả các nguồn bức xạ từ thân thể người, ví dụ sau thời gian phơi nhiễm hoặc sau khi nuốt một chất phóng xạ, trừ các bức xạ đã bao gồm trong ngoại thị giác và ngoại thính giác.

CHÚ THÍCH 3: Giác thái cơ bản không bao gồm bức xạ điện từ không ion hóa từ và tới thân thể người nằm ngoài phổ nhìn thấy.

3.4.11.

Nội nhiệt giác (CALOR-IN)

Biểu thị đặc trưng của một kích thích bất kỳ có thể phát hiện bằng các thụ quan nhiệt (thụ quan lạnh và thụ quan nóng) trong da người và bề mặt nước nhầy và mọi loại truyền nhiệt vào thân thể người.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ nội nhiệt giác cũng được dùng như tính từ áp dụng cho một kích thích, nhưng phổ biến hơn là danh từ chỉ một kích thích nội nhiệt giác.

CHÚ THÍCH 2: Đây là giác thái dẫn xuất.

CHÚ THÍCH 3: Việc truyền nhiệt vào thân th người có thể xảy ra do dẫn nhiệt từ các bề mặt nóng, do sự đối lưu không khí nhiệt độ cao hơn da, do bức xạ từ mặt trời, các bóng đèn nhiệt, camera nhiệt v.v... và do bức xạ sóng vi ba.

3.4.12.

Ngoại nhiệt giác (CALOR-OUT)

Biểu thị đặc trưng của một loại truyền nhiệt bất kỳ từ thân thể người.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ ngoại nhiệt giác cũng được dùng như tính từ áp dụng cho một đầu ra cụ th, nhưng phổ biến hơn là danh từ ch một đầu ra ngoại nhiệt giác cụ th.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại nhiệt giác là giác thái dẫn xuất.

CHÚ THÍCH 3: Sự truyền nhiệt từ thân người có thể diễn ra do dn nhiệt tới các bề mặt lạnh, do đối lưu không khí nhiệt độ thấp hơn da, do bức xạ hng ngoại tới môi trường lạnh và do sự bay hơi.

3.5. Chữ viết tắt

CGPM: Hội nghị cân đo toàn thể (General Conference on Weights and Measures)

CIPM: y ban cân đo quốc tế (International Committee for Weights and Measures)

ICRU: Ủy ban quốc tế về đơn vị và phép đo bức xạ (International Commission on Radiation Units and Measurement)

TMM: Mô hình đa giác thái viễn sinh trắc (Telebiometric Multimodal Model)

3.6. Ký hiệu sử dụng trong viễn sinh trắc

Các ký hiệu sau đây được sử dụng đ biểu thị thiết b viễn sinh trắc (xem Phụ lục C và các bảng ngưng):

Ký hiệu  thể hiện sự tuân th giới hạn an toàn và an ninh đối với một hoặc một tập hợp giác thái đã cho; nếu có thể, ký hiệu này nên để màu xanh lá cây.

Ký hiệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7870-14:2010 IEC 80000-14:2008 Đại lượng và đơn vị-Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người được sử dụng để ch một ngưỡng, với các chỉ số dưới để chỉ, hoặc được liên hệ tới, giác thái mà ngưỡng nhắc đến.

4. Nội dung tiêu chuẩn này

4.1. Trường hợp đại lượng liên quan tới ngưỡng an toàn mà nếu vượt quá ngưỡng có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn hoặc có hại cho thân thể người, thì khi có thể ngưỡng này được mô tả trong cột chú thích của bảng bằng giá trị ngưỡng an toàn.

4.2. Các đại lượng và đơn vị có thể áp dụng cho một số giác thái cho trong Điều 5. Các đại lượng và đơn vị ch áp dụng cho một giác thái được đề cập ở Điều 6 đến 11.

5. Đại lượng và đơn vị dùng cho một số giác thái viễn sinh trắc

Bảng sau đây bao gồm đại lượng cơ bản của Hệ đại lượng quốc tế (ISQ) và đơn vị của chúng là bảy đơn vị cơ bản của Hệ đơn vị quốc tế (SI), các đại lượng và đơn vị dẫn xuất liên quan tới một số giác thái viễn sinh trắc.

Bảng 1 - Đại lượng, đơn vị và định nghĩa của các giác thái bội

GIÁC THÁI BỘI

ĐẠI LƯỢNG

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

Giác thái

14-5.1.1

độ dài

l, L

Đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Độ dài là đại lượng thường có thể đo được bằng một thước đo.

xúc giác
thị giác
thính giác
hóa giác
xạ giác
nhiệt giác

14-5.1.2

độ rộng

b, B

xúc giác
thị giác

14-5.1.3

độ cao

h, H

xúc giác
thị giác
thính giác

14-5.1.4

độ dày

d, d

xúc giác
thính giác

14-5.1.5

bán kính

r, R

14-5.1.1 đến 14-5.1.13 là các đại lượng khác nhau được dùng để ch rõ độ dài

xúc giác
thính giác

14-5.1.6

khoảng cách xuyên tâm

rQ, r

xúc giác
thị giác
thính giác

14-5.1.7

đường kính

d, D

xúc giác
th giác

14-5.1.8

độ dài quãng đường

s

xúc giác
thị giác
thính giác

14-5.1.9

khoảng cách

d, r

xúc giác
th giác

14-5.1.10

tọa độ Đêcac

x, y, z

xúc giác
thị giác
thính giác
xạ giác

14-5.1.11

vectơ vị trí

r

xúc giác
thị giác
thính giác

14-5.1.12

sự dịch chuyển

Dr

xúc giác
thính giác

14-5.1.13

bán kính cong

r

xúc giác
thị giác
thính giác

ĐƠN VỊ

GIÁC THÁI BỘI

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

14-5.1.a

mét

m

GIÁC THÁI BỘI (tiếp theo)

ĐẠI LƯỢNG

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

Giác thái

14-5.2

độ cong

k

k = 1/r trong đó r là bán kính cong

xúc giác

thị giác

14-5.3

diện tích

A, (S)

A = òòdxfy

trong đó xy là tọa độ Đêcac

Đôi khi ds được dùng cho phân tố diện tích dA.

xúc giác

nhiệt giác

14-5.4

thể tích

V

V = òòòdxdydz

trong đó x, yz là tọa độ Đêcac

V = òdV

Đôi khi dt được dùng cho phân tố thể tích dV.

xúc giác

hóa giác

14-5.5

góc, góc phẳng

a, b, g, J, j

góc giữa hai na đường thẳng xuất phát từ cùng một điểm,

a = s/r

trong đó s là độ dài của cung tròn có tâm tại đim đó và r là bán kính cung tròn đó

Những ký hiệu khác cũng được sử dụng. Xem TCVN 7870-3 (ISO 80000-3).

xúc giác

thị giác

thính giác

hóa giác

14-5.6

góc khối

W

W = A/r2

trong đó A là diện tích chm cầu tạo bởi hình chóp có đnh là tâm hình cầu và r là bán kính hình cầu đó

xúc giác

thị giác

thính giác

hóa giác

xạ giác

nhiệt giác

14-5.7

khi lượng

m

đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Xem TCVN 7870-4 (ISO 80000-4), mục 4-1.

xúc giác

hóa giác

14-5.8

thời gian, khoảng thời gian

t

đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI).

Xem TCVN 7870-3 (ISO 80000-3). mục 3-7.

xúc giác

thị giác

thính giác

hóa giác

xạ giác

nhiệt giác

ĐƠN VỊ

GIÁC THÁI BỘI (tiếp theo)

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

14-5.2.a

mét mũ trừ một

m-1

14-5.3.a

mét vuông

m2

14-5.4.a

mét khối

m3

14-5.4.b

lít

l, L

1 I := 10-3 m3 = 1 dm3

Trong các tiêu chuẩn ch sử dụng chữ l thường.

14-5.5.a

radian

rad

1 rad := 1 m/m = 1

Radian là góc nằm giữa hai bán kính của một vòng tròn, chắn trên chu vi của vòng tròn đó một cung có độ dài bằng bán kính.

14-5.6.a

steradian

sr

1 sr := 1 m2/m2 = 1

Steradian là góc khối hình nón có đnh nm ở tâm hình cầu chắn trên mặt cầu một diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh bằng bán kính hình cầu.

14-5.7.a

kilôgam

kg

đơn vị khối lượng bằng khối lượng chuẩn gốc quốc tế của kilôgam

Xem TCVN 7870-4 (ISO 80000-4).

[CGPM Iần thứ 3 (1901)]

14-5.8.a

giây

s

khoảng thời gian bằng
9 192 631 770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển dịch giữa hai mức siêu tinh tế trạng thái cơ bản của nguyên tử xesi 133.

Xem TCVN 7870-3 (ISO 80000-3).

[CGPM lần thứ 13 (1966/67)]

GIÁC THÁI BỘI (tiếp theo)

ĐẠI LƯỢNG

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

Giác thái

14-5.9

cường độ dòng điện

I

đại lượng cơ bn trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Xem TCVN 7870-6

(IEC 80000-6), mục 6-1.

xúc giác

thị giác

thính giác

hóa giác

xạ giác

nhiệt giác

14-5.10

nhiệt độ nhiệt động lực

T

đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Xem TCVN 7870-5

(ISO 80000-5), mục 5-1.

xúc giác

hóa giác

nhiệt giác

14-5.11

độ Celsius

t, J

t = T - T0

trong đó T là nhiệt độ nhiệt động lực và

T0 = 273,15 K

Nhiệt độ nhiệt động lực T0 thấp hơn nhiệt độ nhiệt động lực tại điểm ba của nước chính xác là 0,01 K.

xúc giác

hóa giác

nhiệt giác

14-5.12

lượng cht

n

đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này là cơ sở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Xem TCVN 7870-9

(ISO 80000-9), mục 9-1.

xúc giác

hóa giác

14-5.13

cường độ sáng

I, (Iv)

đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), hệ đại lượng này làsở của Hệ đơn vị quốc tế (SI)

Xem TCVN 7870-7

(ISO 80000-7), mục 7-33.

thị giác

xúc giác

hóa giác

ĐƠN VỊ

GIÁC THÁI BỘI (tiếp theo)

Số mục

Tên

Ký hiệu

Định nghĩa

Chú thích

14-5.9.a

ampe

A

Dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dải vô hạn, tiết diện tròn nh không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không sẽ gây ra trên mỗi mét dài của dây một lực 2 x 10-7 niutơn [CGPM lần thứ 9 (1948)]

Định nghĩa này hàm ý hằng số từ trường mo [xem mục 6-25.2, TCVN 7870-6 (IEC 80000-6)] chính xác là 4 p x 10-7 H/m.

[CGPM lần thứ 9 (1948)]

Xem TCVN 7870-6 (IEC 80000-6).

14-5.10.a

kenvin

K

1/273,16 nhiệt độ nhiệt động lực điểm ba của nước

Đơn vị của khoảng nhiệt độ nhiệt động lực và nhiệt độ Celsius là như nhau.

[CGPM lần thứ 9 (1948)]

Xem TCVN 7870-5 (ISO 80000-5), mục 5-1 .a.

14-5.11.a

độ Celsius

°C

tên gọi khác của đơn vị nhiệt độ dùng để thể hiện các giá trị của nhiệt độ Celsius 1 °C := 1 K

14-5.12.a

mol

mol

lượng chất của một hệ chứa cùng số thực thể cơ bn như số nguyên tử trong 0,012 kilôgam cacbon 12

[CGPMIần thứ 14 (1971)]

Khi sử dụng mol, các thực thể cơ bản phải được ch rõ, chúng có thể là nguyên t, phân tử, ion, electron, thực thể khác hoặc các nhóm của chúng.

Định nghĩa áp dụng cho nguyên tử cacbon 12 không liên kết, ở trạng thái nghỉ và cơ bản.

[CGPM lần thứ 14(1971)] Xem TCVN 7870-9 (ISO 80000-9), mục 9-1.a.

14-5.13.a

candela

cd

cường độ sáng theo một hướng của nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có tần số 540 x 1012 Hz và cường độ bức xạ theo hướng đó bằng 1/683 W/sr

Xem TCVN 7870-7 (ISO 80000-7), mục 7-33.a.

[CGPM lần thứ 14 (1971)]

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi