Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12690:2019 Công nghệ thông tin - Ký hiệu và mô hình quy trình nghiệp vụ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12690:2019

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12690:2019 Công nghệ thông tin - Ký hiệu và mô hình quy trình nghiệp vụ cho nhóm quản lý đối tượng
Số hiệu:TCVN 12690:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:31/12/2019Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12690:2019

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KÝ HIỆU VÀ MÔ HÌNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO NHÓM QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG

Information Techlology - Business Process Model and Notation (BPMN)

Lời nói đu

TCVN 12690:2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn ISO/IEC 19510:2013

TCVN 12690:2019 do Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KÝ HIỆU VÀ MÔ HÌNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO NHÓM QUN LÝ ĐỐI TƯỢNG

Information Techlology - Business Process Model and Notation (BPMN)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định bộ ký hiệu (BPMN) nhằm tiêu chuẩn hóa việc sử dụng ký hiệu trong các hoạt động mô hình hóa, xây dựng quy trình nghiệp vụ.

Khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này trong các trường hợp mô hình hóa, xây dựng quy trình nghiệp vụ trong các dự án xây dựng phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Đối tượng tham gia (Participant)

Một thực th nghiệp vụ (ví dụ, một công ty, một phòng trong công ty, hoặc một khách hàng) hoặc một vai trò nghiệp vụ (ví dụ, một người mua hoặc một người bán), điều khiển hoặc có trách nhiệm đối với một quy trình nghiệp vụ.

2.2

Đối tượng luồng (Flow Object)

Một đối tượng đồ họa, có th được kết nối đến hoặc từ một Luồng tuần tự. Trong một Quy trình, các Đối tượng luồng bao gồm Sự kiện, Hoạt động, và Cổng vào.

2.3

Cộng tác (Collaboration)

Hành động gửi các thông điệp giữa hai Đối tượng tham gia bất kỳ trong một mô hình nghiệp vụ.

2.4

Kích hoạt (Trigger)

Phát hiện một sự kiện xy ra và có thể gây ra các xử lý thêm vào đ phn ứng lại, ví dụ như khi bắt đu một quy trình nghiệp vụ. Các Kích hoạt được liên kết với các Sự kiện khởi đầu và Sự kiện trung gian và có thể là: Thông điệp, Thời gian, Điều kiện, Tín hiệu, Liên kết, và Đa kích hoạt.

2.5

Luồng (Flow)

Đường kết nối có hướng giữa các thành phần trong một Quy trình, Cộng tác. Một Luồng tuần tự biểu diễn sự tuần tự của các Đối tượng luồng trong một Quy trình. Một Luồng thông điệp biểu diễn sự truyền tải một Thông điệp giữa các Đối tượng tham gia trong Cộng tác.

2.6

Ngoại lệ (Exception)

Một sự kiện xảy ra trong quá trình thực thi Quy trình, gây ra một sự thay đi hướng từ Luồng bình thường của Quy trình. Các ngoại lệ được sinh ra bởi các Sự kiện trung gian, như: Thời gian, Lỗi, hoặc Thông điệp.

2.7

Hoạt động nguyên tử (Atomic Activity)

Hoạt động không thể được phân chia đến mức nhỏ hơn trong mô hình hóa quy trình. Kiu Hoạt động này xuất hiện dưới dạng Công việc.

2.8

Quy trình (Process)

Sự tuần tự hoặc luồng của các Hoạt động trong một tổ chức với mục tiêu thực hiện công việc. Một Quy trình là một tập các Hoạt động, Sự kiện, Cổng vào, và Luồng tuần tự.

2.9

Quy trình nghiệp vụ (Business Process)

Một tập xác định các hoạt động nghiệp vụ, biểu diễn các bước thực hiện được yêu cầu để đạt được một mục tiêu nghiệp vụ.

2.10

Quy trình cha (Parent Process)

Quy trình chứa một Quy trình con bên trong biên của nó.

2.11

Quy trình con (Sub-Process)

Quy trình nằm trong một quy trình khác.

2.12

Thông điệp (Message)

Đối tượng mô tả nội dung của một giao tiếp giữa hai Đối tượng tham gia. Một thông điệp được truyền tải thông qua một Luồng thông điệp.

3  Ứng dụng bộ ký kiệu

3.1  Quy trình nghiệp vụ nội bộ

Quy trình nghiệp vụ nội bộ là quy trình bên trong một tổ chức cụ thể. Các quy trình nghiệp vụ nội bộ thường được gọi là luồng công việc (workflow).

Hình 1 - Ví dụ một Quy trình nội bộ

3.2  Quy trình nghiệp vụ công khai

Quy trình nghiệp vụ công khai biểu diễn các tương tác giữa một quy trình nghiệp vụ ni bộ và quy trình khác hoặc Đối tượng tham gia khác. Quy trình nghiệp vụ công khai chỉ bao gồm những hoạt động được sử dụng để giao tiếp với Đối tượng tham gia khác. Tất cả các hoạt động nội bộ khác của quy trình nghiệp vụ nội bộ không được hiển thị trong quy trình nghiệp vụ công khai. Do vậy, quy trình nghiệp vụ công khai hiển thị đối với thế giới bên ngoài các Luồng thông điệp và thứ tự các Luồng thông điệp cần thiết để tương tác với quy trình đó.

Hình 2 - Ví dụ một Quy trình công khai

3.3  Cộng tác

Cộng tác mô tả các tương tác giữa hai hoặc nhiều thực thể nghiệp vụ. Một Cộng tác thường bao gồm hai hoặc nhiều Pool (biểu diễn các Đối tượng tham gia) trong Cộng tác. Thông điệp trao đổi giữa các Đối tượng tham gia được thể hiện bởi các Luồng thông điệp, Luồng thông điệp này sẽ kết nối hai Pool (hoặc các đối tượng bên trong các Pool). Cộng tác có thể được biểu diễn khi hai hoặc nhiều quy trình công khai giao tiếp với nhau.

Hình 3 - Ví dụ một Cộng tác

4  Các thành phần ký hiệu

4.1  Thành phần ký hiệu cơ bản

Bảng 1 - Thành phần ký hiệu cơ bản

Thành phần

Mô tả

Ký hiệu

Sự kiện

Một Sự kiện xảy ra trong suốt tiến trình của một quy trình. Những sự kiện này ảnh hưởng đến luồng của quy trình và thường có một nguyên nhân hoặc một kết quả. Những sự kiện có ký hiệu vòng tròn, có ba loại sự kiện dựa trên việc khi nào thì các sự kiện ảnh hưởng đến luồng, bao gồm: Khi đầu, Trung gian, và Kết thúc.

Hoạt động

Là một thuật ngữ chung cho công việc được thực hiện trong một quy trình. Một Hoạt động có thể là nguyên tử hoặc có thể là phức hợp. Có hai loại Hoạt động là: Quy trình conCông việc.

Cổng vào

Một Cổng vào được sử dụng để điều khiển sự phân tán và hội tụ của các Luồng tuần tự trong một quy trình. Do đó, Cổng vào sẽ xác định việc phân nhánh, chia nhánh, kết hợp và kết nối của các đường.

Luồng tuần tự

Được sử dụng để hiển thị thứ tự các Hoạt động được thực thi trong một quy trình.

Luồng thông điệp

Được sử dụng để hiển thị các thông điệp trao đổi giữa hai Đối tượng tham gia, bao gồm một bên gửi và một bên nhận.

Liên kết

Một Liên kết được sử dụng để liên kết thông tin và liên kết các Artifact với các thành phần đồ họa. Các Chú thích và các Artifact khác có thể được liên kết với các thành phần đồ họa.

Pool

Là biểu diễn đồ họa của một Đối tượng tham gia trong một Cộng tác. Pool đóng vai trò như một kho chứa đ phân vùng một tập các Hoạt động từ các Pool khác.

Lane

Là một phân vùng nhỏ bên trong một quy trình, hoặc bên trong một Pool. Lane được sử dụng để tổ chức và phân hạng các Hoạt động.

Đối tượng dữ liệu

Đối tượng dữ liệu cung cấp thông tin về những gì các Hoạt động yêu cầu để được thực thi và/hoặc những gì các Hoạt động sản xuất ra. Đối tượng dữ liệu có thể biểu diễn một đối tượng đơn hoặc một tập các đối tượng.

Thông điệp

Được sử dụng để mô tả nội dung giao tiếp giữa hai Đối tượng tham gia.

Nhóm

Là một nhóm các thành phn đồ họa, phục vụ cho mục đích tài liệu hóa và phân tích.

Chú thích

Được sử dụng để cung cấp thông tin thêm cho người đọc biểu đồ.

4.2  Thành phần ký hiệu mở rộng

Bảng 2 - Thành phần ký hiệu mở rộng

Thành phần

Mô tả

Ký hiệu

Sự kiện khởi đầu

Là sự kiện bắt đầu của một quy trình.

Sự kiện trung gian

Xảy ra giữa một Sự kiện khởi đầu và một Sự kiện kết thúc. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến luồng của quy trình, tuy nhiên sẽ không khởi đầu và kết thúc một quy trình.

Sự kiện kết thúc

Là sự kiện kết thúc một quy trình.

Công việc

Là một Hoạt động nguyên tử, được thực hiện trong một quy trình. Một Công việc được sử dụng khi công việc trong quy trình không được tách ở mức chi tiết hơn nữa.

Quy trình con đóng

Chi tiết của Quy trình con không được hiển thị trong biểu đồ. Ký hiệu “+” thể hiện đây là một Quy trình con.

Quy trình con mở

Biên của Quy trình con được mở và chi tiết ca Quy trình con được hiển thị trong biên đó.

Các kiểu Cổng vào

Biểu tượng bên trong hình thoi của Cổng vào sẽ chỉ định kiểu hành vi điều khiển luồng. Có nhiều kiều Cổng vào, bao gồm:

• Cổng vào độc quyền

• Cổng vào sự kiện

• Cổng vào sự kiện song song

• Cổng vào bao hàm

• Cổng vào phức hợp

• Cổng vào song song

(Xem mục 6.5)

Luồng bình thường

Tham chiếu đến các đường của Luồng tuần tự không bắt đầu từ một Sự kiện trung gian được gắn với biên của một Hoạt động.

Luồng không bị điều khiển

Tham chiếu đến luồng không bị ảnh hưởng bởi bất kì điều kiện nào hoặc không đi qua Cổng vào. Ví dụ đơn giản nhất là một Luồng tuần tự kết nối hai Hoạt động.

Luồng điều kiện

Một Luồng tuần tự có thể có một biểu thức điều kiện được đánh giá ở thời điểm thực thi để xác định Luồng tuần tự sẽ được sử dụng hay không. Nếu Luồng điều kiện đi ra từ một Hoạt động thì Luồng tuần tự sẽ có một ký hiệu hình thoi nhỏ ở đầu điểm nối. Nếu Luồng điều kiện đi ra từ một Cổng vào thì sẽ có không có ký hiệu hình thoi nhỏ phía trên.

Luồng mặc định

Đối với với các Cổng vào độc quyền dựa trên dữ liệu hoặc Cổng vào bao hàm, một kiểu của luồng là Luồng điều kiện mặc đnh. Luồng này được sử dụng chỉ khi tất cả các Luồng điều kiện đi ra khác là không đúng ở thời điểm chạy. Luồng tuần tự có một ký hiệu gạch chéo ở đầu điểm nối.

Luồng ngoại lệ

Luồng ngoại lệ xảy ra bên ngoài Luồng bình thường của quy trình và được dựa trên một Sự kiện trung gian gắn trên biên của một Hoạt động. Quy trình không đi ngang qua đường này trừ khi Hoạt động bị ngắt bởi sự kích hoạt của một Sự kiện trung gian gắn trên biên.

Fork

Thuật ngữ Fork thể hiện chỉ sự phân chia của một đường thành hai hoặc nhiều đường song song. Đó là nơi các Hoạt động trong quy trình có thể thực hiện đồng thời, thay vì tuần tự. Có hai lựa chọn để biểu diễn:

• Nhiều Luồng tuần tự đi ra có thể được sử dụng (xem hình trên bên phải). Điều này biểu diễn Luồng không bị điều khin là phương thức ưu tiên được sử dụng cho hầu hết các tình huống.

• Một Cổng vào song song có thể được sử dụng (xem hình dưới bên phải). Lựa chọn này hiếm được sử dụng.

Join

Thuật ngữ “Join” đ thể hiện sự kết hợp của hai hoặc nhiều đường song song thành một đường (còn được gọi là đồng bộ hóa).

Một Cổng vào song song được sử dụng để hiển thị việc kết hợp của các Luồng tuần tự.

Cổng vào độc quyền

Biểu diễn một điểm phân nhánh nơi các lựa chọn được dựa trên các biểu thức điều kiện bao gồm bên trong các Luồng tuần tự đi ra. Chỉ duy nhất một lựa chọn được chấp nhận.

Cổng vào dựa trên sự kiện

Biểu diễn một điểm phân nhánh nơi các lựa chọn được dựa trên một sự kiện xy ra ở thời điểm đó trong quy trình. Sự kiện cụ thể, thông thường là việc nhận một Thông điệp, quyết định đường nào sẽ được chọn. Các loại khác của sự kiện có thể được sử dụng, ví dụ như Thời gian. Ch duy nhất một lựa chọn được chấp nhận.

Có hai lựa chọn để nhận các Thông điệp:

• Các Công việc nhận có thể được sử dụng (hình trên bên phải)

• Các Sự kiện trung gian thông điệp có thể được sử dụng (hình dưới bên phải)

Cổng vào bao hàm

Biểu diễn một điểm phân nhánh, nơi các lựa chọn được dựa trên các biểu thức điều kiện bao gồm bên trong các Luồng tuần tự đi ra. Khi mỗi đường là độc lập, tất cả các kết hợp của các đường có thể được chọn, từ 0 đến tất cả. Tuy nhiên, nên thiết kế đ ít nhất một đường được chọn. Một Điều kiện mặc định có thể được sử dụng để đảm bảo ít nhất một đường được chọn, có hai phiên bản kiểu Cổng vào này:

• Kiểu đầu tiên sử dụng một tập hợp các Luồng tuần tự điều kiện, được thể hiện bằng ký hiệu hình thoi nhỏ (xem hình trên bên phải)

• Kiểu thứ hai sử dụng một Cổng vào bao hàm (xem hình dưới bên phải)

Hợp nhất

Hợp nhất thể hiện sự kết hợp loại trừ của hai hoặc nhiều hơn các đường thành một đường. Một Cổng vào độc quyền được sử dụng để thể hiện việc hợp nhất nhiều Luồng tuần tự (xem hình trên bên phải).

Nếu tất cả luồng đi vào là loại trừ nhau thì không cần sử dụng một Cổng vào. Đó là Luồng không bị điều khiển cung cấp cùng hành vi (xem hình dưới bên phải).

 

Lặp hoạt động

Các thuộc tính của Công việcQuy trình con sẽ quyết định việc chúng được lặp hay được thực hiện một lần. Có hai kiểu lặp: Tiêu chuẩn và Đa thể hiện. Một ký hiệu lặp nhỏ được hiển thị ở giữa phía dưới của Hoạt động.

 

Lặp luồng tuần tự

 

Các vòng lặp có thể được tạo bằng việc kết nối một Luồng tuần tự với một đối tượng phía trên. Một đối tượng được xem xét là phía trên nếu đối tượng đó có một Luồng tuần tự đi ra. Luồng tuần tự này dẫn đến một chuỗi các Luồng tuần tự khác, Luồng tuần tự cuối cùng trong chuỗi này là một Luồng tuần tự đi vào cho đối tượng ban đầu.

Đa thể hiện

Các thuộc tính của Công việcQuy trình con sẽ quyết định việc chúng được lặp lại hay được thực hiện một lần. Một tập hợp của ba đường ngang được hin thị ở giữa phía dưới của Hoạt động đối với các Đa thể hiện tuần tự (xem hình phía trên bên phải). Một tập hợp của ba đường thẳng đứng được hiển thị ở giữa phía dưới của Hoạt động đối với các Đa thể hiện song song (xem hình phía dưới bên phải).

Kết nối ngắt trang

Được sử dụng cho việc in ấn, đối tượng này hiển thị nơi một Luồng tuần tự rời một trang và sau đó khởi động lại trên trang tiếp theo. Một Sự kiện trung gian liên kết có thể được sử dụng như một Kết nối ngắt trang.

4.3  Các quy tắc kết nối đối tượng luồng

Một Luồng tuần tự đi vào hoặc đi ra có thể kết nối đến bất kì vị trí nào trên một Đối tượng luồng (trái, phải, trên, hoặc dưới). Một Luồng thông điệp cũng có khả năng này.

4.3.1  Các quy tắc kết nối Luồng tuần tự

Bảng phía dưới hiển thị các Đối tượng luồng và hin thị cách thức những đối tượng này có thể kết nối đến đối tượng khác thông qua các Luồng tuần tự. Những quy tắc này áp dụng đối với các kết nối bên trong một biểu đồ quy trình và bên trong một biểu đồ quy trình. Biểu tượng  thể hiện rằng đối tượng được liệt kê trong hàng có thể kết ni đến đối tượng được liệt kê trong cột. Chú ý rằng nếu một Quy trình con được mở ra trong một biểu đồ, các đối tượng bên trong Quy trình con không thể kết nối với các đối tượng bên ngoài Quy trình con, các Luồng tuần tự cũng không thể cắt qua biên của một Pool.

Bng 3 - Các quy tắc kết nối Lung tuần tự

4.3.2  Các quy tắc kết nối Luồng thông điệp

Bảng phía dưới thể hiện cách các đối tượng mô hình hóa có thể kết nối với nhau qua Luồng thông điệp. Những quy tắc này áp dụng đối với các kết nối bên trong một biểu đồ Cộng tác. Biểu tượng  thể hiện rằng đối tượng được liệt kê trong hàng có thể kết nối đến đối tượng liệt kê trong cột. Luồng thông điệp không thể kết nối đến các đối tượng ở bên trong cùng Pool.

Bảng 4 - Các quy tắc kết nối luồng thông điệp

4.4  Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ.

Đối tượng Chú thích có thể được sử dụng để hiển thị thông tin bổ sung về một quy trình hoặc các thuộc tính của các đối tượng bên trong một biểu đồ.

• Các thành phần kí hiệu có thể có nhãn (ví dụ: tên hoặc thuộc tính khác) được đặt bên trong hình, hoặc phía trên hoặc phía dưới hình, tại bất kỳ hướng hoặc vị trí nào, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng hoặc nhà cung cấp công cụ mô hình hóa.

• Phủ đầy (fill) cho các thành phần đồ họa có thể là màu trắng hoặc để trống. Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng các màu phủ đầy khác phù hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ. Tuy nhiên, ký hiệu cho Sự kiện ném phải có ph đầy màu tối.

• Các Đối tượng luồng và các ký hiệu có thể ở bt kì kích cỡ nào phù hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình hóa.

• Các đường được sử dụng để vẽ các thành phần đồ họa có thể là màu đen.

- Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng các màu đường khác thích hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình hóa.

- Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng kiu đường khác thích hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình hóa với điều kiện kiểu đường đó không được mâu thuẫn với kiểu đường đã được định nghĩa. Do đó, kiểu đường của Luồng tuần tự, Luồng thông điệp, và Chú thích không được thay đổi hoặc nhân đôi.

5  Cộng tác

5.1  Khái niệm bản

Một Cộng tác thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai Pool biểu diễn các Đối tượng tham gia trong Cộng tác. Thông điệp trao đổi giữa các Đối tượng tham gia được hiển thị bằng một Luồng thông điệp kết nối giữa hai Pool (hoặc các đối tượng bên trong các Pool). Các thông điệp được liên kết với Luồng thông điệp cũng có thể được hin thị.

Một Pool có thể trống (một “hộp đen”), hoặc có thể hiển thị một quy trình bên trong. Tất cả sự kết hợp của các Pool, Quy trình là được phép trong một Cộng tác.

5.2  Pool

Một Pool là biểu diễn đồ họa của một Đối tượng tham gia trong một Cộng tác. Một Đối tượng tham gia có thể là một thực thể xác định (ví dụ: một công ty) hoặc có thể là một vai trò tổng quát hơn (ví dụ: một người mua, người bán, hoặc nhà sn xuất). Một Pool không nhất thiết bao gồm một quy trình.

• Một Pool là một hình chữ nhật và phải được vẽ bằng một đường liền.

- Nhãn cho Pool có thể được đặt tại bất kì vị trí và hướng nào bên trong Pool, nhưng phải được phân tách với phần nội dung của Pool bằng một đường đơn.

+ Nếu Pool là một “hộp đen” (ví dụ; không bao gồm một quy trình), thì nhãn cho Pool có thể được đặt ở bất kì đâu bên trong Pool mà không cần một đường đơn phân tách.

- Một và chỉ một Pool duy nhất trong một biểu đồ có thể được biểu din ngoài một biên. Nếu có nhiều hơn một Pool trong biểu đ, thì các Pool còn lại phải có một biên.

Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Pool phải tuân theo các quy tắc được quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

Hình 4 - Một Pool

Để một biểu đồ rõ ràng hơn, một Pool mở rộng toàn bộ chiều dài của biểu đồ, theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Tuy nhiên, không có giới hạn đối với kích cỡ và/hoặc vị trí của một Pool. Người sử dụng và các công cụ mô hình hóa có thể sử dụng một cách linh động các Pool tùy theo không gian của biểu đồ.

Một Pool đóng vai trò như một kho chứa đối với các Luồng tuần tự giữa các Hoạt động (của một quy trình). Các Luồng tuần tự có thể cắt qua các biên giữa các Lane của một Pool, nhưng không thể cắt ngang các biên của một Pool. Nghĩa là, một quy trình được bao trùm trọn vẹn bên trong Pool. Tương tác giữa các Pool được biểu diễn bằng các Luồng thông điệp.

Khía cạnh khác của các Pool là có thể có hoặc không có bất kỳ Hoạt động nào được chi tiết hóa bên trong Pool. Một Pool với tất cả chi tiết (ví dụ: một quy trình) được bộc lộ thì được gọi là một “Hộp trắng”. Một Pool với tất cả các chi tiết được n thì được gọi là một “Hộp đen”. Không có Luồng tuần tự được liên kết với một Pool “Hộp đen”, nhưng Luồng thông điệp có thể chạm đến biên của Pool đó (xem hình dưới).

Hình 5 - Luồng thông điệp kết nối đến các biên của hai Pool

Đối với một Pool “Hộp trắng”, các Hoạt động bên trong được tổ chức bởi các Luồng tuần tự. Các Luồng thông điệp có thể cắt qua các biên của Pool để chạm đến một Hoạt động phù hợp (xem hình dưới).

Hình 6 - Các Luồng thông điệp kết nối đến các Đối tượng luồng bên trong hai Pool

Một Cộng tác có thể bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai Pool. Tuy nhiên, một Quy trình biểu diễn công việc được thực thi từ quan điểm của người sử dụng hoặc tổ chức của người sử dụng có thể được xem là “nội bộ” và không được yêu cầu phải bao quanh bởi biên của Pool, trong khi đó các Pool khác trong biểu đồ đều phải có biên (xem hình dưới).

Hình 7 - Pool chính (nội bộ) không có biên

Một ký hiệu đa thể hiện có thể được hiển thị cho một Pool (xem hình dưới). Ký hiệu được sử dụng nếu Đối tượng tham gia là đa thể hiện.

• Ký hiệu cho một Pool đa thể hiện phải là một tập của ba đường thng đứng song song.

• Ký hiệu, nếu được sử dụng, phải được đặt ở giữa phía dưới của hình.

Hình 8 - Các Pool với một ký hiệu Đối tượng tham gia đa thể hiện

5.3  Luồng thông điệp

Một Luồng thông điệp được sử dụng để hin thị luồng các thông điệp nhận và gửi giữa hai Đối tượng tham gia.

• Một Luồng thông điệp phải kết nối với hai Pool riêng biệt. Luồng thông điệp kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối tượng luồng trong Pool và không thể kết nối hai đối tượng bên trong cùng Pool.

• Một Luồng thông điệp là một đường với một vòng tròn nhỏ ở điểm đầu và một mũi tên điểm cuối, và phải là đường nét đứt.

Sử dụng chữ viết, màu sắc, kích cỡ và các đường cho một Luồng thông điệp phải theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

Hình 9 - Luồng thông điệp

Trong biểu đồ Cộng tác, một Luồng thông điệp có thể được mở rộng để hin thị thông điệp được chuyển từ một Đối tượng tham gia đến một Đối tượng tham gia khác (xem hình vẽ).

Hình 10 - Luồng thông điệp với một thông điệp đính kèm

6  Quy trình

6.1  Khái niệm cơ bản

Một quy trình mô tả một sự tuần tự hoặc một luồng các Hoạt động trong một tổ chức với mục tiêu thực hiện các công việc. Một quy trình bao gồm một tập các Hoạt động, Sự kiện, Cổng vào, và Luồng tuần tự. Các quy trình có thể được định nghĩa ở bất cứ mức độ nào, từ mức tổ chức đến mức cá nhân.

Hình 11 - Ví dụ về quy trình mượn sách trong thư viện

6.1.1  Quy trình nghiệp vụ nội bộ

Xem mục 3.1.

6.1.2  Quy trình nghiệp vụ công khai

Xem mục 3.2.

6.2  Hoạt động

Là công việc được thực thi bên trong một quy trình nghiệp vụ. Một Hoạt động có thể là nguyên tử hoặc phức hợp. Một số kiu của Hoạt động là: Công việc, Quy trình con,Hoạt động gọi (cho phép tái sử dụng các Công việc và các quy trình trong biểu đồ).

6.2.1  Các kết nối Luồng tuần tự

Một Hoạt động có thể là một đích cho các Luồng tuần tự và có thể có nhiều Luồng tuần tự đi vào. Các Luồng tuần tự đi vào có th từ một đường lựa chọn và/hoặc các đường song song.

- Nếu Hoạt động không bao gồm một Luồng tuần tự đi vào, thì Hoạt động phải được khởi tạo khi Quy trình được khởi tạo.

Ghi chú: Nếu Hoạt động có nhiều Luồng tuần tự đi vào, thì trường hợp này được xem xét là Luồng không bị điều khiển. Nếu luồng cần được điều khiển, thì luồng nên hội tụ trên một Cổng vào đứng trước các Hoạt động.

• Một Hoạt động có thlà một nguồn cho các Luồng tuần tự, và có thể có nhiều Luồng tuần tự đi ra. Nếu có nhiều Luồng tuần tự đi ra, thì nghĩa là một đường song song riêng biệt được tạo cho mỗi Luồng tuần tự.

- Nếu Hoạt động không có một Luồng tuần tự đi ra, thì Hoạt động đánh dấu kết thúc của một hoặc nhiều đường trong quy trình. Khi Hoạt động kết thúc và không có đường song song khác kích hoạt, thì Quy trình phải được hoàn thành.

6.2.2  Các kết nối Luồng thông điệp

Ghi chú: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool riêng biệt. Chúng phải kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối tượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng không thể kết nối hai đối tượng bên trong cùng Pool.

6.2.3  Công việc

Công việc là một Hoạt động nguyên tử bên trong một luồng quy trình. Một Công việc được sử dụng khi công việc trong quy trình không thể được phân rã chi tiết hơn.

Công việc có hình dạng như Quy trình con, là một hình chữ nhật có góc tròn, phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh.

- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Task phải tuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng ch viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

+ Một biên được vẽ bằng một đường dày được dành cho Hoạt động gọi.

Hình 12 - Một đối tượng Công việc

Tiêu chuẩn này quy định hai loại ký hiệu cho Công việc: Một ký hiệu Lặp hoặc một ký hiệu Đa thể hiện.

• Ký hiệu cho một Công việc là một Lặp tiêu chuẩn phải là một đường nhỏ với một mũi tên cong ngược trở lại.

* Ký hiệu cho một Công việc là một Đa thể hiện phải một tập của ba đường thẳng đứng.

- Nếu các thể hiện Đa thể hiện là tập hợp được thực hiện theo thứ tự thay vì song song, ký hiệu sẽ được quay 90 độ.

Hình 13 - Các ký hiệu của Công việc

Công việc dịch vụ

Công việc dịch vụ là một Công việc sử dụng một số loại dịch vụ, có thể là Web service hoặc một ứng dụng tự động. Công việc dịch vụ có hình dạng hình chữ nhật có góc tròn. Tuy nhiên, có một ký hiệu đồ họa phía góc trên bên trái để chỉ định Công việc này là Công việc dịch vụ.

Hình 14 - Công việc dịch vụ

Công việc gửi

Công việc gửi là một Công việc được thiết kế để gửi một thông điệp đến một Đối tượng tham gia bên ngoài (liên quan đến quy trình). Khi thông điệp được gửi thì Công việc được hoàn thành.

Đối tượng tham gia thực tế mà thông điệp được gửi đến có thể xác định bằng kết nối Công việc gửi đến một Đối tượng tham gia sử dụng một Luồng thông điệp bên trong Cộng tác của quy trình.

Hình 15 - Công việc gửi

Công việc nhận

Công việc nhận là một Công việc được thiết kế để chờ một thông điệp đến từ một Đối tượng bên ngoài (liên quan đến quy trình). Khi nhận được thông điệp, Công việc được hoàn thành.

Đối tượng tham gia thực tế từ đó thông điệp được gửi có thể được xác định bằng kết nối Công việc nhận đến một Đối tượng tham gia sử dụng một Luồng thông điệp bên trong Cộng tác của quy trình.

Công việc nhận thường được sử dụng để bắt đầu một quy trình. Quy trình được khởi động bằng việc nhận Thông điệp.

Công việc nhận có hình dạng một hình chữ nhật có góc tròn, được vẽ bằng đường đơn mảnh. Tuy nhiên, có một ký hiệu phong thư trng đặt tại góc trên bên trái của hình để chỉ định Công việc này là một Công việc nhận.

Hình 16 - Công việc nhận

Công việc người dùng

Công việc người dùng là một Công việc được thực hiện bởi con người với sự hỗ trợ của một ứng dụng phần mềm.

Công việc người dùng có hình dạng hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ với một đường đơn mảnh và bao gồm ký hiệu hình người để phân biệt với các kiu Công việc khác.

Hình 17 - Công việc người dùng

Công việc thủ công

Công việc thủ công là một Công việc được thực hiện ngoài s hỗ trợ của ứng dụng phn mềm. Ví dụ: một kỹ thuật viên điện thoại cài đặt một điện thoại tại địa điểm của khách hàng.

Công việc thủ công có hình dạng hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh và bao gồm một ký hiệu hình bàn tay để phân biệt với các kiểu Công việc khác.

Hình 18 - Công việc thủ công

Hình 19 - Ví dụ về quy trình mua hàng

Quy trình này bao gồm hai Công việc người dùng

• Duyệt đơn hàng: Sau khi xem báo giá, đơn đặt hàng cần được duyệt bởi nhà qun lý khu vực để tiếp tục xử lý đơn hàng và vận chuyển.

• Kiểm tra lại đơn hàng: Khi đơn hàng được chuyn đến người mua, đơn hàng và các tài liệu vận chuyn sẽ được kiểm tra lại.

6.2.4  Quy trình con

Quy trình con là một Hoạt động với các chi tiết nội bộ được mô hình hóa sử dụng các Hoạt động, Cổng vào, Sự kiện và Luồng tuần tự. Quy trình con là một đối tượng đồ họa bên trong một quy trình, nhưng nó cũng có thể được mở ra để hiển thị một quy trình mức thấp hơn.

Quy trình con có hình dạng như một đối tượng Công việc, là một hình chữ nhật có các góc tròn.

• Một Quy trình con là một hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh.

- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Quy trình con phải tuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”, với một số ngoại lệ sau:

+ Một biên được vẽ bằng một đường dày được sử dụng cho Hoạt động gọi.

Quy trình con có thể trong dạng đóng, ẩn các chi tiết hoặc có thể ở dạng mở, hin thị các chi tiết bên trong một quy trình. Trong dạng đóng, đối tượng Quy trình con sử dụng một ký hiệu để phân biệt Quy trình con so với một Công việc.

• Ký hiệu Quy trình con phải là hình vuông nhỏ với một dấu + bên trong. Hình vuông phải được đặt ở giữa phía dưới của hình

Hình 20 - Quy trình con đóng

Hình 21 - Quy trình con m

Quy trình con mở có thể được sử dụng như một kỹ thuật để hin thị một nhóm các Hoạt động song song, giúp việc trình bày gọn gàng hơn. Các Hoạt động C và D được gói trong một Quy trình con mở và không được đánh nhãn. Có hai Hoạt động sẽ được thực thi song song. Chú ý rằng Quy trình con mở không bao gồm một Sự kiện khởi đầu hay một Sự kiện kết thúc và các Luồng tuần tự đến/từ các Sự kiện này.

Hình 22 - Quy trình con mở được sử dụng như một “Hộp song song”

Tiêu chuẩn này quy định hai kiểu ký hiệu cho Quy trình con: Lặp và Đa thể hiện. Ký hiệu Lặp và Đa thể hiện không thể được hiển thị cùng thời điểm.

• Ký hiệu cho một Quy trình con lặp phải là một đường mảnh với một mũi tên ngược lại.

• Ký hiệu cho một Quy trình con đa thể hiện phải là một tập các đường thng đứng song song.

• Tất cả các ký hiệu phải được nhóm và toàn bộ nhóm được đặt ở giữa phía dưới của Quy trình con.

Hình 23 - Các ký hiệu Quy trình con đóng

6.2.5  Hoạt động gọi

Một Hoạt động gọi xác định một điểm trong quy trình nơi một Quy trình toàn cục hoặc một Công việc toàn cục được sử dụng. Hoạt động gọi hành động như một “vỏ bọc” cho việc gọi một Quy trình toàn cục hoặc Công việc toàn cục khi thực thi. Việc kích hoạt của một Hoạt động gọi kết quả trong chuyển đổi việc điều khiển đến Quy trình toàn cục hoặc Công việc toàn cục được gọi.

Một đối tượng Hoạt động gọi có hình dạng như Công việc và Quy trình con, hình chữ nhật có các góc tròn. Tuy nhiên, đích cuộc gọi của Hoạt động sẽ xác định các chi tiết hình dạng của Hoạt động gọi.

• Nếu Hoạt động gọi gọi một Công việc toàn cục, thì hình dạng sẽ giống với một Công việc, nhưng biên của hình dạng sẽ phải là một đường dày (Hình 24).

• Hoạt động gọi phải hin thị ký hiệu của kiểu Công việc toàn cục (ví dụ, Hoạt động gọi sẽ hiển thị ký hiệu Công việc người dùng nếu gọi một Công việc người dùng toàn cục).

• Nếu Hoạt động gọi gọi một quy trình, thì có hai lựa chọn:

Chi tiết của quy trình được gọi có thể là n và hình dạng của Hoạt động gọi sẽ giống như Quy trình con đóng, nhưng biên của hình phải là một đường dày (Hình 25).

- Nếu chi tiết của Quy trình được gọi là sẵn sàng, thì hình dạng của Hoạt động gọi sẽ giống như Quy trình con m, nhưng biên của hình dạng phải là một đường dầy (Hình 26).

Hình 24 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một Công việc toàn cục

Hình 25 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một quy trình (đóng)

Hình 26 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một quy trình (m)

6.3  Thành phần và dữ liệu

Một yêu cầu của mô hình hóa quy trình là có thể mô hình hóa các thành phần (các thành phần vật lý hoặc thông tin) được tạo, được thao tác và được sử dụng trong suốt quá trình thực thi của một quy trình.

Yêu cầu này được hiện thực hóa trong bộ ký hiệu thông qua các cấu trúc: Đối tượng dữ liệu, Dữ liệu đu vào, Dữ liệu đầu ra, Thông điệp, Tập đầu vào, Tập đầu ra, và Liên kết dữ liệu.

6.3.1  Đối tượng dữ liệu

Cấu trúc chính cho mô hình hóa dữ liệu bên trong luồng quy trình là thành phần Đối tượng dữ liệu. Một Đối tượng dữ liệu có một vòng đời xác định rõ ràng với kết quả là các ràng buộc truy cập. Các thành phần Đối tượng dữ liệu phải được bao gồm bên trong Quy trình hoặc Quy trình con. Các thành phần Đối tượng dữ liệu được hiển thị trực quan trong một biểu đồ quy trình.

Hình 27 - Đối tượng dữ liệu

Hình 28 - Đối tượng dữ liệu là một tập hợp

Biểu diễn trực quan của các Đối tượng dữ liệu

Đối tượng dữ liệu có thể xuất hiện nhiều lần trong một biểu đồ quy trình. Mỗi lần xuất hiện tham chiếu đến cùng thể hiện Đối tượng dữ liệu. Sự xuất hiện đồng thời của một Đối tượng dữ liệu trong một biểu đồ được phép để làm đơn giản hóa các kết nối biểu đồ.

Vòng đời và truy cập

Vòng đời của một Đối tượng dữ liệu được gắn chặt với vòng đời của Quy trình cha hoặc Quy trình con cha của Đối tượng dữ liệu đó. Khi một quy trình hoặc Quy trình con được khởi tạo, tất cả các Đối tượng dữ liệu được bao gồm bên trong cũng được khởi tạo. Khi một thể hiện quy trình hoặc Quy trình con được giải phóng, tt cả các thể hiện Đối tượng dữ liệu bên trong cũng được giải phóng. Ở thời điểm này, d liệu trong những thể hiện này sẽ không còn hiệu lực.

Dữ liệu bên trong một Đối tượng dữ liệu chỉ có thể được truy cập khi được đm bảo có một hiện diện của thể hiện Đối tượng dữ liệu hoạt động. Kết quả là, một Đối tượng dữ liệu chỉ có thể được truy cập bởi quy trình cha hoặc Quy trình con cha hiện thời của Đối tượng dữ liệu đó, hoặc bởi các Thành phần luồng anh em và các con của chúng.

Ví dụ - Xem xét cấu trúc sau:

Quy trình A

 

 

 

Đối tượng dữ liệu 1

 

 

Công việc A

 

 

Quy trình con A

 

 

 

Đối tượng dữ liệu 2

 

 

Công việc B

 

Quy trình con B

 

 

 

Đối tượng dữ liệu 3

 

 

Quy trình con C

 

 

Đối tượng dữ liệu 4

 

 

Công việc C

 

 

Công việc D

     

Đối tượng dữ liệu 1 có thể được truy cập bởi: Quy trình A, Công việc A, Quy trình con A, Công việc B, Quy trình con B, Quy trình con C, Công việc C và Công việc D

Đối tượng dữ liệu 2 có thể được truy cập bởi: Quy trình con A và Công việc B

Đối tượng dữ liệu 3 có thể được truy cập bởi: Quy trình con B, Quy trình con C, Công việc C và Công việc D

Đối tượng d liệu 4 có thể được truy cập bởi: Quy trình con C và Công việc C

6.3.2  Kho dữ liệu

Một Kho dữ liệu cung cấp một kỹ thuật cho các Hoạt động để nhận hoặc cập nhật thông tin được lưu trữ. Thông tin này tồn tại xa hơn phạm vi của quy trình. Cùng Kho dữ liệu có thể được trực quan hóa trong một hoặc nhiều nơi bên trong quy trình.

Hình 29 - Kho d liệu

6.3.3  Dữ liệu đầu vào và Dữ liệu đầu ra

Các Hoạt động và các quy trình thường cần dữ liệu để thực thi. Thêm vào đó, chúng có thể sản xuất ra dữ liệu trong quá trình thực thi quy trình hoặc như một kết quả của thực thi quy trình.

Dữ liệu đầu vào

Các Dữ liệu đầu vào được hiển thị trực quan trong một quy trình để hin thị các đầu vào đối với quy trình mức cao hoặc để hin thị các đầu vào của một quy trình được gọi (ví dụ: một quy trình được tham chiếu bởi một Hoạt động gọi, nơi Hoạt động gọi mở rộng để hiển thị quy trình được gọi bên trong ngữ cảnh của một quy trình đang gọi.

• Các Dữ liệu đầu vào được trực quan hóa có cùng ký hiệu như Đối tượng dữ liệu và phải bao gồm một mũi tên nhỏ.

• Các Dữ liệu đầu vào có thể có các Liên kết dữ liệu đi vào.

- Nếu Dữ liệu đầu vào trực tiếp được bao gồm bởi các quy trình mức cao, Dữ liệu đầu vào này phải không là đích của các Liên kết dữ liệu bên trong mô hình cơ bản. Chỉ các Dữ liệu đầu vào được bao gồm bởi Hoạt động hoặc các Sự kiện có thể là đích của các Liên kết dữ liệu trong mô hình.

- Nếu quy trình đang được gọi từ một Hoạt động gọi, các Liên kết dữ liệu có đích đến các Dữ liệu đầu vào của Hoạt động gọi trong mô hình cơ bản có thể được trực quan hóa như chúng kết nối đến các Dữ liệu đầu vào tương ứng của quy trình được gọi, đi qua biên Hoạt động gọi. Nhưng lưu ý rằng đây chỉ là sự trực quan hóa. Trong mô hình cơ bản, các Liên kết dữ liệu có đích đến các Dữ liệu đầu vào của Hoạt động gọi và không có đích đến là các Dữ liệu đầu vào của quy trình được gọi.

Hình 30 - Dữ liệu đầu vào

Dữ liệu đầu ra

Một Dữ liệu đầu ra được hin thị trực quan trong một biểu đồ quy trình mức cao để hiển thị các đầu ra của một quy trình (ví dụ: một quy trình được tham chiếu bởi một Hoạt động gọi nơi mà Hoạt động gọi được mở rộng để hiển thị quy trình được gọi bên trong ngữ cảnh của một Quy trình đang gọi).

• Các Dữ liệu đầu ra được trực quan hóa có cùng ký hiệu như Đối tượng dữ liệu và phải bao gồm một mũi tên nhỏ được lấp đầy.

• Các Dữ liệu đầu ra có thể có các Liên kết dữ liệu đi ra.

- Nếu Dữ liệu đầu ra trực tiếp được bao gồm bởi quy trình mức cao, Dữ liệu đầu ra đó phải không là nguồn của các Liên kết dữ liệu bên trong mô hình cơ bản. Chỉ các Dữ liệu đầu ra được bao gồm bởi các Hoạt động hoặc các Sự kiện có thể là đích của các Liên kết dữ liệu trong mô hình.

- Nếu quy trình đang được gọi từ một Hoạt động gọi, các Liên kết dữ liệu có đích đến các Dữ liệu đầu ra của Hoạt động gọi trong mô hình cơ bản có thể được trực quan hóa như chúng kết nối đến các Dữ liệu đầu ra tương ứng của quy trình được gọi, đi qua biên Hoạt động gọi. Nhưng lưu ý rằng đây chỉ là sự trực quan hóa. Trong mô hình cơ bản, các Liên kết dữ liệu bắt đầu từ các Dữ liệu đầu ra của Hoạt động gọi và không bắt đầu từ các Dữ liệu đầu ra của quy trình được gọi.

Hình 31 - Dữ liệu đầu ra

6.3.4  Liên kết dữ liệu

Các Liên kết dữ liệu được sử dụng để chuyển dữ liệu giữa các Đối tượng dữ liệu, Thuộc tính, Đầu vào Đầu ra của Hoạt động, Quy trình, Công việc toàn cục.

Hình 32 - Liên kết dữ liệu

Hình 33 - Liên kết dữ liệu được sử dụng cho một Đầu ra và Đầu vào trong một Hoạt động.

Đối tượng dữ liệu được liên kết với một Luồng tuần tự

Đối tượng dữ liệu có thể được trực tiếp liên kết với một kết nối Luồng tuần tự để biểu diễn các mối quan hệ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào.

Hình 34 - Đối tượng dữ liệu được liên kết với một Luồng tuần tự

6.4  Sự kiện

Một sự kiện xảy ra trong quá trình của một quy trình. Các sự kiện này ảnh hưởng đến luồng của quy trình và thường có một nguyên nhân hoặc một tác động và nhìn chung yêu cầu hoặc cho phép một sự phn ứng lại. Thuật ngữ Sự kiện đủ tng quát để bao trùm nhiều thứ trong một quy trình. Bắt đầu của một Hoạt động, kết thúc của một Hoạt động, thay đổi trạng thái của một tài liệu, một thông điệp đến,... Tất cả có thể được xem là các sự kiện.

Trong các quy trình này, có ba loại chính của Sự kiện:

1. Sự kiện khởi đầu, chỉ định nơi một quy trình bắt đầu

2. Sự kiện kết thúc, chỉ đnh nơi một quy trình kết thúc

3. Sự kiện trung gian, chỉ định nơi điều gì đó xảy ra ở giữa lúc bắt đầu và kết thúc của một quy trình.

Bên trong ba loại này, các Sự kiện thể hiện dưới hai dạng:

1. Các Sự kiện bắt một kích hoạt. Tất cả các Sự kiện khởi đầu và một số Sự kiện trung gian là các Sự kiện bắt

2. Các Sự kiện ném ra một kết quả. Tất cả các Sự kiện kết thúc và một số Sự kiện trung gian là các Sự kiện ném, có thể cuối cùng bị bắt bởi một Sự kiện khác.

6.4.1  Sự kiện khởi đầu

Như tên được ngụ ý, Sự kiện khởi đầu chỉ định nơi một quy trình cụ thể sẽ bắt đầu. Trong phạm vi của các Luồng tuần tự, Sự kiện khởi đầu bắt đầu luồng của quy trình, và do đó, sẽ không có Luồng tuần tự đi vào - không Luồng tuần tự nào có thể kết nối với một Sự kiện khởi đầu.

Sự kiện khởi đu có hình dáng giống Sự kiện trung gianSự kiện kết thúc, một vòng tròn với một trung tâm m, do vậy các ký hiệu có thể được đặt bên trong vòng tròn để chỉ định sự đa dạng của Sự kiện.

• Một Sự kiện khởi đầu là một vòng tròn, phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh.

- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Sự kiện khởi đu phải tuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

+ Độ dày của đường phải giữ mảnh do vậy Sự kiện khởi đầu có thể được phân biệt từ Sự kiện trung gianSự kiện kết thúc.

Hình 35 - Sự kiện khởi đầu

Các ngữ nghĩa của Sự kiện khởi đầu bao gồm:

• Một Sự kiện khởi đu là tùy chọn: một quy trình, một Quy trình con có thể (không bắt buộc) có một Sự kiện khởi đầu.

Ghi chú: Một quy trình có thể có nhiều hơn một mức quy trình (ví dụ: quy trình có thể bao gồm các Quy trình con mở rộng hoặc các Hoạt động gọi gọi các quy trình khác). Việc sử dụng của Sự kiện khởi đầuSự kiện kết thúc là độc lập cho mỗi mức của biểu đồ.

• Nếu một quy trình phức tạp và/hoặc các điều kiện bắt đầu là không rõ ràng, thì một Sự kiện khởi đầu được khuyến nghị sử dụng.

• Nếu có một Sự kiện kết thúc, thì phải có ít nhất một Sự kiện khởi đầu.

• Tất cả Đối tượng luồng không có một Luồng tuần tự đi vào (ví dụ: không phải là một đích của một Luồng tuần tự) sẽ được khởi tạo khi quy trình được khởi tạo.

• Có thể có nhiều Sự kiện khởi đầu đối với mức quy trình được đưa ra.

Mỗi Sự kiện khởi đầu là một sự kiện độc lập. Khi đó, một thể hiện quy trình sẽ được sinh ra khi Sự kiện khởi đầu được kích hoạt.

Nếu quy trình được sử dụng như một quy trình toàn cục (một quy trình có thể được gọi từ một quy trình khác) và có nhiều loại None Start Event, sau đó khi luồng được chuyn từ quy trình gọi đến quy trình toàn cục, chỉ một trong những Sự kiện khởi đầu của quy trình toàn cục sẽ được kích hoạt.

Kích hoạt Sự kiện khởi đầu

Các Sự kiện khởi đầu có thể được sử dụng cho ba loại quy trình

• Quy trình mức cao nhất

• Quy trình con

• Quy trình toàn cục

Các Sự kiện khởi đầu cho các Quy trình mức cao nhất

Có nhiều cách để các quy trình mức cao nhất có thể bắt đầu (khởi tạo). Kích hoạt cho một Sự kiện khởi đầu được thiết kế để hiển thị các kỹ thuật chung cho khởi tạo quy trình cụ thể. Có 7 loại Sự kiện khởi đầu cho các quy trình mức cao nhất: None, Thông điệp, Thời gian, Điều kiện, Tín hiệu, Multiple, và Song song.

Một quy trình mức cao nhất (có ít nhất một Sự kiện khởi tạo không) có thể được gọi bởi một Hoạt động gọi trong một quy trình khác. Sự kiện khởi tạo không được sử dụng để gọi quy trình từ Hoạt động gọi. Tất cả các loại khác của Sự kiện khởi đầu chỉ có thể áp dụng khi quy trình được sử dụng như quy trình mức cao nhất.

Bảng 5 - Các loại Sự kiện khởi đầu cho quy trình mức cao nhất

Kích hoạt

Mô tả

Ký hiệu

Không

Sự kiện khởi đầu không không có một kích hoạt được xác định.

Thông điệp

Một thông điệp đến từ một Đối tượng tham gia và kích hoạt việc bắt đầu của quy trình.

Thời gian

Một thời điểm xác định hoặc chu kỳ xác định (ví dụ: 9h sáng thứ 2 hàng tuần) kích hoạt việc bắt đầu của quy trình.

Điều kiện

Kiu sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện, ví dụ như “Nhiệt độ trên 300 độ C” là đúng.

Tín hiệu

Một Tín hiệu được phát đi một từ quy trình khác và kích hoạt sự khởi đầu của quy trình.

Đa kích hoạt

Điều này nghĩa là có nhiều cách kích hoạt quy trình. Chỉ một trong số cách này được yêu cầu.

Kích hoạt song song

Điều này nghĩa là có nhiều kích hoạt được yêu cầu trước khi quy trình có thể được khởi to.

Sự kiện khởi đầu cho các Quy trình con

Bảng 6 - Sự kiện khởi đầu cho Quy trình con

Kích hoạt

Mô tả

Ký hiệu

Không

Sự kiện khởi đầu không được sử dụng cho tất cả các Quy trình con. Các loại khác của kích hoạt không được sử dụng cho một Quy trình con, khi luồng của quy trình từ quy trình cha là kích hoạt của Quy trình con. Nếu Quy trình con được gọi (tái sử dụng) và có nhiều Sự kiện khởi đầu, một số Sự kiện khởi đầu khác có thể có kích hoạt, nhưng những Sự kiện khởi đầu này sẽ không được sử dụng trong ngữ cảnh của một Quy trình con. Khi các Sự kiện khởi đầu khác được kích hoạt, chúng sẽ khởi tạo các quy trình mức cao nhất.

Các kết nối Luồng tuần tự

• Một Sự kiện khởi đầu không thể là một đích đến cho các Luồng tuần tự, Sự kiện khởi đầu không thể có Luồng tuần t đi vào.

- Một ngoại lệ đối với điều này là khi một Sự kiện khởi đầu được sử dụng trong một Quy trình con mở và được gn với biên của Quy trình con đó. Trong trường hợp này, một Luồng tuần tự từ quy trình mức trên có thể kết nối đến Sự kiện khởi đầu đó thay vì kết nối đến biên thực của Quy trình con.

• Một Sự kiện khởi đầu phải là một nguồn cho một Luồng tuần tự.

• Nhiều Luồng tuần tự có thể xuất phát từ một Sự kiện khởi đầu. Đối với mỗi Luồng tuần tựSự kiện khởi đầu là một nguồn, một đường song song mới sẽ được sinh ra.

Các kết nối Luồng thông điệp

Ghi chú: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool riêng biệt. Chúng có thể kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối tượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng không thể kết nối hai đối tượng bên trong cùng một Pool.

• Một Sự kiện khởi đầu có thể là đích cho một Luồng thông điệp; có thể có 0 hoặc nhiều Luồng thông điệp. Mỗi Luồng thông điệp hướng đến một Sự kiện khởi đầu biểu diễn một kỹ thuật khởi tạo cho quy trình. Chỉ một trong những kích hoạt được yêu cầu để bắt đầu một quy trình mới.

• Một Sự kiện khởi đầu không thể là một nguồn cho một Luồng thông điệp; nó không thể có Luồng thông điệp đi ra.

6.4.2  Sự kiện kết thúc

Sự kiện kết thúc chỉ định nơi một quy trình sẽ kết thúc. Trong phạm vi của các Luồng tuần tự, Sự kiện kết thúc kết thúc luồng của quy trình và do đó, sẽ không có bất cứ Luồng tuần tự đi ra nào - không Luồng tuần tự nào có thể kết nối từ Sự kiện kết thúc.

Sự kiện kết thúc có hình dáng giống Sự kiện khởi đầuSự kiện trung gian, một vòng tròn với một tâm mở, các ký hiệu có thể được thay thế bên trong vòng tròn để chỉ định các kiu Sự kiện khác nhau.

• Một Sự kiện kết thúc là một vòng tròn, phải được vẽ với một nét dày đơn

• Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Sự kiện kết thúc phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”

- Độ dày của đường phải giữ nguyên để có thể phân biệt Sự kiện kết thúc với Sự kiện trung gian và Sự kiện khởi đầu.

Hình 36 - Sự kiện kết thúc

Các ngữ nghĩa của Sự kiện kết thúc bao gồm:

• Có thcó nhiều Sự kiện kết thúc bên trong một mức đơn của một quy trình

• Một Sự kiện kết thúc là tùy chọn: một mức quy trình được đưa ra - một quy trình hoặc một Quy trình con mở - có thể (không bắt buộc) có hình này:

- Nếu một Sự kiện kết thúc không được sử dụng, thì Sự kiện kết thúc n cho quy trình sẽ không có một kết quả (Result).

- Nếu có một Sự kiện khởi đầu, thì phải có ít nhất một Sự kiện kết thúc.

- Nếu Sự kiện kết thúc không được sử dụng, thì tất cả các Đối tượng luồng không có Luồng tuần tự đi ra nào sẽ đánh dấu sự kết thúc của một đường trong quy trình. Tuy nhiên, quy trình sẽ không kết thúc cho đến khi tt cả đường song song hoàn thành.

Ghi chú: Một quy trình có thể có hơn một mức quy trình (ví dụ, quy trình có thể bao gồm Quy trình con mở hoặc một Hoạt động gọi gọi quy trình khác). Việc sử dụng Sự kiện khởi đầuSự kiện kết thúc là độc lập với mỗi mức của biểu đồ.

Các kết quả Sự kiện kết thúc

Có 7 kiểu Sự kiện kết thúc trong tiêu chuẩn này: Không, Thông điệp, Escalation, Lỗi, Tín hiệu, Ngừng, và Đa kết quả. 7 kiểu này xác định kết quả hướng đến Sự kiện kết thúc.

Bảng 7 - Các kết quả sự kiện kết thúc

Kích hoạt

Mô t

Ký hiệu

None

Sự kiện kết thúc không không có một kết quả xác định

Thông điệp

Loại này chỉ định rằng một thông điệp được gửi đến một Đối tượng tham gia tại thời điểm kết thúc quy trình

Lỗi

Loại này chỉ định rằng một Lỗi được sinh ra. Tất c các tuyến hoạt động hiện thời trong Quy trình con có thể bị đóng.

Escalation

Loại này chỉ định rằng một Escalation nên được kích hoạt. Các tuyến hoạt động khác không bị ảnh hưng bởi điều này và tiếp tục được thực thi.

Tín hiệu

Loại này chỉ định rằng một Tín hiệu sẽ được phát đi khi sự kết thúc xảy ra. Ghi chú rằng Tín hiệu có thể được gửi qua các mức quy trình hoặc Pool, nhưng không phải là một thông điệp.

Ngừng

Loại này chỉ định rằng tất cả các Hoạt động trong quy trình nên được kết thúc ngay lập tức. Quy trình bị kết thúc ngoài đền bù hoặc xử lý sự kiện.

Đa kết quả

Nghĩa là có nhiều kết quả khi kết thúc quy trình. Tất cả các kết qu này sẽ xảy ra (ví dụ, có nhiều thông điệp được gửi đi)

Các kết ni Luồng tuần tự

• Một Sự kiện kết thúc phải là một đích cho một Luồng tuần tự

• Một Sự kiện kết thúc có thể có nhiều Luồng tuần tự vào.

Luồng có th đến từ các đường song song hoặc các đường lựa chọn. Đ thuận tiện cho việc mô hình hóa, mỗi được có thể kết nối đến một đối tượng Sự kiện kết thúc riêng biệt.

• Một Sự kiện kết thúc phải không là một nguồn cho Luồng tuần tự, nghĩa là ở đó không có các Luồng tuần tự đi ra.

- Một ngoại lệ đối với điều này là khi một Sự kiện kết thúc được sử dụng trong một Quy trình con mở và được gắn đến biên của Quy trình con đó. Trong trường hợp này, một Luồng tuần tự từ Quy trình mức cao hơn có thể kết nối từ Sự kiện kết thúc đó thay cho kết nối từ biên thực tế của Quy trình con.

Các kết nối Luồng thông điệp

Lưu ý: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool riêng biệt. Chúng có thể kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối tượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng phải không kết nối đến hai đối tượng bên trong cùng một Pool.

• Một Sự kiện kết thúc phải không là đích của một Luồng thông điệp; nó có thể không có Luồng thông điệp đi vào.

• Một Sự kiện kết thúc có thể là nguồn của một Luồng thông điệp; nó có thể không có hoặc có nhiều Luồng thông điệp đi ra. Mỗi Luồng thông điệp rời Sự kiện kết thúc sẽ có một Thông điệp được gửi khi Sự kiện được kích hoạt.

6.4.3  Sự kiện trung gian

Sự kiện trung gian chỉ định nơi điều gì đó xảy ra giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc một quy trình. Sự kiện này sẽ nh hưng đến luồng của quy trình, nhưng sẽ không khởi đầu hoặc (trực tiếp) đóng quy trình. Sự kiện trung gian có thể được sử dụng để:

• Hiển thị nơi các thông điệp được mong chờ hoặc được gửi bên trong quy trình

• Hiển thị sự trễ được mong chờ bên trong quy trình

• Ngắt Luồng bình thường thông qua xử lý ngoại lệ

• Hin thị công việc mở rộng cần cho việc đền bù

Một Sự kiện trung gian có cùng hình dạng như Sự kiện khởi đầuSự kiện kết thúc, một vòng tròn với một tâm mở, các ký hiệu có thể được đặt bên trong vòng tròn để phân biệt các kiểu Sự kiện khác nhau.

• Một Sự kiện trung gian là một vòng tròn, phải được vẽ bằng một nét mảnh kép

- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Sự kiện trung gian phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

Hình 37 - Sự kiện trung gian

Bảng 8 - Các kiểu Sự kiện trung gian trong Luồng bình thường

Kích hoạt

Mô tả

Ký hiệu

Không

Sự kiện trung gian không chỉ hợp lệ trong Luồng bình thường, ví dụ: Sự kiện này có thể không được sử dụng trên biên của một Hoạt động. Sự kiện này được xác định như Sự kiện ném, mặc dù không có kích hot cụ thể.

Ném

Thông điệp

Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể được sử dụng để gửi một thông điệp (biểu tượng phong thư được ph đy) hoặc nhận một thông điệp (biểu tượng phong thư được để trống).

Ném

Bắt

Thời gian

Trong Luồng bình thường, Sự kiện trung gian thời gian đóng vai trò như một kỹ thuật làm trễ dựa trên một thời điểm hoặc một chu trình xác định (ví dụ, 9h sáng mỗi thứ hai hàng tuần).

Bắt

Escalation

Trong Luồng bình thường, Escalation Intermediate Event sẽ đưa ra một Escalation.

Ném

Điều kiện

Kiểu Sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện trở thành đúng.

Catch

Liên kết

Sự kiện trung gian liên kết chỉ hợp lệ trong Luồng bình thường, ví dụ, các Sự kiện này có thể không được sử dụng trên biên của một Hoạt động. Một Liên kết là một kỹ thuật để kết nối hai phần của một quy trình.

Ném

Bắt

Tín hiệu

Kiểu Sự kiện này được sử dụng để gửi hoặc nhận các Tín hiệu. Một Tín hiệu được sử dụng cho giao tiếp bên trong và qua các mức của quy trình, qua các Pool, và giữa các biểu đồ quy trình.

Ném

Bắt

Bảng 9 - Các kiểu Sự kiện trung gian gắn đến biên của một Hoạt động

Kích hoạt

Mô tả

Ký hiệu

Thông điệp

Một thông điệp đến từ một Đối tượng tham gia và kích hoạt Sự kiện. Nếu một Sự kiện thông điệp được gắn với biên của một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đi Luồng bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện thông điệp ngắt Hoạt động có biên nét liền (hình trên bên phi), một Sự kiện thông điệp không ngắt Hoạt động có biên nét đứt (hình dưới bên phải).

Ngắt

Không ngt

 

Thời gian

Một thời điểm hoặc một chu trình xác định (ví dụ, 9h sáng mỗi thứ hai hàng tuần) có được thiết lập để kích hoạt Sự kiện. Nếu Sự kiện thời gian được gắn với biên của một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đổi Luồng bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện thời gian ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Sự kiện thời gian không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải).

Ngắt

Không ngắt

Escalation

Kiểu Sự kiện này được sử dụng để xử lý một Escalation. Nếu được gắn đến biên của một Hoạt động, thì Sự kiện trung gian có thể bắt một Escalation. Một Escalation Event ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Escalation Event không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải).

Ngắt

Không ngắt

Lỗi

Một Sự kiện lỗi chỉ có thể được gắn đến biên của một Hoạt động, Sự kiện này có thể không được sử dụng trong Luồng bình thường. Sự kiện này luôn luôn ngắt Hoạt động.

Ngắt

Điều kiện

Kiểu Sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện tr thành đúng. Nếu Sự kiện điều kiện được gắn với biên của một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đổi Luồng bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện điều kiện ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Sự kiện điều kiện không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải).

Ngắt

Không ngắt

Tín hiệu

S kin tín hiu có thể nhn mt Tín hiệu khi được gắn đến biên của một Hoạt động. Trong ngữ cảnh này, Sự kiện tín hiệu sẽ thay đổi Luồng bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện tín hiệu ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Sự kiện tín hiệu không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải).

Ngắt

Không ngắt

Các kết nối Luồng tuần tự

• Nếu Sự kiện trung gian được gắn đến biên của một Hoạt động:

- Sự kiện trung gian phải không là một đích cho một Luồng tuần tự, không thể có một Luồng tuần t đi vào.

+ Sự kiện trung gian phải là một nguồn cho một Luồng tuần tự.

+ Nhiều Luồng tuần tự có thể xuất phát từ một Sự kiện trung gian. Trường hợp này, đối với mỗi Luồng tuần tự, một đường mới song song sẽ được sinh ra.

• Các Sự kiện trung gian sau có thể được sử dụng trong Luồng bình thường: Không, Thông điệp, Thời gian, Escalation, Điều kiện, Tín hiệu, Liên kết. Các Sự kiện trung gian sau không thể sử dụng trong Luồng bình thường: Lỗi.

- Nếu Sự kiện trung gian được sử dụng bên trong Luồng bình thường thì Sự kiện trung gian phải là một đích của một Luồng tuần tự.

Các kết nối Luồng thông điệp

• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể là đích cho một Luồng thông điệp; có thể có một Luồng thông điệp đi vào.

• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể là một nguồn cho một Luồng thông điệp; có thể có một Luồng thông điệp đi ra.

• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể có một Luồng thông điệp đi vào hoặc một Luồng thông điệp đi ra, nhưng không thể có cả hai.

6.5  Cổng vào

Các Cổng vào được sử dụng để điều khiển cách thức các Luồng tuần tự tương tác khi các Luồng tuần tự hội tụ và phân chia bên trong một quy trình. Nếu luồng không cần được điều khiển, thì không cần sử dụng một Cổng vào. Thuật ngữ “Cổng vào” ngụ ý rằng có một kỹ thuật cổng hoặc cho phép hoặc không cho phép luồng đi qua.

• Một Cổng vào là một hình thoi, phải được vẽ với một đường đơn mảnh.

Hình 38 - Cổng vào

• Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Cổng vào phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng Chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

Cổng vào không biểu diễn “công việc” được thực hiện và Cổng vào được xem xét không có ảnh hưởng trên thước đo hoạt động của quy trình đang được thực thi (chi phí, thời gian,...).

Cổng vào có thể xác định tt cả các loại hành vi của Luồng tuần tự. Các quyết định/phân nhánh (độc quyền, bao hàm và phức tạp), ghép, chia nhánh và gộp. Do đó, trong khi hình thoi được sử dụng truyền thống cho các quyết định độc quyền, Bộ ký hiệu mở rộng hành vi của các hình thoi để tham chiếu đến bất cứ loại điều khiển Luồng tuần tự nào. Mỗi loại của Cổng vào sẽ có một ký hiệu bên trong hình thoi để hiển thị loại Cổng vào đang được sử dụng.

Hình 39 - Các kiểu Cổng vào

Cổng vào điều khiển luồng của các Luồng tuần tự hội tụ và phân tách. Một Cổng vào đơn có thể có nhiều luồng đầu vào và nhiều luồng đầu ra.

6.5.1  Những lưu ý về Luồng tuần tự

Ghi chú: Mặc dù hình dáng của một Cổng vào là một hình thoi, các Luồng tuần t đi vào và đi ra không bắt buộc phải kết nối đến các góc của hình thoi. Các Luồng tuần tự có thể kết nối đến bất kỳ vị trí nào trên biên của hình thoi.

• Một Cổng vào có thể là một đích cho một Luồng tuần tự. Cổng vào có thể có 0, 1 hoặc nhiều Luồng tuần tự đi vào.

- Nếu Cổng vào không có một Luồng tuần tự đi vào, và không có Sự kiện khởi đầu cho quy trình, thì hành vi phân tách của Cổng vào, phụ thuộc vào loại của Cổng vào sẽ được thực thi khi quy trình được khởi tạo.

• Một Cổng vào có thể là một nguồn của một Luồng tuần tự, nó có thể có 0, 1 hoặc nhiều Luồng tuần tự đi ra.

• Một Cổng vào phải có nhiều Luồng tuần tự đi ra hoặc nhiều Luồng tuần tự đi vào (ví dụ, Cổng vào phải ghép hoặc phân tách luồng).

6.5.2  Cổng vào độc quyền

Một Cổng vào độc quyền được sử dụng để tạo các đường lựa chọn bên trong một luồng quy trình. Đây cơ bản là “điểm định hướng đường đi” cho một quy trình. Đối với một thể hiện cụ thể của một quy trình, chỉ một trong các đường có thể được chọn.

Một Cổng vào độc quyền có thể được xem như một câu hỏi, được hỏi ở một điểm cụ thể trong quy trình. Câu hỏi có một tập xác định các câu trả lời lựa chọn. Mỗi câu trả lời được liên kết với một biểu thức điều kiện, được liên kết với các Luồng tuần tự đi ra của một Cổng vào.

Cổng vào độc quyền có thể sử dụng một ký hiệu có hình dạng một chữ “X” đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các kiểu Cổng vào khác. Ký hiệu này là không bắt buộc.

- Một biểu đồ nên đồng nhất trong việc sử dụng ký hiệu. Nghĩa là, một biểu đồ không nên vừa có một số Cổng vào với một ký hiệu và vừa có các Cổng vào không có ký hiệu.

Hình 40 - Cổng vào độc quyền dựa trên dữ liệu (không có ký hiệu)

Hình 41 - Cổng vào độc quyền dựa trên d liệu (với một ký hiệu X)

Một đường Mặc định có thể được xác định, để được chọn trong trường hợp không có biểu thức điều kiện nào có giá trị đúng. Nếu một đường mặc định không được xác định và quy trình được thực thi, trong trường hợp không biểu thức điều kiện nào có giá trị đúng, thì một ngoại lệ thời gian chạy xảy ra.

6.5.3  Cổng vào bao hàm

Một Cổng vào bao hàm được sử dụng để tạo sự lựa chọn, cũng như các đường song song bên trong một luồng quy trình. Không giống Cổng vào độc quyền, tất cả biểu thức điều kiện được đánh giá. Giá trị đúng của một biểu thức điều kiện không loại trừ giá trị của biểu thức điều kiện khác. Tất cả các Luồng tuần tự với một giá trị đúng sẽ được đi qua. Khi mỗi đường được xem xét là độc lập, tất cả các kết hợp của các đường có thể được chọn, từ 0 đến tất cả. Tuy nhiên, khuyến nghị nên thiết kế để ít nhất một đường được chọn.

Cổng vào bao hàm phải sử dụng một ký hiệu, có hình dạng một vòng tròn hoặc chữ “O” và được đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các kiu Cổng vào khác.

Hình 42 - Cổng vào bao hàm

Một đường mặc định có thể được xác định, để được chọn trong trường hợp không có biểu thức điều kiện nào có giá trị đúng. Nếu một đường mặc định không được xác định và quy trình được thực thi, trong trường hợp không biểu thức điều kiện nào có giá trị true, thì một ngoại lệ runtime xảy ra.

6.5.4  Cổng vào song song

Một Cổng vào song song được sử dụng để đồng bộ (tập hợp) các luồng song song và tạo các luồng song song.

Cổng vào song song phải sử dụng một ký hiệu có hình dạng của dấu + và được đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các kiu Cổng vào khác.

Hình 43 - Cổng vào song song

Hình 44 - Cổng vào song song đồng bộ

Một Cổng vào song song tạo các đường song song ngoài kim tra các điều kiện. Đối với các luồng đi vào, Cổng vào song song sẽ đợi tất c các luồng đi vào trước khi kích hoạt luồng thông qua các Luồng tuần tự đi ra của Cổng vào.

6.5.5  Cổng vào sự kiện

Cổng vào sự kiện biểu diễn một điểm phân nhánh trong quy trình nơi các đường lựa chọn qua Cổng vào được dựa trên sự kiện xảy ra, thay vì đánh giá các biểu thức sử dụng dữ liệu của quy trình. Một sự kiện cụ thể, thông thường là nhận một thông điệp, xác định đường sẽ được chọn. Cơ bản, quyết định được tạo bởi các Đối tượng tham gia khác, dựa trên dữ liệu không hin thị đối với quy trình, do đó, yêu cầu sử dụng Cổng vào dựa trên sự kiện.

Ví dụ, nếu một công ty đợi một phản hồi từ một khách hàng, công ty sẽ thực thi một tập các Hoạt động nếu khách hàng phản hi “Có” và tập các Hoạt động khác nếu khách hàng phn hồi “Không”. Phản hồi của khách hàng quyết định đường nào sẽ được chọn. Việc xác định các thông điệp quyết định đường nào sẽ được chọn. Thông điệp “Có” và thông điệp “Không” là các thông điệp khác nhau. Việc nhận thông điệp có thể được mô hình hóa với một Sự kiện trung gian thông điệp hoặc một Công việc nhận. Các loại Sự kiện trung gian khác cũng có thể được sử dụng, ví dụ như Sự kiện trung gian thời gian.

Cổng vào sự kiện có cùng hình dạng với Cổng vào, một hình thoi, với một ký hiệu được đặt trong hình thoi để phân biệt với các Cổng vào khác.

• Một Cổng vào sự kiện phải được vẽ với một nét đơn mảnh

- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Cổng vào sự kiện phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.

Hình 45 - Cổng vào sự kiện

• Một Cổng vào sự kiện phải có hai hoặc nhiều Luồng tuần tự đi ra

- Các Luồng tuần tự đi ra của Cổng vào sự kiện không có một biểu thức điu kiện.

• Các Cổng vào sự kiện được cấu hình với các Luồng tuần tự đi ra hướng đến một Sự kiện trung gian hoặc một Công việc nhận, ngoại trừ:

- Nếu các Sự kiện trung gian thông điệp được sử dụng, thì các Công việc nhận không được sử dụng và ngược lại.

+ Công việc nhận được sử dụng trong Cổng vào sự kiện không có bất cứ Sự kiện trung gian được gắn kết nào.

- Các kích hoạt của Sự kiện trung gian sau là hợp lệ: Thông điệp, Tín hiệu, Thời gian, Điều kiện.

Hình 46 - Cổng vào sự kiện sử dụng Sự kiện trung gian thông điệp

Hình 47 - Cổng vào sự kiện sử dụng Công việc nhận

Khi sự kiện đầu tiên trong cấu hình Cổng vào sự kiện được kích hoạt, thì đường theo sau sự kiện sẽ được sử dụng, Tất cả các đường còn lại của cấu hình Cổng vào sự kiện sẽ không tồn tại nữa. Cơ bản, cấu hình Cổng vào sự kiện là một điều kiện đua, nơi mà sự kiện đầu tiên được kích hoại sẽ chiến thắng. Có các kiểu Cổng vào sự kiện khác nhau, có thể được sử dụng ở khởi đầu của quy trình.

Cổng vào sự kiện có thể được sử dụng để bắt đầu một Quy trình.

Hình 48 - Cổng vào sự kiện độc quyền để bắt đầu một Quy trình.

Đ một Cổng vào sự kiện khởi tạo một Quy trình, Cổng vào sự kiện này phải không có bất cứ Luồng tuần tự đi vào nào. Trong một số tình huống, người sử dụng có thể muốn Quy trình được khởi tạo bởi một tập trong một tập các Thông điệp trong khi vẫn yêu cầu tất cả các Thông điệp cho hoạt động của cùng thể hiện Quy trình.

Hình 49 - Cổng vào sự kiện song song để bắt đầu một Quy trình

Cổng vào sự kiện song song cũng là một loại điều kiện đua. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi Sự kiện đầu tiên được kích hoạt và quy trình được khởi tạo, các Sự kiện khác của cấu hình Cổng vào không bị vô hiệu hóa. Các Sự kiện khác vẫn đợi và mong đợi được kích hoạt trước khi quy trình có thể kết thúc. Trong trường hợp này, các thông điệp kích hoạt sự kiện của cấu hình Cổng vào phải chia sẻ cùng thông tin tương quan.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hình A.1: Ví dụ về Quy trình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng của một cửa hàng bán lẻ phần cứng máy tính

Hình A.2 - Ví dụ về Cộng tác mua bánh pizza

Hình A.3 - Ví dụ về Quy trình bán hàng ở mức cao nhất

Hình A.4 - Quy trình con Nhập hàng trong Quy trình bán hàng

 

Hình A.5 - Ví dụ v Quy trình xét duyệt giải Nobel Y học

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Thuật ngữ và định nghĩa

3  Ứng dụng bộ ký hiệu

3.1  Quy trình nghiệp vụ nội bộ

3.2  Quy trình nghiệp vụ công khai

3.3  Cộng tác

4  Các thành phần ký hiệu

4.1  Thành phần ký hiệu cơ bản

4.2  Thành phần ký hiệu mở rộng

4.3  Các quy tắc kết nối đối tượng luồng

4.3.1  Các quy tắc kết nối Luồng tuần tự

4.3.2  Các quy tắc kết nối Luồng thông điệp

4.4  Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ

5  Cộng tác

5.1  Khái niệm cơ bận

5.2  Pool

5.3  Luồng thông điệp

6  Quy trình

6.1  Khái niệm cơ bản

6.1.1  Quy trình nghiệp vụ nội bộ

6.1.2  Quy trình nghiệp vụ công khai

6.2  Hoạt động

6.2.1  Các kết nối Luồng tuần tự

6.2.2  Các kết nối Luồng thông điệp

6.2.3  Công việc

6.2.4  Quy trình con

6.2.5  Hoạt động gọi

6.3  Thành phần và dữ liệu

6.3.1  Đối tượng dữ liệu

6.3.2  Kho dữ liệu

6.3.3  Dữ liệu đầu vào và Dữ liệu đầu ra

6.3.4  Liên kết dữ liệu

6.4  Sự kiện

6.4.1  Sự kiện khởi đầu

6.4.2  Sự kiện kết thúc

6.4.3  Sự kiện trung gian

6.5  Cng vào

6.5.1  Những lưu ý về Luồng tuần tự

6.5.2  Cổng vào độc quyền

6.5.3  Cổng vào bao hàm

6.5.4  Cổng vào song song

6.5.5  Cng vào sự kiện

Phụ lục A

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi