Tiêu chuẩn TCVN 6098-1:2009 Lưu ý các phép đo ở tần số radio và tần số video

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6098-1:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6098-1:2009 IEC 60107-1:1997 Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá-Phần 1: Lưu ý chung-Các phép đo ở tần số radio và tần số video
Số hiệu:TCVN 6098-1:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6098-1:2009

IEC 60107-1:1997

PHƯƠNG PHÁP ĐO MÁY THU HÌNH DÙNG TRONG TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ - PHẦN 1: LƯU Ý CHUNG - CÁC PHÉP ĐO Ở TẦN SỐ RADIO VÀ TẦN SỐ VIDEO

Methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 1: General considerations - Measurements at radio and video frequencies

Li nói đu

TCVN 6098-1:2009 thay thế TCVN 6098-1:1996;

TCVN 6098-1:2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60107-1:1997;

TCVN 6098-1:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG PHÁP ĐO MÁY THU HÌNH DÙNG TRONG TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ - PHẦN 1: LƯU Ý CHUNG - CÁC PHÉP ĐO Ở TẦN SỐ RADIO VÀ TẦN SỐ VIDEO

Methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 1: General considerations - Measurements at radio and video frequencies

1. Qui định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các điều kiện và phương pháp đo tiêu chuẩn trên máy thu hình phù hợp với các tiêu chuẩn truyền hình quảng bá mặt đất được quy định trong ITU-R. Các máy thu hình này có thể được sử dụng để thu trực tiếp trong không gian, thu qua mạng cáp hoặc có thể là một màn hình dùng cho các ứng dụng băng hình ghi trước, phim gia đình và các trò chơi nằm trong các ứng dụng khác. Tiêu chuẩn này không bao gồm các phép đo qui định cho các kênh âm thanh, được đề cập trong các chuẩn khác: TCVN 6098-2 (IEC 60107-2), IEC 60107-3, IEC 60107-4 và IEC 60107-5. Các phép đo dùng cho các tín hiệu không quảng bá được đề cập trong IEC 60107-6.

Tiêu chuẩn này đề cập đến việc xác định tính năng và cho phép so sánh thiết bị bằng cách lập danh mục các đặc tính dùng để quy định kỹ thuật và đề ra các phương pháp đo đồng nhất cho các đặc tính đó. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về tính năng.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các nội dung an toàn chung, các yêu cầu về an toàn cần tham khảo trong TCVN 6385 (IEC 60065), hoặc những tiêu chuẩn IEC thích hợp khác về an toàn, kể cả với bức xạ và miễn nhiễm, cần tham khảo trong TCVN 7600 (CISPR 13) và CISPR 20.

1.2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6385:2009 (IEC 60065:2005), Thiết bị nghe, nhìn và thiết bị điện tử tương tự - Yêu cầu an toàn

TCVN 7699-1:2007 (IEC 60068-1:1988, amendment 1: 1992), Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Qui định chung và hướng dẫn.

TCVN 6098-2:2009 (IEC 60107-2:1997), Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá - Phần 2: Kênh âm thanh - Phương pháp chung và phương pháp dùng cho kênh đơn âm.

IEC 60107-3:1988, Recommended methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 3: Electrical measurements on multichannel sound television receivers using subcarrier systems (Phương pháp đo khuyến cáo trên máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá - Phần 3: Phép đo điện các máy thu hình nhiều kênh sử dụng hệ sóng mang phụ)

IEC 60107-4:1988, Recommended methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 4: Electrical measurements on multichannel sound television receivers using the two-carrier FM-system (Phương pháp đo khuyến cáo trên máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá - Phần 4: Phép đo điện máy thu hình đa kênh sử dụng hệ thống FM hai sóng mang)

IEC 60107-5:1992, Recommended methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 5: Electrical measurements on multichannel sound television receivers using the NICAM two channel digital sound-system (Phương pháp đo khuyến cáo trên máy thu hình trong truyền hình quảng bá - Phần 5: Phép đo điện máy thu hình nhiều kênh sử dụng hệ thống âm thanh digital hai kênh NICAM)

IEC 60107-6:1989, Recommended methods of measurement on receivers for television broadcast transmissions - Part 6: Measurement under conditions diffirent from broadcast signal standards (Các phương pháp đo khuyến cáo trên máy thu hình trong truyền thông quảng bá - Phần 6: Phép đo trong các điều kiện khác với điều kiện qui định trong các tiêu chuẩn tín hiệu quảng bá).

IEC 60569:1977, Information guide for subjective tests on television receivers (Chỉ dẫn thông tin về thử nghiệm chủ quan trên các máy thu hình)

IEC 60933-1:1988, Audio, video and audiovisual systems - Interconnnections and matching values - Part 1: 21-pin connector for video systems - Application No.1 (Hệ thống audio, video và nghe nhìn - Giá trị liên kết và tương thích - Phần 1: Bộ nối 21 chân dùng cho hệ thống video - Ứng dụng số 1)

IEC 60933-2:1992, Audio, video and audiovisual systems - interconnections and matching values - Part 2: 21-pin connector for video systems - Application No.2 (Hệ thống audio, video và nghe nhìn - Giá trị liên kết tương ứng và tương thích - Phần 2: Bộ nối 21 chân dùng cho hệ thống video - Ứng dụng số 2)

IEC 60933-5:1992, Audio, video and audiovisual systems - Interconnection and matching values - Part 5: Y/C connector for video systems - Electrical matching values and description of the connector (Hệ thống audio, video và nghe nhìn - Giá trị liên kết và tương thích - Phần 5: Bộ nối Y/C dùng cho hệ thống video - Giá trị phối hợp và mô tả bộ nối)

TCVN 7600:2006 (CISPR 13:2003), Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu radio của âm thanh và máy thu hình truyền hình quảng bá và các thiết bị liên quan.

CISPR 20:1996, Limits and methods of measurement of immunity characteristics of sound and television broadcast receivers and associated equipment (Giới hạn và phương pháp đo các đặc tính miễn nhiễm của âm thanh và máy thu hình truyền hình quảng bá và các thiết bị liên quan)

ITU-R BT 471-1:1994, Nomenclature and description of colour bar signals (Thuật ngữ và sự mô tả các tín hiệu vạch màu)

ITU-R J.63: 1990, Insertion of test signals in the field-blanking interval of monochrome and colour television signals (Chèn các tín hiệu thử nghiệm vào khoảng trống mành dùng cho các tín hiệu truyền hình đơn sắc và tín hiệu truyền hình màu)

ITU-R BT.470-4:1995, Television systems (Hệ thống truyền hình)

ITU-R BT.814-1:1994, Specifications and alignment procedures for setting of brightness and contrast of displays (Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp cân chỉnh dùng để đặt độ sáng và độ tương phản của cơ cấu hiển thị)

CIE 15.2:1986, Colorimetry (Phép đo màu)

CIE 46: 1979, A review of publication on properties and reflection values of material reflection standards (Tài liệu xuất bản xem xét lại dựa trên các nguyên tắc bản quyền và nhận xét của tiêu chuẩn phản ánh vật liệu)

C.W Rhodes, The 12.5T modulated sine-squared pulse for NTSC, IEEE Transactions on Broadcasting, vol. BC-18, No. 1, March 1972 (Bộ điều biến xung hình sin-vuông 12.5 T dùng cho hệ NTSC, Văn kiện hội nghị IEEE về truyền hình quảng bá, tập BC-18, số 1, tháng 3 năm 1972)

CA. Siocos, Chrominance-to-luminance ratio and timing measurements in colour television, IEEE transactions on broadcasting, Vol. BC-14, No. 1, March 1968 (Tỉ số màu/chói và các phép đo định thời trong truyền hình màu, Văn kiện hội nghị IEEE về truyền hình quảng bá, tập. BC-14, số 1, tháng 3 năm 1968).

2. Giải thích thuật ngữ chung

2.1. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa dưới đây.

2.1.1. Cường độ tín hiệu (signal strength)

Cường độ tín hiệu được coi là bằng với giá trị hiệu dụng của tín hiệu tần số radio không điều biến có cùng biên độ đường bao đỉnh với tín hiệu truyền hình có điều biến ở biên độ đỉnh.

2.1.2. Phần trăm điều biến hình (picture modulation percentage)

Phần trăm điều biến hình được biểu thị trên thang tuyến tính để chỉ ra mức tín hiệu hình ở thời điểm bất kỳ, trong đó:

- 0% điều biến hình tương ứng với mức đen;

- 100% điều biến hình tương ứng với mức trắng.

CHÚ THÍCH: Điều biến tín hiệu màu đỉnh có thể vượt quá các giá trị này.

2.1.3. Phần trăm điều biến tín hiệu tiếng (audio modulation percentage)

Tỉ lệ phần trăm của điều biến tín hiệu tiếng được biểu thị trên thang tuyến tính. Phần trăm biên độ cần sử dụng trong qui trình đo được mô tả trong 3.3.2.

CHÚ THÍCH: Cần điều biến tín hiệu tiếng khi thực hiện một số phép đo video.

2.1.4. Mức đường bao (envelop level)

Mức đường bao được biểu thị trên thang tuyến tính để chỉ ra mức tín hiệu tần số radio nhìn được ở thời điểm cho trước bất kỳ.

2.1.5. Độ chói (luminance)

Độ chói (L) theo một hướng cho trước là cường độ sáng trên một đơn vị diện tích được chiếu của bất kỳ bề mặt nào nhìn thấy theo hướng đó.

Trị số của độ chói được biểu thị bằng candela trên mét vuông (cd/m2).

2.1.6. Màu (chromaticity)

Tính chất của kích thích màu được xác định bằng tọa độ màu (x, y) của hệ thống phép đo màu tiêu chuẩn CIE 1931 hoặc tọa độ màu (u',v') của hệ màu đồng nhất CIE 1976 (xem IEV 845-03-34).

2.1.7. Tín hiệu video hỗn hợp (composite video signal)

Tín hiệu video hỗn hợp là tín hiệu gồm thông tin về độ chói, màu và các thông tin đồng bộ hoàn toàn. Tín hiệu này có thể bao gồm cả dữ liệu digital.

2.2. Các loại máy thu hình

Máy thu hình thường được thiết kế để thu được các tín hiệu quảng bá và các tín hiệu tương tự theo các cách khác nhau. Ví dụ, thu trực tiếp trong không gian hoặc thu qua mạng cáp trong băng VHF/UHF, và thu từ truyền hình vệ tinh kết hợp với một thiết bị ngoài trời và bộ điều hưởng DBS. Tín hiệu có thể bao gồm thông tin digital, ví dụ như teletext.

Đối với các tín hiệu không quảng bá, máy thu hình có thể được dùng như một màn hình để hiển thị hình ảnh hoặc phim gia đình đã ghi trước. Thiết bị cung cấp thông tin này có thể điều biến các tín hiệu trên sóng mang tần số radio để nối với đầu nối anten hoặc cung cấp các tín hiệu băng tần gốc hoặc cả hai.

Các máy thu hình thông dụng thường được thiết kế cho tất cả các tín hiệu bên ngoài nói trên. Các máy thu hình này cũng có thể có bộ điều hưởng/bộ giải mã DBS và bộ giải mã dùng cho các tín hiệu thông tin dữ liệu. Hoặc, máy thu hình có thể có các đường ra cho phép sử dụng như một bộ điều hưởng.

Các phương pháp đo được mô tả trong tiêu chuẩn này có tính đến các tùy chọn khác nhau.

2.3. Bộ nối ngoại vi

Hầu hết các máy thu hình có các bộ nối để dùng cho giao diện các tín hiệu tiếng và tín hiệu video không phải là các tín hiệu tần số radio. Ví dụ như bộ nối 21 chân (xem IEC 60933-1 và IEC 60933-2) và bộ nối Y/C (xem IEC 60933-5).

3. Lưu ý chung đối với các phép đo

3.1. Điều kiện chung

Các phép đo phải được thực hiện theo các điều kiện dưới đây, để đảm bảo các kết quả tái lặp.

3.1.1. Điều kiện làm việc

Nếu không có các qui định khác trong các điều liên quan thì máy thu hình cần thử nghiệm phải được đưa về các điều kiện đo tiêu chuẩn, như được qui định trong 3.6.

3.1.2. Phòng thử nghiệm

Các phép đo phải được thực hiện trong một phòng, không chịu ảnh hưởng của nhiễu từ bên ngoài do trường điện từ tần số radio và trường điện từ tần số thấp. Nếu nhiễu này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo, thì các phép đo phải được thực hiện trong một phòng có bọc chống nhiễu.

3.1.3. Thể hiện kết quả

Các kết quả đo phải được liệt kê thành bảng hoặc được trình bày dưới dạng đồ thị. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai hay nhiều đại lượng được trình bày trên đồ thị thường rõ ràng hơn là trình bày dưới dạng bảng.

Khi thể hiện kết quả đo từ điểm này đến điểm khác cho một mẫu riêng dưới dạng một đường cong liên tục trên đồ thị, phải chỉ rõ các điểm đo. Thông tin ngoại suy, lý thuyết hoặc các thông tin khác được trình bày, nếu không dựa trên các phép đo trực tiếp, thì phải phân biệt được một cách rõ ràng từ đường cong đo được, ví dụ bằng kiểu vẽ khác. Khuyến cáo dùng thang tuyến tính hoặc thang logarit để thể hiện đồ thị. Thang dexiben tuyến tính tương đương với thang logarit.

Nếu chấp nhận các sai lệch so với phương pháp khuyến cáo, thì phải nêu rõ cùng với kết quả đo. Độ chính xác của các dụng cụ đo nếu đã biết, cũng phải nêu cùng với kết quả đo.

3.1.4. Điều kiện môi trường

Các phép đo và kiểm tra về cơ có thể được thực hiện ở các phối hợp bất kỳ của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất nằm trong giới hạn sau:

- nhiệt độ xung quanh: Từ 150C đến 350C, tốt nhất là 200C;

- độ ẩm tương đối: từ 25% đến 75%;

- áp suất không khí: từ 86 kPa đến 106 kPa.

Đối với các thiết bị được thiết kế để sử dụng trong phương tiện giao thông đường bộ, giới hạn nhiệt độ xung quanh tạm thời từ 50C đến 450C (giá trị cuối cùng đang được xem xét).

Nếu nhà chế tạo nhận thấy cần qui định điều kiện khí hậu khác với các điều kiện trên, thì nên lựa chọn theo các điều kiện ở TCVN 7699-1 (IEC 60068-1) và các phép đo phải được thực hiện trong các điều kiện qui định.

Các điều kiện được nêu trên đây đại diện cho các điều kiện mà thiết bị cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Thiết bị có thể hoạt động trên dải rộng hơn nhưng không đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị và có thể được bảo quản ở các điều kiện khắc nghiệt hơn. Tham khảo TCVN 7699 (IEC 60068) để có thêm thông tin về các khái niệm này.

3.1.5. Chú ý trong quá trình đo

Khi tiến hành các phép đo, phải tránh các điều kiện thử nghiệm hoặc thao tác, có thể gây hỏng máy thu hình. Đặc biệt chú ý đến các linh kiện bán dẫn nhạy và các cấu trúc tương tự.

Nếu phải tháo vỏ bảo vệ của máy thu hình mà các phần nối trực tiếp với nguồn lưới trở nên chạm tới được, thì phải nối thiết bị đến nguồn xoay chiều qua một biến áp an toàn, có cuộn thứ cấp được cách điện theo nguyên tắc cách điện kép.

Cần phải chắc chắn rằng việc dùng biến áp an toàn không ảnh hưởng đến các đặc tính của máy thu hình cần đo. Đặc biệt, trở kháng trong của biến áp an toàn phải đủ nhỏ để đảm bảo cho máy thu hình hoạt động giống như đấu trực tiếp vào nguồn lưới.

3.1.6. Nguồn điện

Các loại nguồn điện được xem xét dưới đây:

- nguồn lưới: bất kỳ nguồn điện xoay chiều hoặc một chiều cấp điện tập trung.

- nguồn điện rời: acquy, pin sơ cấp hoặc các nguồn điện tương tự như pin mặt trời, pin nhiệt điện, v.v…

- bộ đổi điện xoay chiều: thay cho nguồn điện mà nguồn này bình thường có điện áp một chiều thấp hơn và theo qui định thích hợp dùng cho máy thu hình.

Loại nguồn điện, điện áp, điện trở trong của các nguồn điện sử dụng vào quá trình đo phải là nguồn được qui định cho máy thu hình hoặc mô phỏng gần đúng nguồn đó. Mọi bố trí thay thế được sử dụng trong quá trình đo phải được nêu cùng với kết quả.

Các máy thu hình nhằm sử dụng nhiều loại nguồn điện phải được đo với từng loại nguồn đó.

CHÚ THÍCH: Về điểm này, nguồn xoay chiều (a.c) và nguồn một chiều (d.c) được coi là hai loại nguồn khác nhau.

Các phép đo đặc tính của máy thu hình được thực hiện tại điện áp danh định của nguồn cung cấp. Sự biến thiên điện áp nguồn cung cấp trong suốt quá trình thử nghiệm không được vượt quá ± 2%. Khi nguồn xoay chiều được sử dụng, thì sự biến thiên tần số và các thành phần hài của nguồn điện không vượt quá tương ứng ± 2% và ± 5%.

Để xác định ảnh hưởng của các thay đổi theo điện áp nguồn lên đặc tính của máy thu hình, cần đo bổ sung quá áp và thấp áp, các điện áp này phải được lựa chọn thích hợp theo qui định của nhà chế tạo.

3.1.7. Giai đoạn ổn định

Để đảm bảo rằng khi bắt đầu đo, các đặc tính của máy thu hình không bị thay đổi đáng kể theo thời gian, máy thu hình phải được vận hành trong điều kiện đo tiêu chuẩn trong thời gian đủ để các đặc tính đạt đến ổn định.

3.2. Tín hiệu thử nghiệm

3.2.1. Tín hiệu video thử nghiệm

Các tín hiệu video thử nghiệm phải được phát bằng điện tử.

Dạng sóng của tín hiệu thử nghiệm và các mẫu thử nghiệm được nêu trong điều này là các ví dụ, có thể sử dụng các tín hiệu khác có đặc tính tương tự.

Biên độ của thành phần hình ảnh được đo theo mức trống và được thể hiện bằng phần trăm biên độ của mức trắng chuẩn. Các đỉnh dùng để đồng bộ tương ứng với -40% đối với hệ NTSC và -43% đối với hệ PAL và hệ SECAM. Không cài đặt sẵn các chế độ hoạt động theo hình thái các dạng sóng tín hiệu, trừ một trong các tín hiệu vạch màu của hệ NTSC, sao cho mức đen trùng với mức trống. Nếu hệ màu dùng cho máy thu hình cần thử nghiệm đòi hỏi phải cài đặt chế độ hoạt động, thì mức đen tương đương với mức trống phải cộng thêm mức cài đặt này.

Tất cả các tín hiệu hỗn hợp được dùng để đánh giá màu hoặc màu nền, phải có đột biến màu cho hệ màu liên quan. Đối với hệ SECAM, các tín hiệu đó phải được xếp chồng bằng sóng mang phụ cho màu liên quan và có biên độ tiêu chuẩn.

Mức chuẩn trắng có thể thu được từ các mẫu thử nghiệm hỗn hợp, vạch màu (100/0/75/0), vạch màu chia mành, ba vạch màu thẳng đứng và các tín hiệu bậc thang đều được xác định trong điều này.

Tín hiệu thử nghiệm dùng để đo các thuộc tính chung của hình ảnh kể cả các mẫu để thử nghiệm hiển thị màn hình rộng có tỉ số tương quan 16:9.

CHÚ THÍCH 1: Các tín hiệu thử nghiệm chèn thêm được xác định trong khuyến cáo ITU-R BT.473-5 có thể áp dụng để thử nghiệm kênh độ chói và kênh màu.

CHÚ THÍCH 2: Để tránh quá đích quá mức của dạng sóng tín hiệu có thể xuất hiện trong bộ điều biến thử nghiệm truyền hình và máy thu hình cần thử nghiệm, các thành phần tần số cao của tín hiệu trên 6 MHz phải được làm cho tắt dần bằng một bộ lọc thông thấp thích hợp.

CHÚ THÍCH 3: Hình thái dạng sóng có sóng mang phụ và/hoặc đột biến chủ yếu được qui về hệ NTSC và hệ PAl; đối với các phép đo trên các tín hiệu hỗn hợp hoặc tín hiệu chói, chúng cũng có thể sử dụng máy thu hình hệ SECAM.

Các dạng sóng hệ SECAM riêng biệt có sóng mang phụ cũng được chỉ ra như vậy.

CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp của các phép đo với hệ SECAM, các dạng sóng thích hợp với các phép đo màu đen và màu trắng sẽ được xếp chồng lên sóng mang phụ hệ SECAM ở tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng.

3.2.1.1. Tín hiệu mẫu thử nghiệm hỗn hợp

Một tín hiệu mẫu thử nghiệm hỗn hợp bao gồm sự kết hợp các thành phần tín hiệu đơn sắc và tín hiệu màu cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt về tính năng của hệ màu truyền hình. Tín hiệu mẫu này phải bao gồm các hạng mục tối thiểu sau đây.

- các vòng tròn, các đường thẳng đứng và nằm ngang cách đều nhau để kiểm tra độ tuyến tính và độ hội tụ màu;

- dấu hiệu để kiểm tra tỉ số tương quan;

- một thang mức sáng đã biết có từ năm đến mười mức để kiểm tra độ sáng;

- các hình nêm rõ nét nằm thẳng đứng và nằm ngang ở tâm và ở bốn góc của vùng hình ảnh;

- các vạch màu thẳng đứng có độ rộng khác nhau hoặc một nêm và các khối nằm ngang tạo ra các chuyển tiếp trắng - đen và đen - trắng để kiểm tra quá đích, phản xạ và đáp tuyến tần số thấp;

- các vùng ở mức trắng chuẩn và mức đen chuẩn để kiểm tra độ sáng lớn nhất và nhỏ nhất của hình ảnh;

- các vùng có màu sắc để kiểm tra hoạt động giải mã, chuyển tiếp màu và cân bằng thời gian độ chói/màu.

Mức hình ảnh trung bình (APL) của tín hiệu mẫu phải xấp xỉ 50%.

3.2.1.2. Tín hiệu vạch màu

Tín hiệu vạch màu gồm các dải màu thẳng đứng theo thứ tự giảm độ chói từ trái sang phải, được nêu trong khuyến cáo ITU-R BT.47-1. Tín hiệu vạch màu dùng cho máy thu hình hệ PAL và SECAM phải là tín hiệu vạch màu kiểu quét mành hoàn toàn, gồm các vạch màu (100/0/75/0). Đối với máy thu hình hệ SECAM, còn yêu cầu các vạch màu (30/0/30/0).

Tín hiệu vạch màu dùng cho máy thu hình hệ NTSC là tín hiệu vạch màu kiểu quét mành chia tách gồm các vạch màu (75/0/75/0) hoặc vạch màu (77/7, 5/77/7, 5), cửa sổ màu trắng 100% và các cửa sổ màu khác.

Tín hiệu màu cơ bản của các vạch màu được thể hiện trên Hình 1.

CHÚ THÍCH: Để gọi tên các vạch màu, xem khuyến cáo ITU-R BT.471-1.

Việc bố trí các vạch màu như trên có thể dùng cho các hình ảnh có tỉ số tương quan rộng.

Tín hiệu màu hỗn hợp của các vạch màu sẽ tuân thủ tiêu chuẩn truyền hình được sử dụng. Dạng sóng của các tín hiệu màu hỗn hợp dùng cho hệ NTSC, hệ PAL và hệ SECAM được thể hiện trên các hình từ Hình 2 đến Hình 8.

3.2.1.3. Tín hiệu ba vạch màu thẳng đứng

Tín hiệu ba vạch màu thẳng đứng tạo ra ba vạch trắng thẳng đứng cách đều nhau trên nền đen. Chiều rộng của mỗi vạch màu là 1/6 lần chiều rộng nằm ngang danh nghĩa của hình ảnh. Dạng sóng dòng quét-thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 9. Tín hiệu này có mức ảnh trung bình là 50% và có cả mức trắng chuẩn. Tín hiệu này thích hợp cho việc đặt mức tín hiệu đầu vào và mức độ chói của màu trắng.

Đối với các phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng xếp chồng lên tín hiệu.

Chiều rộng vạch màu như vậy có thể được áp dụng cho hình ảnh có tỉ số tương quan rộng.

3.2.1.4. Tín hiệu mẫu đường kẻ ô vuông màu trắng và màu đen

Tín hiệu mẫu đường kẻ ô vuông màu trắng tạo ra đường kẻ ô vuông màu trắng trên nền đen còn tín hiệu mẫu đường kẻ ô vuông màu đen sinh ra một đường giao nhau màu đen trên nền trắng.

Mẫu đường kẻ ô vuông màu trắng được dùng để đo sai số hội tụ hoặc sai số định màu hiển thị hình còn mẫu đường kẻ ô vuông màu đen được dùng như một mức để định tuyến một điểm trên màn hình và cho các mục đích khác.

Mẫu đường kẻ ô vuông gồm các dòng quét nằm ngang và thẳng đứng cách đều nhau, có dạng cửa sổ hình chữ nhật. Số lượng các dòng quét là 13 và 17 dùng cho tỉ số tương quan tiêu chuẩn là 4:3, còn 13 và 21 dùng cho tỉ số tương quan rộng là 16:9, như thể hiện trên Hình 10.

Để thử nghiệm khung màu trên quá độ chói trong hệ SECAM, yêu cầu có một tín hiệu mẫu đường kẻ ô vuông màu trắng có sóng mang phụ biểu thị màu trung tính. Sóng mang phụ được xếp chồng lên mẫu tại biên độ tiêu chuẩn.

3.2.1.5. Tín hiệu mức phẳng, trắng hoàn toàn, xám hoàn toàn và đen hoàn toàn

Tín hiệu mức phẳng là tín hiệu có biên độ phẳng quét mành hoàn toàn, được thể hiện trên Hình 11. Biên độ ảnh thay đổi liên tục từ 0% đến 100%.

Tín hiệu trắng hoàn toàn, xám hoàn toàn và đen hoàn toàn là các tín hiệu mức phẳng, có biên độ được đặt lần lượt ở 100%, 50% và 0%.

Đối với phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng được xếp chồng lên tín hiệu.

Các tín hiệu này được dùng để đo độ chói và các đặc tính hiển thị khác.

3.2.1.6. Tín hiệu cửa sổ màu trắng và tín hiệu cửa sổ màu trắng rộng

Tín hiệu cửa sổ màu trắng tạo ra một cửa sổ hình chữ nhật màu trắng trên nền đen, như thể hiện trên Hình 12. Chiều rộng của cửa sổ này bằng 1/6 lần chiều cao hình thật (H). Biên độ tín hiệu của cửa sổ có thể thay đổi được từ 10% đến 100%.

Tín hiệu này dùng để đo độ chói hiển thị.

Tín hiệu cửa sổ màu trắng rộng tạo ra một cửa sổ hình chữ nhật màu trắng có chiều rộng bằng 1/2 lần chiều cao ảnh danh nghĩa và biên độ của tín hiệu có thể thay đổi được từ 10% đến 100%. Không yêu cầu tín hiệu này nếu có sẵn tín hiệu PLUGE.

Đối với các phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng được xếp chồng lên tín hiệu.

Các cửa sổ trên đây có thể áp dụng việc thử nghiệm hiển thị màn hình rộng, nhưng cần thay đổi tỉ số tương quan của nền.

3.2.1.7. Tín hiệu cửa sổ màu đen và màu trắng

Tín hiệu cửa sổ màu đen và màu trắng tạo ra một cửa sổ hình chữ nhật màu trắng và bốn cửa sổ hình chữ nhật màu đen trên nền xám 40%, như thể hiện trên Hình 13.

Kích thước các cửa sổ bằng với kích thước của tín hiệu cửa sổ màu trắng.

Đối với phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng xếp chồng lên tín hiệu này.

Tín hiệu này dùng để đo độ tương phản hiển thị.

Các cửa sổ như vậy có thể áp dụng cho việc thử nghiệm hiển thị màn hình rộng, nhưng cần thay đổi tỉ số tương quan của nền.

3.2.1.8. Dòng quét và tín hiệu cửa sổ

Dòng quét và tín hiệu cửa sổ gồm ba vạch màu trắng thẳng đứng được đặt tại giữa và hai bên của hình ảnh và một cửa sổ được đặt ở phần giữa phía trên, như thể hiện trên Hình 14. Nền được đặt ở mức đen.

Đối với phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng được xếp chồng lên tín hiệu.

Tín hiệu này được dùng để đo độ méo hình ảnh cục bộ do sự biến đổi của dòng điện chùm trong ống tia điện tử (CRT).

Mẫu này có thể được áp dụng để thử nghiệm hiển thị màn ảnh rộng, nhưng cần thay đổi tỉ số tương quan của nền.

3.2.1.9. Tín hiệu hai bậc

Dạng sóng dòng quét - thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 15.

Đối với các phép đo hệ SECAM, sóng mang phụ có tần số và biên độ tương đương với màu đen và màu trắng được xếp chồng lên tín hiệu.

Tín hiệu này dùng để đo độ nhạy khuếch đại và độ nhạy giới hạn tạp.

3.2.1.10. Tín hiệu chuẩn màu (Tín hiệu VIR) (Chỉ với hệ NTSC)

Dạng sóng dòng quét-thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 16.

Pha của sóng mang phụ màu được đặt theo pha của đột biến màu.

Tín hiệu này được dùng để đánh giá nhiễu bằng hình ảnh được tạo bởi các tín hiệu không mong muốn.

3.2.1.11. Tín hiệu sóng sin hỗn hợp

Tín hiệu sóng sin hỗn hợp gồm một thành phần sóng sin tần số biến đổi được xếp chồng lên một tín hiệu màu xám có biên độ đỉnh - đỉnh 40%, như thể hiện trên Hình 17. Tần số của sóng sin có thể thay đổi từ 100 kHz đến 6 MHz và được khóa đến các hài của tần số dòng quét.

Tín hiệu này chủ yếu được dùng để đo đáp tuyến biên độ - tần số của kênh độ chói và các phép đo màu chéo. Trong các phép đo kênh độ chói tại dải tần số của sóng mang phụ màu, thì đột biến màu phải được tắt.

Biên độ của thành phần sóng sin được thay đổi đến 100% đối với phép đo phân giải ngang.

3.2.1.12. Tín hiệu nhiều đột biến

Tín hiệu nhiều đột biến bao gồm sáu đột biến ở các tần số rời rạc từ 500 kHz đến giới hạn của hệ thống mà máy thu hình được thiết kế. Tín hiệu bắt đầu với bốn bậc chuẩn theo các giá trị 0%, 25%, 50% và 75%. Các đột biến tần số có giá trị đỉnh - đỉnh bằng 50% được xếp chồng lên mức chói 50%. Không có các đột biến màu. Dạng sóng tín hiệu được thể hiện trên Hình 18.

Tín hiệu này dùng để đo đáp tuyến biên độ - tần số của kênh độ chói.

CHÚ THÍCH: Khoảng thời gian của đột biến phải đủ dài để chứa ít nhất bốn chu kỳ.

3.2.1.13. Tín hiệu nhiều xung

Tín hiệu nhiều xung là tập hợp của các xung sin-vuông 20T điều biến có các thành phần tần số cao tại các tần số khác nhau trong dải thông của hệ truyền hình mà máy thu hình được thiết kế, trong đó T có định nghĩa giống như định nghĩa của xung 2T và tín hiệu vạch màu. Không có các đột biến màu.

Độ chính xác của phép đo ở tần số thấp nhất có thể được cải thiện, nếu một xung 40T được dùng thay thế cho xung 20T. Có thể áp dụng toán đồ như thể hiện trên Hình 65 và Hình 66. Tuy nhiên, các giá trị được trình bày trên toán đồ phải được nhân với hệ số 2.

Dạng sóng tín hiệu được thể hiện trên Hình 19.

Tín hiệu này được sử dụng để đo đáp tuyến trễ nhóm của kênh độ chói.

3.2.1.14. Tín hiệu xung 2T và tín hiệu vạch màu

Tín hiệu xung và vạch màu 2T gồm xung sin-vuông và vạch màu sin-vuông. Độ rộng xung ở một nửa biên độ và thời gian tăng của vạch màu là bằng 2T.

(T = 0,125 ms đối với hệ 525 dòng và hệ N, còn T = 0,100 ms đối với hệ 625 dòng không bao gồm hệ N).

Độ rộng vạch màu là 36/128 H đối với hệ 525 dòng và 5/32 H với hệ 625 dòng được đo ở một nửa biên độ của vạch màu (H: khoảng thời gian tồn tại của một dòng).

Dạng sóng dòng quét - thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 20.

Tín hiệu này được dùng để đo các đáp tuyến dạng sóng tuyến tính của kênh độ chói.

CHÚ THÍCH: Phải sử dụng vạch màu và xung 2T nằm trong dòng quét 17 của các tín hiệu ITU-R ITS để thay thế.

3.2.1.15. Tín hiệu vạch màu nằm ngang

Tín hiệu vạch màu nằm ngang tạo ra vạch màu trắng nằm ngang có độ rộng bằng một nửa chiều cao hình ảnh danh nghĩa trên nền đen, như được thể hiện trên Hình 21.

Tín hiệu này được dùng để đo đáp tuyến sóng vuông tần số thấp của kênh độ chói.

3.2.1.16. Tín hiệu bậc thang và tín hiệu bậc thang APL biến đổi được

Thường sử dụng một bậc thang có 5 bậc làm tín hiệu thử nghiệm.

Dạng sóng dòng quét - thời gian của tín hiệu 5 bậc được thể hiện trên Hình 22 a.

Tín hiệu bậc thang APL biến đổi được gồm có tín hiệu bậc thang là một đoạn thẳng và các tín hiệu mức phẳng là bốn đoạn thẳng. Mức ảnh trung bình của tín hiệu tổng có thể điều chỉnh trong khoảng 10% đến 90% bằng cách thay đổi biên độ của tín hiệu mức phẳng từ 0% đến 100 %. Dạng sóng của tín hiệu này được thể hiện trên Hình 22 b.

Tín hiệu này được dùng để đo độ phi tuyến dòng quét - thời gian của kênh độ chói.

CHÚ THÍCH: Đối với hệ 625 dòng, có thể sử dụng bậc thang năm bậc nằm trong dòng quét 17 của ITU-R ITS.

3.2.1.13. Tín hiệu PLUGE

Tín hiệu được sắp thành ba dải hẹp thẳng đứng màu đen ở bên trái còn vạch màu mức xám bốn bậc thẳng đứng nằm bên phải trên nền màu đen, như thể hiện trên Hình 23. Các mức của dải bên trái và phải được đặt lần lượt ở thấp hơn 2% và cao hơn 2% mức nền. Mức của dải giữa bằng với mức nền.

Tín hiệu này được dùng để đo độ ổn định mức màu đen của kênh độ chói và của hiển thị.

CHÚ THÍCH: Tín hiệu này được chấp nhận bởi khuyến cáo ITU-R BT.814-1. Các tham số cụ thể của tín hiệu được mô tả trong khuyến cáo này. Nhóm từ viết tắt PLUGE, được lấy từ Picture Line Up Generating Equipment.

3.2.1.18. Tín hiệu PLUGE màu trắng

Bên trái của hình giống với tín hiệu PLUGE, bên phải là màu trắng đỉnh 100% như thể hiện trên Hình 24.

Mức ảnh trung bình của hình ảnh tổng là khoảng 50%.

Tín hiệu này được dùng để đo độ ổn định mức đen của kênh độ chói và của hiển thị.

3.2.1.19. Tín hiệu bậc thang màu và tín hiệu bậc thang màu APL biến đổi được

Tín hiệu bậc thang màu là một tín hiệu bậc thang mà ở đó sóng mang phụ màu được xếp chồng tại biên độ bằng với biên độ của đột biến màu, như thể hiện trên Hình 25.

Tín hiệu bậc thang màu APL biến đổi được là một tín hiệu bậc thang màu có chức năng APL biến đổi được.

Tín hiệu này được dùng để đo khuếch đại vi sai (DG) và pha vi sai (DP) của tín hiệu hỗn hợp tại đầu nối đầu ra băng tần gốc.

CHÚ THÍCH: Có thể thay thế bằng tín hiệu bậc thang màu năm nhịp nằm trong dòng quét 17 (dòng 330) của tín hiệu ITU-R ITS.

3.2.1.20. Tín hiệu màu điều biến sóng sin

Tín hiệu màu điều biến sóng sin có sóng mang phụ điều biến sóng sin xếp chồng lên mức xám như được thể hiện trên Hình 26. Tần số của sóng sin có thể thay đổi từ 20 kHz đến 2 MHz.

Đối với hệ NTSC và PAL, màu có thể thay đổi đến R-Y, B-Y và G-Y. Đối với hệ SECAM, màu được đặt ở màu đỏ tươi và giá trị của R-Y và B-Y được đặt đến 0,3 để không bị xén sau khi nhấn trước tần số thấp ở bộ mã hóa.

Tín hiệu này được dùng để đo đáp tuyến biên độ - tần số của kênh màu.

3.2.1.21. Tín hiệu xung 20T và tín hiệu vạch màu 20T điều biến

Xung 20T điều biến và tín hiệu vạch màu loại A là tín hiệu màu điều biến có xung 20T và vạch màu 20T xếp chồng lên nền đen còn xung 20 T điều biến còn tín hiệu vạch màu loại B chứa xung 20T, vạch màu 20T và tín hiệu Y 50%, trong đó T có cùng định nghĩa như định nghĩa dùng cho tín hiệu xung 2T và vạch màu 2T. Độ rộng của vạch màu được xác định giống với xung 2T và tín hiệu vạch màu 2T. Để tránh vượt quá giới hạn trong bộ giải mã, sóng mang phụ trong tín hiệu B phải đại diện cho màu xanh hoặc màu đỏ tươi.

Dạng sóng dòng quét - thời gian của các tín hiệu được thể hiện trên Hình 27a và 27b.

Tín hiệu A được dùng để đo trễ nhóm của tín hiệu hỗn hợp ở tần số sóng mang phụ trong tín hiệu B được dùng để đo đáp tuyến dạng sóng tuyến tính của kênh màu.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng xung 20T điều biến ở dòng quét 17 của hệ 625 dòng trong tín hiệu ITU-R ITS vào các phép đo xung 20T thay cho tín hiệu A.

3.2.1.22. Tín hiệu thử nghiệm định giờ Y/C

Tín hiệu này bao gồm ba vạch màu nằm ngang cao bằng nhau, như được thể hiện trên Hình 28a.

Các vạch màu phía trên và phía dưới của mẫu gồm các tín hiệu vi sai màu tương đương với màu xanh lục và màu đỏ tươi trên mức chói không đổi 50%. Chiều rộng của các vạch nhuộm màu bằng với chiều rộng của các tín hiệu vạch màu.

Vạch màu trung tâm gồm 7 xung 2T trên mức nền đen, như được thể hiện trên Hình 28b. Xung nằm giữa trùng với quá độ màu trung tâm (0 ns). Xung đầu tiên và xung cuối cùng lần lượt trùng với -300 ns và +300 ns, xung thứ hai và xung thứ sáu lần lượt trùng với -200 ns và +200 ns còn xung thứ ba và xung thứ năm lần lượt trùng với -100 ns và +100 ns.

Với hệ PAL và hệ NTSC, biên độ của các tín hiệu vi sai màu bằng 40%. Với hệ SECAM, biên độ không được vượt quá ± 19% để không bị xén sau khi nhấn trước tần số thấp ở bộ mã hóa.

Tín hiệu này dùng để đo tính không đều về trễ độ chói/màu của các tín hiệu màu được giải mã.

3.2.1.23. Tín hiệu bậc thang màu điều biến

Tín hiệu bậc thang màu điều biến là sóng mang phụ bậc thang điều biến xếp chồng lên tín hiệu mức phẳng. Bậc thang có năm nhịp và màu có thể thay đổi theo từng màu của các vạch màu. Biên độ của tín hiệu mức phẳng và biên độ lớn nhất của sóng mang phụ bằng với các thành phần độ chói và thành phần màu của vạch màu ở độ bão hòa 75%. Dạng sóng dòng quét - thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 29.

Tín hiệu này được dùng để đo độ không tuyến tính dòng quét - thời gian của tín hiệu hình trong máy thu hình hệ NTSC và hệ PAL.

3.2.1.24. Tín hiệu bậc điều biến

Tín hiệu này bao gồm ba khối màu điều biến có biên độ khác nhau trên mức chói là 50%, như được thể hiện trên Hình 30. Giá trị đỉnh-đỉnh của các khối là 20%, 40% và 80% giá trị trắng đỉnh. Để tránh quá tải của các giá trị R, G hoặc B trong bộ mã hóa màu hoặc bộ giải mã màu, thì pha phải phù hợp với màu đỏ tươi (60,680).

Tín hiệu này được dùng để thử nghiệm màu theo điều biến tương hỗ độ chói của máy thu hình hệ NTSC và hệ PAL.

3.2.1.25. Tín hiệu vạch màu đơn lẻ

Tín hiệu vạch màu đơn lẻ tạo ra vạch màu thẳng đứng trên nền xám. Chiều rộng của vạch màu được đặt đến xấp xỉ một nửa độ rộng quét dòng hoạt động. Màu được đặt ở B-Y hoặc B.

Pha và biên độ của đột biến màu có thể thay đổi còn tần số sóng mang phụ cũng có thể thay đổi trong phạm vi ± 1000 Hz của tần số sóng mang danh nghĩa.

Dạng sóng dòng quét theo thời gian của tín hiệu được thể hiện trên Hình 31.

Tín hiệu này được dùng để đo sai số của các góc giải điều biến của tín hiệu màu và độ ổn định đồng bộ màu trong bộ giải mã NTSC và hệ PAL.

3.2.1.26 Tín hiệu vạch màu sóng mang chuyển tiếp (chỉ với hệ NTSC)

Tín hiệu vạch màu sóng mang chuyển tiếp gồm 11 đột biến sóng mang phụ xếp chồng lên mức xám, như được thể hiện trên Hình 32. Pha sóng mang phụ thay đổi liên tục theo chiều kim đồng hồ từ 00 đến 3600 liên quan tới đột biến màu chuẩn trong thời gian độ rộng dòng quét hoạt động và mỗi đột biến được bố trí theo các vị trí mà tại đó pha tại trung tâm của nó tương đương với bội số của 300.

Tín hiệu này được dùng để đo sai số góc giải điều biến của tín hiệu màu dùng cho hệ NTSC.

3.2.1.27. Tín hiệu vi sai màu bốn dòng quét (chỉ với hệ PAL)

Tín hiệu vi sai màu bốn dòng quét gồm các tín hiệu vi sai màu của bốn dòng quét được xếp chồng lên mức xám 50%. Hình được chia thành các cụm 16 dòng quét gồm 4 dòng quét có màu khác nhau và 12 dòng quét không màu, như được thể hiện trên Hình 33.

Tín hiệu này dùng để đo sai số của góc giải điều biến của tín hiệu màu dùng cho hệ PAL.

3.2.1.28. Tín hiệu mẫu kẻ ca rô

Mẫu kẻ ca rô gồm các mẫu kẻ ca rô nằm ở bên trái và bên phải, và một dòng quét thẳng đứng ở giữa, như được thể hiện trên Hình 34. Nền của mẫu được đặt ở mức xám 25%. Ca rô gồm các khối vuông màu đen và màu trắng có chiều rộng là 1/9 chiều cao hình.

Mẫu này được dùng để thử nghiệm độ kéo trên màu trắng.

3.2.2. Tín hiệu âm thanh thử nghiệm

a) Tín hiệu sóng sin 1 kHz

b) Tín hiệu sóng sin có thể thay đổi tần số

Tín hiệu sóng sin ở dải tần số 50 Hz đến 15 kHz.

3.2.3. Tín hiệu teletext thử nghiệm

Đang được xem xét.

W: màu trắng; Y: màu vàng; C: màu lục lam; G: màu xanh lục

M: màu đỏ tươi; R: màu đỏ; B: Màu xanh lam; BK: màu đen

Hình 1 - Tín hiệu vạch màu cơ bản (3.2.1.2)

Hình 2 - Vạch màu mành chia tách hệ NTSC (3.2.1.2)

CHÚ THÍCH: IRE là đơn vị dùng cho hệ NTSC.

Hình 3 - Tín hiệu vạch màu hệ NTSC (75/0/75/0) (3.2.1.2)

Hình 4 - Tín hiệu vạch màu hệ NTSC (77/7,5/77/7,5) (3.2.1.2)

Hình 5- Vạch màu quét mành hoàn toàn hệ SECAM và hệ PAL (3.2.1.2)

Hình 6 - Tín hiệu vạch màu hệ PAL (100/0/75/0) (3.2.1.2)

Hình 7- Tín hiệu vạch màu hệ SECAM (100/0/75/0) (3.2.1.2)

Hình 8 - Tín hiệu vạch màu hệ SECAM (30/0/30/0) (3.2.1.2)

Hình 9 - Tín hiệu ba vạch thẳng đứng (3.2.1.3)

Hình 10 - Tín hiệu đường kẻ ô vuông (3.2.1.4)

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi