Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/TS 17033:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 ISO/TS 17033:2019 Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ - Nguyên tắc và yêu cầu
Số hiệu: | TCVN ISO/TS 17033:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
Ngày ban hành: | 17/10/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN ISO/TS 17033:2023
ISO/TS 17033:2019
CÔNG BỐ VỀ KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC VÀ THÔNG TIN HỖ TRỢ - NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU
Ethical claims and supporting information - Principles and requirements
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc
4.1 Khái quát
4.2 Tính tin cậy
4.3 Tính minh bạch
4.4 Tính thích hợp
4.5 Sự tham gia của các bên quan tâm
4.6 Tính cân bằng
5 Yêu cầu chung
6 Yêu cầu đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh
7 Yêu cầu đối với việc thể hiện
8 Dữ liệu hỗ trợ
9 Điểm bán hàng và thông tin hỗ trợ
9.1 Khái quát
9.2 Thông tin tại điểm bán hàng
9.3 Sử dụng hình ảnh
9.4 Thông tin tại điềm bán hàng đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh trong một tổ chức
9.5 Thông tin hỗ trợ
9.6 Sử dụng thông tin diễn giải
10 Truy xuất nguồn gốc và chuỗi cung ứng
11 Các chương trình dán nhãn đạo đức
Phụ lục A (tham khảo) Hệ thống truy xuất nguồn gốc
Phụ lục B (tham khảo) Sơ đồ nguyên tắc và yêu cầu
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN ISO/TS 17033:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 17033:2019.
TCVN ISO/TS 17033:2023 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Các công bố về khía cạnh đạo đức đang được đưa ra ngày càng thường xuyên trên thị trường. Chúng bao gồm một loạt vấn đề liên quan đến môi trường bền vững, công bằng kinh tế và xã hội, phúc lợi động vật, trong số những vấn đề khác. Điều này tương ứng với sự quan tâm của xã hội ngày càng tăng đối với các khía cạnh đạo đức của tổ chức, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức và chuỗi cung ứng.
Các công bố về khía cạnh đạo đức có thể được đưa ra bởi nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ hoặc bất kỳ ai khác có thể hưởng lợi từ các công bố này. Các công bố có thể dưới hình thức tuyên bố, biểu tượng hoặc hình ảnh trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn bao bì, hay trong tài liệu sản phẩm, bản tin kỹ thuật, quảng cáo, thông tin công khai, tiếp thị qua điện thoại và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số hoặc điện tử, chẳng hạn như Internet.
Tình huống phức tạp khi các công bố về khía cạnh đạo đức có phạm vi thay đổi, chúng có thể chỉ đề cập đến các vấn đề đơn lẻ hoặc bao gồm nhiều chủ đề khác nhau. Một số công bố về khía cạnh đạo đức được công bố riêng lẻ bên ngoài các chương trình xác định, trong khi những công bố khác được công bố theo một chương trình được giám sát bởi một tổ chức điều hành. Cũng có nhiều kênh trao đổi thông tin khác nhau và sự đa dạng về phạm vi địa lý và loại hình thừa nhận.
Ngày càng có nhiều tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá có liên quan xuất hiện. Tuy nhiên, đây là một chủ đề phức tạp, do có những quan điểm cá nhân khác nhau về việc thế nào là đạo đức và do đó tài liệu này không định nghĩa hành vi đạo đức.
Việc gia tăng các công bố về khía cạnh đạo đức đã dẫn đến sự nhầm lẫn trên thị trường, cụ thể là khi các thuật ngữ được sử dụng không được xác định một cách đầy đủ hoặc nhất quán và khi phạm vi công bố, về cơ sở của sự phù hợp hoặc phương pháp kiểm tra xác nhận, không rõ ràng.
Điều quan trọng là các công bố về khía cạnh đạo đức cần chính xác và không gây hiểu lầm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường như là rào cản thương mại hoặc cạnh tranh không lánh mạnh. Xem xét đánh giá được những người đưa ra công bố về khía cạnh đạo đức sử dụng cần phải rõ ràng, minh bạch và được lập thành văn bản, để những người mua hoặc có khả năng mua, sử dụng hoặc bán sản phẩm có thể được đảm bảo vệ độ tin cậy của các công bố này.
Tiêu chuẩn này nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin chính xác, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng về các khía cạnh đạo đức của sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức. Nó có liên quan đến việc tạo ra các công bố mới, cải thiện các công bố hiên có và hỗ trợ người dùng hiểu các công bố đã có trên thị trường.
Trong tiêu chuẩn này từ:
- “phải” chỉ một yêu cầu;
- “cần/nên” chỉ một khuyến nghị;
- “được phép” chỉ sự cho phép;
- “có thể” chỉ một khả năng hoặc năng lực.
CÔNG BỐ VỀ KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC VÀ THÔNG TIN HỖ TRỢ - NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU
Ethical claims and supporting information - Principles and requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu đối với việc xây dựng và đưa ra các công bố về khía cạnh đạo đức và việc đưa ra các thông tin hỗ trợ, khi các tiêu chuẩn cụ thể chưa được xây dựng hoặc để bổ sung cho các tiêu chuẩn hiện có.
Tiêu chuẩn này được thiết kế nhằm sử dụng cho mọi loại hình tổ chức và có thể áp dụng cho tất cả các loại công bố về khía cạnh đạo đức liên quan đến sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức.
Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng bởi những người muốn tìm hiểu rõ hơn về các công bố đạo đức và việc sử dụng chúng. Tiêu chuẩn có thể hỗ trợ việc phát triển các chương trình cho các công bố đạo đức theo từng khía cạnh và lĩnh vực cụ thể.
2 Tài liệu viện dẫn
Không có tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1
Công bố về khía cạnh đạo đức (ethical claim)
Tuyên bố, biểu tượng hoặc hình ảnh trình bày một hoặc nhiều khía cạnh đạo đức của sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức.
CHÚ THÍCH 1: Công bố về khía cạnh đạo đức có thể dưới hình thức tuyên bố, biểu tượng hoặc hình ảnh trên nhãn sản phẩm hoặc bao bì, trong tài liệu sản phẩm, trong bản tin kỹ thuật, trong quảng cáo hoặc thông tin công khai, cùng với các cách thức khác.
CHÚ THÍCH 2: Công bố về khía cạnh đạo đức có thể được tuyên bố bởi các cá nhân hoặc tổ chức như nhà sản xuất, nhà chế tạo, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc cộng đồng.
CHÚ THÍCH 3: Khía cạnh đạo đức có thể bao gồm một loạt các vấn đề về xã hội, công bằng trong kinh tế và tính bền vững, ví dụ: sử dụng nguồn lực địa phương, thương mại công bằng, đối xử nhân đạo với động vật. Nhiều khía cạnh đạo đức được nêu trong các tài liệu và chương trình quốc tế nêu trong Thư mục tài liệu tham khảo.
3.2
Thông tin diễn giải (explanatory statement)
Việc diễn giải cần thiết hoặc được đưa ra để công bố về khía cạnh đạo đức (3.1) có thể được hiểu đúng bởi người sử dụng hoặc người sử dụng tiềm năng của sản phẩm.
[NGUỒN: TCVN ISO 14021:2017 (ISO 14021:2016), 3.1.7, được sửa đổi - Các từ “công bố về môi trường” được thay thế bằng “công bố về khía cạnh đạo đức” và các từ “người mua, người mua tiềm năng hoặc người sử dụng” được thay thế bằng “người sử dụng hoặc người sử dụng tiềm năng”.]
3.3
Vòng đời (life cycle)
Các giai đoạn liên tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ bước thu mua hoặc tạo ra nguyên liệu thô từ tài nguyên thiên nhiên đến bước thải bỏ cuối cùng.
CHÚ THÍCH 1: Không phải tất cả các công bố về khía cạnh đạo đức (3.1) đều liên quan đến toàn bộ vòng đời.
[NGUỒN: TCVN ISO 14021:2017 (ISO 14021: 2016), 3.1.10, được sửa đổi - bổ sung Chú thích 1.]
3.4
Công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh (comperative ethical claim)
Công bố về khía cạnh đạo đức (3.1) liên quan đến tính ưu việt hoặc tính tương đương của một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức so với sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức khác, hoặc một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức theo thời gian.
3.5
Dữ liệu hỗ trợ (supporting data)
Thông tin kỹ thuật có thể xác minh làm cơ sở cho công bố về khía cạnh đạo đức (3.1).
3.6
Thông tin hỗ trợ (supporting information)
Tài liệu sẵn có hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức (3.1).
4 Nguyên tắc
9.1 4.1 Khái quát
4.1.1 Nguyên tắc được nêu ở điều này đưa ra cơ sở cho các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này không đưa ra yêu cầu cụ thể đối với tất cả các công bố về khía cạnh đạo đức. Các nguyên tắc này cần được áp dụng làm hướng dẫn cho các quyết định có thể được đưa ra trong những tình huống ngoài dự kiến. Các nguyên tắc không phải là yêu cầu.
4.1.2 Công bố về khía cạnh đạo đức đưa ra công bố về thành tựu của tổ chức về các vấn đề xã hội, công bằng kinh tế hoặc tính bền vững (ví dụ: sử dụng nguồn cung ứng địa phương, thương mại công bằng, đối xử nhân đạo với động vật và các vấn đề khác).
4.1.3 Hành vi đạo đức tương đương với chính sách và hành động giúp tổ chức chứng tỏ sự thận trọng của mình đối với các mối quan tâm bao gồm tính toàn vẹn sinh thái, công bằng kinh tế và xã hội và dân chủ, không bạo lực và hòa bình.
4.1.4 Công bố về khía cạnh đạo đức truyền tải thông tin rằng một tổ chức đạt được các thực hành tốt đã thiết lập và làm việc liên tục để cải tiến các thực hành này.
4.2 Tính tin cậy
4.2.1 Nguyên tắc
Công bố về khía cạnh đạo đức là chính xác, có thể kiểm chứng, xác đáng và không gây hiểu lầm.
4.2.2 Cơ sở
Lòng tin là điều kiện tiên quyết để những công bố về khía cạnh đạo đức được người dùng tiềm năng chấp nhận là thực. Nói sự thật là cơ sở để đạt được lòng tin của các bên quan tâm. Vì vậy, công bố về khía cạnh đạo đức dựa trên bằng chứng xác thực để các bên quan tâm có thể chắc chắn rằng hành động của họ, dựa trên công bố về khía cạnh đạo đức này sẽ đóng góp cho lợi ích chung.
4.3 Tính minh bạch
4.3.1 Nguyên tắc
Thông tin liên quan đến quy trình, phương pháp luận, mọi tiêu chí và giả định được sử dụng để hỗ trợ công bố được công khai và tiếp cận dễ dàng.
4.3.2 Cơ sở
4.3.2.1 Thông tin liên quan và kịp thời luôn sẵn có để cho phép các bên quan tâm chứng minh công bố về khía cạnh đạo đức và đưa ra quyết định đúng đắn.
4.3.2.2 Các nhà cung cấp thông tin xem xét cách tốt nhất để cung cấp thông tin kịp thời và có liên quan về sản phẩm hoặc ngay tại điểm bán, cùng với thông tin khác (ví dụ: trên trang tin điện tử của công ty) cho người tiêu dùng hoặc các bên quan tâm khác muốn thực hiện nghiên cứu thêm về công bố.
4.4 Tính thích hợp
4.4.1 Nguyên tắc
Các công bố về khía cạnh đạo đức xem xét các khía cạnh liên quan và phản ánh sự hiểu biết tốt nhất về mặt khoa học, sự đổi mới và các quy tắc thực hành tốt được áp dụng, được điều chỉnh khi cần thiết theo các điều kiện của địa phương. Việc phát triển các công bố về khía cạnh đạo đức sẽ xem xét các khía cạnh liên quan về vòng đời sản phẩm hoặc chuỗi cung ứng của tổ chức.
4.4.2 Cơ sở
Phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức chỉ ra các khía cạnh chính, là nền tảng cho việc thực hiện về đạo đức của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức tương ứng một cách có đạo đức. Tính thích hợp được duy trì bằng cách điều chỉnh công bố về khía cạnh đạo đức để phản ánh sự đổi mới, thực hành tốt nhất và sự khác biệt về điều kiện. Điều này cũng giúp các bên quan tâm tin tưởng vào sự thích hợp liên tục của công bố về khía cạnh đạo đức.
4.5 Sự tham gia của các bên quan tâm
4.5.1 Nguyên tắc
Các công bố về khía cạnh đạo đức dựa trên các tiêu chí được phát triển cùng với sự tham gia của các bên quan tâm, khi thích hợp, bao gồm cả các bên thuộc các nước đang phát triển.
4.5.2 Cơ sở
Công bố về khía cạnh đạo đức đòi hỏi cách tiếp cận hợp tác theo đó tăng việc chấp nhận và sự tin cậy giữa tất cả các bên quan tâm. Hành vi này có thể dẫn đến cải tiến chất lượng của bằng chứng cơ sở hỗ trợ cho các công bố.
4.6 Tính cân bằng
4.6.1 Nguyên tắc
Các công bố về khía cạnh đạo đức được xây dựng và công bố sau việc xem xét một cách khách quan và đầy đủ thông tin về sự phân bố của các tác động giữa các thế hệ, khu vực và nhóm xã hội, và giữa các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của tính bền vững.
4.6.2 Cơ sở
Có nhiều khía cạnh đạo đức và sự theo đuổi một kết quả có thể gây ra những tác động đối với khía cạnh khác. Thông tin hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức dựa trên quan điểm về vòng đời và hành vi cân bằng, để đảm bảo rằng khi nâng cao một khía cạnh thực hiện tốt, thì khả năng gây ra hệ quả tiêu cực hoặc không mong muốn sẽ được giải quyết.
5 Yêu cầu chung
5.1 Phạm vi công bố về khía cạnh đạo đức phải:
a) phản ánh chính xác vấn đề đạo đức được đề cập trong công bố;
b) nhận biết tất cả các khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức được nêu trong công bố về khía cạnh đạo đức;
c) nhận biết khía cạnh liên quan bất kỳ của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức không được nêu trong công bố về khía cạnh đạo đức.
CHÚ THÍCH: Khi một công bố về khía cạnh đạo đức liên quan đến sự phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể, thì quan trọng là công bố về khía cạnh đạo đức phải liên quan cụ thể đến riêng tiêu chuẩn đó và không hàm ý mở rộng là sản xuất có đạo đức.
5.2 Các yêu cầu của tài liệu này phải áp dụng cho tất cả các khía cạnh được nhận biết là thuộc phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức.
5.3 Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với các công bố về khía cạnh đạo đức. Khi có các tiêu chuẩn thích hợp được xây dựng trên cơ sở đồng thuận có các yêu cầu chi tiết hơn đối với các công bố về khía cạnh đạo đức theo khía cạnh hoặc lĩnh vực cụ thể, thì các tiêu chuẩn cụ thể hơn đó phải được sử dụng.
5.4 Công bố về khía cạnh đạo đức sẽ được xây dựng với sự tham gia của các bên quan tâm có liên quan, bao gồm cả các nước đang phát triển.
5.5 Công bố về khía cạnh đạo đức phải:
a) chính xác và không gây hiểu lầm (xem 4.2);
b) không dẫn đến việc diễn giải sai (xem 4.2);
c) tránh phóng đại và bỏ sót các dữ kiện (xem 4.2);
d) xem xét sự phù hợp đối với mục đích của sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức để đảm bảo rằng công bố về khía cạnh đạo đức không che giấu việc thực hiện yếu kém (xem 4.2);
e) vững chắc và nhất quán nhằm giúp người sử dụng đưa ra được những lựa chọn đúng đắn (xem 4.2);
f) có tính thực tế (xem 4.2 và 4.3);
g) có cơ sở chứng minh và có thể kiểm chứng được (xem 4.2 và 4.3);
h) được hỗ trợ bởi thông tin công khai dạng văn bản và có thể xác minh được - khi thông tin bí mật được sử dụng để hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức, thông tin này phải được kiểm tra xác nhận bởi một bên có năng lực (xem 4.3);
i) cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ chính xác và không gây hiểu lầm, nhằm giúp người sử dụng đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn (xem 4.3);
j) nhất quán trong tất cả các trường hợp mà nó được đưa ra - khi công bố về khía cạnh đạo đức chỉ giới hạn trong phạm vi của nó, việc giới hạn này phải được nêu rõ mỗi khi công bố về khía cạnh đạo đức được đưa ra (xem 4.4);
k) xem xét các khía cạnh liên quan trong phạm vi của công bố để tránh khả năng gia tăng một tác động này trong quá trình giảm tác động khác (xem 4.4);
l) chỉ liên quan đến khía cạnh đạo đức có tồn tại hoặc có khả năng được thực hiện, trong suốt thời gian tồn tại của sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức (xem 4.4);
m) giải quyết những cải tiến lớn trong các lĩnh vực quan trọng để đảm bảo rằng đã bao trùm các khía cạnh quan trọng (điểm nóng) và có đem lại lợi ích thực sự (xem 4.4);
n) liên quan đến lĩnh vực có tác động tương ứng về mặt đạo đức (xem 4.4);
CHÚ THÍCH: Có thể đưa ra công bố liên quan đến quá trình ở bất cứ đâu, miễn là có tác động đạo đức xảy ra ở phạm vi của quá trình đó. Phạm vi này được xác định bởi bản chất của tác động.
o) khi có thể thực hiện được, thừa nhận và bảo tồn kiến thức truyền thống và địa phương, nhằm góp phần bảo vệ môi trường và hạnh phúc của con người (xem 4.5);
p) vận dụng một cách tiếp cận thận trọng (xem 4.6);
q) cung cấp thông tin thích hợp với hoàn cảnh thực tế (xem 4.6);
r) được đánh giá lại và cập nhật khi cần thiết đề phản ánh những thay đổi trong công nghệ, sản phẩm cạnh tranh hoặc các trường hợp khác có thể làm thay đổi tính chính xác của công bố (xem 4.4 và 4.6);
s) liên quan đến phạm vi cụ thể của công bố và chỉ được sử dụng trong bối cảnh hoặc sự sắp đặt thích hợp (xem 4.6).
Tổng quan về 5.5 được thể hiện trong các sơ đồ ở Phụ lục B.
6 Yêu cầu đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh
6.1 Các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh có thể được đưa ra giữa sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình của chính tổ chức và một trong các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình hiện tại hoặc trước đây của tổ chức đó hoặc chuỗi cung ứng. Các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh cũng có thể được đưa ra đối với một tổ chức theo thời gian. Việc so sánh các công bố về khía cạnh đạo đức theo thời gian được gọi là theo dõi kết quả thực hiện.
6.2 Khi dữ liệu hỗ trợ cho một công bố về khía cạnh đạo đức được dự định sử dụng để theo dõi kết quả thực hiện, tức là tính toán sự thay đổi theo thời gian, đối với một sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức cụ thể, thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đối với dữ liệu:
a) các đánh giá phải được thực hiện tại các thời điểm khác nhau;
b) thay đổi theo thời gian phải được tính toán bằng cùng một phương pháp đối với tất cả các đánh giá tiếp theo.
6.3 Công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh phải được đánh giá dựa trên một hoặc cả hai điều sau:
a) quá trình trước đây của tổ chức;
b) sản phẩm hoặc dịch vụ trước đây của tổ chức.
6.4 Việc so sánh chỉ được thực hiện bằng cách sử dụng một phương pháp luận đã được thừa nhận và tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế (8.3) khi thích hợp.
6.5 Để hỗ trợ một cải tiến được công bố, việc so sánh cần được hỗ trợ bởi bằng chứng thu được từ những dữ liệu khách quan và có giá trị thống kê.
6.6 Công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh liên quan đến tất cả các khía cạnh của đối tượng thuộc công bố phải:
a) được lượng hóa và tính toán bằng cách sử dụng cùng một đơn vị đo;
b) dựa trên cùng một mẫu sản phẩm hoặc cùng một giai đoạn của chuỗi cung ứng;
c) được tính toán trong một khoảng thời gian thích hợp, thường là 12 tháng.
6.7 Khi đưa ra một công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh về việc cải tiến, thì công bố này phải cụ thể và làm rõ cơ sở cho việc so sánh. Cụ thể là, công bố về khía cạnh đạo đức phải có liên quan đến cách thức thực hiện cải tiến bất kỳ gần đó.
7 Yêu cầu đối với việc thể hiện
7.1 Công bố về khía cạnh đạo đức phải được thể hiện theo cách phản ánh phạm vi của công bố đó và khi một khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức không được bao gồm, thì phải nêu rõ điều đó trong công bố hoặc trong thông tin diễn giải.
7.2 Thông tin diễn giải phải được đưa vào khi cần thiết để đảm bảo rằng ý nghĩa của công bố về khía cạnh đạo đức không bị hiểu sai bởi người tiếp nhận dự kiến (xem 9.6).
7.3 Công bố về khía cạnh đạo đức phải được thể hiện theo cách chỉ rõ rằng công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin diễn giải phải được đọc cùng nhau. Thông tin diễn giải phải ở kích cỡ hợp lý và phù hợp với công bố về khía cạnh đạo đức mà nó đi kèm.
7.4 Phải tránh việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau để hàm ý nhiều lợi ích.
7.5 Để tăng cường hiểu biết đối với công bố về khía cạnh đạo đức, cá nhân hoặc tổ chức đưa ra công bố đó phải tạo điều kiện trao đổi thông tin với người tiếp nhận dự kiến, đặc biệt là người tiêu dùng.
CHÚ THÍCH: Chi tiết về các yêu cầu đối với việc thể hiện tại điểm bán hàng và các yêu cầu khác về thông tin, hãy xem Điều 9.
7.6 Công bố về khía cạnh đạo đức phải bao gồm hướng dẫn về cách thức tiếp cận thông tin hỗ trợ.
CHÚ THÍCH: Các liên kết thích hợp tới thông tin hỗ trợ có thể bao gồm đường dẫn liên kết đến trang tin điện tử hoặc mã phản hồi nhanh (QR).
8 Dữ liệu hỗ trợ
8.1 Dữ liệu hỗ trợ phải chứng minh phạm vi, nguyên tắc, các giả định và điều kiện về ranh giới (ví dụ: thời gian, địa lý hoặc thực tế) của công bố. Dữ liệu này phải đầy đủ và toàn diện để cho phép người sử dụng, người sử dụng tiềm năng và các bên quan tâm khác đánh giá được công bố về mặt nguyên tắc khoa học, sự thích hợp và hiệu lực tổng thể, đồng thời đánh giá xem công bố có nhất quán với các tiêu chuẩn được áp dụng hay không.
8.2 Phương pháp sử dụng để thu thập dữ liệu hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức phải thích hợp với công bố và phải cung cấp thông tin có liên quan, có thể kiểm chứng, chính xác và có thể lặp lại.
8.3 Các phương pháp này cần tuân theo các tiêu chuẩn được thừa nhận và có khả năng được chấp nhận quốc tế. Chúng có thể bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia. Những phương pháp này cũng có thể bao gồm các phương pháp của ngành công nghiệp hoặc thương mại đã được xem xét đồng đẳng, khi có cả các tiêu chuẩn hoặc phương pháp này.
8.4 Khi cá nhân hoặc tổ chức xây dựng hoặc đưa ra công bố về khía cạnh đạo đức đã phân loại dữ liệu hỗ trợ là bí mật, thì phải nhận biết tổ chức thực hiện việc kiểm tra xác nhận công bố.
8.5 Các giai đoạn liên quan trong vòng đời được đưa vào xem xét đánh giá phải được ghi nhận trong dữ liệu hỗ trợ.
8.6 Công bố về khía cạnh đạo đức liên quan đến xuất xứ sản phẩm phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch và thích hợp.
CHÚ THÍCH: Chi tiết về các yêu cầu của chuỗi cung ứng, xem Điều 10.
8.7 Phải có xem xét định kỳ dữ liệu hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức để tính đến sự đổi mới, kinh nghiệm thu được hoặc thay đổi về hoàn cảnh. Thông tin cần được thu thập với tần suất thích hợp với tốc độ đổi mới.
9 Điểm bán hàng và thông tin hỗ trợ
9.2 Khái quát
9.1.1 Công bố về khía cạnh đạo đức tại điểm bán hàng phải được cung cấp cùng với việc tiếp cận thông tin để người sử dụng có thể hiểu ý nghĩa của bất kỳ công bố, biểu tượng hoặc thuật ngữ nào. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau, như quảng cáo, bảng chỉ dẫn ở cấp độ bán lẻ, số điện thoại miễn phí, mã QR và các chương trình giáo dục, ...
9.1.2 Công bố về khía cạnh đạo đức phải được đưa ra tại điểm bán hàng nhằm cho phép đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Công bố này có thể được đưa ra theo, nhưng không giới hạn ở các cách sau:
a) một tuyên bố, biểu tượng hoặc hình ảnh trên bộ phận chính của sản phẩm hoặc bao bì;
b) sổ tay hướng dẫn, ca-ta-lô, tài liệu sản phẩm, bản tin kỹ thuật;
c) quảng cáo, thông tin công khai, marketing truyền thông, hiển thị tại điểm bán hàng, hoặc được đặt trên các trang tin điện tử.
9.1.3 Thông tin tại điểm bán hàng được cung cấp phải có khả năng tiếp cận, thích hợp và đầy đủ đối với bản chất và phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức được đưa ra.
9.1.4 Tất cả các công bố về khía cạnh đạo đức trên sản phẩm phải được kèm theo một tài liệu tham khảo có thể tiếp cận được, cung cấp thông tin diễn giải về công bố và nhận biết phương pháp kiểm tra xác nhận.
CHÚ THÍCH: có thể sử dụng nhiều kênh trao đổi thông tin bổ sung và khác nhau để giải quyết các nhóm người sử dụng khác nhau.
9.3 Thông tin tại điểm bán hàng
9.2.1 Công bố về khía cạnh đạo đức phải bao gồm các thông tin sau tại điểm bán hàng:
a) chỉ dẫn rõ ràng về phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức và nhận biết các giai đoạn của vòng đời được bao trùm trong công bố về khía cạnh đạo đức;
b) đối tượng mà công bố về khía cạnh đạo đức đề cập đến;
c) chỉ dẫn rõ ràng (ví dụ: liên kết đến trang tin điện tử hoặc mã QR) về cách tiếp cận thông tin hỗ trợ, có thể có trên trang tin điện tử, tại điểm bán hàng hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông công khai nào khác;
d) chỉ dẫn rõ ràng về việc công bố về khía cạnh đạo đức là tự công bố hay dựa trên kiểm tra xác nhận độc lập;
CHÚ THÍCH: Công bố về khía cạnh đạo đức được lập theo tiêu chuẩn này có thể được kiểm tra xác nhận. TCVN ISO/IEC 17029 bao gồm các nguyên tắc chung và các yêu cầu chung về năng lực, việc thực hiện nhất quán và khách quan của tổ chức cung cấp kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng là hoạt động đánh giá sự phù hợp. Tổ chức thực hiện theo TCVN ISO/IEC 17029 có thể là bên thứ nhất, bên thứ hai hoặc bên thứ ba và không nhất thiết phải cung cấp cả hoạt động kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng. TCVN ISO/IEC 17029 có thể áp dụng cho tổ chức kiểm tra xác nhận/xác nhận giá trị sử dụng trong mọi lĩnh vực, mang lại sự đảm bảo thông qua việc xác nhận rằng các công bố là đúng về mục đích dự kiến (xác nhận giá trị sử dụng) hoặc được tuyên bố đúng (kiểm tra xác nhận).
e) nhận biết người vận hành chương trình, khi công bố về khía cạnh đạo đức được lập trong phạm vi một chương trình.
9.2.2 Khi có bất kỳ khả năng nào về việc công bố về khía cạnh đạo đức bị hiểu lầm, thì phải kèm theo thông tin diễn giải.
9.2.3 Từ ngữ, con số hoặc hình ảnh được sử dụng cho các mục đích khác không được sử dụng theo cách có thể gây hiểu lầm là một phần của công bố về khía cạnh đạo đức.
9.4 Sử dụng hình ảnh
9.3.1 Khi một công bố về khía cạnh đạo đức được đưa ra, việc sử dụng hình ảnh là tùy chọn.
9.3.2 Khi hình ảnh được sử dụng trong công bố về khía cạnh đạo đức thì:
a) các từ ngữ và số phải được sử dụng bổ sung cho hình ảnh để truyền đạt thông tin về công bố về khía cạnh đạo đức;
b) các từ ngữ và số được sử dụng với công bố về khía cạnh đạo đức phải được thể hiện theo cách chỉ rõ rằng thông tin này nhằm được đọc cùng;
c) các từ ngữ và số được sử dụng với hình ảnh công bố về khía cạnh đạo đức phải có thể đọc rõ và nằm gần hình ảnh;
d) số được sử dụng như một phần của hình ảnh công bố về khía cạnh đạo đức phải đại diện cho các giá trị có ý nghĩa;
e) công bố về khía cạnh đạo đức phải tránh sử dụng biểu tượng hoặc thiết kế để truyền đạt bản chất của công bố về khía cạnh đạo đức nếu nó có thể bị diễn giải sai là liên quan đến một khía cạnh đạo đức khác;
f) công bố về khía cạnh đạo đức phải tránh việc sử dụng biểu tượng hoặc thiết kế có thể bị diễn giải sai là liên quan đến chứng nhận sản phẩm.
9.3.3 Hình ảnh phải đơn giản, có thể được điều chỉnh vị trí và kích thước cho phù hợp với sản phẩm mà hình ảnh có thể được áp dụng, trong khi vẫn giữ được độ rõ ràng và dễ đọc. Chúng phải dễ dàng phân biệt được với các hình ảnh khác được sử dụng cho các mục đích khác.
9.3.4 Hình ảnh được sử dụng cho một loại công bố về khía cạnh đạo đức phải dễ dàng phân biệt với hình ảnh cho các công bố về khía cạnh đạo đức khác.
9.5 Thông tin tại điểm bán hàng đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh trong một tổ chức
9.4.1 Công bố về khía cạnh đạo đức xác định một cải tiến phải bao gồm tại điểm bán hàng:
a) thông tin định tính và định lượng, và
b) thông tin diễn giải.
9.4.2 Công bố về khía cạnh đạo đức khi thực hiện so sánh hoặc tuyên bố rằng đã có sự cải tiến phải được phân biệt rõ ràng với các công bố về khía cạnh đạo đức khác và không được gây hiểu lầm.
9.4.2 Công bố về khía cạnh đạo đức dựa trên việc theo dõi kết quả thực hiện của một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức cụ thể phải đưa ra định lượng về sự khác biệt giữa đối tượng được nghiên cứu và sản phẩm cơ sở.
9.6 Thông tin hỗ trợ
9.5.1 Thông tin hỗ trợ phải bao gồm ít nhất:
a) thông tin về việc kiểm tra xác nhận bất kỳ về sự phù hợp với tiêu chuẩn này đã được thực hiện;
CHÚ THÍCH: Bất kỳ chương trình nào được áp dụng cũng có thể quy định rõ hơn cách thức thực hiện việc kiểm tra xác nhận công bố.
b) định nghĩa về thang đánh giá, mã màu hoặc mã chữ cái, nếu được sử dụng;
c) ngày công bố;
d) ngày hết hạn hoặc khoảng thời gian có hiệu lực, khi thích hợp;
e) nhận biết các giai đoạn của vòng đời được bao trùm trong công bố về khía cạnh đạo đức.
9.5.2 Thông tin được yêu cầu ở 9.5.1 a) đến e) phải dễ dàng tiếp cận, miễn phí và mang tính bắt buộc.
9.5.3 Tất cả thông tin hỗ trợ đều phải tạo được sự tiếp cận bằng bản in, phương tiện điện tử hoặc phương tiện truyền thông khác, tại cả điểm bán hàng hoặc thông qua liên kết web hay các kênh truyền thông tương tự.
9.7 Sử dụng thông tin diễn giải
9.6.1 Khi cần, thông tin diễn giải phải được đặt tại điểm bán hàng, để đảm bảo rằng ý nghĩa của công bố về khía cạnh đạo đức không bị người tiếp nhận dự kiến hiểu lầm.
9.6.2 Thông tin diễn giải tạo thành một phần của công bố về khía cạnh đạo đức và phải được thể hiện theo cách chỉ rõ rằng nó nhằm được đọc cùng với công bố về khía cạnh đạo đức. Nó phải có kích thước hợp lý và nằm gần với công bố về khía cạnh đạo đức ở mức độ thích hợp.
CHÚ THÍCH: Một công bố diễn giải như vậy có thể ngắn gọn và hướng người sử dụng đến thông tin hỗ trợ.
10 Truy xuất nguồn gốc và chuỗi cung ứng
10.1 Dữ liệu hỗ trợ cho công bố về khía cạnh đạo đức phải bao gồm hệ thống truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức nằm trong phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức được lập thành văn bản xuyên suốt phần của chuỗi cung ứng nằm trong phạm vi đó.
10.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải tương xứng với phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức được đưa ra, và phải có thể cung cấp cơ sở cho việc lựa chọn cấu trúc và hoạt động của hệ thống (xem Phụ lục A).
CHÚ THÍCH: Truy xuất nguồn gốc là cơ sở cho tính minh bạch và tin cậy của công bố về khía cạnh đạo đức và cung cấp cho các bên quan tâm sự đảm bảo rằng việc nhận biết sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng.
11 Các chương trình dán nhãn đạo đức
11.1 Khi các công bố về khía cạnh đạo đức được xây dựng theo một chương trình, thì phạm vi của chương trình phải rõ ràng và phải xác định xem chương trình có bị giới hạn hay không, ví dụ, ở một khu vực địa lý nhất định hoặc các lĩnh vực công nghiệp, sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm nhất định. Thông tin này phải minh bạch và phải được trao đổi thông tin.
11.2 Đối với các chương trình, yêu cầu phải được thể hiện bằng kết quả thực hiện hơn là các thiết kế hoặc đặc trưng mang tính mô tả. Cách tiếp cận này mang lại sự linh hoạt tối đa cho việc đổi mới về kỹ thuật hoặc các đổi mới khác. Phải tránh các tiêu chí thiết kế quy định hoặc ngầm đề cập đến một công nghệ, vì sẽ có khả năng hạn chế hoặc không khuyến khích các cải tiến trong sản phẩm hoặc dịch vụ mà không ảnh hưởng đến sự phù hợp với các tiêu chí áp dụng, hoặc có thể dẫn đến cải tiến đáng kể.
Phụ lục A
(tham khảo)
Hệ thống truy xuất nguồn gốc
A.1 Điều 10 yêu cầu các công bố về khía cạnh đạo đức phải chứng tỏ khả năng truy xuất nguồn gốc. Phụ lục này đưa ra danh sách các hạng mục thích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc. Một tiêu chuẩn khác có thể hỗ trợ là TCVN ISO 22005 (ISO 22005).
A.2 Trong quá trình thiết kế hệ thống truy xuất nguồn gốc, tổ chức cần xem xét các mục liệt kê dưới đây.
a) Mục tiêu và phạm vi
Tổ chức cần nhận biết các sản phẩm, thành phần liên quan hoặc các yếu tố khác là một phần trong phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức.
b) Sản phẩm, thành phần hoặc nguyên liệu
Tổ chức cần nhận biết các nhà cung cấp và khách hàng của mình.
c) Dòng nguyên liệu
Tổ chức cần xác định dòng nguyên vật liệu thuộc kiểm soát của mình.
d) Yêu cầu về thông tin
Tổ chức cần xác định thông tin:
- phải thu được từ các nhà cung ứng của mình;
- được thu thập liên quan đến lịch sử quá trình;
- được cung cấp cho khách hàng của mình.
e) Thủ tục
Tổ chức cần thiết lập các thủ tục đối với việc lập thành văn bản về dòng sản phẩm, nguyên vật liệu và thông tin, bao gồm cả việc lưu giữ và kiểm tra xác nhận tài liệu. Các thủ tục cần bao gồm ít nhất:
- xác định phạm vi của công bố về khía cạnh đạo đức;
- bằng chứng về xuất xứ, bao gồm mô tả của nhà sản xuất về đặc điểm của sản phẩm, thành phần hoặc các yếu tố khác có liên quan đến công bố về khía cạnh đạo đức;
- bằng chứng về các điều kiện trong quá trình vận chuyển, bao gồm cả sự phân tách nếu có liên quan đến công bố về khía cạnh đạo đức;
- tài liệu về dòng nguyên vật liệu bao gồm cả các yêu cầu về phương tiện truyền thông đối với tài liệu này;
- kế hoạch quản lý dữ liệu;
- hệ thống truy xuất thông tin cho việc trao đổi thông tin.
f) Hệ thống tài liệu
Tổ chức cần xác định tài liệu nào cần thiết để đạt được các mục tiêu của hệ thống truy xuất nguồn gốc của mình. Tài liệu thích hợp có thể bao gồm ví dụ:
- mô tả các bước liên quan trong chuỗi;
- mô tả các trách nhiệm đối với việc quản lý dữ liệu;
- thông tin bằng văn bản hoặc được ghi nhận mô tả về các hoạt động và dòng chảy quá trình sản xuất cũng như kết quả kiểm tra xác nhận và đánh giá;
- tài liệu đề cập đến hành động được thực hiện để quản lý sự không phù hợp liên quan đến hệ thống truy xuất nguồn gốc đã thiết lập;
- thời gian lưu giữ tài liệu.
A.3 Tổ chức cần xem xét hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các khoảng thời gian thích hợp hoặc bất cứ khi nào thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức. Các ví dụ về việc xem xét này bao gồm:
- kết quả thử nghiệm; các phát hiện đánh giá;
- các thay đổi đối với sản phẩm hoặc quá trình;
- thông tin được cung cấp bởi các tổ chức khác trong chuỗi cung ứng;
- hành động khắc phục;
- phản hồi của khách hàng bao gồm cả các khiếu nại;
- các quy định hoặc tiêu chuẩn mới hoặc sửa đổi.
A.4 Đánh giá nội bộ cần được thực hiện theo các khoảng thời gian được hoạch định để đánh giá hiệu lực của hệ thống truy xuất nguồn gốc trong việc đáp ứng các mục tiêu đã thiết lập đối với từng công bố về khía cạnh đạo đức.
Phụ lục B
(tham khảo)
Sơ đồ nguyên tắc và yêu cầu
B.1 Tính tin cậy
B.2 Tính minh bạch
B.3 Tính thích hợp
B.4 Sự tham gia của các bên quan tâm
B.5 Tính cân bằng
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 14016, Environmental management - Guidelines on assurance of environmental reports (Quản lý môi trường - Hướng dẫn về đảm bảo các báo cáo môi trường)
[2] TCVN ISO 14020 (ISO 14020), Nhãn môi trường và bản công bố môi trường - Nguyên tắc chung
[3] TCVN ISO 14021:2017 (ISO 14021:2016), Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)
[4] TCVN ISO 14024 (ISO 14024), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục
[5] TCVN ISO 14025 (ISO 14025), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Công bố môi trường kiểu III - Nguyên lý và thủ tục
[6] TCVN ISO 14026 (ISO 14026), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để trao đổi thông tin về dấu vết
[7] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ
[8] TCVN ISO 14044 (ISO 14044), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
[9] TCVN ISO 14046 (ISO 14046), Quản lý môi trường - Dấu vết nước - Các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn
[10] TCVN ISO/TR 14067 (ISO/TR 14067), Khí nhà kính - Dấu vết cacbon của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn định lượng
[11] ISO/TS 14072, Environmental management - Life cycle assessment - Requirements and guidelines for organizational life cycle assessment (Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời - Các yêu cầu và hướng dẫn để đánh giá vòng đời của tổ chức)
[12] TCVN ISO/IEC 17007 (ISO/IEC 17007), Hướng dẫn biên soạn tài liệu quy định sử dụng để đánh giá sự phù hợp
[13] TCVN ISO/IEC 17029 (ISO/IEC 17029), Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc chung và yêu cầu đối với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận
[14] TCVN ISO/IEC 17030 (ISO/IEC 17030), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung về dấu phù hợp của bên thứ ba
[15] TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050), Đánh giá sự phù hợp - Công bố sự phù hợp của nhà cung cấp
[16] TCVN ISO 22005 (ISO 22005), Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống
[17] TCVN ISO 26000 (ISO 26000), Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội
[18] TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan. Thuật ngữ chung và định nghĩa
[19] TCVN 10426 (ISO/IEC Guide 14), Sản phẩm và dịch vụ liên quan - Thông tin cho người tiêu dùng
[20] TCVN 10428 (ISO/IEC Guide 74), Ký hiệu bằng hình vẽ - Hướng dẫn kỹ thuật cho việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng
[21] TCVN 10429 (ISO/IEC Guide 76), Xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ - Khuyến nghị đối với việc đề cập các vấn đề về người tiêu dùng
[22] ISO Guide 82, Guidelines for addressing sustainability in standards (Hướng dẫn đề cập đến tính bền vững trong tiêu chuẩn)
[23] ISEAL Claims Good Practice Guide, (May 2015) (Hướng dẫn thực hành tốt công bố của ISEAL)
[24] The Ethical Trade Factfinding, (September 2010) (Phát hiện thực tế về thương mại có đạo đức)
[25] About the UNEP FI Principles for Sustainable Insurance Initiative (PSI Initiative)[1] (Các nguyên tắc của UNEP Fl cho Sáng kiến đảm bảo bền bững)
[26] Environment UN, and International Trade Centre, Guidelines for providing product sustainability information (2017) (add the link) (Hướng dẫn cung cấp thông tin về tính bền vững của sản phẩm)
[27] Earth Charter[2] (Hiến chương Trái đất)
[28] ILO Declaration on Fundamental Conventions (Công bố của ILO về Công ước cơ bản)
[29] OECD Guidelines for Multinational Enterprises (Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia)
[30] Guiding Principles on Business and Human Rights (Nguyên tắc hướng dẫn trong kinh doanh và quyền con người)
[31] Guidelines for Providing Product Sustainability Information[3] (Hướng dẫn cung cấp thông tin về tính bền vững của sản phẩm)
[32] The OIE Global Animal Welfare strategy (Chiến lược phúc lợi động vật toàn cầu của OIE)
[33] United Nations Guidelines on Consumer Protection (Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng)
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.