Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 ISO/IEC TS 17021-8:2019 Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 8: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng
Số hiệu:TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:17/10/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023

ISO/IEC TS 17021-8:2019

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ - PHẦN 8: YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG

Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 8: Competence requirements for auditing and certification of management systems for sustainable development in communities

 

Lời nói đầu

TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC TS 17021-8:2019.

TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN ISO/IEC 17021 (ISO/IEC 17021) với tên chung Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Phần 1: Các yêu cầu

- TCVN ISO/IEC 17021-2:2018 (ISO/IEC 17021-2:2016), Phần 2: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường

- TCVN ISO/IEC 17021-3:2018 (ISO/IEC 17021-3:2017), Phần 3: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

- TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015 (ISO/IEC TS 17021-4:2013), Phần 4: Yêu cầu về năng lc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững

- TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015 (ISO/IEC TS 17021-5:2014), Phần 5: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý tài sản

- TCVN ISO/IEC TS 17021-6:2016 (ISO/IEC TS 17021-6:2014), Phần 6: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh

- TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 (ISO/IEC TS 17021-8:2019), Phần 8: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

- TCVN ISO/IEC TS 17021-9:2018 (ISO/IEC TS 17021-9:2016), Phần 9: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chống hối lộ

- TCVN ISO/IEC TS 17021-10:2020 (ISO/IEC TS 17021-10:2018), Phần 10: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

- TCVN ISO/IEC TS 17021-11:2020 (ISO/IEC TS 17021-11:2018), Phần 11: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý cơ sở vật chất

Bộ ISO/IEC 17021 với tên chung Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems còn có các tiêu chuẩn sau:

- ISO/IEC TS 17021-7:2014, Part 7: Competence requirements for auditing and certification of road traffic safety management systems

- ISO/IEC TS 17021-12:2020, Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 12: Competence requirements for auditing and certification of collaborative business relationship management systems

- ISO/IEC TS 17021-13:2021, Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 13: Competence requirements for auditing and certification of compliance management systems

- ISO/IEC TS 17021-14:2022, Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 14: Competence requirements for auditing and certification of management systems for records

 

Lời giới thiệu

TCVN 37101 lập ra một khuôn khổ rõ ràng giúp cộng đồng phát triển các mục đích và tầm nhìn của mình. Nhân sự thực hiện việc chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng cần có năng lực chung quy định TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015) và năng lực về hệ thống quản lý cụ thể quy định trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015) và các nguyên tắc hướng dẫn nêu ở Điều 4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015). Cụ thể là, tiêu chuẩn làm rõ các yêu cầu đối với năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận nêu ở Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).

Phạm vi của tiêu chuẩn này không chỉ giới hạn ở năng lực của chuyên gia đánh giá, mà bao trùm cá nhân sự khác tham gia vào chứng nhận như: nhân sự thực hiện xem xét đăng ký để xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá, lựa chọn thành viên đoàn đánh giá và xác định thời gian đánh giá; nhân sự xem xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận.

Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm với các bên quan tâm, gồm cả khách hàng của mình và khách hàng của tổ chức có hệ thống quản lý được chứng nhận, trong việc đảm bảo rằng chỉ những chuyên gia đánh giá chứng tỏ được năng lực thích hợp mới được cho phép thực hiện đánh giá hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng. Mục đích là tất cả các chuyên gia đánh giá đều có năng lực chung được quy định ở TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1) và năng lực cụ thể được quy định trong tiêu chuẩn này. Tổ chức chứng nhận sẽ cần nhận biết năng lực cụ thể của đoàn đánh giá cần thiết cho phạm vi của từng cuộc đánh giá.

Trong tiêu chuẩn này từ:

- “phải” chỉ một yêu cầu;

- “cần/nên” chỉ một khuyến nghị;

- “được phép” chỉ sự cho phép;

- “có thể” chỉ một khả năng hoặc năng lực.

 

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ - PHẦN 8: YÊU CẦU V NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÁT TRIN BN VỮNG CHO CỘNG ĐNG

Conformity assessment - Requirements for bodies providing audit and certification of management systems - Part 8: Competence requirements for auditing and certification of management systems for sustainable development in communities

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng và bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1).

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý- Phần 1: Các yêu cầu

TCVN ISO 37100 (ISO 37100), Đô thị và cộng đồng bền vững - Từ vựng

TCVN 37101:2017, Phát triển bền vững cho cộng đồng - Hệ thống quản lý phát triển bền vững - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO 37100 (ISO 37100), TCVN 37101, TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1).

TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023

4  Yêu cầu chung về năng lực

Tổ chức chứng nhận phải xác định các yêu cầu về năng lực đối với từng chức năng chứng nhận nêu trong Bảng A.1, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015). Khi xác định các yêu cầu về năng lực này, tổ chức chứng nhận phải tính đến tất cả các yêu cầu quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1), cũng như các yêu cầu về năng lực được quy định ở Điều 5, 6 và 7 của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Phụ lục A nêu tổng quan các yêu cầu về năng lực đối với nhân sự tham gia vào chức năng chứng nhận cụ thể.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin về các nguyên tắc đánh giá được nêu trong TCVN ISO 19011 (ISO 19011).

5  Yêu cầu về năng lực đối với chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

5.1  Yêu cầu chung

5.1.1  Đoàn đánh giá phải bao gồm các chuyên gia đánh giá có năng lực tổng thể để thực hiện cuộc đánh giá.

5.1.2  Chuyên gia đánh giá phải có kiến thức về hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng và cách thức các quá trình của hệ thống tương tác để đạt được các kết quả dự kiến.

5.1.3  Đoàn đánh giá phải có mức năng lực bao gồm năng lực chung được quy định ở TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1); hiểu về các yêu cầu của TCVN 37101 và mối quan hệ giữa các yêu cầu; kiến thức về hệ thống qun lý phát triển bền vững cho cộng đng được quy định ở các điều từ 5.2 đến 5.8.

CHÚ THÍCH: Không nhất thiết các thành viên trong đoàn đánh giá phải có năng lực như nhau, tuy nhiên năng lực tổng thể của đoàn đánh giá cần đủ để đạt được các mục tiêu đánh giá.

5.2  Thuật ngữ và quá trình

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về thuật ngữ và các quá trình liên quan đến phát triển bền vững cho cộng đồng.

5.3  Bối cảnh của tổ chức

5.3.1  Đoàn đánh giá phải có kiến thức về bối cảnh trong đó tổ chức hoạt động như nêu tại Điều 4, TCVN 37101:2017, để xác định xem tổ chức có hay không nhận biết các vấn đề về bền vững nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả dự kiến của hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng.

5.3.2  Đoàn đánh giá phải có kiến thức về loại hình bên quan tâm tiềm ẩn, đ xác định xem tổ chức có nhận biết nhu cầu và mong đợi có liên quan của các bên quan tâm này hay không.

5.3.3  Đoàn đánh giá phải có kiến thức để xác định xem tổ chức có nhận biết phạm vi, bao gồm cả ranh giới và khả năng áp dụng hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng trong phạm vi bối cảnh của mình hay không.

5.4  Mục đích của tính bền vững và các vn đề về tính bền vững

5.4.1  Đoàn đánh giá phải có kiến thức về sáu mục đích của tính bền vững dưới đây và cách thức các mục đích này tương tác với mười hai vấn đề về tính bền vững nêu ở 5.4.2.

a) sự lôi cuốn;

b) bảo tồn và cải thiện môi trường;

c) khả năng phục hồi;

d) sử dụng tài nguyên có trách nhiệm;

e) gắn kết xã hội;

f) phúc lợi.

5.4.2  Đoàn đánh giá phải có kiến thức về cách thức các vấn đề sau đóng góp cho phát triển bền vững:

a) điều hành, trao quyền và cam kết;

b) giáo dục và xây dựng năng lực;

c) đổi mới, sáng tạo và phát triển nghiên cứu;

d) y tế và chăm sóc cộng đồng;

e) văn hóa và bản sắc cộng đồng;

f) đoàn kết, tương thân và tương ái;

g) kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững;

h) môi trường sống và làm việc;

i) an toàn và an ninh;

j) cơ sở hạ tầng của cộng đồng;

k) sự di chuyển;

l) đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

5.5  Sự lãnh đạo

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về vai trò và ảnh hưởng của lãnh đạo của tổ chức, để đánh giá xem lãnh đạo cao nhất của tổ chức có hay không chứng tỏ cam kết của mình với hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng và trong việc đạt được kết quả dự kiến.

5.6  Hoạch định

5.6.1  Rủi ro và hội

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về loại hình rủi ro và cơ hội liên quan đến phát triển bền vững cho cộng đồng, để đánh giá xem tổ chức có hay không áp dụng phương pháp thích hợp nhằm xác định rủi ro và cơ hội trong bối cảnh của tổ chức và trong phạm vi của hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các phương pháp và tiêu chí liên quan để xác định rủi ro và cơ hội có thể bao gồm phân tích định tính và định lượng.

CHÚ THÍCH 2: Có thể xem thông tin thêm trong TCVN IEC 31010 (IEC 31010).

5.6.2  Xem xét đường cơ sở

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về quá trình chung cho việc xem xét đường cơ sở liên quan đến cộng đồng, để đánh giá xem tổ chức có thực hiện xem xét đường cơ sở trong phạm vi hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng hay không.

5.6.3  Nghĩa vụ tuân thủ

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về các nghĩa vụ tuân thủ liên quan đến các vấn đề về bền vững nằm trong hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng.

5.6.4  Tầm quan trọng của các vấn đề về tính bền vững

Đoàn đánh giá phải có kiến thức để xác định xem tổ chức có hay không nhận biết tầm quan trọng của các vấn đề về tính bền vững ảnh hưởng đến chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch và dịch vụ của tổ chức cho cộng đồng.

5.6.5  Xác định và thu hút các bên quan tâm

Đoàn đánh giá phải có kiến thức để xác định xem các quá trình xác định và thu hút các bên quan tâm có được áp dụng hay không.

5.7  Các mục tiêu phát triển bền vững

Đoàn đánh giá phải có kiến thức để xác định xem tổ chức có áp dụng các phương pháp thích hợp để nhận biết chiến lược và mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng hay không.

5.8  Đánh giá kết quả thực hiện

Đoàn đánh giá phải có kiến thức về phương pháp đánh giá kết quả thực hiện, bao gồm cả chủ động và ứng phó, các chỉ số định tính và định lượng, để xác định xem tổ chức có đang đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng hay không.

CHÚ THÍCH: TCVN 37120 giới thiệu bộ chỉ số tham chiếu cho dịch vụ đô thị và cht lượng cuộc sng. Cũng có các bộ chỉ s khác về phát triển bền vững, ví dụ như bộ chỉ số nêu trong TCVN ISO/TR 37121 (ISO/TR 37121).

6  Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự xem xét đăng ký

6.1  Yêu cầu chung

Nhân sự thực hiện xem xét đăng ký phải có năng lực chung được quy định ở TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1), phải hiểu các yêu cầu của TCVN 37101 và mối quan hệ giữa các yêu cầu và phải có kiến thức về các yêu cầu nêu ở 6.2 và 6.3.

6.2  Thuật ngữ

Nhân sự thực hiện xem xét đăng ký phải có kiến thức về các thuật ngữ liên quan đến phát triển bền vững cho cộng đồng.

6.3  Bối cảnh của tổ chức

Nhân sự thực hiện xem xét đăng ký phải có kiến thức về bối cảnh chung trong đó tổ chức hoạt động.

7  Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận

7.1  Yêu cầu chung

Nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận phải có năng lực chung được quy định ở TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1), phải hiểu các yêu cầu của TCVN 37101 và mối quan hệ giữa các yêu cầu và phải có kiến thức về các yêu cầu nêu ở 7.2 đến 7.5.

7.2  Thuật ngữ và quá trình

Nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức về thuật ngữ và quá trình liên quan đến phát triển bền vững cho cộng đồng.

7.3  Bối cảnh của tổ chức

Nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức về bi cảnh chung trong đó tổ chức hoạt động được nêu trong Điều 4, TCVN 37101.

7.4  Mục đích của tính bền vững và các vấn đề về tính bền vững

Nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận phải có kiến thức về sáu mục đích về tính bền vững (Điều 4.5, TCVN 37101) và cách thức các mục đích này tương tác với mười hai vấn đề về tính bền vững (Điều 4.6, TCVN 37101).

7.5  Hoạch định

Nhân sự thẩm xét và ra quyết định chng nhận phải có kiến thức về quá trình và phương pháp hoạch định, khi thích hợp bao gồm cả xem xét đường cơ sở và các nghĩa vụ tuân thủ đối với cộng đồng bền vững.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Kiến thức về đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

Bảng A.1 nêu tóm tắt các kiến thức cần thiết cho việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng. Bảng A.1 nhận biết các lĩnh vực kiến thức cho từng chức năng chứng nhận cụ thể. Yêu cầu về năng lực đối với từng chức năng được nêu ở các Điều 5; 6 và 7.

Bảng A.1 - Kiến thức về đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

Kiến thức

Chức năng chứng nhận

Thực hiện xem xét đăng ký để xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá, lựa chọn thành viên đoàn đánh giá và xác định thời gian đánh giá

Thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận

Đoàn đánh giá

Thuật ngữ và quá trình

 

7.2

5.2

Thuật ngữ

6.2

 

 

Bối cảnh của tổ chức

6.3

7.3

5.3

Mục đích của tính bền vững và các vấn đề về tính bền vững

 

7.4

5.4

Sự lãnh đạo

 

 

5.5

Hoạch định

 

7.5

5.6

Rủi ro và cơ hội

 

 

5.6.1

Xem xét đường cơ sở

 

 

5.6.2

Các nghĩa vụ tuân thủ

 

 

5.6.3

Tầm quan trọng của các vấn đề về tính bền vững

 

 

5.6.4

Xác định và thu hút các bên quan tâm

 

 

5.6.5

Các mục tiêu phát triển bền vững

 

 

5.7

Đánh giá kết quả thực hiện

 

 

5.8

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 19011 (ISO 19011), Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

[2] TCVN IEC 31010 (IEC 31010), Quản lý rủi ro - Kỹ thuật đánh giá rủi ro

[3] TCVN 37120, Đô thị và cộng đồng bền vững - Các chỉ số về dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống

[4] The integrated use of management system standards, ISO handbook (Sổ tay của của ISO, Sử dụng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý)

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung về năng lực

5  Yêu cầu về năng lực đối với chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

6  Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự xem xét đăng ký

7  Yêu cầu về năng lực đối với nhân sự thẩm xét và ra quyết định chứng nhận

Phụ lục A (tham khảo) Kiến thức về đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi