Tiêu chuẩn TCVN 7943:2008 Tính năng, thiết kế, thử nghiệm thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7943:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7943:2008 ISO 3999:2004 An toàn bức xạ-Thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp-Quy định kỹ thuật đối với tính năng, thiết kế và các phép thử nghiệm
Số hiệu:TCVN 7943:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7943:2008

ISO 3999:2004

AN TOÀN BỨC XẠ - THIẾT BỊ DÙNG TRONG CHỤP ẢNH GAMMA CÔNG NGHIỆP - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI TÍNH NĂNG, THIẾT KẾ VÀ CÁC PHÉP THỬ NGHIỆM

Radiation protection - Apparatus for industrial gamma radiography - Specifications for performance, design and tests

Lời nói đầu

TCVN 7943 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 3999 : 2004.

TCVN 7943 : 2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

AN TOÀN BỨC XẠ - THIẾT BỊ DÙNG TRONG CHỤP ẢNH GAMMA CÔNG NGHIỆP - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI TÍNH NĂNG, THIẾT KẾ VÀ CÁC PHÉP THỬ NGHIỆM

Radiation protection - Apparatus for industrial gamma radiography - Specifications for performance, design and tests

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, thiết kế và kiểm tra đối với thiết bị chụp ảnh gamma buồng chiếu xách tay, di động và cố định thuộc nhiều loại khác nhau như được định nghĩa trong điều 4.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị được thiết kế để sử dụng có kiểm soát bức xạ gamma phát ra từ nguồn phóng xạ kín để chụp ảnh công nghiệp nhằm bảo vệ con người khi sử dụng thiết bị đúng theo các quy định hiện hành về an toàn bức xạ.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng khi việc vận chuyển thiết bị và nguồn phóng xạ kín được xem xét kỹ hơn thì thấy rằng việc tuân thủ tiêu chuẩn này không thay thế được cho các yêu cầu của các quy định về vận chuyển có liên quan của quốc tế (Các quy định của IAEA về vận chuyển an toàn các vật liệu phóng xạ, xem IAEA-STI-PUB 998, Safety Standards Series No ST1 và No ST2, và/hoặc các quy định của nhà nước có liên quan đến vận chuyển).

Việc sử dụng vận hành thiết bị chụp ảnh gamma công nghiệp không được trình bày trong tiêu chuẩn này. Những người sử dụng thiết bị này phải tuân thủ các quy định của nhà nước và các hướng dẫn thực hành.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

TCVN 7468 (ISO 361), An toàn bức xạ - Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa.

TCVN 6853 : 2001(ISO 2919: 1999), An toàn bức xạ - Nguồn bức xạ kín - Yêu cầu chung và phân loại.

TCVN 7078-1 (ISO 7503-1), Đánh giá nhiễm xạ bề mặt - Phần 1: Nguồn phát tia bêta (năng lượng bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và nguồn phát anpha.

TCVN 7699-2-47, Thử nghiệm Môi trường - Phần 2-47: Thử nghiệm - Lắp đặt các mẫu để thử nghiệm rung, va đập và thử nghiệm động tương tự (IEC 60068-2-47, Environmental testing - Part 2-47: Test methods - Mounting of components, equipment and other articles for vibration, impact and similar dynamic tests).

IAEA-STI-PUB 998 (Safety Standards Series No. ST-1):1996, Regulations for the safe transport of radioactive material (Các tiêu chuẩn quốc tế số ST-1. Các quy định về vận chuyển an toàn chất phóng xạ).

IAEA-STI-PUB 998 (Safety Standards Series No. ST-2):1996, Advisory Material for the IAEA Regulations for the safe Transport of Radioactive Material Safety Guide (Các tiêu chuẩn quốc tế số ST-2 : 1996. Tài liệu hỗ trợ tư vấn các quy định của IAEA trong Hướng dẫn an toàn vận chuyển các vật liệu phóng xạ).

IEC 60068-2-6, Environmental testing - Part 2: Tests - Test Fc: Vibration [sinusoidal] (Kiểm tra môi trường - Phần 2: Các phép thử nghiệm - Kiểm tra Fc: Rung (dạng hàm sin)).

IEC 60846, Radiation protection instrumentation - Ambient and/or directional dose equivalent (rate) meters and/or monitors for beta, X and gamma radiation (Tương đương liều và các máy đo suất tương đương liều bức xạ bêta, tia X và gamma sử dụng trong an toàn bức xạ).

IEC 61000-6-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6: Generic standards - Section 1: Immunity for residential, commercial and light-industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6: Các tiêu chuẩn chung - Phần 1: Miễn trừ cho các môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ).

IEC 61000-6-2, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6: Generic standards - Section 2: Immunity for industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6: Các tiêu chuẩn chung - Phần 2: Miễn trừ cho các môi trường công nghiệp).

IEC 61000-6-4, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6: Generic standards - Section 4: Emission Standard for industrial environments (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6: Các tiêu chuẩn chung - Phần 4: Tiêu chuẩn phát đối với các môi trường công nghiệp).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau. Một số thuật ngữ được minh họa trong các hình từ Hình 1 đến Hình 5 tuy nhiên chúng không có ngụ ý minh họa những thiết kế điển hình hay nên dùng.

3.1. Suất liều tương đương môi trường (ambient equivalent dose rate)

Suất liều đo được là giá trị trung bình trong thể tích nhạy của đầu dò

CHÚ THÍCH 1 Các phép đo suất liều được tiến hành ở khoảng cách 1 m từ bề mặt và ở bề mặt buồng chiếu hay ở khoảng cách 50 mm từ bề mặt.

CHÚ THÍCH 2 Các giới hạn nêu trong 5.3. Các tiết diện ngang cực đại của các đầu dò được sử dụng, nêu trong 6.4.1.2.

(xem. ICRU 51).

3.2. Thiết b chụp ảnh gamma công nghiệp (apparatus for industrial gamma radiography)

Thiết bị bao gồm buồng chiếu, cơ cấu nguồn và nếu có thể là cả thiết bị điều khiển từ xa, màn chắn, đầu chiếu, và các phụ tùng được thiết kế để giúp bức xạ phát ra từ nguồn phóng xạ kín dùng cho các mục đích chụp ảnh công nghiệp

CHÚ THÍCH Trong phần dưới đây, thuật ngữ “thiết bị để chụp ảnh công nghiệp" có thể được sử dụng theo bất cứ nghĩa nào về phép thử nghiệm không phá hủy sử dụng bức xạ gamma.

3.3. Cơ chế bảo vệ tự động (Automatic securing mechanism)

Thiết bị cơ học kích hoạt tự động được thiết kế để ngăn cơ cấu nguồn vào vùng bảo vệ

3.4. Bộ giới hạn chùm tia (beam limiter)

Thiết bị che chắn đặt ở vị trí làm việc được thiết kế để làm giảm suất liều bức xạ theo các hướng khác so với các hướng có chủ định sử dụng

CHÚ THÍCH Bộ hạn chế chùm tia có thể được thiết kế để sử dụng cùng với đầu chiếu hoặc có thể tích hợp với đầu chiếu để trở thành một bộ phận hoàn chỉnh của thiết bị.

3.5. Cáp điu khiển (control cable)

Cáp hoặc các phương tiện cơ học khác được dùng để chiếu và đưa cơ cấu nguồn ra và vào buồng chiếu bằng thiết bị điều khiển từ xa

CHÚ THÍCH Cáp điều khiển bao gồm các thiết bị gắn kết bộ giữ nguồn.

3.6. Vỏ cáp điều khin (control-cable sheath)

Ống cứng hoặc mềm dùng để dẫn cáp điều khiển từ bộ điều khiển từ xa đến buồng chiếu và giúp bảo vệ cáp điều khiển

CHÚ THÍCH Vỏ cáp điều khiển bao gồm cả (các) đầu nối cần thiết để kết nối với buồng chiếu và bộ điều khiển từ xa.

3.7. Buồng chiếu (exposure container)

Vỏ che chắn, có dạng buồng chứa, được thiết kế cho phép việc sử dụng có kiểm soát bức xạ gamma và cơ cấu nguồn

3.8. Đầu chiếu (exposure head)

Thiết bị định vị nguồn kín bao gồm cả cơ cấu nguồn, nằm trong vùng làm việc được lựa chọn, và ngăn không cho cơ cấu nguồn chiếu ra ngoài vỏ chắn

3.9. Khóa (lock)

Thiết bị cơ khí có chìa dùng để khóa hoặc mở khóa buồng chiếu

3.10. Vị trí bị khóa (locked position)

Điều kiện để buồng chiếu và cơ cấu nguồn ở trạng thái được bảo vệ và được khóa

3.11. Mức cực đại (maximum rating)

Hoạt độ cực đại, được trình bày trong 7.1.3, của nguồn kín được xác định cho một đồng vị phóng xạ nhất định của nhà sản xuất, được đánh dấu trên buồng chiếu và không được vượt quá nếu thiết bị tuân thủ Tiêu chuẩn này.

3.12. Vỏ chiếu (projection sheath)

Ống mềm hoặc cứng dùng để dẫn cơ cấu nguồn từ buồng chiếu ra đến vị trí làm việc và có các kết nối cần thiết để nối với buồng chiếu và đầu chiếu, hoặc có cả đầu chiếu trong đó.

3.13. Bộ điều khiển từ xa (remote control)

Thiết bị cho phép cơ cấu nguồn di chuyển đến và quay về từ vị trí làm việc bằng cách điều khiển ở cách xa buồng chiếu

CHÚ THÍCH Bộ điều khiển từ xa bao gồm cơ cấu điều khiển và nếu có thể được là cả cáp điều khiển, vỏ cáp điều khiển và các đầu nối và phụ kiện cần thiết khác.

3.14. Vỏ dự phòng (reserve sheath)

Vỏ có độ dài bằng cáp điều khiển, cần thiết cho việc chiếu của cơ cấu nguồn

3.15. Ngun phóng xạ kín (sealed radioactive source)

Nguồn phóng xạ kín nằm trong vỏ bọc hoặc có một lớp bao bọc bên ngoài, vỏ bọc hoặc lớp bao bên ngoài phải đủ chắc để ngăn ngừa sự tiếp xúc với và sự phát tán của vật liệu phóng xạ trong những điều kiện sử dụng và che chắn đã được thiết kế

CHÚ THÍCH Trong các điều sau, thuật ngữ “nguồn kín” được dùng thay cho thuật ngữ "nguồn phóng xạ kín” để cho đơn giản.

(So sánh với 3.11 của TCVN 6853: 2001 (ISO 2919:1999)

3.16. V trí được bảo vệ (secured position)

Điều kiện của buồng chiếu và cơ cấu nguồn, khi nguồn kín được che chắn đầy đủ và được giữ ở vị trí này trong buồng chiếu

CHÚ THÍCH Ở vị trí được bảo vệ, buồng chiếu có thể không khóa

3.17. Nguồn mô phỏng (simulated source)

Nguồn có cấu trúc giống hệt với nguồn phóng xạ kín nhưng không chứa bất kỳ vật liệu phóng xạ nào

3.18. Cơ cấu nguồn (source assembly)

Bộ đỡ nguồn có nguồn kín được gắn kết hay đưa vào đó

CHÚ THÍCH Trong những trường hợp nguồn kín được gắn trực tiếp vào cáp điều khiển mà không dùng bộ phận giữ nguồn, cơ cấu nguồn là cáp điều khiển có nguồn kín gắn liền. Trong những trường hợp nguồn kín không được gắn vào cáp điều khiển cũng như không nằm trong bộ giữ nguồn, nguồn kín là cơ cấu nguồn. Trong trường hợp nguồn mô phỏng được gắn vào hay đưa vào bộ giữ nguồn hoặc cáp nguồn thì nó sẽ trở thành cơ cấu nguồn mô phỏng.

3.19. Bộ đ nguồn (source holder)

Thiết bị giữ, hoặc thiết bị gắn kết, bằng cách cho nguồn kín và nguồn mô phỏng có thể được đưa trực tiếp vào buồng chiếu (thiết bị nhóm I), hoặc được khớp với đầu cuối của cáp điều khiển (thiết bị nhóm II).

CHÚ THÍCH Các bộ giữ nguồn có thể là một phần hoàn thiện của cơ cấu nguồn hoặc có thể có khả năng tháo được để thay thế nguồn kín.

3.20. Vị trí làm việc (working position)

Điều kiện của buồng chiếu và cơ cấu nguồn khi nằm ở vị trí dự kiến cho tiến hành chụp ảnh gamma công nghiệp

4. Phân loại

4.1. Phân loại các buồng chiếu theo vị trí của cơ cấu nguồn khi thiết bị ở vị trí làm việc

4.1.1. Nhóm I

Buồng chiếu có cơ cấu nguồn không lấy ra được để chiếu (ví dụ xem Hình 1).

4.1.2. Nhóm II

Buồng chiếu có cơ cấu nguồn đưa ra ngoài qua ống dẫn đến đầu chiếu, ống dẫn được điều khiển từ xa (ví dụ xem Hình 2).

4.1.3. Nhóm X

Những thiết bị gamma dùng cho chụp ảnh công nghiệp được thiết kế cho những ứng dụng đặc biệt khi mà tính đặc thù duy nhất của ứng dụng đặc biệt này là gặp khó khăn trong việc tuân thủ những quy định trong tiêu chuẩn này, ví dụ:

- thiết bị chụp ảnh gamma dạng ống tự đẩy ở bên trong (thiết bị chạy trong ống);

- thiết bị chụp ảnh gamma sử dụng dưới nước.

Buồng chiếu phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này đến mức cao nhất có thể được. Những trường hợp ngoại lệ và những hạng mục không phải tuân thủ sẽ được nêu trong Phụ lục.

4.2. Phân loại buồng chiếu theo khả năng di chuyển

4.2.1. Loại P

Buồng chiếu di động, được thiết kế để một hay nhiều người xách tay được. Khối lượng không lớn hơn 50 kg.

4.2.2. Loại M

Di chuyển được nhưng không xách tay được, buồng chiếu được thiết kế để di chuyển dễ dàng bằng phương tiện chuyên dụng.

4.2.3. Loại F

Buồng chiếu được lắp đặt cố định, hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế trong một khu vực làm việc nhất định.

5. Các quy định kỹ thuật

5.1. Những yêu cầu chung về thiết kế

5.1.1. Thiết bị dùng trong chụp ảnh công nghiệp được thiết kế cho những điều kiện có thể gặp phải trong khi sử dụng.

5.1.2. Thiết kế của thiết bị loại P và M sẻ đảm bảo rằng thiết bị chống chịu được với các tác dụng mài mòn trong những điều kiện sử dụng được dự kiến.

5.1.3. Thiết kế của thiết bị loại P và M sẽ đảm bảo vận hành liên tục trong những điều kiện môi trường ẩm, bùn lầy, cát và những vật liệu bên ngoài khác.

CHÚ THÍCH Nếu có thể được, phép thử nghiệm cho vận hành liên tục trong những điều kiện môi trường nước ẩm, bùn lầy, cát và những vật liệu bên ngoài khác sẽ được tiến hành và được đưa vào dưới dạng phụ lục.

5.1.4. Thiết bị được thiết kế đảm bảo cho vận hành tốt trong khoảng nhiệt độ từ-10 °C đến 45 °C.

5.1.5. Điện áp vận hành và khả năng cách điện của các mạch điện cung cấp cho thiết bị sử dụng điện trong chụp ảnh gamma công nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn có liên quan của IEC.

5.1.6. Thiết bị được thiết kế đảm bảo rằng bất kỳ thành phần phi kim loại nào (ví dụ như cao su, chất dẻo, các chất hỗn hợp và hàn kín, các chất bôi trơn) sẽ không phải chịu sự hủy hoại do bức xạ làm giảm độ an toàn của thiết bị trong suốt thời gian làm việc dự kiến theo thiết kế đã được nhà sản xuất xác định.

5.1.7. Đưa buồng chiếu ra ngoài hay vào trong vùng được bảo vệ có thể được tiến hành nhưng không để bất kỳ bộ phận cơ thể người vào chùm tia bức xạ.

5.1.8. Khi kết nối hoặc bỏ kết nối ống dẫn và/hoặc bộ điều khiển từ xa ra khỏi buồng chiếu không để cho các bộ phận cơ thể người vào những vùng mà suất tương đương liều môi trường vượt quá 2 mSv/h (200 mrem/h).

5.1.9. Thiết kế của bất kỳ thành phần thay thế nào, kể cả kết cấu nguồn, cũng phải đảm bảo rằng sự thay đổi đó với thành phần ban đầu sẽ không làm tổn hại đến các đặc trưng thiết kế an toàn của thiết bị.

5.1.10. Đối với các buồng chiếu loại P và M, thiết kế của thiết bị cung cấp phương tiện đảm bảo việc định vị cho bộ điều khiển từ xa và ống dẫn (nếu có thể được) vào buồng chiếu ở những vị trí sử dụng khác nhau.

5.1.11. Buồng chiếu sẽ được thiết kế theo cách thức nhằm hạn chế việc tháo dỡ của những người không có trách nhiệm. Các thành phần giữ cho cơ cấu nguồn được giữ lại ở vị trí an toàn hay được khóa phải được thiết kế sao cho chúng chỉ có thể được tháo ra bằng cách sử dụng dụng cụ đặc biệt hoặc loại bỏ vỏ bao kín hay nhãn có cảnh báo về mức độ quan trọng của việc tháo dỡ. Thiết bị phải được thiết kế để không cho phép cơ cấu nguồn bị lấy ra từ phía sau của buồng chiếu trong khi vận hành thiết bị, hoặc trong khi kết nối hay gỡ kết nối cho bộ điều khiển từ xa.

5.1.12. Tất cả các vật liệu dùng để che chắn chiếu xạ phải giữ được các đặc tính che chắn ở nhiệt độ 800 °C. Khi sử dụng những vật liệu có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 800 °C, nhà thiết kế phải tính đến sự cần thiết phải giữ cho các vật liệu che chắn làm việc được ở nhiệt độ này. Khi sử dụng các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 800 °C, nhà thiết kế phải tính đến sự hình thành hợp kim eutecti có thể có của các vật liệu che chắn với các vật liệu ở xung quanh ở nhiệt độ dưới 800 °C.

5.1.13. Bất cứ nơi nào mà uranium nghèo được dùng để che chắn thì nó phải được che phủ hoặc bọc lại bằng vật liệu không phóng xạ đủ dày để hấp thụ bức xạ bêta được phát ra và hạn chế sự ăn mòn và ngăn ngừa sự nhiễm xạ. Phần kênh nguồn đi qua uranium nghèo cũng phải được che phủ hoặc bọc bằng vật liệu không phóng xạ để hạn chế sự mài mòn, ăn mòn và hậu quả biến dạng. Giới hạn sự mài mòn có thể được chứng minh bằng việc thực hiện phép thử nghiệm phù hợp bao gồm cả việc kiểm tra cơ cấu nguồn mô phỏng để chứng tỏ rằng không có sự mài mòn kênh nguồn có thể dẫn đến sự nhiễm xạ của uranium nghèo.

5.1.14. Buồng chiếu phải được thiết kế theo cách thức để duy trì các đặc tính che chắn của nó như đã được chỉ ra trong Bảng 1 trong những điều kiện của các phép thử nghiệm được nêu trong 5.8, ngoại trừ phép thử nghiệm rơi sự cố (5.8.4.6).

5.2. Nguồn kín

Nguồn kín phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6853 (ISO 2919).

5.3. Các giới hạn suất liều tương đương môi trường ở gần buồng chiếu

Các buồng chiếu phải được chế tạo sao cho khi ở vị trí khóa với nắp bảo vệ đã được đậy lại và nếu có thể được nạp nguồn kín với mức phát tia cao nhất thì suất liều tương đương môi trường, khi được kiểm tra theo phép thử nghiệm hiệu suất che chắn như được trình bày trong phần 6.4.1, sẽ không vượt quá giới hạn cho trong cột (4) và một hay các giới hạn khác trong các cột (2) và (3) của bảng 1 ứng với loại tương ứng của buồng chiếu.

Bảng 1 - Các giới hạn liều tương đương môi trường

1

2

3

4

Loại

Suất liều tương đương môi trường cực đại
mSv/h (mrem/h)

Trên bề mặt ngoài của buồng

Ở 50 mm từ bề mặt ngoài của buồng

Ở 1 m từ bề mặt ngoài của buồng

P

2

0,5

0,02

 

(200)

(50)

(2)

M

2

1

0,05

 

(200)

(100)

(5)

F

2

1

0,1

 

(200)

(100)

(10)

5.4. Thiết bị an toàn

5.4.1. Thiết b bảo vệ

5.4.1.1. Khóa

Tất cả các buồng chứa phải được trang bị khóa liên động có chìa mở để đảm bảo rằng sự thay đổi về tình trạng của buồng chứa khỏi vị trí khóa chỉ có thể có được bằng cách mở khóa bằng tay có sử dụng chìa khóa.

Khóa có thể khóa mà không cần chìa hoặc là một loại khác mà chìa chỉ có thể rút ra được khi buồng đã ở vị trí khóa. Khóa sẽ giữ cho buồng chiếu và cơ cấu nguồn ở vị trí được bảo vệ và nếu khóa bị hỏng thì không cản trở việc cơ cấu nguồn, hoặc nguồn đang ở vị trí làm việc trở về vị trí an toàn. Khóa phải qua các phép thử phá khóa như được trình bày trong 5.8.4.2 và 6.4.2.

5.4.1.2. Hoạt động của các cơ cấu bảo vệ tự động

Buồng chiếu phải được thiết kế sao cho nó chỉ có thể tháo ra khỏi cơ cấu bảo vệ tự động bằng các biện pháp vận hành thận trọng trên buồng chiếu, việc này có thể được kích hoạt từ xa.

Khi cơ cấu nguồn quay trở lại vị trí được bảo vệ, buồng chiếu và cơ cấu nguồn phải trả tự động về vị trí được bảo vệ.

Không thể khóa buồng chứa khi cơ cấu nguồn chưa ở vị trí được bảo vệ.

Với buồng chiếu nhóm II, không thể đưa cơ cấu nguồn ra khỏi vị trí được bảo vệ trừ khi có sự kết nối bảo đảm được thực hiện giữa cáp điều khiển và cơ cấu nguồn, giữa vỏ của cáp điều khiển với buồng chiếu, và giữa vỏ cáp dẫn và buồng chiếu.

Với buồng chiếu có sử dụng bộ điều khiển từ xa, không thể tách rời hoàn toàn bộ điều khiển từ xa trừ khi buồng chiếu đã ở vị trí được bảo vệ.

5.4.2. Các chỉ thị ở vị trí được bảo vệ hay chưa

Thiết bị phải được thiết kế sao cho người vận hành có thể xác định xem bộ giữ nguồn đã ở vị trí được bảo vệ hay chưa ở khoảng cách ít nhất là 5 m. Nếu những chỉ thị này có ở trên buồng thì chúng có thể dễ dàng được nhận thấy ở khoảng cách 5 m theo hướng kết nối của bộ điều khiển từ xa trong những điều kiện sử dụng bình thường1). Nếu chỉ thị màu được sử dụng thì màu xanh lá cây sẽ chỉ thị cho bộ giữ nguồn đang ở vị trí được bảo vệ và màu đỏ sẽ chỉ thị cho bộ giữ nguồn không ở vị trí được bảo vệ. Các màu phải có ý nghĩa xác định duy nhất. Tất cả các chỉ thị phải rõ ràng và tin cậy.

Các nhà sản xuất phải chỉ rõ trong các hướng dẫn sử dụng thiết bị của mình rằng máy kiểm soát bức xạ phải được sử dụng để xác định vị trí của nguồn kín. Các yêu cầu đối với máy kiểm soát bức xạ là được hiệu chuẩn thích hợp và hoạt động đúng chức năng phù hợp với IEC 60846.

Tham khảo IEC 60846 để biết thêm các yêu cầu về việc hiệu chuẩn và bảo dưỡng các máy kiểm soát bức xạ.

5.4.3. Sai hỏng hệ thống của bộ điều khiển từ xa trong những điều kiện sử dụng bình thường

Hệ thống điều khiển từ xa không được vận hành bằng tay có thể:

a) được thiết kế để sao cho những sai hỏng của hệ thống này khiến cho buồng chiếu và cơ cấu nguồn trở về vị trí được bảo vệ; hoặc

b) được trang bị kèm theo một thiết bị khẩn cấp (nên là sử dụng bằng tay) và/hoặc một quy trình cho phép hồi trả cơ cấu nguồn về vị trí được bảo vệ.

5.5. Thiết bị xách tay

5.5.1. Các buồng chiếu loại P phải có ít nhất là một tay xách.

5.5.2. Các buồng chiếu loại M phải có các giá nâng để chúng có thể được nâng lên một cách dễ dàng.

Nếu xe đẩy được dùng để vận chuyển buồng chiếu loại M, các điều kiện để sử dụng an toàn xe đẩy được nêu trong các chỉ dẫn vận hành phải được cung cấp.

Khi xe đẩy được sử dụng thì xe phải được kiểm tra bằng bất kỳ thiết bị cố định nào có liên quan để đảm bảo rằng nó không thể di chuyển một mình xuống một máng thép trơn dốc 10% và xe không thể đổ trên cùng mặt nghiêng như vậy.

5.6. An toàn đối với cơ cấu nguồn

5.6.1. Bộ giữ nguồn được thiết kế theo cách để nó không để rơi nguồn kín trong những điều kiện sử dụng bình thường và cho phép duy trì nguồn vị ở vị trí xác định. Với bộ giữ nguồn có thể sử dụng lại được, nguồn kín phải kết nối với bộ giữ nguồn bằng ít nhất là hai tác động cơ khí có tác dụng khác nhau và kết hợp (ví dụ như đinh vít và kẹp ghim, hoặc đinh vít và đinh ghim).

5.6.2. Có thể kết nối hoặc bỏ kết nối cơ cấu nguồn ra khỏi đầu cuối của cáp điều khiển bằng cách sử dụng bất kỳ dụng cụ nào, ngoại trừ với cơ cấu nguồn không thể ghép riêng biệt với cáp điều khiển.

5.6.3. Buồng chiếu phải được thiết kế để nguồn hoặc cơ cấu nguồn không bị rơi một cách vô ý.

Nguồn kín hoặc cơ cấu nguồn nằm trong buồng chiếu thuộc nhóm I chỉ được chuyển ra ngoài trong quá trình thay thế định kỳ ít nhất là bằng hai tác động có các tác dụng khác nhau và kết hợp (ví dụ như đinh ghim và ốc vít).

Nếu việc lấy cơ cấu nguồn trong buồng chiếu thuộc nhóm II không liên quan đến việc chiếu trong một buồng chuyển được lắp đặt đặc biệt thì các yêu cầu ở trên đối với các buồng chiếu thuộc nhóm I được áp dụng.

5.7. An toàn điều khiển từ xa

5.7.1. Bộ điều khiển từ xa phải có một điểm dừng trên cáp điều khiển để ngăn ngừa việc mất điều khiển và không tháo được cáp ra khỏi bộ điều khiển từ xa.

5.7.2. Các cơ cấu điều khiển của bộ điều khiển từ xa phải được đánh dấu rõ ràng để chỉ ra các hướng di chuyển đang điều khiển để đưa ra và rút lại cơ cấu nguồn.

5.7.3. Bộ điều khiển từ xa phải tuân thủ các tiêu chuẩn IEC 61000-6-1, IEC 61000-6-2 và IEC 61000-6-4 về tương thích điện từ.

5.8. Khả năng chống chịu trong những điều kiện làm việc bình thường

5.8.1. Khái quát

Thiết kế của thiết bị phải đảm bảo sự vận hành liên tục trong những điều kiện sử dụng bình thường. Thiết kế này phải được chứng minh bằng việc thực hiện các phép thử nghiệm thích hợp như được nêu trong phần này.

Các phép thử nghiệm này tiến hành trên các mẫu phải tuân thủ các yêu cầu thiết kế được nêu trong các điều từ 5.1 đến 5.7. Hai thiết bị đầy đủ (A) và (B) (xem 6.1) được yêu cầu.

Nếu các phép thử nghiệm theo IAEA-STI-PUB 998 đối với các đóng gói loại B cho mỗi buồng chiếu đã được vượt qua thì phép thử nghiệm được nêu ở 5.8.4.6 là không cần thiết nữa. Các phép thử nghiệm khác có thể được tiến hành chỉ với một thiết bị.

5.8.2. Phép thử nghiệm khả năng chịu đựng (xem 6.2)

Phép thử nghiệm này được tiến hành trên thiết bị tổng thể (B) được lắp đặt cơ cấu nguồn mô phỏng. Sau khi đã trải qua phép thử nghiệm khả năng chịu đựng như được mô tả trong 6.2, thiết bị phải giữ được khả năng sử dụng mà không có dấu hiệu nứt gãy. Đặc biệt là nó phải được đảm bảo rằng

- cơ cấu bảo vệ tự động vẫn hoạt động, và

- hoạt động của khóa vẫn tốt và phù hợp với các yêu cầu của 5.4.1.1.

5.8.3. Phép thử nghiệm khả năng chịu chiếu đối với các buồng chiếu thuộc nhóm II (xem 6.3)

Phép thử nghiệm này được tiến hành trước và sau các phép thử nghiệm sau đây:

- trên buồng chiếu (B) đã trải qua các phép thử nghiệm hiệu suất che chắn, rung và va đập;

- trên cơ cấu nguồn mô phỏng (B) đã trải qua các phép thử nghiệm rung và kéo;

- các thiết bị điều khiển từ xa (B) đã trải qua các phép thử nghiệm nén và uốn, xoắn và kéo; và

- trên các ống dẫn (B) đã trải qua các phép thử nghiệm nén và uốn, xoắn và kéo.

Lực lớn nhất sẽ được tác dụng lên bẩy điều khiển để chuyển cơ cấu nguồn từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc và trả về vị trí bảo vệ phải không được lớn hơn 125% lực cực đại cần thiết để chuyển cơ cấu nguồn ra trong cùng một kết cấu trước khi bắt đầu bất kỳ một phép thử nghiệm nào khác trong số này.

5.8.4. Các phép thử nghiệm đối với các buồng chiếu

5.8.4.1. Giới thiệu

Các phép thử nghiệm được nêu trong 5.8.4.2, 5.8.4.3, 5 8.4.5 và 5.8.4.6 được tiến hành theo thứ tự như được trình bày trên cùng mỗi buồng chiếu (B) loại P hoặc loại M đã trải qua phép thử nghiệm khả năng chịu đựng được trình bày trong điều 6.2 (xem 5.8.2).

Phép thử nghiệm được nêu trong 5.8.4.4 phải được tiến hành đối với buồng chiếu thứ hai (A) thuộc loại P hoặc M đã trải qua phép thử nghiệm hiệu suất che chắn như được nêu trong 6.4.1 (xem 5.3).

Buồng chiếu phải giữ được khả năng hoạt động (cơ cấu nguồn phải được đưa vào vị trí làm việc và trở về vị trí được bảo vệ) và vẫn tuân thủ các yêu cầu tương ứng của điểm này và từ 5.3 tới 5.6 sau khi đã trải qua mỗi một phép thử nghiệm ngoại trừ phép thử nghiệm rơi sự cố.

5.8.4.2. Tính toàn vẹn của bộ khóa

Khóa phải vẫn hoạt động được và có tác dụng sau khi trải qua phép thử nghiệm phá khóa (6.4.2), phép thử nghiệm khả năng chịu rung (6.4.5) và phép thử nghiệm khả năng chống chịu va chạm theo phương ngang (6.4.6.1).

5.8.4.3. Tay nắm, phần kết nối hay khung nâng (xem 6.4.3)

Mỗi tay nắm, phần kết nối hay khung nâng có thể được sử dụng để bảo vệ cho buồng chiếu loại P hoặc chỉ mỗi khung nâng cho các buồng chiếu loại M phải được thiết kế để chịu được một lực tương đương với 25 lần khối lượng tổng cộng của buồng chiếu. Tay nắm hoặc khung nâng phải giữ được sự kết nối với buồng chiếu.

5.8.4.4. Phép thử nghiệm khả năng chịu rung (xem 6.4.5)

Phép thử nghiệm này được tiến hành trên buồng chiếu (B) đã trải qua phép thử nghiệm hiệu suất che chắn (xem 6.4.1).

Sau khi hoàn thành quy trình thử nghiệm, thiết bị phải hoạt động đầy đủ (tất cả các chức năng của thiết bị tiếp tục vận hành đúng).

5.8.4.5. Va chạm (xem 6.4.6)

Sau khi trải qua các phép thử nghiệm khả năng chịu va chạm như được mô tả trong 6.4.6, thiết bị phải hoạt động đầy đủ (tất cả các chức năng của thiết bị tiếp tục hoạt động đúng).

5.8.4.6. Rơi sự cố (xem 6.4.4)

Sau khi buồng chiếu đã trải qua phép thử nghiệm rơi sự cố ở 6.4.4, nguồn kín phải được giữ trong buồng chiếu và suất tương đương liều không được vượt quá 1,5 lần các giới hạn được nêu ở trong cột 4 của Bảng 1.

Sự phù hợp với đặc trưng kỹ thuật đã được thiết lập phải được thử nghiệm bằng cách suy ra từ các phép thử nghiệm đã được tiến hành với nguồn phóng xạ kín có hoạt độ đủ để cho các kết quả nhận được có thể coi là hợp lý, có tính đến ngưỡng nhạy của các phương pháp đo và thiết bị đo.

5.8.5. Phép thử nghiệm kéo căng đối với cơ cấu nguồn và các thiết bị kết nối của nó đối với các buồng chiếu nhóm II (xem 6.5)

Phép thử nghiệm này sẽ kéo căng từng phần của cơ cấu nguồn (B).

Cơ cấu nguồn phải giữ được khả năng vận hành và duy trì được toàn bộ cấu trúc của nó sau khi đã trải qua phép thử nghiệm kéo căng.

Khi kết thúc phép thử nghiệm này, hệ thống hoàn thiện vẫn giữ được khả năng vận hành.

5.8.6. Phép thử nghiệm ép và uốn (xem 6.6.1), xoắn (xem 6.6.2) và kéo (xem 6.6.3) đối với bộ điều khiển từ xa

Các phép thử nghiệm này phải được tiến hành trên cùng một bộ điều khiển từ xa (B) theo thứ tự như đã được chỉ ra ở trên.

Khi kết thúc các phép thử nghiệm này, bộ điều khiển từ xa vẫn giữ được nguyên vẹn.

Thêm vào đó, bộ điều khiển từ xa vẫn giữ được khả năng vận hành và buồng chiếu phải tuân thủ yêu cầu trong Bảng 2.

Khi bộ điều khiển từ xa được lắp đặt như ở Hình 3, lực lớn nhất tác dụng lên nó để kéo ra hoàn toàn và lấy được cáp điều khiển từ buồng chiếu (vỏ cáp chiếu ở vị trí thẳng) không lớn hơn lực cực đại tác dụng lên nó trước khi tiến hành phép thử nghiệm, khi bộ điều khiển từ xa ở trong cùng một kết cấu trước khi có các phép thử nghiệm.

Khi kết thúc các phép thử nghiệm này, toàn bộ hệ thống vẫn có thể vận hành được.

Bảng 2 - Các phép thử nghiệm

Thiết b

Các đặc trưng kỹ thuật

Điều

Phép thử nghiệm

Loại a

Nhóm

Loại

Loại

Điu

I

II

P

M

F

 

(B)

X

X

X

X

X

5.8.2

Chịu đựng

6.2

Toàn b thiết b

 

 

 

 

 

 

 

Chịu chiếu trước và

 

 

(B)

X

X

X

X

X

5.8.3

sau các phép thử nghiệm chịu đựng

6.3

Buồng chiếu

(A)(B)

X

X

X

X

X

5.3

Hiệu suất che chắn

6.4.1

(B)

X

X

X

X

X

5.8.4.2

Phá khóa

6.4.2

(B)

X

X

X

X

 

5.8.4.3

Tay nắm, phấn kết nối hoặc khung nâng

6.4.3

(B)

X

X

X

X

 

5.8.4.4

Chống rung

6.4.5

(B)

X

X

X

X

 

5.84.5

Va đập

6.4.6

(A)

X

X

X

X

X

5.84.6

Rơi sự cố

6.4.4

Cơ cấu nguồn và thiết bị kết nối của nó

X

 

 

 

 

5.8.5

Kéo

6.5

Bộ điều khiển từ xa

(B)

X

X

X

X

 

5.8.6

Nén và uốn

6.6.1

(B)

X

X

X

X

 

5.8.6

Xoắn

6.6.2

(B)

X

X

X

 

 

5.8.6

Kéo

6.6.3

Vỏ cáp chiếu

(B)

X

X

X

X

 

5.8.7

Nén và uốn

6.7.2

(B)

X

X

X

X

 

5.8.7

Xoắn b

6.7.3

(B)

X

X

X

 

 

5.8.7

Kéo

6.7.4

a Các phép thử nghiệm được tiến hành trên cả hai thiết bị, ký hiệu (A) và (B).

b Phép thử nghiệm chỉ được tiến hành trên các vỏ ống mềm.

5.8.7. Phép thử nghiệm ép và uốn (xem 6.7.2), xoắn (xem 6.7.3) và kéo (xem 6.7.4) đối với vỏ cáp chiếu (xem Hình 5)

Các phép thử nghiệm này phải được thực hiện trên cùng một vỏ cáp chiếu (B) theo thứ tự như đã được chỉ ra ở trên.

Vỏ cáp chiếu phải giữ được khả năng vận hành đầy đủ và an toàn (vỏ cáp chiếu phải không có bất cứ sự hủy hoại nào mà chúng có thể ngăn không cho cơ cấu nguồn đi qua vỏ cáp chiếu) và vẫn tuân thủ các yêu cầu trong mục này sau khi đã trải qua mỗi phép thử nghiệm nén và uốn (xem 6.7.2), xoắn (xem 6.7.3) và kéo (xem 6.7.4).

Khi kết thúc các phép thử nghiệm này, vỏ cáp chiếu vẫn còn nguyên vẹn và cho thấy rằng bất kỳ một sự kéo dài ra nào cũng không gây tác động có hại về mặt an toàn.

Khi kết thúc các phép thử nghiệm này, toàn bộ hệ thống vẫn vận hành được.

6. Các phép thử nghiệm

6.1. Tiến hành các phép thử nghiệm

Việc thử nghiệm để chấp nhận các mẫu phải được tiến hành theo TCVN ISO 9000 bởi

a) hoặc là tổ chức được ủy quyền độc lập theo TCVN ISO 9000, hoặc

b) tổ chức được nhà nước công nhận có đủ khả năng thực hiện đánh giá đầy đủ và công bằng.

Tổ chức tiến hành các phép thử nghiệm phải tiếp cận với các tài liệu được liệt kê trong Điều 10.

Trừ khi tổ chức thử nghiệm đã từng tiến hành những phép thử nghiệm giống nhau hoặc những phép thử nghiệm khắt khe hơn nhiều theo các quy định khác, hai thiết bị mẫu (A) và (B) phải trải qua các phép thử nghiệm được cho trong Bảng 2 theo thứ tự như đã chỉ ra và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho mỗi phép thử nghiệm như được nêu trong 5.8.

Nếu buồng chiếu được thiết kế để sử dụng cho nhiều loại và/hay nhóm khác nhau thì mẫu thử nghiệm phải trải qua các phép thử nghiệm đối với mỗi loại và/hay nhóm đó.

Ngoài các phép thử nghiệm này đối với mẫu, phép thử nghiệm hiệu suất che chắn cũng được nhà sản xuất tiến hành trên buồng chiếu được sản xuất. Tương tự như vậy, phép thử nghiệm chất lượng của cơ cấu nguồn được nhà sản xuất tiến hành trên mỗi buồng chiếu theo Điều 11.

6.2. Phép thử nghiệm khả năng chịu đựng

6.2.1. Mục tiêu

Phép thử nghiệm nhằm mục đích thử nghiệm khả năng chịu mỏi và lắp ráp thêm các thành phần khác trong trạng thái di chuyển của buồng chiếu từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc, và quay trở lại vị trí được bảo vệ (đặc biệt là cơ chế bảo vệ tự động, các thiết bị kết nối giữa bộ điều khiển từ xa và cơ cấu nguồn, và bất kỳ dụng cụ chỉ dẫn có liên quan nào khác).

6.2.2. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm được tiến hành theo cách mà các bước vận hành bình thường của thiết bị được lặp đi lặp lại kế tiếp nhau bằng việc đổi chiều chuyển động.

Trong mỗi chu trình, cơ cấu bảo vệ tự động phải được bỏ ra và cơ cấu nguồn phải di chuyển từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc và trở về vị trí được bảo vệ.

Mức độ di chuyển:

- mức di chuyển tối thiểu đối với buồng chiếu nhóm I là 30 vòng trong 1 min hoặc 1 s cho một chu trình đầy đủ tùy theo cách nào nhanh hơn. Mức di chuyển phải giữ không đổi cho đến khi cơ cấu nguồn được dừng lại ở mỗi nửa chu trình.

- mức di chuyển tối thiểu đối với buồng chiếu nhóm II là 0,75 m trong mỗi giây di chuyển thẳng của cơ cấu nguồn. Mức di chuyển phải giữ không đổi cho đến khi cơ cấu nguồn được dừng lại ở cuối mỗi chu trình.

Lực cần để thực hiện phép thử nghiệm phải gấp hai lần lực đo được theo 6.3 (phép thử nghiệm chịu chiếu).

6.2.3. Quy trình

Buồng chiếu đầy đủ thuộc nhóm II được lắp với bộ điều khiển từ xa và các vỏ cáp chiếu phải được ghép với thiết bị thử nghiệm. Độ dài đường dẫn sẽ là độ dài cực đại được nhà sản xuất khuyến cáo trong đặc trưng kỹ thuật.

Việc lắp đặt các dụng cụ này lên trên thiết bị phải được tiến hành theo cấu trúc được cho trong Hình 6, hiệu chỉnh độ dài như được trình bày chi tiết trong Hình 6.

Đối với các nhóm I và II, số lượng tổng cộng các chu trình được tiến hành theo như trong Bảng 3.

Bảng 3 - Số chu trình trong thử nghiệm sức chịu đựng

Loại chu trình

Số chu trình

Các chu trình thông thường

50 000

Các chu trình cho (các) thiết bị điều khiển từ xa khẩn cấp, nếu có

10

Tổng số chu trình

50 010

a Số chu trình được tiến hành trên thiết bị khẩn cấp đối với các bộ điều khiển từ xa không vận hành bằng tay

Với các buồng chiếu thuộc nhóm I, toàn bộ chu trình bình thường bao gồm thay đổi bộ điều khiển từ xa từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc và trở về vị trí được bảo vệ. Với các buồng chiếu thuộc nhóm II, toàn bộ chu trình bình thường bao gồm di chuyển cơ cấu nguồn từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc và trở về vị trí được bảo vệ.

Phép thử nghiệm không được dừng lại giữa chừng trước khi đạt 10 000 chu trình và không lớn hơn 4 lần trong toàn bộ phép thử nghiệm để tiến hành các hoạt động bảo dưỡng thông thường (chỉ lau chùi và bôi trơn).

Không được phép tiến hành việc bảo dưỡng cơ cấu nguồn hoặc chỗ kết nối với bộ điều khiển từ xa trước khi cơ cấu nguồn đã trải qua số chu trình thử nghiệm gấp 2 lần số chu trình mà nó được thiết kế. Số lượng chu trình này không thể nhỏ hơn 10 000 như được nêu trong tài liệu được nhắc đến trong Điều 9. Trong tất cả các trường hợp khác, việc bảo dưỡng không được phép tiến hành trước khi kết thúc phép thử nghiệm (50 000 chu trình).

6.3. Phép thử nghiệm chịu chiếu

Phép thử nghiệm này được tiến hành đối với buồng chiếu thuộc nhóm II trước và sau các phép thử nghiệm vận hành khác.

6.3.1. Nguyên tắc

Mục đích của phép thử nghiệm này là xác định khả năng chống chịu bị chiếu của

- buồng chiếu sau các phép thử nghiệm khả năng chống chịu rung động và va chạm (6.4.5 và 6.4.6),

- cơ cấu nguồn sau phép thử nghiệm kéo (6.5),

- bộ điều khiển từ xa và cáp sau các phép thử nghiệm nén và uốn, xoắn và kéo (6.6.1 đến 6.6.3),

- vỏ cáp chiếu và đầu chiếu của nó sau các phép thử nghiệm nén và uốn, xoắn và kéo (6.7.2 đến 6.7.4).

6.3.2. Thiết bị

Buồng chiếu sẽ được trang bị cơ cấu nguồn có đường kính và độ dài lớn nhất còn phù hợp với vỏ cáp chiếu để thực hiện việc thử nghiệm (phù hợp với các chỉ dẫn của nhà sản xuất có kèm theo thiết bị).

Động cơ điều khiển tay quay của thiết bị thử nghiệm phải được trang bị một thiết bị đo và ghi lực hoặc mô men quay.

6.3.3. Quy trình

Nối bộ điều khiển từ xa với buồng chiếu theo cấu trúc như ở Hình 6.

Nối buồng chiếu với ống dẫn có chiều dài cực đại (như đã được nhà sản xuất quy định) đã qua các phép thử nghiệm. Đối với các ống dẫn mềm thì sử dụng cấu trúc như được trình bày trong Hình 6. Bán kính uốn được quy định cho mỗi thay đổi về hướng là bán kính uốn nhỏ nhất như được chỉ định bởi nhà sản xuất.

Nếu độ dài lớn nhất của ống dẫn không đủ để tạo ra một cấu trúc hoàn chỉnh thì ống dẫn phải càng gần giống với cấu trúc này càng tốt.

Trước và sau các phép thử nghiệm như được chỉ ra trong 6.3.1, thực hiện 10 chu trình hoàn chỉnh di chuyển cơ cấu nguồn từ vị trí được bảo vệ đến vị trí làm việc và trở về vị trí được bảo vệ, ghi nhận lực điều khiển trong mỗi chu trình. Mức độ di chuyển thng được nêu trong 6.2.2.

6.4. Các phép thử nghiệm đối với buồng chiếu

6.4.1. Phép thử nghiệm hiệu suất che chắn (xem 5.3)

6.4.1.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm gồm thử nghiệm rò rỉ bức xạ từ buồng chiếu để đảm bảo rằng các suất liều bức xạ nằm trong các giới hạn được nêu trong tiêu chuẩn này (xem Bảng 1 trong 5.3).

6.4.1.2. Quy trình

Tháo gỡ bộ điều khiển từ xa và các vỏ cáp chiếu và tiến hành phép thử nghiệm chỉ đối với buồng chiếu ở vị trí khóa có các nắp bảo vệ, các chốt cắm và các thiết bị tương tự. Trước khi đo các mức bức xạ ở trên bề mặt hoặc cách bề mặt 50 mm, thử nghiệm lại bằng phép thử nghiệm độ bẩn [theo TCVN 7078-1 (ISO 7503-1)] để chứng tỏ rằng bề mặt của buồng chiếu không bị nhiễm bẩn phóng xạ.

Đưa vào buồng chiếu một nguồn kín với đồng vị phóng xạ thích hợp và có hoạt độ biết trước. Đo suất liều tương đương môi trường trên toàn bộ bề mặt của buồng chiếu, hoặc ở khoảng cách 50 mm tính từ bề mặt, cùng với các phép đo khác ở 1 m tính từ bề mặt, để xác định rằng các giới hạn suất liều tương đương môi trường được cho trong 5.3 không bị vượt quá ở bất kỳ điểm nào và bất kỳ hướng nào.

Đo suất liều tương đương môi trường ở bề mặt buồng chiếu sử dụng phim tia X hoặc thiết bị đo thích hợp khác có tiết diện ngang không lớn hơn 10 cm2. Đo suất liều tương đương môi trường ở khoảng cách 50 mm tính từ bề mặt có sử dụng đầu dò với tiết diện ngang không lớn hơn 10 cm2 và các kích thước không lớn hơn 5 cm. Đo suất liều tương đương môi trường ở khoảng cách 1 m tính từ bề mặt bằng cách sử dụng đầu dò có tiết diện ngang không lớn hơn 100 cm2 và không có kích thước nào lớn hơn 20 cm.

Ngoại suy từ các suất liều tương đương môi trường nhận được để có các suất liều ở mức cực đại của buồng chiếu. Việc ngoại suy phải tính đến độ nhạy của các thiết bị đo phóng xạ và một cách lý tưởng là hoạt độ cực đại được sử dụng.

Trong trường hợp buồng chiếu thuộc loại F, các suất liều tương đương môi trường ở những vị trí không tiếp cận được không cần phải đo.

CHÚ THÍCH Thông tin về việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ có thể xem trong ISO 2855.

6.4.2. Phép thử nghiệm phá khóa (xem 5.8.4.2)

6.4.2.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm bao gồm việc thử nghiệm khả năng của khóa ở buồng chiếu chống chịu với lực phá khi nó được khóa lại và chìa khóa đã được rút ra.

6.4.2.2. Thiết bị

Một thiết bị được lắp vào buồng chiếu được bảo vệ bằng khóa. Thiết bị này phải có khả năng dùng để tác dụng một lực hay mô-men lực đo được.

6.4.2.3. Quy trình

Xác định vùng dễ bị tổn hại nhất của cơ cấu khóa.

Tác dụng từ từ một lực F để đạt được 400 N sau 10 s. Duy trì lực này trong 5 s. Sau đấy giảm dần trong 10 s.

Lặp lại phép thử nghiệm này 10 lần liên tục.

Kiểm tra để chắc rằng buồng chiếu không thể mở được mà không phá khóa.

6.4.3. Phép thử nghiệm đối với tay nắm, phần kết nối hay khung nâng (xem 5.8.4.3) chỉ cho loại P và loại M

6.4.3.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm bao gồm việc xác định mỗi một tay nắm, phần kết nối hay khung nâng đều có thể chịu được một lực tĩnh lớn gấp 25 lần trọng lượng của buồng chiếu.

6.4.3.2. Quy trình

Tác dụng một lực lớn gấp 25 lần trọng lượng của buồng chiếu vào phần dễ bị tổn hại nhất của tay nắm, phần kết nối hay khung nâng.

Chắc chắn rằng tay nắm, phần kết nối hay khung nâng vẫn thực hiện được đúng chức năng và vẫn gắn liền với buồng chiếu.

6.4.4. Phép thử nghiệm rơi tự do (xem 5.8 4.6)

6.4.4.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm bao gồm việc để cho buồng chiếu đang ở vị trí khóa (có cả các nắp bảo vệ, các chốt cắm hoặc các thiết bị tương tự như vậy) rơi tự do theo các điều kiện sự cố rồi quan sát để đảm bảo rằng cơ cấu nguồn không bị rơi ra ngoài do sự rơi tự do đó.

Phép thử nghiệm có một lần rơi lên trên đích.

6.4.4.2. Quy trình

a) Buồng chiếu phải rơi lên trên đích rơi làm sao cho nó chịu tác động lớn nhất đến an toàn chiếu xạ.

b) Độ cao điểm rơi được đo từ điểm thấp nhất của buồng chiếu đến mặt trên của đích rơi là 1,2 m.

c) Đích rơi phải là một mặt phẳng ngang bằng phẳng mà bất cứ sự gia tăng khả năng chống dịch chuyển hay biến dạng nào của nó dưới tác động của buồng chiếu cũng không làm tăng đáng kể sự hủy hoại đối với buồng chiếu.

Một ví dụ cho đích rơi kiểu này là một đĩa thép được đặt trên một khối bêtông, khối lượng của nó ít nhất phải lớn gấp 10 lần khối lượng của mẫu vật bị rơi lên. Khối bêtông được đặt trên vùng đất chắc, đĩa thép đặt ở mặt trên của khối bêtông phải dày ít nhất là 12,5 mm và cho nước lên bề mặt bêtông để đĩa thép tiếp xúc tốt với khối bêtông. Đích rơi phải có các kích thước mặt phẳng lớn hơn ít nhất là 500 mm so với tất cả các cạnh của bất kỳ vật mẫu nào để rơi lên trên nó và phải càng gần dạng khối càng tốt.

6.4.5. Phép thử nghiệm chịu rung (xem 5.8.4.4) chỉ áp dụng với loại P và loại M

6.4.5.1. Khái quát

Nguyên tắc, thuật ngữ và phương pháp được sử dụng cho phép thử nghiệm này là theo IEC 60068-2-6.

6.4.5.2. Nguyên tắc

Mục đích của phép thử nghiệm này là xác định các tần số dao động tự nhiên đặc trưng cho buồng chiếu và nghiên cứu sự thay đổi trong các tần số tự nhiên này nhằm xác định xem buồng chiếu có thể chịu được những rung động trong quá trình vận chuyển hay không.

CHÚ THÍCH 1 Các tần số dao động tự nhiên được định nghĩa là các tần số mà những cộng hưởng cơ học của chúng lệch hơn 30% so với gia tốc cực đại được cho trong 6.4.5.5.1 (do những khiếm khuyết trong cơ cấu và kết nối cơ khí của các bộ phận thành phần, hay khi có những dấu hiệu phản ứng khác xảy ra như tiếng ồn do va chạm hay va đập bên trong).

CHÚ THÍCH 2 Các điều kiện và các giá trị của các thông số dao động được sử dụng phải đặc trưng cho các điều kiện vận chuyển thông thường.

6.4.5.3. Thiết bị

Thiết bị thử nghiệm (bệ dao động) tuân theo IEC 60068-2-6 để rung lắc các phần của thiết bị trong phép thử nghiệm dọc theo ba trục vuông góc như trong khi buồng chiếu ở trạng thái vận chuyển thông thường.

6.4.5.4. Cơ cấu

Phép thử nghiệm này được thực hiện đối với buồng chiếu có cơ cấu nguồn mô phỏng ở bên trong ở vị trí được bảo vệ bao gồm cả các nắp bảo vệ, các chốt hay các thiết bị tương tự khác. Bộ điều khiển từ xa và các vỏ cáp chiếu bị tháo ra.

6.4.5.4.1. Định vị buồng chiếu

Buồng chiếu phải được gắn chặt trên thiết bị kiểm tra theo TCVN 7699-2-47 (IEC 60068-2-47) để nó không thể rời ra khỏi bệ rung. Việc định vị này không làm thay đổi tần số dao động tự nhiên của buồng chiếu được kiểm tra.

6.4.5.4.2. Bố trí và định vị các đồng hồ đo gia tốc

Các đồng hồ đo gia tốc không được đặt trên các mảnh tán, ở vùng gần đó, hay trên các thiết bị có cơ cấu quay hay dịch chuyển (ví dụ như (các) cửa vận hành kiểu trụ, hay (các) cửa vận hành kiểu trượt).

Các đồng hồ đo gia tốc phải được bố trí đầy đủ và có số lượng đủ để các phản ứng gia tốc thu nhận được cung cấp dữ liệu đầy đủ nhằm kiểm tra các cộng hưởng cơ học.

Chúng phải được định vị trên buồng chiếu được kiểm tra theo TCVN 7699-2-47 (IEC 60068-2-47).

6.4.5.5. Quy trình

Buồng chiếu bao gồm cả cơ cấu nguồn mô phỏng được kiểm tra rung.

Quy trình kiểm tra bao gồm 3 phép thử nghiệm:

- kiểm tra khả năng chịu mỏi bằng cách quét để xác định các tần số dao động tự nhiên;

- kiểm tra khả năng chịu mỏi ở các tần số dao động tự nhiên;

- kiểm tra khả năng chịu mỏi.

Các phép thử nghiệm được thực hiện liên tiếp theo hai trục vuông góc.

6.4.5.5.1. Kiểm tra khả năng chịu mỏi bằng cách quét (xác định các tần số dao động tự nhiên)

Buồng chiếu được đặt dọc theo hai trục vuông góc (với buồng chiếu thuộc nhóm II, một trục phải song song với hướng chuyển động của cơ cấu nguồn) bị rung mạnh do sự kết hợp của ba thông số sau đây:

- khoảng tần số: 10 Hz ± 1 Hz đến 150 Hz ± 3 Hz;

- gia tốc cực đại: 9,8 m.s-2;

- khoảng thời gian tác dụng: 1 chu trình quét (khoảng tần số từ 10 Hz đến 150 Hz và trở về 10 Hz) với tốc độ quét 1 octave min-1 trong khoảng 10%.

Việc quét phải được tiến hành liên tục (thay đổi tần số liên tục theo thời gian) nhằm tránh những sự gia tăng đột ngột của tần số gây ra những tần số dao động tự nhiên không có thực.

6.4.5.5.2. Kiểm tra khả năng chịu mỏi ở các tần số dao động tự nhiên

Buồng chiếu bị rung ở các tần số dao động tự nhiên nhận được từ phép thử nghiệm được trình bày trong 6.4.5.5.1 trong khoảng thời gian (30 ± 1) min ở cùng gia tốc cực đại như trong  6.4.5.5.1. Phép thử nghiệm có thể được tiến hành trong khoảng tần số ± 10 % quanh các tần số dao động tự nhiên thu nhận được.

Trong trường hợp có một số tần số dao động tự nhiên được phát hiện thấy trên cùng một trục thì khoảng thời gian này được phân bổ đều cho mỗi tần số (nhưng không quá 3 tần số trên một trục).

6.4.5.5.3. Kiểm tra khả năng chịu mỏi

Buồng chiếu phải được kiểm tra giống như trong 6.4.5.5.1 với

- 15 chu trình quét nếu việc kiểm tra khả năng chịu mỏi ở các tần số dao động tự nhiên đã được thực hiện, hoặc

- 25 chu trình quét nếu trước đó không phát hiện thấy tần số dao động tự nhiên nào.

6.4.6. Phép thử nghiệm va đập (xem 5.8 4.5)

Phép thử nghiệm này được thực hiện sau phép thử nghiệm rung. Phép thử nghiệm nên được thực hiện đối với buồng chiếu (B), có cơ cấu nguồn mô phỏng, không có bộ điều khiển từ xa và các vỏ ống chiếu, nhưng đã được khóa và có lắp các nắp bảo vệ. Phép thử nghiệm bao gồm việc mô phỏng các va đập khác nhau mà thiết bị có thể phải chịu hoặc trong khi được mang bằng tay (va đập theo phương ngang khi gặp vật cản) hoặc khi được mang trên xe đẩy (va đập theo phương thẳng đứng khi vượt qua chướng ngại vật) nhằm xác định khả năng chống chịu va đập.

6.4.6.1. Các buồng chiếu loại P - Va đập theo phương ngang

6.4.6.1.1. Thiết bị

Bia va đập có mặt phẳng thẳng đứng làm bằng thanh thép có đường kính 50 mm, độ dài 300 mm đặt nằm ngang, được cố định hoặc hàn lên một khối rắn ít nhất nặng gấp 10 lần khối lượng của buồng chiếu.

Thiết bị dùng để treo không tạo ra chuyển động quay không mong muốn cho buồng chiếu quanh trục thẳng đứng trước khi va chạm.

6.4.6.1.2. Quy trình

Lựa chọn những vùng của buồng chiếu nếu bị va chạm thì có ảnh hưởng lớn nhất đến an toàn chiếu xạ. Treo buồng chiếu vào các điểm cố định để bố trí sao cho khi ở trạng thái nghỉ thì một trong các vùng được lựa chọn chạm vào bia va đập. Dịch chuyển buồng chiếu ra khỏi vị trí nghỉ cho đến khi trọng tâm của nó cao hơn vị trí nghỉ 100 mm rồi thả để cho buồng chiếu chuyển động dao động đập vào bia. Thực hiện 20 lần các va đập này trên mỗi vùng được lựa chọn.

6.4.6.2. Buồng chiếu loại P - Va đập theo phương thẳng đứng

6.4.6.2.1. Thiết bị

Bia cứng (ví dụ như thép hoặc bêtông) có khối lượng ít nhất là gấp mười lần khối lượng của buồng chiếu và có bề mặt phẳng thẳng đứng được phủ một tấm gỗ dán loại cứng dày 25 mm (7 tấm hoặc 9 tấm) như được quy định trong ISO 818.

6.4.6.2.2. Quy trình

Từ vị trí mang bình thường, để buồng chiếu rơi 100 lần từ độ cao 150 mm lên bia cứng.

Phép thử nghiệm có thể được thực hiện hoặc là bằng tay hoặc là có sự trợ giúp của thiết bị cơ học thích hợp.

6.4.6.3. Buồng chiếu loại M

Tiến hành phép thử nghiệm bằng cách đặt buồng chiếu lên xe đẩy, hoặc thiết bị khác được cung cấp để giúp cho việc di chuyển được dễ dàng, di chuyển với tốc độ ít nhất là 1 m/s rồi để rơi tự do từ bậc thang với độ cao 150 mm. Mép của bậc thang phải không bị biến dạng do phép thử này.

Mặt đất ở chỗ va chạm phải cứng và rắn (ví dụ như bêtông hoặc các tấm đá phiến). Nếu không có (ví dụ như gỗ hoặc đất mềm) thì phủ trên đất một tấm thép có bề dày ít nhất là 10 mm.

Thực hiện phép thử nghiệm này 100 lần.

6.5. Phép thử nghiệm kéo đối với cơ cấu nguồn

6.5.1. Khái quát

Phép thử nghiệm này phải được tiến hành đối với buồng chiếu thuộc nhóm II trước và sau các phép thử nghiệm vận hành khác (5.8.5).

6.5.2. Nguyên tắc

Mục đích của phép thử nghiệm này là nhằm xác định khả năng chống chịu với tác động kéo của cơ cấu nguồn trong quá trình sử dụng bằng cách sử dụng một nguồn mô hình.

6.5.3. Quy trình

Thực hiện hai phép thử nghiệm sau đây:

a) Nối cáp điều khiển với cơ cấu nguồn được kiểm tra. Giữ đầu kia của cơ cấu nguồn. Tác dụng lực kéo dần dần lên cáp điều khiển để đạt được 1 000 N sau 10 s và duy trì lực đó trong 5 s. Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần.

b) Nối cáp điều khiển với cơ cấu nguồn được kiểm tra. Giữ đường kính lớn nhất của cơ cấu nguồn (nghĩa là phần được dùng để ngừng việc kéo cơ cấu nguồn khi nó đến vị trí được bảo vệ ở trong buồng chiếu). Tác dụng một lực kéo từ từ đối với cáp điều khiển để đạt được 1 000 N sau 10 s và duy trì lực đó trong 5 s. Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần.

6.6. Các phép thử nghiệm đối với bộ điều khiển từ xa

6.6.1. Các phép thử nghiệm nén và uốn (xem 5.8.6)

6.6.1.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm mô phỏng việc nén và uốn các vỏ cáp điều khiển do gót giày dép của người giẫm lên.

6.6.1.2. Thiết bị

Bề mặt kiểm tra phải là mặt phẳng và nằm ngang có khối lượng 150 kg và đủ cứng để không bị biến dạng khi bánh thép tác động lên mà không có các vỏ cáp cần kiểm tra. Thiết bị gồm có một tay quay dài 1 m được lắp sao cho có thể quay ở phần trên và ghép với đĩa thép 70 mm x 70 mm ở đầu kia của tay quay. Các cạnh của bánh thép được làm tròn với bán kính 2 mm trên các mép ngang và 5 mm với các mép đứng (xem Hình 5). Bánh thép và tay quay có khối lượng 15 kg. Thêm vào đó là hai thanh sắt, mỗi thanh có đường kính 50 mm và dài 300 mm, được dùng để kiểm tra vỏ cáp bảo vệ cứng.

Trong trường hợp vỏ cáp chiếu và vỏ bảo vệ được gắn liền với nhau (vỏ gắn kết), bề mặt kiểm tra được lắp với các thanh dẫn hướng để ngăn chuyển động tương đối của vỏ khi bị tác động. Các thanh dẫn hướng có các đặc tính sau đây:

- độ dài lớn gấp hai lần độ dài của bánh thép;

- chiều cao nằm trong khoảng 0,5 và 0,75 lần chiều cao của các vỏ cáp ở bên cạnh và trong khoảng từ 1,5 đến 1,75 chiều cao của các vỏ cáp trên cùng.

6.6.1.3. Quy trình

Với các vỏ cáp mềm, đặt vỏ cáp (có cáp điều khiển đưa vào trong) trải trên mặt phẳng kiểm tra. Đặt bánh thép ở một điểm trên vỏ cáp. Nếu hai vỏ cáp ở cạnh nhau thì bánh thép được thả đồng thời lên cả hai vỏ cáp.

Với những vỏ cáp cứng, đặt hai thanh thép song song với nhau và các trục cách nhau một khoảng 0,5 m. Đặt vỏ cáp cứng theo phương vuông góc với các thanh nằm dọc theo mặt phẳng giữa của các thanh. Đặt bánh thép ở một điểm trên vỏ cáp giữa các thanh thép.

Bằng cách quay tay quay, nâng đáy của bánh thép lên độ cao 300 mm so với mặt trên của vỏ cáp. Thả tay quay cho chuyển động quay tự do. Thực hiện phép thử nghiệm này một lần trên 10 điểm được chọn ngẫu nhiên trên vỏ cáp, một trong số chúng nằm ở chỗ nối nếu có.

Với các vỏ cáp gắn kết chặt, phép thử nghiệm được thực hiện trên cáp điều khiển được đưa vào trong hai vỏ cáp ở những điểm bất kỳ như sau:

- năm điểm khi các vỏ cáp được đặt cạnh nhau, bánh thép rơi lên đồng thời cả hai tấm;

- năm điểm khi cả hai vỏ cáp chồng lên nhau với bánh thép rơi lên vỏ cáp trên cùng.

(Trong cả hai trường hợp, các vỏ cáp được giữ nằm cạnh nhau nhờ các thanh dẫn hướng.)

6.6.2. Phép thử nghiệm xoắn (xem 5.8.6)

6.6.2.1. Nguyên tắc

Mục đích của phép thử nghiệm này là cho bộ điều khiển từ xa chịu tác dụng kéo mà nó có thể phải trải qua do các lực uốn có thể có khi lắp đặt bộ điều khiển từ xa để sử dụng.

6.6.2.2. Quy trình

Bố trí cáp điều khiển và (các) vỏ bảo vệ nằm thẳng trên một mặt phẳng nằm ngang. Đảm bảo sao cho một đầu của (các) vỏ bảo vệ không dịch chuyển trong bất cứ trường hợp nào khi thực hiện việc kiểm tra. Dùng (các) vỏ bảo vệ uốn thành một vòng có bán kính 500 mm trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo đầu tự do của (các) vỏ bảo vệ, nhưng không để nó quay, dọc theo trục của đường thẳng ban đầu với tốc độ 2,0 m/s cho đến khi vòng dây bị biến mất và cho đến khi (các) vỏ bảo vệ lấy lại được vị trí thẳng của mình.

Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần cho từng điểm một trong số 10 điểm cách đều nhau trên chiều dài của (các) vỏ bảo vệ được kiểm tra, mỗi điểm làm điểm đầu của vòng.

6.6.3. Phép thử nghiệm kéo (xem 5.8.6)

6.6.3.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm bao gồm việc mô phỏng sự kéo mà bộ điều khiển từ xa bao gồm (các) vỏ cáp điều khiển, cáp điều khiển và các đầu nối và cơ cấu kiểm soát có thể phải chịu trong quá trình sử dụng.

6.6.3.2. Quy trình

a) (Các) vỏ cáp điều khiển phải được lắp vào cơ cấu điều khiển từ xa.

- Gắn chặt bộ điều khiển từ xa để nó không thể di chuyển nếu không giữ cố định cơ cấu điều khiển (ví dụ như lấy điều khiển).

- Tác dụng một lực kéo 500 N trong vòng 30 s vào đầu cuối của vỏ bảo vệ được kết nối vào buồng chiếu.

- Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần.

b) Cáp điều khiển được lắp vào cơ cấu điều khiển.

- Bảo đảm bộ điều khiển từ xa không bị di chuyển trong khi kiểm tra. Cố định cơ cấu điều khiển (ví dụ như lẫy điều khiển). Nối cơ cấu nguồn với cáp điều khiển. Tác dụng một lực 1 000 N trong 10 s lên đầu tự do của cơ cấu nguồn. Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần.

6.7. Các phép thử nghiệm đối với vỏ cáp chiếu và đầu chiếu (xem 5.8.7)

6.7.1. Giới thiệu

Các vỏ bảo vệ ống dẫn dạng cứng phải trải qua các phép thử nghiệm ở 6.7.2 và 6.7.4 theo đúng thứ tự như vậy.

Các vỏ bảo vệ ống dẫn dạng mềm phải trải qua các phép thử nghiệm ở 6.7.2, 6.7.3 và 6.7.4 theo đúng thứ tự như vậy.

Các tiêu chí đạt yêu cầu của các phép thử nghiệm này được nêu trong 5.8.6.

6.7.2. Phép thử nghiệm nén và uốn (xem 5.8.7)

6.7.2.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm mô phỏng việc nén và uốn của vỏ cáp chiếu do chân người giẫm lên.

6.7.2.2. Thiết bị

Giống như đã được trình bày trong 6.6.1.2.

6.7.2.3. Quy trình

Giống như đã được trình bày trong 6.6.1.3.

6.7.3. Phép thử nghiệm xoắn (xem 5.8.7)

6.7.3.1. Nguyên tắc

Mục đích là để các vỏ cáp chiếu bị tác dụng giống như chúng có thể phải chịu do các lực xoắn sinh ra trong quá trình lắp đặt để sử dụng.

6.7.3.2. Quy trình

Đặt vỏ bảo vệ ống dẫn không có kết nối vào giữa hai đĩa song song cách nhau một khoảng không lớn hơn 5 lần đường kính ngoài của vỏ bảo vệ ống dẫn. Tạo một vòng phẳng, kín và cố định một đầu để nó không di chuyển được trong quá trình kiểm tra.

Tác dụng một lực kéo vào đầu tự do theo đường tiếp tuyến với vòng để làm giảm đường kính của vòng. Lực này tác dụng thông qua một lực kế đạt đến 200 N trong vòng 5 s; sau đó nó được duy trì ở mức này trong vòng 10 s.

Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần, phá hủy và làm lại vòng ở tại cùng một điểm cho mỗi phép kiểm tra.

6.7.4. Phép thử nghiệm kéo (xem 5.8.7)

6.7.4.1. Nguyên tắc

Phép thử nghiệm gồm việc mô phỏng tác động kéo mà vỏ cáp chiếu phải chịu trong khi sử dụng. Phép thử nghiệm này chỉ có thể áp dụng đối với các buồng chiếu loại P và loại M.

6.7.4.2. Quy trình

Nối một đầu của vỏ cáp chiếu vào buồng chiếu. Cố định buồng chiếu để nó không di chuyển trong khi kiểm tra.

Tác dụng một lực kéo 500 N vào phần cuối của vỏ hoặc nếu phần cuối là một kết nối thì tác dụng một lực kéo vào phần đầu chiếu của kết nối.

Duy trì lực này trong 30 s.

Thực hiện phép thử nghiệm này 10 lần.

7. Đánh dấu

7.1. Buồng chiếu

7.1.1. Mỗi một buồng chiếu hay một tấm kim loại được gắn chặt vĩnh viễn vào buồng chiếu đánh dấu lâu dài và không thể tẩy xóa được với các thông tin nêu từ 7.1.2 đến 7.1.9 bằng cách khắc, dán nhãn hay bằng các cách khác.

7.1.2. Biểu tượng bức xạ ion hóa cơ bản và từ “RADIOACTIVE" hoặc "PHÓNG XẠ” bằng chữ phải không thấp hơn 10 mm; tuân theo TCVN 7468 (ISO 361).

7.1.3. Hoạt độ cao nhất của buồng chiếu với (các) đồng vị phóng xạ theo dự định. Hoạt độ phải được tính bằng cả đơn vị Bq và Ci với giá trị hoạt độ đo bằng Ci được cho vào trong ngoặc; ví dụ 3,7 TBq (100 Ci).

7.1.4. Số hiệu của tiêu chuẩn này và năm ban hành, nghĩa là TCVN 7943 : 2008 (ISO 3999:2004), để chứng nhận sự tuân thủ với tiêu chuẩn này. Việc ghi nhãn như vậy chỉ rõ khẳng định của nhà sản xuất rằng thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn này. Tuyên bố này phải được nhà sản xuất thể hiện trên văn bản.

7.1.5. Tên của nhà sản xuất, loại thiết bị và số xêri.

7.1.6. Loại buồng chiếu.

7.1.7. Nhóm của buồng chiếu.

7.1.8. Khối lượng tổng cộng của buồng chiếu.

7.1.9. Khối lượng uranium nghèo, nếu có, hoặc cụm từ “Có chứa uranium nghèo”.

7.2. Bộ giữ nguồn hay cơ cấu nguồn

Mỗi bộ giữ nguồn hay cơ cấu nguồn đều được dán nhãn để nhìn thấy được từ “RADIOACTIVE (PHÓNG XẠ)" hoặc biểu tượng bức xạ ion hóa, và nếu có thể được là cả dấu chứng nhận của nhà sản xuất cùng loại và số xêri của bộ giữ nguồn.

Biểu tượng và dòng chữ in khắc phải chịu được lửa, nước và liều bức xạ 108 Gy (1010 rad).

Nếu có thể, mỗi biểu tượng phải được nhìn thấy đầy đủ bởi một người quan sát đứng cách nơi dán nhãn 0,5 m.

8. Phát hiện nguồn phóng xạ kín trong buồng chiếu

Buồng chiếu được thiết kế để cho phép gắn nhãn có các thông tin sau về nguồn kín được sử dụng trong thiết bị:

- ký hiệu hóa học và số khối của đồng vị phóng xạ;

- hoạt độ và ngày mà hoạt độ được đo, tính bằng Becquerel (Bq), và bằng Curi (Ci) đặt trong dấu ngoặc;

- số nhận dạng của nguồn kín;

- tên nhà sản xuất nguồn.

Cần phải xem xét đến độ bền và sự vững chắc của nhãn, bao gồm cả khả năng chống chịu nhiệt và mài mòn.

9. Các tài liệu đi kèm

Tất cả các thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp phải có tài liệu kèm theo gọi chung là “Các tài liệu đi kèm" mà nó luôn được cung cấp cùng với thiết bị để dành cho người sử dụng.

Tài liệu này được phân ra làm 5 nhóm:

- mô tả và các đặc tính kỹ thuật của thiết bị;

- các chứng nhận của nhà sản xuất;

- các hướng dẫn sử dụng;

- các quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa;

- hướng dẫn thải bỏ.

9.1. Mô tả và các đặc trưng kỹ thuật của thiết bị

9.1.1. Mô tả

Các thông tin sau đây phải được cung cấp:

- nêu rõ những ứng dụng được dự kiến của thiết bị với cảnh báo việc sử dụng chúng bởi những người không có chuyên môn hoặc khi những quy định về an toàn không được đáp ứng đầy đủ, khuyến cáo rằng "những nguy hiểm đến tính mạng là có thể xảy ra”, đặc biệt là khi có khả năng tách rời cơ cấu nguồn và chiếu xạ;

- các bức ảnh hoặc bản vẽ thích hợp cho phép việc xác định các thành phần và bộ phận chính của thiết bị, bao gồm cả cơ cấu nguồn;

- biểu đồ cơ bản của buồng chiếu, bộ điều khiển từ xa, vỏ cáp chiếu và đầu chiếu;

- giải thích vận hành, cùng các biểu đồ tham khảo, chỉ rõ các bước thực hiện trong khi cơ cấu nguồn một phần hoặc hoàn toàn nằm ngoài buồng chiếu hay đầu chiếu;

- giải thích vận hành, cùng các biểu đồ tham khảo và mô tả các phương tiện tối thiểu và các yêu cầu trong 5.4.2 (có hoặc không có các chỉ dẫn về vị trí được bảo vệ) phải được đáp ứng; các phương tiện đó có thể là phương tiện nghe, nhìn hay cơ học.

9.1.2. Các đặc trưng kỹ thuật

Nêu tất cả các đặc trưng quan trọng cần phải biết để sử dụng và vận hành đúng thiết bị, và cụ thể là:

- các vật liệu che chắn được dùng trong thiết bị;

- các thông tin về (các) bộ điều khiển từ xa và (các) vỏ cáp chiếu có thể được sử dụng cùng với buồng chiếu;

- bán kính uốn cong tối thiểu cho phép đối với (các) vỏ cáp chiếu này;

- các đặc trưng kỹ thuật của các nguồn kín có thể được dùng trong buồng chiếu [xem TCVN 6853 (ISO 2919)], bao gồm cả sự phân loại thích hợp và các đặc trưng kỹ thuật quan trọng khác;

- các đặc trưng kỹ thuật của (các) cơ cấu giữ nguồn có thể được sử dụng trong buồng chiếu;

- hoạt độ cực đại của mỗi đồng vị phóng xạ có thể được sử dụng trong buồng chiếu;

- thiết bị lưu giữ bộ giữ nguồn;

- khi (các) bộ hạn chế chùm tia được sử dụng, hệ số truyền qua cực đại của (các) bộ hạn chế chùm tia có thể và các đặc trưng hình học (ví dụ như kích thước và hình dạng) của chùm tia phát ra;

- độ dài chiếu cực đại đối với (các) bộ điều khiển từ xa có thể được sử dụng trong các buồng chiếu thuộc nhóm II;

- tính chất, loại, điện áp và dung lượng của ắc quy và pin và/hoặc bóng đèn, nếu có thể được;

- tính chất, điện áp và cường độ của dòng điện cung cấp có thể cần để vận hành thiết bị hoặc nạp điện cho ắc quy dự trữ;

- biểu đồ cơ bản của các mạch điện, nếu có.

9.2. Các chứng nhận của nhà sản xuất

Với mỗi thiết bị, nhà sản xuất phải cung cấp

- chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn này, và

- chứng nhận các phép đo suất liều tương đương môi trường, được ngoại suy cho trường hợp hoạt độ cực đại, được thực hiện đối với buồng chiếu.

9.3. Các hướng dẫn sử dụng

Các hướng dẫn sau đây sẽ chỉ sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa trong Điều 3:

- các hướng dẫn về lắp ráp các phần khác nhau của thiết bị trong nhiều cấu trúc khác nhau bao gồm cả các đầu chiếu;

- các hướng dẫn nói rõ trình tự các bước vận hành khác nhau được tiến hành, một khi thiết bị được lắp ráp đang được sử dụng, với cảnh báo về nguy hiểm chiếu xạ có thể sinh ra do việc không tuân thủ các hướng dẫn này;

- các hướng dẫn về cất giữ buồng chiếu;

- các hướng dẫn về sử dụng các nắp bảo vệ, chốt cài hoặc các phương tiện tương tự khác có trên thiết bị khi không sử dụng để tránh sự xâm nhập bất ngờ của các thực thể ở bên ngoài.

9.4. Các quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

Các thông tin sau đây phải được cung cấp:

- các hướng dẫn về thay thế cơ cấu nguồn đã có và đóng gói nguồn đã phân rã để vận chuyển và thải bỏ;

- các hướng dẫn về quy trình và tần suất của các hoạt động bảo dưỡng;

- các hướng dẫn về bảo dưỡng bộ điều khiển từ xa;

- các hướng dẫn kiểm tra thiết bị (bao gồm buồng chiếu, bộ điều khiển từ xa, các vỏ cáp chiếu và bảo vệ, đầu chiếu) về độ sạch, biến dạng, gãy vỡ hay mài mòn ở bên trong.

- các hướng dẫn phải được tuân theo trong trường hợp có các tai nạn có thể được dự đoán trước và chỉ dẫn về những nguyên nhân có thể.

9.5. Các hướng dẫn về thải bỏ

Người sử dụng phải được thông báo rằng khi buồng chiếu và nguồn kín đã gần hết thời gian làm việc của chúng thì chúng phải được thải bỏ an toàn và theo cách thích hợp phù hợp với các quy định của nhà nước, đặc biệt là đối với việc đóng gói và vận chuyển.

10. Các tài liệu bổ sung dùng cho các phòng thí nghiệm kiểm tra để tiến hành việc nghiên cứu sự tuân thủ

Ngoài các tài liệu được cung cấp cho người sử dụng như được chỉ ra trong Điều 9, các tài liệu sau đây sẽ được cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiến hành việc kiểm tra mẫu:

- các bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh cho buồng chiếu mẫu và các phụ tùng của nó;

- mô tả thiết kế bằng các hình ảnh và các kích thước của buồng chiếu và xác định tất cả các bộ phận cấu thành;

- liệt kê các phép thử nghiệm để bảo dưỡng và sửa chữa được nhà sản xuất tiến hành;

- các hệ số suy yếu cho bề dày nhỏ nhất của vật liệu che chắn đối với mỗi đồng vị phóng xạ được chứa trong buồng chiếu;

mô tả phép thử nghiệm kéo được sử dụng để kiểm tra cơ cấu nguồn và thiết bị kết nối của nó.

11. Chương trình bảo đảm chất lượng

Chương trình bảo đảm chất lượng được ban hành theo các tiêu chuẩn từ ISO 9000, ISO 9001 hoặc ISO 9004 hoặc theo các quy định của IAEA STI-PUB 998 về thiết kế, sản xuất, kiểm tra, vận chuyển, thanh tra và tài liệu của tất cả thiết bị dùng trong chụp ảnh gamma công nghiệp. Mỗi nhà sản xuất của thiết bị phải triển khai một chương trình đảm bảo chất lượng phù hợp với mức độ phức tạp và lượng thiết bị được thiết kế và sản xuất.

CHÚ DẪN:

1          Buồng chiếu

2          Nguồn phóng xạ kín

Hình 1 - Sơ đồ thiết bị chụp ảnh gamma công nghiệp nhóm I

CHÚ DẪN:

1          Buồng chiếu

2          Nguồn phóng xạ kín

3          Bộ giữ nguồn

4          Bộ điều khiển từ xa

5          Cáp và bỏ cáp điều khiển

6          Cáp chiếu

8          Vỏ cáp dự phòng

Hình 2 - Sơ đồ thiết bị chụp ảnh gamma công nghiệp nhóm II

CHÚ DẪN:

1          Vỏ bảo vệ

2          Nguồn phóng xạ kín

3          Đồ gá cáp và vỏ cáp điều khiển

Hình 3 - Ví dụ các buồng chiếu thuộc nhóm II

CHÚ DẪN:

1          Cần kiểm soát

2          Cơ cấu điều khiển

3          Cáp và vỏ cáp điều khiển

Góc đổi hướng a = 90° với bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với vỏ cáp điều khiển từ xa như được chỉ rõ trong các tài liệu kèm theo.

Cáp điều khiển và vỏ cáp dự phòng được uốn ghép cùng với nhau.

Hình 4 - Bố trí hình học kiểm tra bộ điều khiển từ xa (xem 5.8.6)

CHÚ DẪN:

1          Cái quay tay

2          Bánh thép

3          Vỏ cáp cần kiểm tra

4          Bề mặt kiểm tra

Hình 5 - Ví dụ về thiết bị dùng để kiểm tra nén (xem 6.6.1)

Dùng cho phép thử nghiệm sức chịu đựng và chịu chiếu (xem 6.2.3 và 6.3.3)

Bộ điều khiển từ xa:

- với độ dài 3 m: 3 chỗ uốn 45° theo 2 mặt phẳng và 2 mức độ cao (H = 1 m);

- với những độ dài < 3="" m:="" càng="" giống="" như="" ở="" trên="" càng="" tốt="" nhưng="" cũng="" giảm="" phần="" thẳng="" nếu="" cần="">

- bán kính uốn R được nhà sản xuất cho.

(Các) vỏ cáp chiếu:

- với độ dài 3 m: 2 chỗ uốn 90° trong mặt phẳng nằm ngang;

- với những độ dài < 3="" m:="" 1="" chỗ="" uốn="" 90°="" trong="" mặt="" phẳng="" nằm="">

- bán kính uốn nhỏ nhất R được nhà sản xuất cho.

Hình 6 - Cơ cấu kiểm tra

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 2855, Các vật liệu phóng xạ - Các kiểu đóng gói - Các phép thử nghiệm rò rỉ thành phần và rò rỉ bức xạ.

[2] Dự thảo IAEA-STI-PUB (Safety Standards Series No. ST-2):1996, Tài liệu tư vấn cho các quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.

[3] ICRU 51:1993, Các đại lượng và đơn vị dùng trong liều lượng an toàn bức xạ.

 

1) Một số cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu phải có chỉ thị vị trí nguồn kín trên bung chiếu. Để đáp ứng các yêu cầu này cần phải phát hiện được nguồn kín ở vị trí chỉ thị.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi