Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8772:2017 hướng dẫn đo liều các chương trình phóng thích côn trùng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8772:2017
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8772:2017 ISO/ASTM 51940:2013 Hướng dẫn đo liều đối với các chương trình phóng thích côn trùng bất dục
Số hiệu: | TCVN 8772:2017 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8772:2017
ISO/ASTM 51940:2013
HƯỚNG DẪN ĐO LIỀU ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG THÍCH CÔN TRÙNG BẤT DỤC
Standard Guide for dosimetry for sterile insects release programs
Lời nói đầu
TCVN 8772:2017 thay thế TCVN 8772:2011;
TCVN 8772:2017 hoàn toàn tương đương với ISO/ASTM 51940:2013;
TCVN 8772:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TIÊU CHUẨN HƯỚNG DẪN ĐO LIỀU ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG THÍCH CÔN TRÙNG BẤT DỤC
Standard guide for dosimetry for sterile insect release programs
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình đo liều được dùng để bất dục các côn trùng sống bằng bức xạ áp dụng trong các chương trình quản lý dịch hại. Việc sử dụng lần đầu các côn trùng này là trong Kỹ thuật bất dục côn trùng [Sterile Insect Technique (SIT)], khi đó một lượng lớn côn trùng bất dục được phóng thích vào đồng ruộng để giao phối với các côn trùng bình thường cùng loài nhằm kiểm soát mật độ dịch hại của loài đó. Việc sử dụng lần thứ hai các côn trùng bất dục là khi dùng làm vật chủ lành để nhân nuôi các ký sinh trùng. Các quy trình nêu trong tiêu chuẩn này sẽ giúp đảm bảo rằng các côn trùng đã được xử lý bằng bức xạ ion hóa từ các nguồn gamma, điện tử, hoặc tia X nhận được liều hấp thụ trong dải liều xác định trước đó. Thông tin về dải liều hiệu quả trong các ứng dụng bất dục côn trùng cụ thể hoặc trong phương pháp để xác định dải liều hiệu quả không được đề cập trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Phép đo liều chỉ là một phần của chương trình đảm bảo chất lượng tổng thể để đảm bảo rằng côn trùng bị chiếu xạ được bất dục thích hợp và đủ để cạnh tranh hoặc phù hợp cho mục đích đã định khác.
1.2 Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về phép đo liều trong chiếu xạ côn trùng bằng các kiểu máy chiếu xạ: máy chiếu xạ nguồn khô tự che chắn 137Cs hoặc 60Co, các máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp tự che chắn (năng lượng xử lý cực đại từ 150 keV đến 300 keV), máy chiếu xạ gamma kích cỡ lớn và máy gia tốc điện tử (chế độ điện tử và chế độ tia X).
CHÚ THÍCH 2: Ngoài ra, thông tin chi tiết về các quy trình đo liều phái đáp ứng chất lượng lắp đặt, chất lượng vận hành, hiệu quả và các quá trình xử lý sản phẩm thường xuyên được nêu trong ISO/ASTM Practice 51608 [các thiết bị chiếu xạ tia X (bức xạ hãm) xử lý ở năng lượng trên 300 keV], ISO/ASTM 51649 (thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử), TCVN 8234 (ISO/ASTM 51702) (các thiết bị chiếu xạ gamma kích cỡ lớn), ISO/ASTM Practice 52116 (các thiết bị chiếu xạ gamma nguồn khô tự che chắn) và Tài liệu tham khảo [1] (các thiết bị chiếu xạ tia X tự che chắn).
1.3 Liều hấp thụ điển hình để bất dục côn trùng nằm trong dải từ 20 Gy đến 600 Gy.
1.4 Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc bất dục côn trùng. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho việc bất dục các loài động vật không xương sống khác bằng bức xạ (ví dụ: bộ ve, bét, lớp chân bụng) và để chiếu xạ côn trùng sống hoặc các loài không xương sống khác với các mục đích khác (ví dụ: tạo ra sự đột biến), đưa ra liều hấp thụ trong dải được quy định trong 1.3.
1.5 Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến việc sử dụng các chỉ thị nhạy bức xạ trong việc nhận biết bằng cách quan sát và định tính côn trùng được chiếu xạ.
1.6 Tiêu chuẩn này là một trong các tiêu chuẩn cung cấp các khuyến cáo để thực hiện và sử dụng chính xác phép đo liều trong xử lý bằng bức xạ và mô tả các phương thức đạt được, tuân thủ các yêu cầu của ISO/ASTM 52628. Tiêu chuẩn này thường được sử dụng kết hợp với ISO/ASTM 52628 Practice for dosimetry in radiation processing (Thực hành đo liều trong xử lý bằng bức xạ)
1.7 Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải tự xác lập các tiêu chuẩn thích hợp về thực hành an toàn và sức khỏe và xác định khả năng áp dụng các giới hạn luật định trước khi sử dụng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2.1 Tiêu chuẩn ASTM
ASTM E170, Terminology relating to radiation measurements and dosimetry (Thuật ngữ liên quan đến các phép đo bức xạ và đo liều).
2.2 Tiêu chuẩn ISO/ASTM
TCVN 7910 (ISO/ASTM 51275), Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều màng mỏng nhuộm màu trong xử lý bằng bức xạ.
TCVN 7912 (ISO/ASTM 51310) Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều dẫn sóng quang học nhuộm màu trong xử lý bằng bức xạ
TCVN 7914 (ISO/ASTM 51956), Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều nhiệt huỳnh quang (TLD) trong xử lý bằng bức xạ.
TCVN 8230 (ISO/ASTM 51539), Tiêu chuẩn hướng dẫn sử dụng chỉ thị bức xạ.
TCVN 8232 (ISO/ASTM 51607), Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều cộng hưởng thuận từ electron-alanin.
TCVN 8234 (ISO/ASTM 51702), Tiêu chuẩn thực đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý bằng bức xạ.
ISO/ASTM 51261, Guide for selection and calibration of dosimetry systems for radiation processing (Hướng dẫn lựa chọn và hiệu chuẩn các hệ đo liều trong xử lý bằng bức xạ).
ISO/ASTM 51608, Practice for dosimetry in an X-ray (bremsstrahlung) facility for radiation processing [Thực hành đo liều đối với các thiết bị chiếu xạ sử dụng tia X (bức xạ hãm) để xử lý thực phẩm].
ISO/ASTM 51649, Practice for dosimetry in an electron beam facility for radiation processing at energies between 300 keV and 25 MeV (Thực hành đo liều trong thiết bị chùm tia điện tử trong xử lý bằng bức xạ ở năng lượng trong khoảng 300 KeV và 25 MeV).
ISO/ASTM 51707, Practice for estimating uncertainties in dosimetry for radiation processing (Thực hành đánh giá sai số đối với các phép đo liều trong xử lý bằng bức xạ).
ISO/ASTM 52116, Practice for Dosimetry for a Self-Contained Dry-Storage Gamma-Ray Irradiator (Thực hành đo liều đối với máy chiếu xạ tia Gamma nguồn khô tự che chắn).
ISO/ASTM 52303, Guide for absorbed-dose mapping in radiation processing facilities (Hướng dẫn xác định trường phân bố liều hấp thụ của thiết bị xử lý bằng bức xạ).
ISO/ASTM 52628, Practice for dosimetry in radiation processing (Thực hành đo liều trong xử lý bằng bức xạ).
ISO/ASTM 52701, Guide for performance characterization of dosimeters and dosimetry systems for use in radiation processing (Hướng dẫn đặc tính hiệu năng của liều kế và hệ đo liều để dùng trong xử lý bằng bức xạ)
2.3 Báo cáo của Ủy ban Quốc tế về đơn vị và các phép đo bức xạ (ICRU)
Báo cáo số 85a của ICRU, Fundamental units and quantites for ionizing radiation (Đơn vị và đại lượng cơ bản trong bức xạ ion hóa).
2.4 Tiêu chuẩn ISO
TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
2.5 Báo cáo của Ủy ban phối hợp về hướng dẫn đo lường (JCGM)
JCGM 100:2008, TCVN 9595-3:2015 [ISO/IEC Guide 98-3:2008 (GUM:1995)], Đánh giá dữ liệu đo lường - Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo.
JCGM 100:2008, TCVN 6165:1996 (VIM:1993)1), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Các khái niệm cơ bản và các thuật ngữ có liên quan.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Thuật ngữ chung
3.1.1
Liều hấp thụ (D) [absorbed dose (D)]
Lượng năng lượng bức xạ ion hóa truyền cho một đơn vị khối lượng vật chất xác định. Đơn vị đo liều hấp thụ quốc tế SI là gray (Gy), 1 Gy tương đương với sự hấp thụ 1 Jun trên 1 kilogam vật chất xác định (1 Gy = 1 J/kg). Biểu thức toán học là tỷ số giữa và dm, trong đó là năng lượng hấp thụ trung bình mà bức xạ ion hóa truyền cho khối vật chất có khối lượng là dm (xem Báo cáo số 85a của ICRU).
3.1.1.1 Giải thích: Đơn vị cũ dùng cho liều hấp thụ là rad (1 rad = 100 erg/g = 0,01 Gy). Liều hấp thụ đôi khi được gọi là liều.
3.1.2
Lập biểu đồ liều hấp thụ (absorbed-dose mapping)
Việc đo liều hấp thụ trong sản phẩm được chiếu xạ để tạo ra sự phân bố liều hấp thụ một chiều, hai chiều hoặc ba chiều, từ đó thu được các giá trị trường phân bố liều.
3.1.3
Suất liều hấp thụ, D (absorbed-dose rate, D)
Liều hấp thụ trong vật liệu trên số gia của thời gian, là tỷ số của dD và dt (xem ASTM E 170). Đơn vị quốc tế SI là Gy.s-1.
3.1.3.1 Giải thích: Suất liều hấp thụ có thể được quy định theo giá trị trung bình của D trong các khoảng thời gian dài hơn, ví dụ: bằng đơn vị Gy.min-1 hoặc Gy.h-1.
3.1.4
Phòng thử nghiệm được công nhận (approved laboratory)
Phòng thử nghiệm được Ủy ban đo lường quốc gia thành lập hoặc được chính thức công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025) hoặc có hệ thống chất lượng phù hợp với các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025).
3.1.4.1 Giải thích: Phòng thử nghiệm được Ủy ban đo lường quốc gia thành lập hoặc phòng thử nghiệm hiệu chuẩn khác được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025) cần được sử dụng để đảm bảo tính liên kết chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế. Giấy chứng nhận hiệu chuẩn thu được từ phòng thử nghiệm không có chứng nhận hoặc công nhận chính thức sẽ không cần chứng minh tính liên kết chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế.
3.1.5
Hiệu chuẩn (calibration)
[Xem 6.11 của TCVN 6165:1996 (VIM:1993)] Trong các điều kiện cụ thể, thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị đại lượng được xác định bằng thiết bị đo hoặc hệ thống đo, hoặc các giá trị thu được từ phép đo vật liệu hoặc vật liệu chuẩn và các giá trị tương ứng thu được từ các chuẩn.
3.1.5.1 Giải thích: Các điều kiện hiệu chuẩn bao gồm các điều kiện môi trường và điều kiện chiếu xạ trong quá trình chiếu xạ, bảo quản và phép đo các liều kế được sử dụng để dựng đường chuẩn. Để đạt được các điều kiện môi trường ổn định, cần ổn định điều kiện các liều kế trước khi thực hiện quá trình hiệu chuẩn.
3.1.6
Hệ số đồng đều liều (dose uniformity ratio)
Tỷ lệ giữa liều hấp thụ cực đại với liều hấp thụ cực tiểu trong sản phẩm được chiếu xạ.
3.1.6.1 Giải thích: Khái niệm này còn được coi là hệ số liều cực đại/cực tiểu.
3.1.7
Liều kế (dosimeter)
Dụng cụ mà khi chiếu xạ, có sự thay đổi định lượng có liên quan đến liều hấp thụ trong vật liệu đã cho khi sử dụng thiết bị và quy trình đo thích hợp.
3.1.8
Mẻ liều kế (dosimeter batch)
Một lượng các liều kế được tạo thành từ một lượng vật liệu cụ thể có thành phần đồng đều, được sản xuất cùng một lần trong các điều kiện ổn định được kiểm soát và có mã nhận dạng duy nhất.
3.1.9
Bộ liều kế (dosimeter set)
Một hay nhiều liều kế được sử dụng để xác định liều hấp thụ tại một vị trí và giá trị trung bình của chúng là liều hấp thụ tại vị trí đó.
3.1.10
Hệ đo liều (dosimetry system)
Hệ được dùng để xác định liều hấp thụ bao gồm các liều kế, các dụng cụ đo liều và các chuẩn có liên quan cũng như các quy trình sử dụng chúng.
3.1.11
Đại lượng ảnh hưởng (influence quantity)
Đại lượng không phải là đại lượng đo nhưng có ảnh hưởng đến kết quả của phép đo.
3.1.11.1 Giải thích: Trong phép đo liều xử lý bằng bức xạ, thuật ngữ này bao gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối, các khoảng thời gian, ánh sáng, năng lượng bức xạ, suất liều hấp thụ và các yếu tố khác mà có ảnh hưởng đến độ nhạy của liều kế, cũng như các đại lượng có liên quan đến thiết bị đo.
3.1.12
Hiệu chuẩn tại chỗ (in-situ/in-plant calibration)
Hiệu chuẩn khi thực hiện chiếu xạ liều kế ngay tại nơi sử dụng các liều kế đo thường xuyên.
3.1.12.1 Giải thích: Hiệu chuẩn tại chỗ các hệ liều kế có liên quan đến việc chiếu xạ các liều kế cùng với các liều kế chuẩn tham chiếu và liều kế chuẩn truyền, trong các điều kiện vận hành là đại diện cho môi trường xử lý thông thường, dùng để dựng đường chuẩn đối với các hệ đo liều thường xuyên.
3.1.13
Đánh giá chất lượng lắp đặt (installation qualification)
Quá trình thu nhận và lập hồ sơ nhằm chứng minh rằng các thiết bị, dụng cụ được cung cấp và lắp đặt theo đúng quy định kỹ thuật.
3.1.14
Vật chứa chiếu xạ (irradiation container)
Vật chứa mà sản phẩm được đặt trong đó trong suốt quá trình chiếu xạ.
3.1.14 Giải thích: Đối với quá trình chiếu xạ côn trùng, cấu hình của các vật chứa cùng với các yếu tố như kiểu loại và năng lượng bức xạ, thiết kế máy chiếu xạ, loài côn trùng, giai đoạn côn trùng được chiếu xạ và các yêu cầu khác (ví dụ: một số loài côn trùng được chiếu xạ trong môi trường oxy giảm, các vật chứa kín khí) rất khác nhau. Các vật chứa côn trùng bao gồm các dụng cụ sử dụng đơn lẻ như các ống giấy hoặc túi chất dẻo để đựng các vật chứa bằng thép không gỉ hoặc các vật liệu bền khác có thể tái sử dụng. Khi sử dụng các vật chứa, côn trùng thường được giữ trong các hộp đặt trong túi chất dẻo hoặc các vật chứa dùng một lần khác
3.1.15
Bệ xoay của máy chiếu xạ (irradiator turntable)
Dụng cụ được sử dụng để quay mẫu trong suốt quá trình chiếu xạ để tăng sự đồng đều liều.
3.1.15.1 Giải thích: Bệ xoay của máy chiếu xạ thường gọi là bệ xoay. Đôi khi cấu hình máy chiếu xạ, ví dụ nguồn bức xạ có mảng hình khuyên quanh sản phẩm có thể không cần bệ xoay.
3.1.16
Đánh giá chất lượng vận hành [operational qualification (OQ)]
Quá trình thu nhận và lập hồ sơ nhằm chứng minh rằng các thiết bị, dụng cụ được lắp đặt hoạt động trong giới hạn đã định khi sử dụng theo đúng quy trình vận hành.
3.1.17
Đánh giá hiệu năng [performance qualification (PQ)]
Quá trình thu nhận và lập hồ sơ nhằm chứng minh rằng thiết bị đã được lắp đặt và hoạt động theo đúng quy trình vận hành, thực hiện phù hợp với quy định và sản phẩm đáp ứng được các quy định kỹ thuật.
3.1.18
Chỉ thị nhạy bức xạ (radiation-sensitive indicator)
Vật liệu như cơ chất được phủ hoặc tẩm keo, mực hoặc nhãn mà có thể dán hoặc gắn trên sản phẩm hoặc vật chứa chiếu xạ mà nhìn thấy sự thay đổi khi xử lý bức xạ ion hóa [xem TCVN 8230 (ISO/ASTM 51539)].
3.1.18.1 Giải thích: Chỉ thị nhạy bức xạ thường được gọi là “chỉ thị”. Chỉ thị có thể được sử dụng để chỉ ra rằng các sản phẩm đã xử lý bức xạ ion hóa. Chúng có thể được sử dụng để đưa ra sự nhận biết bằng mắt thường và định tính chiếu xạ đồng thời có thể được sử dụng để phân biệt giữa mẫu đã chiếu xạ và chưa chiếu xạ. Không dùng chỉ thị để thay thế hệ đo liều chính xác.
3.1.19
Hệ đo liều chuẩn tham chiếu (reference Standard dosimetry system)
Hệ đo liều thường có chất lượng đo lường cao có sẵn tại một địa điểm nhất định hoặc trong một tổ chức nhất định, nơi các phép đo được đưa ra.
3.1.20
Hệ do liều thường xuyên (routine dosimeter system)
Hệ đo liều được hiệu chuẩn dựa trên hệ đo liều chuẩn tham chiếu và được dùng để đo liều hấp thụ thường xuyên, bao gồm cả lập biểu đồ liều và giám sát quá trình.
3.1.21
Sản phẩm tương tự (simulated product)
Lượng vật liệu có các đặc tính hấp thụ và tán xạ giống sản phẩm, vật liệu hoặc chất được chiếu xạ.
3.1.21.1 Giải thích: Sản phẩm tương tự được sử dụng để thay thế cho sản phẩm, vật liệu hoặc chất thực được chiếu xạ khi xác định đặc tính của máy chiếu xạ. Khi được sử dụng để bù vào sản phẩm bị thiếu trong quá trình chiếu xạ thường xuyên, thì sản phẩm tương tự được gọi là vật liệu thay thế. Khi được sử dụng trong biểu đồ phân bố liều, sản phẩm tương tự được gọi là vật liệu giả.
3.1.22
Tính liên kết chuẩn (traceability)
Tính chất của kết quả đo hoặc giá trị của một chuẩn mà nhờ đó có thể liên hệ tới những chuẩn đã định, thường là chuẩn quốc gia hay chuẩn quốc tế thông qua một chuỗi so sánh không gián đoạn với những độ không đảm bảo đo đã định.
3.1.22.1 Giải thích: Chuỗi so sánh không gián đoạn được gọi là “chuỗi liên kết chuẩn”.
3.1.23
Hệ đo liều chuẩn truyền (transfer standard dosimetry system)
Hệ đo liều được sử dụng làm bước trung gian để hiệu chuẩn các hệ đo liều khác.
3.1.24
Liều dịch chuyển (transit dose)
Liều hấp thụ được phân bố đến mẫu chiếu xạ (hoặc liều kế) khi di chuyển mẫu từ vị trí chưa chiếu xạ đến vị trí chiếu xạ hoặc trong trường hợp khi nguồn dịch chuyển trong và ngoài vị trí chiếu xạ.
3.1.25
Liều kế loại I (type I dosimeter)
Liều kế có chất lượng đo cao, độ nhạy của liều kế bị ảnh hưởng bởi từng đại lượng ảnh hưởng theo cách dễ xác định, có thể được biểu thị theo các hệ số hiệu chính độc lập.
3.1.26
Liều kế loại II (type II dosimeter)
Liều kế có độ nhạy bị ảnh hưởng bởi từng đại lượng ảnh hưởng theo cách phức tạp, không được biểu thị theo các hệ số hiệu chính độc lập.
3.2 Thuật ngữ cụ thể trong tiêu chuẩn này
3.2.1
Côn trùng nuôi thử nghiệm (factory-reared insects)
Côn trùng được nuôi với lượng lớn trong phòng thử nghiệm hoặc trang trại để sử dụng, gây bất dục bằng chiếu xạ làm các động vật sống trong các chương trình quản lý sinh vật gây hại.
3.3 Các thuật ngữ, định nghĩa khác được sử dụng trong tiêu chuẩn này có liên quan đến phép đo và liều bức xạ được nêu trong ASTM E 170. Các định nghĩa trong ASTM E 170 phù hợp với Báo cáo số 85a của ICRU, do đó các tài liệu này có thể được sử dụng làm các tài liệu tham khảo thay thế.
4 Ý nghĩa và ứng dụng
4.1 Mục đích sử dụng chính của côn trùng nuôi thử nghiệm là để sử dụng cho chương trình phóng thích côn trùng bất dục (ví dụ: kỹ thuật bất dục côn trùng hoặc SIT) với sự ngăn cản hoặc triệt sản quần thể dịch hại [2], [3]. Số lượng lớn côn trùng bị bất dục sinh sản (bằng chiếu xạ) được phóng thích vào vùng có một “quần thể đích” hoang dã có cùng loài tồn tại. Quần thể hoang dã bị giảm đến khi con đực đã bất dục có khả năng giao phối với con cái trong tự nhiên. Liều hấp thụ bức xạ đối với côn trùng thử nghiệm sẽ nằm trong dải tạo ra mức bất dục xác định mà không giảm khả năng cạnh tranh với côn trùng trưởng thành trong tự nhiên. Các loài đích theo chương trình SIT là dịch hại điển hình chủ yếu ảnh hưởng đến nông nghiệp hoặc sức khỏe con người, do đó, cần đảm bảo phép đo liều được chuẩn hóa, trong đó côn trùng được chiếu xạ trước là điều quan trọng đối với ngành nông nghiệp, các luật về nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng và cộng đồng dân cư [3]. Người vận hành máy chiếu xạ phải chứng minh bằng cách đo liều hấp thụ chính xác của tất cả côn trùng nhận được liều hấp thụ trong dải quy định.
4.2 Mục đích sử dụng khác của côn trùng nuôi thử nghiệm là tạo ra các ký sinh để phóng thích nhằm chống lại quần thể dịch hại côn trùng [4], Các ký sinh là các loại côn trùng sinh ra ấu trùng ăn bên trong hoặc trên cơ thể của loài “ký chủ”, tiêu diệt ký chủ. Trong một số chương trình ký sinh, côn trùng chủ nuôi thử nghiệm được chiếu xạ, trước khi được đưa ra để làm ký sinh. Việc chiếu xạ có chủ định này bỏ qua sự cần thiết để tách các vật chủ không bị ký sinh ra khỏi các ký sinh, sao cho côn trùng chủ không bị ký sinh, có khả năng sinh sản được phóng thích chủ động vào đồng ruộng.
4.3 Côn trùng nuôi thử nghiệm có thể được xử lý bằng bức xạ ion hóa như bức xạ gamma từ nguồn 137Cs hoặc 60Co hoặc tia X hoặc chùm điện tử từ máy gia tốc. Chiếu xạ côn trùng bằng tia gamma thường được tiến hành trong máy chiếu xạ nhỏ, có cấu hình ổn định, bảo quản khô [5]. Phương pháp đo liều chiếu xạ côn trùng bằng gamma và tia X đã được chứng minh và bao gồm các quy trình hữu ích đối với phép đo sự phân bố liều hấp thụ qua thể tích của vật chứa chiếu xạ trong máy chiếu xạ nhỏ (ASTM Practice 52116 và Tài liệu tham khảo [1], [6] cũng như các máy chiếu xạ gamma kích cỡ lớn), [TCVN 8234 (ISO/ASTM 51702) và Tài liệu tham khảo [7].
4.4 Các yêu cầu đối với việc chiếu xạ côn trùng nuôi thử nghiệm bao gồm giới hạn liều hấp thụ dưới và có thể bao gồm liều đích trung tâm và giới hạn trên. Các giá trị này dựa trên các yêu cầu của chương trình và dữ liệu khoa học về hiệu quả của liều hấp thụ đến khả năng bất dục, sống sót và cạnh tranh của côn trùng nuôi thử nghiệm.
4.5 Để chứng minh quá trình kiểm soát bức xạ thì liều hấp thụ phải được đo bằng hệ đo liều đã hiệu chuẩn. Các quy định hoặc các quy tắc trong quá trình vận hành thiết bị cần hiệu chuẩn phải có liên kết chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế. Sự thay đổi do cảm ứng bức xạ gây ra trong liều kế được đánh giá và liên quan đến liều hấp thụ qua việc hiệu chuẩn (ISO/ASTM Practice 51261).
4.6 Đối với mỗi máy chiếu xạ, sử dụng hệ đo liều chuẩn truyền hoặc chuẩn tham chiếu để đo suất liều hấp thụ tại vị trí tham chiếu trong lượng côn trùng hoặc sản phẩm tương tự đã chiếu xạ. Phép đo này đưa ra cơ sở để tính thời gian chiếu xạ, tốc độ băng chuyền hoặc thông số khác cần để phân bố liều hấp thụ quy định cho côn trùng.
4.7 Tiến hành lập biểu đồ phân bố liều hấp thụ đối với kích thước và vị trí thiết lập của liều cực tiểu (Dmin) và liều cực đại (Dmax) sử dụng sản phẩm thực hoặc sản phẩm tương tự [5].
5 Loại thiết bị và phương thức vận hành
5.1 Máy chiếu xạ tự che chắn
Nguồn bức xạ của loại thiết bị này được giữ trong các lớp vỏ bảo vệ bằng chì (hoặc vật liệu có số nguyên tử cao thích hợp khác) và không cần bổ sung hoặc mở rộng lớp vỏ để ngăn bức xạ. Nguồn bức xạ có thể là đồng vị phóng xạ hoặc đèn phát tia X.
5.1.1 Máy chiếu xạ gamma (IAEA Category I, Tài liệu tham khảo [8], [9])
Hiện nay, phần lớn việc bất dục các côn trùng được thực hiện bằng cách sử dụng bức xạ gamma từ máy chiếu xạ nguồn khô tự che chắn 137Cs hoặc 60Co. Các loại máy này thường có bộ phận để di chuyển vật chứa chiếu xạ từ vị trí nạp/dỡ đến vị trí chiếu xạ và ngược lại, hoặc xoay chứa chiếu xạ từ vị trí nạp sang vị trí chiếu xạ và sau đó đến vị trí dỡ riêng rẽ.
5.1.1.1 Trong một cấu hình điển hình, đồng vị phóng xạ được đặt trong các thanh hoặc "bút" (xem 6.1.1), được phân bố theo mảng hình khuyên quanh buồng chiếu xạ. Trong quá trình xử lý, vật chứa chiếu xạ được đặt ở tâm mảng nơi suất liều hấp thụ tương đối đồng nhất.
5.1.1.2 Trong một cấu hình thay thế, đồng vị phóng xạ được đặt trong một thanh. Trong trường hợp này, vật chứa chiếu xạ được quay trên bệ xoay của máy chiếu xạ trong buồng chiếu để đạt được liều đồng nhất chấp nhận được. Trục quay phải song song với thanh nguồn, theo phương thẳng đứng.
5.1.2 Máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp
Máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp sử dụng các đèn phát tia X bao gồm một nguồn điện tử (thường là một dây kim loại được gia nhiệt, sợi dây tóc phát ra các điện tử), một trường tĩnh điện để gia tốc các điện tử này và một bộ chuyển đổi để tạo ra bức xạ tia X. Trong các máy chiếu xạ tia X có sẵn hiện nay, bộ chuyển đổi có ở khắp bề mặt cong của đèn phát tia và do đó bức xạ tia X được phát ra theo mọi hướng.
5.1.2.1 Một phương pháp để vận hành máy chiếu xạ tia X là chiếu theo mẻ, khi một vài hộp chứa côn trùng được đặt xung quanh và song song với đèn phát tia X và quay xung quanh đèn trong quá trình chiếu xạ, trong khi vẫn duy trì hướng của chúng (giống như những chiếc ghế trên vòng đu quay) để đạt được sự đồng đều liều chấp nhận được.
5.1.2.2 Một phương pháp khác là liên tục di chuyển các khay có côn trùng giữa hai đèn phát tia X, để chiếu xạ từ hai phía.
5.2 Máy chiếu xạ gamma kích cỡ lớn
Việc chiếu xạ côn trùng bằng tia gamma cũng được tiến hành trong các máy chiếu xạ kích cỡ lớn, nguồn ướt hoặc nguồn khô. Trong các thiết bị này, nguồn điển hình bao gồm một que hoặc một loạt thanh (bút) có chứa 60Co và có thể được nâng lên hoặc hạ xuống trong buồng chiếu xạ lớn. Khi lấy ra khỏi buồng chiếu thì nguồn sẽ được che chắn bằng nước (nguồn ướt, IAEA Category IV [10] hoặc chì hoặc vật liệu có số nguyên tử cao thích hợp khác (nguồn khô, IAEA Category II [10], hoặc cả hai).
5.2.1 Vận hành liên tục
Phương pháp sử dụng thông thường là để các vật chứa côn trùng cần chiếu xạ được tiến hành trên băng chuyền theo một hoặc nhiều vòng quanh nguồn trung tâm, để đạt được liều hấp thụ tương đối đồng nhất. Khi không sử dụng máy chiếu xạ thì nguồn được lấy ra khỏi buồng chiếu xạ.
5.2.2 Vận hành theo mẻ
Phương pháp sử dụng khác là đặt các vật chứa côn trùng vào buồng chiếu xạ trong khi nguồn đã được che chắn và sau đó nâng hoặc hạ nguồn trong buồng chiếu xạ trong một khoảng thời gian cần thiết để đạt liều hấp thụ mong muốn. Đối với chế độ này mỗi vật chứa côn trùng chiếu xạ được quay quanh trục của chính nó để cải thiện độ đồng đều liều.
5.3 Máy gia tốc điện tử
Máy gia tốc tạo điện tử có năng lượng cao (từ 3 MeV đến 10 MeV) có thể cũng được sử dụng để chiếu xạ côn trùng. Các máy chiếu xạ như vậy được bảo quản trong các phòng kín chuyên dụng.
5.3.1 Điển hình là máy gia tốc tạo chùm điện tử hẹp được quét để bao trùm chiều dài và chiều rộng của vật chứa côn trùng, thường là khay đựng.
5.3.2 Bức xạ tia X (bức xạ hãm) được tạo ra bằng cách bắn phá bia tia X bằng chùm điện tử sử dụng cho mục đích này. Bia được làm bằng vonfam, tantali hoặc kim loại khác có số nguyên tử cao, nhiệt độ nóng chảy cao và độ dẫn nhiệt cao.
5.3.3 Để xử lý, mẫu côn trùng được đặt trên băng chuyền chuyển động qua chùm điện tử hoặc tia X. Do phân bố bức xạ theo góc hẹp nên sử dụng các băng chuyền chuyển động liên tục (tốt hơn nên sử dụng hệ thống chiếu xạ tĩnh hoặc hệ thống chiếu xạ luân chuyển) sẽ làm tăng độ đồng đều liều.
5.3.4 Thông tin thêm về thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X cùng phương thức vận hành có thể xem trong ISO/ASTM Practices 51649 (chùm tia điện tử) và ISO/ASTM 51608 (tia X).
6 Đặc tính của nguồn bức xạ
6.1 Máy chiếu xạ gamma
6.1.1 Nguồn bức xạ được sử dụng trong các thiết bị chiếu xạ gamma được nêu trong tiêu chuẩn này bao gồm bộ phận chứa các phân tử 60Co hoặc 137Cs được hàn kín điển hình là các thanh hoặc “bút” được bố trí trên một hoặc nhiều mặt phẳng hoặc hình trụ.
6.1.2 Các phân tử Cobalt-60 phát ra các photon có năng lượng khoảng 1,17 MeV đến 1,33 MeV với các tỷ lệ gần bằng nhau. Các phân tử Cesi-137 phát ra các photon có năng lượng khoảng 0,662 MeV [11],
6.1.3 Chu kỳ bán rã phóng xạ đối với 60Co và 137Cs được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Ấn phẩm gần đây nhất của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ [12] đưa ra giá trị 1925,20 (± 0,25) ngày đối với Co và 11018,3 (± 9,5) ngày đối với 137Cs. Ngoài ra, nguồn bức xạ 137Cs có thể chứa các tạp chất phóng xạ cần được định lượng bởi nhà sản xuất nguồn.
6.1.4 Đối với nguồn bức xạ gamma, chỉ có sự biến thiên về công suất nguồn là do sự giảm hoạt động gây ra bởi sự phân rã phóng xạ. Sự suy giảm hoạt độ nguồn (cường độ nguồn) và sự tăng thời gian chiếu xạ cần thiết tương ứng có thể tính được (xem 8.2.3) hoặc thu được từ các bằng số liệu do nhà sản xuất máy chiếu xạ cung cấp.
6.2 Máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp tự che chắn
Các điện từ phát ra bức xạ tia X (bức xạ hãm) được gia tốc tĩnh điện thông qua hiệu điện thế nhỏ đến năng lượng khoảng vài trăm keV [13], [14],
6.2.1 Hiện nay, các máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp có sẵn sử dụng các đèn phát bức xạ tia X có năng lượng cực đại là 150 keV. Phổ năng lượng liên tục của bức xạ tia X mở rộng từ khoảng 35 keV đến năng lượng của các điện tử [1],
CHÚ THÍCH 3: Vì năng lượng photon thấp nên một số các hệ đo liều thường được sử dụng cùng với máy chiếu xạ gamma và các máy gia tốc thì không áp dụng cho các máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp (xem Phụ lục A1 và Tài liệu tham khảo [1], [13]). Ví dụ, buồng bức xạ ion hóa kiểu Farmer là thích hợp khi sử dụng hệ đo liều chuẩn tham chiếu cho máy chiếu xạ tia X năng lượng thấp [1], [13], [15].
6.2.2 Năng lượng của bức xạ tia X ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của vật chứa chiếu xạ cần để đạt được mức đồng đều liều mong muốn. Cường độ của đèn ảnh hưởng đến suất liều hấp thụ và do đó ảnh hưởng đến thời gian chiếu xạ.
6.3 Máy gia tốc điện tử (các dạng phát điện tử hoặc tia X)
6.3.1 Đối với máy gia tốc điện tử, hai đặc tính chính của chùm tia là phổ năng lượng điện tử và dòng trung bình chùm tia. Phổ năng lượng điện tử ảnh hưởng đến sự thay đổi liều hấp thụ với độ sâu trong vật liệu đã cho và dòng trung bình chùm tia ảnh hưởng đến suất liều hấp thụ. Do khả năng đâm xuyên của điện tử thấp, nên cần phải có năng lượng điện tử ít nhất là 3 MeV để đạt được độ đồng đều liều hữu dụng.
6.3.1.1 Máy gia tốc điện tử tác động trực tiếp dùng dòng điện một chiều hoặc máy phát xung có điện áp cao điển hình tạo ra năng lượng điện tử lên đến 5 MeV.
6.3.1.2 Máy gia tốc điện tử tác động gián tiếp dùng vi sóng hoặc nguồn điện xoay chiều tần suất rất cao (VHF) để tạo ra năng lượng điện tử điển hình từ 5 MeV đến 15 MeV.
6.3.2 Đối với thiết bị chiếu xạ tia X (bức xạ hãm), bên cạnh các đặc tính của chùm tia nêu trong 6.3.1 thì bia tia X được coi là một thông số quyết định. Bức xạ tia X giống với bức xạ gamma từ các nguồn đồng vị phóng xạ. Mặc dù các tác động của chúng lên vật liệu nhìn chung là giống nhau, nhưng các loại bức xạ này khác nhau về phổ năng lượng, sự phân bố góc và suất liều hấp thụ. Phổ năng lượng liên tục của bức xạ tia X (bức xạ hãm) thay đổi từ khoảng 35 keV đến năng lượng cực đại của các điện tử đập tới bia tia X (xem ISO/ASTM 51608). Trong một số thiết bị chiếu xạ tia X, sử dụng tấm lọc quang phổ để giảm thành phần năng lượng thấp của bức xạ do đó sẽ cải thiện sự đồng đều liều.
7 Hệ đo liều
7.1 Mô tả về các loại liều kế và hệ đo liều
Việc phân loại các liều kế và hệ đo liều dựa vào đặc tính liều kế đo lường riêng và vùng áp dụng hệ đo liều (xem ISO/ASTM 52628). Sự phân loại ảnh hưởng đến cả việc lựa chọn và hiệu chuẩn hệ đo liều.
7.1.1 Phân loại liều kế
Việc phân loại các liều kế dựa vào các đặc tính đo lường riêng của chúng. Phương pháp do có thể rất quan trọng trong việc phân loại (xem dưới đây), nhưng việc phân loại không bao gồm việc xem xét thiết bị thực tế được sử dụng hoặc chất lượng chuẩn bị (sản xuất) liều kế.
7.1.1.1 Liều kế loại I
Để được phân loại liều kế loại I thì liều kế phải được áp dụng chính xác, hiệu chính độc lập đối với độ nhạy của nó có tính đến các hiệu ứng của các đại lượng ảnh hưởng như nhiệt độ và suất liều. Khi phân loại liều kế là liều kế loại I, cần phải xác định phương pháp đo. Ví dụ, về nguyên tắc, các gốc tự do được sinh ra trong alanine được chiếu xạ có thể được đo bằng một số kỹ thuật khác nhau; tuy nhiên, chỉ có kỹ thuật phổ cổng hưởng cận từ điện tử [Electron Paramagnetic Resonace (EPR)] được chứng minh là cho chất lượng đo cao cần thiết để phân loại alanine là liều kế loại I. Tham khảo ISO/ASTM 52628 về danh mục các liều kế loại I.
7.1.1.2 Liều kế loại II
Việc phân loại liều kế loại II dựa vào mức độ phức tạp của sự tương tác giữa các đại lượng ảnh hưởng như nhiệt độ và suất liều, làm cho việc áp dụng các hệ số hiệu chính độc lập đối với độ nhạy của liều kế là không thực tế. Tham khảo ISO/ASTM 52628 về danh mục các liều kế loại II.
7.1.2 Phân loại hệ đo liều
7.1.2.1 Hệ đo liều chuẩn tham chiếu
(1) Việc phân loại hệ đo liều chuẩn tham chiếu dựa vào việc áp dụng của hệ đo liều. Hệ đo liều chuẩn tham chiếu được sử dụng làm chuẩn để hiệu chuẩn các hệ đo liều khác được sử dụng trong các phép đo liều thường xuyên. Ngoài ra, các hệ đo liều chuẩn tham chiếu được sử dụng để chứng nhận suất liều hấp thụ ở vị trí chuẩn trong máy chiếu xạ. Độ không đảm bảo đo của hệ đo liều chuẩn tham chiếu sẽ ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo của hệ đo liều được hiệu chuẩn, do đó ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo trong giá trị liều hấp thụ đối với sản phẩm được chiếu xạ.
(2) Các hệ đo liều chuẩn tham chiếu có thể dưới dạng các hệ đo liều được giữ tại một vị trí nhất định hoặc có thể dưới dạng các hệ đo liều chuẩn truyền do phòng thử nghiệm chuẩn quốc gia hoặc phòng thử nghiệm hiệu chuẩn liều đã được công nhận thực hiện. Trong trường hợp sử dụng hệ đo liều chuẩn truyền, liều kế được gửi đến cơ sở chiếu xạ và sau đó được đưa trở lại phòng thử nghiệm để đo. Yêu cầu vận chuyển liều kế không được làm tăng quá mức độ không đảm bảo đo làm hạn chế loại liều kế có thể sử dụng được. Hệ đo liều alanin/EPR, dicromat và Ceric-Cerous thường được sử dụng theo cách này.
(3) Liều kế được sử dụng trong hệ do liều chuẩn tham chiếu thường là các liều kế loại I. Độ không đảm bảo đo mở rộng có thể đạt được bằng phép đo sử dụng hệ đo liều chuẩn tham chiếu thường là ± 3 % (với độ tin cậy 95 %).
7.1.2.2 Hệ đo liều thường xuyên
Việc phân loại hệ đo liều thường xuyên dựa vào việc áp dụng hệ của đo liều, ở đây là phép đo liều hấp thụ thường xuyên, bao gồm cả lập biểu đồ liều và giám sát quá trình. Liều kế được sử dụng trong hệ đo liều thường xuyên thường là hệ đo liều loại II, mặc dù có thể có ngoại lệ, ví dụ sử dụng liều kế alanin loại I. Độ không đảm bảo đo mở rộng có thể đạt được bằng phép đo sử dụng hệ đo liều thường xuyên thường là ± 6 % (với độ tin cậy 95 %).
7.2 Hiệu chuẩn hệ đo liều
7.2.1 Hệ đo liều bao gồm liều kế, dụng cụ đo, các chuẩn tham chiếu có liên quan cũng như các quy trình sử dụng chúng. Trước khi sử dụng, các hệ đo liều thường xuyên phải được hiệu chuẩn theo các quy trình đã được viện dẫn, trong đó quy định chi tiết quá trình hiệu chuẩn và tuân theo ISO/ASTM 51261. Việc hiệu chuẩn này sẽ được lặp lại định kỳ để đảm bảo độ chính xác của phép đo liều hấp thụ được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Các quy trình hiệu chuẩn chi tiết được nêu trong ISO/ASTM 51621. Tất cả các thiết bị, dụng cụ đo liều cần hiệu chuẩn có liên kết chuẩn thích hợp hoặc kiểm tra hiệu quả để xác nhận việc vận hành. Tương tự, mỗi mẻ liều kế mà cơ sở chiếu xạ sử dụng cần được hiệu chuẩn. Nếu được yêu cầu trong quy định hoặc chính sách thì cần chứng minh phép đo liều có liên kết chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia đã được công nhận.
7.2.2 Chiếu xạ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hiệu chuẩn hệ đo liều, có hai phương pháp chiếu xạ các liều kế để hiệu chuẩn:
7.2.2.1 Chiếu xạ hiệu chuẩn được thực hiện tại phòng thử nghiệm đã được công nhận bằng cách thực hiện việc xác nhận hiệu chuẩn đối với các điều kiện sử dụng thực tế (xem ISO/ASTM 51261), và
7.2.2.2 Chiếu xạ hiệu chuẩn tại chỗ các liều kế đo thường xuyên cùng với các liều kế chuẩn truyền được phòng thử nghiệm đã được công nhận đưa ra và phân tích.
7.2.3 Hiệu chuẩn hệ đo liều được thực hiện phổ biến nhất dưới dạng liều hấp thụ trong nước nhưng cũng có thể sử dụng liều hấp thụ trong các vật liệu khác.
8 Đánh giá chất lượng lắp đặt và chất lượng vận hành
8.1 Thực hiện đánh giá chất lượng lắp đặt được thực hiện để thu được và chứng minh bằng văn bản rằng các máy chiếu xạ và các dụng cụ đo đã được cung cấp và lắp đặt đúng theo quy định kỹ thuật. Đánh giá chất lượng lắp đặt bao gồm các hồ sơ về thiết bị chiếu xạ và các dụng cụ đo, thiết lập các quy trình kiểm tra, vận hành và hiệu chuẩn để sử dụng chúng; và xác nhận rằng thiết bị chiếu xạ được lắp đặt và các dụng cụ đo được vận hành đúng theo quy định. Thông tin cụ thể về đánh giá chất lượng lắp đặt đối với các loại thiết bị khác nhau có thể xem trong ISO/ASTM Practice 52116 (các thiết bị chiếu xạ gamma nguồn khô tự che chắn), ISO/ASTM 51608 [các thiết bị chiếu xạ tia X (bức xạ hãm)], ISO/ASTM 51649 (thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử) và TCVN 8234 (ISO/ASTM 51702) (các thiết bị chiếu xạ gamma kích cỡ lớn).
CHÚ THÍCH 4: Bảng A2.1 đưa ra một số các bước khuyến cáo trong các phần sau của chiếu xạ côn trùng: đánh giá chất lượng lắp đặt, đánh giá chất lượng vận hành, đánh giá hiệu quả và các quá trình xử lý sản phẩm thường xuyên. Các bước được khuyến cáo trong Bảng A2.1 không có nghĩa là toàn diện.
8.2 Thực hiện việc đánh giá chất lượng vận hành của thiết bị chiếu xạ nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc mô tả đặc tính hiệu quả, khả năng dự báo và độ tái lặp của thiết bị trong các điều kiện vận hành đã định đối với mỗi bộ thông số vận hành chính có ảnh hưởng đến liều hấp thụ trong sản phẩm. Một phần của quá trình này, việc đo liều có thể được thực hiện, ví dụ: (1) Thiết lập mối quan hệ giữa liều hấp thụ đối với cấu hình chuẩn và các thông số vận hành của máy chiếu xạ, (2) đo sự phân bố liều hấp thụ trong vật chứa chiếu xạ có chứa vật liệu tương tự đồng nhất (lập biểu đồ liều), (3) mô tả sự thay đổi liều hấp thụ đặc trưng khi điều kiện và các thông số quá trình dao động đáng kể trong quá trình vận hành thông thường, và (4) đo suất liều hấp thụ ở vị trí chuẩn trong vật chứa chiếu xạ đầy côn trùng hoặc sản phẩm tương tự.
CHÚ THÍCH 5: Thông tin cụ thể về đánh giá chất lượng vận hành đối với thiết bị chiếu xạ có thể xem trong ISO/ASTM Practice 52116 (đối với thiết bị chiếu xạ gamma nguồn khô tự che chắn). ISO/ASTM 51608 (đối với thiết bị chiếu xạ tia X), ISO/ASTM 51649 (thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử) và TCVN 8234 (ISO/ASTM 51702) (đối với thiết bị chiếu xạ gamma kích cỡ lớn) và trong Tài liệu tham khảo [1] (đối với thiết bị chiếu xạ tia X năng lượng thấp tự che chắn).
8.2.1 Đặc trưng của máy chiếu xạ
Liều hấp thụ mà các loại côn trùng nhận được phụ thuộc vào các thông số vận hành của thiết bị chiếu xạ (như hoạt độ nguồn hoặc năng lượng tại thời điểm chiếu xạ, cấu hình của nguồn, khoảng cách từ nguồn đến sản phẩm, cấu hình chiếu xạ) và các thông số quá trình khác (như thời gian chiếu xạ, thành phần và mật độ sản phẩm, cấu hình nạp sản phẩm).
8.2.1.1 Suất liều hấp thụ
Hệ đo liều chuẩn tham chiếu hoặc chuẩn truyền có liên kết chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế được công nhận sẽ được sử dụng để đo suất liều hấp thụ ở vị trí chuẩn (như tâm của vật chứa chiếu xạ đầy côn trùng hoặc sản phẩm tương tự. Phép đo suất liều hấp thụ này ở vị trí tham chiếu cung cấp cơ sở để tính giá trị của các thông số (ví dụ trong quá trình chiếu xạ hoặc tốc độ băng chuyền) cần để phân phối dải liều hấp thụ quy định tới côn trùng (xem 9.4). Cần lặp lại phép đo định kỳ (ví dụ ba năm một lần đối với thiết bị chiếu xạ gamma) và sau bất kỳ thay đổi nào về nguồn, cấu hình nguồn hoặc các thông số khác của máy chiếu xạ mà có ảnh hưởng đến suất liều.
CHÚ THÍCH 6: Khi suất liều hấp thụ của máy chiếu xạ được đo theo 8.2.1.1 thì thuận tiện cho việc hiệu chuẩn hệ đo liều thường xuyên của thiết bị được đề cập trong 7.2.2.2. ISO/ASTM Guide 51261 cung cấp hướng dẫn về các quy trình hiệu chuẩn.
8.2.1.2 Lập biểu đồ liều
Một cách lý tưởng, quá trình chiếu xạ cần được thiết kế để chiếu xạ côn trùng đồng đều khắp lượng được chiếu xạ; trong thực tế, vẫn có sự biến thiên nhất định về liều hấp thụ trong khắp vật chứa chiếu xạ. Đặc trưng của máy chiếu xạ bao gồm biểu đồ phân bố liều hấp thụ đối với vật chứa chiếu xạ chứa đầy sản phẩm tương tự đồng nhất và xác định độ lớn cùng vị trí liều cực đại (Dmax) và liều cực tiểu (Dmin) trong vật chứa chiếu xạ (xem ISO/ASTM 52303 về các chi tiết quy trình lập biểu đồ liều). Các thay đổi trong hệ thống xử lý sản phẩm (ví dụ: bệ xoay của máy chiếu xạ) hoặc đặc trưng nguồn bức xạ yêu cầu lập biểu đồ phân bố liều hấp thụ mới.
8.2.2 Liều dịch chuyền
Trong các thiết bị chiếu xạ gamma vận hành theo mẻ, liều dịch chuyển sẽ nhỏ, so với liều tổng số được phân phối đến côn trùng (ví dụ < 1 %), để thuận tiện cho việc phân phối liều hấp thụ tái lặp. Liều dịch chuyển và mối quan hệ của chúng với liều hấp thụ tổng số sẽ được xem xét và định lượng, nếu cần. Các quy trình đo và hiệu chính liều dịch chuyển theo thời gian được đưa ra trong ISO/ASTM Practice 52116.
8.2.3 Phép tính quan trọng trong việc sử dụng nguồn bức xạ gamma là hiệu chính sự phân rã phóng xạ. Đối với đồng vị phóng xạ tinh khiết, sự suy giảm độ phóng xạ theo số mũ, A, được tính bằng:
At = Aoe-λt | (1) |
Trong đó
At là độ phóng xạ ở thời điểm t;
Ao là độ phóng xạ đã biết ở thời điểm sớm hơn (t = 0);
λ là hằng số phân rã đối với đồng vị phóng xạ đã cho.
8.2.3.1 Hằng số phân rã (λ) đối với đồng vị phóng xạ thường dùng trong nguồn bức xạ gamma là:
Đối với 60Co, λ = 3,60039 x 10-4/ngày | (2) |
Đối với 137Cs, λ = 6,29087 x 10-5/ngày | (3) |
8.2.3.2 Các hằng số này dựa trên chu kỳ bán rã, đối với 60Co là (1925,20 ± 0,25) ngày và đối với 137Cs là (11018,3 ± 0,25) ngày. Trong thực tế, suất liều hấp thụ có thể được thay thế cho hoạt độ phóng xạ trong Công thức 1. Suất liều hấp thụ được thiết lập trong suốt quá trình đánh giá chất lượng vận hành hoặc trong quá trình hiệu chuẩn máy chiếu xạ sau đó với các liều kế chuẩn tham chiếu hoặc chuẩn truyền (xem 8.2.1.1) đưa ra giá trị ở t = 0. Suất liều hấp thụ ở các thời điểm t sau đó có thể được vi tính hóa từ Công thức 1 sử dụng λ đối với đồng vị phóng xạ thích hợp từ Công thức 2 hoặc Công thức 3.
9 Đánh giá hiệu quả
9.1 Mục đích
Mục đích của đo liều trong đánh giá hiệu quả là để đảm bảo rằng các yêu cầu về liều hấp thụ đối với từng sản phẩm và quá trình cụ thể có thể được thỏa mãn. Trong chương trình phóng thích côn trùng bất dục. người thực hiện hoặc cơ quan chức năng, cần quy định liều hấp thụ cực tiểu để tạo ra mức độ bất dục sinh sản mong muốn. Mặc dù liều hấp thụ cực đại thường không được quy định, nhưng khả năng côn trùng bất dục thành công hoàn toàn đối với loài trưởng thành, sẽ giảm cùng với sự tăng liều. Quy trình phân bố liều qua vật chứa chiếu xạ là một tiêu chí trong chương trình đảm bảo an toàn và chất lượng côn trùng bất dục. Quy trình này được hoàn thiện từ biểu đồ liều hấp thụ (xem 9.3) đối với sản phẩm cụ thể (ở đây là côn trùng) và cấu hình nạp sản phẩm cụ thể để xác định cấu hình và vị trí liều cực đại (Dmax) và liều cực tiểu (Dmin) và để thiết lập các giá trị thích hợp đối với quá trình chiếu xạ, tốc độ băng chuyền hoặc các thông số khác cần để đạt được liều hấp thụ trong các yêu cầu đã định.
CHÚ THÍCH 7: Trong chương trình phóng thích côn trùng bất dục, việc thử nghiệm liều hấp thụ so với sự bất dục và khả năng tồn tại của côn trùng chiếu xạ là một tiêu chí [16]. Như vậy, việc thử nghiệm để đánh giá sự bất dục và cạnh tranh của côn trùng chiếu xạ được tạo ra trước đó, đưa ra bằng chứng giới hạn liều và các ảnh hưởng khác của quá trình bất dục (ví dụ, tạo ra sự giảm oxi-huyết trước khi chiếu xạ) vẫn được đánh giá.
9.2 Cấu hình nạp sản phẩm
Cần thiết lập cấu hình nạp sản phẩm để chiếu xạ đối với từng loại côn trùng. Hồ sơ tài liệu cấu hình nạp sản phẩm này bao gồm các quy định về các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phân bố liều hấp thụ. Đối với chiếu xạ côn trùng, các thông số này có thể bao gồm các loài, khối lượng hoặc lượng côn trùng trong vật chứa chiếu xạ, kích thước và hình dạng của vật chứa chiếu xạ, vị trí và thành phần của sản phẩm tương tự, nếu được dùng để cải thiện sự đồng đều liều ngoại trừ côn trùng từ một phần của vật chứa hoặc buồng chiếu xạ.
CHÚ THÍCH 8: Vật chứa chiếu xạ không được chứa quá thể tích tối đa đã thiết kế.
9.3 Lập biểu đồ liều hấp thụ của sản phẩm
Thiết lập vùng liều hấp thụ cực đại (Dmax) và liều hấp thụ cực tiểu (Dmin) cho từng cấu hình nạp sản phẩm đã chọn bằng cách đặt các bộ liều kế trong lượng côn trùng, trong vật chứa chiếu xạ (xem ISO/ASTM 52303). Tập trung các liều kế trong vùng dự kiến có liều cực đại Dmax hoặc liều cực tiểu Dmin với một vài liều kế được đặt trong vùng nhận được liều hấp thụ trung gian. Trong nhiều máy chiếu xạ, sản phẩm có liên quan đến nguồn bức xạ, tạo gradient liều hấp thụ gần phạm vi vật chứa chiếu xạ.
Điều quan trọng là chọn liều kế đủ nhỏ để phát hiện các gradient này. Có thể sử dụng các liều kế màng mỏng dạng tấm hoặc dải cũng để thu được các thông tin hữu ích [1], [6].
9.3.1 Các kết quả của biểu đồ phân bố liều hấp thụ sẽ được sử dụng để xác định mức độ đồng đều liều. Do chất lượng và khả năng sống sót của côn trùng có xu hướng giảm nhanh khi tăng liều bức xạ, hệ số đồng đều liều nhỏ có thể bị giới hạn để đảm bảo việc sử dụng côn trùng bất dục được thành công (16,17). Trong một số trường hợp, thiết bị chiếu xạ hoặc các thông số quá trình có thể được điều chỉnh để cải thiện sự đồng đều liều (ví dụ: lắp đặt bệ xoay của máy chiếu xạ hoặc sử dụng sản phẩm tương tự, để loại trừ côn trùng từ vùng có suất liều thấp hoặc suất liều cao).
9.3.2 Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào mà có thể ảnh hưởng đến độ lớn hoặc vị trí của liều hấp thụ cực đại được tạo ra từ máy chiếu xạ hoặc chế độ vận hành thì lặp lại việc lập biểu đồ liều hấp thụ đến mức cần thiết để xác lập các hiệu ứng đó.
9.3.3 Vị trí giám sát thường xuyên
Xác định vị trí giám sát liều trong quá trình xử lý thường xuyên cho từng cấu hình nạp sản phẩm. Ví dụ vị trí tham chiếu (xem 8.2.1.1), vị trí liều cực tiểu (Dmin) hoặc liều cực đại (Dmax), hoặc vị trí thay thế trong hoặc trên vật chứa chiếu xạ. Các bộ liều kế phải được đặt ở vị trí này trong quá trình xử lý thường xuyên (xem 10.2), vì vậy khả năng này có thể được xem xét. Mối quan hệ định lượng giữa liều hấp thụ ở vị trí giám sát thường xuyên và tại các vị trí của liều cực tiểu và liều cực đại trong vật chứa chiếu xạ sẽ được thiết lập, ghi lại và cho độ tái lặp.
9.4 Thiết lập các thông số vận hành
Cần đảm bảo rằng côn trùng đã xử lý nhận được liều hấp thụ nằm trong các giới hạn quy định, các giá trị thông số vận hành phải được thiết lập cho từng sự kết hợp của các loài côn trùng, cấu hình nạp sản phẩm và quy định liều. Các giá trị thông số đó được sử dụng để kiểm soát liều hấp thụ được tính dựa trên các kết quả của phép đo phân bố liều hấp thụ mô tả trong 9.3 có liên kết với các kết quả của phép đo chuẩn tham chiếu của suất liều hấp thụ tại vị trí tham chiếu (xem 8.2.1), cần tính đến độ không đảm bảo đo trong phép đo liều và quá trình xử lý chiếu xạ. ISO/ASTM 51707 đưa ra các hướng dẫn để ước lượng độ không đảm bảo đo của phép đo liều. Đối với hầu hết các thiết bị chiếu xạ côn trùng, liều hấp thụ được phân phối đến côn trùng được kiểm soát bằng cách điều chỉnh thông số vận hành đơn lẻ như thời gian chiếu xạ hoặc tốc độ băng chuyền. Giá trị được thiết lập cho thông số này sẽ tạo sự phân bố liều trong giới hạn quy định qua lượng côn trùng được chiếu xạ.
10 Quá trình xử lý sản phẩm thường xuyên
10.1 Kiểm soát và các thông số của quá trình
Đối với quá trình xử lý sản phẩm thường xuyên thì việc cài đặt các thông số vận hành đã thiết lập trong quá trình đánh giá hiệu quả cần tính đến sự phân rã nguồn nếu áp dụng. Tất cả các thông số xử lý tới hạn có thể ảnh hưởng đến sự phân bố liều hấp thụ phải được kiểm soát, giám sát và lưu hồ sơ trong suốt quá trình xử lý thường xuyên, để đảm bảo rằng côn trùng được xử lý theo đúng các quy định kỹ thuật. Ví dụ về các thông số này được nêu trong Bảng A2.1. Nếu các giá trị thông số vận hành sai lệch khỏi các giới hạn xử lý đã quy định thì cần có những hoạt động can thiệp thích hợp.
10.2 Đo liều thường xuyên
Tiến hành quá trình giám sát thường xuyên phải sử dụng phép đo liều thường xuyên như một phần của quá trình đánh giá để chứng minh rằng quá trình xử lý bức xạ được kiểm soát. Đo liều hấp thụ thường xuyên trong sản phẩm sẽ đảm bảo rằng tất cả côn trùng được xử lý bằng bức xạ trong giới hạn liều quy định cho quá trình. Ngoài ra, đo liều thường xuyên có thể xác định được thời gian trùng với các phép thử kiểm soát chất lượng khác như phép thử sinh học bất dục sinh sản hoặc đặc tính của côn trùng bất dục hoặc có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của các vật chứa chiếu xạ không được nạp đầy (xem 10.6).
CHÚ THÍCH 9: Sự phân bố liều hấp thụ trong sản phẩm được biết đến từ việc đánh giá hiệu quả và từ hầu hết phép đo phân bố liều gần nhất. Tuy nhiên, việc sắp xếp số lượng bộ liều kế vừa đủ là một phần của phép đo liều thường xuyên có thể đáp ứng, để khẳng định rằng liều hấp thụ được phân phối trong giới hạn quy định.
10.2.1 Vị trí đặt liều kế
Đặt một hoặc nhiều bộ liều kế ở vị trí giám sát thường xuyên (xem 9.3.3). Liều hấp thụ ở vị trí này đã được định lượng và độ tái lặp liên quan với liều cực đại (Dmax) và liều cực tiểu (Dmin).
10.2.2 Tần suất sắp xếp liều kế
Lựa chọn số lượng vật chứa chiếu xạ vừa đủ để đặt bộ liều kế tại các vị trí nhằm chứng minh rằng các phép đo liều hấp thụ là có nghĩa và liều hấp thụ nhận được từ côn trùng bị chết trong toàn bộ quá trình vận hành nằm trong giới hạn quy định.
10.2.2.1 Thiết bị chiếu xạ tia X năng lượng thấp và thiết bị chiếu xạ gamma
Đo liều thường xuyên cần được thực hiện tại các khoảng thời gian định kỳ đã quy định, có thể hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
CHÚ THÍCH 10: Mặc dù nguồn đưa vào trong thiết bị chiếu xạ gamma chỉ ảnh hưởng bởi sự phân rã nguồn phóng xạ, nhưng đo liều thường xuyên định kỳ có thể phát hiện thấy các vấn đề xử lý không quan sát được, ở thời điểm phóng thích số lượng lớn dịch hại côn trùng có khả năng sinh sản.
10.2.2.2 Thiết bị máy gia tốc điện tử
Luôn đặt các bộ liều kế tại thời điểm bắt đầu chạy chương trình. Đối với quá trình chạy dài, ngoài tiêu chuẩn này thì đặt các bộ liều kế ở thời điểm gần giữa quá trình, kết thúc quá trình và tại các khoảng thời gian khác nhau, nếu thích hợp.
CHÚ THÍCH 11: Đối với quá trình vận hành quy trình nạp hàng vào vật chứa chiếu xạ tiếp theo thì sản phẩm trong các vật chứa được nạp đầu và cuối có thể chịu sự phân bố liều khác nhau từ các vật chứa khác. Nếu dữ liệu đo liều trước đó cho thấy rằng có tồn tại sự phân bố liều trong hai vật chứa cuối này không chấp nhận được thì đặt vật giả bù liền kề với các đơn vị nạp hàng này sao cho tạo sự phân bố liều trong chúng có thể chấp nhận được
10.3 Chỉ thị nhạy bức xạ
10.3.1 Mục đích sử dụng chỉ thị nhạy bức xạ là để xác định bằng mắt thường xem liệu có hoặc không có côn trùng trong vật chứa chiếu xạ cụ thể đã bị phơi nhiễm từ bức xạ ion hóa hay chưa, ngoài ra để đo các giá trị liều hấp thụ khác nhau [xem TCVN 8230 (ISO/ASTM 51539)]. Tình trạng của từng chỉ thị phải được kiểm tra trước và ngay sau khi chiếu xạ và nếu có thể, kiểm tra lại ở vị trí mà côn trùng trưởng thành xuất hiện và được xử lý để phóng thích. Chỉ thị không đưa ra giá trị định lượng liều hấp thụ và do đó chúng không thể thay thế các liều kế đo thường xuyên dùng trong quá trình giám sát thường xuyên.
10.3.2 Vị trí chỉ thị nhạy bức xạ
Một hoặc nhiều chỉ thị sẽ được đặt trên hoặc trong vật chứa chiếu xạ theo yêu cầu từ chương trình.
CHÚ THÍCH 12: Nếu côn trùng bị chiếu xạ trong vật chứa kín, được vận chuyển mà không mở nắp, đến nơi phóng thích thì chỉ thị sẽ được đặt sao cho dễ quan sát, khi chiếu xạ không mở vật chứa. Nếu các phần của vật chứa trong suốt thì chỉ thị sẽ được đặt bên trong vật chứa kín, với lý do an toàn, sao cho có thể quan sát được mà không mở vật chứa.
10.3.3 Tần suất đặt chỉ thị nhạy bức xạ
Tần suất đặt chỉ thị nhạy bức xạ sẽ thay đổi theo các yêu cầu của chương trình và mục đích sử dụng côn trùng chiếu xạ. Đối với các chương trình phóng thích côn trùng bất dục thì quy định chung là đặt chỉ thị trong hoặc trên từng vật chứa chiếu xạ có côn trùng nuôi thử nghiệm. Cần kiểm tra tình trạng của từng chỉ thị trước và ngay sau khi chiếu xạ và nếu có thể, kiểm tra lại ở vị trí mà côn trùng trưởng thành xuất hiện và được xử lý để phóng thích.
10.4 Hiệu ứng môi trường
Độ nhạy của liều kế hoặc chỉ thị nhạy bức xạ có thể ảnh hưởng bởi sự phơi nhiễm từ các điều kiện về môi trường như nhiệt, độ ẩm cao, bức xạ tia cực tím hoặc các loại khí được tạo ra trong suốt quá trình bức xạ. Độ nhạy liều kế sẽ được hiệu chính đối với bất kỳ hiệu ứng nào mà tăng lên từ các thay đổi về môi trường của liều kế trong quá trình chiếu xạ, trước hoặc sau bảo quản chiếu xạ, nếu có thể. Độ nhạy của chỉ thị nhạy bức xạ không thể được hiệu chính đối với các điều kiện như vậy và chúng không được dùng trong môi trường không thích hợp. Tiến hành cẩn thận khi xử lý và bảo quản các liều kế, chỉ thị trước và sau chiếu xạ [(xem ISO/ASTM Practice 51261, TCVN 8230 (ISO/ASTM 51539), ISO/ASTM 52701 và cách tiến hành cho từng hệ đo liều được liệt kê trong Phụ lục A1].
10.5 Sản phẩm được làm lạnh
Chương trình phóng thích côn trùng bất dục thực hiện chiếu xạ côn trùng trong giai đoạn trưởng thành thường làm lạnh côn trùng đến nhiệt độ từ 1 °C đến 8 °C, phụ thuộc vào loài, để làm bất động chúng trong quá trình xử lý. Liều hấp thụ không phụ thuộc vào nhiệt độ của côn trùng bị chiếu xạ, nhưng độ nhạy của liều kế hoặc chỉ thị nhạy bức xạ có thể phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng. Thông tin biểu đồ liều đối với sản phẩm tương tự (tương ứng cấu hình sản phẩm thực) ở nhiệt độ môi trường, có thể áp dụng cho côn trùng được làm lạnh. Ngoài ra, một số liều kế (như liều kế loại I) có thể được sử dụng ở nhiệt độ lạnh. Trong trường hợp đó, xác định nhiệt độ của liều kế trong quá trình chiếu xạ côn trùng được làm lạnh và áp dụng nhiệt độ hiệu chỉnh thích hợp. Liều kế có độ nhạy độc lập-nhiệt độ cao sẽ được đặt ở vị trí có gradient nhiệt độ lớn (xem ISO/ASTM 52628 và cách tiến hành đối với từng hệ đo liều được liệt kê trong Phụ lục A1). Chỉ thị nhạy bức xạ sẽ không được dùng cho côn trùng đã làm lạnh, trừ khi chúng dã được đánh giá và chứng minh để thực hiện ở nhiệt độ làm lạnh côn trùng.
10.6 Vật chứa chiếu xạ không đầy
Có thể thực hiện việc chiếu xạ trong các máy chiếu xạ tự che chắn, sử dụng một lượng sản phẩm nhỏ hơn lượng sản phẩm sử dụng trong lập biểu đồ liều. Trong trường hợp đó, liều cực đại (Dmax) thu được ở các loại côn trùng có thể lớn hơn liều cực đại đo được trong lập biểu đồ liều. Tiến hành cẩn thận để đảm bảo rằng liều cực đại (Dmax) không vượt quá giới hạn quy định trong quá trình sử dụng thường xuyên. Các thay đổi về sự phân bố liều hấp thụ tăng trong vật chứa chiếu xạ không được nạp đầy, có thể được giảm đi bằng cách sử dụng sản phẩm tương tự đặt ở vị trí thích hợp trong vật chứa chiếu xạ và bằng cách đặt mẫu côn trùng ở tâm của vật chứa.
11 Độ không đảm bảo đo
11.1 Tất cả các phép đo liều cần kèm theo phép đánh giá độ không đảm bảo đo. Các quy trình thích hợp được nêu trong ISO/ASTM Guides 51707 và ISO/ASTM Guides 51261 [xem thêm TCVN 9595-3:2015 [ISO/IEC Guide 98-3:2008 (GUM:1995)].
11.1.1 Tất cả các thành phần độ không đảm bảo đo cần bao gồm việc đánh giá, gồm cả sự tăng trong quá trình hiệu chuẩn, sự biến thiên liều kế, độ tái lặp của thiết bị và hiệu ứng của các đại lượng ảnh hưởng. Các phép phân tích định lượng đầy đủ của các thành phần độ không đảm bảo được xem là bảng thành phần độ không đảm bảo đo và thường được thể hiện ở dạng bảng. Thông thường, bảng thành phần độ không đảm bảo đo sẽ xác định được tất cả các thành phần quan trọng của độ không đảm bảo đo, cùng với các phương pháp đánh giá, phân bố thống kê và kích thước của chúng.
Phụ lục A
(Tham khảo)
A1. Ví dụ về đặc trưng của hệ liều kế đo thường xuyên
A1.1 Hệ liều kế nhiệt huỳnh quang (TLD)
A1.1.1 Dải liều áp dụng: Từ 1 Gy đến 105 Gy.
A1.1.2 Dải suất liều áp dụng: Từ 10-2 Gy/s đến 1010 Gy/s.
A1.1.3 Sử dụng: Bức xạ điện tử/gamma/tia X (máy gia tốc).
A.1.1.4 Đặc tính vật lý: Các vật liệu thường sử dụng nhất cho TLD là LiF, CaF2, CaSO4 và AI2O3. Liều kế nhỏ và vật liệu được sử dụng ở dạng bột, mảng, tinh thể đơn hoặc các ống thủy tinh được hàn kín hoặc lọ nhỏ hoặc chất dẻo huyền phù. Sau chiếu xạ, vật liệu dạng tinh thể được đưa ra để kiểm soát chu trình nhiệt khi kết hợp các điện tử tự do và lỗ bẫy với sự phát sáng của ánh sáng đặc trưng. Chu trình nhiệt này loại bỏ thông tin liều trong TLD.
A1.1.5 Đặc trưng của thiết bị: Bộ đọc tinh thể nhiệt phát quang (TL) bao gồm bộ phận tạo nhiệt, hệ thống đo sử dụng ống nhân quang điện để đo ánh sáng đi ra và đo sự biến đổi liều hấp thụ. Người vận hành yêu cầu phải có chuyên môn khi đọc số liệu trên thiết bị.
A1.1.6 Các đại lượng ảnh hưởng:
A1.1.6.1 Nhiệt độ: Thông thường không nhạy.
A1.1.6.2 Độ ẩm: Thông thường không nhạy.
A1.1.6.3 Ánh sáng môi trường: Các liều kế cần được bảo vệ tránh ánh sáng tia cực tím.
A1.1.6.4 Thời gian: TLD thông thường giảm dần sau chiếu xạ, cần kiểm soát thời gian đọc sau chiếu xạ.
A1.1.7 Thông tin chi tiết, xem TCVN 7914 (ISO/ASTM 51956).
A1.2 Hệ liều kế màng mỏng nhuộm màu
A1.2.1 Dải liều áp dụng: Từ 1 Gy đến 105 Gy.
A1.2.2 Suất liều áp dụng: < 1013 Gy/s.
A1.2.3 Sử dụng: Bức xạ điện tử/gamma/tia X (máy gia tốc, bức xạ tia X năng lượng thấp).
A1.2.4 Đặc tính vật lý: Các liều kế này bao gồm thuốc nhuộm không màu và bắt đầu tạo màu mạnh khi chiếu xạ. Độ dày màng mỏng thay đổi từ vài μm đến khoảng 1 mm.
A1.2.5 Thiết bị đặc trưng: Máy đo quang phổ VIS/UV (bước sóng thay đổi) và bộ truyền dẫn quan sát được và máy đo tỷ trọng phản xạ (bộ lọc thay đổi).
A1.2.6 Các đại lượng ảnh hưởng:
A1.2.6.1 Nhiệt độ: Liều kế này có nhiệt độ dương độc lập, phụ thuộc vào loại màng mỏng và cần được bảo vệ tránh sự quá nhiệt.
A1.2.6.2 Độ ẩm: Một số màng mỏng nhạy với độ ẩm (có thể được hàn kín trong lớp vỏ bọc bằng chất dẻo không thấm nước).
A1.2.6.3 Ánh sáng môi trường: Các liều kế này nhạy với các điều kiện ánh sáng môi trường, đặc biệt ở bước sóng < 370 nm.
A1.2.6.4 Thời gian: Việc đọc liều kế có thể giảm dần theo thời gian sau khi phơi nhiễm.
A1.2.7 Thông tin chi tiết xem trong TCVN 7910 (ISO/ASTM 51275) và Tài liệu tham khảo [16], [18].
A1.3 Hệ đo liều dẫn sóng quang học
A1.3.1 Dải liều áp dụng: Từ 1 Gy đến 104 Gy.
A1.3.2 Dải suất liều áp dụng: Từ 10-3 Gy/s đến 103 Gy/s.
A1.3.3 Sử dụng: Bức xạ gamma/tia X (máy gia tốc).
A1.3.4 Đặc tính vật lý: Các liều kế này bao gồm các ống dẫn sóng quang, là các thiết bị có đường dẫn quang ở độ khúc xạ cao so với vật liệu, kèm theo đường dẫn quang. Các ống dẫn sóng có chứa các thành phần bị thay đổi do bức xạ ion hóa trong hấp thụ quang phổ
A1.3.5 Đặc trưng của thiết bị: máy đo quang phổ và máy đo phổ cài biến có các giá đỡ, các bộ ghép quang và bước sóng thích hợp cho liều kế .
A1.3.6 Các đại lượng ảnh hưởng
A1.3.6.1 Nhiệt độ: Các liều kế này có nhiệt độ phụ thuộc, tùy thuộc vào vật liệu nhạy với bức xạ được sử dụng trong quá trình sản xuất các liều kế.
A1.3.6.2 Độ ẩm: Thông thường không nhạy.
A1.3.6.3 Ánh sáng môi trường: Các liều kế này có thể nhạy với các điều kiện ánh sáng môi trường, đặc biệt ở bước sóng < 370 nm.
A1.3.6.4 Thời gian: Các liều kế có thể yêu cầu thời gian để lên màu hoàn toàn sau khi chiếu xạ và số đọc có thể giảm dần theo thời gian. Thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
A1.3.7 Thông tin chi tiết xem trong ISO/ASTM Practice 51310.
A1.4 Hệ đo liều cộng hưởng thuận từ electron-alanin (EPR)
CHÚ THÍCH: Hệ đo liều này thường được sử dụng làm hệ đo liều chuẩn tham chiếu, tuy nhiên cũng có thể được sử dụng làm hệ đo liều thường xuyên
A1.4.1 Dải liều áp dụng: Từ 1 Gy đến 105 Gy.
A1.4.2 Suất liều áp dụng: < 102 Gy/s đối với trường chiếu xạ liên tục và < 5 x 107 đối với trường chiếu xạ có xung.
A1.4.3 Sử dụng: Bức xạ điện tử/gamma/tia X (máy gia tốc).
A1.4.4 Đặc tính vật lý: Liều kế này được dùng ở dạng tấm, thanh nhỏ, dây có đường kính 3 mm đến 5 mm và chiều dài khác nhau hoặc trên các dải màng mỏng có mã vạch, bao gồm phần lớn là α-alanin và một lượng nhỏ parafin hoặc chất gắn kết khác.
A1.4.5 Thiết bị đặc trưng: Máy đo phổ EPR.
A1.4.6 Các đại lượng ảnh hưởng
A1.4.6.1 Nhiệt độ: Sự phụ thuộc nhiệt độ là tuyến tính đối với liều < 104 Gy.
A1.4.6.2 Độ ẩm: ở chừng mực nào đó nhạy với độ ẩm.
A1.4.6.3 Ánh sáng môi trường: Thông thường không nhạy với ánh sáng môi trường.
A1.4.6.4 Thời gian: Việc đọc liều kế có thể thay đổi theo thời gian sau khi phơi nhiễm.
A1.4.7 Thông tin chi tiết xem trong TCVN 8232 (ISO/ASTM 51607).
A.2 Quy trình đảm bảo chất lượng để chiếu xạ côn trùng
Bảng A2.1 - Các quy trình khuyến cáo
Quy trình | Tần suất | Điều có liên quan |
Đánh giá chất lượng lắp đặt: |
|
|
Thử nghiệm máy móc và phần mềm | Thực hiện bởi nhà sản xuất trước (chỉ các đơn vị độc lập) và sau khi lắp đặt | 8.1 |
Thiết lập và duy trì các hồ sơ về thiết bị chiếu xạ | Đang thực hiện |
|
Đánh giá chất lượng vận hành |
|
|
Đo suất liều hấp thụ tham chiếu bằng hệ đo liều kế chuẩn tham chiếu | Trước khi lắp đặt và sau bất kỳ thay đổi nào | 8.2 |
Lập biểu đồ liều hấp thụ của vật chứa chiếu xạ chứa đầy sản phẩm tương tự đồng nhất |
|
|
Hiệu chuẩn hệ đo liều thường xuyên |
|
|
Đánh giá hiệu quả |
|
|
Xác định cấu hình nạp cho từng sản phẩm (ví dụ: hướng cho sản phẩm, lượng côn trùng tối đa được chiếu xạ trong cùng một thời điểm) | Trước khi bắt đầu xử lý thường xuyên. | 9 |
Lập biểu đổ liều hấp thụ của côn trùng sử dụng cấu hình nạp sản phẩm cụ thể | Đánh giá ở các khoảng thời gian không đổi. |
|
Thiết lập các thông số quá trình để đạt được dải liều quy định |
|
|
Xây dựng các quy trình đã được chuẩn hóa điều chỉnh cấu hình nạp sản phẩm, dùng chỉ thị nhạy bức xạ, hệ đo liều thường xuyên |
|
|
Xử lý sản phẩm thường xuyên: |
|
|
Kiểm tra bộ cài đặt thời gian, độ chính xác của bộ tính thời gian, tốc độ băng chuyền, chuyển động của vật chứa chiếu xạ và các thông số quá trình khác có thể áp dụng | Hàng ngày và theo từng nguồn đưa vào, ngừng cắt nguồn (ví dụ: từ nguồn bị lỗi) hoặc bị ngừng trong quá trình sử dụng tiếp theo | 10 |
Sử dụng các chỉ thị nhạy bức xạ | Theo quy tắc của chương trình; điển hình, trên hoặc trong từng vật chứa côn trùng chiếu xạ đã định trước cho việc phóng thích côn trùng vào đồng ruộng |
|
Dùng hệ đo liều thường xuyên | Ở khoảng thời gian quy định |
|
Kiểm tra vị trí vật chứa chiếu xạ và chuyển động quay, nếu có thể | Trước và sau mỗi lần chiếu xạ |
|
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Mehta. K. and Parker, A., "Characterization and Dosimetry of a Practical X-Ray Alternative to Self-Shielded Gamma Irradiators,” Radiation Physics and Chemistry, Vol 80, 2011. pp. 107-113.
[2] Knipling, E. F, “Possibilities of Insect Control or Eradication Through the Use of Sexually Sterilized Males.” Journal of Economic Entomology. Vol 48.1955. pp. 459-466.
[3] Sterile Insect Technique: Principles and Practice in Area-Wide Integrated Pest Management, Dyck. V.A., Hendrichs. J., and Robinson. A.S. (Kds.), Springer, Dordrecht, The Netherlands, 2005.
[4] Sivinski, J. and Smittle, B,. “Effects of Gamma Radiation on the Development of the Caribbean Fruit Fly (Anastrepha suspensa) and the subsequent development of its parasite Diachasmimorpha longi-caudata,” Entomofogia experimentalis et applicata. Vol. 55.1990. pp. 295-297.
[5] Bakri, A., Mehta. K., and Lance. D.R., "Sterilizing insects with ionizing radiation." In Ref (2). pp. 233-268.
[6] Walker, M. L,. McLaughlin, W. L., Puhl, J. M., and Gomes, P., “Radiation Field Mapping of Insect Irradiation Canisters,” Applied Radiation and Isotopes, Vol. 48. 1997. pp. 117-125.
[7] Zavala, J. L., Fierro, M. M., Schwarz, A. J., Orozco, D. H., and Guerra, M., “Dosimetry Practice for the Irradiation of the Mediterranean Fruit Fly Ceratitis capitala (Wied),” In High Dose Dosimetry, Proceedings of the International Symposium. IAEA STI/PUB/671, International Atomic Knergy Agency, Vienna, 1985, pp. 23-30.
[8] ANSI N-433.1, “Safe Design and Use of Self-Contained, Dry-Storage Gamma Irradiators,” American National Standards Institute, 25 W. 43rd St., 4th Floor, New York, NY, USA, 10036,1978.
[9] Manual on self-contained gamma irradiators (Categories I and III), IAEA-PRSM-7, IAEA, Vienna, Austria, 1996a.
[10] Manual on panoramic gamma irradiators (Categories II and IV), IAEA-PRSM-8, IAEA, Vienna, Austria, 1996b.
[11] Handbook of Chemistry and Physics, 71st ed., Lide, D. R., ed., CRC Press, Boca Raton, FL, 1990.
[12] Unterweger, M.P., Hoppes, D. D., Shima, F. J. and Coursey, J. S., “Radiođồng vịe Half-Life Measurements,” National Institute of Standards and Technology, available online at http://physics.nist.gov/Halflife (Refer to website for up-to-date radiođồng vịe half-lives).
[13] Wagner. J. K., Dillon, J.A., Blythe, E.K., and Ford, J.R., “Dose characterization of the rad source 2400 X-ray irradiator for oyster pasteurization,” Applied Radiation and Isotopes, Vol 67, 2009, pp. 334-339.
[14] Mehta, K., “Radiation sources supporting the use of natural enemies for biological control of agricultural pests,” Biocontrol Science and Technology, http://dx.doi.org/10.1080/09583150802417849, 2008, pp. 1-26.
[15] Andreo, P., Seuntjens, J. P, and Podgorsak, E. B., “Calibration of Photon and Electron Beams," In Radiation Oncology Physics: A Handbook for Teachers and Students, Podgorsak, E.B., Ed., International Atomic Energy Agency, 2005, pp. 301-354.
[16] Manual for Product Quality Control and Shipping Procedures for Sterile Mass-Reared Tephritid Fruit Flies. Version 5, FAO/IAEA/USDA, 2003, http://www-naweb.iaea.org/nafa/ipc/public/ipc-mass-reared-tephritid.html.
[17] Parker, A. and Mehta, K., "Sterile insect technique: a model for dose optimization for improved sterile insect quality," Florida Entomologist, Vol 90, 2007, pp. 88-95.
[18] IAEA, “Dosimetry systems for SIT: Standard operating procedufe for Gafchromic film,” IAEA, 2004, http://www-nawebjaea.org/oafa/ipc/public/ipc-gafchromic-dosimetry-sterile-insect-technique.html.
1) TCVN 6165:1996 (VIM:1993) đã được hủy bỏ và được thay thế bằng TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007).
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.