Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3657:1981 Tài liệu công nghệ - Yêu cầu chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3657:1981

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3657:1981 Tài liệu công nghệ - Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 3657:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:01/01/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3657:1981

TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ - YÊU CẦU CHUNG

Documentation technological - General requirement

Lời nói đầu

TCVN 3657 : 1981 do trường Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ quốc phòng biên soạn, Tổng cục kỹ thuật, Bộ quốc phòng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ - YÊU CẦU CHUNG

Documentation technological - General requirement

Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu chung khi xây dựng tài liệu công nghệ dạng bản vẽ và dạng bản viết.

1. Yêu cầu chung

1.1. Các tài liệu công nghệ phải được trình bày đúng theo các tiêu chuẩn của hệ thống tài liệu công nghệ.

1.2. Các tài liệu công nghệ phải được trình bày bằng một trong các hình thức sau đây:

Đánh máy;

Viết tay; chiều cao của chữ và chữ số không nhỏ hơn 2,5 mm, viết bằng mực vẽ, chữ và số phải viết rõ ràng, theo đúng tiêu chuẩn thiết kế TCVN 6 : 1974;

In ty pô;

1.3. Chuẩn bị bản tài liệu gốc để chụp lên microphim và in ánh sáng hai mặt phải theo đúng yêu cầu của các tiêu chuẩn tương ứng.

1.4. Các thuật ngữ định nghĩa ký hiệu, đơn vị của các đại lượng vật lý dùng trong tài liệu công nghệ phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.

2. Yêu cầu đối với tài liệu dạng bản vẽ

2.1. Tài liệu dạng bản vẽ bao gồm các bản vẽ phác.

2.2. Bản vẽ phác cần dùng cho các bước và các nguyên công.

Khi xây dựng quy trình công nghệ cho các sản phẩm chế tạo thử, sản phẩm sản xuất đơn chiếc và sản phẩm sản xuất loạt nhỏ, cho phép không cần bản vẽ phác mà dùng ngay bản vẽ chi tiết.

2.3. Trên bản vẽ phác phải thể hiện được tất cả các dữ kiện cần thiết cho quy trình công nghệ (kích thước, sai số giới hạn, ký hiệu nhám bề mặt, các yêu cầu kỹ thuật…)

2.4. Các bảng kê sơ đồ và các yêu cầu kỹ thuật phải bố trí vào những khoảng trống bên trái hoặc phía dưới của bản vẽ phác.

2.5. các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ phác phải theo đúng yêu cầu của các tiêu chuẩn trong hệ thống tài liệu thiết kế.

2.6. bản vẽ phác được phép vẽ bằng tay, không cần theo tỷ lệ, nhưng phải bảo đảm cân đối hình dáng hình học.

2.7. số lượng hình chiếu mặt cắt, cắt trích trên bản vẽ phác không hạn chế, tùy theo yêu cầu công nghệ, sao cho thể hiện được đầy đủ, rõ ràng các bề mặt gia công hay vị trí tương đối giữa các chi tiết với nhau trong một sản phẩm lắp ráp.

2.8. Bề mặt gia công trên bản vẽ phác được vẽ màu đỏ hoặc đường đậm có chiều dày từ 2S tới 3S theo TCVN 8 : 1974.

2.9. Tất cả các kích thước gia công được đánh số thứ tự bằng chữ số A- rập, đặt trong vòng tròn có đường kính 6 - 8 mm và nối với đường chỉ kích thước.

Khi đã đánh số thứ tự thì trong nội dung của một nguyên công ( bước ) không cần viết rõ kích thước và sai số cho phép.

VÍ DỤ: “khoan lỗ (1)”; “Doa lỗ (2)”; “phay đảm bảo kích thước (3)”.

số thứ tự phải đánh theo chiều kim đồng hồ.

2.10. Những ký hiệu quy ước đã được tiêu chuẩn nhà nước quy định, khi sử dụng trong bản vẽ phác không cần giải thích, chỉ cần nêu rõ những tiêu chuẩn tương ứng.

2.11. Những ký hiệu quy ước chưa được tiêu chuẩn nhà nước quy định, khi sử dụng trong bản vẽ phác nhất thiết phải chỉ rõ tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở hay tiêu chuẩn địa phương sử dụng, những tiêu chuẩn này phải đóng kèm theo phần phụ lục của tài liệu khi chuyển từ xí nghiệp này tới xí nghiệp khác.

3. Yêu cầu đối với tài liệu dạng viết

3.1. Các yêu cầu trình bày tài liệu dạng viết liên tục (viết kín khít) phải phù hợp với các yêu cầu của hệ thống tài liệu thiết kế.

3.2. những tài liệu trình bày theo nhiều cột, khi cần thiết có thể chia mỗi cột ra nhiều cột nhỏ mà không cần đánh số thứ tự.

3.3. tên gọi của mỗi cột trong tài liệu phải viết rõ ràng, nét đậm

3.4. cho phép viết tắt các tên gọi của nguyên công, ví dụ: nguyên công tiện có thể viết tắt là “tiện”; nguyên công khoan có thể viết tắt là “khoan”.

3.5. tên gọi của mỗi đề mục phải viết chữ to, nét đậm và gạch dưới

3.6. nội dung của một nguyên công (bước) phải ghi rõ: Tên gọi của phương pháp gia công (phay, bào, tiện…);

Tên của bề mặt gia công (mặt mút, ngõng trục, lỗ….);

số lượng của bề mặt cùng gia công đồng thời hoặc được gia công trong một nguyên công. Ví dụ: << khoan 5 lỗ >>

Nếu trong một nguyên công (bước) gia công nhiều bề mặt khác nhau thì phải thống kê tất cả các bề mặt ấy.

Cho phép ghi rõ tính chất gia công của từng nguyên công (bước).

VÍ DỤ : Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh, gia công đồng thời.

3.7. Các nguyên công (bước) được đánh số thứ tự bằng chữ số A-rập theo trình tự công nghệ.

3.8. Chữ đầu dòng của các dòng trong tài liệu phải viết thẳng dãy, phải viết vào khoảng giữa hai dòng kẻ, không cho phép viết đè lên các dòng kẻ trong tài liệu.

Khi viết hết một mục phải để trống một hoặc hai dòng rồi viết sang mục khác.

3.9. Nếu trong cột tên gọi phải viết thành nhiều dòng, thì cột tiếp theo (nếu viết được một dòng ) phải viết ngang hàng với dòng thứ nhất của cột tên gọi.

3.10. Tờ bìa của tập tài liệu phải trình bày theo mẫu 1 và 2 trên khổ giấy A4 hoặc A3.

Nếu tài liệu công nghệ phải đóng thành nhiều tập thì mỗi tập phải có một tờ bìa.

3.11. Qui định trình bày nội dung tờ bìa của tập tài liệu theo mẫu 1 và 2 như sau:

Vùng 1: Tên bộ hay cơ quan tương đương mà cơ quan, xí nghiệp xây dựng tài kiệu trực thuộc

Vùng 2: Tên cơ quan xí nghiệp xây dựng tài liệu.

Vùng 3: Họ tên, chữ ký của đại diện cơ quan đặt hàng.

Vùng 4: họ tên,chữ ký của đại diện cơ quan xây dựng tài liệu

Vùng 5: tên gọi của tài liệu ( quy trình của công nghệ).

Vùng 6: Tên gọi của chi tiết.

Vùng 7: Ký hiệu của chi tiết theo tài liệu thiết kế.

Vùng 8: Ký hiệu của tài liệu.

Vùng 9: Phần trên ghi họ tên, chức vụ của người xây dựng tài liệu (kỹ sư công nghệ, kỹ sư luyện kim, kỹ sư hàn, trưởng phòng KCS). Phần dưới ghi họ tên,chức vụ của người duyệt tài liệu

Họ tên, chức vụ của từng người ghi bên trái; chữ ký bên phải; ngày tháng ký viết bên dưới chữ ký.

Vùng 10: Ngày, tháng, năm tài liệu được đưa vào sử dụng trong sản xuất.

CHÚ THÍCH: vùng 3 và 4 chỉ cần thiết khi cơ quan xí nghiệp này xây dựng tài liệu cho cơ quan, xí nghiệp khác theo đơn đặt hàng.

 

Mẫu tờ bìa

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi