Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13847:2023 ISO 15115:2019 Da - Từ vựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13847:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13847:2023 ISO 15115:2019 Da - Từ vựng
Số hiệu:TCVN 13847:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:11/08/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13847:2023
ISO 15115:2019

DA - TỪ VỰNG

Leather - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 13847:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 15115:2019.

TCVN 13847:2023 do do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA - TỪ VỰNG

Leather - Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong công nghiệp da.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn được quy định trong tiêu chuẩn này.

3  Từ vựng

3.1

Độ bền mài mòn

<tính năng> khả năng chịu mài mòn bề mặt của da do đánh bóng, chà xát và các lực ma sát khác.

3.2

Da aniline

<nguyên liệu> da có mặt cật tự nhiên (3.46) có thể nhìn thấy rõ ràng hoặc không có lớp phủ bề mặt hoặc có lớp phủ bề mặt không có pigment.

CHÚ THÍCH 1  Chiều dày của lớp ph bề mặt không có pigment thưng nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 mm.

3.3

T trọng kế đo nồng độ dung dịch thuộc da

<thiết bị> loại tỷ trọng kế được sử dụng trong xưng thuộc da

CHÚ THÍCH 1  Mối tương quan giữa khối lượng riêng và số đọc của tỉ trọng kế (Bk) như sau:

Khối lượng riêng

°Bk

1,0

0

1,020

20

1,120

120

3.4

Độ kiềm của crom

<tính chất hóa học> số nhóm hydroxyl liên kết với một đơn vị crom tính theo phần trăm của cùng nhóm này có trong hydroxit crom

3.5

Kiềm hóa (nâng kiềm)

<quá trình> xử lý kiềm nhẹ để đảm bảo hoàn thành quá trình thuộc da (3.97)

VÍ DỤ: Xử lý nguyên liệu/chất gốc thuộc da khoáng nhằm mục đích tạo thành một tập hợp lớn các hợp chất kim loại và để các nhóm con da nhỏ hoạt hóa (3.88) tạo phức với nguyên liệu thuộc da.

3.6

Chất làm mềm

<nguyên liệu> các enzym được trộn với chất mang trơ được sử dụng để loại bỏ một cách chọn lọc các thành phần không mong muốn của con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88).

3.6.1

Chất làm mềm trong môi trường axit

chất làm mềm (3.6) có hoạt tính tối ưu trong khoảng pH từ 3 đến 5

3.6.2

Chất làm mềm trong môi trường bazơ

chất làm mềm (3.6) có hoạt tính tối ưu trong khoảng pH từ 8 đến 8,5

3.7

Làm mềm

<quá trình> loại b các protein liên sợi không mong muốn bằng cách xử lý con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88) với chất làm mềm (3.6), để có được da mềm và dẻo với mặt cật mịn (3.46).

3.8

Độ baume

<tính chất vật lý> phép đo tỉ trọng chất lỏng có thể được chuyển đi thành khối lượng riêng

CHÚ THÍCH 1: Thường được sử dụng để tính nồng độ của dung dịch xử lý, ví dụ dung dịch muối, theo các công thức sau:

- đối với chất lỏng nặng hơn nước, trọng lượng riêng = 145/(145 - n) ở 15 °C (60 °F);

- đối với chất lỏng nhẹ hơn nước, trọng lượng riêng = 140 / (130 + n) ở 15 °C (60 °F). trong đó n là số đọc trên thang đo baume được viết tắt là °Be.

CHÚ THÍCH 2: Be tương đương chỉ số trên tỉ trọng kế (3.3) là 6,9 °Bk.

3.9

Bàn nạo

<thiết bị> tấm gỗ cong dốc xuống từ độ cao ngang thắt lưng, trên đó đặt con da to (3.48) đ cạo lông, cắt bỏ phần thịt thừa và các mép rách, và cạo (3.78) thủ công bằng dao.

3.10

Chất tạo màng

<nguyên liệu> nguyên liệu tạo màng, thường là cao phân t, được sử dụng để kết dính các hạt sắc tố và chất phụ gia để phủ bề mặt da.

3.11

Tẩy

<quá trình> làm sáng màu bằng cách xử lý hóa chất thích hợp.

3.12

Tẩy da thuộc thực vật

<quá trình> loại bỏ tannin bị oxy hóa và các nguyên liệu không hòa tan khỏi các lớp bề mặt của da, để ngăn ngừa nứt vỡ mặt cật (3.46) và làm sáng màu da.

3.13  Thử sôi

<tính năng> thử độ co ngót của da ngậm nước hoàn toàn để xem có bất kỳ co ngót nào sau khi ngâm trong nước sôi từ 2 min đến 3 min

CHÚ THÍCH 1: Khi da vẫn giữ được diện tích ban đầu, quá trình thuộc da bằng chrome được coi là hoàn tt

3.14

Da box calf

<nguyên liệu> da bê thuộc hoàn toàn bằng crom, màu đen hoặc màu, trơn hoặc phủ, với lớp hoàn thiện [3.39] bằng proteinic.

3.15

Lỏng mặt da

<tính năng> các nếp nhăn trên bề mặt hình thành khi da bị uốn cong, mặt cật (3.46) hướng vào trong.

CHÚ THÍCH 1: Các tính từ thường được sử dụng để mô tả đặc điểm này là “chặt”, “mịn”, “lỏng lẻo”, “thô”, “rỗng” và “nhẽo nát)”. Nói chung, các nếp nhăn hoặc nứt v trên mặt cật càng mịn thì chất lượng của da càng tốt.

3.16

Chà nhám

<quá trình> xử lý cơ học mài mòn đối với mặt cật (3.46) hoặc mặt thịt của da.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm kỹ thuật chà nhẹ (3.90).

3.17

Da chà bóng

<nguyên liệu> da sẽ xuất hiện màu sẫm sáng bóng khi cọ xát hoặc đánh bóng.

3.18

Độ bền phá hủy

<tính năng> lực cần thiết để làm rách toàn bộ độ dày của mẫu thử da

[NGUỒN: ISO 3379. 2015].

3.19

Chamois

<nguyên liệu> da làm từ lớp da váng (3.93.2) của da cừu hoặc da cừu con (3.88), hoặc từ da cừu hoặc da cừu con (3.88) mà mặt cật (3.46) đã được loại bỏ bằng cách làm lạnh và thuộc da bằng quy trình liên quan đến quá trình oxy hóa dầu cá trong da, chỉ sử dụng các loại dầu đó (dầu chamois nguyên chất) hoặc đầu tiên là một aldehyde và sau đó là các loại dầu như vậy (chamois kết hợp)

CHÚ THÍCH 1: Cũng là da được làm từ da của linh dương núi hoặc sơn dương, nhưng loại da như vậy rất hiếm.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Đức, thuật ngữ này cũng được sử dụng để định nghĩa chamois cho quần áo làm từ da hươu.

CHÚ THÍCH 3: Chamois cũng được làm từ da dê.

3.20

Da thuộc không crom

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuyển thành da thuộc bằng chất thuộc da không chứa muối crom, trong đó tng hàm lượng crom trong da thuộc nhỏ hơn hoặc bằng 0,1% (khối lượng crom/tổng khối lượng khô của da).

3.21

Da thuộc crom

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuyển thành da thuộc bằng cách xử lý chỉ bằng muối crom hoặc bằng muối crom cùng với một lượng nhỏ chất thuộc da khác, chỉ được sử dụng để hỗ trợ quá trình thuộc da crom, và không đủ lượng để thay đổi đặc tính thuộc da crom cần thiết của da.

3.22

Da tráng phủ và da váng tráng phủ

<nguyên liệu> da và da váng (3.93) trong đó lớp tráng phủ bề mặt, được áp dụng cho mặt ngoài, không vượt quá một phần ba tổng độ dày của sản phẩm nhưng lớn hơn 0,15 mm.

3.23

Độ bền nứt vỡ lạnh

<tính năng> độ bền với nứt vỡ và bong tróc của nguyên liệu hoàn thiện da (3.39) khi được uốn cong/uốn dẻo tại nhiệt độ không quá -5 °C.

3.24

Da cải tạo mặt cật

<nguyên liệu> da trong đó mặt cật (3.46) đã được loại bỏ một phần bằng cách chà nhám (3.16) hoặc bất kỳ phương pháp xử lý cơ học tương tự nào và được tăng cường bằng xử lý hoàn thiện (3.40)

CHÚ THÍCH 1  Thường có thể nhận dạng được mẫu ban đầu trừ khi mặt cật đã được xử lý nhiều.

3.25

Dây màu

<tính năng> chuyển chất màu sang vải tiếp xúc khi chà xát khô hoặc chà xát ướt.

3.26

Bảo quản

<quá trình> bảo quản tạm thời con da sống to (3.72) và con da sống nhỏ (3.88).

3.27  Tẩy mỡ

<quá trình> loại bỏ chất béo tự nhiên khỏi con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) bằng cách nhũ hóa trong môi trường nước và/hoặc dung môi.

3.28

Độ thuộc

<đặc tính hóa học> lượng chất hữu cơ cố định trong 100 g collagen.

CHÚ THÍCH 1: Áp dụng cho da không có khoáng chất.

3.29  Tẩy vôi

<quá trình> loại bỏ độ kiềm của da vôi (3.67) được vôi hóa.

3.30

Da hai mặt

<nguyên liệu> da hai mặt làm từ da cừu non hoặc da cừu (3.88) hoặc các động vật khác có lông, được làm sạch, thuộc, làm mềm và nhuộm để có các tính chất mong muốn.

3.31

Nhăn mặt cật

<tính chất vật lý> xuất hiện sự biến dạng không mong muốn của mặt cật (3.46).

3.32

Thùng quay

<thiết bị> thùng hình trụ có tấm khuấy bên trong và có thể quay quanh trục thùng, được sử dụng để khuấy đảo cơ học trong quá trình thuộc da.

3.33

Quay khan

<quá trình> nhào trộn khô cho da có hoặc không có phụ gia trong thùng quay (3.32) đề làm mềm cấu trúc và cải thiện da nhung (3.58)

CHÚ THÍCH 1: Còn được gọi là quay đập khan.

3.34

Ướp muối khô

<quá trình> bo quản (3.26) con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88) bằng muối thông thường và làm khô.

3.35

Da mộc nhuộm

<nguyên liệu> da thuộc, nhuộm, ăn dầu và làm khô, trước khi hoàn thiện (3.40).

3.36

Da E.l

Da Đông n Độ

<nguyên liệu> da thuộc da thực vật (3.100) màu be nhạt hoặc vàng nhạt đặc trưng được sản xuất theo quy trình riêng cho một vùng địa lý.

CHÚ THÍCH 1: Số định danh địa lý n Độ đã đăng ký số 95.

3.37

Dầu, mỡ

<nguyên liệu> công thức dựa trên dầu tự nhiên hoặc dầu tổng hợp có thể là nhũ tương, dung dịch hoặc chất phân tán được sử dụng để làm mềm xơ da.

3.38

Ăn dầu

<quá trình> sử dụng dầu, mỡ (3.37) để bôi trơn và làm mềm da.

3.39

Chất hoàn thiện

<nguyên liệu> lớp phủ trên bề mặt da.

3.40

Hoàn thiện

<quá trình> các hoạt động hóa học và/hoặc cơ học được thực hiện trên da mộc để mang lại các đặc tính mong muốn cho mục đích sử dụng cuối cùng của da.

3.41

Độ bền uốn

<tính năng> khả năng của da thành phẩm chịu được áp lực do uốn nhiều lần.

3.42

Độ bền với hơi nước

<tính năng> khả năng chống giải phóng các chất bán bay hơi và ít bay hơi có trong da ở nhiệt độ môi trường cao.

3.43

Da nguyên cật

<nguyên liệu> da vẫn giữ nguyên mặt cật (3.46) mà không có bề mặt nào bị loại bỏ bởi các xử lý khắc phục cơ học bất kỳ.

3.44

Hoàn thiện da lông thú

<quá trình> hoàn thiện (3.40) da lông thú

CHÚ THÍCH 1  Khi hoàn thiện lông thú, thực hiện xén lông (hoặc tỉa), tẩy (tùy chọn), nhuộm, chải kỹ và cuối cùng là tạo tuyết nhung.

3.45

Đánh bóng

<quá trình> thực hiện để tạo ra lớp hoàn thiện (3.39) sáng, bóng hoặc giống như thủy tinh trên mặt cật (3.46) của da.

3.46

Mặt cật

<nguyên liệu> mặt ngoài của da sau khi lông hoặc lông mịn và biểu bì đã được loại bỏ, có đặc điểm là các lỗ chân lông, nang lông hoặc vảy, đặc trưng cho từng loài động vật.

3.47

Độ bền nứt vỡ mặt cật

<tính năng> khả năng chống nứt vỡ của mặt cật (3.46) của da khi chịu ứng suất cơ học.

3.48

Con da to

<nguyên liệu> con da sống nhỏ (3.88) của động vật trưởng thành hoặc động vật thuc loại lớn trưng thành hoàn toàn.

DỤ: Trâu và bò.

3.49

Bột da

<nguyên liệu> bột từ da vôi (3.67) sau khi ty lông, khử vôi đã được rửa kỹ, sấy khô, tán mịn bằng máy nghiền.

3.50

Chất da

<nguyên liệu> lượng chất collagen trong 100 g da khô.

3.51

Da phủ màng

<Nguyên liệu> Da trong đó một lớp màng (màng polyme), không vượt quá một phần ba tổng độ dày, được áp dụng bằng quy trình cán tráng.

CHÚ THÍCH 1: Các phương pháp phủ màng (màng cao phân tử) khác là mạ, dập nổi và là.

3.52

Da thuộc

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) với cấu trúc dạng sợi ban đầu, được thuộc hoàn toàn, tại đó lông hoặc lông mịn đã được loại bỏ hoặc chưa được loại bỏ, da được xẻ hoặc chưa xẻ thành nhiều lớp hoặc đoạn trước hoặc sau khi thuộc da (3.97) và phủ bề mặt không dày quá 0,15 mm.

CHÚ THÍCH 1 Nếu con da to hoặc con da nhỏ được thuộc được phân tách cơ học và/hoặc hóa học thành các hạt dạng sợi, mảnh nhỏ hoặc bột, và sau đó, có thể cổ hoặc không bổ sung chất kết dính, tạo thành tấm hoặc các dạng khác, thì các tấm ở các hình thức như vậy không phải là da thuộc.

CHÚ THÍCH 2 Nếu lớp mặt cật đã được loại b hoàn toàn, không được sử dụng thuật ngữ da thuộc nếu chất lượng không tốt hơn, ví dụ: da váng (3.9.3), da lộn.

CHÚ THÍCH 3 Nguyên liệu phải có nguồn gốc động vật.

3.53

Cặn vôi

<nguyên liệu> hình thành các mảng canxi cacbonat không hòa tan do phản ứng của cacbon đioxit trong khí quyển với vôi có trong da vôi (3.67) khi tiếp xúc với không khí.

3.54

Ngâm vôi

<quá trình> xử lý con da to (3.72) và con da nh(3.88) bằng nước vôi để làm đầy và/hoặc tẩy lông.

3.55

Lỏng mặt cật

<tính chất vật > mặt cật (3.46) có sự liên kết với lớp bì đã bị ăn mòn, làm xuất hiện nếp nhăn rõ rệt khi da bị uốn cong với mặt cật bên trong.

3.56

Tác nhân che phủ

<Nguyên liệu> axit yếu và muối của nguyên liệu được bổ sung trong quá trình thuộc da (3.97) khoáng để ngăn chặn sự kết tủa của muối thuộc da.

3.57

Da không kim loại

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuyển thành da, trong đó tổng hàm lượng của tất cả các kim loại từ quá trình thuộc da (Cr, AI, Ti, Zr, Fe) còn trong da nhỏ hơn hoặc bằng 0,1% (khối lượng của tt cả các kim loại/tổng khối lượng khô của da).

3.58

Da nhung

<nguyên liệu> các sợi mịn và thẳng đứng được cắt đủ ngắn để tạo ra hiệu ứng hai tông màu mượt mà khi thực hiện vuốt hai chiều bằng tay.

3.59

Da nappa

<nguyên liệu> da mềm nguyên cật (3.43) được nhuộm và hoàn thiện nhẹ.

3.60

nappalan

<nguyên liệu> da cừu lót lông cừu, được hoàn thiện bằng cách phủ ở mặt trái.

3.61

Hoàn thiện nappalan

<tính chất vật lý> sự hoàn thiện (3.40) trên mặt thịt của con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88).

3.62

Trung hòa

<quá trình> nâng độ pH của da thuộc khoáng từ tính axit thành trung bằng cách xử lý với dung dịch muối của hỗn hợp kiềm yếu hoặc dung dịch đệm.

3.63

Da nubuck

<nguyên liệu> da được cào (chà) nhẹ để tạo hiệu ứng mượt như nhung, nơi vẫn có thể nhìn thấy vân mặt cật ban đầu (3.46).

3.64

Da thuộc hữu cơ

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuyển thành da thuộc bằng các chất thuộc da hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp, trong đó tổng hàm lượng kim loại thuộc da (Cr, AI, Ti, Zr, Fe) nhỏ hơn hoặc bằng 0,3 % (khối lượng của tất cả các kim loại/tổng khối lượng khô của da).

3.65

Da nguyên liệu khô

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) chưa thuộc, khô. Màu trong suốt hoặc đục

3.66

Da láng

<nguyên liệu> da nhìn chung có hiệu ứng như gương, thu được bằng cách phủ một lớp vecni có màu hoặc không màu, hoặc là nhựa tổng hợp, chiều dày không vượt quá một phần ba tổng chiều dày của sản phẩm.

CHÚ THÍCH 1: Cũng có thuật ngữ da váng bóng (3.93).

CHÚ THÍCH 2: Vecni và sơn mài thường được làm từ dầu lanh, nitrocellulose, polyurethane và/hoặc các loại nhựa tổng hợp khác.

3.67

Da vôi

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuẩn b để thuộc da (3.97) bằng cách loại bỏ lông hoặc lông mịn, biểu bì và thịt.

CHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ da vôi cũng có thể được sử dụng cho da của động vật có lông vẫn còn trên da.

3.68

Axit hóa

<quá trình> xử lý da vôi (3.67), con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) bằng axit và muối để giảm độ pH.

3.69

Da pigment

<Nguyên liệu> da có mặt cật tự nhiên (3.46) hoặc bề mặt được che hoàn toàn bằng chất hoàn thiện (3.39) có chứa pigment.

CHÚ THÍCH 1: Cũng có thuật ngữ da váng pigment (3.93).

3.70

Đánh bóng th công

<quá trình> đánh bóng thcông bằng bánh xe quay có gắn đá mài/vải nhung.

3.71

Da pull-up

<nguyên liệu> da theo thiết kế sẽ sáng màu khi kéo căng

3.72

Da sống

<nguyên liệu> con da to (3.48) chỉ được xử lý để bảo quản.

3.73

Độ bền màu với chà xát

<tính năng> độ bền với chà xát, bằng một miếng nỉ khô hoặc ướt.

3.74

Tính đàn hồi

<tính chất vật lý> tính co giãn của da theo một hướng.

3.75

Rỗ muối

<tính chất vật lý> sự hư hại mặt cật (3.46) do muối gây ra.

3.76

Đốm muối

<tính chất vật lý> gây ra bởi vi khuẩn ưa mặn có trong con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88) được muối ướt và cả do tạp chất của muối.

3.77

Ép nước

<quá trình> giảm độ ẩm của da vôi (3.67) hoặc da thuộc bằng cách ép giữa các con lăn của máy.

3.78

Nạo

<quá trình> loại bỏ chất bẩn khỏi con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88) đã làm sạch lông bằng cách cạo hoặc xử lý hóa học.

3.79

Da semi aniline

<nguyên liệu> da đã được phủ chất hoàn thiện (3.39) có chứa một lượng nhỏ pigment, để có thể nhìn thấy rõ mặt cật tự nhiên (3.46)

3.80

Da semi crom

<nguyên liệu> da thuộc, trước hết được thuộc bằng tanin thực vật và sau đó được xử lý lại bằng muối crom.

3.81

Ty da

<quá trình> giảm nếp nhăn/vết phát sinh và làm phẳng mặt cật (3.46) bằng cách ép giữa hai con lăn.

3.82

Chất tẩy lông

<nguyên liệu> tác nhân khử mà sự bổ sung của nó làm tăng tốc độ mất lông.

3.83

Cạo

<quá trình> hoạt động cơ học được thực hiện đ làm đồng nhất độ dày của da.

3.84

Da cừu xén lông

<nguyên liệu> con da cừu nhỏ (3.88) được thuộc và hồi tươi vẫn còn lông ban đầu đã được cắt với chiều dài gần bằng nhau.

3.85

Nhiệt độ co

<tính năng> nhiệt độ tại đó con da nhỏ (3.88) chưa thuộc hoặc da thuộc được ngâm trong bồn nước bắt đầu co lại khi được làm nóng đều.

3.86

Da chun mặt cật

<nguyên liệu> da được thuộc đặc biệt để lớp mặt cật (3.46) co lại, với bề mặt cật có các nếp nhăn và rãnh nổi rõ nhưng không đều.

3.87

Da nửa con (side)

<nguyên liệu> một nửa của toàn bộ con da to (3.48) thu được bằng cách chia dọc theo sống lưng.

3.88

Con da nhỏ

<nguyên liệu> bao bọc bên ngoài của các loại động vật nhỏ, ví dụ: cừu và dê, hoặc động vật chưa trưởng thành của các loài lớn, ví dụ: bê.

3.89

Da mỏng

<nguyên liệu> da được thuộc hoặc xẻ mặt cật (3.93.1), thường là da cừu hoặc da cừu non, nhưng đôi khi được áp dụng cho da dê hoặc da bê.

3.90

Chà nhẹ

<quá trình> đánh bóng nhẹ (3.16) bề mặt cật (3.46) của da, thường bằng máy có trục hình trụ được phủ lớp giấy ráp.

3.91

Ngâm

<quá trình> bù nước cho con da sống to (3.72) và con da nhỏ (3.88) về độ ẩm ban đầu và rửa sạch muối bảo quản, bụi bẩn, phân và vết máu dính.

3.92

Đm trắng

<nguyên liệu> chất lắng đọng bề mặt màu trắng tiết ra từ da thuộc.

3.93

Da váng

<nguyên liệu> lớp da từ con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được xẻ ra từ lớp da váng (3.93.2) hoặc da xẻ lớp giữa (3.93.3) mà không có cấu trúc mặt cật (3.46) bất kỳ nào, được thuộc hoàn chỉnh.

CHÚ THÍCH 1: Phần váng là một lớp con da to hoặc con da nhỏ thu được bằng cách chia theo chiều ngang (xẻ) để thu được ít nhất hai lớp riêng biệt; lớp trên cùng được gọi là lớp mặt cật (3.93.1), và lớp dưới được gọi là lớp da váng; đối với con da nặng cũng có thể thu được da xẻ lớp giữa.

CHÚ THÍCH 2: Nếu tên của động vật xuất phát từ nguồn gốc, hoặc bộ phận của động vật được đưa vào mô tả, thì thuật ngữ “da váng” sẽ được sử dụng như một danh từ, ví dụ: da váng lợn.

3.93.1

Lớp mặt cật

<nguyên liệu> lớp trên hoặc trên cùng của con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) với mặt cật, được tách từ con da to hoặc con da nhỏ bằng cách xẻ theo chiều ngang.

3.93.2

Lớp da váng

<nguyên liệu> lớp trong hoặc lớp dưới của con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) bằng cách xẻ theo chiều ngang.

3.93.3

Da xẻ lớp giữa

<nguyên liệu> lớp giữa của con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88), tách khỏi con da to hoặc con da nhỏ bằng cách xẻ theo chiều ngang.

3.94  Độ dày

<tính chất vật lý> chiều dày của da.

3.95  Da lộn

<nguyên liệu> da thuộc hoặc da váng (3.93) có bề mặt sử dụng đã được hoàn thiện cơ học để tạo ra lớp nhung giống da nhung như (3.58)

3.96

Tỷ lệ T/NT

<tính chất hóa học> tỷ lệ của chất thuộc và chất không thuộc da trong nguyên liệu thuộc da thực vật (3.97).

3.97

Thuộc da

<quá trình> xử lý con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) bằng chiết xuất từ các sn phẩm tự nhiên (ví dụ: vỏ cây, lá, hạt) hoặc các tác nhân hóa học (ví dụ: crom, nhôm, các hợp chất hữu cơ) để ổn định với nhiệt, sự tấn công của enzym và ứng suất cơ-nhiệt.

3.98

Độ bền xé

<tính năng> lực cần thiết để xé da.

CHÚ THÍCH 1: Thử nghiệm được thực hiện trên nguyên liệu có độ dày đồng đều đã được cắt một phần, tạo ra vị trí bắt đầu rách.

3.99

Độ bền kéo

<tính năng> lực trên một đơn vị diện tích mặt cắt ngang ban đầu được áp dụng tại thời điểm đứt mẫu thử.

3.100

Da thuộc thực vật

<nguyên liệu> con da to (3.48) hoặc con da nhỏ (3.88) được chuyển thành da thuộc bằng các chất thuộc da thực vật, trong đó tổng hàm lượng kim loại thuộc da (Cr, AI, Ti, Zr, Fe) nhỏ hơn hoặc bằng 0,3% (khối lượng của tất cả các kim loại/tổng khối lượng khô của da).

3.101

Da phèn xanh

<nguyên liệu> da ở điều kiện ướt sau khi thuộc da bằng crom.

CHÚ THÍCH 1 Da phèn xanh là giai đoạn sản xuất trung gian.

3.102

Muối ướt

<quá trình> bảo quản (3.26) con da to (3.48) và con da nhỏ (3.88) bằng cách xử lý với muối, sau đó để ráo nước để sản phẩm vẫn còn ướt.

3.103

Da phèn trắng

<nguyên liệu> da trong điều kiện ướt sau khi thuộc da với các chất, ví dụ: muối zirconi, muối nhôm, aldehyde biến tính, glutaraldehyde và các chất tổng hợp, tạo ra màu trắng

CHÚ THÍCH 1: Da phèn trắng là giai đoạn sản xuất trung gian.

 

Mục lục tra cứu thuật ngữ

Thuật ng tiếng Việt

Thuật ngữ Tiếng Anh

Điều

Nguyên liệu

Material

 

Da aniline

aniline leather

3.2

Chất làm mềm

bate

3.6

Chất làm mềm trong môi trường axit

acid bate

3.6.1

Chất làm mềm trong môi trường bazơ

alkaline bate

3.6.2

Chất tạo màng

binder

3.10

Da Bốc can

box calf leather

3.14

Da chà bóng

burnishable leather

3.17

Chamois

chamois

3.19

Da thuộc không crom

chrome-free leather

3.20

Da thuộc crom

chrome-tanned leather

3.21

Da tráng ph và da váng tráng phủ

coated and coated split leather

3.22

Da cải tạo mặt cật

corrected grain leather

3.24

Da hai mặt

double face

3.30

Da mộc nhuộm

dyed crust leather

3.35

Da Đông Ấn Độ

E. I. leather

3.36

Dầu, mỡ

fatliquor

3.37

Chất hoàn thiện

finish

3.39

Lớp da váng

flesh split

3.93.2

Da nguyên cật

full grain leather

3.43

Mặt cật

grain

3.46

Lớp da cật

grain split

3.93.1

Con da to

hide

3.48

Bột da

hide powder

3.49

Chất da

hide substance

3.50

Da phủ màng

laminated leather

3.51

Da thuộc

leather

3.52

Cặn vôi

lime blast

3.53

Tác nhân che phủ

masking agent

3.56

Da không kim loại

metal-free leather

3.57

Da xẻ lớp giữa

middle split

3.93.3

Da nhung

nap

3.58

Da nappa

nappa

3.59

Da nappalan

nappalan

3.60

Da nubuck

nubuck

3.63

Da thuộc hữu cơ

organic-tanned leather

3.64

Da nguyên liệu khô

parchment

3.65

Da láng và da váng láng

patent and patent split leather

3.66

Da vôi

pelt

3.67

Da pigment và da váng pigment

pigmented and pigmented split leather

3.69

Da pull-up

pull-up leather

3.71

Da sống

Raw hide

3.72

Da semi aniline

semi-aniline leather

3.79

Da semi crom

semi-chrome leather

3.80

Chất tẩy lông

sharpening agents

3.82

Da cừu xén lông

shearling

3.84

Da chun mặt cật

shrunken grain leather

3.86

Da nửa con

side

3.87

Con da nhỏ

skin

3.88

Da mỏng

skiver

3.89

Đốm trng

spew

3.92

Da váng

split leather

3.93

Da lộn

suede

3.95

Da thuộc thực vật

vegetable-tanned leather

3.100

Da phèn xanh

wet-blue

3.101

Da phèn trắng

wet white

3.103

Tính năng

Performance

 

Độ bền mài mòn

abrasion resistance

3.1

Thử sôi

boil test

3.13

Lỏng mặt da

break of leathers

3.15

Lực phá hỏi

burst strength

3.18

Độ bền nứt vỡ lạnh

cold crack resistance

3.23

Dây màu

crocking

3.25

Độ bền uốn

flexural endurance

3.41

Độ bền với hơi nước

fog resistance

3.42

Độ bền nứt vỡ mặt cật

grain crack resistance

3.47

Độ bền màu với mài mòn

rub fastness

3.73

Nhiệt độ co

shrinkage temperature

3.85

Độ bền xé rách

tear strength

3.98

Độ bền kéo

tensile strength

3.99

Quá trình

Process

 

Nâng kiềm (bazơ hóa)

basification

3.5

Làm mềm

bating

3.7

Tẩy

bleaching

3.11

Tẩy (da thuộc thực vật)

bleaching (of vegetable-tanned leather)

3.12

Chà nhám

buffing

3.16

Bảo quản

curing

3.26

Tẩy mỡ

degreasing

3.27

Tẩy vôi

deliming

3.29

Quay khan

dry drumming

3.33

Ướp muối khô

dry salting

3.34

Ăn dầu

fatliquoring

3.37

Sự hoàn thiện

finishing

3.40

Hoàn thiện da lông thú

fur dressing

3.44

Đánh bóng

glazing

3.45

Ngâm vôi

liming

3.54

Trung hòa

neutralization

3.62

Axit hóa

pickling

3.68

Đánh bóng thủ

plush wheeling

3.70

Ép nước

sammying

3.77

Cạo

scudding

3.78

Ty da

setting

3.81

Bào

shaving

3.83

Chà nhám nhẹ

snuffing

3.90

Hồi tươi

soaking

3.91

Thuộc da

tanning

3.97

Muối ướt

wet salting

3.102

Thiết bị

Equipment

 

Barkometer

barkometer

3.3

Bàn nạo

beam

3.9

Thùng quay (phu lông)

drum

3.32

Tính chất hóa học

Chemical characteristics

 

Độ kiềm của crom

basicity of chromium

3.4

Độ thuộc

degree of tannage

3.28

Tỷ lệ T/NT

T/NT ratio

3.96

Tính chất vật lý

Physical characteristics

Điều

Độ Baume

baume

3.8

Nhăn mặt cật

drawn grain

3.31

Lỏng mặt cật

loose grain

3.55

Hoàn thiện nappalan

nappalan finish

3.61

Tính đàn hồi

run

3.74

Rỗ muối

salt pitting

3.75

Đốm muối

salt stain

3.76

Độ dày

substance

3.94

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 15987:2015, Leather - Terminology - Key definitions for the leather trade

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi