Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6836:2007 Xác định hàm lượng axit lactic và lactat trong sữa bột

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6836:2007

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6836:2007 ISO 8069:2005 Sữa bột - Xác định hàm lượng axit lactic và lactat
Số hiệu:TCVN 6836:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:19/06/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6836:2007

ISO 8069:2005

SỮA BỘT - XÁC ĐNH HÀM LƯỢNG

AXIT LACTIC VÀ LACTAT

Dried milk - Determination of content of lactic acid and lactates

Li nói đu

TCVN 6836:2007 thay thế TCVN 6836:2001;

TCVN 6836:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 8069:2005 /IDF 69:2005;

TCVN 6836:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA BỘT - XÁC ĐNH HÀM LƯỢNG

AXIT LACTIC VÀ LACTAT

Dried milk - Determination of content of lactic acid and lactates

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp enzym để xác định hàm lượng axit lactic và lactat của tất cả các loại sữa bột.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau :

2.1

hàm lượng axit lactic và lactat (lactic acid and lactates content)

khối lượng của các chất xác định được bằng phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Hàm lượng axit lactic và lactat được biểu th bằng miligam axit lactic trên 100 gam chất khô không chứa chất béo.

3. Nguyên tắc

Phn mu thử của sữa bột được hoà tan trong nước ấm. Chất béo và protein được làm kết tủa và lọc. Dịch lọc được xử lý bằng các enzym và các chất sinh hoá, được bổ sung đng thời theo thứ tự sau:

a) L-lactat dehydrogenaza (L-LDH) và D-lactat dehydrogenaza (D-LDH) trong sự có mặt của nicotinamit adenin dinucleotit (NAD) để oxi hoá lactat thành pyruvat và chuyền hoá NAD thành dạng khử của nó (NADH);

b) Glutamat pyruvat transaminaza (GPT) trong sự có mặt của L-glutamat để chuyn pyruvat thành L- alanin và chuyển L-glutamat thành -ketoglutarat.

Lượng NADH tạo thành được xác định bằng phép đo quang phổ ở bước sóng 340 nm và lượng này tỷ lệ thun vi hàm lượng axit lactic và lactat.

4. Thuốc thử

Ch sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích. Nước dùng để chuẩn bị các dung dịch enzym phải được chưng cất ít nhất hai ln bằng dụng cụ thuỷ tinh và nước sử dụng cho các mục đích khác phải là nước được chưng cất bằng dụng cụ thuỷ tinh hoặc ít nhất có độ tinh khiết tương đương.

4.1. Dung dịch kali hexaxyanoferat (II), c(K4[Fe(CN)6].3H2O) = 35,9 g/l.

Hoà tan trong nước 35,9 g kali hexaxyanoferat (II) ngậm 3 phân tử nước. Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và lắc đều.

4.2. Dung dịch kẽm sunfat, c(ZnSO4.7H2O) = 71,8 g/l.

Hoà tan trong nước 71,8 g kẽm sunfat ngậm 7 phân tử nước. Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và lắc đều.

4.3. Dung dịch natri hydroxit

4.3.1. Dung dch natri hydroxit I, c(NaOH) = 10 mol/l.

Hoà tan trong nước 400 g natri hydroxit (NaOH). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và lắc đu.

4.3.2. Dung dịch natri hydroxit II, c(NaOH) = 0,1 mol/l.

Hoà tan trong nước 4,0 g natri hydroxit (NaOH). Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và lắc đều.

4.4. Dung dịch glyxerol (C3H8O3), với glyxerol 50 % thể tích.

4.5. Dung dịch amoni sunfat, c[(NH4)2SO4] =3,2 mol/l.

Hoà tan trong nước 422,84 g amoni sunfat. Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml và lắc đều.

4.6. Dung dịch đệm, pH 10.

Hoà tan 7,92 g glyxylglyxin (C4H8N2O3) và 1,47 g axit L-glutamic (C5H9NO4) trong khoảng 80 ml nước. Chỉnh pH đến 10,0 ± 0,1 ở 20 oC bằng dung dịch natri hydroxit 10 mol/l, pha loãng bằng nước đến 100 ml và lắc đu.

Dung dịch này có thể giữ được 3 tháng, nếu bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 oC đến + 5 oC.

4.7. Dung dịch nicotinamit adenin dinucleotit (NAD)

Hoà tan 350 mg nicotinamit adenin dinucleotit (C21H27N7O14P2) trong 10 ml nước.

Dung dịch này có thể giữ được 4 tuần, nếu bo quản trong tủ lạnh nhiệt độ từ 0 oC đến + 5 oC. Khi đang sử dụng dung dịch này, cần để bình ngập trong nước đá nghiền vụn.

4.8. L-Lactat dihydrogenaza (L-LDH), chiết từ cơ lợn.

Hòa tan 10 mg huyền phù L-Lactat dihydrogenaza trong 1 ml dung dịch glyxerol (4.4). pH của dung dịch thu được ở khoảng 7. Hoạt tính riêng của dung dịch L-lactat dehydrogenaza (L-LDH, EC 1.1.1.27) nên ít nhất là 5 500 đơn vị/ml 25 oC. Nếu không, phải chuẩn bị huyền phù L-LDH mi.

Dung dịch này có thể giữ được 12 tháng nếu bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ từ 0oC đến + 5oC. Khi đang sử dụng dung dịch này, cần để bình ngập trong nước đá nghiền vụn.

4.9. D-Lactat dihydrogenaza (D-LDH), từ huyn phù Lactobacillus leichmannii.

Hoà tan 5 mg huyền phù D-LDH trong 1 ml dung dịch amoni sunfat (4.5). pH của dung dịch huyền phù thu được ở khoảng 6. Hoạt tính riêng của D - Lactat dehydrogenaza (D-LDH, ED 1.1.1.28) nên ít nhất là 1 500 đơn vị/ml ở 25 oC. Nếu không phải chuẩn bị huyn phù D-LDH mới.

Huyền phù D-LDH này có thể giữ được 12 tháng nếu bảo qun trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0oC đến + 5 oC. Khi đang sử dụng huyền phù này, cần để bình ngập trong nước đá nghiền vụn.

4.10. Glutamat pyruvat transaminaza (GPT), chiết từ tim lợn.

Hoà tan 20 mg GPT trong 1,0 ml dung dịch amoni sunfat (4.5). pH của huyn phù thu được khoảng 7. Hoạt tính riêng của huyền phù (GPT, EC 2.6.1.2) phải ít nhất là 1 600 đơn vị /ml 25 oC. Nếu không, phải chuẩn bị huyền phù GPT mới.

Cho 1,0 ml dung dịch amoni sunfat (4.5) vào 1 ml huyền phù chứa 20 mg GPT và trộn đều. Cho ly tâm 2,0 ml huyền phù có chứa 10 mg GPT/ml trong khoảng 10 phút vi gia tốc 4 000 g. Chuyn 1,0 ml phần dịch trong suốt phía trên, loại b dung dịch còn lại và các hạt viên nhỏ.

Huyn phù này có thể giữ được 12 tháng nếu bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ từ 0oC đến + 5oC. Khi đang sử dụng huyền phù này, cn để bình ngập trong nước đá nghiền vụn.

4.11. Dung dịch Liti L-lactat

Hoà tan trong nước 50 mg liti L-lactat (C3H5O3Li). Pha loãng bằng nước đến 500 ml và lắc đều.

4.12. Dung dịch liti D-lactat

Hoà tan trong nước 50 mg liti D-lactat (C3H5O3Li). Pha loãng bằng nước đến 500 ml và lắc đều.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau :

5.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg, có thể đọc được đến 0,1 mg.

5.2. Cốc thuỷ tinh có mỏ, dung tích 50 ml.

5.3. Ống đong chia độ, dung tích 50 ml.

5.4. Bình đnh mức một vạch, dung tích 100 ml.

5.5. Pipet, có thể phân phối 0,02 ml; 0,05 ml; 0,2 ml; 1,0 ml và 2,0 ml.

5.6. Pipet chia độ, có thể phân phối 5 ml, 10 ml, được chia vạch 0,1 ml.

5.7. Phễu lọc thuỷ tinh, đường kính khoảng 7 cm.

5.8. Giấy lọc, loại trung bình, đường kính khoảng 15 cm, không chứa axit lactic và lactat.

5.9. Đũa thuỷ tinh.

5.10. Dao trộn bằng chất dẻo, thích hợp để trộn hỗn hợp mẫu-enzym trong cuvet đo phổ.

5.11. Máy đo phổ, thích hợp để đo ở các bước sóng 340 nm, được gắn với các cuvet đo có chiều dài quang 1 cm.

5.12. ParafilmTM1.

6. Lấy mẫu

Mu gửi đến phòng thử nghim phải là mẫu đại diện. Mu không được hư hng hoặc thay đổi trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyn.

Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).

Bảo quản mẫu sao cho tránh được sự giảm chất lượng và thay đổi thành phn của mẫu.

7. Chuẩn bị

7.1. Chuẩn bị mẫu thử

Chuyn mẫu thử vào bình chứa có dung tích lớn gấp 2 lần thể tích mẫu, có nắp đậy kín khí. Đậy ngay nắp vật chứa. Trộn đều mẫu bằng cách lc và đảo chiu bình chứa nhiều ln.

Trong quá trình chuẩn bị, không để mẫu thử tiếp xúc với không khí để hạn chế sự hấp thụ nước.

7.2. Phn mẫu thử

Cân 1,0 g mẫu thử chính xác đến 1 mg cho vào cốc thuỷ tinh 50 ml (5.2).

7.3. Phép thử trắng

Tiến hành phép thử trắng theo qui định trong 7.4 và 8.2, sử dụng tất cả các loại thuốc thử nhưng bỏ qua phần mẫu thử.

7.4. Chuẩn bị dung dịch và khử protein

7.4.1. Hoà tan phần mẫu thử (7.2) trong khoảng 20 ml nước được làm ấm trước ở nhiệt độ từ 40 oC đến 50 oC, đồng thời dùng đũa thuỷ tinh (5.9) để khuấy hoặc bằng cách thích hợp khác. Chuyn hết lượng chứa trong cốc thủy tinh sang bình định mút một vạch dung tích 100 ml (5.4), dùng nước để tráng cốc. Làm nguội lượng chứa trong bình đến khoảng 20 oC.

7.4.2. Cho thêm vào dung dịch (7.4.1) theo trật tự sau: 5,0 ml dung dịch kali hexaxyanoferat (II) (4.1), 5,0 ml dung dịch kẽm sunfat (4.2) và 10,0 ml dung dịch natri hydroxit II (4.3.2), lắc kỹ bình sau mỗi ln thêm. Pha loãng bằng nước đến vạch 100 ml. Lắc kỹ và để yên hỗn hợp ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.

7.4.3. Lọc hỗn hợp qua giấy lọc (5.8), loại bỏ phn dịch lọc đầu tiên.

Ly tâm là một biện pháp thay thế thích hợp cho việc lọc.

8. Cách tiến hành

CHÚ Ý - Tránh nhiễm bẩn, đặc biệt là m hôi.

8.1. Thử kiểm tra hoạt tính của thuốc thử

8.1.1. Bất kỳ mỗi mẻ thuốc thử mới (từ 4.6 đến hết 4.10) được chuẩn bị, hoặc khi các thuốc thử đó đã được bảo quản trong tủ lạnh chưa sử dụng quá 2 tun, hoặc khi tiếp tục phân tích sau một thời gian gián đoạn hoặc khi các điu kiện khác đều đáp ứng, thì tiến hành phân tích về độ thu hi lactat.

8.1.2. Dùng pipet lấy dung dịch liti L-lactat (4.11) cho vào hai bình định mức một vạch dung tích 100 ml (5.4), mỗi bình 10 ml. Tiếp theo dùng pipet lấy dung dịch liti D-lactat (4.12) cho vào hai bình định mức một vạch dung tích 100 ml (5.4) khác, mỗi bình 10 ml. Xác định hàm lượng axit L-lactic và lactat và axit D-lactic và lactat của các dung dịch trong các cặp bình 100 ml, tiến hành như qui định trong 7.4.2, 7.4.3 và 8.2.

8.1.3. Hàm lượng liti lactat, WL, tính bằng miligam trên lit theo công thức:

a) đối với dung dịch L-lactat:

WL = 341 x A

b) đối với dung dịch D-lactat:

WL = 346 x A

trong đó

A là độ hấp thụ ở bước sóng 340 nm, được tính theo 8.2.1 và 8.2.2;

341 là giá trị của hệ số sau khi thay thế khối lượng phân tử của liti L-lactat (Mr= 96,1) và thể tích cuối cùng (V1 = 2,24 ml) trong 9.1 khi độ thu hi L-lactat được đánh giá;

346 là giá trị của hệ số sau khi thay thế khối lượng phân tử của liti D-lactat (Mr = 96,1) và thể tích cuối cùng (V1 = 2,27 ml) trong 9.1 khi độ thu hổi D-lactat được đánh giá.

8.1.4. Cn tính đến độ sạch của liti L-lactat và liti D-lactat được dùng để chuẩn bị các dung dịch, độ thu hồi liti L-lactat hoặc liti D-lactat từ bất kỳ bình nào (8.1.2) cũng phải nằm trong khoảng 100 % ± 5 %. Nếu các độ thu hồi không nằm trong phạm vi này thì cn kiểm tra thuốc thử, kỹ thuật thao tác, độ chính xác của pipet và điều kiện của máy đo phổ. Thực hiện các công việc cn thiết để thu được kết qu thích hợp. Lặp lại phép thử cho đến khi thu được các kết quả thỏa đáng.

8.2. Xác định

8.2.1. Dùng pipet (5.5) chuyn vào cuvet của máy đo phổ (5.11) theo bảng 1:

Bảng 1 – Sơ đồ tiến hành

Dùng pipet cho vào cuvet của máy đo quang phổ

Mu trắng

D-lactat

chuẩn

L-lactat chuẩn

Mu

Nước cất

1 000 ml

-

-

-

Chất chuẩn (8.1.2)

-

1 000 ml

1 000 ml

-

Dịch lọc của mu (7.4.3)

-

-

-

1 000 ml

Dung dịch đệm, pH 10 (4.6)

1 000 ml

1 000 ml

1 000 ml

1 000 ml

Dung dịch NAD (4.7)

0,200 ml

0,200 ml

0,200 ml

0,200 ml

Huyền phù GPT (4.10)

0,020 ml

0,020 ml

0,020 ml

0,020 ml

Trộn các lượng chứa trong cuvet bằng đũa thuỷ tinh (5.10) và đậy cuvet 1 cm bằng parafilm (5.12) và lật đi lật lại vài ln. Sau khi trộn, để yên cuvet cùng lượng chứa bên trong khoảng 5 phút trước khi đo độ hấp thụ và (Abo Aso) dựa vào nước ở bước sóng 340 nm.

Huyền phù L-LDH (4.8)

0,020 ml

-

0,020 ml

0,020 ml

Huyền phù D-LDH (4.9)

0,050 ml

0,050 ml

-

0,050 ml

Đúng 45 phút sau khi trộn, đo đ hấp thụ của dung dịch (Ab45 As45) và dựa vào nước ở bước sóng 340 nm.

Để yên cuvet và đúng 60 phút sau khi trộn, đo độ hấp thụ của dung dịch thử (Ab60 và As60) dựa vào nước ở bước sóng 340 nm.

Hàm lượng axit L- hoặc D-lactic và lactat có thể xác đnh riêng rẽ bằng cách thêm L-LDH (4.8) hoặc D- LDH (4.9).

Khi cn đo axit L-lactic và lactat, thì độ hấp thụ có thể được xác định tương ứng sau 30 phút và 45 phút trộn.

8.2.2 Tính độ hấp thụ A cn để tính trong 9.1, bằng công thức :

trong đó

As60 là độ hấp thụ của dung dịch thử đo được trong 8.2.1 sau 60 phút;

As0 là độ hấp thụ của dung dịch thử đo được trong 8.2.1;

As45là độ hấp thụ của dung dịch thử đo được trong 8.2.1 sau 45 phút;

Ab60 là độ hấp thụ của dung dịch thử trắng đo được trong 8.2.1 sau 60 phút;

Ab0 là độ hấp thụ của dung dịch thử trắng đo được trong 8.2.1;

Ab45 là độ hấp thụ của dung dịch thử trắng đo được trong 8.2.1 sau 45 phút;

Đôi khi xảy ra phản ứng phụ từ từ. Ảnh hưởng của phản ứng phụ này lên độ hấp thụ có thể loại trừ bằng phép ngoại suy độ hấp thụ ở thời điểm bằng không.

Khi ch đo axit L-lactic và lactat (xem 8.2.1), thì độ hấp thụ có thể được đo sau 30 phút và 45 phút tương ứng. Khi đó công thức sẽ là:

trong đó

As60 là độ hấp thụ của dung dịch thử đo được trong 8.2.1 sau 30 phút;

Ab30 là độ hấp thụ của dung dịch thử trắng đo được trong 8.2.1 sau 30 phút;

8.2.3. Nếu độ hấp thụ tính được trong 8.2.2 tăng quá 0,500 đơn vị, thì lặp lại các qui trình qui đnh trong 8.2.1 đến hết 8.2.3, sử dụng độ pha loãng thích hợp của dịch lọc thu được từ phần mẫu thử (7.4.3) và cả dung dịch thử trắng (7.3).

9. Tính toán và biểu thị kết quả

9.1. Tính toán

Hàm lượng axit lactic và lactat, wL, được biểu thị theo miligam axit lactic trên 100 g chất khô không chứa chất béo, theo công thức sau:

trong đó

A là độ hấp thụ bước sóng 340 nm, tính được trong 8.2.2;

Mr là khối lượng phân tử của axit lactic (Mr = 90,1);

k là hệ số hấp thụ phân tử của NADH 340 nm, tức là 6,3 x 106 cm2/mol;

/ là chiều dài đường quang của cuvet quang phổ, tính bằng xentimet (/ = 1 cm);

m là khối lượng phn mẫu thử (7.3). tính bằng gam;

V1 là tổng thể tích chất lỏng trong cuvet đo (xem 8.2.1), tính bằng mililit:

- khi phải xác định cả axit D-lactic lẫn L-lactic và lactat, thì V1 = 2,29 ml;

- khi chỉ phải xác đnh axit L-lactic và lactat, thì V1 = 2,24 ml;

- khi chỉ phải xác định axit D-lactic và lactat, thì V1  = 2,27 ml;

V2 là thể tích dịch lọc (xem 7.4.3) trong cuvet đo của máy đo phổ (xem 8.2.1), tính bằng mililit;

V3 là thể tích dịch lọc (xem 7.4.3) được dùng để pha loãng (xem 8.2.3), nếu cn, tính bằng mililit;

V4 là thể tích của dung dịch trong 7.4.2 (V4= 100 ml), tính bằng mililit;

V5 là thể tích của dung dịch dùng để đã pha loãng mẫu thử (xem 8.2.3), nếu cần, tính bằng mililit;

ws là hàm lượng chất khô không chứa chất béo của mẫu, được biểu thị theo phần trăm khối lượng.

CHÚ THÍCH Việc xác định hàm lượng chất béo không phải là một phn qui định trong tiêu chuẩn này. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo qui định trong ISO 1736.

9.2. Biểu thị kết quả

Biểu thị kết quả thử nghiệm theo số nguyên.

10. Độ chụm

10.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm

Các giá trị về độ lặp lại và độ tái lập thu được từ các kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm tiến hành theo TCVN 6910 (ISO 5725)2).

Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm đã được công bố (xem [5]). Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và chất nền khác với dải đã đưa ra.

10.2. Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ độc lập thu được, khi sử dụng cùng phương pháp thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do cùng một người phân tích sử dụng cùng một thiết bị, tiến hành trong cùng một phòng thử nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn:

a) giá trị trung bình cộng của hàm lượng axit lactic và lactat ≤ 60 mg/100 g chất khô không chứa chất béo: 10 mg/100 g;

b) giá tr trung bình cộng của hàm lượng axit lactic và lactat > 60 mg/100 g chất khô không chứa chất béo: 15 % (tương đối) trung bình cộng.

10.3. Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ thu được, khi sử dụng cùng phương pháp thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do các người phân tích khác nhau thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn:

a) giá trị trung bình cộng của hàm lượng axit lactic và lactat ≤ 100 mg/100 g chất khô không chứa chất béo: 15 mg/100 g;

b) giá trị trung bình cộng của hàm lượng axit lactic và lactat > 100 mg/100 g chất khô không chứa chất béo: 20 % (tương đối) trung bình cộng.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) tất c các chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng ti kết quả;

e) kết quả thử nghim thu được, hoặc nếu độ lặp tại được kiểm tra thì nêu kết quả cuối cùng thu được

 

Phụ lục A

(qui định)

Các qui tắc thực hành phòng thử nghiệm tốt (GLP) về thực hành phân tích bằng phương pháp enzym

A.1 Giới thiệu

Các qui tắc thực hành phòng thử nghiệm tốt về phân tích bằng phương pháp enzym là ít phổ biến hơn các phương pháp phân tích hoá học khác, cn chú ý hướng đến các qui tắc như vậy để thu được các kết quả có độ chụm và độ chính xác thoả đáng. Trước khi phân tích, đọc kỹ các qui tắc GLP dưới đây.

A.2 Thuốc thử

A.2.1 Ch sử dụng các enzym thuộc loại qui định (hoạt tính riêng, nng độ, chất nhiễm bẩn có hoạt tính enzym, dung môi).

A.2.2 Ch sử dụng các coenzym thuộc loại qui định (loại tinh khiết, dạng muối hoặc axit, các chất nhiễm bẩn).

A.2.3 Tất cả các loại thuốc thử khác với enzym và coenzym phải thuộc loại phân tích.

A.2.4 Nước dùng để chuẩn bị các dung dịch enzym và thuốc thử khác phải là loại chưng cất hai ln bằng thiết bị thuỷ tinh.

A.2.5 Nước dùng để chuẩn bị các dung dịch mẫu phải là loại đã được chưng cất bằng dụng cụ thuỷ tinh hoặc đã khử ion.

A.2.6 Bảo quản các thuốc thử và các dung dịch/huyền phù enzym theo các ch dẫn (thường được bảo qun ở nhiệt độ từ 2 oC  đến 8 °C).

A.2.7 Không làm đông lạnh các huyền phù enzym.

A.2.8 Khi thuốc thử đã quá hạn sử dụng, thì loại bỏ hoặc kiểm tra hiệu qu của thuốc thử bằng cách kiểm tra các dung dịch chuẩn bằng với các lượng chất phân tích khác nhau. Các độ hấp thụ thu được phải tỷ lệ thuận với các nồng độ.

A.2.9 Các dung dịch đệm được lấy ra từ tủ lạnh phải được làm ấm đến nhiệt độ phòng trước khi cho vào hỗn hợp phân tích.

A.3 Cuvet đo phổ và quang phổ

A.3.1 Sử dụng cuvet bng thuỷ tinh hoặc bằng chất dẻo có chiều dài đường quang 1 cm.

CHÚ THíCH Các cuvet bằng chất dẻo có các ưu điểm hơn các cuvet bng thu tinh như sau:

a) giá rẻ (có thể dùng một ln);

b) có thể thực hiện một số lượng lớn hơn các phép phân tích;

c) trong cùng một mẻ, các cuvet bằng chất dẻo cho độ hấp thu giống nhau.

A.3.2 Bất kỳ khi nào một mẻ cuvet mới được đưa vào sử dụng, thì kiểm tra chiu dài đường quang của chúng dựa vào các cuvet chuẩn (ví dụ: cuvet thạch anh), như sau:

Đổ đy nước vào cuvet chuẩn và cuvet bằng chất dẻo rồi đo độ hấp thụ (A1) của từng cuvet dựa vào nước. Sau khi tráng sạch, đổ đy dung dịch NADH (khoảng 0,15 mg/ml) và đo độ hấp thụ (A2) dựa vào nước. Tính A2 - A1, đi với cả hai cuvet chuẩn và cuvet bằng chất dẻo này. Nếu chênh lệch của (A2 - A1) giữa hai loại cuvet này vượt quá 0,5 % của phép đo độ hấp thụ đối với cuvet chuẩn, thì tính phần trăm chênh lệch trung bình và được tính đến đối với chiều dài đường quang, /, bằng công thức (3).

A.3.3 Luôn luôn sử dụng các cuvet sạch, không bị xước. Chỉ dùng khăn lau mềm để lau khô hoặc làm sạch các mặt của cuvet quang.

A.3.4 Không nên đo độ hấp thụ của các cuvet mẫu thử dựa vào độ hấp thụ của cuvet mẫu trắng, vì sẽ không thu được thông tin về cường độ hấp thụ của chính mẫu thử trắng. Đo độ hấp thụ của mẫu thử và cuvet thử trắng dựa vào nước và tính độ chênh lệch.

A.3.5 Không đo độ hấp thụ của mẫu hoặc cuvet thử trắng dựa vào cuvet rỗng (vì khuếch tán ánh sáng).

A.3.6 Dùng dao trộn để trộn đều các lượng chứa trong cuvet hoặc bằng cách dùng parafilm hàn kín cuvet ri xoay cuvet.

A.3.7 Đuổi bỏ bọt khí ra khỏi cuvet bằng dao trộn. Tránh làm xước mt quang của cuvet.

A.3.8 Luôn luôn sử dụng cùng một loại cuvet để đo mẫu thử và đo mẫu trắng.

A.3.9 Luôn luôn đặt cuvet thuỷ tinh hoặc cuvet thạch anh đúng một vị trí trong giá đỡ cuvet. Với mục đích này, đánh dấu một mặt quang của cuvet.

A.4 Máy đo phổ và máy đo quang phổ

A.4.1 Sử dụng máy đo quang phổ (độ rộng di < 10 nm), gm một máy đo quang có lọc với bộ lọc nhiễu (độ rộng di < 10 nm), hoặc máy đo quang phổ vạch có đèn hơi thuỷ ngân. Sử dụng máy đo quang phổ hoặc máy đo quang có lọc để đo độ hấp thụ cực đại của NADH hoặc NADPH, nghĩa là ở 340 nm. Thực hiện đo sử dụng máy đo quang phổ vạch có đèn hơi thuỷ ngân 365 nm hoặc 344 nm.

CHÚ THÍCH Các hệ số hấp thụ phân tử của NADH hoặc NADPH được đo ở 334 nm, 340 nm và 365 nm như sau:

a) NADH hoc NADPH 334 nm (Hg): 6,18 x 106 cm2/mol;

b) NADH hoặc NADPH 340 nm: 6,3 X 106 cm2/mol;

c) NADPH ở 365 nm (Hg): 3,5 X 106 cm2/mol;

d) NADH 365 nm: 3,4 x 106 cm2/mol;

A.4.2 Mối liên quan tuyến tính gia độ hấp thụ và nồng độ của NADH hoặc NADPH tn tại cho đến độ hấp thụ 2,0. Kiểm tra độ tuyến tính như sau:

a) dùng pipet lấy 2,00 ml nước cất cho vào cuvet và đo độ hấp thụ A0 dựa vào nước;

b) dùng pipet lấy 0,10 ml dung dịch NADH (0,5 mg/ml) cho vào cuvet; trộn đều các lượng chứa trong cuvet và đo độ hấp thụ A1.

Tính độ hấp thụ bị giảm, Am, bằng công thức sau:

Lặp lại qui trình kiểm tra tuyến tính 14 ln như mô tả ở trên.

Sau mỗi cặp phép đo, tính độ hấp thụ bị giảm, Am, bằng công thức sau:

trong đó

An là độ hấp thụ thu được tại phép đo thứ n;

V là thể tích của lượng chứa trong cuvet tại đo thứ n.

Mỗi lần đo, vẽ đồ thị giữa thể tích của dung dịch NADH có trong cuvet và độ hấp thụ giảm tương ứng.

A.5 Pipet tự động và các dụng cụ phân phối khác

A.5.1 Sử dụng pipet tự động và các dụng cụ phân phối khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

A.5.2 Sử dụng các đầu tip thích hợp cho từng pipet.

A.5.3 Kiểm tra định kỳ (ví dụ: kiểm tra hàng tháng) các yêu cầu v dung tích và độ lăp lại của các pipet tự động và các dụng cụ phân phối khác như sau:

Cân cốc thuỷ tinh có mỏ cùng với nước tại thời điểm t. Sau đó dùng pipet hoặc dụng cụ phân phi khác lấy một lượng nước đo được cho vào cốc có mỏ và cân chính xác tại thời điểm (t + 1) sau ln cân thứ nhất. Lặp lại qui trình hút pipet hoặc dùng dụng cụ phân phối chín ln. Không sử dụng pipet hoặc dụng cụ phân phối, cân cc có mỏ tại các thời điểm thứ (t + 11), (t + 12), (t + 13), (t + 14) và (t + 15) phút. Tính hao hụt khối lượng do bay hơi sau mỗi phút. Tính thể tích và độ lặp lại của mỗi pipet hoặc mỗi dụng cụ phân phối, có tính đến hao hụt lượng nước đã bay hơi.

A.5.4 Nhiệt truyền từ lòng bàn tay trong suốt quá trình sử dụng có thể ảnh hưởng đến dung tích của một s pipet tự động.

Kiểm tra hiện tượng này bằng qui trình mô tả trong A.5.3 và tránh sử dụng các pipet như thế.

A.5.5 Ngay trước khi sử dụng, tráng đu tip vài ln bằng dung dịch/huyền phù cn phân phối. Đối với mỗi dung dịch mẫu, sử dụng một pipet mới.

A.5.6 Dùng pipet hút dung dịch mẫu, dung dịch đệm, enzym, coenzym, trong khi đầu tip càng ngập sâu trong cuvet càng tốt và tại các vị trí khác nhau trong cuvet.

Có thể dùng pipet để lấy các lượng nhỏ dung dịch/huyền phù enzym (10  - 15 ) cho lên dao trộn đưa vào cuvet và dùng dao trộn để trộn đều lượng chứa trong cuvet.

A.5.7 Tránh nhiễm bẩn.

A.6 Các thông tin bổ ích khác

A.6.1 Kiểm tra khả năng gây nhiễu và sai số chéo bằng cách xác định đ hấp thụ của hai dung dịch có các nồng độ chất phân tích khác nhau. Độ hấp thụ thu được phải tỷ lệ thuận với nồng độ của chất phân tích.

A.6.2 Sử dụng chất chuẩn để kiểm tra các phn ứng enzym. Chất chuẩn này được coi là chuẩn làm việc.

CHÚ THÍCH Các chất chuẩn phải có độ tinh khiết được công nhận bi cơ quan chuẩn Quốc gia.

A.6.3 Tiến hành phép thử thu hi với sự có mặt của dung dịch mẫu. Lượng chất phân tích được bổ sung vào phải gn giống với lượng vốn có trong dung dịch mẫu.

A.6.4 Sử dụng một dao trộn bng chất dẻo cho một cuvet hoặc mỗi lần ch sử dụng một dao trộn.

CHÚ THÍCH Lượng chất lỏng còn dính trên dao trộn có thể coi như không đáng kể.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6400 (ISO 707) Sữa vả sản phẩm sữa - Hướng dn lấy mẫu.

[2] TCVN 7084:2002 (ISO 1736:2000) Sữa bột và sản phẩm sữa bột. Xác định hàm lượng chất béo. Phương pháp khối lượng (phương pháp chuẩn).

[3] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phn 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[4] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phn 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lp của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[5] LEENHEER J. and JANS J.A. Bulletin of the IDF, No.207, 1986, pp. 122-132.

 

1 ParafimTM là một ví dụ về sản phẩm có bán sẵn trên thị trường. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này và các tổ chức ISO hoặc IDF không ấn định phải sử dụng sản phẩm này.

2 TCVN 6910 (ISO 5725) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi