Tiêu chuẩn TCVN 10252-2:2013 Thực hiện đánh giá quá trình trong CNTT

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10252-2:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10252-2:2013 ISO/IEC 15504-2:2003 Công nghệ thông tin-Đánh giá quá trình-Phần 2: Thực hiện đánh giá
Số hiệu:TCVN 10252-2:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10252-2:2013

ISO/IEC 15504-2:2003

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH - PHẦN 2: THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ

Information technology – Process assessment - Part 2: Performing an assessment

Lời nói đầu

TCVN 10252-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 15504-2:2003 và ISO/IEC 15504-2:2003/Cor.1:2004.

TCVN 10252-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10252 về "Công nghệ thông tin" bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10252-1:2013 (ISO/IEC 15504-1:2004), Đánh giá quá trình - Phần 1: Khái niệm và từ vựng;

- TCVN 10252-2:2013 (ISO/IEC 15504-2:2003) và ISO/IEC 15504-2:2003/Cor 1:2004), Đánh giá quá trình - Phần 2: Thực hiện đánh giá;

- TCVN 10252-3:2013 (ISO/IEC 15504-3:2004), Đánh giá quá trình - Phần 3: Hướng dẫn thực hiện đánh giá;

- TCVN 10252-4:2013 (ISO/IEC 15504-4:2004), Đánh giá quá trình - Phần 4: Hướng dẫn cải tiến quá trình và xác định khả năng quá trình;

- TCVN 10252-5:2013 (ISO/IEC 15504-5:2012), Đánh giá quá trình - Phần 5: Mô hình đánh giá quá trình vòng đời phần mềm mẫu;

- TCVN 10252-6:2013 (ISO/IEC 15504-6:2013), Đánh giá quá trình - Phần 6: Mô hình đánh giá quá trình vòng đời hệ thống mẫu.

- TCVN 10252-7:2013 (ISO/IEC TR 15504-7:2008), Đánh giá quá trình - Phần 7: Đánh giá sự thuần thục tổ chức;

- TCVN 10252-9:2013 (ISO/IEC TS 15504-9:2011), Đánh giá quá trình - Phần 9: Tóm lược quá trình đích;

- TCVN 10252-10:2013 (ISO/IEC TS 15504-10:2011), Đánh giá quá trình - Phần 10: Mở rộng an toàn;

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH - PHẦN 2: THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ

Information technology – Process assessment - Part 2: Performing an assessment

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến việc đánh giá quá trình và ứng dụng đánh giá quá trình đối với việc cải tiến và xác định khả năng. Tiêu chuẩn này xác định tập tối thiểu các yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá đảm bảo các kết quả đánh giá là khách quan, công bằng, nhất quán, có khả năng lặp lại và đại diện cho các quá trình được đánh giá. Các kết quả của các đánh giá quá trình phù hợp có thể được so sánh khi các phạm vi của các đánh giá được xem là tương đương. Hướng dẫn về vấn đề này, xem TCVN 10252-4 (ISO/IEC 15504-4).

Các yêu cầu đối với đánh giá quá trình được xác định trong tiêu chuẩn này hình thành một cấu trúc:

a) tạo thuận lợi việc tự đánh giá;

b) đưa ra một cơ sở đối với việc sử dụng trong việc xác định khả năng và việc cải tiến quá trình;

c) xét đến bối cảnh trong đó quá trình được đánh giá được thực thi;

d) tạo ra một xếp hạng quá trình;

e) đề cập đến khả năng của quá trình để đạt được mục đích của nó;

f) có thể được áp dụng qua tất cả các lĩnh vực ứng dụng và qui mô tổ chức;

g) có thể đưa ra một tiêu chuẩn đo lường đánh giá khách quan giữa các tổ chức.

CHÚ THÍCH: Bản quyền phát hành: người sử dụng tiêu chuẩn này có thể tự do sao lại tài liệu liên quan như là một phần của mọi mô hình đánh giá quá trình hoặc như là một phần của mọi ví dụ minh chứng về sự phù hợp với tiêu chuẩn này, do đó có thể được sử dụng cho mục đích dự kiến.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

ISO/IEC 12207:1995/Amd.1:2002, Information technology – Software life cycle processes (Công nghệ thông tin – Quá trình vòng đời phần mềm);

TCVN 10252-1 (ISO/IEC 15504-1), Công nghệ thông tin – Đánh giá quá trình – Phần 1: Khái niệm và từ vựng;

ISO/IEC 15288:2002, Systems engineering – System life cycle processes (Thiết kế hệ thống – Quá trình vòng đời hệ thống).

3. Thuật ngữ định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong TCVN 10252-1.

4. Thực hiện đánh giá

4.1. Tổng quan

Mục đích của đánh giá quá trình là để hiểu khả năng của các quá trình được thực thi bởi một tổ chức. Như một kết quả của việc thực thi thành công đánh giá quá trình:

a) thông tin và dữ liệu để mô tả đặc điểm các quá trình được đánh giá được xác định;

b) qui mô các quá trình đạt được mục đích quá trình được xác định.

Điều này trong tiêu chuẩn trình bày các yêu cầu đối với một hoặc nhiều đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn này. Các yêu cầu giúp đảm bảo đầu ra của đánh giá là tự-phù hợp và đưa ra bằng chứng để chứng minh các xếp hạng. Hình 1 chỉ ra sắp xếp lô-gic của các yếu tố chuẩn của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Các mức cao hơn về khả năng có thể đưa ra sự tin cậy lớn hơn để các mục đích công việc nghiệp vụ của một tổ chức được đáp ứng; các mức thấp hơn về khả năng có thể cho biết các nguồn rủi ro tiềm năng.

Hình 1 – Các yếu tố chuẩn trong tiêu chuẩn này

4.2. Quá trình đánh giá

4.2.1. Việc đánh giá phải sắp đặt theo một quá trình đánh giá được lập tài liệu để có khả năng đáp ứng mục đích đánh giá.

4.2.2. Quá trình đánh giá được lập tài liệu phải bao gồm tối thiểu các hoạt động sau đây:

a) Lập kế hoạch – một kế hoạch đối với việc đánh giá phải được phát triển và được lập tài liệu, bao gồm tối thiểu:

1) các đầu vào được yêu cầu được qui định trong tiêu chuẩn này;

2) các hoạt động được thực hiện theo sự sắp đặt việc đánh giá đó;

3) các nguồn lực và lịch biểu được gán cho các hoạt động này;

4) định danh và các trách nhiệm xác định của các bên tham gia trong việc đánh giá đó;

5) tiêu chí để xác minh rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được đáp ứng;

6) một mô tả về các đầu ra việc đánh giá được lập kế hoạch.

b) Thu thập dữ liệu – dữ liệu được yêu cầu cho việc ước lượng các quá trình trong phạm vi của việc đánh giá (xem 4.4.2 c)) và thông tin bổ sung (xem 4.4.2 j)) phải được tập hợp theo một dạng có hệ thống, áp dụng tối thiểu như sau:

1) chiến lược và các kỹ thuật đối với sự lựa chọn, tập hợp, phân tích về dữ liệu và việc điều chỉnh các xếp hạng phải được định danh rõ ràng và phải chứng minh được;

2) sự tương quan phải được thiết lập giữa các quá trình của đơn vị trong tổ chức, được qui định trong phạm vi đánh giá và các yếu tố trong mô hình đánh giá quá trình;

3) mỗi quá trình được định danh trong phạm vi đánh giá phải được đánh giá dựa trên cơ sở bằng chứng khách quan;

4) bằng chứng khách quan được thu thập cho mỗi thuộc tính đối với mỗi quá trình được đánh giá phải đủ khả năng để đáp ứng mục đích và phạm vi đánh giá;

5) việc định danh về bằng chứng khách quan được thu thập phải được ghi lại và được duy trì để đưa ra cơ sở cho việc xác minh về các xếp hạng.

c) Xác nhận dữ liệu hợp lệ - dữ liệu được tập hợp phải được xác minh hợp lệ đối với:

1) xác nhận rằng bằng chứng được tập hợp là khách quan;

2) đảm bảo rằng bằng chứng khách quan là đầy đủ và đại diện để bao trùm phạm vi và mục đích của việc đánh giá đó;

3) đảm bảo rằng dữ liệu như một tổng thể thống nhất.

d) Xếp hạng thuộc tính quá trình – một xếp hạng phải được gán dựa trên cơ sở dữ liệu đã hợp lệ đối với mỗi thuộc tính quá trình:

1) tập các xếp hạng thuộc tính quá trình phải được ghi lại như tóm lược quá trình đối với đơn vị xác định của tổ chức;

2) trong khoảng thời gian việc đánh giá đó, tập xác định các chỉ báo đánh giá trong mô hình đánh giá quá trình phải được sử dụng để hỗ trợ phán xét của đánh giá viên về xếp hạng các thuộc tính quá trình để đưa ra cơ sở cho khả năng có thể lặp lại trên các đánh giá;

3) quá trình tạo-quyết định được sử dụng để tạo từ các phán xét xếp hạng phải được ghi lại;

4) sự truy tìm nguồn gốc phải được duy trì giữa một xếp hạng thuộc tính và bằng chứng khách quan được sử dụng trong việc xác định để xếp hạng;

5) đối với mỗi thuộc tính quá trình được xếp hạng, mối quan hệ giữa các chỉ báo và bằng chứng khách quan phải được ghi lại.

e) Việc báo cáo – các kết quả đánh giá, bao gồm tối thiểu các đầu ra được qui định trong 4.5, phải được lập tài liệu và được báo cáo cho nhà bảo trợ việc đánh giá hoặc cho đại diện được bổ nhiệm của họ.

4.3. Các vai trò và trách nhiệm

4.3.1. Nhà bảo trợ việc đánh giá phải:

a) xác minh rằng cá nhân có trách nhiệm đối với sự phù hợp của việc đánh giá là một đánh giá viên năng lực;

b) đảm bảo rằng các nguồn lực sẵn có để tiến hành việc đánh giá đó;

c) đảm bảo rằng đội đánh giá đã truy cập vào các nguồn lực liên quan.

4.3.2. Đánh giá viên năng lực phải:

a) xác nhận cam kết của nhà bảo trợ để tiếp tục việc đánh giá đó;

b) đảm bảo rằng việc đánh giá được sắp đặt phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

c) đảm bảo rằng các bên tham gia đánh giá được chỉ dẫn dựa trên mục đích, phạm vi và cách tiếp cận của việc đánh giá đó;

d) đảm bảo rằng tất cả các thành viên của đội đánh giá có kiến thức và các kỹ năng thích hợp đối với các vai trò của họ;

e) đảm bảo rằng tất cả các thành viên của đội đánh giá có quyền truy cập tới tài liệu hướng dẫn phù hợp về cách thực hiện các hoạt động đánh giá được xác định;

f) đảm bảo rằng đội đánh giá có các năng lực để sử dụng các công cụ được chọn để hỗ trợ việc đánh giá đó;

g) xác nhận việc nhận kết quả đánh giá có thể phân phát bởi nhà bảo trợ;

h) khi hoàn thành việc đánh giá, xác minh và lập tài liệu phạm vi sự phù hợp của việc đánh giá theo bộ tiêu chuẩn TCVN 10252 (ISO/IEC 15504) (xem 7.4).

4.3.3. Đánh giá viên phải:

a) tiến hành các hoạt động được chỉ định tương ứng với việc đánh giá đó, ví dụ: việc lập kế hoạch chi tiết, tập hợp dữ liệu, xác nhận dữ liệu hợp lệ và báo cáo;

b) xếp hạng các thuộc tính quá trình.

4.4. Xác định đầu vào đánh giá ban đầu

4.4.1. Đầu vào đánh giá phải được xác định trước giai đoạn thu thập dữ liệu của một đánh giá và được phê chuẩn bởi nhà bảo trợ việc đánh giá hoặc bên được ủy quyền của nhà bảo trợ.

4.4.2. Tối thiểu, đầu vào đánh giá phải qui định:

a) định danh của nhà bảo trợ việc đánh giá và mối quan hệ nhà bảo trợ với đơn vị tổ chức đang được đánh giá;

b) mục đích đánh giá;

c) phạm vi đánh giá bao gồm:

1) các quá trình được điều tra trong đơn vị tổ chức;

2) mức khả năng cao nhất được điều tra cho mỗi quá trình riêng trong phạm vi đánh giá;

3) đơn vị tổ chức để triển khai các quá trình;

4) bối cảnh bao gồm:

i) qui mô của đơn vị tổ chức;

ii) lĩnh vực áp dụng của các sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị tổ chức;

iii) các đặc tính chính (ví dụ: qui mô, tính chủ đạo, tính phức tạp và chất lượng) của các sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị tổ chức;

d) cách tiếp cận đánh giá;

e) việc xem xét các ràng buộc đánh giá, tối thiểu:

1) tính sẵn có của các nguồn lực chính;

2) khoảng thời gian tối đa của việc đánh giá đó;

3) các quá trình cụ thể hoặc đơn vị của các tổ chức được loại bỏ khỏi việc đánh giá đó;

4) số lượng và kiểu bằng chứng khách quan được xem xét trong việc đánh giá đó;

5) quyền sở hữu các đầu ra của đánh giá và mọi các giới hạn trên việc sử dụng của họ;

6) các kiểm soát về thông tin là kết quả từ một thỏa thuận bí mật;

f) định danh của mô hình đánh giá quá trình (bao gồm định danh của (các) mô hình tham chiếu quá trình được sử dụng) để đáp ứng các yêu cầu được xác định trong 6.3;

1) nếu (các) mô hình tham chiếu quá trình bao gồm các quá trình thiết kế phần mềm hoặc hệ thống thì mối quan hệ của các quá trình này với ISO/IEC 15288 hoặc ISO/IEC 12207:1995/Amd.1:2002, Phụ lục F phải được xác định;

g) định danh của đánh giá viên năng lực;

h) tiêu chí đối với năng lực của đánh giá viên có trách nhiệm đối với việc đánh giá đó;

i) định danh và các vai trò của các đánh giá, đội đánh giá và nhân viên hỗ trợ đánh giá với các trách nhiệm cụ thể đối với việc đánh giá đó;

j) mọi thông tin bổ sung được tập hợp trong khoảng thời gian việc đánh giá để hỗ trợ cải tiến quá trình hoặc xác định khả năng quá trình, ví dụ: dữ liệu đặc trưng (hoặc các kết quả đo lường) được cần thiết để định lượng khả năng của tổ chức để đáp ứng một mục đích công việc nghiệp vụ nào đó (điều này có thể cũng bao gồm thông tin được chi tiết tại 6.3.5 và chú thích tương ứng).

4.4.3. Mọi thay đổi trong đầu vào đánh giá phải được đồng ý của nhà bảo trợ hoặc bên được ủy quyền của nhà bảo trợ và được lập tài liệu trong bản ghi đánh giá.

4.5. Ghi lại đầu ra của đánh giá

4.5.1. Thông tin thích hợp với việc đánh giá và hỗ trợ sự thông hiểu về đầu ra của việc đánh giá phải được sưu tập và được bao gồm trong bản ghi đánh giá để giữ lại bởi nhà bảo trợ hoặc bên được ủy quyền của họ.

4.5.2. Tối thiểu, bản ghi đánh giá phải bao gồm:

a) ngày tháng của việc đánh giá đó;

b) đầu vào đánh giá;

c) việc định danh về bằng chứng khách quan được thu thập;

d) định danh về quá trình đánh giá được lập tài liệu;

e) tập các tóm lược quá trình là kết quả từ việc đánh giá (ví dụ: một tóm lược đối với mỗi quá trình được đánh giá);

f) việc định danh về mọi thông tin bổ sung được tập hợp trong khoảng thời gian việc đánh giá như được qui định trong 4.4.2 j).

5. Khung đo lường đối với khả năng quá trình

Điều này trong tiêu chuẩn xác định một khung đo lường đối với việc đánh giá về khả năng quá trình. Khả năng quá trình được xác định trên một thang đo phân loại 6 điểm để cho phép khả năng được đánh giá từ đáy của thang đo, Không đầy đủ, thông qua đỉnh của thang đo, Tối ưu. Thang đo đó biểu diễn việc gia tăng khả năng của quá trình được thực thi, từ việc không đạt được mục đích quá trình thông qua đến việc đáp ứng các mục đích công việc nghiệp vụ được lập dự án và hiện tại.

Khung đo lường đưa ra một lược đồ đối với việc sử dụng trong việc mô tả đặc điểm khả năng của một quá trình được thực thi đối với một mô hình đánh giá quá trình.

Trong khung đo lường này, phép đo về khả năng dựa trên cơ sở một tập các thuộc tính quá trình (PA). Mỗi thuộc tính xác định một khía cạnh nào đó về khả năng quá trình. Phạm vi việc đạt được thuộc tính quá trình được mô tả đặc điểm trên một thang đo xếp hạng xác định. Kết hợp việc đạt được thuộc tính quá trình và một nhóm xác định của các thuộc tính quá trình cùng xác định mức khả năng quá trình.

Mặc dù các PA được xác định theo một cách mà chúng có thể được xếp hạng một cách độc lập với mỗi PA khác, điều này hàm ý rằng có các mối quan hệ khác giữa chúng, ví dụ: việc đạt được của một thuộc tính có thể được liên kết đến việc đạt được của một thuộc tính khác trong mức độ khả năng.

CHÚ THÍCH: Việc liệt kê các yếu tố trong các PA không ám chỉ bất kỳ trình tự hoặc ưu tiên nào, mà chỉ đối với việc định danh.

5.1. Mức 0: Quá trình chưa đầy đủ

Quá trình không được thực thi hoặc không đủ khả năng để đạt được mục đích quá trình của nó.

Tại mức này có ít hoặc không có bằng chứng về bất kỳ việc đạt được có hệ thống của mục đích quá trình.

5.2. Mức 1: Quá trình được thực hiện

Quá trình được thực thi đạt được mục đích quá trình của nó.

Thuộc tính sau đây của quá trình chứng minh việc đạt được của mức này:

5.2.1. PA 1.1 Thuộc tính hiệu năng quá trình

Thuộc tính hiệu năng quá trình là một phép đo về qui mô mà mục đích quá trình đạt được. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) quá trình đạt được các kết quả được xác định của nó.

5.3. Mức 2: Quá trình được quản lý

Quá trình được thực hiện mô tả trước đó bây giờ được thực thi theo một kiểu cách được quản lý (được lập kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh) và các sản phẩm công tác của nó được thiết lập một cách thích hợp, được kiểm soát và được duy trì.

Các thuộc tính sau đây của quá trình, cùng với các thuộc tính xác định trước đó, chứng minh việc đạt được của mức này.

5.3.1. PA 2.1 Thuộc tính quản lý hiệu năng

Thuộc tính quản lý hiệu năng là một phép đo về qui mô mà hiệu năng của quá trình được quản lý. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) các mục tiêu đối với hiệu năng của quá trình được định danh;

b) hiệu năng của quá trình được lập kế hoạch và được kiểm tra;

c) hiệu năng của quá trình được điều chỉnh để đáp ứng các kế hoạch;

d) trách nhiệm và quyền hạn đối với việc thực hiện quá trình được xác định, được gán và được truyền đạt;

e) các nguồn lực và thông tin cần thiết đối với việc thực hiện quá trình được định danh, tạo sẵn có, được cấp phát và được sử dụng;

f) các giao diện giữa các bên liên quan được quản lý để đảm bảo cả truyền thông hiệu quả và cũng như bổ nhiệm trách nhiệm rõ ràng.

5.3.2. PA 2.2 Thuộc tính quản lý sản phẩm công tác

Thuộc tính quản lý sản phẩm công tác là một phép đo về qui mô mà các sản phẩm công tác được tạo bởi quá trình được quản lý một cách thích hợp. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) các yêu cầu đối với các sản phẩm công tác của quá trình được xác định;

b) các yêu cầu đối với việc lập tài liệu và kiểm soát của các sản phẩm công tác được xác định;

c) các sản phẩm công tác được định danh một cách thích hợp, được lập tài liệu và kiểm soát;

d) các sản phẩm công tác được soát xét phù hợp với các sắp đặt được lập kế hoạch và được điều chỉnh khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu.

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu đối với việc lập tài liệu và kiểm soát của các sản phẩm công tác có thể bao gồm các yêu cầu đối với việc định danh về các thay đổi và tình trạng soát xét, phê chuẩn và phê chuẩn lại của các sản phẩm công tác và đối với việc tạo ra các phiên bản liên quan của các sản phẩm công tác có thể áp dụng sẵn có tại các điểm sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Các sản phẩm công tác được đề cập tới trong Điều này là kết quả từ việc đạt được của các kết quả quá trình.

5.4. Mức 3: Quá trình được thiết lập

Quá trình được quản lý mô tả trước đó bây giờ được thực thi có sử dụng một quá trình được xác định để có khả năng đạt được các kết quả quá trình của nó.

Các thuộc tính sau đây của quá trình, cùng với các thuộc tính xác định trước đó, chứng minh việc đạt được của mức này.

5.4.1. PA 3.1 Thuộc tính xác định quá trình

Thuộc tính xác định quá trình là một phép đo về qui mô mà một quá trình tiêu chuẩn được duy trì để hỗ trợ việc triển khai quá trình được xác định. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) một quá trình tiêu chuẩn, bao gồm các hướng dẫn căn chỉnh thích hợp, được xác định để mô tả các yếu tố căn bản phải được kết hợp thành một quá trình được xác định;

b) trình tự và sự tương tác của quá trình tiêu chuẩn với các quá trình khác được xác định;

c) các năng lực và vai trò được yêu cầu đối với việc thực hiện một quá trình được định danh như là một phần của quá trình tiêu chuẩn;

d) hạ tầng yêu cầu và môi trường công tác đối với việc thực hiện một quá trình được định danh như là một phần của quá trình tiêu chuẩn;

e) các phương pháp phù hợp đối với việc kiểm tra tính hiệu quả và tính ổn định của quá trình được xác định.

CHÚ THÍCH: Một quá trình tiêu chuẩn có thể được sử dụng khi triển khai một quá trình được xác định, trong trường hợp đó các hướng dẫn căn chỉnh là không cần thiết.

5.4.2. PA 3.2 Thuộc tính triển khai quá trình

Thuộc tính triển khai quá trình là một phép đo về qui mô mà quá trình tiêu chuẩn được triển khai một cách hiệu quả như một quá trình được xác định để đạt được các kết quả quá trình của nó. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) một quá trình xác định được triển khai dựa trên cơ sở một quá trình tiêu chuẩn được lựa chọn thích hợp và/hoặc được căn chỉnh;

b) các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn được yêu cầu đối với việc thực hiện quá trình xác định được gán và truyền đạt;

c) cá nhân thực hiện quá trình xác định có năng lực về cơ sở của kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo thích hợp;

d) các nguồn lực được yêu cầu và thông tin cần thiết đối với việc thực hiện quá trình được xác định được tạo sẵn, được cấp phát và được sử dụng;

e) hạ tầng yêu cầu và môi trường công tác đối với việc thực hiện quá trình xác định được tạo sẵn, được quản lý và được duy trì;

f) dữ liệu thích hợp được tập hợp và được phân tích như một cơ sở đối với việc thông hiểu hành vi của và để chứng minh tính ổn định và tính hiệu quả của quá trình và để ước lượng nơi cải tiến liên tục của quá trình có thể được tạo.

CHÚ THÍCH: Các kết quả năng lực từ một kết hợp tri thức, các kỹ năng và các thuộc tính cá nhân mà giành được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.

5.5. Mức 4: Quá trình có thể dự đoán

Quá trình được thiết lập mô tả trước đó bây giờ hoạt động trong các giới hạn được xác định để đạt được các kết quả quá trình của nó.

Các thuộc tính sau đây của quá trình, cùng với các thuộc tính xác định trước đó, chứng minh việc đạt được của mức này.

5.5.1. PA 4.1 Thuộc tính đo lường quá trình

Thuộc tính đo lường quá trình là một phép đo về qui mô các kết quả đo lường được sử dụng để đảm bảo rằng hiệu năng của quá trình hỗ trợ việc đạt được của các mục tiêu hiệu năng quá trình liên quan trong việc hỗ trợ của các mục đích công việc nghiệp vụ được xác định. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) các nhu cầu thông tin quá trình trong việc hỗ trợ của các mục đích công việc nghiệp vụ xác định liên quan được thiết lập;

b) các mục tiêu đo lường quá trình nảy sinh từ các nhu cầu thông tin quá trình;

c) các mục tiêu định lượng đối với hiệu năng quá trình trong việc hỗ trợ của các mục đích công việc nghiệp vụ liên quan được thiết lập;

d) các phép đo và tần suất đo lường được định danh và được xác định tuyến tính với các mục tiêu đo lường quá trình và các mục tiêu định lượng đối với hiệu năng quá trình;

e) các kết quả đo lường được tập hợp, phân tích và báo cáo để kiểm tra qui mô các mục tiêu định lượng đối với hiệu năng quá trình được đáp ứng;

f) các kết quả đo lường được sử dụng để mô tả đặc điểm hiệu năng quá trình.

CHÚ THÍCH 1: Nhu cầu thông tin thường phản ánh quản lý, kỹ thuật, dự án, quá trình hoặc các nhu cầu sản phẩm.

CHÚ THÍCH 2: Các phép đo có thể là hoặc các phép đo quá trình hoặc các phép đo sản phẩm hoặc cả hai.

5.5.2. PA 4.2 Thuộc tính kiểm soát quá trình

Thuộc tính kiểm soát quá trình là một phép đo về qui mô mà quá trình được quản lý một cách định lượng để tạo ra một quá trình ổn định, có khả năng và có thể dự đoán trong các giới hạn xác định. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) các kỹ thuật phân tích và kiểm soát được xác định và được áp dụng khi có thể;

b) các giới hạn kiểm soát về thay đổi được thiết lập đối với hiệu năng quá trình bình thường;

c) dữ liệu đo lường được phân tích đối với các nguyên nhân thay đổi đặc biệt;

d) các hành động khắc phục được tiến hành để đề cập đến các nguyên nhân thay đổi đặc biệt;

e) các giới hạn kiểm soát được thiết lập lại (khi cần thiết) hành động khắc phục tiếp theo.

5.6. Mức 5: Quá trình tối ưu

Quá trình có thể dự đoán mô tả trước đó được cải tiến liên tục để đáp ứng các mục đích công việc nghiệp vụ liên quan được lập dự án và hiện tại.

Các thuộc tính sau đây của quá trình, cùng với các thuộc tính xác định trước đó, chứng minh việc đạt được của mức này.

5.6.1. PA 5.1 Thuộc tính đổi mới quá trình

Thuộc tính đổi mới quá trình là một phép đo về qui mô mà các thay đổi đối với quá trình được định danh từ việc phân tích về các nguyên nhân chung về thay đổi theo hiệu năng và từ các điều tra về các cách tiếp cận đổi mới đối với việc xác định và triển khai của quá trình. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) các mục tiêu cải tiến quá trình đối với quá trình được xác định để hỗ trợ các mục đích công việc nghiệp vụ liên quan;

b) dữ liệu thích hợp được phân tích để định danh các nguyên nhân chung của các thay đổi theo hiệu năng quá trình;

c) dữ liệu thích hợp được phân tích để định danh các cơ hội đối với qui phạm thực hành tốt nhất và sự đổi mới;

d) các cơ hội cải tiến nảy sinh từ các công nghệ mới và các khái niệm quá trình được định danh;

e) chiến lược thực thi được thiết lập để đạt được các mục tiêu cải tiến quá trình.

5.6.2. PA 5.2 Thuộc tính tối ưu hóa quá trình

Thuộc tính tối ưu hóa quá trình là một phép đo về qui mô mà các thay đổi đối với việc xác định, quản lý và hiệu năng của quá trình dẫn đến tác động hiệu quả để đạt được các mục tiêu cải tiến quá trình liên quan. Như một kết quả của việc đạt được đầy đủ về thuộc tính này:

a) tác động của tất cả các thay đổi đề nghị được đánh giá so với các mục tiêu của quá trình được xác định và quá trình tiêu chuẩn;

b) việc thực thi của tất cả các thay đổi đã thỏa thuận được quản lý để đảm bảo rằng mọi sự phá vỡ đối với hiệu năng quá trình được thông hiểu và dựa vào để hành động;

c) tính hiệu quả của thay đổi quá trình dựa trên cơ sở của hiệu năng thực tế được ước lượng so với các yêu cầu sản phẩm được xác định và các mục tiêu quá trình để xác định kết quả nào là do các nguyên nhân chung hoặc do các nguyên nhân đặc biệt.

5.7. Xếp hạng các thuộc tính quá trình

5.7.1. Thang đo xếp hạng thuộc tính quá trình

Phạm vi việc đạt được của một thuộc tính quá trình được đo bằng việc sử dụng một thang đo thứ tự của đo lường như được xác định bên dưới.

5.7.2. Xếp hạng các giá trị thuộc tính quá trình

Thang đo xếp hạng có thứ tự được xác định sau đây phải được sử dụng để thể hiện các mức của việc đạt được của các thuộc tính quá trình.

N Chưa đạt được

Có ít hoặc không có bằng chứng về việc đạt được của thuộc tính xác định trong quá trình được đánh giá.

P Đạt được một phần

Có một số bằng chứng về một cách tiếp cận và một số đạt được thuộc tính xác định trong quá trình được đánh giá. Một số khía cạnh của việc đạt được thuộc tính có thể không dự đoán được.

L Đạt được ở mức độ lớn

Có bằng chứng về một cách tiếp cận hệ thống và đạt được đáng kể thuộc tính xác định trong quá trình được đánh giá. Một số điểm yếu liên quan đến thuộc tính này có thể tồn tại trong quá trình được đánh giá.

F Đạt được đầy đủ

Có bằng chứng về một cách tiếp cận hệ thống và đầy đủ và đạt được đầy đủ thuộc tính xác định trong quá trình được đánh giá. Không có điểm yếu đáng kể nào liên quan đến thuộc tính này tồn tại trong quá trình được đánh giá.

Các điểm có thứ tự được xác định ở trên phải được thông hiểu về thang đo phần trăm biểu diễn qui mô của việc đạt được.

Các giá trị tương ứng phải là:

N

P

L

F

Không đạt được

Đạt được một phần

Đạt được ở mức độ lớn

Đạt được đầy đủ

0 tới 15 % việc đạt được

> 15 % tới 50 % việc đạt được

> 50 % tới 85 % việc đạt được

> 85 % tới 100 % việc đạt được

5.7.3. Xếp hạng thuộc tính quá trình

Mỗi thuộc tính quá trình phải được xếp hạng bằng việc sử dụng thang đo xếp hạng có thứ tự được xác định ở trên. Một quá trình phải được đánh giá và bao gồm mức khả năng cao nhất được xác định trong phạm vi đánh giá.

CHÚ THÍCH: Tập các xếp hạng thuộc tính quá trình đối với một quá trình tạo một tóm lược quá trình đối với các quá trình đó. Đầu ra của một đánh giá bao gồm tập các tóm lược quá trình đối với tất cả các quá trình được đánh giá.

5.7.4. Việc tham chiếu của các xếp hạng thuộc tính quá trình

Mỗi xếp hạng thuộc tính quá trình phải cho trước một thẻ định danh để ghi lại tên quá trình và thuộc tính quá trình được đánh giá.

CHÚ THÍCH: Các xếp hạng có thể được biểu diễn theo mọi định dạng, như một ma trận hoặc như là một phần của cơ sở dữ liệu, được đưa ra để biểu diễn cho phép việc định danh các xếp hạng riêng theo lược đồ tham chiếu này.

5.8. Mô hình mức khả năng quá trình

5.8.1. Việc đạt được các mức khả năng quá trình

Mức khả năng đạt được bởi một quá trình phải được nảy sinh từ các xếp hạng thuộc tính quá trình đối với quá trình theo mô hình mức khả năng quá trình được xác định trong Bảng 1.

CHÚ THÍCH: Mục đích của yêu cầu này là để đảm bảo tính thống nhất về ý nghĩa khi một mức khả năng quá trình được trích dẫn đối với một quá trình.

6. Các mô hình đối với đánh giá quá trình

6.1. Giới thiệu

Điều này trong tiêu chuẩn trình bày các yêu cầu phải được đáp ứng bởi các mô hình quá trình được sử dụng để hỗ trợ đánh giá quá trình. Một mô hình đánh giá quá trình phải được dựa trên cơ sở một nguồn tham chiếu phù hợp của các xác định quá trình – một mô hình tham chiếu quá trình như được mô tả trong 6.2. Các yêu cầu cần được đáp ứng bởi một mô hình đánh giá quá trình để khẳng định sự phù hợp thông qua mối quan hệ của nó với một mô hình tham chiếu quá trình cụ thể hoặc các mô hình được xác định trong 6.3. Các yêu cầu đối với sự phù hợp của mô hình đánh giá quá trình cho phép việc so sánh về các đầu ra từ các đánh giá trên cùng một mô hình tham chiếu quá trình, bằng việc sử dụng các mô hình đánh giá quá trình khác nhau.

6.2. Các mô hình tham chiếu quá trình

6.2.1. Giới thiệu

Điều này trong tiêu chuẩn trình bày các yêu cầu đối với một mô hình tham chiếu quá trình.

Bảng 1 – Các xếp hạng mức khả năng

Thang đo

Thuộc tính quá trình

Xếp hạng

Mức 1

Hiệu năng quá trình

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức 2

Hiệu năng quá trình

Quản lý hiệu năng

Quản lý sản phẩm công tác

Đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức 3

Hiệu năng quá trình

Quản lý hiệu năng

Quản lý sản phẩm công tác

Xác định quá trình

Triển khai quá trình

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức 4

Hiệu năng quá trình

Quản lý hiệu năng

Quản lý sản phẩm công tác

Xác định quá trình

Triển khai quá trình

Đo lường quá trình

Kiểm soát quá trình

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức 5

Hiệu năng quá trình

Quản lý hiệu năng

Quản lý sản phẩm công tác

Xác định quá trình

Triển khai quá trình

Đo lường quá trình

Kiểm soát quá trình

Đổi mới quá trình

Tối ưu quá trình

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

Mức độ lớn hoặc đầy đủ

6.2.2. Mục đích và phạm vi mô hình tham chiếu quá trình

Các mô hình tham chiếu quá trình đưa ra cơ chế mà nhờ đó các mô hình đánh giá quá trình được xác định liên quan đến khung đo lường được xác định bởi tiêu chuẩn này (xem Hình 1). Một mô hình tham chiếu quá trình được xác định bên ngoài tiêu chuẩn này và đưa ra cơ sở cho một hoặc nhiều mô hình đánh giá quá trình. (các) Mô hình đánh giá quá trình được dựa trên cơ sở các mô tả quá trình được đưa ra trong các mô hình tham chiếu quá trình. Để đảm bảo rằng các kết quả đánh giá có thể chuyển dịch được thành một tóm lược quá trình bộ tiêu chuẩn TCVN 10252 (ISO/IEC 15504) trong một dạng có khả năng lặp lại và tin cậy, các mô hình tham chiếu quá trình phải tuân theo các yêu cầu nào đó.

6.2.3. Yêu cầu đối với các mô hình tham chiếu quá trình

6.2.3.1. Mô hình tham chiếu quá trình phải bao gồm:

a) một khai báo về phạm vi lĩnh vực của mô hình tham chiếu quá trình;

b) một mô tả, đáp ứng các yêu cầu của 6.2.4 trong tiêu chuẩn này, của các quá trình trong phạm vi của mô hình tham chiếu quá trình;

c) một mô tả về mối quan hệ giữa mô hình tham chiếu quá trình và bối cảnh dự kiến của việc sử dụng;

d) một mô tả về mối quan hệ giữa các quá trình được xác định bên trong mô hình tham chiếu quá trình.

6.2.3.2. Mô hình tham chiếu quá trình phải lập tài liệu cộng đồng quan tâm của mô hình và các hành động được tiến hành để đạt được sự đồng thuận trong cộng đồng quan tâm đó:

a) cộng đồng quan tâm liên quan phải được mô tả đặc điểm và được qui định;

b) phạm vi việc đạt được về đồng thuận phải được lập tài liệu;

c) nếu không hành động nào được tiến hành để đạt được đồng thuận, một tuyên bố đối với ảnh hưởng này phải được lập tài liệu.

6.2.3.3. Các quá trình được xác định trong một mô hình tham chiếu quá trình phải có các mô tả quá trình và định danh duy nhất.

CHÚ THÍCH: Mọi yếu tố được bao gồm trong một mô hình tham chiếu quá trình mà không được bao gồm trong Điều này được coi là tham khảo.

6.2.4. Mô tả quá trình

Các yếu tố căn bản của một mô hình tham chiếu quá trình là các mô tả của các quá trình trong phạm vi của mô hình. Các mô tả quá trình trong mô hình tham chiếu quá trình kết hợp một tuyên bố về mục đích của quá trình mô tả một mức cao các mục tiêu tổng thể của việc thực hiện quá trình đó, cùng với tập các kết quả chứng minh việc đạt được mục đích quá trình một cách thành công. Các mô tả quá trình này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) một quá trình phải được mô tả về mặt mục đích và các kết quả của nó;

b) trong mọi mô tả quá trình tập các kết quả quá trình phải cần và đủ để đạt được mục đích của quá trình;

c) các mô tả quá trình phải làm sao để không khía cạnh nào của khung đo lường như được mô tả trong Điều 5 của tiêu chuẩn này vượt quá mức 1 được bao gồm hoặc hàm chứa.

Một tuyên bố kết quả mô tả một trong các điều sau đây:

- việc sản xuất của một sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp;

- một thay đổi đáng kể về trạng thái;

- việc đáp ứng về các ràng buộc được qui định, ví dụ: các yêu cầu, các mục đích v.v.

6.3. Các mô hình đánh giá quá trình

6.3.1. Giới thiệu

Một mô hình đánh giá quá trình liên quan đến một hoặc nhiều các mô hình tham chiếu quá trình. Nó hình thành cơ sở đối với việc thu thập về bằng chứng và xếp hạng của khả năng quá trình.

Một mô hình đánh giá quá trình đưa ra một quan sát hai-chiều về khả năng quá trình. Theo một chiều kích, nó mô tả một tập các thực thể quá trình liên quan đến các quá trình được xác định trong (các) mô hình tham chiếu quá trình cụ thể; điều này được gọi là chiều kích quá trình. Theo chiều kích khác, mô hình đánh giá quá trình mô tả các khả năng liên quan đến các mức khả năng quá trình và các thuộc tính quá trình được xác định trong tiêu chuẩn này; điều này được gọi là mức độ khả năng. Mối quan hệ được chỉ ra theo biểu đồ trong Hình 2 (chiều kích quá trình trên trục X và mức độ khả năng trên trục Y).

Hình 2 – Các mối quan hệ mô hình đánh giá quá trình

Để đảm bảo rằng các kết quả đánh giá có thể chuyển dịch thành một tóm lược quá trình bộ tiêu chuẩn TCVN 10252 (ISO/IEC 15504) theo một dạng có khả năng lặp lại và tin cậy, các mô hình đánh giá quá trình phải tuân theo các yêu cầu nào đó. Một mô hình đánh giá quá trình phải bao gồm một xác định về mục đích của nó, phạm vi và các yếu tố của nó; ánh xạ của nó tới khung đo lường và (các) mô hình tham chiếu quá trình được qui định; và một cơ chế đối với việc thể hiện nhất quán các kết quả.

Một mô hình đánh giá quá trình được xem xét phù hợp đối với mục đích của việc đánh giá khả năng quá trình bởi việc tuân theo 6.3.2, 6.3.3 và 6.3.4.

6.3.2. Phạm vi mô hình đánh giá quá trình

6.3.2.1. Một mô hình đánh giá quá trình phải liên quan đến ít nhất một quá trình từ (các) mô hình tham chiếu quá trình được qui định.

6.3.2.2. Một mô hình đánh giá quá trình phải đề cập, đối với một quá trình cho trước, tất cả hoặc một tập con liên tục, của các mức (bắt đầu tại mức 1) của khung đo lường đối với khả năng quá trình cho mỗi của các quá trình trong phạm vi của nó.

CHÚ THÍCH: Nên có thể cho phép đối với một mô hình, ví dụ: để đề cập duy nhất mức 1 hoặc để đề cập các mức 1, 2 và 3, mà không được phép đề cập các mức 2 và 3 mà không có mức 1.

6.3.2.3. Một mô hình đánh giá quá trình phải khai báo phạm vi của nó về thông tin bao trùm về mặt:

a) (các) mô hình tham chiếu quá trình đã lựa chọn;

b) các quá trình đã lựa chọn được lấy từ (các) mô hình tham chiếu quá trình;

c) các mức khả năng được chọn từ khung đo lường.

6.3.3. Các chỉ báo mô hình đánh giá quá trình

Một mô hình đánh giá quá trình phải được dựa trên cơ sở một tập các chỉ báo để đề cập một cách rõ ràng đến các mục đích và kết quả, như được xác định trong mô hình tham chiếu quá trình được chọn, về tất cả các quá trình trong phạm vi của mô hình đánh giá quá trình; và để chứng minh việc đạt được của các thuộc tính quá trình trong phạm vi mức khả năng của mô hình đánh giá quá trình. Các chỉ báo tập trung chú ý trên việc thực thi của các quá trình trong phạm vi của mô hình.

6.3.4. Việc ánh xạ các mô hình đánh giá quá trình sang các mô hình tham chiếu quá trình

Một mô hình đánh giá quá trình phải đưa ra một ánh xạ rõ ràng từ các yếu tố liên quan của mô hình sang các quá trình của mô hình tham chiếu quá trình được chọn và sang các thuộc tính quá trình liên quan của khung đo lường.

Việc ánh xạ phải đầy đủ và rõ ràng. Việc ánh xạ của các chỉ báo trong mô hình đánh giá quá trình phải là:

a) các mục đích và kết quả của các quá trình trong mô hình tham chiếu quá trình được quy định;

b) các thuộc tính quá trình (bao gồm tất cả các kết quả của các đạt được liệt kê đối với mỗi thuộc tính quá trình) trong khung đo lường.

Điều này cho phép các mô hình đánh giá quá trình có cấu trúc khác nhau được liên quan đến cùng mô hình tham chiếu quá trình.

6.3.5. Thể hiện về các kết quả đánh giá

Một mô hình đánh giá quá trình phải đưa ra một cơ chế chính thức và có thể xác minh đối với việc biểu diễn các kết quả của một đánh giá như một tập các xếp hạng thuộc tính quá trình đối với mỗi quá trình được chọn từ (các) mô hình tham chiếu quá trình được qui định.

CHÚ THÍCH: Việc thể hiện về các kết quả có thể liên quan một phép chuyển dịch trực tiếp của các xếp hạng mô hình đánh giá quá trình sang một tóm lược quá trình như được xác định trong tiêu chuẩn này hoặc phép biến đổi của dữ liệu được tập hợp trong khoảng thời gian việc đánh giá (có thể bao gồm thông tin bổ sung) thông qua phán xét chi tiết hơn của đánh giá viên.

7. Cơ chế đối với việc xác minh tính phù hợp

7.1. Giới thiệu

Điều này có liên quan đến các cơ chế được sử dụng để xác minh các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải hoàn thành.

Có ba kiểu phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này:

- sự phù hợp của các mô hình tham chiếu quá trình;

- sự phù hợp của các mô hình đánh giá quá trình;

- sự phù hợp của các quá trình đánh giá.

Tính phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được xác minh bởi:

- tự khai báo (bên thứ nhất);

- một bên thứ hai;

- một bên thứ ba.

7.2. Việc xác minh tính phù hợp của các mô hình tham chiếu quá trình

Do một mô hình tham chiếu quá trình có thể là tài liệu được tạo bởi một cộng đồng quan tâm hoặc một tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế liên quan hoặc đặc tả sẵn có công khai, nên việc xác minh về qui mô mà các mô hình như vậy đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thông qua hoặc chứng minh về tính phù hợp hoặc chứng minh về sự tuân thủ.

Bên thực hiện việc xác minh tính phù hợp phải đạt được bằng chứng khách quan để mô hình tham chiếu quá trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Điều 6.2 của tiêu chuẩn này. Bằng chứng khách quan về sự phù hợp phải được giữ lại.

CHÚ THÍCH 1: Tính phù hợp được đáp ứng bởi một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ về các yêu cầu được qui định. Sự tuân thủ được gắn kết với các yêu cầu này được bao gồm trong các tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo kỹ thuật hoặc các tóm lược tiêu chuẩn quốc tế (ISP) (ví dụ: các mô hình tham chiếu và các phương pháp luận).

CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này không dự định được sử dụng trong mọi lược đồ đối với chứng nhận/đăng ký về khả năng quá trình của một tổ chức.

7.3. Việc xác minh tính phù hợp của các mô hình đánh giá quá trình

Bên thực hiện việc xác minh đạt được bằng chứng khách quan rằng mô hình đánh giá quá trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Điều 6.3 của tiêu chuẩn này. Bằng chứng khách quan về sự phù hợp phải được giữ lại.

7.4. Việc xác minh tính phù hợp của các quá trình đánh giá

Bên thực hiện việc xác minh phải đảm bảo rằng việc đánh giá phù hợp với các yêu cầu được tuyên bố trong Điều 4 của tiêu chuẩn này. Bằng chứng khách quan về sự phù hợp phải được giữ lại.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ định nghĩa

4. Thực hiện đánh giá

4.1 Tổng quan

4.2 Quá trình đánh giá

4.3 Các vai trò và trách nhiệm

4.4 Xác định đầu vào và đánh giá ban đầu

4.5 Ghi lại đầu ra của đánh giá

5. Khung đo lường đối với khả năng quá trình

5.1 Mức 0: Quá trình chưa đầy đủ

5.2 Mức 1: Quá trình được thực hiện

5.3 Mức 2: Quá trình được quản lý

5.4 Mức 3: Quá trình được thiết lập

5.5 Mức 4: Quá trình có thể dự đoán

5.6 Mức 5: Quá trình tối ưu

5.7 Xếp hạng các thuộc tính quá trình

5.8 Mô hình mức khả năng quá trình

6. Các mô hình đối với đánh giá quá trình

6.1 Giới thiệu

6.2 Các mô hình tham chiếu quá trình

6.3 Các mô hình đánh giá quá trình

7. Cơ chế đối với việc xác minh tính phù hợp

7.1 Giới thiệu

7.2 Việc xác minh tính phù hợp của các mô hình tham chiếu quá trình

7.3 Việc xác minh tính phù hợp của các mô hình đánh giá quá trình

7.4 Việc xác minh tính phù hợp của các quá trình đánh giá

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi