Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6259-4:2003 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Trang bị điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6259-4:2003

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6259-4:2003 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Phần 4: Trang bị điện
Số hiệu:TCVN 6259-4:2003Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông
Ngày ban hành:31/12/2003Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6259-4:2003

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP - PHẦN 4: TRANG BỊ ĐIỆN

Rules for the classification and construction of sea-going steel ships - Part: Electrical installations

 

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định chung

1.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Những yêu cầu ở Phần này áp dụng cho thiết bị điện và dây dẫn dùng trên tàu thủy (sau đây gọi là "trang bị điện").

2. Đối với trang bị điện trên các tàu nh, các tàu có vùng hoạt động biển hạn chế và các tàu đánh cá, việc áp dụng những yêu cầu của Phần này có thể được Đăng kiểm chấp nhận thay đổi từng phần phù hợp với những yêu cầu của Chương 6, trừ những vấn đ có liên quan đến bảo vệ tránh gây tổn thương, cháy và các nguy hiểm khác do điện gây ra.

1.1.2. Thay thế tương đương

thể chấp nhn trang bị điện không hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của Phần này, nếu có lý do xác đáng và được Đăng kiểm chấp nhn tương đương với những quy định nêu trong Phần này.

1.1.3. Trang bị điện có đc điểm thiết kế kiểu mới

Đối với trang bị điện được chế tạo hoặc lắp đặt có đặc điểm thiết kế kiểu mới thì Đăng kiểm có thể chấp thuận việc áp dụng những yêu cầu thích hợp của Phần này ti mức có thể được kèm theo những yêu cầu bổ sung nêu trong thiết kế và quy trình thử khác với yêu cầu đã nêu ở Phần này. Trong trường hợp này, Đăng kiểm chấp nhận trang bị đó nếu chúng được chứng minh phù hợp với mục đích sử dụng và có thể duy trì hoạt động của thiết bị động lực và đảm bảo an toàn cho con người và tàu đến mức mà Đăng kiểm thấy thỏa mãn.

1.1.4. Tàu khách

Thiết bị điện của tàu khách phải phù hợp với những yêu cầu của Phần 8-F và các yêu cầu tương ứng của Phần này.

1.1.5. Thuật ngữ và Định nghĩa

Trong Phần này sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa sau đây:

(1) Vùng nguy hiểm: Là vùng hoặc không gian có chứa các chất dễ cháy hoặc dễ nổ và ở đó từ các chất này cũng dễ sinh ra khí hoặc hơi dễ cháy hoặc d nổ.

(2) Cắt chọn lọc: Là sự bố trí sao cho chỉ có thiết bị bảo vệ gần điểm hư hng nhất được mở tự động nhm duy trì nguồn cung cấp năng lượng cho phần còn lại của mạch âm thanh khi xuất hiện hư hng ở mạch có các thiết bị bảo vệ được mắc nối tiếp.

(3) Ct ưu tiên : Là sự bố trí sao cho các thiết bị bảo vệ các mạch không quan trọng được mở tự động để bảo toàn nguồn cấp năng lượng cho các thiết bị quan trọng khi bất kỳ một máy phát nào bị quá ti hoặc tương tự.

(4) Điu kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường : Là điều kiện mà ở đó tàu nói chung, máy móc, thiết bị phục vụ, phương tiện và thiết bị trợ giúp hệ động lực, khả năng lái, hàng hải an toàn, sự an toàn phòng cháy và ngập nước, thông tin tín hiệu nội bộ và bên ngoài, các phương tiện thoát thân và tời xung sự c cũng như các điều kiện tiện lợi phục vụ sinh hoạt cho con người làm việc bình thường và đúng chức năng.

(5) Điều kiện sự cố: Là điều kiện mà ở đó tất cả các thiết bị phục vụ cần thiết cho điều kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường không làm việc do hư hỏng nguồn đin chính.

(6) Nguồn đin chính: Là nguồn cấp điện cho bảng điện chính để phân phối cho tất cả các thiết bị phục vụ cần thiết để duy trì tàu ở điều kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường.

(7) Trạm phát điện chính: Là không gian mà ở đó đt nguồn điện chính.

(8) Bảng điện chính: Là bảng điện được cấp điện trực tiếp bằng nguồn điện chính và dùng để phân phối điện năng cho các thiết bị phục vụ tàu.

(9) Ngun điện sự cố: Là nguồn điện dùng để cấp điện cho bng điện sự cố khi mất nguồn điện chính.

(10) Bảng điện sự cố: Là bảng điện mà trong điều kiện hư hỏng hệ thống cấp nguồn điện chính thì nó được cấp điện trực tiếp bằng nguồn điện sự cố hoặc nguồn điện sự cố tạm thời và dùng để phân phối điện năng cho các thiết bị phục vụ sự cố.

(11) Thiết bị điện có kiểu hoc có bảo vệ “n”: Là thiết thiết bị mà trong điều kiện làm việc bình thường không thể đánh la ra môi trường khí dễ nổ bao quanh và cũng không d bị hư hỏng do đánh lửa.

(12) IEC (International Electrotechnical Commission): y ban điện Quốc tế.

1.1.6. Bn vẽ và các tài liệu kỹ thuật

Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như nêu dưới đây cần phải được trình duyệt. Nếu thấy cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu trình bổ sung các bản vẽ và các tài liệu khác ngoài các bản vẽ và tài liệu đưa ra dưới đây.

Bn vẽ:

(1) Bản vẽ lắp ráp chi tiết các máy phát, động cơ và các khớp nối điện từ dùng cho thiết bị điện chân vịt. Trong đó có ghi rõ công suất, kích thước chính, vật liệu sử dụng chính và trọng lượng;

(2) Sơ đ nguyên lý và thuyết minh các cơ cấu điều khiển thiết bị điện chân vịt;

(3) Bản vẽ lắp ráp chi tiết các máy phát (chính, phụ, sự cố) có công suất từ 100 kW trở lên (hoặc kVA). Trong đó có ghi rõ công suất, kích thước chính, vật liệu được dùng chính và trọng lượng;

(4) Bản vẽ bố trí (trong đó ghi rõ đặc điểm kỹ thuật của các bộ phận chính như: các bộ ngt mạch, cầu chì, dụng cụ đo và cáp điện) và sơ đồ nguyên lý của bảng điện chính và bảng điện sự cố;

(5) Bản vẽ bố trí thiết bị điện và lắp đt cáp điện;

(6) Sơ đồ h thống đi dây. Trong đó ghi rõ: dòng điện làm việc bình thường, dòng điện định mức, dòng ngn mạch có thể xy ra trong mạch, sụt áp đường dây, kiểu cáp điện, kích thước cáp điện, trị số và dải điều chnh ca các bộ ngt mạch, các cầu chì và công tc, và khả năng ngt của các bộ ngt mạch và cầu chì.

Tài liệu :

(1) Thuyết minh hệ thống điện chân vịt;

(2) Bn tính nguồn điện;

(3) Danh mục chi tiết thiết bị điện áp cao (kể cả điện áp thử độ bền chất cách điện);

(4) Sơ đồ các không gian nguy hiểm và danh mục các thiết bị điện được lắp đặt ở đó (ch áp dụng đối với tàu dầu, các tàu chở xô khí hóa lỏng và các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm).

1.1.7. Điều kiện môi trường

1. Trừ khi có quy định khác, yêu cu phải áp dụng điều kiện môi trường như nêu ở Bảng 4/1.14/1.2 cho việc thiết kế, lựa chọn và b trí các trang bị điện đ chúng làm việc có hiệu quả.

2 .Thiết bị điện phi đảm bảo làm việc tt khi có chấn động xy ra trong lúc chúng đang làm việc bình thường.

Bng 4/1.1 Nhiệt độ môi trường

Không khí

Nơi đặt, bố trí

Nhiệt độ (°C)

Trong không gian kín

0 đến 45

Trong không gian có nhiệt độ lớn hơn 45°C và nhỏ hơn 0°C

Tùy theo các điều kiện của v trí cụ thể

Trên boong h

-25 đến 45

c bin

32

Bảng 4/1.2 Góc nghiêng

Tên thiết bị

Lc ngang (1)

Lc dọc (1)

Góc nghiêng tĩnh

Góc nghiêng đng

Góc nghiêng tĩnh

Góc nghiêng động

Các thiết bị khác với nêu dưới đây

150

22,50

50

7,50

Các thiết bị điện sự cố, cơ cấu đóng ngắt (các bộ ngắt mạch, v.v...), thiết bị điện và điện tử

22,50 (2)

22,50 (2)

100

100

Chú thích:

(1) Lắc dọc, lc ngang có thể xảy ra đng thời

(2) các tàu chở xô khí hóa lỏng và các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, nguồn cấp điện sự c phải vẫn có thể hoạt động được khi tàu bị ngập nước với góc nghiêng tối đa là 30°.

1.2. Thử nghiệm

1.2.1. Thử tại xưởng

1. Phải tiến hành thử thiết bị điện như nêu dưới đây phù hợp với các yêu cầu tương ứng trong Phần này tại xưng chế tạo hoặc các xưởng khác có đầy đ thiết bị cho việc thử và kiểm tra. Tuy nhiên, đối với thiết bị như nêu ở (4) và (5) mà có công suất nhỏ thì Đăng kiểm có thể xem xét min giảm một phần việc thử một cách thích hợp.

(1) Các máy điện quay dùng cho thiết bị điện chân vịt và thiết bị điều khiển chúng.

(2) Các máy phát điện phục vụ trên tàu (chính, phụ và sự cố).

(3) Các bảng điện chính và sự cố.

(4) Các động cơ dùng cho máy phụ nêu ở 1.1.6 -1(1) đến (3) Phần 3 (sau đây gọi là "các động cơ có công dụng thiết yếu”).

(5) Các cơ cấu điều khiển các động cơ nêu ở (4).

(6) Các biến áp động lực và chiếu sáng có công suất từ 1 kVA trở lên đối với loại 1 pha và từ 5 kVA trở lên đối với loại 3 pha, trường hợp biến áp chỉ dùng cho đèn pha qua kênh Xuy-ê thì với bất kỳ công suất nào.

(7) Các bộ chnh lưu bán dẫn động lực có công suất từ 5 kVA trở lên và các thiết bị đi kèm chúng được dùng để cấp nguồn cho các thiết bị điện nêu ở (1) đến (5).

(8) Các thiết bị điện khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.

2. Đối với thiết bị điện đưc dùng cho máy phụ vì mục đích sử dụng riêng của tàu như nêu ở 1.1.6-1(4) và (5) Phần 3, và Đăng kim thấy là cần thiết, thì chúng cũng phải được th phù hợp với những yêu cầu tương ứng của Phần này.

3. Đối với thiết bị điện được chế tạo hàng loạt, nếu Đăng kiểm chấp nhận, có thể áp dụng quy trình thử phù hợp với phương pháp sản xuất thay cho những yêu cầu nêu ở 1 trên.

4. Thiết bị điện và cáp điện nêu từ (1) đến (5) dưới đây phải chịu thử mu cho mỗi kiểu sản phẩm

(1) Cu chì;

(2) Các bộ ngắt mạch ;

(3) Các công tắc tơ điện từ;

(4) Thiết bị điện phòng nổ ;

(5) Cáp điện động lực, chiếu sáng và liên lạc nội bộ.

5  Thiết bị điện và cáp điện có Giấy chứng nhận nếu được Đăng kiểm xem xét chấp nhận thì có thể được min giảm một phn hoặc toàn bộ việc thử và kiểm tra.

1.2.2. Thsau khi lp đặt trên tàu

Sau khi thiết bị điện và cáp điện đã được lắp đặt hoàn chỉnh trên tàu thì chúng phải được thử và kim tra phù hợp với những yêu cầu nêu ở 2.18.

1.2.3. Thử và kiểm tra bổ sung

Khi thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu thử và kiểm tra khác với những yêu cu đã nêu trong Phần này.

CHƯƠNG 2  TRANG BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1. Quy định chung

2.1.1. Phạm vi áp dụng

Chương này quy định những yêu cầu đối với thiết bị điện và cáp điện cũng như việc thiết kế hệ thống liên quan đến điện.

2.1.2. Điện áp và tần số

1. Điện áp của hệ thống không được vượt quá :

(1) 500 vôn đối với các máy phát điện, thiết bị điện động lực, thiết bị sưởi và nấu ăn được nối dây cố định;

(2) 250 vôn đối với mạch chiếu sáng, lò sưởi ở ca bin và buồng công cộng khác với nêu ở (1);

(3) 15.000 vôn xoay chiều và 1.500 vôn một chiều đối với thiết bị điện chân vịt:

(4) 15-000 vôn xoay chiều đối với các máy phát xoay chiều và thiết bị điện động lực dùng điện xoay chiều thỏa mãn những yêu cầu ở 2.17.

2. Cho phép sử dụng lần số 60 héc hoặc 50 héc ở tất cả các h thống điện xoay chiều.

3.Thiết bị điện được cấp điện từ bảng điện chính và sự cố phải được thiết kế và chế tạo sao cho chúng có thể hoạt động tốt khi có dao động điện áp và tần số. Nếu không có quy định khác, thiết bị điện phải hoạt động tốt khi điện áp và tần số dao động với mức như nêu ở Bng 4/2.1. Bất kỳ hệ thống đặc biệt nào, ví dụ như: các mạch điện tử mà khả năng chúng không thể hoạt động tốt trong giới hạn nêu ở Bng nói trên thì phải cấp điện cho chúng bằng biện pháp thích hợp (ví dụ:  bộ ổn áp, v.v...).

Bng 4/2.1 Giới hạn dao động điện áp và tần số

Thông số dao động

Giới hạn dao động

Lâu dài

Tức thời

Điện áp

+ 6%, -10%

± 20% (1,5 giây)

Tn s

± 5%

± 10% (5 giây)

Chú thích:

(1) Các trị số (không kể thời gian) ở Bảng nghĩa là t lệ phn trăm so với giá trị định mức.

(2) Bảng 4/2.1 không áp dụng cho thiết bị điện dùng điện ắc quy.

2.1.3. Kết cấu, vật liệu, lp đặt, v.v...

1. Các bộ phận của máy điện chịu độ bn cơ học phải được làm bằng vật liệu không có khuyết tật. Việc lắp chính xác và khe hở của các bộ phn phải phù hợp với môi trường biển.

2. Tất cả các thiết bị phải được kết cấu và được lắp đặt sao cho không gây tổn thương cho người vn hành khi đụng chạm vào thiết bị.

3. Các vật liệu cách điện và các cuộn dây được cách điện phải chịu được hơi ẩm, không khí biển và hơi dầu.

4. Các bu lông, ê cu, chốt, vít, cọc đu dây, vít cấy, lò xo và các chi tiết nhỏ khác phải được làm bằng vt liệu chịu ăn mòn hoặc phải được bảo vệ chống ăn mòn một cách thích hợp.

5. Tất cả các ê cu và các vít dùng để nối các phần mang điện và các bộ phn làm việc phải được hãm chắc chn.

6. Thiết bị điện phải được đt ở vị trí d tới gần, ở khu vực được thông gió tt, được chiếu sáng đ, và nơi đó không thể có nguy cơ bị hư hỏng do cơ khí hoặc nước, hơi hoặc dầu. Nếu ở những nơi mà có những rủi ro không thể tránh được thì thiết bị điện phải có kết cấu sao cho phù hợp với các điều kiện của vị trí đặt.

7. Không được phép đặt trang bị điện ở những nơi có tích tụ khí d nổ hoặc trong bung đt ắc quy, kho sơn, kho chứa axêtilen hoc các không gian tương tự, trừ khi chúng thỏa mãn những yêu cầu từ (1) đến (4) dưới đây :

(1) Thiết bị điện có công dụng thiết yếu;

(2) Thiết bị điện có kiểu không đánh la làm cháy hỗn hợp liên quan ;

(3) Thiết bị điện phù hợp với các không gian liên quan ;

(4) Thiết bị điện được chứng nhận phù hợp cho việc sử dụng an toàn trong bụi bẩn, hơi dầu hoc khí mà nó thường xuyên phải tiếp xúc.

8. Thiết bị điện và cáp điện phải được đt sao cho có khoảng cách an toàn so với la bàn từ hoặc phải được bảo v sao cho ảnh hưởng của từ trường bên ngoài được hạn chế đến mức không đáng kể ngay cả khi đang đóng mạch hay mở mạch.

2.1.4. Nối đất

1. Các phần kim loại để trần không mang điện của thiết bị điện, mà bình thường không thể có điện nhưng do hư hng có thể trở thành có điện, thì phải được nối đất tin cậy, trừ các trường hợp sau :

(1) Chúng được cấp điện với điện áp không quá 50 vôn dòng một chiều hoặc 50 vôn điện áp dây hiệu dụng dòng xoay chiều. Tuy nhiên, không cho phép dùng biến áp tự ngẫu để tạo ra điện áp này ;

(2) Chúng được cấp điện không quá 250 vôn qua biến áp cách ly an toàn dành riêng cho chúng;

(3) Chúng có kết cấu cách điện kép.

2. Cn có các biện pháp an toàn b sung cho thiết bị điện xách tay dùng trong buồng kín hoặc bung ẩm ướt, nơi mà có th có các ri ro đặc biệt do điện.

3. Khi cần thiết ni đất thì các dây nối đất phải là dây đồng hoặc dây làm bằng vật liệu khác được chấp thun, và nó phi được bảo vệ chống hư hỏng, khi cần thiết phải được sơn chống g. Kích thước của các dây dẫn nối đất phải được Đăng kiểm thấy phù hợp với tiết diện của các dây dẫn mang điện và sự lắp đặt đường dây nối đất.

2.1.5. Khe h và khoảng cách cách điện

1. Khe hở và khoảng cách cách điện giữa các phần mang điện với nhau và giữa các phần mang điện với phn kim loại nối đất (sau đây gọi là "khe hở và khoảng cách cách điện") phải tương ứng với điện áp làm việc, có xét đến bản chất và điều kiện làm việc của vt liệu cách điện.

2. Khe hở và khoảng cách cách điện bên trong hộp đấu dây của các máy điện quay, các thanh dn ở bảng điện và các thiết bị điều khiển phải phù hợp vài nhng yêu cầu tương ứng của phần này.

2.2. Thiết kế hệ thống - Quy định chung

2.2.1. Các hệ thống phân phối

1. Ch cho phép sử dụng các hệ thống phân phối sau :

(1) Hệ thống điện một chiều hai dây;

(2) Hệ thống điện một chiều ba dây (hệ thống ba dây cách điện hoc hệ thống ba dây có trung tính nối đt);

(3) Hệ thống điện xoay chiều một pha hai dây;

(4) H thống điện xoay chiều ba pha ba dây;

(5) H thống điện xoay chiều ba pha bốn dây.

2. Ch cho phép sử dụng thân tàu làm dây dn trong các trường hợp sau:

(1) Các h thng bảo vệ dòng catốt dùng để bảo v phía ngoài thân tàu;

(2) Các hệ thống nối đất gii hạn và cục bộ, với điều kiện bất kỳ dòng điện có th xuất hiện không được chạy trực tiếp qua vùng nguy hiểm;

(3) H thng kiểm tra cách điện, với điều kiện trong bt kỳ trường hợp nào dòng điện khép kín không được vượt quá 30 mA.

2.2.2. Hệ thống kiểm tra cách điện

1. Khi một hệ thống phân phối hoặc sơ cấp hoặc thứ cấp dùng cho mạng động lực, sưởi hoc chiếu sáng mà không được nối đất thì phải dùng thiết bị có thể kiểm tra liên tục độ cách điện so với đất, và nó phải phát ra tín hiệu bằng âm thanh hoặc ánh sáng khi trị số cách điện thấp hơn quy định.

2.2.3. Chênh lệch dòng ti

1. Sự chênh lệch dòng tải giữa một dây dn phía ngoài và dây ở giữa ở các bảng điện, các bảng phân nhóm và các bảng phân phối không vượt quá 15% dòng toàn tải (càng thấp càng tốt).

2. Sự chênh lệch dòng ti giữa các pha các bảng điện, các bảng phân nhóm và các bảng phân phối không được vượt quá 15% dòng toàn tải (càng thấp càng tốt).

2.2.4. Hệ số đồng thời

1. Các mạch điện cấp cho từ hai mạch nhánh cuối trở lên phi được tính phù hợp với tất cả mọi phụ tải được nối vào, ở đây có thể dùng hệ số đồng thời.

2. Hệ số đồng thời được nêu ở -1 có thể áp dụng để tính tiết diện dây dn và công suất của các cơ cấu ngt (bao gồm các bộ ngt mạch và các công tắc) và các cầu chì.

2.2.5. Mạch cấp điện

1. Các động cơ điện có công dụng thiết yếu yêu cầu bố trí kép, phải được cấp điện bằng các mạch riêng biệt không dùng vào các mạch cấp chung, các thiết bị bảo vệ và các cơ cấu điu khiển.

2. Các máy phụ trong buồng máy, các máy làm hàng và các quạt thông gió phải được cấp điện độc lập từ bảng điện hoặc bảng phân phối.

3. Các quạt thông gió hầm hàng và quạt thông gió sinh hoạt không được phép cấp điện từ các mạch cấp chung.

4. Các mạch chiếu sáng và các mạch động cơ phải được cấp điện độc lập từ các bảng điện.

5. Mạch nhánh cuối có dòng lớn hơn 15 ampe thì ch được cp điện cho tối đa một thiết bị.

2.2.6. Mạch động cơ

Động cơ có công dụng thiết yếu và động cơ khác có công suất lớn hơn hoặc bằng 1 kW phải được cấp điện bằng mạch nhánh cuối riêng biệt.

2.2.7. Mạch chiếu sáng

1. Các mạch chiếu sáng phải được cấp điện bằng các mạch nhánh cuối tách bit khỏi mạch thiết bị sưởi và thiết bị động lực, trừ quạt gió cabin và các thiết bị dùng nội bộ.

2. S điểm chiếu sáng được cấp điện bằng mạch nhánh cuối có dòng từ 15 ampe tr xuống không được vượt quá:

10 đối với mạch có điện áp tới 50 vôn;

14 đối với mạch có điện áp từ 51 vôn đến 130 vôn;

24 đối với mạch có điện áp từ 131 vôn đến 250 vôn.

Trong trường hợp khi mà số điểm chiếu sáng và dòng toàn tải là không đổi thì có thể cho phép nối nhiều hơn số điểm nêu trên vào mạch nhánh cuối, với điu kiện dòng tải tng cộng không vượt quá 80% dòng của thiết bị bảo vệ trong mạch.

3. Trong một mạch nhánh cuối có dòng nhỏ hơn hoc bằng 10 am-pe cấp cho chiếu sáng bảng điện và các tín hiệu điện mà ở đó các đui đèn được nhóm tp trung thì số đim được cấp điện là không hạn chế.

4. Trong các không gian như buồng bố trí máy chính hoặc ni hơi, các buồng máy lớn, các nhà bếp lớn, hành lang, cầu thang đi ra boong tàu và các bung công cộng, thì các đèn chiếu sáng phải được cấp ít nhất từ hai mạch và phi b trí sao cho khi một mạch bị hư hỏng thì các không gian này vn được chiếu sáng. Một trong hai mạch này có thể là mạch chiếu sáng sự cố.

5. Các mạch chiếu sáng sự c phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 3.3.

2.2.8. Mạch dùng cho hệ thống thông tin nội bộ và hàng hải

1. Các hệ thống tín hiệu và thông tin nội bộ thiết yếu và các thiết bị phục vụ hàng hải phải có các mạch tự giữ đc lập hoàn toàn đđảm bảo duy trì tốt chức năng của chúng tới mức có thể được.

2. Các cáp điện dùng cho h thống thông tin phải được bố trí sao cho không gây ra nhiu.

3. Không cho phép bố trí công tắc trên các mạch cấp điện của các thiết bị báo động chung, trừ công tắc nguồn. Ở chỗ có sử dụng bộ ngt mạch thì phải có các biện pháp thích hợp để tránh bộ ngt nằm ở vị trí “ngắt”.

2.2.9. Mạch dùng cho trang bị vô tuyến điện

Các mạch cấp điện cho trang bị vô tuyến điện phải được b trí phù hợp với 4.2.2, chương 4 của TCVN 6278:1997.

2.2.10. Mạch dùng cho thiết bị sưởi và nu ăn

1. Mỗi một thiết bị sưởi và nấu ăn dùng điện phải được nối với mạch nhánh cuối riêng biệt, trừ khi ch tối đa 10 bộ sưởi điện loại nh có dòng tổng cộng nhỏ hơn hoặc bằng 15 ampe thì có thể được nối với 1 mạch nhánh cuối đơn.

2. Thiết bị sưởi và nấu ăn phải được khng chế bằng công tắc nhiều cực đt ở gần thiết bị. Tuy nhiên, các bộ sưởi điện loại nh được nối với mạch nhánh cuối có dòng nhỏ hơn hoc bằng 15 ampe thì có thể cho phép dùng công tắc một cực để khng chế.

2.2.11.  Mạch dùng để nối điện bờ

1. Khi có bố trí dùng nguồn điện bờ để cấp cho tàu thì phải đặt hộp nối ở vị trí thích hợp. Trong trường hợp khi mà các cáp nối bờ có th được kéo vào bảng điện dễ dàng và được đưa vào phục vụ an toàn thì có thể cho phép bỏ hộp nối với điều kiện phải trang bị các thiết bị bảo vệ và kiểm tra như nêu ở -2.

2. Hộp nối phải có các cọc đấu dây để tạo thuận tiện cho việc nối, và phải có bộ ngt mạch hoặc cầu dao kèm cầu chì. Phải có biện pháp để kiểm tra liên tục thứ tự pha (với dòng xoay chiều ba pha) hoặc cực tính (với dòng một chiều).

3. Trường hợp khi nguồn được cấp từ hệ thống ba dây có trung tính ni đất thì phải bố trí cọc nối đất để nối v tàu với đất thích hợp, yêu cầu này bổ sung cho nội dung nêu ở -2.

4. hộp nối phải có ghi chú đưa ra thông tin về hệ thống cung cấp và điện áp định mức của hệ thống (và tn số nếu là điện xoay chiều) và quy trình thực hiện nối dây.

5. Cáp điện giữa hộp nối và bảng điện phải được c định chắc chắn và phải b trí đèn báo nguồn và công tắc hoặc bộ ngắt mạch.

2.2.12. Công tắc ngắt mạch

1. Các mạch động lực và chiếu sáng đi trong các hầm hàng hoặc các kho chứa than phải có công tc nhiều cực đt ở ngoài các không gian này. Phải có biện pháp đ cách ly hoàn toàn các mạch này và khóa chặt vị trí "ngt" của các công tc hoặc hp công tc.

2. Các mạch cấp điện cho các thiết bị đt ở các vùng nguy hiểm phải có công tc cách ly nhiu cực đt ở vùng không nguy him. Đồng thời các công tc cách ly phải có nhãn ghi rõ ràng đ nhn biết thiết bị điện được nối với chúng.

2.2.13. Dừng từ xa các quạt gió và bơm

1. Dng ta xa quạt thông gió và bơm phải phù hợp với yêu cầu nêu ở 5.2.1-25.2.2-2 đến -4 của phần 5.

2 Nếu dùng cầu chì để bảo vệ mạch dừng từ xa như nêu ở 5.2.1-25.2.2-2 đến -4 của phn 5 và mạch chđược khép kín khi hoạt động thì cần phải quan tâm đến việc hư hỏng dây chy.

2.3. Thiết kế hệ thống - Bảo vệ

2.3.1. Quy định chung

Trang bị điện tàu thủy phải được bảo vệ quá tải, kể cả ngắn mạch. Các thiết bị bảo v phải có khả năng phục vụ liên tục các mạch khác tới mức thực hiện được bằng cách ngắt mạch hư hỏng ra và loại b hng hóc cho hệ thống và nguy hiểm do cháy.

2.3.2. Bo vệ quá tải

1. Các đặc tính ct quá dòng của các bộ ngắt mạch và các đặc tính chy của cầu chì phải được lựa chọn phù hợp, có xem xét đến khả năng chịu nhiệt của thiết bị điện và cáp điện mà chúng bảo vệ. Không cho phép dùng cầu chì có dòng lớn hơn 200 ampe để bảo vệ quá ti.

2. Ch số hoc trị số đt thích hợp của thiết bị bảo vệ cho mi mạch phải được chỉ ra thường xuyên tại vị trí của thiết bị bảo vệ, và cũng cần phải chỉ ra được giá trị dòng điện chạy trong mỗi mạch.

3. Các rơle bảo vệ quá tải của các bộ ngắt mạch dùng cho các máy phát và các thiết bị bảo v quá ti, trừ các bộ ngắt mạch dạng hộp kín, phải có khả năng chnh được trị số dòng đặt và các đặc tính tr thời gian.

2.3.3. Bảo vệ ngn mạch

1. Trị số dòng cắt của bất kỳ thiết bị bảo vệ nào không được nhỏ hơn trị s lớn nhất của dòng ngắn mạch mà có thể chạy qua điểm đặt trang bị ngay lúc xảy ra ngắt mạch.

2. Trị số dòng chế tạo của các bộ ngắt mạch hoặc công tắc được d kiến để có khả năng đóng kín mạch, khi xảy ra ngắn mạch phải không nh hơn giá trị lớn nhất của dòng ngắn mạch tại điểm đt trang bị. Với dòng xoay chiều thì giá trị lớn nhất này tương ứng với giá trị dòng xung kích cho phép khi mất đối xứng cực dại.

3. Trong trường hợp khi trị số dòng cắt định mức hoặc c trị số dòng chế tạo định mức của thiết bị bảo vệ ngắn mạch không phù hợp với những yêu cầu nêu ở -1-2, thì các cầu chì và các bộ ngắt mạch có trị s ct không nhỏ hơn dòng ngắn mạch sẽ xảy ra phải được bố trí ở phía nguồn cấp của trang bị được bảo vệ ngắn mạch nói trên. Các bộ ngắt mạch dùng cho máy phát không được phép dùng cho mục đích này. Các bộ ngắt mạch được nối với phía tải phải không bị hư hỏng quá mức và phải có khả năng vn làm việc được trong các trường hợp sau:

(1) Khi dòng ngắn mạch bị ngắt nhờ bộ ngắt mạch hoc cầu chì dự phòng.

(2) Khi bộ ngắt mạch nối với phía ti được khép kín bằng dòng ngắn mạch trong lúc bộ ngt hoc cầu dự phòng ngắt dòng.

4. Khi không có số liệu chính xác của máy điện quay thì các dòng ngắn mạch dưới đây tại các cọc đấu dây máy điện phải được coi là tiêu chuẩn. Khi các động cơ điện là phụ tải thì dòng ngn mạch phải là tổng các dòng ngắn mạch của các máy phát và dòng ngắn mạch của các động cơ đó.

(1) Hệ thống điện một chiều

10 lần dòng định mức đối với các máy phát được nối mạch thường xuyên (kể cả dự trữ).

6 lần dòng định mức đối với các động cơ điện làm việc đồng thời.

(2) Hệ thống điện xoay chiều

10 lần dòng định mức đối với các máy phát được ni mạch thường xuyên (kể cả dự trữ).

3 lần dòng định mức đối với các động cơ điện làm việc đng thời.

2.3.4. Bảo vệ các mạch điện

1. Phi bố trí thiết bị bảo vệ ngắn mạch ở mỗi cực hoặc mỗi pha của tất cả các mạch cách ly trừ mạch trung tính và dây cân bằng.

2. Tất cả các mạch có khả năng bị quá tải phải được bố trí thiết bị bo vệ quá tải như chỉ ra dưới đây :

(1) Hệ thống một chiều hai dây hoặc xoay chiều một pha hai dây: ở ít nht một dây hoc một pha;

(2) Hệ thống một chiều ba dây: ở cả hai dây phía ngoài

(3) Hệ thống ba pha ba dây: ở ít nhất hai pha

(4) H thống ba pha bốn dây: ở cả ba pha

3. Không cho phép đt cầu chì, công tắc không tiếp điểm hoặc bộ ngắt mạch không tiếp điểm ở dây dn nối đất và dây trung tính.

2.3.5. Bảo vệ các máy phát điện

1. Các máy phát điện phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng bộ ngắt mạch nhiu cực có thể ngắt được đồng thời tất cả các cực cách ly, trường hợp máy phát nhỏ hơn 50 kA không làm việc song song thì có thể được bảo vệ bằng công tắc nhiều cực có cầu chì hoặc bộ ngắt mạch đặt ở mi cực cách ly. Thiết bị bảo vệ quá tải phải phù hợp với khả năng chịu nhiệt của máy phát.

2. Đối với các máy phát điện 1 chiều làm việc song song, ngoài yêu cầu ở -1, phải có thiết bị bảo vệ dòng điện ngược tác động nhanh khi trị số dòng điện ngược nằm trong giới hạn từ 2% đến 15% dòng định mức của máy phát. Tuy nhiên, yêu cầu này không áp dụng cho dòng điện ngược được phát ra từ phía tải, ví dụ: các động cơ tời, v.v...

3. Đối với các máy phát xoay chiều làm việc song song, ngoài yêu cầu nêu ở -1, phải có thiết bị bảo vệ công suất ngược có tr thời gian khi trị số công suất ngược nằm trong giới hạn từ 2% đến 15% công suất toàn ti, việc lựa chọn và đt trị số trong giới hạn trên tùy thuộc vào các đặc tính của động cơ lai.

2.3.6. Giảm bt ti

Đ bảo vệ các máy phát điện khi bị quá tải, phải b trí các thiết bị để tự động ngắt các phụ tải không quan trọng. Trong trường hợp này có thể thực hiện ngt bằng 2 hoặc nhiều giai đoạn.

2.3.7. Bảo vệ các mạch cấp điện

1. Các mạch cấp điện cho các bảng phân nhóm, các bảng phân phối, các nhóm khi động động cơ và tương tự phải được bảo vệ ngn mạch bằng các bộ ngắt mạch nhiều cực hoặc cầu chì. Trường hợp khi sử dụng cầu chì, phải có các công tc phù hợp với những yêu cầu nêu ở 2.14.3 được đặt ở phía nguồn của cầu chì.

2. Mi cực cách ly của các mạch nhánh cuối phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng các bộ ngắt mạch hoặc cầu chì. Trường hợp khi sử dụng cầu chì, phải có các công tắc phù hợp với những yêu cầu nêu ở 2.14.3 được đặt ở phía nguồn của cầu chì. Bảo vệ các mạch cấp điện cho thiết bị lái áp dụng các yêu cầu nêu ở 15.2.7 Phần 3.

3. Các mạch cấp điện cho các động cơ đã có thiết bị bảo vệ quá tải thì ch cần có thiết bị bảo vệ ngắn mạch.

4. Trường hợp khi dùng các cầu chì để bảo vệ các mạch động cơ xoay chiều ba pha, thì phải quan tâm đến khả năng mt pha.

5. Trường hợp khi dùng các tụ điện đ kích pha thì yêu cầu phải có các thiết bị bảo vệ quá áp.

2.3.8. Bảo vệ các biến áp động lực và chiếu sáng

1. Các mạch sơ cấp của các biến áp động lực và chiếu sáng phải được bảo v ngắn mạch và quá tải bằng bộ ngắt mạch nhiều cực hoặc cầu chì.

2. Khi các biến áp làm việc song song, thì phải có các thiết bị cách ly đặt ở phía thứ cấp.

2.3.9  Bảo vệ các động cơ điện

1. Các động cơ điện có công suất lớn hơn 0,5 kW và tất cả các động cơ dùng cho các máy có công dụng thiết yếu, trừ động cơ máy lái, phải được bảo vệ quá tải riêng biệt. Bảo vệ quá tải các động cơ máy lái phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 15.2.7 Phần 3.

2. Thiết bị bảo vệ phải có các đặc tính trễ để có thể khởi động được động cơ.

3. Đối với các động cơ làm việc ngắn hạn lp lại thì phải chọn trị số dòng đặt và độ tr theo h số ti của động cơ.

2.3.10. Bảo vệ mạch chiếu sáng

Các mạch chiếu sáng phải được bảo vệ ngắn mch và quá tải.

2.3.11. Bảo vệ các dụng cụ đo, đèn hiệu và các mạch điều khiển

1. Các Vonmet, cuộn dây điện áp của các dụng cụ đo, các thiết bị ch báo chạm đất và các đèn hiệu cùng với các dây dẫn chính nối với chúng phải được bảo vệ bằng các cầu chì đặt ở mỗi cực riêng biệt. Đèn hiệu được lp chung trong thiết bị thì không cần có bảo vệ riêng, với điều kiện bất kỳ sự hư hỏng nào của mạch đèn hiệu cũng không gây ra mất ngun cấp cho thiết bị thiết yếu.

2. Các đường y cách ly của các mạch điều khiển và dụng cụ đo được cấp điện trực tiếp từ thanh dẫn và các máy phát chính phải được bảo vệ bằng cầu chì tại vị trí gần nhất với điểm nối. Các dây dẫn giữa cầu chì và điểm nối không được bó cùng với dây của các mạch khác.

3. Cu chì ở các mạch như mạch của các bộ điều chnh điện áp mà khi mt điện áp có thể gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể được miễn trừ. Nếu có miễn tr dùng cầu chì thì phải có các biện pháp hữu hiệu để tránh rủi ro do cháy ở phần không được bảo vệ của thiết bị.

2.3.12. Bảo vệ c quy

Các tổ ắc quy không phải là ắc quy khởi động động cơ diezen phải được bảo vệ quá tải và ngắn mạch bằng các thiết bị đặt càng gần ắc quy càng tốt. Các ắc quy s cố cấp điện cho thiết bị điện quan trọng thì có thể ch cần bảo vệ ngắn mạch.

2.4. Máy quay

2.4.1. Động cơ lai máy phát

Các động cơ lai máy phát điện phải có kết cấu phù hợp với các yêu cầu ở Phần 3, và các bộ điều tốc của chúng phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 2.4.2.

2.4.2. Đặc tính của bộ điều tốc

1. Đặc tính của các bộ điều tốc của các động cơ lai máy phát điện chính phải có khả năng duy trì tốc độ trong khoảng giới hạn sau :

(1) Sai khác tức thời là 10% hoặc nhỏ hơn so với tốc độ định mức lớn nhất khi tải định mức của máy phát đột ngột mất.

(2) Sai khác tức thời là 10% hoặc nhỏ hơn so với tốc độ định mức lớn nhất khi máy phát đột ngột nhận 50% tải định mức và sau khi khôi phục trạng thái ổn định lại đột ngột nhận 50% ti định mức còn lại. Tốc độ phải trở lại với sai số 1% so với tốc độ ổn định cuối trong thời gian không quá 5 giây. Khi khó đạt được các yêu cầu ở trên hoặc khi thiết bị yêu cầu có đặc tính sai số thì các đặc tính của bộ điều tc phải được Đăng kiểm đng ý.

(3) tất cả các mức ti từ không tải đến định mức thì sai khác tốc độ lâu dài không được vượt quá 5% tốc độ định mức lớn nhất.

2. Các đặc tính của bộ điều tốc ở các động cơ lai máy phát sự c phải có khả năng duy trì tốc độ trong khoảng giới hạn sau :

(1) Sự sai khác các giá trị tc thời như nêu ở -1(1) và (2) khi toàn bộ phụ ti sự cố đột ngột được đưa vào hoặc ngắt ra.

(2) tất cả các mức tải từ không tải đến tới toàn bộ phụ tải sự cố, sự sai khác tốc độ phi như các giá trị nêu ở -1(3).

3. Đối với các tổ máy phát xoay chiều làm việc song song thì các đặc tính của bộ điều tốc phải sao cho đm báo điều chnh mức ti không quá 5% ti định mức ở tần số định mức.

4. Khi có một máy phát điện một chiều truyn động bằng tua bin làm việc song song cùng với các máy phát khác thì phải bố trí công tác trên mỗi bộ điều tốc sự cố của tua bin để m các bộ ngt mạch máy phát khi bộ điều tốc sự cố hoạt động.

2.4.3. Giới hạn tăng nhiệt độ

Sự tăng nhit độ của các máy điện quay không được vượt quá các trị số đưa ra ở Bng 4/2.2 khi chúng làm việc liên tục ở tải định mức hoc làm việc gián đoạn theo chức năng của mình. Sự tăng nhiệt độ của các bộ kích từ tính của máy phát xoay chiều phải phù hợp với các yêu cầu 2.5.10-2.

2.4.4. Sự thay đổi giới hạn tăng nhiệt độ

1. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh vượt quá 45 °C các giới hạn nhiệt độ phải được giảm đi so với các trị s nếu ở Bảng 4/2.2.

2. Khi nhiệt độ chất làm mát ban đầu không vượt quá 45 °C, thì các giới hạn tăng nhiệt độ có thể được nâng lên khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

3. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh không vượt quá 45 oC, thì gii hạn tăng nhiệt độ phải được nâng lên so với các giá trị nêu ở Bảng 4/2.2. Trong trường hợp này nhiệt độ môi trường không được quy định thấp hơn 40 °C.

2.4.5. Khả năng quá tải

Các máy điện quay phải chịu được sự thử quá dòng hoặc quá mô men như dưới đây trong khi vn duy trì điện áp, tốc độ quay và tần số gần với các giá trị định mức của chúng. Đối với máy có kiểu đc biệt dùng cho các máy trên boong (tời neo, tời quấn dây, tời làm hàng, v.v...) và các động cơ điện xoay chiều mt pha thì phạm vi quá tải có thể được Đăng kiểm xem xét phù hợp:

1. Khả năng quá dòng

(1) Các máy phát xoay chiều

150% dòng định mức: 2 phút

(2) Các máy phát một chiều

150% dòng định mức:

(a) Công suất định mức (kW)/ tốc độ quay định mức (v/phút) ≤ 1: 45 giây

(b) Công suất định mức (kW)/ tốc độ quay định mức (v/phút) > 1: 30 giây

2. Kh năng quá mô men:

(1) Các động cơ cảm ứng nhiều pha và động cơ một chiều 160% mô men định mức: 15 giây

(2) Các động cơ đồng bộ nhiều pha

(a) Các động cơ cảm ứng đồng bộ rô to dây quấn 135% mô men định mức: 15 giây

(b) các động cơ cảm ứng đng bộ rô to cực ẩn 135% mô men định mức: 15 giây

(c) Các động cơ cảm ứng đồng bộ rô to cực hin 150% mô men định mức: 15 giây

Bảng 4/2.2 Giới hạn nhiệt độ của các máy điện quay
(Với nhiệt độ môi trường là 45°C)

Mục

Bộ phn

Cách điện cp A

Cách điện cp E

Cách điện cp B

Cách điện cp F

Cách điện cp H

T

R

ETD

T

R

ETD

T

R

ETD

T

R

ETD

T

R

ETD

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1a

Cuộn dây máy điện xoay chiều có công suất ≥ 5.000 kW (kVA)

-

55

60

 

-

-

-

75

80

-

95

100

-

120

125

1b

Cuộn dây máy điện xoay chiều có công suất > 200 kW (kVA), nhưng < 5.000 KW (kVA)

-

55

60

60

70

-

75

85

 

100

105

-

120

125

1c

Cuộn dây máy điện xoay chiều có công suất ≤ 200 kW (kVA), nhưng không phải 1d và 1e *1

-

55

-

70

-

75

-

100

-

120

1d

Cuộn dây máy điện xoay chiều có công suất < 600W (VA) *1

-

60

-

70

-

80

-

105

-

125

1e

Cuộn dây máy điện xoay chiều tự làm mát không có quạt và/hoặc có cuộn dây được kết bao *1

-

60

-

70

-

80

-

105

-

125

2

Cuộn dây phn ng có cổ góp

45

55

70

65

75

80

100

100

120

3

Cuộn dây từ trường của máy điện xoay chiều và một chiều có kích từ dòng một chiều khác vi mc 4

45

55

-

70

65

75

80

100

100

120

4

Cuộn dây ngn mạch cố định

Trong bất kỳ trường hợp nào sự tăng nhiệt độ không được đạt tới trị số mà làm hỏng vật liệu cách điện của bộ phận kề đó

5a

Cuộn dây ttrường của máy đồng bộ rô to lồng sóc có gn cuộn dây kích từ một chiều ở rãnh, trừ động cơ cm ng đồng bộ

-

-

-

85

-

105

-

130

5b

Cuộn dây ttrường tĩnh (máy điện một chiều) có số lớp ln hơn 1

45

45

 

-

70

-

65

75

85

80

100

105

100

120

130

5c

Cuộn y từ trường điện trở thấp của máy điện xoay chiều và một chiều, và cuộn bù của máy điện một chiu có s lớp lớn hơn 1

55

55

 

-

70

-

75

75

-

95

95

-

120

120

-

5d

Các cuộn dây 1 lớp của máy điện xoay chiều và một chiều có phần để trần hoc bề mt kim loại được sơn vecni nhô ra ngoài và các cuộn bù một lớp của máy điện một chiều *2

60

60

 

-

75

-

85

85

-

105

105

-

130

130

-

6

Cổ góp và vành trượt, chổi than và giá đ chi than

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tăng nhiệt độ không được đt tới trị số mà làm hng vật liệu cách điện của bộ phận k đó. Ngoài ra cũng không được vượt quá trị s mà tại đó tổ hp cấp chổi than và vt liệu m c góp/ vành trượt có th đạt tới dòng điện vượt quá phm vi hoạt động

7

Lõi từ và toàn bộ phần t cu trúc có hoặc không tiếp xúc trực tiếp với cht cách điện (trừ ổ đỡ)

Trong bất kỳ trường hợp nào sự ng nhiệt độ không được đạt tới trị s mà làm hỏng vt liu cách điện của bộ phận k đó

Chú thích:

(1) Khi dùng phương pháp siêu định vị cho các máy điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 200 kW (kVA) với cht cách điện A,E,B,F được đánh dấu *1, thì giới hạn tăng nhiệt độ đo bằng phương pháp điện trở có th được phép vượt quá 5°C.

(2) Bao gm c các cuộn dây nhiều lớp được đánh dấu *2 với điều kiện lớp dây phía dưới tiếp xúc với chất làm mát tun hoàn sơ cấp.

(3) T: phương pháp đo nhiệt kế.

R : phương pháp đo điện trở.

E.T.D: phương pháp dùng cảm biến nhiệt độ gn vào.

2.4.6. Phạm vi chịu ngắn mạch

1. Các máy phát phục vụ trên tàu phải có khả năng chịu được các ảnh hưởng cơ khí và nhiệt của dòng ngắn mạch ở bất kỳ khoảng trễ thời gian nào của thiết bị ct có chọn lọc trang bị cho chúng.

2. Các máy phát và hệ thống kích từ đi kèm phải có khả năng duy trì dòng điện ít nhất bằng 3 lần dòng định mức của chúng trong thời gian 2 giây hoc bất kỳ độ trễ thời gian nào của thiết bị nhả có chọn lọc trang bị cho chúng.

2.4.7. Khả năng quá tc đ

Máy điện quay phải chịu được quá tốc trong vòng 2 phút cho các trường hợp sau:

(1) Máy điện xoay chiều

(a) Các máy điện xoay chiều không phải là các động cơ chế tạo hàng loạt và thông dụng 120% tốc độ lớn nhất

(b) Các động cơ chế tạo hàng loạt và thông dụng 110% tốc độ không tải ở tần số định mức

(2) Máy điện một chiều

(a) Động cơ một chiều kích từ song song và độc lp

120% tốc độ định mức lớn nhất hoặc 115% tốc độ không tải tương ứng, lấy giá trị nào lớn hơn.

(b) Động cơ kích từ hn hợp có điu chnh tốc độ là 35% hoặc nhỏ hơn

120% tốc độ lớn nhất hoặc 115% tốc độ không tải tương ứng, lấy giá trị nào lớn hơn nhưng không vượt quá 150% tốc đ lớn nht

(c) Động cơ kích từ hỗn hợp, có điều chỉnh tốc độ lớn hơn 35% và động cơ kích từ nối tiếp. 10% tốc độ an toàn lớn nhất do nhà chế tạo quy định;

(d) Động cơ kích từ nam châm vĩnh cu

Với cuộn dây nối tiếp, phải thỏa mãn (b) và (c), các trường hợp khác, phải thỏa mãn (a).

(e) Các máy phát

120% tốc độ định mức

 2.4.8. Dòng điện trục

Khi cần thiết phải có biện pháp đ tránh những ảnh hưởng xấu của các dòng điện khép kín giữa trục và các đỡ.

2.4.9. Ngăn ngừa ảnh hưởng của tích tụ hơi m

Khi có nghi ngại hư hỏng chất cách điện do sự tích tụ hơi ẩm bên trong các máy điện quay thì phải có các biện pp thích hợp để tránh hin tượng này.

2.4.10. Bộ làm mát không khí

Khi trang bị các bộ làm mát không khí cho các máy thì phải b trí chúng sao cho không đ nước vào trong các máy do có rò r hoặc tích tụ nước trong bộ làm mát không khí.

2.4.11. Trục của máy điện quay

1. Các vật liệu làm trục cho các máy điện quay dùng cho thiết bị có công dụng thiết yếu phải phù hợp với những yêu cầu nêu ở Phần 7-A. Các vật liệu làm trục cho các máy đin quay có công suất nh phải được Đăng kiểm đồng ý.

2. Khi áp dụng hàn điện cho trục và các phần tử chịu mô men khác của các máy điện quay thì phải được Đăng kiểm chấp nhận phương án hàn.

3. Trục của các máy phát điện phải phù hợp với những yêu cầu sau:

(1) Đường kính trục máy phát ở chiều dài tính từ chỗ cố định rôto đến đầu trục của động cơ lai phải không nhỏ hơn trị số lấy trong công thức nêu ở 6.2.2 Phần 3.

H, NF1  ở công thức có nghĩa như sau:

- H: Công suất ra của các máy phát ở trị số liên tục lớn nhất (kW).

- N: Tốc độ quay của các máy phát ở trị số liên tục lớn nhất (vòng/phút).

- F1: Hệ s được lấy theo Bng 4/2.3.

Trường hợp khi b trí các ổ đỡ ở c 2 đu của máy phát tđường kính trục quanh khớp ni trên động cơ li có thể được giảm từ từ đến 0,93 lần đường kính lấy từ công thức nói trên.

(2) Đường kính của trục phải sao cho khi bị uốn cong vẫn giữ được khe hở không khí giữa stato và rôto theo thiết kế ở mọi tốc độ trong phạm vi khai thác.

(3) Trường hợp các máy phát được truyền động bằng động cơ diezen thì dao động xoắn của trục phải phù hợp với những yêu cầu tương ứng trong Chương 8 Phần 3.

Bảng 4/2.3 Trị scủa F1

Bố trí ổ đỡ máy

Trưng hợp máy phát được truyn động bằng tua bin hơi hoặc khí, bằng động cơ diezen qua khớp ni trượt (xem chú thích)

Trường hợp máy phát được truyền động bằng động cơ diezen khác với nội dung đề cập ở cột bên

Khi b trí các đ ở cả 2 đầu của máy

110

115

Khi không bố trí đỡ ở phía động cơ lai hoặc phía ti của máy

120

125

Chú thích :

Khớp nối kiểu trượt nga là kiu thủy lực, điện từ hoặc tương đương.

2.4.12. Khe hở và khoảng cách cách điện trong hộp đấu dây

1. Khe hở và khoảng cách cách điện trong các hộp đấu dây của các máy điện quay phải không nhỏ hơn các trị số nếu ở Bảng 4/2.4.

2. Khi có sử dng lớp chắn cách điện và vi các động cơ nhỏ như: động cơ điều khiển, đng bộ kế,... thì không áp dụng các yêu cầu nêu ở -1 trên đây.

Bng 4/2.4 Khe h và khoảng cách cách điện tối thiểu bên trong hộp đấu dây của máy điện quay

Điện áp định mức (V)

Khe h (mm)

Khoảng cách cách điện (mm)

61 ¸ 250

5

8

251 ¸ 380

6

10

381 ¸ 500

8

12

 

2.4.13.  Máy phát điện một chiu

1 Các máy phát điện một chiều khác với các máy nêu ở -2 dưới đây phải là hoặc :

(1) Các máy phát kích từ hỗn hợp, hoặc

(2) Các máy phát kích từ song song có bộ tự động điều chỉnh điện áp.

2. Các máy phát điện một chiều được dùng để nạp ắc quy không có điện tr điu chnh ni tiếp phải là :

(1) Các máy phát kích từ song song, hoặc

(2) Các máy phát kích từ hỗn hp có công tắc được bố trí sao cho có thể ngắt cuộn dây nối tiếp ra không cho làm việc.

3. Các bộ điều chỉnh kích từ của các máy phát điện một chiều phải có khả năng điều chỉnh được điện áp của máy phát sai khác trong vòng 0,5% điện áp định mức đối với các máy phát có công suất trên 100 kW và 1% điện áp định mức đối với các máy phát có công suất nhỏ hơn tương ứng với tất cả các mức tải từ không tải tới ti định mức tại bất kỳ nhiệt độ nào trong dải làm việc.

4. Việc điều chnh toàn bộ điện áp của các máy phát điện một chiều phải thỏa mãn những yêu cầu dưới đây. Tc độ quay phải được chnh định tới tốc đ định mức khi toàn tải:

(1) Máy phát kích từ song song

Sau khi thử nhiệt độ, khi đt điện áp ở chế độ toàn tải thì điện áp ổn định ở chế độ không tải không được vượt quá 115% trị số điện áp lúc toàn tải, và điện áp nhận được ở bất kỳ mức tải nào cũng không được vượt quá lúc không tải.

(2) Máy phát kích từ hỗn hợp

Sau khi thử nhiệt độ, khi điện áp ở chế độ 20% ti được chnh định sai khác trong vòng ± 1% điện áp định mức, thì điện áp ở chế đ toàn tải phải trong vòng ± 1,5% điện áp định mức, khi đó giá trị trung bình của đường cong điện áp trong khoảng tăng và giảm từ 20% đến toàn tải không được sai khác quá 3% so với điện áp định mức.

Chú thích : Đi với các máy phát kích từ hỗn hợp làm việc song song thì độ sụt áp có th cho phép đến 4% điện áp định mức khi tải tăng dần từ 20% đến toàn tải.

(3) Máy phát ba dây

B sung thêm những yêu cầu nêu ở (1) và (2), khi làm việc ở dòng định mức bên mang ti nng hơn, tức dây dương hoặc dây âm, với điện áp định mức giữa các dây dương và âm và dòng bằng 25% giá trị dòng của máy phát ở dây trung tính, thì sự khác nhau cui cùng v điện áp giữa dây dương với dây trung tính hoặc giữa dây âm với dây trung tính không vượt quá 2% đin áp định mức giữa dây âm và dây dương.

5. Khi các máy phát một chiều làm việc song song, thì tải ở bất kỳ máy nào không được sai khác quá ± 10% công suất định mức của máy lớn nhất theo t lệ phân chia ti kết hợp ở bất kỳ trạng thái ổn định nào của tải kết hợp trong khoảng 20% và 100% tổng công suất định mức của tất cả các máy, giá trị so sánh đây là công suất định mức của các máy phát. Điểm khi đầu để xác định yêu cầu phân phối tải nói trên là ở mức 75% ti mỗi máy theo t lệ phân chia.

6. Cuộn dây kích từ nối tiếp của máy phát kích từ hỗn hợp hai dây phải được nối vào đầu dây âm.

7. Các dây nối cân bng máy phát điện một chiều phải có tiết diện không nhỏ hơn 50% tiết diện của dây dẫn âm nối từ máy phát đến bảng điện.

2.4.14. Các máy phát xoay chiều

1. Mỗi máy phát xoay chiều, tr loại có máy phát kích từ hn hợp tự kích, phải được trang bị bộ tự động điều chnh điện áp.

2. Vic điều chỉnh toàn bộ điện áp của máy phát xoay chiều phải sao cho ở tất cả các mức tải từ không tải đến toàn ti và hệ số công suất định mức, điện áp định mức phải được duy trì ổn định trong vòng ± 2,5%, trừ các máy phát sự cố có th cho phép giới hạn này là ± 3,5%.

3. Khi máy phát được truyền động ở tốc độ định mức, cho ra điện áp định mức, và chịu sự thay đổi tải đối xứng đột ngột trong phạm vi giới hạn dòng điện và hệ số công suất được nêu ở trên (xem 2.4.15-3), điện áp phải kng được sụt quá 85% hoc vưt quá 120% điện áp định mức. Điện áp của máy phát sau đó phi được phục hi trở lại trong phạm vi ± 3% điện áp định mức với thời gian không quá 1,5 giây. Đối với máy phát sự cố, trị số này có thể được tăng lên đến ± 4% trong thời gian không quá 5 giây.

4. Khi các máy phát xoay chiều làm việc song song, mỗi máy phát phải hoạt động ổn định trong phạm vi từ 20% đến 100% toàn tải, ti tác dụng (kW) ở mỗi máy phát không được sai khác quá 15% công suất tác dụng (kW) định mức của máy phát ln nht hoặc 25% công suất định mức của máy phát riêng lẻ theo tỷ lệ phân chia toàn ti tác dụng của các máy phát.

5. Khi các máy phát xoay chiều làm việc song song, tải phản tác dụng của mỗi máy phát riêng l không được sai khác quá 10% công suất phn tác dụng định mức của máy phát lớn nhất, hoặc 25% của máy phát nh nhất khi trị số này nhỏ hơn trị số kể trên theo tỷ lệ phân chia toàn tải phản tác dụng của các máy phát.

2.4.15. Thử tại xưởng

1. Máy điện quay phải được thử phù hợp với những yêu cầu ở 2.4.15 này, Tuy nhiên các việc thử yêu cầu ở -5, -6 -8 có th được min giảm tùy thuộc vào sự cho phép của Đăng kiểm với mỗi máy phát và động cơ được chế tạo hàng loạt có kiểu tương tự với kiểu của chúng.

2. Phải tiến hành thử không tải các máy điện quay. Trong khi thử, sự rung đng của máy và sự hoạt động của hệ thống bôi trơn ổ đỡ phải nm trong giới hạn cho phép.

3. Với các máy phát, phải tiến hành thử điều chỉnh điện áp và phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.4.13-4, hoặc 2.4.14-2-3. Khi áp dụng những yêu cầu ở 2.4.14-3 mà không có thông tin cho trước liên quan đến trị số lớn nhất của tải đột ngột, thì 60% dòng định mức với hệ số công suất trong khoảng 0,4 đến 0 phải được đóng đột ngột vào máy phát đang hoạt động ở chế độ không tải, rồi ngắt ra sau khi đạt đến trạng thái ổn định.

4. Máy điện quay có cổ góp phải làm việc với chổi than c định hiệu chỉnh từ không tải đến quá tải 50% mà không gây ra tia la điện có hại.

5. Thử quá dòng hoặc quá mô men các máy điện quay phải được tiến hành phù hợp với 2.4.5 và các máy phải có khả năng để cho việc thử.

6. Phải tiến hành thử ngắn mạch ổn định các máy điện quay phù hợp với yêu cầu ở 2.4.6-2.

7. Phải tiến hành thử quá tốc các máy điện quay phù hợp với 2.4.7.

8. Sau khi máy điện quay hoạt động liên tục ở chế độ toàn tải định mức cho đến khi nhiệt độ ổn định, phải tiến hành đo sự tăng nhiệt độ và các trị số này không được vượt quá các trị số nêu ở 2.4.3.

9. Phải áp dụng thử điện áp cao như nêu ở Bảng 4/2.5 trong thời gian một phút giữa các phần mang điện và khung của máy điện quay, với lõi và các cuộn dây không chịu thử được nối với khung. Trong trường hợp các máy điện quay có điện áp định mức trên 1 kV có cả hai đầu của mi pha tiếp cn được riêng rẽ, thì điện áp thử phải được đặt giữa từng pha và khung. Khi áp dụng thử sự tăng nhiệt độ như nêu ở -8, thì thử điện áp cao phải được tiến hành sau khi thử nhiệt độ.

10. Ngay sau khi thử điện áp cao, phải tiến hành đo điện trở cách điện của máy điện quay phù hợp với Bảng 4/2.6 và các trị số này không được nhỏ hơn các trị số nêu trong Bng 4/2.6. c đo, nhiệt độ của máy điện quay phải gần với nhiệt độ làm việc, hoặc có thể dùng phương pháp tính toán gần đúng.

11. Phải tiến hành đo điện trở của các cuộn dây.

12. Sau khi hoàn thành các công việc thử trên, các máy có đ trượt phải được mở ra và kiểm tra khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

Bng 4/2.5 Điện áp thử

TT

Máy hoặc bộ phn

Điện áp thử (r.m.s) (V)

1

Các cuộn dây cách điện của máy điện quay có công suất nhỏ hơn 1 kW (kVA) và có điện áp dưới 100V, nhưng không phải máy nêu từ 3 đến 6

2E + 500

2

Các cuộn dây cách điện của máy điện quay, nhưng không phải máy nêu ở 1 và nêu ở từ 3 đến 6

2E+ 1000 (tối thiểu 1500)

3

Các cuộn dây từ trường kích từ độc lập của máy điện một chiều

2Ef + 1.000 (tối thiểu 1.500)

4

Cuộn dây t trường của máy phát đồng bộ, động cơ đồng bộ và máy bù đồng bộ

a) Ex 500V

Ex > 500V

(b) Khi dự kiến khi đng bằng cuộn dây từ trường ngắn mạch hoc được ni qua điện trở có trị số nhỏ hơn 10 lần điện trở cuộn dây.

(c) Khi dự kiến khi động bằng cuộn dây từ trưng h mạch hoặc được nối qua điện trgiá tr tương đương hoc lớn hơn 10 lần điện trở cuộn dây

10EX (tối thiểu 1500)

2Ex + 4000

10Ex (tối thiểu 1.500, tối đa 3.500)

2Ey + 1.000 (tối thiểu 1.500)

5

Các cuộn dây thứ cấp (thông thường cuộn dây to) của các động cơ cm ng hoặc các động cơ cảm ứng đồng bộ nếu không bị ngắn mạch lâu dài (ví dụ khi dự kiến khởi động bằng biến tr)

a) Với các động cơ không đảo chiều hoặc ch đảo chiu được khi máy dừng

b) Với các động cơ được đo chiu hoặc được phanh bằng cách đảo ngun sơ cấp khi đng cơ đang hot đng

2Es + 1.000

4Es + 1.000

6

Bộ kích từ, trừ:

Bộ kích từ của động cơ đồng bộ (k cả động cơ cảm ứng đồng bộ) nếu được nối với đất hoặc ngắt ra khi cuộn dây từ trường khi khi động, và các cuộn dây từ trường kích từ độc lập của b kích từ

2Ei + 1.000 (tối thiu 1.500)

Chú thích:

(1) E: Đin áp định mức;

Ef: Điện áp cho phép tối đa ở mạch kích từ;

Ex: Điện áp kích từ định mức;

Ey: Điện áp cảm ứng đầu dây gia các đầu đấu dây của cuộn dây từ trường và cuộn dây rôto khởi động khi dùng điện áp khi động cho cuộn dây phần ứng trong lúc rôto dừng và điện áp đầu dây ở trạng thái mà cuộn dây kích từ hoặc cuộn dây khởi động được khi động bằng cách nối với điện trở.

Es: Điện áp cảm ứng giữa các đầu dây cuộn thứ cấp khi máy dng;

Ei: Điện áp định mức của b kích từ

(2) Đối với các cun dây hai pha có 1 đu nối chung, điện áp ở công thức phải là điện áp hiệu dụng cao nht sinh ra giữa 2 đu dây bất kỳ khi máy đang hoạt động.

(3) Thử điện áp cao ở các máy điện có chất cách điện với cấp có thể được Đăng kim chấp nhận

(4) Đối với bộ chnh lưu bán dn của bộ kích từ thì áp dụng nhng yêu cầu cho các bộ chnh lưu bán dn động lực nêu ở 2.12.

Bng 4/2.6 Trị số nh nhất của điện áp thử và điện trở cách điện

Điện áp định mức Un (V)

Điện áp thử ti thiểu (V)

Điện trở cách điện tối thiểu (MW)

Un 250

2 x Un

1

250 < Un ≤ 1.000

500

1

1.000 < Un ≤ 7.200

1.000

Un/1.000 + 1

7.200 < Un

5.000

Un/1.000 + 1

2.5. Các bảng điện, các bảng phân nhóm và các bảng phân phối

2.5.1. Vị trí

Các bảng điện phải được lắp đặt ở những nơi khô ráo tránh càng xa vùng có ống dẫn hơi nước, nước và đường ống dầu càng tốt.

2.5.2. Phòng hộ an toàn cho người vận hành

1. Các bảng điện phải được bố trí sao cho d dàng tiếp cận từng bộ phận mà không nguy hiểm cho người.

2. Bên cạnh và phía sau, khi cần thiết cả phía trước các bảng điện phải được bảo vệ hợp lý.

3. Với điện áp giữa các cực với nhau hoặc với đất mà vượt quá 50 vôn một chiu hoặc 50 vôn hiệu dụng xoay chiều thì các bảng điện phải là kiểu không có điện phía trước.

4. Phải trang bị các tay vịn cách điện ở mt trước và mt sau bảng điện, và khi cần thiết phi trang bị thm cách điện ở mt sàn lối qua lại.

5. Phải bố trí đủ không gian thao tác ở phía trưc các bảng điện. Khi cần thiết phải bố trí không gian phía sau các bng điện để cho phép thao tác và bảo dưỡng các cầu dao ngắt mạch, các công tắc, các cầu chì và các bộ phận khác, lối đi phải rộng hơn 0,5 mét.

6. Các bảng phân nhóm và các bảng phân phi phải được che chắn thích hợp tùy theo vị trí của chúng. Nếu chúng được đt ở những chỗ mà d dàng tiếp cận với người không có nhiệm vụ lui tới thì chúng phải được bảo vệ sao cho đảm bảo an toàn trong điều kiện làm việc bình thường.

2.5.3. Kết cấu và vật liệu

1. Các thanh dẫn, các bộ ngắt mạch và các khí cụ điện khác của bảng điện chính phi được bố trí sao cho thiết bị điện có công dụng thiết yếu mà yêu cầu phải được lp đặt kép thì không đồng thời bị mất tác dụng khi một thiết bị nào đó bị hỏng.

2. Khi nguồn điện chính cần thiết cho h động lực của tàu, thì bảng điện chính phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây hoặc tương đương,

(1) Mỗi máy phát phải có một bảng điện riêng, và các bảng điện kề nhau phải được ngăn cách nhau bằng vách thép.

(2) Thanh cái phải được phân ít nhất thành 2 phn, các phần này phải được nối với nhau qua bộ ngt mạch hoặc thiết bị tương đương được duyệt khác. Việc nối các tổ máy phát và các thiết bị trang bị kép khác phải được phân càng đều càng tốt giữa các phần.

3. Cáp điện đi vào bảng điện phải được kết cấu sao cho không để nước đi dọc theo đường cáp vào bảng điện.

4. Trường hợp các mạch cấp điện có các điện áp khác nhau được lắp đặt trong cùng một không gian của bng điện, bng phân nhóm hoặc bảng phân phối, thì tất cả các khí cụ phải được bố trí sao cho các cáp có điện áp khác nhau không thể tiếp xúc với nhau ở trong bng. Các bảng phân nhóm và các bảng phân phối dùng cho các mạch phân phối sự cố, về nguyên tc, phải được bố trí độc lập.

5. Vỏ bảo vệ phải có kết cấu khỏe và các vật liệu sử dụng cho chúng là loại khó cháy và không hút ẩm.

6. Các vật liệu cách điện phải là loại bn chắc, khó cháy và không hút ẩm.

7. Các vật liệu làm dây dẫn phải phù hợp với những yêu cầu sau:

(1) Các dây dẫn được bọc cách điện dùng cho bảng điện phải là loại khó cháy và không hút ẩm có nhiệt độ dây dẫn cho phép tối đa không nhỏ hơn 75 °C.

(2) Các ng và vòng kẹp dùng để đi cáp phải là vật liệu khó cháy.

(3) Các dây dẫn được bọc cách điện dùng cho các mạch điu khiển và các mạch dụng cụ đo không được bó chung với các dây dẫn dùng cho mạch chính và không được đặt chung vào cùng một ng. Tuy nhiên, nếu điện áp định mức và nhiệt độ cho phép tối đa của dây dẫn là như nhau và không có xuất hiện nh hưng xấu cho các mạch chính thì không phải áp dụng yêu cầu này.

8. Trừ khi trang bị công tắc cách ly, các bộ ngắt mạch phải sao cho có thể sửa chữa và thay thế mà không cần phải ngt chúng ra khỏi liên kết với thanh dẫn và ngắt nguồn cấp.

2.5.4. Thanh dẫn

1. Các thanh dẫn phải được làm bằng đồng có độ dẫn điện lớn hơn hoặc bằng 97%.

2. Việc nối thanh dn phải được tiến hành sao cho hạn chế được ăn mòn và ôxi hóa.

3. Các thanh dẫn và các mối nối thanh dn phải được giữ sao cho chịu được lực điện động gây ra do dòng ngắn mạch.

4. Sự tăng nhiệt độ của thanh dẫn, các dây dẫn liên kết và các mối nối của chúng không được vượt quá 45 °C ở nhiệt độ môi trường là 45 °C khi đang mang dòng toàn tải.

5. Khe h giữa các phần mang điện của các cực tính khác nhau hoặc giữa các phần mang điện và kim loại nối đất không được nhỏ hơn các trị số nêu ở Bng 4/2.7.

Bảng 4/2.7 Khe hở tối thiểu đối với các thanh dẫn

Điện áp định mức giữa các cực hoặc các pha (V)

Khe hở tối thiểu (mm)

Giữa các pha hoặc các cực mang điện

Giữa các phn mang điện với kim loại ni đất

Đến 125

13

13

Từ 125 đến 250

16

13

Từ 250 đến 500

23

23

2.5.5. Dây cân bằng

1. Trị s dòng của các dây nối cân bằng và các công tắc nối cân bằng không được nhỏ hơn 1/2 dòng toàn tải định mức của máy phát.

2. Trị số dòng của các thanh dn nối cân bằng không được nhỏ hơn 1/2 dòng toàn tải định mức của máy phát có công suất lớn nhất trong nhóm.

2.5.6. Dụng cụ đo dùng cho máy phát một chiều

Các bng điện của máy phát một chiều phục vụ trên tàu ít nhất phải được trang bị các dụng cụ đo như nêu Bảng 4/2.8.

2.5.7. Dụng cụ đo dùng cho máy phát xoay chiều

Các bảng điện máy phát xoay chiều phục vụ trên tàu ít nhất phải được trang bị các dụng cụ đo như nêu ở Bảng 4/2.9.

2.5.8. Thang đo của dụng cụ đo lường

1. Giá trị cực đại của thang đo vonmet phải xấp x bằng 120% điện áp bình thường của mạch.

2. Giá trị cực đại của thang đo ampemet phải xấp xỉ bằng 130% dòng điện bình thưng của mạch.

3. Các ampemet dùng cho các máy phát một chiều và các oát-mét dùng cho các máy phát xoay chiu làm việc song song phi có các thang đo dòng điện ngược hoc công suất ngược tương ứng tới 15%.

Bảng 4/2.8 Các dụng cụ đo dùng cho bảng điện máy phát một chiều

Chế độ làm việc

Dụng cụ

S lượng yêu cầu

Hệ thống hai dây

Hệ thống ba dây

Độc lập

Ampemet

Một chiếc cho mỗi máy (đạt ở cực dương)

* hai chiếc cho mi máy (đặt ở cực dương và cực âm)

Vonmet

Một chiếc cho mỗi máy

Một chiếc cho mi máy (đo điện áp giữa cực dương và cực âm hoặc giữa cực dương hoặc cực âm với cực trung tính)

Song song

Vonmet

Hai chiếc (thanh dn và mi máy phát)

Hai chiếc (đo điện áp giữa thanh dn với các cực dương và cực âm của mỗi máy phát, hoặc giữa cực dương với cc trung tính)

Ampemet

Một chiếc cho mỗi máy (đặt ở cực dương)

* hai chiếc cho mỗi máy phát (nếu là kích từ hn hợp thì đặt ở dây cân bằng và phần ứng, nếu là máy kích từ song song thì đt ở cc dương và cực âm)

Chú thích:

(1) Khi dùng hệ thống dây trung tính nối đất thì phải thêm 1 ampe-mét có điểm "0" ở giữa với số lượng được đánh dấu ở bng trên.

(2) Một trong số các vonmet phải có thể đo được điện áp nguồn điện bờ.

(3) Khi trang bị bảng điều khiển để điều khiển tự động các máy phát thì các dụng cụ nêu ở bảng trên phải được lắp đặt trên bảng điều khiển, trừ khi bảng điều khiển được lắp ngoài buồng máy, số lượng tối thiểu các dụng c yêu cầu cho sự làm việc độc lập và song song của các máy phát phải được lắp đặt trên các bảng điện.

Bảng 4/2.9 Các dụng cụ đo dùng cho bảng điện máy phát xoay chiều

Chế độ làm việc

Dụng cụ

S lượng yêu cầu (chiếc)

Độc lập

Ampemet

Một cho mỗi máy phát (đo được dòng mi pha)

Vonmet

Một cho mỗi máy phát (đo được điện áp mi dây)

Oatmet

Một cho mỗi máy phát (có thể miễn cho máy có công suất ≤ 50 kVA)

Hecmet

Một (đo được tần số mỗi máy phát)

*Ampemet

Một cho mạch kích từ của mỗi máy phát

Song song

Ampemet

Một cho mỗi máy phát (đo được dòng mỗi pha)

Vonmet

Hai (đo được điện áp của thanh dn và điện áp mỗi y máy phát)

Oacmet

Một cho mỗi máy phát

Hecmet

Hai (đo được tần số của mỗi máy phát và thanh dẫn)

Đồng bộ kế hoặc các đèn hòa đồng bộ

Một bộ cho mi máy phát. Trường hợp khi trang bị đồng bộ kế thì có thể cho phép miễn gim một bộ

*Ampemet

Một cho mạch kích từ của mỗi máy phát

Chú thích:

(1) bảng trên, ampemet được đánh dấu "*" ch được trang bị khi cần thiết.

(2) Một trong s các vonmet phải có thể đo được điện áp nguồn điện b.

(3) Khi trang bị bảng điều khiển để điều khiển tự động các máy phát thì các dụng cụ nêu bảng trên phải được lắp đặt trên bảng điều khiển, trừ khi bảng điều khiển được lp ngoài bung máy, số lượng tối thiểu các dụng cụ yêu cầu cho sự làm việc độc lập và song song của các máy phát phải được lắp đt trên các bảng điện.

2.5.9. Biến áp đo lường

Các cuộn dây thứ cấp của các biến áp đo lường phải được nối đất.

2.5.10. Thử tại xưởng

1. Các bảng điện phải được thử và kiểm tra phù hợp với những yêu cầu nêu ở 2.5.10 này. Tuy nhiên có thể min giảm việc thử yêu cầu ở điểm -2 tùy theo sự cho phép của Đăng kiểm đối với mi bảng điện được chế tạo hàng loạt có kiểu đúng như cái đầu tiên.

2. Sự tăng nhiệt độ của các bảng điện không được vượt quá các trị số đưa ra ở Bảng 4/2.10 khi chịu dòng và hoặc cả điện áp định mức đã nêu trước, trừ khi chúng thỏa mãn các chương tương ứng của phần này.

3. Phải khng định được rằng các dụng cụ đo, các bộ ngắt mạch, các cơ cấu đóng ngắt, v.v... trên bảng điện là làm việc đúng chức năng.

4. Các bảng điện cùng với tất cả các phần tử phi chịu được điện áp cao bằng cách dùng điện áp dưới đây có tn số thông dụng đt trong 1 phút giữa tất cả các bộ phận mang điện với nhau và với đất và giữa các bộ phận mang điện có cực tính khác dấu hoc pha. Trong khi th điện áp cao có thể ngắt các dụng cụ đo và các thiết bị phụ ra:

- Điện áp định mức nh hơn hoặc bằng 60 vôn: 500 vôn

- Điện áp định mức lớn hơn 60 vôn: 1000 vôn + 2 lần điện áp định mức (tối thiểu là 1500 vôn)

5. Ngay sau khi thử điện áp cao thì điện trở cách điện giữa tất cả các bộ phận mang điện với nhau và với đất và giữa tất cả các b phận mang điện có cực tính khác dấu hoặc khác pha phải không nhỏ hơn 1 MW khi đo bng điện áp một chiều không nhỏ hơn là 500 vôn.

2.6. Các bộ ngắt mạch, cầu chì và các công tác tơ điện từ

2.6.1. Các bộ ngắt mạch

1. Các bộ ngắt mạch phải phù hợp với n phẩm số 60947-160947-2 của IEC hoặc tương đương, khi cần thiết bổ sung thêm v nhiệt đ môi trường, và nó cũng phải phù hợp với những yêu cầu của -2 -3.

2. Kết cấu của các bộ ngắt mạch phải thỏa mãn như sau :

(1) Tất cả các bộ ngắt mạch phải có kiểu nhả t do và phù hợp với lĩnh vực sử dụng chúng, các bộ nhả phải có độ trễ thời gian hoặc đặc tính nhả quá dòng tức khắc hoặc cả hai.

(2) Các tiếp điểm chính của các bộ ngắt mạch phải là loại không xảy ra cháy hoặc r quá mức. Các tiếp điểm dạng cong trừ khi chúng thuộc các bộ ngắt mạch dạng hộp kín phải có thể d dàng thay thế.

(3) Các thiết bị ct tức thời không phải kiểu điện tử có sự b trí thử thích hợp phải có kết cấu để có thể nhả bộ ngắt đi m trực tiếp bằng dòng ngn mạch.

(4) Các bộ ngắt mạch phải sao cho không xảy ra m và đóng ngu nhiên do rung động của tàu, và cũng như không làm sai chức năng khi bị nghiêng với góc 30° theo bất kỳ hướng nào.

(5) Các b ngắt mạch dạng cầu chì có kiểu hộp kín phải được kết cấu sao cho không để xảy ra mất pha khi nổ cầu chì và các cầu chì phải có thể thay thế được 1 cách dễ dàng mà không có nguy cơ để người thao tác vô tình chạm vào phần mang điện của chúng.

(6) Trên mỗi bộ ngắt mạch phải ghi rõ ràng điện áp định mức, dòng điện (nhiệt độ) định mức, và dòng ngắt định mức, dòng chế tạo và dòng ngắn hạn định mức tùy theo kiểu của chúng. Mi thiết bị nh có độ trễ thời gian phi được chỉ rõ các đặc tính làm vic của chúng, trừ các bộ ngắt mạch kiểu hộp kín.

3 Các bộ ngắt mạch phải thỏa mãn các tính chất sau:

(1) Sự tăng nhiệt độ trong các cọc nối cáp điện không được vượt quá 45 °C khi có 100% dòng định mức chạy qua.

(2) Tất cả các bộ ngắt mạch, tùy theo kiểu của chúng, phải sao cho có thể ngắt tin cậy sự quá dòng không lớn hơn dòng cắt định mức và đảm bảo an toàn cho mạch mang dòng không lớn hơn dòng chế tạo định mức dưới các điều kiện của mạch đã chỉ ra trong tiêu chuẩn đ cập -1.

(3) Các thiết bị cắt quá dòng có tr thời gian của các bộ ngắt mạch dùng cho các mạch máy phát phải sao cho chnh định được trị số dòng đặt mà không gây sự thay đổi đáng kể đối với đc tính trễ thời gian.

(4) Các đặc tính của thiết bị nhả quá dòng có trễ thời gian phải không bị ảnh hưởng quá mức bởi nhiệt độ môi trường.

Bảng 4/2.10 Giới hạn nhiệt độ của các khí cụ trên bảng điện

(Với nhiệt độ môi trường là 45°C)

Các chi tiết

Nhit độ giới hạn (°C)

Phương pháp đo nhiệt

Phương pháp đo điện trở

Cuộn dây

Cách điện cấp A

45

65

Cách điện cấp E

60

80

Cách điện cấp B

75

95

Cuộn dây 1 lớp không có che chắn

75

Tiếp điểm

Kiểu khối liền

Đng hoặc hợp kim đồng

40

Bạc hoặc hợp kim bạc

70

Kiểu nhiều lớp

Đồng hoặc hợp kim đng

25

Kiểu hình dao

Đng hoặc hợp kim đồng

25

Đầu của cáp ngoài

45

Điện trở kim loại

Kiểu hộp kín

 

245

Kiểu hở

Làm việc dài hạn

295

Làm vic gián đoạn

345

Có hút khí (ở độ cao xấp x 25 mm so với lỗ hút)

170

2.6.2. Cầu chì

1. Các cầu chì phải phù hợp với tài liệu xuất bản số 60269 của IEC hoặc tương đương, khi cần thiết bổ sung thêm nhiệt độ môi trường, và chúng cũng phải phù hợp với những yêu cầu nêu ở -2-3 dưới đây.

2. Kết cấu của các cầu chì phải thỏa mãn như sau :

(1) Các cầu chì phải là kiểu được che kín và kết cấu của chúng phải sao cho v che kín không bị v hoặc cháy và chất cách điện gần đó không bị hư hỏng do chảy kim loại dây chì hoặc do phát ra khí khi dây chì bị nổ.

(2) Các cầu chì phải có thể thay thế được dễ dàng các bộ phận dự trữ mà không có nguy cơ gây ra điện git hoặc cháy chỗ đt cầu chì kể c phía trong và ngoài.

(3) Mỗi cầu chì phải được ch ra rõ ràng điện áp định mức, dòng định mức của chúng, và cả dòng chy định mức, các đặc tính dây chảy và các đc tính hạn chế dòng tùy theo kiểu của chúng. Việc ch báo có thể được làm theo dạng danh mục hoặc dạng nhãn.

3. Các cầu chì và giá đỡ cầu chì phải thỏa mãn các yêu cầu sau :

(1) Sự tăng nhiệt độ ở đầu nối cáp không được vượt quá 45°C với nhiệt độ môi trường là 45°C khi các cu chì và giá đỡ cầu chì ở điều kiện làm việc bình thường và 100% dòng tải định mức chạy qua.

(2) Các cầu chì phải có đặc tính dây chảy tương ứng với kiểu của chúng, và trong điều kiện mạch đã ch ra ở trong tiêu chuẩn đề cập ở -1, chúng phải có khả năng ngắt tin cậy tất cả các dòng mà thấp hơn dòng ngắt định mức và cao hơn dòng dây chy.

2.6.3. Các công tắc tơ điện từ

1. Các công tắc tơ điện t phải phù hợp với n phẩm số 60947 -160947 -4 của IEC hoặc tương đương, khi cn thiết bổ sung thêm nhiệt độ môi trường, và nó cũng phải phù hợp với các yêu cầu ở -2-3 dưới đây.

2. Kết cấu của công tắc tơ điện từ phải thỏa mãn như sau:

(1) Các công tắc tơ điện từ phải sao cho không xảy ra mở và đóng ngu nhiên do rung động của u, ngoài ra chúng không làm sai chức năng do bị nghiêng với góc 30° theo bất kỳ hướng nào.

(2) Các tiếp điểm và cuộn dây từ phải có thể thay thế được dễ dàng.

(3) Mỗi công tác tơ điện từ phải được ch ra rõ ràng điện áp làm việc định mức, công suất định mức hoặc dòng toàn ti ứng với công suất định mức, điện áp và tần số làm việc định mức ở mạch điều khiển, trị s dòng nh và trị số dòng hút. Sự ch báo đó có thể được làm theo dạng danh mục hoặc dạng nhãn.

3. Các công tắc tơ điện từ phải thỏa mãn các tính chất sau:

(1) Sự tăng nhiệt độ ở đầu nối dây cáp không được vượt quá 45°C với nhiệt độ môi trường là 45°C khi có dòng toàn tải ứng với công suất định mức chạy qua.

(2) Các công tắc tơ điện từ phải có trị số dòng nhả thích hợp và trị số dòng hút phù hp với mc đích sử dụng chúng.

(3) Các công tắc tơ điện từ không được m mạch ngẫu nhiên khi điện áp vượt quá 85% điện áp định mức.

2.6.4. Rơ le bảo vệ quá dòng cho các động cơ điện

Các rơ le bảo vệ quá dòng dùng cho các động cơ điện phải có đặc tính thích hợp có xét tới khả năng chịu nhiệt của các động cơ.

2.7. Khí cụ điều khiển

2.7.1. Khe h và khoảng cách cách điện

1. Khe hở và khoảng cách cách điện của các khí cụ điều khiển (ví dụ: các công tắc tơ, các biến trở, các công tắc điều khiển, các công tắc hạn chế, các rơ le điều khiển và bảo vệ động cơ, bảng đấu dây các khí cụ tổ hợp bán dn và các thiết bị liên quan của chúng) phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở -2-3 tùy theo mức độ bảo vệ của vỏ bảo vệ khí cụ hoặc điều kiện môi trường đt các khí cụ.

2. Khe hở và khoảng cách cách điện tối thiểu của các khí cụ điều khiển (ví dụ: các công tắc tơ, các công tắc điều khiển, các bảng đấu dây) không được nh hơn các trị số đưa ra ở Bng 4/2.11 nếu các khí cụ được thiết kế và chế tạo có quan tâm đến hơi ẩm, bụi bẩn, v.v... hoặc được làm việc trong điều kiện môi trường không có độ m quá cao và tập trung bụi nhiều.

3. Khe hở và khoảng cách cách điện tối thiểu của các khí cụ điều khiển loại nh có dòng định mức nh hơn hoc bằng 15 ampe có thể được rút ngắn tới trị số mà Đăng kiểm thấy là thỏa mãn phụ thuộc vào mức độ bảo vệ của v bảo vệ khí cụ hoặc điều kiện môi trường đt các khí cụ.

4. Những yêu cầu nêu ở -2-3 có thể không áp dụng cho các trường hợp sau:

(1) Khe hở giữa các tiếp điểm phát ra hồ quang.

(2) Các khí cụ dùng trong các cuộn dây thứ cấp của động cơ không đồng bộ.

(3) Các khí cụ ngâm trong dầu.

(4) Np và các đui đèn của đèn ch báo.

(5) Các công tắc nh ở các khu vực sinh hoạt.

(6) Phần được nhi đầy của khí cụ được nạp khí.

2.7.2. Điều kiện môi trường

1. Khí cụ điện tổ hợp bán dẫn phải hoạt động tốt ở nhiệt đ môi trường là 55 oC

2. Các khí cụ điều khiển không được gây ra sai sót như thay đổi vị trí đóng ngắt hoặc thay đổi trạng thái không theo ý muốn khi chúng bị lắc đến 45° theo bất kỳ hướng nào. Tuy nhiên các công tắc tơ điện từ phải phù hợp với 2.6.3 -2(1).

Bảng 4/2.11 Khe hở và khoảng cách cách điện tối thiểu của các khí cụ điều khiển

Điện áp cách điện định mức (V) (một chiều và xoay chiều (1 chiu và xoay chiều)

Khe hở (mm)

Khoảng cách cách điện (3)(4) (mm)

Nhỏ hơn
15A(5)

Từ 15 đến 63A(5)

Trên 63 A(5)

Nhỏ hơn 15A(5)

Từ 15 đến 63A(5)

Trên 63 A(5)

L-L(1)

L-A(2)

L-L(1)

L-A(2)

L-L(1)

L-A(2)

a

b

a

b

a

b

Đến 60

2

3

2

3

3

5

2

3

2

3

4

4

Trên 60 đến 250V

3

5

3

5

5

6

3

4

3

4

8

8

Trên 250 đến 380 V

4

6

4

6

6

8

4

6

6

6

10

10

Trên 380 đến 500 V

6

8

6

8

8

10

6

10

6

10

12

12

Chú thích :

(1) "L-L": Áp dụng cho khe hở giữa phn mang điện để trần với nhau và giữa các phần mang điện với kim loại nối đất.

(2) "L-A": Áp dụng cho khe hở giữa phần mang điện với các phn kim loại được cách ly mà d trở thành dẫn điện khi bị hư hỏng.

(3) Khoảng cách cách điện xác định phụ thuộc vào loại và kiểu cách điện.

“a": Áp dụng cho các điện trở gm (stetic và sứ) và các chất cách điện khác chng được dò điện có kết cu dỡ hoặc vách ngăn đứng được chứng minh tương đương với chất cách điện gốm thông qua các thử nghiệm và chịu được điện áp lớn hơn 140 vôn (ví dụ: các cht cách điện bằng nhựa Fenola).

"b": Áp dụng cho các vật liệu cách điện khác.

(4) Nếu "L-A" lớn hơn khoảng tương ứng "a" hoặc "b" thì khoảng cách cách điện giữa các phần mang điện và kim loại cách điện mà người vn hành d chạm vào và trở thành mang điện do hng chất cách điện, phải lấy lớn hơn hoc bằng "L-A".

(5) Giá trị dòng điện là giá trị dòng tải định mức của các khí cụ.

2.8. Cơ cấu điều khiển động cơ và phanh điện từ

2.8.1. Cơ cấu điều khiển động cơ điện

1. Các cơ cấu điều khiển động cơ phải được kết cấu chắc chắn và được trang bị đầy đ các thiết bị khởi động, dừng, đảo chiều quay và điều khiển tốc độ các động cơ cùng với các thiết bị an toàn cn thiết.

2. Các cơ cấu điều khiển động cơ phải có v bảo vệ phù hợp với vị trí lắp đặt chúng và đảm bảo an toàn cho người khi vn hành.

3. Tất cả các bộ phận chịu mòn của cơ cấu điu khiển phải có thể thay thế được dễ dàng và dễ tiếp cận để kiểm tra và bảo dưỡng.

4. Các động cơ có công suất lớn hơn 0,5 kW phải được trang bị các cơ cấu điều khiển phù hợp với các yêu cầu nêu ở -1, -2-3 và các yêu cầu dưới đây :

(1) Cần phải có biện pháp để tránh khởi động lại không theo ý muốn sau khi chúng bị dừng do điện áp thấp hoặc mất điện áp hoàn toàn. Yêu cầu này không áp dụng cho các động cơ mà chúng cần phải làm việc liên tục để đảm bảo an toàn cho tàu và hoạt động tự động.

(2) Cn phải có thiết bị cách ly chính để sao cho cắt được hoàn toàn điện áp khởi động cơ, trừ khi có thiết bị cách ly (bố trí ở bảng điện, bảng phân nhóm, bảng phân phối, V.V...) gần với động cơ.

(3) Cn phải có biện pháp tự động ngắt nguồn cấp khi động cơ bị quá dòng do quá tải cơ khí. Yêu cầu này không áp dụng cho các động cơ máy lái.

5. Trường hợp thiết bị cách ly chính đặt xa động cơ thì phải trang bị các thiết bị sau hoặc tương đương:

(1) Trang bị thêm thiết bị ngt cách ly gần động cơ.

(2) Phải có biện pháp để khóa thiết bị ngắt cách ly chính ở vị trí "ngắt”.

6. Khi dùng cầu chì để bảo vệ mạch động cơ xoay chiều 3 pha thì phải quan tâm đến việc mất pha.

7. Trường hợp các cơ cấu điều khiển động cơ có công dụng thiết yếu được trang bị kép và cùng nhóm khi động thì các thanh dn, các khí cụ và các chi tiết khác phải được bố trí sao cho sự hư hỏng ở khí cụ hoặc mạch không làm cho các động cơ có cùng công dụng đồng thời không sử dụng được.

8. Mỗi một động cơ hoặc nhóm động cơ trong tổ hợp thiết bị phải được trang bị các biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.

9. Các tín hiệu ch báo đang làm việc hoặc các báo động quá tải của các động cơ máy lái phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 15.2.7 Phần 3.

2.8.2. Phanh điện từ

1. Bộ phận mang điện của các phanh điện từ dùng cho các động cơ kín nước phải là kiu kín nước.

2. Các phanh một chiều kích từ song song phải nhả tốt ở điện áp bng 85% điện áp định mức tại nhiệt độ làm việc lớn nhất, và các phanh một chiều kích từ hỗn hợp phải nhả tốt ở dòng bằng 85% ng khởi động định mức trong các điều kiện như trên.

3. Các phanh một chiều kích từ nối tiếp phải nhả tốt ở dòng lớn hơn hoặc bằng 40% dòng toàn tải và ở bất kỳ dòng khi động nào, và nó phải tác đng phanh ở dòng nhỏ hơn hoặc bằng 10% dòng toàn tải.

4. Các phanh điện từ xoay chiều phải thỏa mãn như sau:

(1) Phải nh tốt ở đin áp bằng 80% điện áp định mức tại nhiệt độ làm việc.

(2) Phải không gây tiếng ồn do tác động của từ trường trong khi đang làm việc.

2.8.3. Sự tăng nhiệt độ

Sự tăng nhiệt độ của các cơ cấu điều khiển động cơ không được vượt quá các trị s nêu Bng 4/2.12 trong điều kiện dòng điện hoặc điện áp đã nói ở trước, trừ các trường hợp đặc biệt đã nêu trong phần này.

2.8.4. Thử tại xưởng

1. Các cơ cấu điều khiển động cơ phải được thử phù hợp với các yêu cầu nêu ở mục 2.8.4 này. Tuy nhiên việc th u cầu ở -2 có thể được Đăng kiểm cho phép miễn giảm đối với mỗi cơ cấu điều khiển và phanh điện từ được chế tạo hàng loạt có kiểu tương tự như cái đầu tiên.

2. Các cơ cấu điều khiển động cơ phải chịu sự thử nhiệt độ dưới điều kiện làm việc bình thường và sau đó sự tăng nhiệt độ của mỗi cơ cấu không được vượt quá các trị số nêu ở Bng 4/2.12.

3. Sự hoạt động của các dụng cụ, cơ cấu đóng ngắt, thiết bị bảo vệ, v.v... của cơ cấu điều khiển động cơ phải được khng định.

4. Các cơ cấu điều khiển động cơ cùng với các bộ phận kèm theo phải chịu được điện áp cao bằng cách dùng điện áp dưới đây có tần số thông thường đt vào giữa các phần mang điện của cơ cấu đóng ngắt kể cả thiết bị điều khiển với đất và giữa các cực hoặc các pha với nhau trong thời gian 1 phút. Trong khi thử điện áp cao có thể ngắt các dụng cụ đo và các thiết bị phụ ra:

- Điện áp định mức đến 60 vôn: 500 vôn;

- Điện áp định mức lớn hơn 60 vôn: 1000 vôn + 2 lần điện áp định mức (tối thiểu 1500 vôn).

5. Ngay sau khi thử điện áp cao, điện trở cách điện giữa các phần mang điện với nhau và vi đất, và giữa các phn mang điện của cc tính trái dấu hoặc khác pha không được nhỏ hơn 1 MW khi được thử bằng điện áp một chiều có điện áp không nh hơn là 500 vôn.

Bảng 4/2.12 Giới hạn tăng nhiệt độ của các cơ cấu điều khiển động cơ
(Với nhiệt độ môi trường là 45°C)

Các chi tiết

Giới hạn tăng nhiệt độ (°C)

Phương pháp nhiệt kế

Phương pháp điện trở

Cuộn dây (làm mát tự nhiên)

Cách điện cấp A

60

80

Cách điện cấp E

75

95

Cách điện cấp B

85

105

Cách điện cấp F

110

130

Cách điện cấp H

135

155

Cách điện cấp C

không giới hạn

không giới hạn

Cuộn dây phủ men một lớp

Cách điện cp A

80

Cách điện cấp E

95

Cách điện cấp B

105

Cách điện cấp F

130

Cách điện cấp H

155

Cách điện cấp C

không giới hạn

Tiếp điểm

Hình khối

Làm việc liên tục trên 8 giờ

Đồng hoặc hợp kim đồng

40

Bạc hoặc hợp kim bạc

70

Đóng và ngắt ≥ 1 lần/ 8 giờ

Đồng hoặc hợp kim đồng

60

Bạc hoặc hợp kim bạc

70

Kiểu nhiều lớp và hình dao

Đồng hoặc hợp kim đồng

35

Thanh dẫn và các dây nối (trần hoặc cấp cách điện A và cao hơn)

60

Đầu nối của các cáp ngoài

45

Điện trở kim loại

Kiểu hộp kín

245

Kiểu khác với kiểu hộp kín

Làm việc dài hạn

295

Làm việc gián đoạn

345

Khởi động

345

Có hút khí (ở độ cao xp x 25 mm so với lỗ hút)

170

Chú thích :

(1) Ch sử dụng phương pháp đo bng điện trở để đo nhiệt độ các cuộn dây điện áp.

(2) Nếu cấp cách điện của cuộn dây phủ men một lớp cao hơn cấp cách điện của các bộ phn tiếp xúc với nó thì phải lấy theo nhiệt độ cho phép đối với cp cách điện của các bộ phận tiếp xúc đó.

(3) Đối với cuộn đây trần một lớp phải ly theo nhiệt độ cho phép đối với cấp cách điện của các bộ phận tiếp xúc với nó.

(4) Điện trở kim loại kiểu hộp kín là điện trở được bọc kín bằng vt liệu cách điện sao cho không hở b mặt kim loại của điện trở ra ngoài.

2.9. Cáp điện

2.9.1. Quy định chung

Cáp điện phải phù hợp với tài liệu xuất bản số 60092 của IEC hoặc tương đương. Việc lắp đặt cáp điện phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.9 này.

2.9.2. Lựa chọn cáp

1. Điệp áp định mức của bất kỳ cáp đin nào không được nh hơn điện áp danh định của mạch mà cáp được dùng ở đó.

2. V nguyên tắc, mạch cung cấp nguồn có yêu cầu bảo vệ quá tải và ngắn mạch phi được dùng cáp riêng biệt.

3. Nhiệt độ dây dẫn định mức lớn nhất của vật liệu được dùng trong cáp phải ít nht cao hơn 10 °C so với nhiệt độ môi trường lớn nhất có thể tồn tại, hoặc thường xuyên có ở nơi đt cáp điện.

2.9.3. Lựa chọn v bảo vệ

Cáp điện phải được bảo vệ bằng v bọc và hoặc cả v bọc và lưới kim loại phù hợp với quy định sau đây:

(1) Cáp điện đặt trên boong thời tiết, ở buồng tắm, hầm hàng, buồng máy, ở nơi có thể tồn tại hơi dầu hoc khí d nổ phải được bọc v bảo vệ.

(2) nơi thường xuyên ẩm ướt, phải sử dụng vỏ bọc kim loại đối với cáp có chất cách điện hút m.

(3) Cáp điện đt trên boong h, trong hầm hàng, buồng máy, v.v... mà có thể bị hư hỏng do tác động cơ khí phải được bọc lưới kim loại, trừ khi chúng có vỏ bọc kim loại liền.

2.9.4. Phòng cháy

Cáp điện trừ cáp có kiểu đặc biệt như cáp tần vô tuyến điện, phải là kiểu khó cháy.

2.9.5. Tải dài hạn lớn nhất

Dòng điện tải dài hạn mà cáp phải chịu không được vượt quá trị s dòng của chúng như nêu ở 2.9.9. Hệ số đồng thời của các tải riêng biệt phải được đề cập tới trong tính toàn dòng tải dài hạn lớn nhất.

2.9.6. Sụt áp đường dây

Sụt áp đường dây từ thanh cái bảng điện chính hoặc sự cố đến bất kỳ điểm nào ở trang bị, khi cáp mang dòng tải lớn nhất ở điều kiện làm việc bình thường, không được vượt quá 6% điện áp danh định. Với nguồn cấp lấy từ ắc quy có điện áp từ 24 vôn tr xuống thì giá trị sụt áp này có thể cho phép đến 10%. Vi mạch chiếu sáng hàng hi phải có độ sụt áp thấp hơn.

2.9.7. Tính toán ti chiếu sáng

Khi tính dòng của các mạch chiếu sáng, phải tính cho mỗi đui đèn có thể được mắc vào mạch với công suất tối thiểu là 60 t ở dòng tải lớn nhất, trừ khi thiết bị được kết cấu sao cho chỉ có thể lắp vào được bóng đèn có công suất định mức nh hơn hoặc bằng 60 oát.

2.9.8. Trị s dòng tải ngắn hạn hoặc ngắn hạn lặp lại

Cáp điện cáp nguồn cho các động cơ tời hàng, tời neo, tời quấn dây, v.v... phải được tính phù hợp với chức năng của chúng. Trong trường hợp này phải quan tâm đến độ sụt áp đường dây.

2.9.9. Trị số dòng của cáp điện

Trị số dòng của cáp đin phải thỏa mãn quy định từ (1) đến (5) sau :

(1) Trị số dòng của cáp điện làm việc dài hạn phải không vượt quá các giá trị nêu ở Bng 4/2.13.

(2) Trị số dòng của cáp điện làm việc ngắn hạn (30 phút hoặc 60 phút) có thể được ng lên bằng cách nhân giá trị nêu ở Bảng 4/2.12 với hệ số hiệu chnh như sau:

Hệ số hiệu chỉnh =

Trong đó: ts: 30 phút hoặc 60 phút.

d: Đường kính toàn bộ của cáp hoàn chỉnh (mm/mm).

(3) Trị số dòng điện của cáp làm việc ngắn hạn lp lại (với chu kỳ 10 phút, 4 phút mang ti không đổi và 6 phút không mang tải) có thể được tăng lên bằng cách nhân giá trị nêu ở Bảng 4/2.13 với hệ số hiệu chnh như sau :

Hệ số hiệu chỉnh =

Trong đó: d: Đường kính toàn bộ của cáp hoàn chỉnh.

Trị số dòng đối với các chế độ ngắn hạn lặp lại khác phải được Đăng kiểm xem xét.

(4) Khi cùng một mạch có số cáp lớn hơn 6 được bó lại với nhau, thì phải dùng hệ số hiệu chỉnh bằng 0,85.

(5) Khi nhiệt độ môi trường khác với nhu nêu ở (1) đến (3) thì phải dùng hệ số hiệu chnh nêu ở Bảng 4/2.14.

Bng 4/2.13 Trị số dòng của cáp (làm việc dài hạn)
(Với nhit độ môi trường là 45 oC)

Tiết diện định mức dây dẫn

Dòng điện cáp (A)

Cách điện PVC (dùng chung)

( 60°C)

Cách điện PVC
(dùng cho mạch đốt nóng)

( 75°C)

Cách điện cao su EP và được bọc cách điện Polyetylen ( 85°C

Cách điện cao su lưu hóa và cách điện vô( 95°C)

(mm2)

1 lõi

2 lõi

3 lõi

1 lõi

2 lõi

3 lõi

1 lõi

2 lõi

3 lõi

1 lõi

2 lõi

3 lõi

1

8

7

6

13

11

9

16

14

11

20

17

14

1,5

12

10

8

17

14

12

20

17

14

24

20

17

2,5

17

14

12

24

20

17

28

24

20

32

27

22

4

22

19

15

32

27

22

38

32

27

42

36

29

6

29

25

20

41

35

29

48

41

34

55

47

39

10

40

34

28

57

48

40

67

57

47

75

64

53

16

54

46

38

76

65

53

90

77

63

100

85

70

25

71

60

50

100

85

70

120

102

84

135

115

95

35

87

74

61

125

106

88

145

123

102

165

140

116

50

105

89

74

150

128

105

180

153

126

200

170

140

70

135

115

95

190

162

133

225

191

158

255

217

179

95

165

140

116

230

196

161

275

234

193

310

264

217

120

190

162

133

270

230

189

320

272

224

360

306

252

150

220

187

154

310

264

217

365

310

256

410

349

287

185

250

213

175

350

298

245

415

353

291

470

400

329

240

290

247

203

415

353

291

490

417

343

300

335

285

235

475

404

333

560

476

392

Bảng 4/2.14 Hệ số hiệu chỉnh với nhiệt độ môi trường khác nhau

Nhiệt độ quy định lớn nhất của chất cách điện

Hệ số hiệu chỉnh

40 °C

45 °C

50 °C

55 °C

60 °C

65 °C

70 °C

75 °C

80 °C

85 °C

60 °C

1,15

1,00

0,82

75 °C

1,08

1,00

0,91

0,82

0,71

0,58

80 °C

1,07

1,00

0,93

0,85

0,76

0,65

0,53

85 °C

1,06

1,00

0,94

0,87

0,79

0,71

0,61

0,50

95 °C

1,05

1,00

0,95

0,89

0,84

0,77

0,71

0,63

0,55

0,45

2.9.10. Lắp đặt cáp điện

1. Cáp điện phải được đi càng thng và dễ tiếp cận càng tt.

2. Phải cố gng tránh đi cáp qua mối nối giãn nở trong thân tàu. Nếu điều này không th tránh được, thì phải có đoạn cáp bù với chiu dài t lệ với sự giãn n của mối nối. Bán kính trong của đoạn cáp bù phải ít nht bằng 12 lần đường kính ngoài của cáp.

3. Khi có yêu cầu cấp điện kép, thì hai đường cáp phải đi theo tuyến khác nhau và càng cách xa nhau càng tốt.

4. Cáp có vật liệu cách điện với nhiệt độ dây dn định mức lớn nhất khác nhau không được phép bó chung với nhau, hoặc khi bắt buộc phải bó chung chúng với nhau thì cáp phải có chế độ làm việc sao cho không có cáp nào có thể đạt tới nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép của cáp có nhiệt độ định mức thấp nhất ở trong nhóm.

5. Cáp điện có vỏ bảo vệ mà có thể làm hư hỏng vỏ bảo vệ của cáp điện khác thì không được bó chúng với cáp điện đó.

6. Khi lắp đt cáp điện, bán kính trong tối thiểu ch uốn cong phải thỏa mãn như sau:

(1) Cáp được cách điện bằng cao su và PVC có bọc lưới thép: 6d

(2) Cáp được cách điện bằng cao su và PVC không bọc lưới thép:

4d (với d 25 mm)

6d (với d > 25 mm)

(3) Cáp được cách điện bằng chất vô cơ: 6d

(d: là đường kính toàn bộ của cáp hoàn chỉnh)

7. Các mạch an toàn v bản chất phải được lp đặt thỏa mãn như sau :

(1) Cáp điện dùng cho mạch an toàn về bản chất đi kèm thiết bị điện có kiểu an toàn v bản chất phải dùng riêng rẽ và phải được lắp đặt cách biệt khi cáp của mạch chung.

(2) Các mạch an toàn về bản chất đi kèm với thiết bị điện không có kiểu an toàn về bản chất, nói chung phải được đi dây riêng biệt bằng cách dùng cáp điện khác. Nếu cần thiết phải dùng cáp nhiều lõi chung cho các mạch, thì phải sử dụng cáp có vỏ bọc tng lõi hoặc từng cặp lõi, đồng thời vỏ bọc này phải được nối đất tin cy. Tuy nhiên, các mạch an toàn về bản chất đi kèm thiết bị điện có kiu an toàn về bản chất cấp “ia” không được đi chung cáp với thiết bị điện có kiểu an toàn v bản chất cấp “ib".

2.9.11. Phòng chống cháy

1. Cáp điện phải được lp đt sao cho không làm mất đi đặc tính khó cháy vốn có của cáp.

2. Tất cả các cáp điện dùng cho mạch động lực, chiếu sáng, thông tin nội bộ, tín hiệu và trợ giúp hàng hi thiết yếu và cáp dùng cho thiết bị sự c phải được đi càng xa buồng máy cấp “A" và vách bọc chúng cũng như nhà bếp, buồng tắm và các vùng có nguy cơ cháy cao càng lốt. Cáp điện nối các bơm cứu ha với bảng điện sự cố phải là kiểu chịu cháy nếu chúng đi qua các vùng có nguy cơ cháy cao. Tất cả các cáp điện đó phải được đi theo đường sao cho loại trừ khả năng m chúng bị hư hỏng bi nhiệt của vách có thể gây ra do cháy không gian gn đó.

3. Cáp điện chịu cháy mà đã qua việc thử nghiệm như nêu trong ấn phẩm số 60331 của IEC phải được dùng cho thiết bị hoặc h thống yêu cầu phải được duy trì hoạt động khi có xảy ra cháy trừ khi có sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm.

4. Cáp điện nối bên trong giữa một máy phát và bảng điện chính phải được đi tránh xa khu vực máy lọc dầu đốt, ở phía trên động cơ diesel lai máy phát và máy lọc dầu đốt trừ các cáp điện như sau:

(1) Được phân ít nht thành 2 nhóm tách biệt suốt cả chiu dài cũng như chiều rộng của chúng

(2) Cáp điện chịu cháy mà đã qua việc thử nghiệm như nêu trong ấn phẩm s 60331 của IEC, hoặc

(3) Được bảo vệ bng các phương tiện được Đăng kiểm chấp nhận.

2.9.12. Cáp đin trong vùng nguy hiểm

Khi cáp điện được lắp đặt trong vùng nguy hiểm dễ gây ra nguy cơ cháy hoặc nổ do sự cố điện ở vùng đó thì phải có biện pháp chng lại nguy cơ đó.

2.9.13. Nối đất vỏ bảo vệ bằng kim loại

1. Vỏ bảo vệ bằng kim loại của cáp điện phải được nối đất tin cy ở c 2 đầu, trừ mạch nhánh cuối có thể chỉ cần nối đất ở đầu cấp nguồn. Điều này không cần thiết áp dụng cho cáp điện của mạch dụng cụ, mà ch cần nối đất 1 điểm vì lý do kỹ thuật.

2. Phải đưa ra biện pháp hữu hiệu để bảo đảm rằng tất c vỏ bảo vệ bằng kim loại của cáp điện là liên tục v điện suốt c chiu dài của chúng.

3. Vỏ chì của cáp điện được bọc chì phải không được dùng như là phương tiện nối đất duy nhất các phần không mang điện của thiết bị điện.

2.9.14. Đỡ và c định cáp điện

1. Cáp điện và dây dẫn phải được đỡ và cố định sao cho chúng không thể bị sây xước do chà sát hoặc hư hng do cơ khí.

2. Khoảng cách giữa các điểm đỡ và cố định cáp điện phải được lấy phù hợp với kiểu của cáp và kh năng xảy ra rung động, và không được vượt quá 40 cen-ti-mét. Đối với cáp điện đi theo chiu ngang, trừ trên boong thời tiết, nếu cáp được đt trên giá đỡ dạng thang treo, v.v..., thì khong cách giữa các điểm cố định cáp có thể cho phép đến 90 cen-ti-t với điều kiện khoảng cách giữa các giá đỡ lớn nhất là 40 cen-ti-mét. Khi đi cáp trong máng hoặc ng thì phải có sự chấp nhn của Đăng kiểm.

3. Vòng kẹp, giá đỡ và phụ kin phải thỏa mãn như sau :

(1) Vòng kẹp phải khỏe và có diện tích b mặt cũng như hình dạng sao cho giữ được chặt cáp mà không làm hư hỏng vỏ bảo vệ của cáp.

(2) Vòng kẹp, giá đỡ và phụ kiện phải được làm bng vật liệu chịu ăn mòn hoặc phải được ngăn ngừa ăn mòn trước khi lắp ráp.

(3) Vòng kẹp, giá đỡ và phụ kiện phi kim loại phải là vật liệu khó cháy.

(4) Khi cáp điện được c định bằng các vòng kẹp phi kim loại thì phải có sự xem xét đặc biệt để ngăn chn cáp bị bung ra do cháy, trừ khi chúng được đặt ngang trên máng hoc giá đỡ.

2.9.15. Xuyên cáp qua vách và boong

1. Xuyên cáp qua các vách và boong mà yêu cầu giữ độ bn và độ kín của boong và vách, phải được thực hiện bằng cách dùng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp để đảm bảo không làm hư hại đến độ bền và độ kín đó.

2. Khi đi cáp qua các vách hoặc kết cấu không kín nước, thì l luồn cáp phải được đặt ng lót làm bằng vật liệu thích hợp để tránh hư hỏng cho cáp. Nếu chiều dày của thép đ (≥ 6 mm) và không có nguy cơ làm hng cáp thì có thể chấp nhận thay đặt ống lót bằng cách vê tròn miệng lỗ.

3. Việc lựa chọn các vật liệu làm miếng đệm và ống lót phải đảm bảo sao cho không có nguy cơ bị ăn mòn.

4. Xuyên cáp qua các vách và boong mà yêu cầu phải giữ tính nguyên vẹn chống cháy, phải được thực hiện sao cho đm bảo không làm hư hỏng tính chống cháy của boong và vách đó.

2.9.16. Bảo vệ cáp khi hư hỏng cơ khí

1. Cáp không có vỏ bọc lưới thép được đt ở chỗ dễ có nguy cơ hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ bằng lớp vỏ kim loại có hiệu quả.

2. Cáp đi trong hầm hàng và các không gian khác mà trong trường hợp đặc biệt có nguy cơ bị hư hỏng do cơ khí thì cũng phải được bảo vệ thích hợp, ngay c khi đã có vỏ bọc lưi thép.

3. Vỏ kim loại được dùng để bảo vệ cơ khí cho cáp phải được bảo vệ chống ăn mòn có hiệu quả.

4. Ống và máng đi cáp phi kim loại phải được làm bằng vật liệu khó cháy. Không cho phép dùng các máng di cáp PVC ở bung lạnh hoặc trên boong thời tiết.

2.9.17. Đi cáp trong ống thép và máng

1. Các ng và máng kim loại phải được nối đất tin cậy và các mối nối phải đảm bảo tính liên tục v điện và cơ khí.

2. Bán kính uốn cong bên trong của ống và máng không được nhỏ hơn các trị số đã nêu ở 2.9.10-6. Tuy nhiên khi đường kính của ống mà lớn hơn 64 mi-li-mét thì bán kính uốn cong bên trong không được nhỏ hơn 2 lần đường kính ống.

3 .Hệ số lấp đy không được vượt quá 0,4 (t số giữa tổng tiết diện ngang của toàn bộ cáp và tiết diện ngang bên trong ống).

4. Các ng hoặc máng nằm ngang phải có biện pháp xả nước thích hợp.

5. Nếu bố trí ng theo chiều dọc, khi cần thiết phải có các mối nối co dãn.

2.9.18. Cáp đi trong bung lạnh

Lắp đặt cáp trong các buồng được làm lạnh phải thỏa mãn như sau :

(1) Khi dùng cáp cách điện bằng PVC thì chúng phải có khả năng chịu đựng được nhiệt độ thấp của buồng lạnh.

(2) Cáp phải có vỏ bọc chì hoc vỏ bọc chịu lạnh không thấm nước.

(3) V nguyên tắc cáp phải được bao bọc trong lớp cách nhiệt.

(4) Khi cáp phải đi qua lớp cách nhiệt thì chúng phải được lắp đặt ở một góc độ hợp lý đối với lớp cách nhiệt đó và phải được bảo vệ bằng ng thép, tốt nhất là bố trí đường ống nhi chặt kín nước ở mỗi đầu.

(5) Cáp phải được lắp đặt có không gian đủ phía sau mặt ngăn lạnh hoặc vỏ bọc đường ống dn khí và phải được đỡ bằng tấm tôn, giá treo hoặc các thanh đỡ. Nếu cáp có vỏ bọc lưới thép được thêm mt lớp chống ăn mòn thì có thể đt chúng ngay trên mặt ngăn lạnh hoặc đường ống dẫn khí.

(6) Khi dùng các thanh đ, tấm tôn hoặc giá treo để giữ cáp thì chúng phải được mạ kẽm hoặc nói cách khác là phải được bảo vệ chống ăn mòn.

2.9.19. Cáp điện dùng cho điện xoay chiều

Khi cn thiết phải dùng cáp một lõi cho các mạch cấp điện xoay chiu dòng định mức lớn hơn 20 ampe thì phải áp dụng các yêu cầu từ (1) đến (8) dưới đây:

(1) Cáp phải là loại không được bọc lưới thép hoặc có được bọc lưới làm bằng vật liệu không có từ tính.

(2) Khi đặt cáp trong ống hoặc máng p thì cáp cùng thuộc một mạch phải được đt cùng một ống hoặc máng p trừ khi ng và máng ốp kim loại làm bằng vật liệu không có từ tính.

(3) Kẹp cáp phải gộp các cáp của tất cả các pha của mạch trừ khi kẹp cáp được làm bằng vật liệu không có từ tính.

(4) Khi lắp đặt cáp hai lõi hoặc ba lõi tạo thành các mạch một pha hoặc ba pha thì phải sao cho các cáp càng sát nhau càng tốt. Trong bất kỳ trường hợp nào thì khoảng cách giữa các cáp kề nhau không được lớn hơn đường kính của cáp đó.

(5) Khi cáp một lõi có dòng định mức lớn hơn 250 ampe mà đi dọc theo vách thép thì cáp phải được đi tách ra khỏi vách thép đó càng xa càng tt.

(6) Khi dùng cáp một lõi có tiết din từ 185 mm2 trở lên và chiều dài lớn hơn 30 mét thì cứ khoảng xp x 15 m phải chuyển vị các pha để các mạch có được cùng một mức trở kháng, trừ khi cáp được đặt thành h hình ba lá.

(7) Trường hợp có từ hai cáp một lõi trở lên đi song song trên một pha thì tất cả các cáp phải có cùng chiu dài và cùng tiết diện.

(8) Không được phép đt vật liệu có từ tính giữa các cáp một lõi của một nhóm. Khi cáp chui qua các tm thép thì tất cả các cáp của cùng một mạch phải qua cùng một tấm lót hoặc ống lót được kết cu sao cho khong cách giữa các cáp và vật liệu có từ tính không nhỏ hơn 75 mi-li-mét, trừ khi cáp được đặt thành hệ hình ba lá.

2.9.20. Đu nối, mối nối và phân nhánh cáp

1. Cáp phải được nối bằng các đầu nối. Không được phép dùng phương pháp hàn nóng chy có chứa các chất ăn mòn.

2. Các đầu nối phải có đủ bề mt tiếp xúc và chịu được lực.

3. Chiều dài các phần được hàn của các đầu nối dạng ống đồng và các đầu nối khác không được nhỏ hơn 1,5 lần đường kính của dây dẫn.

4. Cáp không có chất cách điện chịu ẩm (ví dụ như chất cách điện vô cơ) thì các đầu cuối của chúng phải được bịt kín tốt để chống lại sự xâm nhập của hơi ẩm.

5. Các đầu ni và mối nối (kể c 6 phân nhánh) của cáp phải được chế tạo sao cho đảm bảo dn điện tốt, chịu được cơ khí và chống phát tia la và khi cần thiết có cả đặc tính chống cháy cho cáp.

6. Các đu nối và dây dẫn phải có kích thước đủ theo dòng điện quy định của cáp.

2.10. Biến áp động lực và chiếu sáng

2.10.1. Phạm vi áp dụng

Các biến áp một pha có công suất lớn hơn hoặc bằng 1 kVA và các biến áp ba pha có công suất từ 5 kVA tr lên phải thỏa mãn các yêu cầu trong 2.10 này.

2.10.2. Kết cấu

1. Các biến áp ở các buồng sinh hoạt phải là biến áp khô, có kiểu làm mát tự nhiên. Trong bung máy cho phép dùng biến áp ngâm dầu có kiểu làm mát tự nhiên.

2. Các biến áp, trừ loại nói trên, dùng để khởi động động cơ phải là loại có hai cuộn dây (hai cuộn dây riêng biệt).

3. Các biến áp ngâm dầu có công suất t 10 kVA trở lên phải có dụng cụ đo dầu và vòi hoặc l xả dầu, và loại có công suất lớn hơn hoặc bằng 75 kVA phải có thêm đồng hồ chỉ báo nhiệt độ.

4. Tất cả các biến áp phải có khả năng chịu được tác động nhiệt và cơ khí của dòng ngắn mạch ở đầu nối dây của bất kỳ cuộn dây nào trong vòng 2 giây.

2.10.3. Sự tăng nhiệt độ

Sự tăng nhiệt độ của các biến áp không được vượt quá các trị số đưa ra ở Bảng 4/2.15 khi làm việc liên tục với công suất định mức, tuy nhiên khi nhiệt độ môi trường từ 40°C trở xuống thì có thể được tăng lên so với các trị số trong Bảng này.

2.10.4. Điều chnh điện áp

Việc điều chỉnh điện áp của các biến áp không được vượt quá các trị số sau khi chúng mang hết ti và có hệ số công suất định mức.

- Một pha có công suất lớn hơn hoặc bằng 5 kVA ba pha có công suất lớn hơn hoặc bằng 15 kVA: 2,5%.

- Một pha có công suất nhỏ hơn 5 kVA, ba pha có công suất nhỏ hơn 15 kVA: 5%.

2.10.5. Thử tại xưởng

1. Các biến áp phải được thử phù hợp với những yêu cầu nêu ở 2.10.5 này. Tuy nhiên, nếu Đăng kiểm đồng ý thì có thể cho phép miễn giảm việc thử yêu cầu ở -2 đối với mỗi biến áp được chế tạo hàng loạt có kiểu giống như cái đầu tiên.

Bng 4/2.15 Giới hạn nhiệt độ của các biến áp
(Với nhiệt độ môi trường là 45 °C)

B phn

Giới hạn nhiệt độ (°C)

Phương pháp do

Cách điện cấp A

Cp E

Cấp B

Cp F

Cp H

Cun dây

Biến áp khô

Điện trở

55

70

75

95

120

Biến ấp ngâm dầu

Điện trở

60

Dầu

Nhiệt kế

45

Lõi

Nhiệt kế

Không gây nh hưng có hại đến chất cách điện k bên

2. Sự tăng nhiệt độ của các biến áp khi chịu toàn tải định mức không được vượt quá các trị số đưa ra ở 2.10.3.

3. Các biến áp phải chịu được thử điện áp quy định và phải thỏa mãn những yêu cầu 2.10.4, cũng có thể chấp nhận chúng qua kết quả tính toán.

4. Sau khi thử nhiệt độ, các biến áp phải chịu được điện áp cao bằng cách dùng điện áp xoay chiều có trị s bằng 1000 vôn cộng với 2 lần điện áp dây lớn nhất có tần số thông dụng đt vào giữa các cuộn dây với nhau và với đất trong vòng 1 phút. Điện áp thử này tối thiểu phải bằng 1500 vôn.

5. Các biến áp phải chịu được khoảng thời gian thử đưa ra ở công thức sau, khi 2 lần điện áp bình thường cm ứng trên cuộn dây ở bất kỳ tần số nào từ 100 đến 500 héc, thì khoảng thời gian phải ít nhất là 15 giây, nhưng không quá 60 giây.

Thời gian thử (giây):

60 x

2 x Tần số định mức

Tần số thử

2.11. Ắc quy

2.11.1. Quy định chung

1. Những yêu cầu nêu ở 2.11 này áp dụng cho các tổ ắc quy phụ lắp đặt lâu dài có kiểu được thông hơi. Ắc quy phụ kiểu thông hơi nghĩa là loại mà có thể thay thế được chất điện phân và có thể thoát được khi trong quá trình nạp và nạp quá.

2. Việc sử dụng các ắc quy phụ có kiểu khác phải được Đăng kiểm đồng ý.

3. Các tổ ắc quy phải có đặc tính phù hợp với mục đích sử dụng.

2.11.2. Kết cu

Các ngăn của ắc quy phải có kết cấu và được cố định sao cho tránh được sự tràn chất điện phân do chuyn động của tàu và ngăn chn được sự ta ra hơi axít hoặc kiềm.

2.11.3. B trí

1. Không cho phép đặt ắc quy kiềm và ắc quy axít trong cùng một buồng.

2. Tổ ắc quy có dung lượng lớn phải được đặt trong buồng dành riêng cho nó. Có thể đặt chúng vào hộp trên boong nếu nó được thông gió tốt và có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nước.

3. Các ắc quy khởi động động cơ phải được đặt càng gần động cơ càng tốt. Nếu như ắc quy đó không thể bố trí được ở buồng ắc quy thì chúng phải được đặt ở vị trí đảm bảo thông gió tốt.

4. Không được đt ắc quy ở khu vực sinh hoạt.

2.11.4. Quy định lp đặt và bảo vệ chống ăn mòn

1. Ắc quy phải được bố trí để cho phép dễ dàng đến gần để thay thế, kiểm tra, thử, bổ sung dung dịch và vệ sinh.

2. Các ngăn hoặc thùng phải được đt trên vật đỡ cách điện không thấm nước. Chúng phải được cố định để ngăn ngừa dịch chuyển do chuyển động của tàu.

3. Trường hợp dùng axít làm chất điện phân thì phải có thùng làm bằng vật liệu chịu axít đặt ở dưới các ngăn trừ khi boong phía dưới cũng được bảo vệ tương tự.

4. Bên trong bung ắc quy kể c giá đặt phải được ph lớp sơn chống g.

5. Bên trong các đường ống thông gió và cánh quạt thông gió phải được phủ lớp sơn chống g, trừ khi đường ống và cánh quạt được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.

2.11.5. Thông gió

1. Các buồng đặt ắc quy phải được thông gió tốt bằng hệ thống thống gió độc lập.

2. Trường hợp dùng thông gió tự nhiên thì các đường ống thông gió phải được đi từ đnh buồng ắc quy đến không gian h phía trên, không được phép có đoạn ống nào nghiêng quá 45° so với phương thẳng đứng.

3. Nếu như không thể dùng được thông gió tự nhiên thì phải bố trí thông gió cưỡng bức dạng hút. Không cho phép đặt các động cơ điện của quạt thông gió ở phía trong ống thông gió. Các quạt thông gió phải có kết cấu và làm bằng vật liệu sao cho không tạo ra khả năng phát tia lửa trong trường hợp cánh quạt chạm vào thân quạt.

2.11.6. Trang bị điện trong bung ắc quy

1. Không cho phép b trí công tắc, cầu chì và các trang bị điện khác có khả năng gây ra tia lửa trong buồng ắc quy.

2. Thiết bị chiếu sáng đt trong buồng ắc quy phải phù hợp với các yêu cầu ở 2.16 và phải thích hợp với việc sử dụng ở môi trường dễ nổ được phân cấp theo nhóm khí và hơi là IIC và cấp nhiệt độ là T1 như đã được nêu ở tài liệu xuất bản s 79 của IEC hoặc tiêu chuẩn tương đương với nó.

3. Cáp điện không phải dùng cho ắc quy và trang bị điện như nêu ở -2 về nguyên tc không được b trí trong bung ắc quy, trừ khi không thể bố trí chúng ở nhng vị trí khác được.

2.11.7. Nạp điện ắc quy

1. Phải trang bị thiết bị nạp thích hợp. Thiết bị nạp ắc quy là máy phát một chiều và biến trở nối tiếp thì chúng phải được bảo vệ chống dòng điện ngược khi điện áp nạp bằng 20% điện áp dây hoặc lớn hơn.

2. Đối với điều kiện làm việc thay đổi hay bất kỳ điều kin nào khác khi tải được nối với ắc quy trong lúc chúng đang nạp thì điện áp ắc quy lớn nhất ở bất kỳ điều kiện nạp nào không được vượt quá trị s an toàn của thiết bị nối với chúng. Để thỏa mãn yêu cầu này, có thể bố trí bộ điều chỉnh điện áp hoc thiết bị điều chỉnh điện áp khác.

2.12. Chỉnh lưu bán dẫn dùng để cấp nguồn

2.12.1. Quy định chung

1. Nhng yêu cầu ở 2.12 này áp dụng cho các bộ chnh lưu bán dẫn dùng để cấp nguồn (sau đây gọi chung là "bộ chỉnh lưu'’) có công suất lớn hơn hoặc bằng 5 kW. Các bộ chỉnh lưu đề cập ở mục này bao gồm cả các bộ chỉnh lưu Thiristo.

2. Các phụ kiện của bộ chính lưu cũng phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu được áp dụng trong phần này.

2.12.2. Kết cấu và b trí

1. Các phần tử van chỉnh lưu, các cụm chnh lưu hoặc khối chỉnh lưu phải được bố trí sao cho có thể tháo được chúng khỏi thiết bị mà không phải tháo cả bộ nguyên vẹn.

2. Các bộ chỉnh lưu tự làm mát và được làm mát bằng không khí phải được lắp đặt thích hợp hoặc phải được bảo vệ chống ảnh hưởng của không khí biển và hơi ẩm.

3. nơi có thể sinh ra hơi thủy ngân thì không được phép dùng các bộ chỉnh lưu tự làm mát và làm mát bằng không khí.

4. Khi các phần tử chỉnh lưu được nối nối tiếp hoặc song song thì chúng phải được bố trí sao cho điện áp hoặc dòng điện trên mi phần tử càng bằng nhau càng tốt.

5. Các bộ chnh lưu phải được lắp đặt sao cho không gây trở ngại cho sự tun hoàn của không khí làm mát, và nhiệt độ không khí đầu vào dn tới các cụm chỉnh lưu không vượt quá trị số cho phép.

6. Các bộ chỉnh lưu phải được đt tách biệt khỏi các điện trở sấy, ng dn hơi hoặc các nguồn phát nhiệt khác càng xa càng lốt.

2.12.3. Thiết bị bảo vệ, v.v...

1. Nếu được làm mát cưỡng bức thì bộ chỉnh lưu phải được bố trí sao cho nó chỉ có thể mang tải khi đã được làm mát tốt.

2. Khi cần thiết phải có biện pháp để bảo vệ chống lại điện áp cao tức thời gây ra khi đóng và ngắt mạch và sự gia tăng điện áp 1 chiu do ngun tái sinh.

3. Cầu chì bảo vệ các khối chỉnh lưu phải phù hợp với đặc điểm của khối chỉnh lưu (càng phù hợp càng tốt).

4. Nhiệt độ cho phép lớn nhất của mối nối ở khối chỉnh lưu là trị s mà nhà chế tạo đưa ra. Khi không có thông tin về trị s đó thì nhiệt độ cho phép lớn nhất của mối nối ở khối chnh ưu không được vượt quá các tr số sau:

Sêlen: 70 °C

Silic: 150 oC (Thiristo: 125 °C)

5. Biến áp dùng cho bộ chỉnh lưu phải là loại có hai cuộn dây riêng bit.

2.12.4. Điều khiển Thiristo

1. Mạch điều khin góc m phải thỏa mãn như sau :

(1) Các mạch điều khiển góc mở Thiristo phải được bố trí sao cho chúng có thể tạo ra xung mở không vượt quá giá trị góc mở và có đủ độ rộng xung để m tất cả các Thiristo nối với nhau. Các mạch điều khiển cũng phải được bảo vệ khi bị khóa do cảm ứng tĩnh điện và (hoặc) cảm ứng điện từ.

(2) Khi các Thiristo được mc nối tiếp hoặc song song thì mạch điều khiển góc m phải được bố trí sao cho việc định thời điểm mở cho mỗi Thiristo là có quy luật.

2. Khi các đng cơ điện một chiều được điều khiển bằng Thiristo thì chúng phải tha mãn các yêu cầu sau:

(1) Khi sự chuyn mạch của động cơ điện một chiều có thể bị ảnh hưởng bởi các sóng điu hòa của sóng đu ra Thiristo thì phải có biện pháp thích hợp để giảm các sóng điều hòa đó.

(2) Khi nguồn điện có thể bị ảnh hưởng bởi hệ số công suất thấp gây ra từ việc điều khin pha của Thiristo, thì phải có biện pháp để bù lại nó.

(3) Trong trường hợp các động cơ làm việc ở chiều quay khác nhau bằng cách đổi cực tính từ trường, thì phải có khóa liên động để đổi ngược cực tính từ trường sau khi dòng điện phần ứng đạt giá trị 0, và cần phải có biện pháp để hạn chế trạng thái không khóa được điện của phần ứng.

2.12.5. Thử tại xưởng

1. Các bộ chỉnh lưu và các phụ kiện kèm nó phải được thử phù hợp với các yêu cầu ở 2.12.5 này. Tuy nhiên, nếu được Đăng kiểm đồng ý thì có thể cho phép miễn giảm việc thử yêu cầu ở -2 đối với mỗi sn phẩm được chế tạo hàng loạt có kiểu giống như cái đầu tiên.

2. Việc thử nhiệt độ của bộ chỉnh lưu và các phụ kiện đi kèm nó phải được tiến hành ở các điều kiện làm việc bình thường và kết quả thử phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.12.3 -4, cũng như không vượt quá các trị số đã đưa ra trong các yêu cầu ở 2.8.3.

3. Các dụng cụ đo, các thiết bị đóng mạch và các thiết bị bảo vệ phải được kiểm tra trong lúc đang làm việc.

4. Các bộ chỉnh lưu phải chịu được điện áp cao bằng cách dùng điện áp xoay chiều có trị số sau đặt vào giữa khối chỉnh lưu hoặc các phần mang điện của các phụ kiện được nạp với điện thế mạch chính và đất trong thời gian một phút.

Điện áp thử (V): = 1,5 EPi + 1000 (tối thiểu là 2000 vôn)

Trong đó:

EPi: Điện áp ngược đnh.

Khi điện áp một chiều nhỏ hơn 100 vôn thì điện áp thử tối thiểu có thể lấy bằng 1500 vôn. Khối chỉnh lưu phải chịu được ngắn mạch trước khi thử.

5. Thử điện áp giữa các phần mang điện và đất cho các phụ kin được nạp với điện thế mạch phụ phải phù hợp với các yêu cầu ở 2.8.4 -4.

6. Sau khi thử điện áp cao, thì điện trở cách điện giữa các phần mang điện của bộ chỉnh lưu và các phụ kiện so với đất không được nhỏ hơn 1 MW khi đo bng điện áp một chiều không nhỏ hơn 500 vôn.

2.13. Thiết bị chiếu sáng

2.13.1. Quy định chung

Các thiết bị chiếu sáng phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.13 này.

2.13.2. Kết cấu

1. Công suất của các đui đèn phải phù hợp với tài liệu xuất bản số 60092 của IEC hoặc các tiêu chuẩn khác được Đăng kiểm chấp nhận.

2. Các đui đèn phải được làm bằng vật liệu không thấm nước và khó cháy hoặc không cháy.

3. Các đui đèn lớn phải có biện pháp để khóa đèn với đui.

4. Lớp bảo vệ bên ngoài phải được làm bằng kim loại, thủy tinh hoặc nhựa tổng hợp có đủ bn cơ khí, nhiệt và suất điện trở hóa học, và phải có mức bảo vệ thích hợp tùy theo vị trí đặt chúng, lớp bảo vệ bằng nhựa tổng hợp mà giữ các phần mang điện phải là loại khó cháy.

5. Các hộp đấu dây và các đầu bt dây cáp phải có kết cấu phù hợp với việc sử dụng ở môi trường biển. Cũng cần phải quan tâm đến khả năng chất cách điện của cáp có thể bị phá hủy ngay lúc vừa mới làm việc do sự tăng nhiệt độ ở các đầu nối dây và ở các bộ phận khác,

6. Thiết bị chiếu sáng được lắp đặt ở buồng máy hoặc các không gian khác tương tự mà dễ có nguy cơ hư hỏng do cơ khí thì phải được trang bị lưới bọc kim loại thích hợp để bảo vệ các bóng đèn và chụp thủy tinh khi bị vỡ.

2.13.3. Bố trí

Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí sao cho ngăn được sự tăng nhiệt độ mà có thể làm hỏng dây cáp và dây dẫn, và phải ngăn ngừa vật liệu xung quanh bị nung nóng quá mức.

2.13.4. Thiết bị chiếu sáng huỳnh quang

1. Không được lắp ráp cuộn cảm, tụ điện trên các b mt mà d có khả năng phải chịu nhiệt độ cao.

2. Tụ điện có điện dung từ 0,5 mF trở lên phải được trang bị mạch phóng điện bảo vệ hoặc các biện pháp bảo vệ khác mà sao cho sau khi ngt nguồn cấp 1 phút thì điện áp trên tụ điện không quá 50 vôn.

3. Các chấn lưu phải được lp càng gần với đèn phóng điện đi cùng càng tốt.

2.14. Phụ kiện đi kèm đường dây điện

2.14.1. Quy định chung

1. Vỏ bảo vệ phải được làm bằng kim loại hoặc vật liệu khó cháy.

2. Vt liệu cách điện của các phần mang điện phải là loại khó cháy và không thấm nước.

2.14.2. S tăng nhiệt độ

Sự tăng nhiệt độ của các phần mang điện không được vượt quá 30°C.

2.14.3. Công tc ngắt mạch

Các công tắc phải có khả năng ngắt và giữ an toàn khi dòng tải bằng 150% dòng tải định mức của chúng ở điện áp định mức.

2.14.4. Ổ cắm điện và phích điện

cm điện và phích điện phải thỏa mãn như sau:

(1) Các ổ cm và phích điện phải đảm bảo sao cho chúng không thể dễ dàng bị chp mạch dù phích cm đang trong ổ hay ở ngoài.

(2) Không thể xảy ra trường hợp khi cm điện chỉ có một chốt của phích cm nằm trong ổ cắm.

(3) Các cm có dòng định mức lớn hơn 15 ampe phải được trang bị công tắc có khóa liên động sao cho chcó thể cm vào hoặc rút phích ra khi công tc ở vị trí "ngắt".

(4) hệ thống phân phối có các điện áp khác nhau thì phải thiết kế cm và phích cắm sao cho không thể xảy ra vic cắm nhầm ln giữa các ổ cắm có điện áp khác nhau.

(5) Khi các ổ cắm yêu cầu phải có tiếp đất thì các ổ cm và phích cắm phải được trang bị thêm tiếp điểm đ ni với vỏ hoặc thân thiết bị. Khi cm phích vào thì tiếp điểm nối đất phải được tiếp xúc trước tiếp điểm nối điện.

2.15. Thiết bị sưởi và nấu ăn

2.15.1. Kết cu

1. Các phần tử đt nóng phải được bảo vệ thích hợp.

2. Lò sưởi các buồng phải có kết cấu sao cho làm giảm được nguy cơ cháy đến mức thp nhất. Không cho phép sưởi nào lại có một phn tử lộ ra ngoài để đến mức các tấm che kín hoặc các vật liệu tương tự khác có thể bị thiêu đt hoặc cháy do nhiệt từ phần tử đó phát ra.

2.15.2. Lp đt

Các thiết bị sưởi ở bung phải được lắp đặt sao cho không thể có nguy cơ nung nóng boong, vách và các vt xung quanh.

2.16. Thiết bị điện phòng nổ

2.16.1. Quy định chung

Thiết bị điện phòng nổ phải phù hợp với ấn phẩm số 60079 của IEC hoặc tương đương với nó, và cũng phải phù hợp với những yêu cầu ở 2.16 này.

2.16.2. Kiểu và kết cấu phòng n

Nót chung, kiểu và kết cấu phòng nổ dùng cho thiết bị điện trên tàu phải như sau:

(1) Kiểu phòng tia lửa;

(2) Kiểu ng độ an toàn ;

(3) Kiểu an toàn về bản chất;

(a) Kiểu an toàn về bản cht cấp " ia”;

(b) Kiểu an toàn về bản chất cấp “ib”;

(4) Kiểu vỏ bảo vệ được nén.

2.16.3. Vật liệu

1. Vật liệu dùng cho kết cấu phòng nổ phải có đủ độ bền về điện, cơ, nhiệt và hóa để chống lại điều kiện môi trường và khí hoặc hơi dễ cháy (sau đây gọi chung là "khí") ở vị trí đt thiết bị.

2. Vỏ bảo vệ và trang bị bên ngoài của các dụng cụ xách tay phải được làm bằng vật liu có khả năng làm giảm được đến mức thấp nht nguy cơ phát tia lửa do ma sát, hoặc phải có 1 lớp phủ cứng phi kim loại kèm dây treo.

3. Hợp chất cách điện và hợp chất xi gắn dùng cho các bộ phận hoàn chỉnh của kết cấu phòng nổ phải đảm bo sao cho không có hiện tượng dòn, mềm, co dãn có hại xảy ra trong khi sử dụng. Hợp chất cách điện dùng cho các bộ phận mang điện để trần phải là loại khó cháy.

2.16.4. Kết cấu

1. Các lỗ có lp kính của thiết bị chiếu sáng và các cửa kiểm tra của các thiết bị điện khác có kiểu phòng tia lửa, ng độ an toàn, vỏ được nén áp suất dư về nguyên tc phải có các tấm chn bằng kim loại cứng.

2. Trường hợp khi dùng miếng đệm để làm kín nước thiết bị điện phòng nổ lp đặt trên boong thời tiết hoặc các không gian tương tự khác, thì các miếng đệm phải được lắp sao cho không làm giảm đi tính cht phòng nổ khi thiết bị hư hỏng hoặc vỡ.

3. Các bộ phận đi cáp điện phải có kết cấu phù hợp với cáp điện tàu thủy. Cn phải lưu ý để sao cho cáp có thể được cố định chắc chắn ở bộ phận đi cáp, trừ khi cáp được đi trong ống thép.

4. Thiết bị điện đi kèm các mạch an toàn v bản chất và được đặt ở các không gian nguy hiểm về nguyên tắc phải được bọc kín hoàn toàn.

5. Thiết bị điện phòng nổ phải được chỉ báo rõ ràng v kiểu của nó và loại khí làm cơ sở thiết kế nó. Thiết bị chiếu sáng cũng phải được ch rõ loại bóng đèn dùng cho nó và c công suất bóng đèn.

2.16.5. Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường đối với thiết bị điện phòng nổ là 50 °C.

2.16.6. Những yêu cầu đặc biệt

1. Thiết bị điện phòng tia lửa

(1) Khi thiết bị chiếu sáng phòng tia lửa đi qua vách thì chúng phải được lắp đặt sao cho không làm hư hại tính nguyên vẹn của các vách đó.

 (2) Trường hợp có trang bị thiết bị xả nước cho lớp bảo vệ kết cấu phòng tia lửa thì chúng phải có kết cấu sao cho không làm hư hại đến các đặc tính phòng tia lửa ngay cả khi thiết bị đang ở vị trí m.

2. Thiết bị đin được tăng độ an toàn

(1) Lớp bảo vệ của thiết bị chiếu sáng được tăng độ an toàn phải có kết cấu chc chn làm bng vật liệu khó cháy hoặc không cháy, không hút ẩm, và nó cũng phải là kết cấu kín nước hoặc tương đương như thế.

(2) Các hộp nối phân nhánh của thiết bị có kiểu tăng độ an toàn v nguyên tc phải được nhồi đầy các hp cht cách điện đã nêu ở 2.16.3 -3 của Chương này.

3. Thiết bị điện an toàn v bản chất

(1) Thiết bị điện dùng để tiếp nối giữa các mạch an toàn về bản chất và các mạch không an toàn về bản chất (sau đây gọi chung là "lá chn an toàn") phải được hợp thành bởi các linh kiện có độ tin cậy cao, và chúng phi được thiết kế sao cho đảm bảo được các đc tính an toàn v bản cht ngay cả khi 1 trong số các linh kiện bị sự cố. Lá chn an toàn đó phải được đặt ở không gian an toàn.

(2) Các mạch cung cấp cho thiết bị an toàn về bản chất phải được nối với nguồn điện bằng cách nào đó mà không thể có nguy cơ làm hng chức năng của lá chn an toàn vì bất cứ sự c điện nào ở các mạch khác.

Ví dụ: bằng cách dùng biến áp cách ly.

(3) Thiết bị điện an toàn v bản chất phải được lắp đặt độc lập với các thiết bị điện khác. Khi cần thiết phải lắp đặt kết hợp với thiết bị khác, thì phải bố trí vách ngăn bằng kim loại có nối đất ở giữa các thiết bị này.

(4) Trường hợp khi các khí cụ điện an toàn v bản chất được lắp vào cơ cấu điều khiển thì chúng phải được bố trí phù hợp với những yêu cầu ở (3) và dây dẫn dùng cho các mạch an toàn phải được tách biệt khi dây dẫn dùng cho các mạch khác, khi cần thiết. Cn phải có các phương pháp thích hợp để nhận biết dễ dàng các dây dẫn dùng cho các mạch an toàn về bản chất.

4. Thiết bị điện có vỏ bảo vệ được nén áp suất dư

(1) Khi lấy không khí làm môi trường tạo áp thì cửa vào không khí phải được đặt ở không gian an toàn.

(2) Khi lấy không khí hoặc khí trơ làm môi trường tạo áp thì phải bố trí thiết bị khóa liên động để đảm bảo thể tích choán chỗ của không khí bên trong thiết bị ít nhất bằng 10 lần thể tích t do của vỏ bao ngoài thiết bị và để nhận được áp lực theo yêu cầu trước khi chúng có thể bị tăng lên.

(3) Thiết bị điện có vỏ bảo vệ được nén áp suất dư phải được tự động ngắt khi nguồn cấp khi mất áp lực bên trong vỏ bao ngoài thiết bị. Tuy nhiên nếu việc b trí này làm tăng nguy hiểm cho tàu thì có thể cho phép ch cần có thiết bị báo động mất áp lực.

2.17. Trang bị điện áp cao

2.17.1. Quy định chung

1. Những yêu cu trong 2.17 này được áp dụng cho các trang bị điện áp cao với điện áp hệ thống từ trên 500 vôn xoay chiều đến 15.000 vôn xoay chiều.

2. Trang bị điện áp cao phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.17 này, đồng thời phải thỏa mãn những yêu cầu ở các chương có thể áp dụng khác của phần này.

2.17.2. Hệ thống phân phối điện

1. Ch được phép sử dụng các hệ thống phân phối sau:

(1) H thng ba pha ba dây cách điện.

(2) H thống ba pha ba dây có trung tính nối đất.

2. Đối với hệ thống ba dây cách điện thì thiết bị điện áp cao phải chịu được s tăng điện áp tức thời có th gây ra do chạm mát.

3. Đối với hệ thống ba dây có trung tính nối đất thì thiết bị điện áp cao phải chịu được dòng chạm mát. Nếu các biện pháp để hạn chế dòng chạm mát thì chúng không được làm ảnh hưởng đến việc ngắt lựa chọn mạch hư hỏng.

4. Đối với hệ thống ba dây có trung tính nối đất thì nó phải được đảm bảo rằng bất kỳ khi nào hệ thống cung cấp năng lượng luôn có sẵn ít nhất một điểm trung tính của nguồn tiếp đất.

5. Tất cả các điện trở tiếp đất phải được nối với vỏ tàu. Phải quan tâm đến phương pháp nối đất để loại trừ khả năng gây nhiễu cho mạch thiết bị vô tuyến điện, ra đa và các mạch thông tin.

2.17.3. Kết cấu và bố trí

1. Thiết bị điện áp cao được lit kê dưới đây phải được chế tạo thỏa mãn nhng tiêu chuẩn mà Đăng kiểm chấp nhận, khi cần thiết bổ sung v nhiệt độ môi trường, và nó cũng phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.17.3 này:

2. Thiết bị điện áp cao phải được bảo vệ sao cho người vận hành không thể vô tình chạm vào các phần có điện của thiết bị.

3. Thiết bị điện áp cao hoặc lối vào buồng đặt thiết bị điện áp cao nêu ở -13, và cáp điện áp cao phải được đánh du tại vị trí dễ nhìn, dễ nhn biết chúng là các thiết bị điện áp cao.

4. Thiết bị điện áp cao phải có kết cấu để dễ đi cáp, sửa chữa các đầu cuối cáp, nối cáp, đng thời phải ngăn ngừa được sự tiếp xúc ngẫu nhiên giữa mạch điện áp cao và mạch đin áp thấp.

5. Đối với các máy điện quay, biến áp và các bộ chỉnh lưu, cần phải có các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tích tụ hơi ẩm và ngưng đọng nước bên trong máy, đặc biệt khi chúng không làm việc với khoảng thời gian khá lâu.

6. Khi các máy phát điện đang làm việc mà có dây trung nh nối với nhau thì các máy phát này phải được thiết kế phù hợp để tránh dòng tuần hoàn quá mức.

7. Đối với các máy phát điện sử dụng hệ thống ba dây có trung tính nối đất, thì phi trang bị thiết bị ngắt ở đường dây nối đất trung tính của mỗi máy phát để sao cho có thể ngắt từng máy phát để bảo dưỡng và đo điện trở cách điện.

8. Các đầu dây pha của cuộn dây stato máy phát phải được đưa ra hộp đấu dây.

9. Các động cơ điện phải được trang bị hộp đấu dây.

10. Các máy điện quay phải được trang bị các cảm biến nhiệt độ ở trong cuộn dây stato để phát ra tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng ở vị trí thường xuyên có người khi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép.

11. Khi các máy điện quay được trang bị bầu sinh hàn nước-khí thì bình này phải có kết cấu kiểu ống kép. Cn phải có tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng ở vị trí thường xuyên có người để giám sát sự rò r nước làm mát.

12. Các cọc đấu dây điện áp cao không bao giờ được phép đặt cùng với các cọc đấu dây điện áp thấp trong một hộp, trừ khi có biện pháp đảm bảo được rằng có thể tiếp cận cọc đấu dây điện áp thấp mà không sợ nguy hiểm.

13. Khi thiết bị điện áp cao không có hàng rào bảo vệ nhưng được lắp đặt trong buồng dành riêng cho nó, thì các cửa vào bung phải được khóa liên động sao cho ch có thể m được ca khi đã ngắt nguồn cấp điện và thiết bị đã được nối đất.

14. Các bảng điện và bảng điều khiển điện áp cao phải là kiểu kín có cửa khóa được.

15. Mỗi bảng điện và bảng điều khiển điện áp cao phải được bố trí dây nối đất kéo dài hết toàn bộ chiều dài của chúng. Dây nối đất bằng đồng phải có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 30mm2 để tránh mật độ dòng của chúng vượt quá 200A/mm2 (trong 1 giây) hoặc 125A/mm2 (trong 3 giây) trong trường hợp hư hỏng nối đất. Dây nối đất phải được nối tt với hệ thống nối đất của trang bị điện áp cao..

16. Các bảng điện áp cao phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.5.3-12.5.3-2 của chương này mà không cần quan tâm đến nguồn cấp cho hệ thống động lực có hay không. Trong trường hợp này, đối với hệ thống được nối đất trung tính, thì phải có biện pháp b trí nối đất cho mỗi nhóm. Nếu bố trí 2 bảng điện độc lập được nối với nhau bằng cáp điện, thì phải bố trí bộ ngắt mạch ở mỗi đầu cuối cáp điện.

17. Mỗi mạch điện áp cao ở trong các bảng điện phải được trang bị thiết bị nối đất và nối ngắn mạch để đm bo an toàn cho công việc bo dưỡng. Có thể dùng cách khác thay thế như số lượng thích hợp thiết bị nối đất và bảo vệ ngắn mạch di động.

18. Trong các bảng điện và bảng điều khiển, phải bố trí thiết bị cách ly thích hợp giữa mạch điện áp cao và mạch điện áp thấp để tránh người vận hành vô tình chạm vào các bộ phận mang điện của mạch điện áp cao.

19. Các bộ ngắt mạch phải có kiểu rút ra được hoặc có các biện pháp tương đương hoặc vn cho phép bảo dưỡng ngay cả khi thanh dẫn mang điện mà kng gây nguy hiểm.

20. Các bộ ngắt mạch và công tắc kiểu có thể tháo ra được phải được trang bị khóa cơ khí cả hai vị trí đang hoạt động và đã được tháo ra. Để đảm bảo an toàn cho việc bo dưỡng, các bộ ngt mạch và công tc kiu tháo được và cả thiết bị ngắt mạch cố định phải khóa được bảng khóa có chìa.

21. Các tiếp điểm cố định của bộ ngắt mạch và công tắc kiểu có thể tháo ra được phải được bố trí sao cho ở vị trí tháo ra thì các tiếp điểm có điện tự động được che lại.

22. Khi có yêu cầu dùng năng lượng điện hoặc năng lượng vật lý cho sự hoạt động của các bộ ngắt mạch, công tắc và loại tương tự, thì phải bố trí nguồn cấp năng lượng dự tr đó cho tối thiểu hai lần hoạt động của tất cả các bộ phận. Nếu như cần phải có nguồn năng điện dự trữ để ngắt qtải, ngắn mạch hoặc thấp áp, thì phải bố trí thiết bị phát tín hiệu báo động về sự gián đoạn trong mạch nhả và hư hỏng nguồn cấp.

23. Khe h không khí giữa các pha hoặc các cực với nhau và giữa các pha với đt của các thanh dẫn không được cách điện và khe hở không khí của thiết bị điều khiển điện áp cao không được nh hơn trị số nêu ở Bảng 4/2-16. Tuy nhiên Đăng kiểm có thể cho phép khe hở nhỏ hơn so với giá trị nêu ở Bảng 4/2.16 với điều kiện phải tiến hành thử xung điện áp thích hợp. Các khoảng cách cách điện phải được xác định cụ thể dựa vào bn chất vật liệu cách điện và tùy từng trường hợp có sự xem xét phù hợp.

24. Các biến áp kiểu ngâm dầu phải được bố trí các thiết bị bảo vệ sau:

(1) Báo động mức chất lng thấp;

(2) Báo động nhiệt độ chất lỏng cao;

(3) Ngắt hoặc gim ti khi mức chất lng thấp;

(4) Ngắt hoặc giảm tải khi nhiệt độ chất lng cao;

(5) Ngắt khi áp suất hơi cao.

Bảng 4/2.16 Khe hở không khí tối thiểu

Điện áp định mức

Thanh dẫn để trần (mm)

Thiết bị điều khiển điện áp cao (mm)

Trên 500 V đến 1000 V

35

20

Trên 1000 V đến 3600 V

55

30

Trên 3600 V đến 7200 V

90

60

Trên 7200 V đến 12.000 V

120

100

Trên 12.000 V

160

-

2.17.4. Thiết bị bảo vệ, v.v...

1. Không được sử dụng cu chì để bảo vệ quá tải.

2. Các mạch điện máy phát cũng phải được bảo vệ khi hư hỏng điện ở phía máy phát của các bộ ngắt mạch.

3. Hệ thống kích từ của máy phát điện phải được thiết kế sao cho khi máy phát hư hỏng thì tự động ngắt kích từ.

4. Khi dùng các đầu cm biến nhiệt gắn vào các máy điện quay thì phải có bin pháp đ bo vệ các mạch của nó khi bị quá áp.

5. Nói chung, phải dùng các bộ ngắt mạch để bảo vệ ngắn mạch ở phía sơ cấp của biến áp.

6. Khi các biến áp làm việc song song thì sau khi ngắt công tắc nối ở phía thứ cấp, thiết bị bảo vệ phía sơ cấp phải tự động nh ra.

7. Nếu thực hiện được, các biến áp phải có thiết bị hạn chế dòng điện để tránh sụt áp quá mức trên hệ thống do dòng tăng đột ngột khi đóng mạch biến áp.

8. Khi ch có một phụ tải, như thiết bị đẩy mũi tàu hoặc thiết bị khác, được cấp điện trực liếp với điện áp cao qua biến áp tăng áp thì có thể ch bảo vệ biến áp ở phía điện áp thp.

9. Các máy biến áp phải được bố trí bảo vệ quá tải và ngắn mạch bằng cầu chì ở phía thứ cấp. Nếu xét thấy, khi mất nguồn mà có thể gây tình trạng nguy hiểm cho hệ thống thì có thể không cần bố trí bảo vệ qua tải.

10. Các mạch điện áp thấp được cấp điện từ mạch điện áp cao qua biến áp giảm áp phải được bo v sao cho không có cảm ứng điện áp cao do sự cố làm sơ cp trở thành thứ cấp.

11. Cn phải bố trí thiết bị ch báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng vì bất kỳ sự hư hỏng nối đất nào trong hệ thống.

12. Ở các hệ thống nối đất trung tính gián tiếp qua trở kháng thấp hoặc h thống nối đất trung tính trực tiếp, thì phải bố trí ngắt tự động mạch sự cố. Các hệ thống nối đất trung tính gián tiếp qua trở kháng cao mà phía đầu cấp nguồn không được cách ly khi hư hỏng nối đất thì phải chịu được quá áp tức thời gây ra do hư hỏng nối đất.

2.17.5. Cáp điện

1. Cáp điện áp cao phải có v bọc kim loại hoặc vỏ bọc lưới kim loại. Khi dùng cáp điện áp cao hoặc không có vỏ bọc hoặc vỏ bọc lưới kim loại thì chúng phải được bảo vệ bằng ống hoặc hộp kim loại suốt cả chiều dài của chúng. Hộp hoặc ng kim loại phải đảm bảo tính nối điện liên tục với đất.

2. Cáp điện áp cao liên kết với các điện áp khác nhau không được đi chung một hộp hoặc ống. Các cáp này có thể được đi trên cùng một máng nếu chúng được cố định bằng các kẹp cáp riêng biệt và được cách ly với nhau ở khoảng cách bằng khoảng cách tối thiểu của thanh dẫn để trn (đi với cáp điện áp cao) như nêu ở bảng 4/2.16

3. Cáp điện áp cao phải được đi càng xa cáp điện áp thấp càng tốt, và phải được đt ở vị trí không có khả năng bị hư hỏng do cơ khí. Các cáp điện này không được đi chung một máng, hộp hoặc ống.

4. Phải cố gắng đến mức tối đa không đi cáp điện áp cao qua khu vực sinh hoạt. Trong trường hợp khi cần phải đi cáp qua khu vực sinh hoạt, thì chúng phải được đi trong ng kim loại kín suốt chiều dài của chúng.

5. Đu cuối và đầu nối cáp điện áp cao phải cố gắng được bảo vệ bằng chất cách điện để giảm thiểu hiểm họa do điện. Vt liệu được dùng để làm đầu cuối và đầu nối phải có cùng thành phần với vật liệu làm cáp điện. Trong hộp đấu dây, nếu các dây dẫn để trần thì các pha phải được tách biệt với nhau và với đất thông qua các lá chn vững chắc làm bằng vật liệu cách điện thích hợp.

2.17.6. Th nghiệm

1. Thiết bị và cáp điện áp cao phải được thử phù hợp với tất cả những yêu cầu có thể áp dụng của Phn này. Tuy nhiên việc thử điện áp cao cũng phải thỏa mãn những yêu cầu nêu trong 2.17.6 này.

2. Điện áp thử bảng điện, bảng phân nhóm, và bảng phân phối điện áp cao phải không được nhỏ hơn các trị số nêu dưới đây:

Các bảng điện, bảng phân nhóm, và bảng phân phối có điện áp định mức:

Trên 500 V đến 1000 V:

Trên 1.000 V đến 3.600 V:

Trên 3.600 V đến 7.200 V:

Trên 7.200 V đến 12.000 V:

Trên 12.000:

2 lần điện áp định mức + 1000 V;

10.000 V;

20.000 V;

28.000 V;

38.000 V;

3. Điện áp thử biến áp điện áp cao phải không nhỏ hơn các trị số sau:

Biến áp có điện áp định mức:

Trên 500 V đến 1.100 V

3.000 V;

Trên 1.100 Vdến 3.600 V:

10.000 V;

Trên 3.600 V đến 7.200 V:

20.000 V;

Trên 7.200 V đến 12.000 V:

28.000 V;

Trền 12.000 V:

38.000 V

4. Phải tiến hành thử tối thiểu 5 xung điện áp cho các cuộn dây riêng biệt của máy điện quay điện áp cao. Trị số đnh của điện áp thử này phải không nhỏ hơn  lần điện áp định mức.

5. Điện áp thử của cáp điện áp cao phải không nhỏ hơn các trị số sau, tương ứng với điện áp của chúng:

Cáp điện có điện áp định mức:

Trên 500 V đến 1000 V

3.500 V;

Trên 1.000 V đến 3.600 V

6.500 V;

Trên 3.600 V đến 7.200 V

11.000 V;

Trên 7.200 V đến 12.000 V

15.000 V;

Trên 12.000 V

22.000 V

6. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh cáp điện áp cao lên tàu, phải tiến hành thử lại cáp điện áp cao trong thời gian 15 phút vi điện áp một chiều bằng 168% trị số điện áp thử được nêu -4. Tuy nhiên. Đăng kiểm có thể chấp nhận thử bng điện áp xoay chiều với tần số nguồn điện phù hợp với (1) hoặc (2) dưới đây để thay thế:

(1) Trong thời gian 5 phút với điện áp hệ thống đặt giữa dây dn và màn chắn;

(2) Trong thời gian 24 giờ với điện áp hệ thống

2.18. Thử sau khi lắp đặt trên tàu

2.18.1. Thử điện tr cách điện

1. Mỗi mạch thiết bị điện chân vịt, động lực phụ và chiếu sáng thì điện trở cách điện phải được đo giữa từng dây dẫn với đất, nếu có thể, giữa các dây dẫn với nhau, và trị số điện trở cách điện đó không nh hơn trị số nêu ở Bng 4/2.17.

Bảng 4/2.17 Điện trở cách điện tối thiểu

Tải

Điện trở cách điện

Đến 5 A

2 MW

Đến 10 A

1 MW

Đến 25 A

400.000 W

Đến 50 A

250.000 W

Đến 100 A

100.000 W

Đến 200 A

50.000 W

Trên 200 A

25.000 W

Chú thích:

Trong khi tiến hành việc thử nêu trên, có thể ngắt một vài hoặc toàn bộ các bộ sưởi điện, các thiết bị nh và các thiết bị tương tự ra khỏi mạch.

2. Điện trở cách điện của các mạch thông tin nội bộ phải tha mãn yêu cầu ở (1) và (2) dưới đây. Trong trường hợp này, có thể ngắt ra một vài hoặc toàn bộ thiết bị được nối với chúng:

(1) Với mạch có điện áp từ 100 vôn trở lên thì điện trở cách điện phải được đo giữa dây dẫn với đất, nếu có thể, giữa các dây dn với nhau, và trị số điện trở cách điện đó không nhỏ hơn 1 MW.

(2) Với mạch có điện áp nh hơn 100 vôn thì điện trở cách điện tối thiu là 1/3 MW.

3. Điện tr cách điện của mỗi máy phát điện và động cơ điện ở nhit độ làm việc phải phù hợp với những yêu cầu ở 2.4.15 -5.

4. Điện trở cách điện của mỗi bảng điện ở nhiệt độ làm việc phải phù hợp với các yêu cầu 2.5.10 -5.

2.18.2. Thử đc tính

1. Các máy phát điện phải được thử phù hợp với những yêu cầu từ (1) đến (3) sau. Trong khi tiến hành việc thử này thì đc tính của b điều tốc ng như việc điều chnh điện áp và sự phân phối tải phải thỏa mãn những yêu cầu nêu ở 2.4.2, 2.4.132.4.14:

(1) S hoạt động của thiết bị nh quá tốc và các thiết bị an toàn khác phải được khẳng định.

(2) Phải tiến hành thử để chng minh được sự điều chỉnh điện áp và làm việc song song của các máy phát là thỏa mãn.

(3) Tất cả các tổ máy phát phải hoạt động ở toàn tải định mức trong khoảng thời gian đủ để chứng minh được rng sự tăng nhiệt độ, chuyển mạch, rung động và những vấn đề khác là thỏa mãn.

2. Tất cả các công tắc, các bộ ngắt mạch và thiết bị đi kèm ở bảng điện phải được làm việc có ti để chứng minh được tính phù hợp, và các hộp phân nhóm, hộp phân phối cũng phải được thử như trên.

3. Các động cơ điện phải được thử phù hợp với những yêu cầu từ (1) đến (3) sau :

(1) Các động cơ và các cơ cấu điều khiển chúng phải được kiểm tra ở điều kiện làm việc để thấy rằng việc đi dây, công suất, tốc độ và sự hoạt động là thỏa mãn.

(2) Mỗi động cơ truyền động máy phụ phải được chạy thử để chứng minh rng các đặc tính làm việc là thỏa mãn.

(3) Tất cả các động cơ truyền động ti hàng và tời neo phải nâng và hạ mc tải quy định của chúng.

4. Hệ thống chiếu sáng phải được thử phù hợp với nhng yêu cầu (1) và (2) sau :

(1) Tất cả các mạch phải được thử để chứng minh rng: các thiết bị chiếu sáng, hộp phân nhánh, công tắc, ổ cắm và các phụ kiện khác được ni đúng và hoạt động thỏa mãn.

(2) Các mạch chiếu sáng sự cố phải được thử giống như đã ch ra ở (1).

5. Các bộ sưởi điện, bếp điện và những thiết bị tương tự phải được thử để chứng minh rằng các phần tử đốt nóng thỏa mãn chức năng làm việc.

6. Mỗi mạch thông tin nội bộ phải được thử một cách kỹ lưỡng để chứng minh được mức độ thỏa mãn và chức năng quy định của chúng. Phải đặc biệt lưu ý đến việc thử hoạt động của các hệ thống thông tin dùng điện của tàu bao gồm tay chuông truyền lệnh, báo cháy, tín hiệu sự cố, đèn tín hiệu đánh moóc, bng chỉ báo đèn hàng hải, bộ chỉ báo góc lái và điện thoại.

2.18.3. Sụt áp

Trong khi tiến hành các việc thử ở trên, thì phải xác định chắc chắn được rằng mức độ sụt áp của các mạch cấp điện không vượt quá các trị s đã đưa ra ở 2.9.6.

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN

3.1. Quy định chung

3.1.1. Quy định chung

Chương này đưa ra những yêu cầu đối với việc thiết kế các trang bị điện của nguồn điện chính, nguồn điện sự c và các trang bị điện khác lp đặt trên tàu thy.

3.1.2. Thiết kế và chế tạo

Trang bị điện trên tàu thủy phải thỏa mãn những yêu cầu sau :

(1) Tất cả các thiết bị điện phụ cần thiết để duy trì tàu ở trạng thái hoạt đng và sinh hoạt bình thường, và các hệ thng điện khác mà Đăng kiểm thấy cn thiết phải được đảm bảo hoạt động bình thường mà không cần đến nguồn điện sự cố.

(2) Những thiết bị điện có công dụng thiết yếu để đảm bảo an toàn cho con người và tàu phải đảm bo hoạt động tốt trong mọi tình huống sự cố,

(3) Chúng phải đảm bảo cho hành khách, thuyn viên và tàu tránh khỏi các nguy him do điện.

3.2. Nguồn điện chính và hệ thống chiếu sáng

3.2.1. Nguồn điện chính

1. Nguồn điện chính phải có đủ năng lượng để cung cấp cho tất cả các thiết bị điện nêu ở 3.1.2(1). Nguồn điện chính này phải gồm ít nhất hai t máy phát.

2. Công suất của các tổ máy phát phi đảm bảo trong bất kỳ trường hợp nào khi một tổ máy phát ngừng hoạt động thì những tổ máy phát còn lại vẫn phải có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị điện cần thiết đ duy trì hoạt động bình thường của thiết bị đy tàu, thiết bị an toàn và các thiết bị điện khác mà Đăng kiểm cho là cần thiết. Đồng thời cũng phải cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị phục vụ sinh hoạt tối thiểu bao gm: bếp điện, thiết bị sưởi, buồng lạnh bo quản thực phm, thông gió, phục v v sinh và bơm nước ngọt.

3. Khi nguồn điện chính cần thiết cho hệ động lực đẩy tàu và máy lái của tàu, thì hệ thống phải được bố trí sao cho việc cấp điện cho các thiết bị cn thiết phục vụ hệ động lực, máy lái và thiết bị đảm bảo an toàn cho tàu phải được duy trì hoặc được phục hồi ngay khi bất kỳ một máy phát nào đó đang phục vụ bị hng.

4. Nguồn điện chính của tàu phải cung cấp dù năng lượng cho các thiết bị điện nêu ở 3.1.2(1) mà không quan tâm đến tốc đchiều quay của máy chính hoặc đường trục chính.

5. Các tổ máy phát phải đảm bảo sao cho trong bất kỳ trường hợp nào khi một máy phát bất kỳ hoc động cơ lai ngừng hoạt động thì các tổ máy phát còn lại vn phải cung cấp đủ năng lượng cho các thiết bị điện cần thiết để khi đng máy chính từ trạng thái tàu chết. Có thể cho phép sử dụng một hoặc một nhóm bt kỳ nguồn sự c nào nếu chúng có đủ công suất để khi động máy chính từ trạng thái tàu chết đồng thời đủ cấp điện cho các phụ tải theo yêu cầu 3.3.2-2(1) đến (4).

3.2.2. Số lượng và công suất của các biến áp

Nếu các biến áp là một bộ phận cần thiết trong hệ thống cung cấp điện năng theo yêu cầu ở 3.2.1 thì hệ chống phải được thiết kế sao cho đảm bo cung cấp năng lượng theo yêu cầu ở 3.2.1 một cách liên tục.

3.2.3. Hệ thống chiếu sáng

1. Phi có một hệ thống chiếu sáng chính được cung cấp từ nguồn điện chính, chiếu sáng các không gian hoặc các phòng đ thuyn viên và mọi người trên tàu làm vic và sinh hoạt bình thường.

2. Hệ thống chiếu sáng chính phải được bố trí sao cho không có nguy cơ bị hư hỏng do cháy hoc sự cố khác trong các không gian đặt nguồn sự cố, thiết bị biến đổi đi kèm, bảng điện sự cố và bảng chiếu sáng sự cố.

3. Hệ thống chiếu sáng s cố phải cung cấp đủ ánh sáng cn thiết để đảm bảo an toàn cho:

(1) Tất cả các nơi tập trung và đưa người lên phương tiện cứu sinh theo yêu cầu ở mục 4, quy định 11, Chương III, phụ lục Công ước SOLAS.

(2) Tất cả các hành lang công tác và sinh hoạt, cầu thang, lối thoát, thang máy và tháp nâng.

(3) Các không gian đt máy chính, đặt trạm phát điện chính và các vị trí điều khiển chúng.

(4) Tất cả các trạm điều khiển, bung điều khiển máy chính và ở các bảng điện sự cố và bảng điện chính.

(5) Tất cả những vị trí để trang bị dùng cho người chữa cháy.

(6) Vị trí máy lái,

(7) Vị trí đt bơm đề cp ở 3.3.2-2(5), bơm phun, nếu có th, cả các vị trí đặt bơm hút khô sự cố và tất cả các vị trí khi động các động cơ của chúng, và

(8) Trong buồng bơm hàng của tàu chở xô hàng lng hoặc hóa chất nguy hiểm có điểm chớp cháy không vượt quá 60°C nhưng không phải là khí hóa lỏng.

4. Hệ thống chiếu sáng sự c nêu ở -3, h thống chiếu sáng sự cố theo yêu cầu ở mục 7, quy định 15, Chương III, phụ lục Công ước SOLAS, hệ thống ánh sáng hàng hải và các hệ thống chiếu sáng khác nêu ở 3.3.2-2(3) phải được bố trí sao cho không bị hư hỏng do lửa hoặc các sự cố khác trong các không gian đặt nguồn điện chính, thiết bị biến đổi đi kèm, bảng điện chính và bảng chiếu sáng chính.

3.2.4. Vị trí đặt bảng điện chính

Bảng điện chính và trạm phát chính phải được đặt ở trong cùng một không gian. Nhưng cũng có thể b trí bảng điện chính cách các trạm phát bằng hàng rào bảo vệ, trường hợp này có thể trang bị bung điều khiển máy đặt trong không gian buồng máy chính.

3.3. Nguồn điện sự cố

3.3.1. Quy định chung

1. Tàu phải được trang bị mt nguồn điện s c độc lp hoàn toàn.

2. Nguồn điện sự cố, thiết bị biến đổi đi kèm, nguồn sự cố tạm thời, bảng điện sự cố và bảng chiếu sáng sự cố phải được đt trên boong liên tục cao nhất và phải dễ dàng tới được từ boong hở. Không được đt chúng sát vách chống va, trừ khi được sự đồng ý của Đăng kiểm.

3. V trí đặt nguồn điện sự cố, thiết bị biến đổi đi kèm, nguồn điện sự cố tạm thời, bảng điện sự cố và bảng chiếu sáng sự cố phải đảm bảo thỏa mãn yêu cầu Đăng kiểm sao cho khi có cháy hoặc bất kỳ sự cố nào khác trong không gian bố trí nguồn điện chính, thiết bị biến đổi di kèm và bảng điện chính hoặc bất kỳ buồng máy cấp A nào cũng không làm cản trở việc cấp điện, điều khiển và phân phối nguồn điện sự cố. Nếu có th được, vị trí đặt nguồn điện sự cố, bảng điện sự cố và bảng chiếu sáng sự cố không được tiếp giáp với bung máy cấp A hoặc nhng không gian bố trí nguồn điện chính, thiết bị biến đổi đi kèm và bảng điện chính.

4. Trường hợp ngoại lệ có thể dùng máy phát sự cố cấp điện trong thời gian ngắn cho các mạch không phải là mạch sự sự cố, với điu kiện phải có biện pháp thích hợp đ đảm bảo an toàn cho các hoạt động sự cố độc lập trong mọi tình huống.

3.3.2. Công suất của nguồn điện sự cố

1. Công suất sn sàng của nguồn điện sự cố phải đủ cung cấp cho tất cả các hệ thống điện thiết yếu để đảm bảo an toàn trong trường hợp sự cố, phải quan tâm đến trường hợp có thể nhiu thiết bị hoạt động đồng thời.

2. Nguồn điện sự cố phải có khả năng cung cấp đồng thời tối thiểu cho những thiết bị nêu dưới đây, nếu chúng hoạt động bằng năng lượng điện, có xét đến dòng khởi động và tính chất tạm thời của những tải này:

(1) 3 giờ cho các đèn chiếu sáng sự cố nêu 3.2.3-3(1) và yêu cầu ở mục 7, Quy định 16 Chương III, phụ lục Công ước SOLAS.

(2) 18 giờ cho các đèn chiếu sáng sự cố yêu cầu ở 3.2.3-3(2) đến (8).

(3) 18 giờ cho các đèn hàng hi, các đèn phân biệt theo quy định của Luật Quốc tế về tránh va trên biển hiện hành và các đèn chiếu sáng theo Quy định quốc gia của nước mà tàu được đăng ký.

(4) 18 giờ đối với:

(a) Tất cả các thiết bị liên lạc nội bộ yêu cầu trong trường hợp sự cố.

(b) Trang bị vô tuyến VHF, MF, trạm liên lạc tàu với bờ INMARSAT và vô tuyến MF/HF theo yêu cầu ở Chương IV, phụ lục Công ước SOLAS trang bị trên tàu. Tuy nhiên nếu trang bị VTĐ này được lắp đặt kép thì không bắt buộc chúng phải hoạt đng đồng thời để quy định công suất của nguồn điện sự cố.

(c) Các thiết bị phục vụ hàng hải dùng điện theo yêu cầu của quy định 1920, Chương V, phụ lục công ước SOLAS;

Khi thấy điều khoản này không hợp lý hoặc không thực tế thì có thể không áp dụng đối với những tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 5.000.

(d) Hệ thống phát hiện và báo cháy.

(e) Hoạt động ngắn hạn lp lại của đèn tín hiệu ban ngày, còi tàu, thiết bị báo cháy bằng tay và tất c các hệ thống tín hiệu cần thiết trong trường hợp sự cố trên tàu, trừ khi các h thống này được cấp điện bằng một bộ ắc quy độc lập phù hợp để làm việc ln tục trong 18 giờ trong trường hợp sự cố.

(5) 18 giờ đối với các bơm cứu ha được cấp điện từ máy phát sự cố theo yêu cầu ở 10.2.2-3, Phn 5.

(6) Khoảng thời gian được nêu 15.2.6, Phần 3 đối với h thống máy lái nếu có yêu cầu chúng phải được cấp nguồn theo quy định đó.

(7) 30 phút đối với thiết bị ch báo các cửa kín nước đang đóng hay m và thiết bị báo động bằng âm thanh báo sự hoạt động của của các cửa kín nước theo yêu cầu ở 4.3.1, Phần 2A và thiết bị chỉ báo các ca kín nước đang đóng hay m theo yêu cầu ở 4.3.233.2.1, Phn 2A nếu các hệ thống này hoạt động bằng đin.

(8) Đối với các tàu thường xuyên thực hiện các chuyến đi ngắn, nếu đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn thì Đăng kiểm có thể xem xét chấp nhận thời gian quy định nêu từ (2) đến (5) trên ít hơn 18 giờ, nhưng không nh hơn 12 giờ.

3. Khi phải dùng nguồn điện đ phục hồi hệ động lực, thì công suất của nguồn điện sự cố phải đủ để phc hi hệ động lực của tàu từ trạng thái tàu chết trong thời gian 30 phút k từ khi mất điện.

3.3.3. Loại và tính năng của ngun điện sự cố

Nếu nguồn điện sự cố là máy phát đin hoặc ắc quy, phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

(1) Nếu nguồn điện sự cố là máy phát, phải tha mãn những yêu cầu sau:

(a) Máy phát sự cố phải được dn động bằng động cơ lai phù hợp được cung cấp nhiên liệu độc lập và nhiên liu có điểm chớp cháy (th cốc kín) không nhỏ hơn 43 oC.

(b) Máy phát sự cố phải tự đng khởi động được khi mất ngun điện chính, trừ khi tàu được trang bị một nguồn sự cố tạm thời phù hợp với (c), nếu máy phát sự cố được khởi động tự động thì chúng phải được tự động nối mạch với bảng điện chính, sau đó các phụ tải được đề cập ở 3.3.4 phải được tự động nối mạch với máy phát sự cố.

(c) Phải có nguồn sự cố tạm thời như 3.3.4, trừ khi máy phát sự cố vừa có khả năng cấp điện cho các phụ tải nêu ở mục này, vừa tự đng khởi động và cung cấp cho các phụ tải yêu cầu nhanh chóng an toàn trong thời gian chậm nhất là 45 giây.

(2) Nếu nguồn điện sự cố là ắc quy, phải thỏa mãn những yêu cầu sau :

(a) Mang hết phụ tải điện sự cố mà không cần nạp lại trong khi vẫn duy trì được điện áp ở giới hạn sai khác ± 12% so với điện áp định mức trong suốt quá trình phóng điện.

(b) Tự động đóng điện vào bảng điện sự cố khi mất nguồn điện chính.

(c) Đảm bo cp điện ngay cho ít nhất các thiết bị ở 3.3.4.

3.3.4. Ngun điện sự cố tạm thi

Nếu phải trang bị nguồn điện sự cố tạm thời yêu cầu ở 3.3.3 (l)(c), thì nó phải là một bộ ắc quy được bố trí ở vị trí thích hợp để cấp điện tạm thời trong trường hợp s cố, và phải thỏa mãn:

(1) Hoạt động không cần nạp lại trong khi vẫn duy trì được điện áp ở giới hạn sai khác ± 12% so với điện áp định mức trong suốt quá trình phóng điện.

(2) Phải có đủ dung lượng và được bố trí sao cho tự động cung cấp điện khi mất nguồn điện chính hoc sự cố trong 30 phút cho ít nhất các phụ tải dưới đây, nếu các hệ thống này hoạt động bằng năng lượng điện

(a) Chiếu sáng yêu cầu ở 3.3.2-2(1) đến (3). Đối với giai đoạn tạm thời này, buồng máy, nơi sinh hoạt cộng cộng và các không gian công tắc phải được trang bị các đèn tích điện hoạt động kiểu rơ le lắp cố định, độc lập, tự động nạp.

(b) Tất c các thiết bị yêu cầu ở 3.3.2-2(4)(a), (d) và (e), trừ khi các thiết bị này được cấp điện từ một bộ ắc quy độc lập phù hợp khác trong trường hợp sự cố theo thời gian đã quy định.

3.3.5. Bố trí ngun điện sự cố

1. Phải cố gắng lp đặt bảng điện sự cố gần với nguồn điện sự cố.

2. Với nguồn điện sự cố là máy phát điện thì phải bố trí máy phát và bảng điện trong cùng 1 kng gian, trừ khi vì thế mà làm hư hỏng bảng điện.

3. Không cho phép đt bất kỳ tổ ắc quy được trang bị phù hợp với 3.3 trong cùng một không gian với bảng điện sự cố.

4. Phải có thiết bị chỉ báo đt ở vị trí thích hợp trên bảng điện chính hoặc trong bung điều khiển máy chính để ch báo ắc quy của hoặc nguồn điện sự c hoặc nguồn điện sự cố tạm thời như yêu cầu ở 3.3.3 (2) hoặc 3.3.4 đang phóng điện.

5. Đưng cáp nối giữa bảng điện chính và bảng điện sự cố phải được:

(1) Bảo vệ quá tải và ngắn mạch tại bảng điện.

(2) Tự động ngắt ra tại bảng điện sự cố khi mất nguồn điện chính.

(3) Nếu hệ thống được bố trí hoạt động hồi tiếp thì tối thiểu phải được bảo vệ ngắn mạch bảng điện sự cố. Đồng thời bảng đin sự cố phải được cấp điện từ bảng điện chính trong điều kiện bình thường.

6. Trường hợp cần thiết, phải có các hệ thống tự động ngắt các mạch không sự cố khỏi bảng điện sự cố để đảm bảo đủ công suất sẵn sàng tự động cấp cho các mạch sự cố.

3.3.6. Quy định thử

Phải có biện pháp thử định kỳ hệ thống điện sự cố. Thử định kỳ phải gồm cả thử hệ thống khởi động tự động.

3.4. Hệ thống khởi động các tổ máy phát sự cố

3.4.1. Quy định chung

1. Các tổ máy phát sự cố phải dễ dàng khởi động được ở trạng thái lạnh với nhiệt độ 0°C. Nếu điều kiện máy phát có thể bắt gp ở nhiệt độ còn thấp hơn thì Đăng kiểm có thể chấp thuận việc duy trì các hệ thống hâm nóng để đảm bảo các máy phát luôn sn sàng khởi động được.

2. Mỗi tổ máy phát sự cố có b trí để được khởi động tự động, phải trang bị thiết bị khởi động được Đăng kiểm chấp thuận với năng lượng dự trữ ít nhất ba ln khởi động liên tục. Nguồn năng lượng dự trữ phải được bảo vệ để tránh bị cạn kiệt đến nguy cấp do h thống tự động khởi động gây ra, trừ khi có biện pháp khởi động độc lập thứ hai. Nguồn năng lượng thứ hai phải đủ cho thêm ba lần khởi động trong 30 phút, trừ khi việc khởi động bằng tay có hiệu quả.

3. Nguồn năng lượng dữ trữ khởi động phải liên tục được duy trì như sau:

(1) H thống khởi động điện hoặc thủy lực phải được duy trì từ bng điện sự cố.

(2) Các hệ thống khởi động bằng khí nén phải được duy trì từ các bình khí nén chính hoặc phụ thông qua các van một chiều thích hợp, hoc từ máy nén khí sự cố, nếu máy nén khí sự c được dẫn động bảng điện thì phải được cấp điện từ bảng điện sự cố.

(3) Tất cả các thiết bị khởi động, nạp và dự trữ năng lượng đều phải được b trí trong cùng một không gian với máy phát sự cố; tất cả các thiết bị này không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác ngoài sự hoạt động của máy phát sự cố. Điều này gồm cả việc nạp cho các bình khí nén của máy phát sự cố từ các máy nén khí chính hoặc phụ qua các van một chiều được lắp đặt trong không gian của máy phát sự cố.

4. Khi không có yêu cầu khởi động tự động thì cho phép khởi động bằng tay như: tay quay, bộ khởi động quán tính, bộ khởi động bằng tay có trợ thủy lực hoặc ống thuốc nổ nếu chúng được chứng minh là tin cậy.

5. Nếu không thể áp dụng được các phương pháp khởi động bằng tay như ở -4 thì phải tuân theo những yêu cầu ở -2-3 trừ khi việc khởi động được khi đầu bằng tay.

3.5. Máy lái

3.5.1. Quy định chung

Xem Chương 15, Phn 3.

3.6. Đèn hàng hải, đèn phân biệt, tín hiệu nội bộ, v.v...

3.6.1. Đèn hàng hải

1. Các đèn hàng hải phải được bố trí các đường cáp độc lp ti bảng chỉ báo đèn hàng hải.

2. Mỗi đèn hàng hi phải được điều khiển và bảo vệ trên tất cả các cực cách ly bằng một công tắc có cầu chì hoặc bằng bộ ngắt mạch lp đặt trên bng chỉ báo đèn hàng hi.

3. Bng chỉ báo đèn hàng hải phải được cấp điện bằng mạch riêng biệt từ bảng điện chính hoặc từ thứ cấp của biến áp được nối trực tiếp với bảng điện chính, và từ bảng điện sự cố hoặc từ thứ cấp của biến áp được nối trc tiếp với bảng điện sự cố. Các mạch cấp điện chính và sự cố phải cách thật xa nhau, nếu có thể, trên suốt chiu dài của chúng.

4. Các công tc và cu chì ch được bố trí trên bảng điện hoặc bng chỉ báo, không được bố trí trên mạch cấp nguồn của đèn hàng hi.

5. Bng chỉ báo đèn hàng hải phải được đt ở vị trí dễ tới gần trên lầu lái.

3.6.2. Đèn mất chủ động và đèn neo

Các đèn mất chủ động và đèn neo phải được cấp điện từ c hai nguồn, nguồn điện chính và nguồn điện sự cố.

3.6.3. Đèn tín hiệu

Các đèn tín hiệu phải được cấp điện từ cả hai nguồn, nguồn điện chính và nguồn điện sự cố.

3.6.4. Hệ thống báo động sự c chung

Hệ thống báo động sự cố chung theo quy định 50 và hệ thống truyền thanh công cộng hoặc các hệ thống thông tin khác theo yêu cầu ở 4.2 Quy định 6 Chương III, phụ lục Công ước SOLAS phải được cấp điện từ c hai nguồn, nguồn điện chính và nguồn điện sự cố.

3.6.5. Hệ thống thông tin tiên lạc ni bộ

Hệ thng thông tin liên lạc nội bộ theo yêu cầu ở 4.1 Quy định 6 Chương III, phụ lục Công ước SOLAS phải được cấp điện từ nguồn điện được bố trí thích hợp để có th s dụng trong trường hợp sự cố.

3.7. Hệ thống chống sét

3.7.1. Quy định chung

Trên tất cả các cột gỗ hoặc cột cao nhất của tàu phải được lắp đặt thiết bị chống sét.

3.7.2. Kết cấu

1. Hệ thống chống sét phải bao gồm một thanh hoặc dây dẫn bằng đồng đ có tiết diện không nhỏ hơn 75 mi-li-mét được nối bằng các vít bằng đồng đỏ hoặc các kẹp bằng đồng đỏ với một đầu thu lôi nhọn bằng đng đ có đường kính thân không nhỏ hơn 12 mi-li-mét, phn nhô cao của đầu thu lôi hơn đỉnh cột tối thiểu phải là 150 mi-li-mét. Đầu cuối đường dây phải được nối chắc chn với phần kim loại gần nhất thuộc bộ phận thân tàu.

2. Đường dây chống sét phải đi càng thẳng càng tốt, tránh uốn gấp. Tất cả các kẹp phải được làm bằng đng đ hoặc đồng thau. Nên sử dụng kiểu ni răng cưa và có chốt hãm. Không cho phép sử dụng các mối nối hàn vảy.

3. Điện trở của hệ thống chng sét từ đầu thu lôi đến điểm tiếp đất hoặc vỏ tàu không được vượt quá 0,02 W.

3.8.  Phụ tùng dự trữ, dụng cụ và đồ nghề

3.8.1. Phụ tùng dự trữ

1. Đối với các máy điện quay và các cơ cấu điu khiển thiết bị điện chân vịt phải có đầy đủ các phụ tùng dự trữ như ở các Bảng 4/3.1,4/3.34/3.5.

2. Đi với các tổ máy phát điện phục vụ tàu, các động cơ điện quan trọng, các cơ cấu điều khiển chúng và các bảng điện phải có đầy đủ các phụ tùng dự trữ như ở các Bảng 4/3.1 đến 4/3.5.

3. Số lượng yêu cầu ở -1-2 là số lượng dự trữ yêu cầu trên tổng số thiết bị lắp đặt chính xác trên tàu.

4. Đối với các động cơ và các tổ hợp máy phát động cơ trong hệ thống máy lái, nếu không có máy dự phòng thì phải có đầy đủ các phụ tùng dự trữ như liệt kê ở Bng 4/3.2 và thêm các phụ tùng dự trữ ở Bảng 4/3.1.

5. Nếu điện áp của các mạch chiếu sáng sự cố khác mạch chiếu sáng chung thì số lượng đèn dự trữ phải bằng 1/2 số đèn lắp đặt.

3.8.2. Dụng cụ thử

Đối với các tàu có trang bị điện từ 50 kW trở lên phải có đồng hồ đo điện trở cách điện loại 500 V để có thể đo được thường xuyên độ cách điện. Và đồng thời phải có các dụng cụ đo xách tay như sau:

(1) Một đng hồ đo điện áp xoay chiều hoặc một chiều, hoặc c hai.

(2) Một đng h đo dòng điện xoay chiều hoặc một chiều, hoặc cả hai, có sun dòng hoặc biến dòng.

3.8.3. Các dụng cụ tháo lp

Phải có một bộ đầy đủ các dụng cụ đặc biệt để chnh định hoặc tháo lắp thiết bị điện.

3.8.4. Đóng gói và cất giữ

Tất cả các phụ tùng dự trữ, dụng cụ đồ ngh phải được cất trong các hòm g hoặc hòm bằng thép không bị ăn mòn phù hợp, phải ghi rõ các phụ tùng và dụng cụ đựng trong đó lên trên mặt hòm và để ở vị trí thích hợp. Nếu trên tàu có các kho để cất giữ các phụ tùng dự trữ và dụng cụ thì không cần có các hòm này.

Bng 4/3.1 Phụ tùng dự trữ cho máy phát, bộ kích từ và động cơ

Phụ tùng dự trữ

Số lưng yêu cầu

Vòng bi thường hoặc hoặc vòng bi kín mỡ

1 cho 4 chiếc

Giá đỡ chổi than

1 cho 10 chiếc

Lò xo của giá đỡ chi than

1 cho 4 chiếc

Chổi than

1 cho 1 chiếc

Cuộn dây kích từ máy một chiều (Trừ cuộn dây cực phụ không cách điện)

1 cho 10 cun

Điện trở của các biến trở kích từ và điện trở phóng của máy phát và bộ kích từ

Xem Bảng 4/3.5

Phần ứng của động cơ tời một chiều

1 cho 6 động cơ

Stato của động cơ tời xoay chiều roto lồng sc

1 cho 6 động cơ

Roto của động cơ ti xoay chiều roto dây quấn

1 cho 6 động cơ

Vành trượt của máy điện chân vịt

1 cho mỗi loại và cỡ

Bng 4/3.2 Phụ tùng dự trữ bổ sung cho động cơ máy lái không có động cơ dự phòng hoc tổ hợp máy phát động cơ

Phụ tùng dự trữ

S lượng yêu cu

Phần ứng của động cơ và máy phát động cơ một chiều

1 cho mỗi cỡ
(đầy đủ cả trục và khớp nối)

Stato của động cơ xoay chiều roto lồng sóc

1 cho mi cỡ

Roto của động cơ xoay chiều roto dây quấn

1 cho mỗi cỡ
(đầy đủ cả trục và khớp nối)

Bng 4/3.3 Phụ tùng dự trữ cho các cơ cấu điều khiển

Phụ tùng dự trữ

S lượng yêu cu

Tiếp điểm (chịu hồ quang hoặc mài mòn.)

1 bộ cho 2 bộ hoặc ít hơn

Lò xo

1 cho 4 chiếc

Cuộn y công tc và cuộn sun dòng

1 cho 10 cuộn

Điện trở mỗi loại và cỡ

1 cho 10 chiếc

Cầu chì và các chi tiết của nó

Xem Bng 4/3.5

Chụp bo v và đèn của các đèn báo

Xem Bng 4/3.5

Bảng 4/3.4 Phụ tùng dự trữ cho các phanh điện từ

Phụ tùng dự trữ

S lượng yêu cu

Long đen và c vít

1 bộ cho 4 ít hơn

Lò so

1 cho 4 chiếc hoc ít hơn

Cuộn dây

1 cho 10 cuộn hoặc ít hơn

Bảng 4/3.5 Phụ tùng dự trữ cho các bảng điện, các bảng phân nhóm và các bảng phân phối

Phụ tùng dự trữ

S lượng yêu cu

Cu chì (không phục hồi được)

1 cho 10 chiếc, nhưng tổng số không quá 20 chiếc

Cầu chì (phục hồi được)

1 cho 10 chiếc, nhưng tổng s không quá 10 chiếc

Chi tiết của cầu chì phục hồi được

1 cho 1 chiếc

Tiếp điểm chịu h quang

1 cho 10 chiếc, nhưng tổng s không quá 10 chiếc

Lò so

1 cho 10 chiếc, nhưng tổng số không quá 10 chiếc

Khối nhả hoàn chỉnh, nếu phn tử nhả có thể thay thế được dùng cho bộ ngắt kiểu nhiệt khối kín

1 cho 10 phần tử nh giống nhau hoặc ít hơn

Bộ ngắt mạch kiểu nhiệt khối kín, nếu dùng các phần tử nhả không thay thế được

1 cho mỗi nhóm 10 bộ ngắt giống nhau hoặc ít hơn

Cuộn dây điện áp

1 cho mỗi loại và cỡ

Điện trở

1 cho mỗi loại và c

Chụp bảo vệ của các đèn báo và đèn tín hiệu

1 cho 10 chụp giống nhau

Đèn báo và đèn tín hiệu

1 cho 1 chiếc

 

CHƯƠNG 4 NHỮNG YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI CÁC TÀU CHỞ HÀNG ĐẶC BIỆT

4.1. Quy định chung

4.1.1. Phạm vi áp dụng

Các trang bị điện trên tàu hoặc trong các không gian chứa hàng đc biệt như nêu ở (1) đến (4) dưới đây phải thỏa mãn những yêu cầu trong chương này, và các chương tương ứng khác:

(1) Tàu dầu, tàu chở xô khí hóa lỏng, và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm;

(2) Các khoang kín để ch ô tô có nhiên liệu sn trong két của chúng để hoạt đng và các bung kín k sát khoang này;

(3) Tàu ch than ;

(4) Tàu chở hàng nguy hiểm.

4.2. Tàu dầu, tàu chở xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm

4.2.1. Quy định chung

Thiết bị điện trên tàu dầu, tàu chở xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với những yêu cầu có thể áp dụng trong phần này và những yêu cầu ở 4.2.2 đến 4.2.5.

4.2.2. Hệ thống phân phối

1. Mc dù có các yêu cầu ở 2.2.1 -1, hệ thống phân phối năng lượng điện của tàu phải là 1 trong các hệ thống đưa ra dưới đây :

(1) Hệ thống 1 chiều 2 dây cách điện;

(2) Hệ thống xoay chiều 1 pha 2 dây cách điện;

(3) Hệ thống xoay chiều 3 pha 3 dây cách điện.

2. Mc dù có các yêu cầu ở -1, có thể cho phép sử dụng hệ thống phân phối lấy vỏ tàu làm dây dẫn cho các hệ thống nói ở 2.2.1-2(1) đến (3).

3. Mc dù có các yêu cầu ở -1, có thể sử dụng hệ thống phân phối có nối đất cho các hệ thống sau:

(1) Mạch an toàn về bản chất.

(2) Mạch cấp nguồn, điều khiển và mạch dụng cụ đo mà ở đó vì lý do kỹ thuật hoặc an toàn tránh s dụng hệ thống không nối đất, với điều kiện dòng điện chạy qua v tàu không quá 5 ampe ở cả điều kiện bình thường và có hư hỏng.

(3) Hệ thống ni đất giới hạn và cục bộ, với điều kiện dòng điện có thể xuất hiện không trực tiếp chạy qua vùng nguy hiểm.

(4) Mạng động lực xoay chiều có điện áp dây hiệu dụng tối thiểu 1000 vôn, với điều kiện dòng có thể xuất hin không trực tiếp chạy qua vùng nguy hiểm.

4.2.3. Vùng nguy hiểm

1. Vùng nguy hiểm của tàu dầu để ch xô hàng lỏng có điểm chớp cháy lớn nhất là 60 oC mà không phải là khí hóa lng như nêu ở phn này và hóa chất nguy hiểm như nêu ở Phần 8 -D, phải thỏa mãn nhng yêu cầu ở 4.3.2.

2. Vùng nguy hiểm trên tàu chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn nhng yêu cầu ở 1.1.5 (15), Phần 8 -D.

3. Vùng nguy him trên tàu chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn những yêu cầu 10.2, Phần 8 -E.

4.2.4. Trang bị điện trong các vùng nguy hiểm

1. Không được phép lắp đặt trang bị điện trong các vùng nguy hiểm, trừ các trang bị có công dụng thiết yếu. Nếu bắt buộc phải lắp đặt trang bị điện trong vùng nguy hiểm, thì chứng phải thỏa mãn những yêu cầu ở 4.2.4 này và chúng cũng phải thỏa mãn những yêu cầu ở 4.3 Chương 10, Phần 8 -D hoặc Chương 10, Phần 8 -E tùy theo kiểu tàu.

2. Thiết bị phòng nổ phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.16 và phải được chứng nhận rằng có thể sử dụng an toàn ở nơi có khí dễ nổ.

3. Các thiết bị đo, kiểm tra, điều khiển và thông tin thuộc v điện phải là kiểu an toàn v bản chất. Tuy nhiên, nếu về mặt kỹ thuật không thể đáp ứng yêu cầu này, thì thiết bị điện có kết cấu phòng nổ khác mà Đăng kiểm thấy là thỏa mãn có thể thay thế cho thiết bị điện có kiểu an toàn về bản chất cấp "ib".

4. Đèn xách tay phải là kiểu an toàn về bản chất, kiểu phòng tia lửa, kiểu tăng độ an toàn có kèm ắc quy hoặc kiểu lưu thông khí với vỏ bảo vệ được nén áp suất dư.

5. Cơ cấu ngắt mạch được lắp đặt ở mạch cấp nguồn cho thiết bị điện phòng nổ ở vùng nguy hiểm phải có biện pháp hữu hiu để ngăn ngừa khỏi hiểm họa gây ra do bị hư hỏng, trừ các mạch an toàn về bản chất, và nó phi thỏa mãn những yêu cầu ở 2.2.12 -2.

6. Dây an ten và các thiết bị liên kết phải được đặt xa l thoát hơi hoặc khí.

7. Không được bố trí thiết bị điện cố định trong các vùng nguy hiểm. Nếu điều này không thể tránh khỏi thì thiết bị điện đó phải được Đăng kiểm chấp thun.

8. Cáp điện phải là một trong các loại dưới đây. Nếu có nguy cơ bị ăn mòn thì phải dùng lớp bọc PVC hoặc Clorua phlên vỏ lưới thép hoặc vỏ bọc kim loại của cáp để bảo vệ chống ăn mòn.

(1) Có vỏ bọc bằng đồng và chất vô cơ cách điện;

(2) Có vỏ bọc hợp kim chì và lưới kim loại;

(3) Có vỏ bọc bằng chất phi kim loại và lưới kim loại.

9. Việc lắp đặt cáp điện phải thỏa mãn như sau:

(1) Cáp phải được lắp đt càng gần đường dọc tâm tàu càng tốt.

(2) Cáp phải được đt có khoảng cách đủ so với boong, vách, két và các loại đường ống khác.

(3) Cáp phải được bảo vệ chống hư hỏng do cơ khí. Cáp và vật đỡ chúng phải được lắp cht sao cho chịu được sự co dãn của cơ cấu và các ảnh hưng khác của kết cấu thân tàu.

(4) Việc xuyên cáp hoặc đường ống đi cáp qua boong và vách của các không gian nguy hiểm phải được kết cấu sao cho vẫn đảm bảo tính kín khí và kín chất lng của boong và vách đó.

(5) Khi dùng cáp được cách điện bằng chất vô cơ, phải đặc bit lưu ý sao cho đảm bảo tính nguyên vẹn của các đầu cuối cáp.

10. Vỏ bọc bảo vệ bằng kim loại của cáp động lực và chiếu sáng đi qua vùng nguy hiểm hoặc được nối với thiết bị điện được lắp đặt trong các vùng đó, phải được nối đất ít nhất hai đầu.

4.3. Tàu dầu dùng để chở xô hàng lỏng có điểm chớp cháy không quá 60 °C nhưng không phải là khí hóa lỏng được nói ở Phần 8 -D và hóa chất nguy hiểm nói ở Phần 8 -E

4.3.1. Quy định chung

Trang bị điện của tàu dầu dùng để chở xô hàng lỏng có điểm chớp cháy không quá 60 oC nhưng không phải là khí hóa lỏng được nói ở Phần 8 -D và hóa chất nguy hiểm nói ở Phần 8 -E phải thỏa mãn những yêu cầu 4.3.2 đến 4.3.7 và những yêu cầu ở 4.2.

4.3.2. Vùng nguy hiểm

Các vùng và không gian dưới đây được coi là nguy hiểm:

(1) Các két dầu hàng và đường ống làm hàng;

(2) Khoang cách ly và két dằn riêng biệt kề với két dầu hàng;

(3) Buồng bơm dầu hàng;

(4) Không gian kín và nửa kín ngay phía trên két dầu hàng (ví dụ: giữa các boong) hoặc có vách phía trên và trùng với vách két dầu hàng;

(5) Không gian kín và nửa kín ngay phía trên buồng bơm hoc khoang cách ly thng đứng hoặc két dn riêng biệt kề với két dầu hàng, trừ khi chúng được cách biệt bằng boong kín khí và được thông gió cơ khí tốt;

(6) Buồng để ống mền làm hàng;

(7) Không gian kín và nửa kín có đặt đường ống dầu hàng;

(8) Các không gian khác khoang cách ly và két dằn riêng biệt kề sát và phía dưới đnh két dầu hàng (ví dụ các máng, lối đi và hầm);

(9) Các vùng trên boong h hoặc không gian nửa kín trên boong hở trong phạm vi 3 mét so vi cửa lấy dầu hàng, cửa thoát khí hoặc hơi, van phân phối dầu hàng, van dầu hàng, bích nối đường ống dầu hàng, lối vào buồng bơm dầu hàng hoặc cửa thông gió bung bơm dầu hàng;

(10) Các vùng trên boong h trong phạm vi thành quây dầu tràn bao quanh van phân phối dầu hàng và ra xa 3 méc so với thành quây trên và các thành quây khác dùng để giữ dầu tràn ở xa khu vực sinh hoạt và buồng công tác, còn phía trên boong lấy với độ cao là 2,4 mét;

(11) Các vùng trên boong hở hoặc không gian nửa kín trên boong trong phạm vi 6 mét so với cửa thông gió két dầu hàng;

(12) Các vùng trên boong hở bao trùm két dầu hàng (bao gồm cả két dằn bên trong khu vực két dầu hàng) và toàn bộ chiều rộng tàu, cng thêm 3 mét về phía mũi và đuôi tàu thuộc boong hở, còn phía trên boong lấy với độ cao là 2,4 mét;

(13) Các vùng trên boong hở hoặc khu vực nửa kín trên boong hở trong phạm vi 5 mét so với cửa thoát lỗ thông hơi két dầu hàng mà nó cho phép lưu thông một lượng nh hơi, khí hoặc hỗn hợp khí trơ gây ra do thay đổi nhiệt độ và từ đó đi xuống mặt boong trừ phạm vi 3 t so với cửa thoát được nêu ở (9);

(14) Các vùng trên boong hở hoặc khu vực nửa kín trên boong hở trong phạm vi 10 mét so với cửa thoát lỗ thông hơi két dầu hàng và từ đó đi xuống mặt boong trừ phạm 6 mét so với cửa thoát được nêu (11);

(15) Các không gian kín hoặc nửa kín có cửa thông trực tiếp ra các vùng nguy him nêu trên.

4.3.3. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm

1. Thiết bị điện kiểu an toàn về bản chất cấp "ia" và cáp điện đi kèm có thể được phép lắp đt trong các vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2.

2. Trang bị điện ở vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (2) phi như sau :

(1) Có thể cho phép lắp đặt bộ thu của dụng cụ hàng hải như máy đo sâu siêu âm và cáp điện đi kèm. Bộ thu phải là kiểu hoàn toàn kín và phải được đt trong hộp kín khí cách ly với két dầu hàng. Cáp điện nối với bộ thu phải được đi trong ống thép tráng thiếc chịu lực với mối nối kín khí kéo ti tận boong.

(2) Có thể cho phép lắp đặt anốt hoặc các điện cực của hệ thống bảo vệ dòng catốt tích cực (chỉ để bảo vệ vỏ ngoài tàu) và cáp điện đi kèm. Trong trường hợp này, anốt hoc các điện cực và cáp điện phải áp dụng những yêu cầu ở (1).

3. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (3) phải như sau :

(1) Cho phép lp đt trang bị điện như nêu ở -2;

(2) Cho phép lắp đặt thiết bị điện có kiểu an toàn v bn chất cấp "ib" và cáp điện đi kèm.

(3) Cho phép lắp đặt thiết bị chiếu sáng có kiểu phòng tia lửa hoặc áp suất dư và cáp điện đi kèm. Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí ở ít nhất hai mạch độc lập.

(4) Cho phép lắp đặt các bộ chỉ báo dùng cho báo động chung và báo cháy có kiểu phòng tia la hoặc áp sut dư và cáp điện đi kèm;

(5) Cáp điện có thể được phép chạy qua buồng bơm dầu hàng với điều kin chúng phải được đt trong ống thép chịu lực có mối nối kín khí.

4. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (4) phải như sau :

(1) Cho phép lp đt thiết bị điện có kiểu an toàn v bản chất cấp "ib” và cáp điện đi kèm.

(2) Cho phép lắp đặt thiết bị chiếu sáng kiểu phòng tia lửa hoặc kiểu áp suất dư và cáp điện đi kèm. Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí ở ít nhất hai mạch độc lập. Tuy nhiên, nếu không gian nhỏ thì ch cần một mạch.

(3) Cho phép đi cáp qua vùng này.

(4) Cho phép lắp đặt trang bị điện khác với nêu ở (1) đến (3) với điều kiện phải có biện pháp đề phòng sau:

(a) Thiết bị điện được lp đt bung được thông gió cơ khí tốt;

(b) Ch có thể đến được buồng từ phía trên boong;

(c) Sàn của bung phải được tách biệt khỏi két dầu hàng nhờ khoang cách ly.

5. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (5) và (6) phải như sau :

(1) Cho phép lắp đặt thiết bị điện có kiểu an toàn về bản chất cấp "ib" và cáp điện đi kèm.

(2) Cho phép lp đặt thiết bị chiếu sáng kiểu phòng tia lửa hoặc kiểu áp suất dư. Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí ít nhất hai mạch độc lp. Tuy nhiên, nếu không gian nhỏ thì ch cn một mạch.

(3) Cho phép đi cáp qua vùng này.

6. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (7) phải như sau :

(1) Cho phép lắp đặt trang bị điện như nêu ở -2.

(2) Cho phép lắp đặt các trang bị điện dưới đây với điều kiện vùng đó được thông gió cơ khí tốt.

(a) Thiết bị điện kiểu an toàn về bản chất cấp "ib" và cáp điện đi kèm.

(b) Thiết bị chiếu sáng kiểu phòng tia lửa hoặc kiểu áp suất dư và cáp điện đi kèm. Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí ở ít nhất hai mạch độc lập. Tuy nhiên, nếu là không gian nh thì chỉ cần một mạch.

(c) Đi cáp điện qua.

7. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (8) phải như sau :

(1) Cho phép lắp đặt trang bị điện như nêu ở -2.

(2) Cho phép lắp đặt thiết bị điện kiểu an toàn v bản chất cấp “ib” và cáp điện đi kèm.

(3) Cho phép lắp đặt thiết bị chiếu sáng kiểu phòng tia lửa hoặc kiểu áp suất dư và cáp điện đi kèm. Thiết bị chiếu sáng phải được b trí ở ít nht hai mạch riêng biệt.

(4) Cho phép lắp đặt các bộ chỉ báo âm thanh dùng cho báo động chung và báo cháy có kiểu phòng tia lửa hoặc kiểu áp suất dư và cáp điện đi kèm.

(5) Cho phép đi cáp điện qua vùng này với điều kiện chúng phải được đặt trong ống thép chịu lực có mối nối kín khí.

8. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (9), (10), (11) và (12) phải như sau :

(1) Cho phép lp đặt trang bị điện như nêu ở -2.

(2) Cho phép lắp đặt thiết bị điện kiểu phòng tia lửa, kiểu áp suất dư hoặc kiểu tăng độ an toàn và cáp điện đi kèm.

(3) Cho phép đi cáp điện qua vùng này. Tuy nhiên không được phép có các đoạn cáp cong giãn nỡ ở các vùng nêu 4.3.2 (9) và (10).

9. Trang bị điện trong vùng nguy hiểm được nêu ở 4.3.2 (13) và (14) phải như sau :

(1) Cho phép lắp đặt trang bị điện như nêu ở -8;

(2) Cho phép lắp đặt thiết bị điện có kiu bảo vệ “n” và cáp điện đi kèm;

(3) Cho phép lắp đặt thiết bị điện có kiểu đảm bo không phát ra tia lửa hoặc hồ quang và không b phận nào của thiết bị này có nhiệt độ làm việc tới mức có thể gây ra đốt cháy khí hoặc hơi phát ra từ hàng, và cũng cho phép lắp đặt cáp điện đi kèm thiết bị điện trên.

10. Nếu có bố trí trang bị đin trong các vùng như nêu ở 4.3.2 (15), thì phải coi các vùng này tương đương với vùng nguy hiểm kề sát có ca mở trực tiếp, và trang bị điện phải phù hợp với những yêu cầu tương ứng từ -1 đến -9.

4.3.4. Động cơ điện dn động thiết bị trong bung bơm

Các động cơ điện dn động thiết bị trong buồng bơm (như bơm hàng, bơm dằn và quạt thông gió) phải được lắp đặt ở không gian được ngăn cách với buồng bơm bằng vách và boong kín khí. Nếu trục đi qua vách và boong này thì phải có các hộp đệm kín.

4.3.5. Chiếu sáng trong vùng nguy hiểm

Nếu các vùng nguy him được chiếu sáng bằng thiết bị chiếu sáng đặt ở các vùng không nguy hiểm k bên thông qua l kính đt vào vách hoặc boong, thì các l được lp kính này phải được kết cấu sao cho không làm hư hại đến tính kín nước, kín khí và độ bn ban đầu của vách và boong. Cũng cần phải quan tâm đến thông gió cho thiết bị chiếu sáng sao cho không gây ra quá nóng trên l lắp kính.

4.3.6. Động cơ điện dn động quạt thông gió ở vùng nguy hiểm

Động cơ điện dẫn động quạt thông gió các không gian kín hoặc nửa kín trong vùng nguy hiểm phi được đặt phía ngoài đường ống thông gió. Tuy nhiên, nếu được Đăng kiểm chấp thuận, thì các động cơ truyn động quạt thông gió các không gian trừ buồng bơm có thể được đặt bên trong đường ống thông gió.

4.3.7. Thiết bị điện phòng nổ

Thiết bị điện phòng nổ trong không gian nguy hiểm như nêu ở 4.3.2 phải phù hợp với việc sử dụng trong môi trường có khí dễ nổ được phân cấp thành nhóm khí và hơi IIB và cấp nhiệt độ T3 như được đưa ra ở tài liệu xuất bản s79 của IEC hoặc tương đường với nó.

4.4.  Các khoang kín dùng để chở ô tô có nhiên liệu sẵn trong két của chúng để hoạt động và các buồng kín kề với khoang hàng này, v.v...

4.4.1. Trang bị điện trong các khoang kín, v.v...

Các khoang hàng kín dùng để ch ô tô có nhiên liệu sn trong két của chúng để hoạt động, v.v..., phải thỏa mãn các yêu cầu ở 20.3, Phần 5.

4.5. Tàu chở than

4.5.1. Trang bị điện trong khoang hàng

1. Trừ khi có công dụng thiết yếu, không cho phép lắp đặt bất kỳ trang bị điện nào trong không gian được liệt kê từ (1) đến (3) dưới đây :

(1) Khoang ng;

(2) Không gian kín k sát với khoang hàng có cửa ra vào, cửa huplô, v.v..., không kín khí hoặc kín nước mở vào khoang hàng;

(3) Các vùng trong phạm vi 3 mét so với của thoát l hút thông gió cơ khí hầm hàng;

(4) Các quạt hút gió cơ khí được lắp đặt trong ống thông gió hầm hàng phải là kiểu không gây tia lửa.

2. Khi không th tránh được việc lắp đặt trang bị điện trong các vùng đó thì chúng phải thỏa mãn những yêu cu từ (1) đến (3) sau :

(1) Trang bị điện phải là kiểu phòng nổ được Đăng kiểm chấp thuận và có vỏ bảo vệ để đảm bảo hoạt động an toàn trong bụi than. Trang bị điện phải được lắp đặt sao cho tránh được hư hỏng do cơ khí. Tuy nhiên, cho phép sử dụng trang bị điện phù hợp với vị trí lắp đặt và mục đích sử dụng, và được Đăng kiểm thy là tính an toàn tương đương với trang bị điện có kiểu phòng n.

(2) Không được phép lp công tắc và ổ cm trừ khi chúng được nối với mạch an toàn v bản chất.

(3) Cáp điện đi qua khoang hàng phải được đt trong ống thép chịu lực, kín khí. Cả 2 đầu ống phải được bịt kín bằng tấm đệm cáp hoặc tương tự đ ngăn cách với khoang hàng.

3. Mc dù có những yêu cầu ở -1-2, trang bị điện được lắp đặt trong vùng và không gian được liệt kê ở -1(1) đến (3) của tàu chở xô mà đôi khi dùng chở than và trang bị điện này không được dùng trong lúc ch than, thì chúng phải tha mãn những yêu cầu ở (1) và (2) dưới đây :

(1) Thiết bị điện phải có vỏ bảo vệ không cho phép bụi than lọt vào.

(2) Trang bị điện phải được lắp đt sao cho tránh được hư hỏng do cơ khí. Đồng thời mạch cấp nguồn cho thiết bị phải được bố trí công tắc nhiều cực đặt phía ngoài không gian và vùng như nêu ở -1(1) đến (3) và đảm bảo d tiếp cận, và phải có biện pháp khóa công tắc ở vị trí “ngắt".

4.6. Yêu cầu đặc biệt đối với tàu chở hàng nguy hiểm

4.6.1. Quy định chung

Trang bị điện của tàu chở hàng nguy hiểm phải thỏa mãn những yêu cầu Chương 19, Phần 5 và những yêu cầu ở Phần này.

 

CHƯƠNG 5 YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐIỆN CHÂN VỊT

5.1. Quy định chung

5.1.1. Phạm vi áp dụng

1. Các trang bị điện trên những tàu mà phương tiện đẩy tàu duy nhất là hệ thống chân vịt được dẫn động bng điện (sau đây trong Chương này gọi là tàu có thiết bị điện chân vịt) phải thỏa mãn những yêu cầu tương ứng trong phần này và những yêu cầu bổ sung trong chương này.

2. Các bộ biến đổi bán dn của các động cơ điện quay chân vịt và các hệ thống đin khác mà Đăng kiểm cho là cần thiết phải thỏa mãn những yêu cầu ở -1.

3. Các máy dùng trên tàu có thiết bị điện chân vịt phải thỏa mãn những yêu cầu tương ứng trong Phn 3 và những yêu cầu bổ sung trong Chương này.

5.1.2. Những yêu cu bổ sung đối với động cơ dẫn động các máy phát điện chân vịt

1. Quá trình đảo chiều quay chân vịt từ tiến sang lùi khi tàu đang tiến thì động cơ dẫn động các máy phát, nói chung, phải có một hệ thống điều khiển có khả năng nhận hoặc hạn chế năng lượng tái sinh mà không nh thiết bị bảo vệ quá tốc như nêu ở 2.4.1-2, 3.3.1-1, hoặc 4.3.1-1 Phần 3. Đồng thời động cơ lai và máy phát phải được kết cấu sao cho có khả năng chịu được vòng quay bằng vòng quay đt của thiết bị bảo vệ quá tốc.

2. Các đặc tính của bộ điều tốc động cơ lai phải được Đăng kiểm chấp thuận, trừ trường hợp nếu máy phát động lực cũng được sử dụng như là máy phát điện chính trên tàu.

3. Khi thay đổi tốc độ động cơ lai đ điều khiển tốc độ quay chân vịt, thì bộ điều tốc phải có khả năng điều khiển được từ xa, càng xa càng tốt. Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của Đăng kiểm thì không cần thiết áp dụng yêu cầu này.

4. Khi các máy phát một chiều được dẫn động riêng biệt và được mắc nối tiếp thì phải có biện pháp hữu hiệu đ ngăn ngừa việc đo chiều quay của máy phát trong trường hợp có hư hỏng của nguồn dẫn động.

5.2. Thiết bị điện chân vịt và cáp điện

5.2.1. Quy định chung

Trong bất kỳ chế đ điều động nào cũng không được tạo ra từ trường lớn quá mức trong các thiết bị điện chân vịt.

5.2.2. Những yêu cu chung đối với các động cơ điện quay chân vịt

1. Các động cơ điện quay chân vịt phi thỏa mãn những yêu cầu từ (1) đến (3) dưới đây:

(1) Mô men quay sẵn có cho quá trình điều động tàu phải có khả năng dừng hoặc đo chiều của tàu với thời gian hợp lý khi tàu hành trình ở tốc độ lớn nhất.

(2) Đối với các động cơ xoay chiều thì phải có độ dự trữ mômen quay đủ để giữ động cơ không bị mất đồng bộ trong điều kiện thời tiết xấu và tại thời điểm đảo chiều hoạt động của tàu nhiều chân vịt.

(3) Các động cơ phải không sinh ra dao động xoắn có hại trong dải tốc độ quay thông thường.

2. Phi đảm bảo bôi trơn các ổ đỡ của động cơ quay chân vịt ở mọi tốc độ, kể cả tốc đ trượt. Khi sử dụng h thống bôi trơn cưỡng bức, thì hệ thống phải có các thiết bị báo động bằng âm thanh và ánh sáng để báo động khi có sự cố v việc cấp dầu bôi trơn hoặc áp lực dầu bôi trơn giảm thấp và cũng phải có thiết bị tự động dừng động cơ khi áp lực dầu bôi trơn gim thấp sau khi đã báo động.

3. Đối với các động cơ 1 chiều có khả năng xảy ra quá tốc độ như nêu ở 2.4.7 do mất chân vịt hoặc chân vịt quay quá nhanh thì phải trang bị thiết bị bảo vệ quá tc, đồng thời rôto của động cơ cũng phải được kết cấu phù hợp để tránh những hư hỏng đo quá tốc.

4. Nếu hệ thống được thiết kế có 1 động cơ quay chân vịt nối với tổ máy phát có công suất liên tục lớn hơn công suất của động cơ thì phải có biện pháp ngăn ngừa tình trạng hoạt động quá tải liên tục hoặc quá mômen không cho phép của động cơ và đường trục.

5. Trục của động cơ phải phù hợp với những yêu cầu ở 2.4.11. Trong trường hợp này đường kính của trục rôto ở chiều dài tính từ vị trí đặt rôto đến đầu trục chân vịt phải thỏa mãn với những yêu cầu ở 2.4.11-3(11). Giá trị F1 phải được tính theo các trường hợp (1) hoặc (2) dưới đây:

(1) Động cơ có ổ đỡ ở cả hai đầu trục ;

(2) Động cơ không có ổ đỡ ở phía đầu lắp chân vịt.

5.2.3. Kết cấu và bố trí các máy điện quay của hệ thống điện chân vịt

1. Phải có các biện pháp hữu hiệu nhằm tránh ngưng đọng nước la canh phía dưới các động cơ, máy phát, các bộ kích từ hoặc các khớp ni điện từ (sau đây ở chương này gọi chung là máy điện quay chân vịt).

2. Các vành trượt và cổ góp của các máy điện quay chân vịt phải được bố trí ở những vị trí thích hợp đ d bảo dưỡng. Các cuộn dây và gối đỡ phải tiếp cận được dễ dàng để kiểm tra và sửa chữa. Nếu thấy cần thiết thì Đăng kim có thể yêu cầu các máy điện quay chân vịt phải được kết cu sao cho có thể tháo và thay thế các cuộn dây của chúng.

3. Trên cuộn dây stato của máy điện xoay chiều hoặc cuộn dây kích từ của máy điện một chiều có công suất lớn hơn 500 kW phải được trang bị các đầu cảm biến nhiệt để kiểm tra và báo động.

4. Các máy điện quay chân vịt phải được trang bị hệ thống thông gió cưỡng bức, trên các đường ống thông gió hoặc tại các bộ lọc khí phải có thiết bị đo nhit độ khí làm mát.

5. Phải có biện pháp hữu hiệu tránh ngưng đọng hơi nước và nước trong các máy điện quay chân vịt.

5.2.4. Nhiệt độ của các máy điện quay chân vịt

Trường hợp máy điện quay chân vịt có tốc độ thay đổi được trang bị một quạt gió gắn đầu trục và phải chịu hoạt động ở tốc độ dưới tốc độ định mc với mômen quay lớn nhất, dòng tải lớn nhất, dòng kích từ lớn nhất hoặc với các điều kiện tương tự thì nhiệt độ không được vượt quá gii hạn nêu ở Bảng 4/2.2 của 2.4.3.

5.2.5. Bộ biến đổi bán dẫn

1. Các bộ biến đổi bán dẫn phải được thiết kế sao cho có khả năng chịu được dòng quá tải khi thay đổi hướng chuyển động của tàu và trong các quá trình vn hành tàu nêu ở 1.3.2, Phần 3.

2. Phải đảm bảo phân chia đều điện áp hoặc dòng điện khi các linh kiện bán dẫn được mắc nối tiếp hoặc song song nhau.

3. Các linh kiện hoặc cụm linh kiện bán dn phải được trang bị làm mát để duy trì nhiệt độ dưi nhiệt độ tới hạn cho phép.

4. Các linh kiện bán dẫn phải được bố trí thông gió cưỡng bức sao cho bộ biến đổi bán dn có thể giảm được công suất ra khi có hư hỏng quạt gió, hoặc khi có nhiều linh kiện được mắc song song và quạt gió được trang bị cho từng nhóm thì linh kiện ở nhóm liên quan có thể tách ra được.

5. Các bộ biến đổi bán dẫn thông gió cưỡng bức phải được trang bị nhiệt kế để đo nhiệt độ khí làm mát.

6. Phải có các biện pháp hữu hiệu tránh việc ngưng đọng nước và hơi nước trong các bộ biến đổi bán dẫn, trừ khi các bộ này được lp đặt trong các không gian được điều hòa không khí.

7. Phải bố trí thiết bị hạn chế quá áp phù hợp trên mỗi mạch cung cấp để ngăn ngừa hư hỏng.

8. Các linh kiện bán dn và các mạch lọc phải được bảo vệ bằng các cầu chì và các thiết bị khác được Đăng kiểm chấp thuận.

5.2.6. Cáp điện

Dây dn của cáp dùng cho các cơ cấu điều khiển và dụng cụ đo được nối trực tiếp tới bảng điện chính phải có ít nhất 7 tao và tiết diện tối thiểu phải bằng 1,5 mm2.

5.2.7. Dụng cụ đo

Ngoài các dụng cụ đo nêu ở Bảng 4/2.8 của 2.5.6 hoặc 4/2.9 của 2.5.7, còn phải trang bị thêm trên bảng điều khiển hoặc các vị trí thích hợp khác các dụng cụ nêu ở (1) đến (4) dưới đây:

(1) Dụng cụ chỉ báo nhiệt độ trên cuộn dây stato hoặc cuộn dây cực phụ của các máy điện quay chân vịt (cháp dụng đối với các máy có công suất lớn hơn 500 kW) ;

(2) Đồng hồ đo điện áp cho các động cơ điện;

(3) Đng hồ đo dòng phần cảm và dòng phần ứng nếu là động cơ điện 1 chiều ;

(4) Đồng h đo dòng mạch chính nếu là động cơ điện xoay chiều.

5.3. Cấu tạo thiết bị điện chân vịt và mạch cấp điện

5.3.1. Cấu tạo thiết bị điện chân vịt và máy phụ động lực

1. Phải có các bin pháp đảm bảo các trang bị hoặc thiết bị nêu ở (1) đến (6) dưới đây có khả năng khởi động động cơ quay chân vịt và tàu hành hải được ngay cả khi một trong số chúng không hoạt đng.

(1) Nguồn cấp cho thiết bị điện chân vịt;

(2) Các biến áp dùng cho thiết bị điện chân vịt;

(3) Các bộ biến đổi bán dẫn (kể cả các bộ kích từ của động cơ quay chân vịt);

(4) Hệ thống làm mát các động cơ quay chân vịt;

(5) Hệ thống bôi trơn các động cơ quay chân vịt;

(6) Các trang bị hoặc thiết bị khác mà Đăng kiểm thấy là cần thiết.

2. Nếu nguồn cấp điện cho thiết bị điện chân vịt thỏa mãn (1) và (2) dưới đây thì có thể sử dụng làm nguồn điện chính trên tàu như yêu cầu 3.2.1.

(1) Khi 1 tổ máy phát của thiết bị điện chân vịt ngng hoạt động thì công suất như nêu ở 3.2.1-2 được đảm bảo nhờ nguồn điện còn lại của thiết bị điện chân vịt, đồng thời lúc đó vẫn có đủ công suất để tàu đạt tốc độ tối thiểu.

(2) Khi tải bị dao động và hãm chân vịt hoặc có sự thay đổi tc độ quay của máy phát điện chân vịt để điều khiển động cơ quay chân vịt thì sự thay đổi điện áp và tần s phải thỏa mãn những yêu cầu ở 2.1.2-3.

5.3.2. Mạch cấp điện

1. Thiết bị hoc trang bị điện phù hợp với yêu cầu ở 5.3.1-1 mà được trang bị kép thì phải được cấp điện bằng các mạch độc lập lẫn nhau.

2. Các hệ thống điện quay chân vịt có từ hai máy phát hoặc động cơ quay chân vịt tương ứng trở lên làm việc trên một trục chân vịt thì phải b trí sao cho ngắt được bất kỳ một máy phát hay động cơ nào ra khỏi hệ thống và cách ly hoàn toàn v điện.

3. Mạch cấp điện phải có các biện pháp an toàn nêu từ (1) đến (6) dưới đây:

(1) Nếu có thiết bị bảo vệ quá tải trên mạch đng lc chính thì phải đặt ở giá trị đủ lớn để nó không thể ngắt mạch khi điều động trong điều kiện thời tiết xấu, quá trình đo chiều hay các chế độ vn hành như nêu ở 1.3.2, Phần 3.

(2) Trên đường dây cấp điện cho động cơ điện quay chân vịt phải lắp đặt thiết bị phát hiện rò điện áp ra các phần nối đất.

(3) Trừ mạch kích từ không chổi than và mạch kích từ có chổi than của các máy điện quay có công suất nhỏ hơn 500 kW, phải lắp đặt thiết bị phát hiện rò điện áp ra các phần nối đất ở mỗi mạch kích từ cách ly.

(4) Các động cơ quay chân vịt hoặc máy phát điện chân vịt phải có bin pháp ngắt lựa chọn hoặc giảm nhanh t thông để bảo vệ tránh xảy ra quá tải trên mạch chính.

(5) Trên mạch từ trường phải trang bị thiết bị để ngăn chặn việc tăng quá áp khi ngắt mạch.

(6) Trên mạch kích từ không được b trí bảo vệ quá tải do hở mạch gây nên.

5.4. Thử đường dài

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thng điện chân vịt phải tiến hành thử hoạt động vào lúc thử tàu đường dài theo các quy trình thử được Đăng kiểm duyệt.

CHƯƠNG 6 YÊU CẦU ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TÀU CÓ VÙNG HOẠT ĐỘNG BIỂN HẠN CHẾ, TÀU NHỎ VÀ TÀU ĐÁNH CÁ

6.1. Quy định chung

6.1.1. Phạm vi áp dụng

Những yêu cầu ở Chương này áp dụng cho các trang bị điện của tàu (trừ tàu khách) được liệt kê dưới đây thay cho những yêu cầu tương ứng của Phần này:

(1) Các tàu có dấu hiệu cấp tàu hoạt động trong vùng biển hạn chế III không thực hiện chuyến đi Quốc tế và các tàu có dấu hiệu cp tàu như trên có tổng dung tích nh hơn 500 chạy tuyến Quc tế.

(2) Các tàu có tổng dung tích nh hơn 500;

(3) Các tàu có dấu hiệu cấp tàu hoạt động trong vùng biển hạn chế III có tổng dung tích từ 500 trở lên chạy tuyến Quốc tế;

(4) Các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên không chạy tuyến Quốc tế;

(5) Tàu đánh cá không chạy tuyến Quốc tế;

(6) Tàu đánh cá có tổng dung tích nhỏ hơn 500 chạy tuyến Quốc tế;

(7) Tàu đánh cá có tổng dung tích từ 500 trở lên chạy tuyến Quốc tế.

6.2. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (1)

6.2.1. Quy định chung

Đối với các tàu nêu ở 6.1.1 (1), có thể áp dụng nhng yêu cầu từ 6.2.2 đến 6.2.20 dưới đây.

6.2.2. Điều kiện môi trường

Trừ các tàu hoạt đng ở vùng nhiệt đới, nên áp dụng nhiệt độ không khí 40°C và nhiệt độ nước biển 27 °C thay cho nhiệt độ không khí 45 °C và nhiệt độ nước biển 32 °C nêu trong Bảng 4/1.11.1.7.

6.2.3. Hệ thống phân phối

Các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 1600 có thể không áp dụng những yêu cầu ở 2.2.1-2 (trừ tàu dầu, tầu chxô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm).

6.2.4. Hệ thống kiểm tra cách điện

Khi áp dụng những yêu cầu của 2.2.2, có thể thay hệ thống kiểm tra cách điện bằng hệ thống chỉ báo chạm đất đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 1600 (trừ tàu dầu, tàu ch xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm).

6.2.5. Mạch chiếu sáng

Những yêu cầu đối với các buồng đặt máy chính hoặc ni hơi chính, buồng máy lớn, bếp lớn, hành lang, li đi tới boong xuồng và buồng công cộng, đèn chiếu sáng phải được cấp điện từ ít nhất hai mạch nêu ở 2.2.7-4, có th chgiới hạn yêu cầu đối với buồng đặt máy chính hoặc ni hơi chính. Và một trong hai mạch có thể là mạch chiếu sáng dự trữ.

6.2.6. Kết cấu và vật liệu của bảng điện chính

1. Không phải áp dụng nhng yêu cầu của 2.5.3-1.

2. Những yêu cầu ở 2.5.3-2 có thể không phải áp dụng trừ các tàu dự kiến đăng ký là tàu có hệ thống vn hành buồng máy không có người trực ca thỏa mãn Quy phạm hệ thống điều khiển tự động và từ xa (sau này gọi tt là tàu MO).

6.2.7. Dụng cụ đo dùng cho máy phát điện một chiều

2.5.6, trong trường hợp có từ hai máy phát điện một chiều trở lên không làm việc song song, có thể ch cần một ampemet và một vonmet với điều kiện phải có một ampemet và một vonmet xách tay như nêu ở 3.8.2 để trên tàu.

6.2.8. Dụng cụ đo dùng cho máy phát điện xoay chiều

2.5.7, trong trường hợp từ hai máy phát điện xoay chiều trở lên không làm việc song song, có thể ch cn một ampemet và một vonmet với điều kiện phải có một ampemet và một vonmet xách tay như nêu ở 3.8.2 để trên tàu.

6.2.9. Cơ cấu điều khiển động cơ

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu ở 2.8.1-7-8. Tuy nhiên, đối với các tàu có dung tích từ 500 tr lên, phải tách bng khởi động nhóm thành một phần, một phần dùng cho các động cơ nhóm 1, một phần dùng cho các động cơ nhóm 2.

6.2.10. Đ phòng cháy

Có thể không áp dụng những yêu cầu của 2.9.11

6.2.11. Nguồn điện chính

1. Mặc dù có những yêu cầu ở 3.2.1-1 đến 3, trừ tàu MO, số lượng nguồn điện chính có thể chỉ cần một. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu không trang bị máy phát khác, thì phải trang bị tổ ắc quy làm nguồn dự phòng sao cho đảm bảo đủ dung lượng để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và thiết bị thông tin.

2. Ở các tàu MO, có thể không áp dụng những yêu cầu về các điu kiện tiện nghi tối thiểu đảm bảo sự sống như nêu ở 3.2.1-2.

3. Những yêu cầu ở 3.2.1-3 có thể không phải áp dụng trừ tàu MO,

6.2.12. Số lượng biến áp

Ở các tàu MO, nếu có nguồn điện sự cố hoặc nguồn điện dự phòng (tổ ắc quy) có dung lượng đủ để cấp cho hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu, hệ thống thông tin.v.v..., thì có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.2.2.

6.2.13. Hệ thống chiếu sáng

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.2.3-2-4, Đồng thời, khi áp dụng những yêu cầu của 3.2.3-3, tàu phải có hệ thống chiếu sáng dự phòng ở các vị trí sau:

(1) Trạm hạ phao bè cứu sinh và phía ngoài mạn;

(2) Tất cả các hành lang, cầu thang và lối ra ;

(3) Buồng máy và chỗ đặt nguồn điện dự phòng;

(4) Trạm điều khiển máy chính.

6.2.14. Bố trí bảng điện chính

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.2.4.

6.2.15. Nguồn điện sự cố

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.3.

6.2.16. Thiết bị khởi động tổ máy phát sự cố

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.4.

6.2.17. Cung cấp nguồn điện cho đèn hàng hải

Mặc dù có những yêu cầu ở 3.6.1-3, nguồn cung cấp cho bảng chỉ báo đèn hàng hải phải được cấp bằng mạch riêng biệt từ bảng điện chính và nguồn điện dự phòng hoặc bảng phân phối chiếu sáng đặt ở buồng lái (miễn giảm cho trường hợp nếu có từ 2 tổ máy phát trở lên). Tuy nhiên, đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500, thì chỉ cần 1 mạch lấy từ bảng điện chính được cấp điện từ nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng.

6.2.18. Cung cấp nguồn điện cho các đèn mất chủ động, đèn neo và đèn tín hiệu

Mặc dù có những yêu cầu ở 3.6.23.6.3, các đèn mt ch động, đèn neo, đèn tín hiệu có thể được cấp nguồn từ nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng độc lập.

6.2.19. Cung cấp nguồn điện cho hệ thống báo động chung

Mặc dù có những yêu cầu ở 3.6.4, nguồn điện sự cố có thể là nguồn điện dự phòng độc lập.

6.2.20. Phụ tùng d trữ

Những yêu cầu của 3.8.1-4 có thể không phải áp dụng đối với các tàu có máy lái phụ được vận hành bằng tay tin cậy.

6.3. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (2)

6.3.1. Quy định chung

Đối với các tàu nêu ở 6.1.1 (2) phải thỏa mãn những yêu cầu của 6.2.3 đến 6.2.6, 6.2.10, 6.2.11-3, 6.2.13, 6.2.14 ,6.2.16, 6.2.18 6.2.19, và ngoài ra còn phải thỏa mãn những yêu cầu khác.

6.3.2. Cơ cấu điều khiển động cơ

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 2.8.1-7-8.

6.3.3. Nguồn điện chính

1. Có thể không phải áp dụng những yêu cầu về các điều kiện đm bo sự sống như nêu ở 3.2.1-2.

2 yêu cầu của 3.2.1-3, có thể miễn giảm về độ tin cậy của nguồn điện chính của tàu không phải là tàu MO.

6.3.4. Nguồn điện sự cố

Có thể không phải áp dụng những yêu cầu của 3.3. Tuy nhiên phải trang bị nguồn điện dự phòng có khả năng đồng thời cấp điện cho các phụ tải dưới đây ít nhất là 3 giờ (liên tục 30 phút đối với thiết bị tín hiệu và thiết bị báo động làm việc ngắn hạn lặp lại).

(1) Tất cả tín hiệu thông tin nội bộ ở chế độ sự cố;

(2) Đèn hàng hải, đèn mất chủ động, đèn neo và đèn tín hiệu ;

(3) Hệ thống chiếu sáng ở vị trí được nêu ở 6.2.13.

6.3.5. Cung cấp nguồn điện cho đèn hàng hải

Mc dù có nhng yêu cầu ở 3.6.1-3, nguồn cung cấp cho bảng chỉ báo đèn hàng hải có thể được cấp bằng 1 mạch từ bảng điện chính nhận điện từ nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng.

6.4. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (3)

6.4.1. Quy định chung

Các tàu nêu ở 6.1.1 (3) phải thỏa mãn những yêu cầu của 6.2.2, 6.2.3, 6.2.7 đến 6.2.9 6.2.20, và yêu cầu bổ sung ở 6.4.2 dưới đây.

6.4.2. Dung lượng nguồn điện sự cố

Có thể thỏa mãn những yêu cầu của 3.3.2-2 (8).

6.5. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (4)

6.5.1. Quy định chung

Các tàu nêu ở 6.1.1 (4) phải thỏa mãn những yêu cầu của 6.2.4, 6.2.5, 6.2.10, 6.2.14 6.3.3.

6.6. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (5)

6.6.1. Quy định chung

Các tàu nêu ở 6.1.1 (5) phải thỏa mãn những yêu cầu của 6.2.2 đến 6.2.20.

6.7. Trang bị điện các tàu nêu ở 6.1.1(6)

6.7.1. Quy định chung

Các tàu nêu ở 6.1.1 (6) phải thỏa mãn nhng yêu cầu của 6.2.3 đến 6.2.8, 6.2.10, 6.2.11-3, 6.2.14, 6.2.16, 6.2.18, 6.2.19, 6.3.2, 6.3.3-16.3.5, và ngoài ra còn phải thỏa mãn những yêu cầu khác.

6.7.2. Nguồn điện chính

Những yêu cầu của 3.2.1-3-4 có thể không phải áp dụng đối với tổ máy phát trích lc máy chính đóng vai trò là một trong hai tổ máy phát của nguồn điện cnh của các tàu không phải MO.

6.7.3. Hệ thống chiếu sáng

Những yêu cầu của 3.2.3-2-4 có thể không phải áp dụng. Đồng thời, khi áp dụng những yêu cầu của 3.2.3-3, các tàu trên phải được trang bị hệ thống chiếu sáng dự phòng ở các vị trí sau:

(1) Trạm hạ phao bè cứu sinh và phía ngoài mạn khu vực này;

(2) Tất cả hành lang, cầu thang và lối ra;

(3) Buồng máy và buồng đặt nguồn điện dự phòng;

(4) Trạm điều khiển máy chính;

(5) Buồng xử lý cá.

6.7.4. Nguồn điện sự cố

Nhng yêu cầu của 3.3 có thể không phải áp dụng. Tuy nhiên phải trang bị nguồn điện dự phòng có khả năng đồng thời cấp điện cho các phụ tải dưới đây ít nhất là 3 gi (liên tục 30 phút cho thiết bị tín hiệu và báo động làm việc ngắn hạn lặp lại).

(1) Tất cả tín hiệu thông tin nội bộ chế độ sự cố;

(2) Đèn hàng hi, đèn mất chủ động, đèn neo và đèn tín hiệu;

(3) Hệ thống chiếu sáng tại vị trí được nêu ở 6.7.3.

6.8. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (7)

6.8.1. Quy định chung

Các tàu nêu ở 6.1.1 (7) phải thỏa mãn nhng yêu cầu của 6.2.5, 6.2.7 đến 6.2.9 6.7.2 và yêu cầu bổ sung ở dưới đây

6.8.2. Nguồn điện sự cố

Khi áp dụng những yêu cầu của 3.3.2-2, những yêu cầu sau có thể áp dụng thay cho yêu cầu của 3.3.2-2(1) đến (8).

(1) Với thi gian 3 gi cho chiếu sáng sự cố nêu ở 3.2.3-3.

(2) Với thời gian 3 giờ cho đèn hàng hải và đèn phân biệt do quy định Quốc tế v tránh va trên biển đang có hiệu lực yêu cầu và các đèn do quy định Quốc gia của nưc mà tàu được đăng ký yêu cầu.

(3) Với thời gian 30 phút (liên tục) cho các đèn tín hiệu và còi tàu.

 

MỤC LỤC

Chương 1  Quy định chung

1.1. Quy định chung

1.2. Th nghiệm 

Chương 2  Trang bị điện và thiết kế hệ thống

2.1. Quy định chung

2.2. Thiết kế hệ thống - Quy định chung

2.3. Thiết kế hệ thống - Bo vệ

2.4. Máy quay

2.5. Các bảng điện, các bng phân nhóm và các bảng phân phối

2.6. Các bộ ngắt mạch, cu chì và công tắc tơ điện từ

2.7. Khí cụ điều khiển

2.8. Cơ cấu điều khiển động cơ và phanh từ

2.9. Cáp điện

2.10. Biến áp động lực và chiếu sáng

2.11. Ắc quy

2.12. Chnh lưu bán dẫn dùng để cấp nguồn

2.13. Thiết bị chiếu sáng

2.14. Phụ kiện đi kèm đường dây điện

2.15. Thiết bị sưởi và nấu ăn

2.16. Thiết bị điện phòng nổ

2.17. Trang bị điện áp cao

2.18. Th sau khi lắp đặt trên tàu

Chương 3 Thiết kế trang bị điện

3.1. Quy định chung

3.2. Nguồn điện chính và hệ thống chiếu sáng

3.3. Nguồn điện sự cố

3.4. Hệ thống khởi động các tổ máy phát sự cố

3.5. Máy lái

3.6. Đèn hàng hải, đèn phân biệt, tín hiệu nội bộ, v.v

3.7. Thiết bị chng sét

3.8. Phụ tùng dự trữ, dụng cụ và đồ nghề

Chương 4  Yêu cầu bổ sung đối với các tàu ch hàng đặc biệt 

4.1. Quy định chung

4.2. Tàu dầu, tàu ch xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm

4.3. Tàu dầu dùng chở xô dầu hàng lỏng có điểm chp cháy không quá 60°C nhưng không phải là khí hóa lỏng được nói ở Phần 8 -D và hóa chất nguy hiểm nói Phần 8 -E

4.4. Các khoang kín dùng để chở ôtô có nhiên liệu sẵn trong két của chúng để hoạt động và các buồng kín k với khoang này. v.v

4.5. Tàu ch than

4.6. Yêu cầu đặc biệt đối với tàu chở hàng nguy hiểm

Chương 5  Yêu cầu bổ sung cho thiết bị điện chân vịt

5.1. Quy định chung

5.2. Thiết bị điện chân vịt và cáp điện

5.3. Cấu tạo thiết bị điện chân vịt và mạch cấp nguồn

5.4. Thử đường dài

Chương 6  Yêu cầu đặc biệt đối với tàu có vùng hoạt động hạn chế, tàu nhỏ và tàu đánh cá

6.1. Quy định chung

6.2. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (1)

6.3. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (2)

6.4. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1. 1 (3)

6.5. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (4)

6.6. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (5)

6.7. Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (6)

6.8.Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1 (7)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi